Một Thiên Tài Quân Sự Lộ Hình Tại Mặt Trận Pleime-Chuprong-Iadrang

Mặt trận Pleime-Chupong-Iadrang kéo dài 38 ngày và 38 đêm, từ ngày 19 tháng 10 năm 1965 đến ngày 25 tháng 11 năm 1965 và bao gộp các chiến dịch, hành quân, trận đánh trồng tréo nhau sau đây: chiến dịch Plâyme (Mặt Trận B3, 19-27/10), chiến dịch Pleime (Quân Đoàn II, 19/10-25/11), chiến dịch Pleime-Chuprong (Quân Đoàn II/1st Air Cavalry Division, 20/10-20/11), chiến dịch Pleiku (1st Air Cavalry Division, 23/10-25/11), hành quân Dân Thắng 21 (Chiến Đoàn 3 Thiết Giáp, 20-27/10), hành quân Long Reach (1st Air Cavalry Division, 27/10-25/11), hành quân All the Way (1st Air Cavalry Brigade, 27/10-9/11), hành quân Silver Bayonet I (3rd Air Cavalry Brigade, 9-18/11), hành quân Silver Bayonet II (2nd Air Cavalry Brigade, 18-25/11), hành quân Thần Phong 7 (Lữ Đoàn Dù, 18-25/11), trận đánh Thung Lũng Ia Drang (1/7th, 2/7th, và 2/5th Air Cavalry Battalions, 14-17/11), trận đánh LZ X-Ray (1/7th Air Cavalry Battalion, 14-16/11), trận đánh LZ Albany (2/7th Air Cavalry Battalion, 17/11).

Các Bộ Tư Lệnh Việt Cộng cấp sư đoàn, Nam Việt Nam cấp quân đoàn và Mỹ cấp sư đoàn đều tung quân cấp sư đoàn vào mặt trận này:

- Mặt Trận B3: Trung Đoàn 32 (Tiểu Đoàn 334, Tiểu Đoàn 635, Tiểu Đoàn 966), Trung Đoàn 33 (Tiểu Đoàn 1, Tiểu Đoàn 2, Tiểu Đoàn 3), Trung Đoàn 66 (Tiểu Đoàn 7, Tiểu Đoàn 8, Tiểu Đoàn 9), Tiểu Đoàn 415 Địa Phương Quân, Tiểu Đoàn Bích Kích Pháo 120 ly, Tiểu Đoàn Súng Phòng Không 14.5 ly.

- Quân Đoàn II: Chiến Đoàn 3 Thiết Giáp (Chi Đoàn 3/5, Chi Đoàn 3/6, Tiểu Đoàn 21 BĐQ, Tiểu Đoàn 22 BĐQ, Tiểu Đoàn 1/24 BB, Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù), Lữ Đoàn Dù (Tiểu Đoàn 3, Tiểu Đoàn 5, Tiểu Đoàn 6, Tiểu Đoàn 7, Tiểu Đoàn 8), Chiến Đoàn Alpha TQLC (Tiểu Đoàn 1, Tiểu Đoàn 4) .

- Sư Đoàn 1 Kỵ Binh: 1st Air Cavalry Brigade, 2nd Air Cavalry Brigade, 3rd Air Cavalry Brigade.

Nhạc trưởng cầm đũa điều khiển dàn nhạc hoà tấu bản thiên hùng ca Pleime-Chupong-Iadrang là Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II. Đại Tá Hiếu đã biểu lộ thiên tài quân sự của mình trong mặt trận này qua bốn khía cạnh: tài khiển tướng, tài bắt mạch mưu đồ đối phương, tài mưu lược và tài dụng binh.

Tài Khiển Tướng

Mặt trận Pleime-Chupong-Iadrang liên hệ trực tiếp tới các tướng tá sau đây: Tướng William DePuy, Chỉ Huy Trưởng Ban3/MACV, Tướng Stanley Larsen, Tư Lệnh First Field Force Vietnam, Tướng Vĩnh Lộc, Tư Lệnh Quân Đoàn II, Tướng Harry Kinnard, Tư Lệnh 1st Air Cavalry Division, Tướng Richard Knowles, Tư Lệnh Bộ Chỉ Huy Tiền Phương 1st Air Cavalry Division, Đại Tá William Bennett, Tư Lệnh 5th Special Forces Group, Đại Tá Theodore Mataxis, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II. Ngoài ra, Tướng Westmoreland, Tư Lệnh MACV và Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng cũng liên hệ gián tiếp đến mặt trận này. Theo thói thường thì người nào có ít nhiều quyền hành đều muốn nắm quyền điểu khiển tối đa. Đại Tá Hiếu đã vận dụng hết tài năng và khéo léo khiến cho mọi cấp chỉ huy đồng lòng chấp nhận và nhất trí làm theo các ý kiến của mình từ khởi đầu đến kết thúc của mặt trận Pleime-Chupong-Iadrang.

- Tướng William DePuy

Tướng DePuy, Chỉ Huy Trưởng Ban3/MACV tham dự vào chiến dịch Pleime vì khái niệm hành quân do Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II hoạch ̣định chủ yếu là dùng oanh tạc B-52 để tuy diệt ba trung đoàn Bắc Quân tại vùng tấp trung ở hậu cứ Chu Prong. Kế hoạch khả thi ̣được khởi công điều nghiên từ tháng 9 năm 1965 trước khi địch tấn công trại Pleime vào ngày 19 tháng 10 (Khía Cạnh Tình Báo của Chiến Dịch Pleime-Chuprong, trang 6):

Căn cứ Chu Prong được biết là đã được tạo lập lâu trước cuộc tấn công Pleime và Ban 2 MACV đã chấm lấy vùng này để nghiên cứu vào tháng 9 năm 1965 như là có thể làm mục tiêu cho B-52.

Kế hoạch lùa ba trung đoàn Bắc Quân tập trung lại khít nhau khả dĩ trở thành mục tiêu cho oanh tạc B-52 và lập thời khóa biểu oanh tạc do Ban3/ Quân Đoàn II thực hiện. Khi tới lúc thuận tiện, B3/Quân Đoàn II ra hiệu cho Tướng DePuy ra tay hành động.

Thời điểm thuận lợi không phải là khi địch tấn công trại Pleime chỉ duy với hai Trung Đoàn 32 và 33, mà là vào ngày 15 tháng 11 khi hai trung đoàn này bị lùa về hậu cứ Chu Prong để hiệp lực vỡi Trung Đoàn 66 tính kế tấn công trại Pleime lần thứ hai ấn địng vào ngày 16 tháng 11(Oanh Tạc B-52 Theo Dõi Từ G3/IFFV):

-

- Ngày 15/11/65 lúc 10:30G: MAVC J3 (Gen DePuy) Gen DePuy gọi Col Barrow và hỏi Arc Light đã được thông qua với Tư Lệnh QĐ II chưa. Col Barrow trả lời rồi, Tư Lệnh QĐ II đã chấp thuận Arc Light. Đồng thời DePuy muốn biết nếu đơn vị của 1st Cav đã nhận giới hạn áp đặt lúc 151600G cấm không được vượt qua phía tây của lằn rang ô vuông YA chưa. Col Barrow thông báo Gen DePuy là 1st Cav đã đáo nhận giới hạn và sẽ tuân theo. Gen DePuy đích thân thay đổi đồ hình mục tiêu. Gen DePuy nói đây là một cuộc oanh kích loại này mau lẹ nhất chưa từng thực hiện.

- 11:45G: Gửi: 1st Cav (Capt Coller) 1st Cav hỏi xem 1st Cav có vấn nạn gì về vùng mục tiêu mới do J-2 MACV thay đổi không. Về: Thông tín mật AVCGT 1511651XF DT 6417052Z. 1st Cav nói là hài lòng đặc biệt với thời giờ phản ứng.

- Tướng Stanley Larsen

Khi nhận được lời yêu cầu của Quân Đoàn II xin tăng phái hai đại đội Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ Việt để tiếp cứu trại lực lượng đặc biệt Pleime bị tấn công ngày 19/10, thoạt tiên Tướng Larsen vặn hỏi ai lại có quyền thay thế Tư Lệnh Quân Đoàn II lấy quyết định này trong khi Tướng Vĩnh Lộc vắng mặt bản doanh Pleiku (sổ nhật ký của Ban 3/FFV, ngày 21 tháng 10):

- 08:20G: Quân Đoàn II Capt Ushijima - Có ai tại Pleiku có thể lấy quyết định thay Tư Lệnh trong khi Tướng Vĩnh Lộc vắng mặt không? Yêu cầu nắm vững tình hình hành quân của Thần Phong 6, Pleime và Quốc Lộ 21 và bảo quản thông tin chính xác và tức thời chuyển về Bản Doanh này. Trả lời: Tham Mưu Trưởng có mặt tại đây và giữ liên lạc với Tư Lệnh tại vùng ven biển. Hỏi: Tham Mưu Trưởng có lấy một quyết định được không. Trả lời: TMT sẽ phối kiểm với Tư Lệnh trước khi lấy một quyết định.

Tiếp sau đó, khi Đại Tá Hiếu xinTướng Larsen cho Task Force Ingram tăng phái để bổ sung cho Chiến Đoàn Tiếp Cứu trại Pleime với một tiểu đoàn bộ binh bảo vệ thành phố Pleiku và một tiểu đoàn pháo binh yểm trợ cho Chiến Đoàn 3 Thiết Giáp thì bị từ chối (sổ nhật ký của Ban 3/FFV, ngày 20/10/65):

-12:35G: Quân Đoàn II có thể yêu cầu sự trợ giúp từ phía Sư Đoàn 1 Không Kỵ. Murray góp ý với Broughton là Tư Lệnh không mấy muốn sung Kỵ Binh vào trong vùng vào thời điểm này. Broughton nói chỉ là một tiếng gióng chuẩn bị cho một yêu cầu khả dĩ và hỏi điều gì sẽ ảnh hưởng đến cho hành quân Thần Phong 6. Murray lập lại xác định trước về sự e ngại của Tư Lệnh.

- 22:45G: Từ Col Barrow (Thông tin từ Gen Larsen qua Gen Smith): TF Ingram không được ra khỏi địa điểm hiện tại để đi tới đích theo kế hoạch (liên quan tới Thần Phong 6). TF Ingram phải duy trì tại chỗ để chuẩn bị trợ giúp Condor. (Nhóm Cố Vấn Quân Đoàn II). Lệnh này bao gồm cuộc không hành liên hệ (phi cơ cánh quạt và Chinook). Chuyển đạt cho SĐ 1 KK.

Sở dĩ Tướng Larsen không muốn rút Task Force Ingram từ Bồng Sơn lên Pleiku, vì ông cho là đối với Việt Cộng, Pleime chỉ là diện và Bồng Sơn mới là điểm(Pleiku, trang 10):

Trước ngày 19 tháng 10, thông tin tình báo cho thấy địch tập trung quân tại phía đông và đông bắc của vùng căn cứ sư đoàn. Vì mối đe dọa tới mùa gặt lúa gạo tại các vùng ven biển từ Tuy Hòa đến Bồng Sơn, kế hoạch cho các hành quân chiến thuật qui nhắm trực tiếp tới vùng chung này.

Mặc dù có nhiều báo cáo kế tiếp trong Vùng Chiến Thuật Quân Đoàn II là trại DSCĐ Pleime có thể bị tấn công (hầu hết là không xảy ra) cuộc tấn công của địch vào lúc 191900 tháng 10 gây một ít ngạc nhiên. Nhưng, ngay cả khi thấy địch sung vào trận nhiều quân lính, ý kiến chung đồng thuận là vùng ven biển vẫn là mục tiêu thật sự của các nỗ lực Việt Cộng trong vùng của quân đoàn.

Nhưng rốt cuộc rồi Đại Tá Hiếu cũng thuyết phục được Tướng Larsen Pleime là điểm và Bồng Sơn là diện và ông chấp thuận tăng phái Task Force Ingram cho mặt trận Pleime (sổ nhật ký của Ban 3/FFV, ngày 20/10/65):

- 24:00G: Gen Larsen hủy bỏ sự tham dự của TF Ingram trong Thần Phong 6 kể từ 202300g, bao gồm yểm trợ vận chuyển hàng không sẽ được chuẩn bị để trợ giúp tiếp cứu Trại Pleime ngày 21 tháng 10.

Trong giai đoạn hành quân Long Reach (All the Way của 1st Air Cavalry Brigade và Silver Bayonet I của 3rd Air Cavalry Brigade), Tướng Larsen vẫn nắm quyền chỉ huy cuộc hành quân. Tài liệu cho thấy ông trực tiếp can thiệp vào thế điều quân trong ba trường hợp:

- Trường hợp thứ nhất: ngày 8 tháng 11, ông ra lệnh 1st Air Cavalry Brigade chuyển hướng hành quân của các đơn vị từ đông sang tây (Pleiku, tình báo ngày 8/11, trang 67):

Vào khoảng lúc này, Field Force Vietnam yêu cầu sư đoàn di chuyển các cuộc hành quân của mình về phía đông Pleime nếu "không có thêm đụng độ mới nữa trong vùng phía tây".

- Trường hợp thứ hai: ngày 12/11, trước sự ngạc nhiên của Tướng Knowles, Tướng Larsen lại đích thân ra lệnh bỏ hướng đông trở lại hướng tây truy lùng địch quân (Coleman, trang 196):

Ngày hôm nay, 12 tháng 11, Tướng Larsen đến thăm ban chỉ huy tiền phương của sư đoàn tại khu Quân Đoàn II. Ông hỏi Tướng Knowles công việc ra sao. Tướng Knowles báo cáo với ông về trận tấn công vào Catecka đêm qua và rồi nói với ông là lữ đoàn đang khoan một lỗ khô ráo phía đông ngoài Pleime. Tướng Larsen nói, “Sao lại hành quân tại đó khi mà không có tăm hơi địch quân?” Tướng Knowles trả lời, “Nhưng mà thưa Thiếu Tướng, đó chính là lệnh văn thư của Thiếu Tướng chỉ bảo chúng tôi phải hành quân như vậy.” Tướng Larsen trả lời là sứ mạng chính của kỵ binh là “truy lùng địch quân.” Tiếp sau đó không bao lâu, Tướng Knowles thăm Đại Tá Brown tại bản doanh chỉ huy Lữ Đoàn 3 và bảo ông hoạch địch một kế hoạch hành quân tấn kích không vận gần chân rặng núi Chu Prong.

(That day - November 12 - General Larsen was visiting the division’s forward command post at the II Corps compound. He asked Knowles how things were going. Knowles briefed him on the attack on Catecka the night before and then told him the brigade was drilling a dry hole out east of Plei Me. Larsen said, “Why are you conducting operations there if it’s dry?” Knowles’s response was, “With all due respect, sir, that’s what your order in writing directed us to do.” Larsen responded that the cavalry’s primary mission was to “find the enemy and go after him.” Shortly after, Knowles visited Brown at the 3rd Brigade command post and told him to come up with a plan for an air assault operation near the foot of the Chu Pongs.)

Sở dĩ xảy ra tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” là vì ý kiến hoán chuyển hướng hành quân từ tây sang đông rồi lại từ đông sang tây không phải là ý kiến của Tướng Larsen mà là của Đại Tá Hiếu mớm cho Tướng Larsen. Đại Tá Hiếu dùng thế nghi binh để đánh lừa và tấn công địch cách bất ngờ. Coi bộ Tướng Larsen chỉ lờ mờ hiểu khái niệm hành quân của Đại Tá Hiếu hoạch định tấn công địch ngày 14/11, hai ngày trước địch định tấn công lần thứ hai trại Pleime ngày 16/11 (Why Pleime) :

Tin chắc các lực lượng của ta đánh mất vết tích của các đơn vị của họ, Mặt Trận Việt Cộng liền lấy một quyết định để lấy lại ưu thế với một cuộc tiến công. Mục tiêu lại là Pleime và ngày tiến công được ấn định vào ngày 16 tháng 11. Kế hoạch được biết trong nội bộ cán bộ Việt Cộng như là đợt hai của cuộc tiến công Pleime. Tất cả ba trung đoàn sẽ can dự vào lần này, cũng như một tiểu đoàn pháo kích 120 ly và một tiểu đoàn súng phòng không hai nòng 14,5 ly; cả hai đơn vị này đang trên đường xâm nhập và dự tính sẽ tới kịp thời cho cuộc tiến công. Theo lời tuyên bố của một sĩ quan chính trị viên hàng binh, mục tiêu chính của cuộc tấn công mới là hủy diệt trại.

Việt Cộng Tự Sát, Ngày 14 tháng 11 năm 1965

Nhưng kế hoạch này sẽ chẳng bao giờ được đem ra thực hiện vì chỉ vài ngày sau, Lữ Đoàn 3 đánh thốc trở lại hướng tây (Hành Quân Silver Bayonet).

- Trường hợp thứ ba: ngày 16 tháng 11, Tướng Larsen không chấp thuận cho Tướng Kinnard rút quân kỵ binh ra khỏi LZ X-Ray, thay vào đó phải nán đợi thêm một ngày nữa (Cochran):

Trong lúc trận chiến xảy ra tại Xray, Tướng Swede Larsen đang bị giới báo chí chất vấn tại sao chúng ta rời bỏ chiến trường. Họ không hiểu cách thức các đơn vị ta chiến đấu. Với một đơn vị không kỵ tấn công, chúng tôi không đếm xỉa gì đến địa thế. Chúng tôi có thể đi đến bất cứ đâu. Chú tâm là địch quân. Chúng tôi đi đến ngay chỗ có địch. Tại Xray, địch ngưng đánh, chúng tôi không ngưng giao chiến. Chúng tôi không thấy lợi gì ở lại Xray. Mảnh đất này không có giá trị gì đối với tôi. Tôi muốn đi tới nơi này có bóng dáng địch. Nhưng Tướng Swede Larsen ra lệnh cho tôi ở lại địa điểm này, và tôi ở lại đó thêm 24 tiếng đồng hồ.

(At the time of the Xray fight, Swede Larsen was under pressure from the news media on why we left the battlefield. They didn't understand how our unit fought. With an air assault unit, we don't give much of a damn about terrain. You can go anywhere. The focus is on the enemy. You go where he is. At Xray, the enemy broke off, we didn't quit. We were no longer interested in Xray. That piece of ground meant nothing to me. I wanted to go on to where the enemy was. But Swede ordered me to stay in that spot, and I stayed there an extra 24 hours.)

Sở dĩ Tướng Larsen không nghe theo Tướng Kinnard, không phải vì bị áp lực giới báo chí như tướng Kinnard nghĩ, mà là để thực hiện khái niệm hành quân dùng bom trải thảm B52 diệt địch của Đại Tá Hiếu: sau hai ngày, 15 và 16 tháng 11, thả bom trải thảm B52 vùng phía tây LZ X-Ray, đến ngày 17/11 thả luôn bom thẳng xuống ngay bãi đáp (Why Pleime) :

Cần lưu ý là từ chiều ngày 15 tháng 11, các phóng pháo cơ B52 đã tham gia vào trận đánh với năm phi vụ oanh tạc hằng ngày tại rặng núi Chu Prông. Ngày 17 tháng 11, các mục tiêu oanh tạc cũng bao gồm bãi đáp X-ray và hai tiểu đoàn của ta được lệnh di chuyển ra cách bãi đáp 3 cây số, về hướng bắc và hướng tây bắc tới một bãi đáp khác gọi là bãi đáp Albany.

- Tướng Vĩnh Lộc

Khi Việt Cộng bắt đầu tấn công trại Pleime vào chiều ngày 19 tháng 10, Tướng Vĩnh Lộc đang chỉ huy cuộc hành quân Thần Phong 6 tại Bồng Sơn. Cũng như các giới quân sự cao cấp Mỹ, Tướng Vĩnh Lộc cũng ngỡ là Pleime chỉ là diện và Bồng Sơn là điểm (G3/IFFV 10201650G):

- 16:50G: Tư Lệnh Quân Đoàn II dự tính Thần Phong 6 tiếp diễn như đã dự định, tiếp cứu Pleime là yêu tiên 2.

Nhưng rồi, Đại Tá Hiếu cũng thuyết phục được Tướng Vĩnh Lộc và ông đã rời Bồng Sơn trở về Pleiku ngày hôm sau 20/11, không phải để chỉ huy mặt trận Pleime mà chỉ để hỗ trợ cho Đại Tá Hiếu vì cũng như Tướng Đỗ Cao Trí trước ông, ông hoàn toàn tin tưởng vào tài năng tham mưu lẫn tác chiến của Đại Tá Hiếu. Về phần Đại Tá Hiếu thì rất kín đáo và tế nhị khiến cho ai nấy cứ ngỡ là Đại Tá Hiếu chỉ thi hành lệnh của thượng cấp. Đại Tá Hiếu luôn có câu trả lời khi có người vặn hỏi có quyền gì mà ra lệnh, như khi Tướng Larsen thắc mắc: “Tham Mưu Trưởng luôn phối kiểm với Tư Lệnh trước khi lấy một quyết định”. Nhưng cách chung, Đại Tá Hiếu thường đưa mớm ý kiến và để Tướng Vĩnh Lộc đứng ra phát biểu hay ra lệnh. Chẳng vậy mà sau chiến dịch Pleime, Tướng Vĩnh Lộc được thăng chức từ chuẩn tưởng lên thiếu tướng và giới báo chí tâng bốc ông là người hùng Pleime.

Sổ Nhật Ký B3/IFFV ghi chép một số đóng góp của Tướng Vĩnh Lộc trong chiến dịch Pleime (G3/IFFV):

- 21/10, 11:45G: Từ Maj Mobley Cố Vấn FFV - Khoảng 30 phút trước Gen Larsen trong khi thảo luận với Tướng Vĩnh Lộc, quyết định là không dùng tới Tiểu Đoàn BĐQ lúc này tại Pleiku để phản ứng chống lại VC quanh Pleime vào lúc này. Vì đơn vị, Tiểu Đoàn tại Pleime hiện giờ đủ mạnh để giữ vững vị trí. Tiểu Đoàn 1 Không Kỵ sẽ ở lại vị trí cho tới khi Tiểu Đoàn BĐQ di chuyển ra khỏi Pleiku. Không có thay đổi trong tình trạng của Không Ky. 1 vào lúc này. Quyết định có thể thay đổi. Gen Larsen muốn Gen Smith được thông báo về quyết định này của ông.

- 22/10, 17:50G: Tư Lệnh gọi Tham Mưu Trưởng khoảng trước 1700g. Thần Phong 6 sẽ kết thúc ngày mai. TF Amos sẽ rút ra ngày mai. TF Ingram sẽ di chuyển sáng sớm đi Pleiku.

- 26/10, 19:00G: Capt Valley gửi Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật - Capt Valley báo cho Ban 3 là Tư Lệnh đã ra lệnh cho SĐ 1 KK HK sung trận theo đòi hỏi, tất cả các đơn vị của Lữ Đoàn 1 tại vùng Pleiku-Pleime phải trợ giúp tiếp cứu Pleime và triệt tiêu các lực lượng VC trong vùng này. Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II thông báo và xin phép vấn ý Tướng Vĩnh Lộc là các Tiểu Đoàn bổ túc của Không Kỵ sẽ được đặt để vào Pleiku để bản an thành phố này hay không.

- 27/10, 12:30G: Từ Capt Reich, Quân Đoàn II ( với Gen Larsen): Gen Larsen, Kinnard và Knowles, và Đại Tá Mataxis hiện đang họp với Tướng Vĩnh Lộc đề bàn định nới rộng hay thay đổi Vùng Trách Nhiệm Chiến Thuật (TAOR) của SĐ 1 KK HK gần Pleime để tuân hành với chỉ thị khẩu miệng của MACV để phát triển một TAOR rộng lớn quanh Pleime để tìm kiếm, ghim và tiêu diệt VC trong vùng này. Gen Larsen gọi Gen Collins yêu cầu MAVC tiếp xúc với BTTM để chỉ thị tương tự VN có thể chuyển đạt đến Tướng Vĩnh Lộc. SĐ 1 KK HK có đơn vị bộ chiến gần Pleime đang truy lùng chung quanh phía tây của trại di chuyển về hướng nam. Hành quân được yểm trợ bởi bích kích pháo đặt tại vị trí 4 cây số nam trại. QLVNCH đang hành quân từ 360 độ đến 270 độ quanh trại với đường bán kính 3 cây số. Được chiến xa yểm trợ. Tuy nhiên, địa thế giới hạn mức độ yểm trợ này. Gen Larsen nói với Gen Kinnard ngưng cuộc hành quân Tuy Hòa để thẩm định liên quan đến lệnh của Bộ Tư Lệnh MACV. Tướng Vĩnh Lộc dự tính rút 2 Đại Đội Biệt Cách Dù ra khỏi Pleime (Chuyển đạt cho Ban 3).

- Tướng Harry Kinnard

Tướng Kinnard tính tình rất cao ngạo. Ông tự cho là giỏi nhất về chiến thuật tấn kích trực thăng vận. Ông đã chống đối ý định Tướng Westmoreland muốn tách rời ba lữ đoàn của 1st Air Cavalry Division để xử dụng tăng phái cho nhiều quân khu (Cochran):

Nội vài tiếng sau khi tôi tới Việt Nam, Tướng Westmoreland nói với tôi là ông muôn tách sư đoàn ra làm ba lữ đoàn trú đóng xa cách nhau khắp cùng Việt Nam. Tôi biết là tôi phải mãnh liệt chống đối điểm này – và tôi đã giải thích những điều sơ đẳng về tổ chức và khái niệm xử dụng xung phong trực thăng vận. Tướng Westmoreland không biết điều này vì ông không có mặt tại Hoa Kỳ khi đang thử nghiệm xung phong trực thăng vận.

(…)

Phải nên nhớ rằng tôi là người duy nhất đã từng chỉ huy một sư đoàn xung phong trực thăng vận. (…) Chỉ có Tướng Gavin là đã chỉ huy lâu hơn tôi. Tôi biết là không có ai khác biết khả năng và giới hạn thật sự của một sư đoàn xung phong trực thăng vận.

(Within several hours after I arrived in Vietnam, General Westmoreland told me that he wanted to split the division into three separate brigades at great distances apart throughout all of Vietnam. I knew that I had to oppose this very strongly – and I did so by explaining the rudiments of the air assault organization and concept of employment. He had not known this because he was not in the States during the air assault testing.

(…)

You’ve got to remember that I was the only one who had ever commanded an air assault division. (…) Only General Gavin had commanded longer than I. I knew in a way that no one else did the real capabilities and limitations of an air assault division.)

Khi Quân Đoàn II yêu cầu Tướng Larsen cung cấp cho một tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn pháo binh yểm trợ cho Chiến Đoàn 3 Thiết Giáp tiếp cứu trại Pleime, Tướng Kinnard đã vận động sung vào cả một lữ đoàn kỵ binh nhằm trực tiếp đảm nhiệm vài trò thực hiện công cuộc tiếp cứu trại (sổ nhật ký của Ban 3/FFV, ngày 23/10/65 lúc 23:50 giờ):

- 23:50G: Ban 3, Col Barrow - vào khoảng 2300g, Tư Lệnh nhận cú điện thoại của Đại Tá Mataxis và Gen Knowles có mặt cạnh ông ta. Dựa trên thông tin họ chuyển đạt cho ông, Tư Lệnh chấp thuận sung toàn bộ hay một phần của Lữ Đoàn 1 (Pleiku) tùy ý Gen Knowles. Gen Kinnard có mặt với Gen Larsen. Thông tin này được chuyển tới Gen Knowles và Đại Tá Mataxis lúc 2315g.

Tướng Kinnard đã phát biểu rõ ràng tham vọng nắm quyền chỉ huy cuộc hành quân giải tỏa trại như sau trong bản báo cáo Chiến Dịch Pleiku, trang 16:

Khái niệm tiên khởi cho cuộc hành quân này là dàn quân bằng không vận tới gần trại Holloway một tiểu đoàn bộ binh đặc nhiệm để bảo an cho các đơn vị Hoa Kỳ và các cơ sở trong vùng Pleiku và cung cấp một lực lượng trừ bị/phản ứng cho vùng Pleiku.

Trong vòng một vài tiếng đồng hồ ước lượng về tình hình tại Pleime được duyệt lại và việc can dự của sư đoàn được nới rộng lên thành một lực lượng đặc nhiệm cỡ lữ đoàn. Tiếp sau đó khái niệm phát triển để cung cấp các cuộc hành quân tấn công giới hạn, xử dụng các kỹ thuật xung phong không vận để cung cấp hỏa lực pháo binh yểm trợ cho Lực Lượng Đặc Nhiệm Thiết Kỵ QLVNCH tiểp cứu trại Pleime đồng thời yểm trợ chính doanh trại; và để cung cấp bảo an bộ binh cho các vị trí pháo binh, trong khi duy trì một lực lượng phản ứng trừ bị không nhỏ hơn một tiểu đoàn để phòng thủ Pleiku.

May mà Đại Tá Hiếu đã không để cho Tướng Kinnard đi giải cứu trại Pleime bằng trực thăng vì biết là các trực thăng không kỵ sẽ bị các súng cao xạ Việt Cộng đặt sẵn quanh trại bắn hạ hết (Why Pleime) :

Trên lộ trình tiến tới Trại sau khi đổ bộ, Tiểu Đoàn 91 giao tranh với địch lúc 1030 giờ, giết và gây thương tích cho một số không rõ Việt Cộng và tịch thu một bích kích pháo 82 ly, hai đại liên M.G. 50 ly, nhiều súng liên thanh cộng đồng và súng trường Nga sô. Cuộc đụng độ này chứng tỏ là quanh Trại, địch đã phân tán quân để tránh trở thành mục tiêu cho các cuộc oanh tạc của ta và đồng thời để phục kích các lực lượng tiếp cứu khi dùng đường không tại khu vực quanh Trại. .

Không được trực tiếp tiếp cứu trại, Tướng Kinnard vẫn tỏ ra muốn lấn quyền chỉ huy khi ông không hiểu Đại Tá Hiếu áp dụng thế chống chiến thuật phục kích vận động chiến Việt Cộng xử dụng ra lệnh cho Chiến Đoàn 3 Thiết Giáp nán lại tại Phù Mỹ chờ thời cơ và ông thúc bách Trung Tá Luật đừng nhút nhát chần chờ tiến quân (Pleiku, trang 21):

Để thúc đẩy đoàn quân tiếp cứu di chuyển ngày 24/10, Lữ Đoàn 1 đặt để một toán liên lạc viên pháo binh với đoàn quân thiết kỵ, như vậy bảo đảm pháo yểm Mỹ cho LLĐNTK. Tuy nhiên, chỉ huy trưởng LLĐNTK chọn lựa tiếp tục dừng chân tại vị trí này qua đêm trong khi đó ông phái người trở lui về Pleiku để xin thêm tiếp tế. Toán liên lạc viên pháo binh nhập vào LLĐNTK từ một trong những trực thăng di tản thương binh chiều tối ngày 24/10.

Sau khi giải tỏa trại Pleime, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II lấy quyết định truy đuổi địch quân rút lui và đề nghị với Tướng Larsen và Tướng Westmoreland cho 1st Air Cavalry Division làm lực lượng chính và Lữ Đoàn Dù làm lực lượng trừ bị (sổ nhật ký của Ban 3/FFV, ngày 27/10/65 lúc 12:30 giờ):

- 12:30G: Từ Capt Reich, Quân Đoàn II ( với Gen Larsen): Gen Larsen, Kinnard và Knowles, và Đại Tá Mataxis hiện đang họp với Tướng Vĩnh Lộc đề bàn định nới rộng hay thay đổi Vùng Trách Nhiệm Chiến Thuật (TAOR) của SĐ 1 KK HK gần Pleime để tuân hành với chỉ thị khẩu miệng của MACV để phát triển một TAOR rộng lớn quanh Pleime để tìm kiếm, ghim và tiêu diệt VC trong vùng này. Gen Larsen gọi Gen Collins yêu cầu MAVC tiếp xúc với BTTM để chỉ thị tương tự VN có thể chuyển đạt đến Tướng Vĩnh Lộc. SĐ 1 KK HK có đơn vị bộ chiến gần Pleime đang truy lùng chung quanh phía tây của trại di chuyển về hướng nam. Hành quân được yểm trợ bởi bích kích pháo đặt tại vị trí 4 cây số nam trại. QLVNCH đang hành quân từ 360 độ đến 270 độ quanh trại với đường bán kính 3 cây số. Được chiến xa yểm trợ. Tuy nhiên, địa thế giới hạn mức độ yểm trợ này. Gen Larsen nói với Gen Kinnard ngưng cuộc hành quân Tuy Hòa để thẩm định liên quan đến lệnh của Bộ Tư Lệnh MACV. Tướng Vĩnh Lộc dự tính rút 2 Đại Đội Biệt Cách Dù ra khỏi Pleime (Chuyển đạt cho Ban 3).

Đến nửa đêm ngày 29 tháng 10, vùng trách nhiệm chiến thuật nới rộng của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ được hoạch định xong giữa Đại Tá Hiếu (Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II) và Đại Tá Williams (Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Dã Chiến I) và được chuyển đạt tới mọi giới chức liên hệ (sổ nhật ký của Ban 3/FFV, ngày 30/10/65 lúc 00:50 giờ):

- 00:50G: Quân Đoàn II (Major Black) - Về Pleime: Trại hứng chịu một ít trái bích kích pháo, một ít mìn chôn phát nổ và một ít hỏa lực súng nhỏ. Không gì nghiêm trọng, 7 tổn thương, yêu cầu tải thương. Lúc 292350g Col Williams gọi Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II. Quân Đoàn II yêu cầu là Vùng Trách Nhiệm Chiến Thuật của SĐ 1 KK HK được nới rộng để bao gồm cả vùng Pleime ngoại trừ chính trại. Từ lằn phía NB của khoảnh ô vuông ZA đông tới lằn NB của khoảnh ô vuông AR 77, trên ĐT của khoảnh ô vuông ZA/AR15, nam trên AR77 tới ĐT của khoảnh ô vuông 00, rồi tây tới TN của khoảnh ô vuông ZA14. Col Buchan, Gen Knowes, Col Williams và Col Mataxis đồng ý.

- 00:12G: Quân Đoàn II Col Williams - Yêu cầu nới rộng TAOR (như phác họa qua điện thoại từ Maj Black lúc 0005g) cần được FFV chấp thuận. Col Barrow được thông báo; yêu cầu được chấp thuận lúc 0025g; Quân Đoàn II được thông báo lúc 0030g, SĐ 1 KK được thông báo lúc 0040g.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng lấn át quyền lực của Tướng Kinnard, Đại Tá Hiếu đề ra phương thức làm việc chung giữa Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II và Bộ Tư Lệnh 1st Air Cavalry Division (Pleime, chương VIII):

Trong đợt III, các cuộc hành quân được thực hiện qua một sự cộng tác mật thiết giữa các Lực Lượng Việt Nam và Mỹ: đó là phương thức mới nhất được đem ra áp dụng từ Thế Chiến II. Các đặc điểm của phương thức này là:

- Phối hợp các công tác tình báo và yểm trợ.
- Chia sẻ khái niệm hành quân và kết quả.
- Vùng hành quân riêng rẽ.
- Bộ tư lệnh riêng rẽ.
- Điều quân riêng rẽ.
- Hành động riêng rẽ.
- Trừ bị riêng rẽ.

Phương thức trên đã đem lại nhiều kết quả tốt, đặc biệt trong một nước như Việt Nam trong đó tâm lý quần chúng chứa đựng nhiều phức tạp và tinh tế. Phương thức này cũng tạo nên một tinh thần ganh đua giữa hai quân lực và giữa các đơn vị.

Đến giai đoạn 3 của chiến dịch Pleime, sau trận đánh tại LZ X-Ray dưới chân rặng núi Chu Prong, Tướng Kinnard lại muốn dành phần bằng cách giao cho 2nd Air Cavalry Brigade vai trò truy kích địch qua tận biên giới Căm Bốt (Cochran):

Tôi khuyến cáo Tướng Swede Larsen và các thượng cấp cho phép tôi truy đuổi địch vào tận Căm Bốt. Điều này không mấy ai biết, nhưng lời yêu cầu của tôi đã được chấp thuận qua mọi bậc thang cấp kể cả Đại Sứ Henry Cabot Lodge nhưng lại không được chấp thuận tại Washington ... Tôi muốn tiêu diệt địch. Đáng lẽ ra đó là bước sau của tôi, đó là điều tôi muốn Lữ Đoàn 2 thực hiện...

(I recommended to Swede and up through the chain that I be allowed to pursue them into Cambodia. This is nor well known, but my request was approved up through channels to include Ambassador Henry Cabot Lodge but disapproved in Washington ... I wanted to destroy the enemy. This would have been my next step, this is what I wanted the 2nd Brigade to do...)

Nhưng đó không phải điều Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II muốn. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II muốn tự tay mình làm lấy công việc này và chỉ nhờ Sư Đoàn 1 Không Kỵ thiết lập một căn cứ hỏa lực mới gần biên giới Căm Bốt tại LZ Crooks để yểm trợ pháo binh cho Lữ Đoàn Dù VN thực hiện cuộc hành quân Thần Phong 7 nhằm triệt tiêu hai Tiểu Đoàn 635 và 334 còn sống sót của địch; Lữ Đoàn 2 Không Kỵ đóng trong vai trò trừ bị (hành quân Silver Bayonet I), với sứ mạng chính là bảo vệ căn cứ hỏa lực LZ Crooks (Pleime, chương VI):

Ước tính tình báo về khả năng địch, thực hiện vào ngày 17 tháng 11 chỉ cho thấy là gần 2/3 lực lượng của họ bị tiêu hao trong những trận giao tranh ở Đợt I và Đợt II.

Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II nghĩ là đến lúc tung lực lượng trừ bị vào để chấm dứt trận chiến đã kéo dài khoảng một tháng. Ngoài bị tổn thất nặng nề, địch buộc phải xa vào bẫy các lực lượng của ta giăng ra và xô đẩy vào các lộ trình rút lui mà chúng ta dự kiến.

Lần này nỗ lực chính được thực hiện bởi Lữ Đoàn Dù QLVNCH với sứ mạng triệt hủy các đơn vị Việt Cộng đào tẩu và tất cả các cơ sở xung quanh thung lũng Ia Drang. Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ trước nay gánh chịu tấn công sẽ tiếp tục tạo áp lực từ Đông sang Tây và cung ứng pháo yểm cho Lữ Đoàn Dù.

Cuộc hành quân mang tên "Thần Phong 7" khởi động chiều ngày 18 tháng 11 khi lữ đoàn đươc trực thăng vận tới vùng hành quân, ngay sau khi tới Pleiku.

- Tướng Richard Knowles

Tướng Knowles được Tướng Kinnard ủy thác toàn quyền điều động ba lữ đoàn kỵ binh trong cuộc hành quân Long Reach gồm ba giai đoạn All the Way, Silver Bayonet I và Silver Bayonet II. Bộ Tư Lệnh Tiền Phương 1st Air Cavalry Division được thiết lập cạnh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II và Tướng Knowles cùng ban tham mưu trú ngụ tại khu các cố vấn Mỹ của Quân Đoàn II. Còn Tướng Kinnard chỉ theo dõi xa xa tình hìng chiến trận từ bản doanh Bộ Tư Lệnh 1st Air Cavalry Division đặt tại An Khê (Cochran):

Tôi di chuyển một Bộ Tư Lệnh Tiền Phương tới Pleiku với một trong số phụ tá tư lệnh sư đoàn của tôi, Tướng Dick Knowles. Đây là lề lối làm việc của tôi mỗi khi tình hình trở nên sôi động. Phong thái lãnh đạo của riêng tôi là luôn để cho mọi người từ cấp chỉ huy đến chí quân sĩ quyền hành xử trí tuyệt đối và tối đa cách thoải mái. Tôi không muốn nắm sát trong tay công cuộc điều hành từ An Khê.

(I moved a forward CP [Command Post] to Pleiku with one of my assistant division commanders, Gen. Dick Knowles. This was my "modus operandi" whenever the action got hot. My own leadership style had always been to give absolute and maximum latitude to people all the way down the line. I did not want to handmanage this thing from back in An Khe)

Tướng Knowles không phải là người thụ động chỉ biết có tuân lệnh; trái lại, ông thích chủ động ra lệnh và đòi hỏi được toàn quyền khi được cấp trên giao cho một sứ mạng chỉ huy. Ngay khi ông theo Task Force Ingram lên Pleiku tăng phái cho Quân Đoàn II, ông đã bày tỏ thái độ cứng rắn (Coleman, trang 87):

Sau khi thiết lập bản doanh dã chiến ngay phía ngoài của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II tại Thành Phố Pleiku, Tướng Knowles gọi Tướng Kinnard và nói, “Thưa ông chủ, theo như kiểu hệ thống liên lạc hiện tại thì chúng ta vấp phải nhiều khó xử. Nếu Tướng Larsen và ông không đủ tin tưởng vào tôi thì xin đưa người nào các ông tin cậy lên đây.” Tướng Knowles đã không phải nhọc công thuyết phục Tướng Kinnard, vì ông này tin vào thuyết ủy quyền cho thuộc cấp. Nhưng Tướng Kinnard phải thuyết phục Tướng Larsen là Tướng Knowles cần được chu chuyển khi làm việc. Lúc đó là vào thời buổi đầu Mỹ can dự trực tiếp vào cuộc chiến, và các cấp chỉ huy cao cấp thường lèo lái chen chân vào các chức vụ quyền thế. Thành thử lệnh cho Tướng Knowles được cải biến như sau: “Trợ giúp QLVNCH khi họ yêu cầu, và xin phép khi thời giờ và phương tiện liên lạc cho phép.” Thế có nghĩa là Tướng Knowles được phép toàn quyền hành động.

(After setting up his field headquarters just outside the II Corps command in Pleiku City, Knowles […], he called Kinnard and said, “Hey boss, communications being what they are, we have potential for problems with the setup the way it is. If you and Swede don’t have enough faith in me, then get someone up here who does.” Knowles didn’t have to work hard to convince Kinnard, who was a strong believer in delegating to subordinates. But Kinnard had to convince Larsen that Knowles needed to have the flexibility to operate. This was still very early in the active American involvement in the war, and senior commanders were generally tiptoeing their way into positions of dominance. So Knowles’s orders were amended to read: “Assist the ARVN if called upon to do so, and seek permission if time and communications permit.” Essentially, it was a carte blanche for Knowles.)

Vì không trực tiếp chỉ huy 1st Air Cavalry Division và chỉ theo dõi từ An Khê nên Tướng Kinnard không hiểu rõ các tình tiết của trận chiện xảy ra tại Chu Prong và Ia Drang. Chẳng vậy mà ông

- 1) không chủ trương nhảy vào Chu Prong (Cochran):

Lựa chọn tiến sâu vào Chu Prong, từng là một mật khu của địch gần biên giới Căm Bốt mà QLVNCH chưa khi nào bén mảng tới, không là của tôi. Có thể là ý kiến của Tướng Knowles hay lữ đoàn trưởng. Chúng tôi không ngó ngàng tới vùng này. Không phải là tin tình báo dẫn đưa chúng tôi vào đó. Ngược lại chính là vì không có tin tình báo, và đây coi bộ là địa điểm hợp lý.

(The choice to go into the Chu Pong, a longtime enemy sanctuary [near the Cambodian border]) into which ARVN had never gone, was not mine. It was either that of General Knowles or the brigade commander. We hadn't looked at the area. It wasn't intelligence that led us there. If anything, it was the lack of intelligence, and this seemed a logical place.)

- 2) tưởng là lính kỵ binh nhảy vào Chu Prong khi không rõ địch đang ở đâu, như ông nói trên. Thật sự ra thì Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã cung cấp cho Tướng Knowles rõ vị trí của cả ba trung đoàn Việt Cộng (Pleiku, trang 76):

Ngày 11/11, vị trí ba tiểu đoàn 7, 8 và 9 của Trung Đoàn 66 trải dọc mạn bắc bờ sông Ia Drang (trung tâm khối tại 9104).

Trung Đoàn 33 vẫn ở các vị trí quanh Làng Anta (YA940010)

Trung Đoàn 32 vẫn ở phía bắc sông Ia Drang (YA820070)

- 3) không hiểu rõ khái niệm hành quân do Đại Tá Hiếu đề xướng xử dụng bom trải thảm B52 diệt địch nên ông lấy làm lạ sao khi không thấy Trung Đoàn 32 xông xuống tiếp sức với Trung Đoàn 66 giao tranh với Tiểu Đoàn 1/7 KK tại LZ X-Ray trong ngày 15 tháng 11 (Pleiku, tình báo ngày 15/11, trang 88):

Một điều khác không giải thích được là Trung Đoàn 32 đã không sung trận và ở nán lại các vị trí tại 12-14 cây số phía tây bắc của mạn bắc bờ sông Ia Drang.

và hiểu sai lý do tại sao Tướng Larsen không cho phép ông rút quân ngay ra khỏi LZ X-Ray ngày 16 tháng 11, như đã trình bày ở trên (không phải vì áp lực giới báo chí mà để chuẩn bị thả bom trải thảm B52 ngay tại bãi đáp).

Tướng Knowles là người phối hợp với MAVC để thi hành khái niệm hành quân dùng bom trải thảm B52 trong chiến dịch này (Pleiku, trang 9):

Kế hoạch nguyên thủy dùng các phóng pháo cơ chiến lược yểm trợ cho sư đoàn được trình bày bởi Tư Lệnh Phó Sư Đoàn qua Tư Lệnh Lực Lượng Dã Chiến tại Việt Nam tới Ban 3 của Bộ Tư Lệnh Hỗ Trợ Quân Sự Hoa Kỳ, Việt Nam.

Không thấy có tài liệu nào, kể cả hai tài liệu đầu tay Why Pleime và Pleiku Campaign, đả động tới mối giây liên lạc thân cận giữa Tướng Knowles và Đại Tá Hiếu trên bình diện cá nhân, mà chỉ thấy nói tới mức độ làm việc khắng khít giữa Bộ Tư Lệnh Tiền Phương 1st Air Cavalry Division và Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II. Nhưng các tài liệu cho thấy rõ là Bộ Tư Lệnh Tiền Phương 1st Air Cavalry được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II chia sẻ các tin tức tình báo hằng ngày và mớm cho các khái niệm hành quân: lùa địch quân, nghi binh chuyển hướng hành quân, ngày giờ đổ bộ vào LZ X-Ray làm nút chận, và tấn công tiêu diệt địch bằng bom trải thảm B52.

Thật là khó hiểu tại sao Tướng Knowles lại chọn thái độ không báo cáo rõ cho Tướng Kinnard biết là ông hành động hầu hết theo ý kiến và khuyến cáo của Đại Tá Hiếu. Chẳng hạn, vào khoảng 3 giờ chiều ngày 14 tháng 11, khi 1/7th Air Cavalry Battalion đắt đầu đụng độ với hai tiểu đoàn Việt Cộng tại LZ X-Ray, Tướng Kinnard lấy làm lạ tại sao Tướng Knowles lại chọn đưa quân vào địa điểm này (Coleman, trang 219):

Khi Tướng Kinnard tới nơi, Tướng Knowles chỉ cho ông bản đồ tình hình mà ông banh ra trên một thân cây dừa. Tướng Kinnard nhìn thoáng qua và nói, “Ông làm cái gì ở vùng này?” Hẳn nhiên là có người không thông báo cho ông chủ về chỉ đạo của Tướng Larsen là truy đuổi theo địch ngay cả rút đi khỏi các lỗ khô cạn ở phía đông. Tướng Knowles nói với Tướng Kinnard, “Mục đích của cuộc hành quân là tìm ra địch quân, mà đây hẳn nhiên là chúng ta tìm thấy chúng!” Tướng Knowles còn nhớ Tướng Kinnard im lặng một hồi rồi điềm đạm nói, “Thôi được, trông có vể khả quan. Cho tôi biết anh cần tôi giúp điều gì.”

(When he arrived, Knowles showed him the situation map he had propped up against a palm tree. Kinnard took one look and said, “What the hell are you doing in that area?” Obviously, someone hadn’t kept the boss informed about Larsen’s guidance to get after the enemy even if it meant walking away from the dry holes in the east. Knowles told Kinnard, “The object of the exercise is to find the enemy, and we sure as hell have!” Knowles remembers an awkward pause before Kinnard said quietly, “Okay, it looks great. Let me know what you need.”)

Ở đoạn 1) trên, Tướng Kinnard nói với Cochran, “Lựa chọn tiến sâu vào Chu Prong, từng là một mật khu của địch gần biên giới Căm Bốt mà QLVNCH chưa khi nào bén mảng tới, không là của tôi. Có thể là ý kiến của Tướng Knowles hay lữ đoàn trưởng.” Sao lúc đó Tướng Knowles lại im lặng và không bật mí cho Tướng Kinnard biết đó là ý kiến của Đại Tá Hiếu!

Ở đây xin mở ngoặc đơn là vì lẽ Tướng Kinnard chỉ biết lờ mờ về chiến dịch Pleime, trong khi bản báo cáo Pleiku Campaign lại rất chính xác và chi tiết, nên có thể suy luận là tuy là nó mang chữ ký của Tướng Kinnard, nhưng nội dung của nó phải là của Tướng Knowles và thư ký soạn thảo là J.D Coleman, lúc đó là Đại Úy, Ban 3 Tham Mưu 1st Air Cavalry Division. Trong phần Ghi Ơn, cuốn sách Pleiku, The Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, 1989, trang xv, Coleman viết:

Xin đặc biệt cám ơn Trung Tướng Richard Knowles đã nhẫn nại với tôi trong các cuộc phỏng vấn hai mươi hai năm trước và, mới gần đây, trong hằng chục giờ tham vấn về các khía cạnh của chiến dịch không xuất hiện trong bản báo cáo sau trận đánh.

(A special thanks also to Lieutenant General Richard Knowles for his patience with me in those initial interviews twenty-two years ago and, more recently, in hours of consultation on the aspects of the campaign that didn’t appear in the after-action report.)

Xin đóng ngoặc đơn.

Tướng Knowles tiết lộ là toán lính Kỵ Binh Mỹ được cho đổ bộ tới LZ X-Ray ngày 14 tháng 11 với mục đích nắm "hổ đằng đuôi", tiếp sau được rút đi tới LZ Albany ngày 17 tháng 11 với mục đích "nắm hổ đăng đuôi từ một hướng khác" (Knowles, p.4):

Chúng tôi chộp được con hổ đằng đuôi; và không muốn buông thả nó. Rõ ràng là chúng tôi cần phải chiếm đoạt phần đất cao điểm chế ngự bãi đáp và chúng tôi lập nhiều kế hoạch để làm điều đó. Tuy nhiên, khi phối hợp các chi tiết chúng tôi khám phá ra là khoản đất then chốt chúng tôi muốn đã bị B-52 trải thảm bom, sau khi hủy bỏ không tập một vùng khác, với một số lượng lớn bom 5000 cân anh với nhiều chốt nổ chậm. Chúng vẫn còn năng hoạt và trái bom cuối cùng có thể phát nổ năm ngày sau.

Chúng tôi không muốn dính líu đến tình huống đó nên quyết định rút ra khỏi LZ X-Ray và xoay sở thế điều quân để nắm lấy đuôi hổ từ một hướng khác.

Cụm từ "nắm hổ đằng đuôi" mang tính chất Việt ngữ và hiển nhiên có ấn dấu tay của Đại Tá Hiếu (kìm vĩ ́cht hủ).

- Đại Tá Theodore Mataxis

Một trong những lý do không thấy tài liệu nói tới sự tiếp xúc trực tiếp giữa Tướng Knowles và Đại Tá Hiếu có thể là vì thông thường Đại Tá Hiếu liên lạc với Tướng Knowles, cũng như các sĩ quan Mỹ khác, qua trung gian Đại Tá Mataxis, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II.

Sổ Nhật Ký B3/IFFV ghi chép một số đóng góp của Đại Tá Mataxis trong chiến dịch Pleime (G3/IFFV):

- 20/10, 12:35G: Từ Lt Col Broughton Ban 3 Hành Chánh gữi Col Barrow. Quân Đoàn II muốn hai Đội Đội Biệt Cách Dù được trực thăng vận càng sớm càng tốt từ trại Holloway đến Phi trường Quân Sự Pleiku nơi tập trung để thực hiện một cuộc hành quân không bộ gần Pleime. Lt Col Broughton hỏi lại về các trang cụ không lực cống hiến. Thông báo là 12 khả dụng, 14 H34 và 4 trực thăng vũ trang, không có CH47. Hỏi ngược lại Lt Col Broughton là Quân Đoàn II sung vào bao nhiêu quân lính. Trả lời không rõ vào thời điểm này, sẽ có trả lời chắc chắn khoảng 1315g sau khi Cố Vấn Trưởng trở về. Nhưng Quân Đoàn II có thể yêu cầu sự trợ giúp từ phía Sư Đoàn 1 Không Kỵ. Muray góp ý với Broughton là Tư Lệnh không mấy muốn sung Kỵ Binh vào trong vùng vào thời điểm này. Broughton nói chỉ là một tiếng gióng chuẩn bị cho một yêu cầu khả dĩ và hỏi điều gì sẽ ảnh hưởng đến cho hành quân Thần Phong 6. Murray lập lại xác định trước về sự e ngại của Tư Lệnh.

-20/10, 16:50G: Quân Đoàn II (Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II). Ban 3 gửi Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II. Nếu TF Ingram bị đình trệ, một Tiểu Đoàn có thể được điều động tới Pleiku ngày mai nếu thời tiết cho phép. Có muốn vậy không? Cố Vấn Trưởng hỏi Ban 3. Phi Đội A/1 và 119 Không Quân trên đường bay tới Bồng Sơn. Tư Lệnh Quân Đoàn II dự tính Thần Phong 6 tiếp diễn như đã dự định, tiếp cứu Pleime là yêu tiên 2. Ông sẽ di chuyển lực lượng trên bộ để tiểp cứu trại.

- 20/10, 18:25G: Quân Đoàn II Capt Ushijima - Có thể đặt để một Đại Đội Biệt Cách Dù gần Pleime tối nay. Col Bennett được Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II cho biết là chỉ có thể xày ra sau 1900g và không thực hiện được chuyến trực thăng vận đêm nay. Col Bennett sau đó yêu cầu đưa 10 lính Mỹ vào trong Trại để trợ giúp kiểm soát các DSCĐ. Col Mataxis (Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II) trả lời là do tình hình chiến thuật điều đó không thực hiện được. 18 H-34 KLVN bị hủy bỏ. Coi bộ báo cáo bậy. ZA 160050 là tọa độ chính xác của Pleime. Đại Đội Biệt Cách Dù đang được thảo luận tới là một trong hai đơn vị Delta dưới sự kiểm soát của LLĐB. Họ đang ở Pleiku.

- 20/10, 20:00G: Từ Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II gửi Lt Col Patch. Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II vừa trở về sau chuyến bay trên không phận trại Pleime. Pleime vẫn đứng vững. Các phi cơ thả trái sáng và chiến đấu cơ vẫn yểm trợ. Phi Đội A/1 Không Lực đã trở về Pleiku, do thời tiết xấu. Yêu cầu của Lt Col Bennett, Nhó 5 LLĐB, đưa 10 lính Mỹ vào trại bị từ chối. Điện tín đọc bằng mật mã KAC. Lực lượng Kỵ Binh: Ban Chỉ Huy Thiết Kỵ 3, Đại Đội 3/5 Chiến Xa; Đại Đội 2/3 Thiết Kỵ Bộ Binh khởi hành từ AR 780480 và sẽ tiến tới AR 765274 đêm nay và thiết lập nút chận, sẽ tiến tới ngày mai. 2 Đại Đội Biệt Động Quân trợ giúp ngày mai.

- 20/10, 22:20G: Cố Vấn Quân Đoàn II (Sgt Albreago) Trung Đoàn 41, BCH 962784; Toán Đặc Nhiệm Alpha TQLC, BCH 863754; TĐ 1 TQLC 874765; TĐ 4 TQLC 862756; Lữ Đoàn Dù, BCH 819886; TĐ 3 Dù, 819886; TĐ 8 Dù, 19886; TĐ 5 Dù, Bồng Sơn; TĐ 6 Dù, 819886; TĐ 7 Dù, Bồng Sơn; TĐ 4 Dù, Phù Mỹ.

- 21/10, 10:00G: Thư tín, Tư Lệnh gửi Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II - Bất kỳ trong 3 trường hợp có thể khiến điều động Tiểu Đoàn Không Kỵ tới Pleiku. Trừ bị Pleiku, một Tiểu Đoàn BĐQ được rút ra để tăng phái. Coi bộ nếu Pleiku nguy cơ bị tấn công. Coi bộ khi cần di chuyển Tiểu Đoàn Không Kỵ, tình trạng thời tiết tại Anh Khê, Pleiku hay vùng chính giữa không cho phép bay.

- 22/10, 18:30G: Quân Đoàn II (Capt Beasley) - Báo cáo từ Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II nói là một Tiền Sát Viên Không Quân bắt được liên lạc với viên phi công A1E bị bắn hạ lúc 220100 tháng 10. Phi cơ yểm trợ bao phủ trên trời, tình trạng chính xác của nỗ lực cứu vớt không rõ.

- 23/10, 15:50G: General Larsen đã chấp thuận di chuyển thêm một Tiểu Đoàn khác từ SĐ 1 KK HK tới Pleiku ước chừng 1600g sẽ tới trước khi trời tối. Yêu cầu chuyển từ Cố Vấn Quân Đoàn II, qua Tư Lệnh SĐ 1 KK HK qua Gen Smith qua Gen Larsen. Chấp thuận được gửi cho Tư Lệnh SĐ 1 KK HK qua Gen Smith.

- 23/10, 19:45G: Thư tín, đề tài: Trao đổi Thông Tin Hành Quân, gửi SĐ 1 KK HK và Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II, giao cho Ban 3 Hành Chánh tống đạt.

- 23/10, 23:50G: Ban 3, Col Barrow - vào khoảng 2300g, Tư Lệnh nhận cú điện thoại của Đại Tá Mataxis và Gen Knowles có mặt cạnh ông ta. Dựa trên thông tin họ chuyển đạt cho ông, Tư Lệnh chấp thuận sung toàn bộ hay một phần của Lữ Đoàn 1 (Pleiku) tùy ý Gen Knowles. Gen Kinnard có mặt với Gen Larsen. Thông tin này được chuyển tới Gen Knowles và Đại Tá Mataxis lúc 2315g.

- 26/10, 19:00G: Capt Valley gửi Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật - Capt Valley báo cho Ban 3 là Tư Lệnh đã ra lệnh cho SĐ 1 KK HK sung trận theo đòi hỏi, tất cả các đơn vị của Lữ Đoàn 1 tại vùng Pleiku-Pleime phải trợ giúp tiếp cứu Pleime và triệt tiêu các lực lượng VC trong vùng này. Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II thông báo và xin phép vấn ý Tướng Vĩnh Lộc là các Tiểu Đoàn bổ túc của Không Kỵ sẽ được đặt để vào Pleiku để bản an thành phố này hay không.

- 27/10, 12:30G: Từ Capt Reich, Quân Đoàn II ( với Gen Larsen): Gen Larsen, Kinnard và Knowles, và Đại Tá Mataxis hiện đang họp với Tướng Vĩnh Lộc đề bàn định nới rộng hay thay đổi Vùng Trách Nhiệm Chiến Thuật (TAOR) của SĐ 1 KK HK gần Pleime để tuân hành với chỉ thị khẩu miệng của MACV để phát triển một TAOR rộng lớn quanh Pleime để tìm kiếm, ghim và tiêu diệt VC trong vùng này. Gen Larsen gọi Gen Collins yêu cầu MAVC tiếp xúc với BTTM để chỉ thị tương tự VN có thể chuyển đạt đến Tướng Vĩnh Lộc. SĐ 1 KK HK có đơn vị bộ chiến gần Pleime đang truy lùng chung quanh phía tây của trại di chuyển về hướng nam. Hành quân được yểm trợ bởi bích kích pháo đặt tại vị trí 4 cây số nam trại. QLVNCH đang hành quân từ 360 độ đến 270 độ quanh trại với đường bán kính 3 cây số. Được chiến xa yểm trợ. Tuy nhiên, địa thế giới hạn mức độ yểm trợ này. Gen Larsen nói với Gen Kinnard ngưng cuộc hành quân Tuy Hòa để thẩm định liên quan đến lệnh của Bộ Tư Lệnh MACV. Tướng Vĩnh Lộc dự tính rút 2 Đại Đội Biệt Cách Dù ra khỏi Pleime (Chuyển đạt cho Ban 3).

- 30/10, 00:50G: Quân Đoàn II (Major Black) - Về Pleime: Trại hứng chịu một ít trái bích kích pháo, một ít mìn chôn phát nổ và một ít hỏa lực súng nhỏ. Không gì nghiêm trọng, 7 tổn thương, yêu cầu tải thương. Lúc 292350g Col Williams gọi Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II. Quân Đoàn II yêu cầu là Vùng Trách Nhiệm Chiến Thuật của SĐ 1 KK HK được nới rộng để bao gồm cả vùng Pleime ngoại trừ chính trại. Từ lằn phía NB của khoảnh ô vuông ZA đông tới lằn NB của khoảnh ô vuông AR 77, trên ĐT của khoảnh ô vuông ZA/AR15, nam trên AR77 tới ĐT của khoảnh ô vuông 00, rồi tây tới TN của khoảnh ô vuông ZA14. Col Buchan, Gen Knowes, Col Williams và Col Mataxis đồng ý.

- Đại Tá William McKean

Trại Pleime là một tiền đồn thuộc Lực Lượng Đặc Biệt Việt Mỹ, chỉ huy trưởng là Đại Úy Harold Moore và Đại Úy Trần Văn Nhân, và nằm dưới quyền của Đại Tá McKean, Chỉ Huy Trưởng 5th Special Forces Group. Bộ chỉ huy 5th Special Forces Group nằm trong bản doanh First Field Force Vietnam tại Nha Trang.

Đại TáMcKean, chỉ huy trưởng 5th Special Force Group, là người cung cấp Toán Delta Mỹ cùng với Toán LLĐB Việt được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II phái tới trại Pleime. Đại Tá Hiếu cho thả toán hỗn hợp LLĐB Việt Mỹ cách 5 cây số Đông-Bắc phía ngoài trại với hai sứ mạng: thứ nhất là trinh sát dò la xem địch sắp xếp đội hình quân lính vây hãm trại ra sao để xác định ý đồ chính của địch là đánh dứt điểm thanh toán trại hay chỉ vây đồn để cốt đả viện; thứ đến mới là tăng cường cho lực lượng trú phòng trại (Pleime, chương IV):

Trên lộ trình tiến tới Trại sau khi đổ bộ, Tiểu Đoàn 91 giao tranh với địch lúc 1030 giờ, giết và gây thương tích cho một số không rõ Việt Cộng và tịch thu một bích kích pháo 82 ly, hai đại liên M.G. 50 ly, nhiều súng liên thanh cộng đồng và súng trường Nga sô. Cuộc đụng độ này chứng tỏ là quanh Trại, địch đã phân tán quân để tránh trở thành mục tiêu cho các cuộc oanh tạc của ta và đồng thời để phục kích các lực lượng tiếp cứu khi dùng đường không tại khu vực quanh Trại.

Trong khi phía ta thu thập thêm tin tình báo về ý đồ và thế điều quân của địch thì phía Việt Cộng cũng từ từ đoán biết được mưu kế của phía ta.

Nhưng Đại Tá Mckean, qua trung giới Trung Tá Bennett, Cố Vâ˅n LLĐB tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, lại muốn toán Delta Mỹ nhảy vào trại ngay để giúp giới chỉ huy Mỹ trong trại chế ngự lính Thượng nổi loạn (sổ nhật ký của Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 18:25 giờ):

- 18:25G: Quân Đoàn II Capt Ushijima - Có thể đặt để một Đại Đội Biệt Cách Dù gần Pleime tối nay. Col Bennett được Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II cho biết là chỉ có thể xảy ra sau 1900g và không thực hiện được chuyến trực thăng vận đêm nay. Col Bennett sau đó yêu cầu đưa 10 lính Mỹ vào trong Trại để trợ giúp kiểm soát các DSCĐ. Col Mataxis (Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II) trả lời là do tình hình chiến thuật điều đó không thực hiện được.

Đại Tá Hiếu đã phải quyết liệt từ chối lời yêu cầu đó (sổ nhật ký của Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 20:00 giờ):

- 20:00G: Từ Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II gửi Lt Col Patch. Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II vừa trở về sau chuyến bay trên không phận trại Pleime. Pleime vẫn đứng vững. Các phi cơ thả trái sáng và chiến đấu cơ vẫn yểm trợ. Phi Đội A/1 Không Lực đã trở về Pleiku, do thời tiết xấu. Yêu cầu của Lt Col Bennett, Nhóm 5 LLĐB, đưa 10 lính Mỹ vào trại bị từ chối.

- Tướng Westmoreland

Tướng Westmoreland theo dõi mặt trận Pleime-Chupong-Iadrang rất sát ngay từ ngày đầu.

Ngày 22/10, Sổ Nhật Ký B3/IFFV ghi :

- 21:10G: Xin thông báo, Gen Westmoreland gọi lúc 2045g để hỏi tin tức về các cuộc tấn công tại Pleime và Quảng Đức.

Ngày 26 tháng 10, Tướng Wesmoreland có mặt tại bản doanh 1st Air Cavalry Brigade và sau khi nghe báo cáo tình hình đã chấp thuận yêu cầu của Quân Đoàn II bước qua giai đoàn 2 truy kích địch quân (Coleman, trang 99):

Chiều ngày 26, Tướng Westmoreland, Larsen, Kinnard, and Knowles họp bàn định tại bản doanh Lữ Đoàn 1 tại LZ Homecoming. […] Trong buổi họp giữa Tướng Westmoreland và các sĩ quan sư đoàn, Tướng Kinnard nhận mạnh chủ đề là các lực lượng Mỹ bây giờ phải làm nhiều hơn là chỉ chận đứng địch quân và tăng cường cho QLVNCH. Theo ông cảm nghiệm thì phải mạnh dạn lùng kiếm và tiêu diệt Bắc Quân. Lẽ đương nhiên, về phía Tướng Westy, Tướng Kinnard đang xướng giọng lên cho ca đoàn; Tướng Westmoreland đã lâu muốn có dịp tấn công. Tướng Kinnard và Knowles dùng nhiều thì giờ trong buổi họp để giải thích cho Tướng Westmoreland và Larsen sư đoàn chính xác có thể làm gì và chu toàn công việc tới mức toàn hảo nào. Rốt cục, Tướng Westmoreland xoay qua Tướng Larsen và nói: “Thả giây buộc cổ ra cho Tướng Kinnard.”

(On the afternoon of the 26th, Generals Westmoreland, Larsen, Kinnard, and Knowles met for a conference at the 1st Brigade’s command post, at LZ Homecoming. […] In the conference between Westmoreland and the division officers, Kinnard hammered on the theme that U.S. forces must now do more than merely contain the enemy or simply reinforce the ARVN. The NVA, he felt, must be sought out aggressively and destroyed. Of course, as far as Westy was concerned, Kinnard was singing to the choir; Westmoreland long had yearned for the opportunity to go on the offensive. Kinnard and Knowles also spent considerable time at the conference explaining to Westmoreland and Larsen exactly what the division could do and how well it could do it. Westmoreland eventually turned to Larsen and said: “Give Kinnard his head.”)

Ngày 6 tháng 10 năm 1966, Tướng Wesmoreland tổng kết chiến dịch Pleime như sau (Why Pleime):

Đối với việc xử dụng các lực lượng phối hợp, trận đánh Plei Me là một trường hợp điển hình. Các thành quả nổi bật của các giai đoạn sau có thể, có lẽ, không bao giờ thể hiện được nếu như không có đầu óc thẩm định và con mắt nhìn xa của giới lãnh đạo Việt Nam. Nỗ lực chuẩn bị tiên khởi trên chiến trường, mở đường cho việc xử dụng Sư Đoàn 1 Không Kỵ, đã do các lực lượng Việt Nam hoàn thành. Cũng vậy, thành quả khai thác của giai đoạn chót đã do Lữ Đoàn Dù Việt Nam phần lớn hoàn thành. Sự hữu hiệu của nỗ lực khéo tổ chức, ăn khớp mật thiết, cộng tác phối trí chung quả là hiếm thấy trong chiến tranh hiện đại.

Tướng Westmoreland nhận định đúng vai trò then chốt của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II tại giai đoạn đầu và cuối của chiến dịch. Có điều ông không hay biết là ngay cả giai đoạn giữa khi 1st Air Cavalry Division truy lùng địch quân, thành quả gặt hái được là nhờ vào khái niệm hành quân dùng bom trải thảm B52 do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II mớm cho Tướng Knowles, Bộ Tư Lệnh Tiền Phương 1st Air Cavalry Division.

- Tướng Cao Văn Viên

Vì Việt Cộng đánh lớn tại Pleime, nên Quân Đoàn II cần sự trợ giúp của Bộ Tổng Tham Mưu.

Thoạt tiên, Bộ Tổng Tham Mưu hứa cung cấp cho 18 chiếc trực thăng H-34 để chuyển vận hai đại đội LLĐB tiếp cứu trại Pleime, nhưng rồi lại đổi ý không cho nữa (sổ nhật ký của Ban 3/FFV, ngày 20/10/65):

- 16:10G: Quân Đoàn II (Capt Neary) - BTTM cấp cho Quân Đoàn II 18 H-34 KLVN sẽ tới Quân Đoàn II giữa 1600g - 1630g.

- 18:25G: Quân Đoàn II Capt Ushijima - Có thể đặt để một Đại Đội Biệt Cách Dù gần Pleime tối nay. Col Bennett được Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II cho biết là chỉ có thể xày ra sau 1900g và không thực hiện được chuyến trực thăng vận đêm nay. Col Bennett sau đó yêu cầu đưa 10 lính Mỹ vào trong Trại để trợ giúp kiểm soát các DSCĐ. Col Mataxis (Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II) trả lời là do tình hình chiến thuật điều đó không thực hiện được. 18 H-34 KLVN bị hủy bỏ. Coi bộ báo cáo bậy. ZA 160050 là tọa độ chính xác của Pleime. Đại Đội Biệt Cách Dù đang được thảo luận tới là một trong hai đơn vị Delta dưới sự kiểm soát của LLĐB. Họ đang ở Pleiku.

Khi chiến dịch bước qua giai đoạn 2 truy kích địch quân trên đường rút lui, Bộ Tổng Tham Mưu chấp thuận cung cấp cho Quân Đoàn II toàn bộ Lữ Đoàn Dù làm lực lượng trừ bị trong khi 1st Air Cavalry đảm nhiệm vai trò lực lượng chính với cuộc hành quân Long Reach.

Khi đến giai đoạn 3 của chiến dịch, Bộ Tổng Tham Mưu thực sự cho phép Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II gom góp năm tiểu đoàn dù rải rác từ Phú Yên, Vũng Tàu, Biên Hòa, Sàigòn chuyển vận lên Pleiku làm lực lượng chính lùng kiếm và tiêu diệt tàn quân Việt Cộng với cuộc hành quân Thần Phong 7.

Tài Bắt Mạch Mưu Đồ Đối Phương

Mặt trận B3 Việt Cộng chuẩn bị chiến dịch Playmê rất kỹ. Chiến dịch này nằm trong chiến dịch Đông Xuân 1965-1966 và được Bộ Tổng Tư Lệnh Bắc Việt chuẩn bị từ đầu năm 1965 nhằm tấn chiếm vùng Cao Nguyên và cắt đôi Nam Việt Nam dọc theo Quốc Lộ 19 từ Pleiku xuống tới Qui Nhơn.

Đại Tá Hiếu bắt mạch mưu đồ của đối phương rất tài tình. Trước hết, Đại Tá Hiếu nhận biết Mặt Trận B3 áp dụng lại chiến thuật Việt Minh dùng năm 1954 trên Cao Nguyên, có một ít thay đổi với một loạt tấn công dọ dẫm. Rồi khi Việt Cộng tấn công Bồng Sơn cùng lúc tấn công Pleime, Đại Tá Hiếu biết ngay có dụng ý phân tán lực lượng của Quân Đoàn II, bằng cách buộc Quân Đoàn II phải sung vào mặt trận này cả hai lực lượng trừ bị – Chiến Đoàn 1 Dù với 4 tiểu đoàn và Chiến Đoàn A TQLC với 2 tiểu đoàn, cùng với 4 tiểu đoàn của Sư Đoàn 22 và ba phi đội trực thăng Mỹ chuyển vận quân lính (Why Pleime, chương VIII):

Địch muốn khiến chúng tạ bị bất ngờ vì họ tin chắc là các cuộc hành quân tại An Lão và Kim Sơn, bắc Bình Định, đã trói chân 6 tiểu đoàn của Lực Lượng Tổng Trừ Bị QLVNCH, 4 tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 22 Bộ Binh QLVNCH và ba đại đội trực thăng Mỹ tại vùng duyên hải.

Ngoài ra, Đại Tá Hiếu cũng biết là Việt Cộng dùng thế “nhất điểm lưỡng diện”, với Bồng Sơn là diện phụ, Pleime diện chính, và Pleiku điểm, nghĩa là làm bộ đánh Bồng Sơn để chiếm Pleime trong giai đoa̡n chuyển tiếp dứt điểm chiếm cứ Pleiku, mục tiêu tối hậu của chiến dịch.

Khi Việt Cộng tấn công trại Pleime, dựa vào thế dàn quân, Trung Đoàn 33 tại trại và Trung Đoàn 32 tại địa điểm phục kích, Đại Tá Hiếu biết Việt Cộng không có ý chiếm trại ngay mà có ý dùng chiến thuật “công đồn đả viện” với trại là diện (Trung Đoàn 33 yếu mặt tác chiến hơn Trung Đoàn 32) và nơi phục kích là điểm (Trung Đoàn 32 giỏi mặt tác chiến hơn Trung Đoàn 33) . Ngoài ra, Đại Tá Hiếu biết, không như trong quá khứ, Việt Cộng áp dụng chiến thuật phục kích vận động chiến mới, chứ không còn tĩnh động, nhờ cấp trung đoàn được trang bị đầy đủ máy truyền tin để dễ bề liên lạc giữa bản doanh trung đoàn và các đơn vị phục kích (Why Pleime, chương IV):

Điểm đáng lưu ý là các cuộc phục kích qui mô của Việt Cộng xảy trong thời gian mới đây đều được thực hiện trong khuôn khổ của chiến thuật chiến trận di động. Chúng không còn hiện hữu như những bẫy gài tĩnh động. Sự thay đổi trong thế điều quân của đic̣h được sai khiến bởi các lý do sau đây:

1) Có thể bảo toàn bí mật.

2) Việt Cộng có thể tránh tổn thất gây nên bởi các cuộc oanh tạc dọn chiến trường của ta tại các địa điểm phục kích.

3) Có sự uyển chuyển khi cần đáp ứng các trường hợp khẩn cấp.

4) Họ có thể áp dụng những chiến thuật này vì các phương tiện truyền tin hiện có trong tầm tay.

Khi Việt Cộng buộc phải rút lui sau khi thất bại “công đồn đả viện”, Đại Tá Hiếu biết Mặt Trận B3 sẽ đợi Trung Đoàn 66 vào tới Chu Prong để tấn công dứt điểm trại Pleime lần thứ hai.

Trong việc dự đoán ý định của Việt Cộng, Đại Tá Hiếu đã khéo tận dụng các khí cụ tình báo: đài kiểm thính, các toán trinh sát, khảo cung các tù binh và hàng binh, khai thác các tài liệu và nhật ký cá nhân tịch thu được của địch quân.

Tài Mưu Lược

Một khi chẩn đoán được các mưu đồ và các chiến thuật Việt Cộng đem ra xử dụng, Đại Tá Hiếu vận dụng tài mưu lược của mình để hóa giải mọi chước của đối phương.

Đối với chiến thuật “nhất điểm lưỡng diện”, Đại Tá Hiếu đã đáp ứng điều quân cách xứng hợp để đương đầu tại cả ba điểm nóng – trại với hai đại đội LLĐB, ổ phục kích với Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Tiếp Cứu, Pleiku với 2/12th Air Cavalry Battalion - khiến Tướng Westmoreland tấm tắc khen ngợi (Why Pleime, chương VIII):

Thế điều quân mau lẹ của ta đã chuyển sự bất ngờ qua phía địch và khiến địch mất thế chủ động. Đoạn văn trích từ một văn thư ký tên Đại Tá Daniel B. Williams, Cố Vấn Phó Quân Đoàn II MACV gửi Tư Lệnh Quân Đoàn II ngày 25 tháng 10 năm 1965: "Lúc 1500 giờ ngày 24 tháng 10, Tướng Westmoreland gọi và yêu cầu tóm lược tình hình,... Tướng Westmoreland kết thúc cuộc điện đàm với lời yêu cầu chuyển đến Tướng Vĩnh Lộc lời khen ngợi của cá nhân ông đối với cách thức điều quân để đáp ứng các tình hình khẩn cấp."

Đối với chiến thuật “công đồn đả viện”, Đại Tá Hiếu phái một lực lượng nhỏ gồm hai đại đội LLĐB vừa đủ để đối đầu với Trung Đoàn 33, và phái một Chiến Đoàn Thiết Giáp gồm hai chi đoàn thiết giáp và khoảng một ngàn chiến binh bộ binh và biệt động quân để đương đầu với Trung Đoàn 32. Ngoài ra, Đại Tá Hiếu dành một bất ngờ cho quân phục kích là đem được trọng pháo bằng trực thăng khổng lồ đến gần địa điểm để yểm trợ cho chiến xa khi lâm vào ổ phục kích. Đại Tá Hiếu nói là sẵn sàng “Đấu lại trò chơi của địch bày ra (Why Pleime, chương IV):

Tư Lệnh Quân Đoàn II quyết định đấu lại trò chơi của địch. Vì địch tính tuần tự diệt trừ các lực lượng của chúng ta, kế điều quân phải khéo dùng tối đa đến yếu tố THỜI GIAN và khai thác các yếu điểm tự tại của thế giàn trải quân của địch.

Đối với chiến thuật “phục kích vận động chiến”, Đại Tá Hiếu đã dùng chiến thuật “trì hoãn chiến” để hóa giải, dụ địch quân vẫn tới điểm phục kích trước và vẫn phải hứng chịu tiền phi pháo. Đại Tá Hiếu ra lệnh cho Trung Tá Nguyễn Văn Luật giữ Chiến Đoàn Đặc Nhiệm nán lại Phù Mỹ chờ lệnh tiến quân (Why Pleime, chương IV):

Sáng ngày 21 tháng 10, Chiến Đoàn Luật tiếp tục di chuyển, dọc theo trục Phú Mỹ-Pleime, nhưng chỉ thực hiện những cuộc tuần tiễu bạo dạn nội trong một đường kính 10 cây số! Lệnh ban bố rõ ràng của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II cho Chiến Đoàn Trưởng, Trung Tá Luật, là giả bộ cho đoàn quân sắp tiến tới Trại Pleime, nhưng trong thực tế, ông phải đợi thêm cho đủ lực lượng tăng phái.

...

Sáng sớm ngày 23 tháng 10, ngay sau khi báo cáo từ Trại tới Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, có quyết định tức khắc đẩy đoàn quân tiếp cứu tới Pleime không chậm trễ và bằng mọi giá.

Khi bước qua giai đoạn 2 phản công truy kích tiêu diệt địch, Đại Tá Hiếu biểu lộ thiên tài quân sự của mình khi nghĩ ra một khái niệm hành quân thần diệu rồi chia sẻ với Tướng Knowles để 1st Air Cavalry Division thực hiện trong cuộc hành quân Long Reach.

Cho tới ngày hôm nay, ai cũng nghĩ là, kể cả các giới chức quân sự cao cấp Mỹ trực tiếp hay gián tiếp liên hệ vào cuộc hành quân này và các học giả quân sử và các quân sử gia, khái niệm hành quân là “lùng kiếm địch, ghim địch xuống, tiêu diệt địch với các cuộc xung phong trực thăng vận”. Nếu đúng vậy thì 1st Air Cavalry không gặt hại được kết quả mấy. Các lực lượng lính kỵ binh chỉ đụng độ với địch bốn lần quân (Why Pleime, chương V): ngày 1/11, tại bệnh viện dã chiến Trung Đoàn 33, tổn thất địch: 299 chết và bị thường, 44 bị bắt; ngày 3/11, phục kích Tiêu Đoàn 8/Trung Đoàn 66 tại Chu Prong, tổn thất địch: 312 chết; ngày 6/11, giao tranh với Tiểu Đoàn 6/Trung Đoàn 33 tại sông Ia Meur, tổn thất địch: 477 chết và bị thương; ngày 14/11, giao tranh với 2 Tiểu Đoàn 7 và 9 thuộc Trung Đoàn 66, tại LZ X-Ray, tổn thất đich: khoảng 1800 chết, 6 bị bắt; ngày 17/11, đụng độ với Tiểu Đoàn 8/Trung Đoàn 66 và Tiểu Đoàn 1/Trung Đoàn 33 tại LZ Albany, tổn thất địch: 503 chết.

Theo Coleman thì cuộc hành quân All the Way của 1st Air Cavalry Brigade không nhọc nhằng khổ cực, trái lại giống như là một cuộc “tản bộ trong công viên” (Coleman, trang 189):

Sau khi các tiểu đoàn của Lữ Đoàn 1 mất tung tích với tàn quân của Trung Đoàn 33 vào ngày 7 tháng 11, Tướng Kinnard nói, trong Army Magazine, rằng, “Tôi đã dự trù thay thế Lữ Đoàn 1 dũng cảm và mất sức với Lữ Đoàn 3, chỉ huy bởi Đại Tá Thomas W. Brown, và đó là điều đương nhiên phải làm.” Coi bộ Tướng Kinnard có phát biểu hơi thổi phồng. Các đơn vị của Lữ Đoàn 1 hẳn nhiên là dũng cảm, nhưng mất sức? Tiểu Đoàn 2/12 Kỵ Binh hành quân lâu dài nhất ngoài chiến trường, tổng cộng mười tám này – nhưng chỉ đụng độ có 5 bận. Tiểu Đoàn 2/8 có mười bốn ngày trong thung lũng và chỉ có hai ngày đụng độ mạnh. Một đại đội của Tiểu Đoàn 1/8 có một ngày đụng độ, trong khi các đại đội khác không có lấy một ngày. Và Tiểu Đoàn 1/12 Kỵ Binh chỉ có trung đội trinh sát thật sự bị bắn trong một cơn địch bốc đồng. So với số giờ ngoài chiến trường của các đơn vị sau này trong cuộc chiến, đây là một cuộc tản bộ trong công viên.

(After the 1st Brigade battalions generally lost contact with the remnants of the 33rd Regiment on November 7, Kinnard said, in Army Magazine, that, “I had been planning to replace the gallant, but spent, First Brigade with the Third Brigade, commanded by Colonel Thomas W. Brown, and this seemed a logical time to do so.” The general might have been indulging in a bit of hyperbole. The units of the 1st Brigade unquestionalby were gallant, but spent? The 2/12 Cav had spent the longest period in the field, eighteen days total – but its days in contact numbered about five. The 2/8 had fourteen days in the valley and only two days of hard contact. The 1/8 Cav’s one company had one day of contact, while the others had none. And the 1/12 Cav had only its reconnaissance platoon truly get shot at in anger. Compared to times in the field by units later in the war, this was a walk in the park.)

Cũng theo Coleman, sau khi 3rd Air Cavalry Brigade thay 1st Air Cavalry Brigade và thực hiện cuộc hành quân Silver Bayonet I truy lùng địch về hướng đông thì đâm vào tình trạng “đào một giếng khô” cho đến khi xoay đầu trở lại hướng tây nhảy vào LZ X-Ray (Coleman, trang 196):

Ngày hôm nay, 12 tháng 11, Tướng Larsen đến thăm ban chỉ huy tiền phương của sư đoàn tại khu Quân Đoàn II. Ông hỏi Tướng Knowles công việc ra sao. Tướng Knowles báo cáo với ông về trận tấn công vào Catecka đêm qua và rồi nói với ông là lữ đoàn đang khoan một lỗ khô ráo phía đông ngoài Pleime. Tướng Larsen nói, “Sao lại hành quân tại đó khi mà không có tăm hơi địch quân?” Tướng Knowles trả lời, “Nhưng mà thưa Thiếu Tướng, đó chính là lệnh văn thư của Thiếu Tướng chỉ bảo chúng tôi phải hành quân như vậy.” Tướng Larsen trả lời là sứ mạng chính của kỵ binh là “truy lùng địch quân.” Tiếp sau đó không bao lâu, Tướng Knowles thăm Đại Tá Brown tại bản doanh chỉ huy Lữ Đoàn 3 và bảo ông hoạch địch một kế hoạch hành quân tấn kích không vận gần chân rặng núi Chu Prong.

(That day - November 12 - General Larsen was visiting the division’s forward command post at the II Corps compound. He asked Knowles how things were going. Knowles briefed him on the attack on Catecka the night before and then told him the brigade was drilling a dry hole out east of Plei Me. Larsen said, “Why are you conducting operations there if it’s dry?” Knowles’s response was, “With all due respect, sir, that’s what your order in writing directed us to do.” Larsen responded that the cavalry’s primary mission was to “find the enemy and go after him.” Shortly after, Knowles visited Brown at the 3rd Brigade command post and told him to come up with a plan for an air assault operation near the foot of the Chu Pongs.)

Khái niệm hành quân của Đại Tá Hiếu cực kỳ đơn giản (Cuộc Phản Công Pleime vào Mật Khu Chuprong-Iadrang ):

Việc lùng kiếm và truy kích hai Trung Đoàn 32 (Tiểu Đoàn 334, Tiểu Đoàn 635, Tiểu Đoàn 966) và 33 (Tiểu Đoàn 1, Tiểu Đoàn 2, Tiểu Đoàn 3) không mấy khó khăn đối với Sư Đoàn 1 Không Kỵ với phương tiện trực thăng dồi dào sẵn có trong tay (435 thay vì 101 chiếc so với một sư đoàn bộ binh). Nhưng tiêu diệt một lực lượng địch phân tán mỏng và lẩn trốn trong một khu rừng rậm bát ngát mới là chuyện khó và sẽ đòi hỏi nhiều năm tháng một khi phải khám phá và triệt hủy từng tổ nhỏ địch quân một.

Do vậy, tốt hơn làm sao có thể tấn công tiêu diệt khi các đơn vị địch tập trung lại một chỗ. Điều này có thể thực hiện được vì Bộ Tư Lệnh B3 đã ra lệnh cho các đơn vị bao vây trại và phục kích đoàn quân viện rút lui về điểm xuất phát tại mật khu Chuprong-Iadrang. Ngoài ra, cũng còn phải đợi cho Trung Đoàn 66 hiệp chung lại với hai Trung Đoàn 32 và 33 ngõ hầu ra tay luôn thể một lần.

Tuy nhiên, để có thể tấn công tiêu diệt một lực lượng cấp sư đoàn gồm ba Trung Đoàn 32, 33 và 66, phía ta sẽ phải cần đến một lực lượng gấp ba, tức là với ba sư đoàn thì mới chắc ăn. Nếu vậy thì lấy đâu ra ngần ấy quân Việt lẫn Mỹ trong khi Quân Đoàn II chỉ có thêm Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ ?

Tốt chi bằng dùng tới giải pháp tiêu dịch địch quân với bom trải thảm của phóng pháo cơ B-52.

Do vậy khái niệm hành quân truy kích và tiêu diệt định được thiết kế với mục đích tiêu diệt ba trung đoàn địch tập trung tại mật khu Chuprong-Iadrang gồm ba giai đoạn như sau:

Giai Đoạn I: Lùa các đơn vị địch quân dồn đống lại sát cạnh nhau. Trọng trách này được giao phó cho Lữ Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ với cuộc hành quân All the Way

Giai Đoạn II: Tiêu diệt địch quân bằng trải thảm bom B-52. Tướng Knowles phối hợp với Bộ Tư Lệnh MACV ở Sài Gòn trong việc xử dụng loại vũ khí có tính các chiến lược này.

Cuộc thả bom được chuẩn bị với một thế nghi binh do Lữ Đoàn 3 Không Kỵ thực hiện với cuộc hành quân Silver Bayonet I.

Thế nghi binh này là đổ bộ các toán Không Kỵ tại LZ X-Ray ngày 14 tháng 11 để "nắm hổ đàng đuôi", tiếp đến là rút các toán Không Kỵ ra khỏi LZ X-Ray và di chuyển chúng đến LZ Albany để "nắm đuôi hổ từ một hướng khác".

Như vậy là Đại Tá Hiếu không mấy bận tâm khi các đơn vị không kỵ Mỹ không phát giác được bao nhiêu địch quân trên lộ trình từ Pleime đến Chu Prong mà chỉ chú tâm theo dõi rình rập sự di chuyển của các đơn vị lớn bé tháo lui, nhẫn nại chờ đến lúc tất cả tụ lại tại Chu Prong để mà ra tay tiêu diệt với bom trải thảm B52 (Why Pleime, chương VI):

Trong năm ngày liên tiếp, từ 15 đến 19 tháng 11, các phóng pháo cơ B52 đã bay tổng cộng 96 phi vụ. Từng khu vực một, các khu vực của rặng núi Chu Prông - mỗi khu 20 dậm vuông - tuần tự trải qua một cơn động đất từ Tây sang Đông. Các công sự và hầm hố trước nay từng chống cản các vụ đánh phá của phi cơ tác chiến và pháo binh bắt đầu bị các trái bom 750 cân anh trực tiếp đánh rập. Lớp cây lá rừng rậm không còn hữu hiệu cho công việc ẩn núp lẫn bao che. "Cửa hậu" vào Căm Bốt bị đóng lại và để trốn thoát, tàn quân Việt Cộng chỉ còn lại thung lũng eo hẹp của Ia Drang.

Đại Tá Hiếu tiếp tục tỏ lộ nét thiên tài quân sự qua giai đoạn 3 của chiến dịch trong cuộc hành quân Thần Phong 7 do Lữ Đoàn Dù đảm nhiệm. Thường tình thì người chỉ huy chiến trường hoạch định khái niệm tác chiến tùy cơ ứng biến ngay tại mặt trận. Đàng này, Đại Tá Hiếu trực tiếp điều khiển suốt cuộc hành quân và định đoạt mọi động tác tác chiến của năm tiểu đoàn Dù dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Ngô Quang Trưởng (Nhật Ký B3/IFFV , ngày 19 tháng 11 năm 1965):

- 16:55G: 1st Cav (Rear) Capt Parham - BCH tiền phương nói là các đơn vị trong vùng Chiến Đoàn Dù được phối hợp tại các cấp bậc cao hơn là Ban 3 Tiền Phương. Chiến Đoàn Dù biết rõ điều này.

Đại Tá Hiếu đã chuẩn bị và thu xếp mọi sự; Trung Tá Trưởng chỉ việc tuân hành mệnh lệnh. Kết quả là hai tiểu đoàn sống sót của Mặt Trận B3 – 334 và 635 – bị dí đánh tại thung lũng Ia Drang như chở bàn tay, khiến cho Thiếu Tá Schwarzkopf phải bàng hoàng khi chứng kiến phép thần sầu mà ông nghĩ là do tài cá biệt của Trung Tá Trưởng. Nếu biết sự thể, Tướng Schwarzkopf đã dành lời khen một thiên tài quân sự cho Đại Tá Hiếu thì đúng người hơn.

Tài Dụng Binh

Trong khi hoạch định chiến dịch Plâyme, Mặt Trận B3 đã tính toán rất kỹ lưỡng khả năng của Quân Đoàn II về mặt quân số và chiến cụ. Chẳng hạn, trong bản tiêu lệnh phục kích cho Trung Đoàn 33 tịch thâu được, ban tham mưu trung đoàn tiên đoán Chiến Đoàn Thiết Kỵ sẽ gồm những đơn vị nào, sẽ được bao nhiêu đơn vị Mỹ tăng phái và sẽ điều quân ra sao:

Sau cuộc tấn công sơ khởi vào Pleime, chắc chính quyền ngụy sẽ phái một đoàn quân tiếp viện. Đoàn quân tiếp viện có thể gồm một Chiến Đoàn và một Thiết Đoàn thuộc Khu Đặc Nhiệm 24. Có thể có một hay hai tiểu đoàn Mỹ làm trừ bị. Các lực lượng tiếp viện có thể đến bằng đường không hay đường bộ, tùy tiện nghi. Chúng có thể tới vùng chiến trận nội trong một hay hai ngày. Đội hình tác chiến của địch có thể hành quân tới một cây số từ đường lộ. Chúng có thể cho xen kẽ các phần tử bộ binh và thiết giáp; chẳng hạn, một đơn vị thiết giáp dẫn đầu theo sau bởi bộ binh cách từ 500 thước đến một cây số. Sau khi các đơn vị ngụy bị phục kích, chúng sẽ rút lui về vùng O-Gri để tập trung. Các lực lượng ngụy sau đơn vị bị phục kích có thể tiến tới vùng trại Po (20-14), O-Gri (22-18) và Klan (26-22) .

Mặt Trận B3 cũng thành công cầm chân năm tiểu đoàn trừ bị Dù và TQLC cùng các đơn vị Sư Đoàn 22 của Quân Đoàn II tại Bồng Sơn cùng ba phi đội trực thăng chuyển vận của Mỹ trước khi khai hỏa vào trại Pleime và đồng thời quyết định phát động chiến dịch Plâyme sớm hơn một tháng để tránh sự tham chiến của 1st Air Cavalry Division đang rục rịch khăn gói từ Qui Nhơn lên An Khê.

Nhưng Đại Tá Hiếu đã dành cho Mặt Trận B3 nhiều bất ngờ với tài dụng binh của một thiên tài quân sự. Để đương đầu với mọi hoàn cảnh chiến trường phía địch dàn dựng lên, lớn cũng như bé, Đại Tá Hiếu đã khéo léo xử dụng mọi binh chủng có sẵn trong tay, và nhất là trưng dụng tức khắc những lực lượng bất thần được cung cấp: Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ Việt, Biệt Cách Dù, các Toán Eagle Flight Tiếp Cứu và Trinh Sát Người Thượng, các đơn vị Biệt Động Quân, Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Thiết Đoàn 3 và một đơn vị Bộ Binh thuộc Khu Đặc Nhiệm 24, các đơn vị của 1st Air Cavalry Division. Nhiều đơn vị được chuyển vận đến từ Kontum, Ban Mê Thuột, Phú Yên, Tuy Hòa, Vũng Tàu, Biên Hoà, Sàigòn, An Khê. Tất cả các đơn vị được tung vào và rút ra khỏi chiến trường một cách thật là nhịp nhàng ăn khớp hòa đồng trong một chiến trận kéo dài 38 ngày đêm. Mỗi đơn vị được giao phó đóng một vai trò phù hợp đúng khả năng của mình, thành thử mọi sứ mạng đều được thi hành một cách trơn tru và không mấy nhọc nhằn mà vẫn đạt được thành quả trù định.

Riêng về việc xử dụng 1st Air Cavalry Division, Đại Tá Hiếu chứng tỏ khéo dùng đơn vị tác chiến này hơn là Tướng Kinnard và Tướng Knowles. Khái niệm tác chiến chống du kích của Tướng Kinnard là (Cochran):

niêm phong vùng quân du kích đang giao tranh, cắt đứt chúng khỏi nguồn tiếp ứng, tiếp vận, súng đạn.

(to seal off the area in which the guerrillas were fighting, to separate them from their source of reinforcement, supplies, weapons).

Ông còn phát biểu thêm về khái niệm tác chiến trực thăng vận:

Ngay sau khi giải tỏa Pleime, tôi cảm thấy là có bổn phận truy lùng những quân lính Việt Cộng hiện diện quanh trại. Do đó chúng tôi đề ra một phương thức lùng kiếm trong đó Thiết Đoàn Kỵ Binh bao dàn một khu vực rộng lứn và tôi xử dụng một lữ đoàn bộ binh để thả xuống một tiểu đoàn bộ binh và lục lạo tại một vùng này vùng kia. Tôi cảm thấy chúng ta cần phải phân tán ra từng toán nhỏ để có thể bao dàn nhiều diện tích hơn và cũng khiến địch lầm tưởng là có thể đánh lừa ta. Không thể đặt xuống trọn một tiểu đoàn ngoài bãi chiến trường và lê chân đây đó. Phải phân tán ra thành những đơn vị cỡ đại đội và trung đội. Phải dựa vào sự kiện là với trực thăng có thể đáp ứng nhanh hơn bất cứ ai trong lịch sử. Tôi cũng học được bài học hoàn toàn mới mẻ đối với tôi là mỗi đơn vị không đụng độ với địch quân là một trừ bị có thể dùng tới. Đây là chiến lược của tôi. Bắt đầu từ một chỗ nào đó, phá vỡ ra từng toán nhỏ, tùy theo địa thế, và nhào nặng vùng đó trong khi Thiết Đoàn Không Kỵ bay lượn khắp nơi. Điều quan yếu của cuộc chơi là đụng độ. Chúng tôi tìm kiếm mọi hình thức đụng độ – một trực thăng bị bắn, tìm một ổ lửa cắm trại, tìm một bao bị quân trang, cỏ bị vùi rạp.

(Right after the Plei Me siege was broken, I felt that it was up to me to find these guys who had been around the camp. So we came up with a search “modus operandi” in which the Cav Squadron was going to range widely over a very large area and I was going to use one infantry brigade to plop down an infantry battlion and look at an area here and there. I felt that we had to break down into relatively small groups so we could cover more area and also the enemy would think he could fake us. You couldn’t put down a whole battalion out there and go clomping around. You had to break down into company and platoon-sized units. You had to rely upon the fact that with the helicopter you could respond faster than anyone in history. I then learned, totally new to me, that every unit that was not in contact was, in fact, a reserve that could be picked up and used. This is my strategy. Start from somewhere, break down into small groups, depending upon the terrain, and work that area while the Cav Squadron roamed all over. The name of the game was contact. You were looking for any form of contact – a helicopter being shot at, finding a campfire, finding a pack, beaten-down grass.)

Trước hết Đại Tá Hiếu biết Tướng Kinnard không thể niêm phong được một vùng rừng rậm bát ngát có diện tích 40 x 50 cây số vuông, dù với trên 500 chiếc trực thăng và với 3 lữ đoàn kỵ binh. Hơn nữa Đại Tá Hiếu biết là quân lính Việt Cộng giỏi tránh né đụng độ với quân kỵ binh Mỹ và lập luận là để tiêu diệt một đàn chuột phân tán lủi chốn khắp cùng các hang hốc, chỉ có cách là rình rập chờ cho chúng tập trung lại một chỗ rồi cho bom B52 trải thảm tiêu diệt thì mới xong được việc. Vì vậy, Đại Tá Hiếu không coi giai đoạn này là giai đoạn truy kích mà là giai đoạn lùa địch quân (Cuộc Phản Công Pleime vào Mật Khu Chuprong-Iadrang ).

Ngoài các quân binh, Đại Tá Hiếu đã chứng tỏ tài xử dụng mọi loại súng ống lớn bé, cũ xưa và hiện đại: pháo binh, thiết giáp, phi cơ tác chiến cánh quạt phản lực, trực thăng võ trang, phóng pháo cơ chiến lược B52, ứng hợp cho mọi hoàn cảnh chiến sự.

Kết Luận

Qua tài điều binh khiển tướng, tài bắt mạch mưu đồ đối phương và tài trí mưu lược hơn địch, Đại Tá Hiếu đã tỏ lộ ra là một thiên tài quân sự. So sánh với các tướng tá can dự vào chiến dịch này, phía bạn lẫn phía thù, Đại Tá Hiếu cấp bậc thấp nhất – đại tá giữa một rừng sao tướng lãnh - , trẻ tuổi nhất – 36 tuổi – và ít kinh nghiệm chỉ huy tác chiến nhất, trong khi những người kia đều có kinh nghiệm chiến đấu tại Đế Nhị Thế Chiến, Chiến Tranh Triều Tiên, Chiến Tranh Đông Dương I và Điện Biên Phủ chống Pháp. Vung tay múa kiếm lần đầu tiên mà đi được một đường quyền chắc nịch, gọn ghẽ, lả lướt - một tuyệt tác - thì quả là thiên phú.


- Cochran, Alexander S., "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General.
- Coleman, J.D., "Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam", St. Martin’s Press, New York, 1988.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 29 Tháng 09 Năm 2011

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu