|
Thành Ngữ Võ Thuật Trong Chiến Dịch Pleime
Đại Tá Hiếu nói là tại địa điểm ổ phục kích thứ nhất trong cuộc hành quân Thần Phong 7, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù đã hóa giải được chiến thuật “kiềm thủ kích vĩ”) của Việt Cộng:
Một sự kiện khác cũng không kém phần hy hữu là Tiểu Đoàn 3 trong khi đã vượt qua vị trí của Tiểu Đoàn 6 lại cũng chạm với lực lượng khác của địch khoảng một đại đội. Cái may cho Tiểu Đoàn là đã nhờ dịp này không mắc vào cái thế bị “kiềm thủ kích vĩ”.
Một vài thành ngữ võ thuật khác được dùng để mô tả các chiến thuật của các phía trong Chiến Dịch Pleime gồm có:
- Điệu hổ ly sơn,
- Đại bàng xà xuống,
- Lùa cá vào rọ,
- Lùa chồn vào bẫy,
- Dương đông kích tây,
- Tiền pháo hậu xa,
- Thế chân vạc,
- Nắm lưng quần mà đánh,
- Đánh điểm diệt viện,
- Công đồn đả viện,
- Phượng hoàng vồ mồi,
- Bủa lưới phóng lao,
- Đánh diện diệt điểm,
- Nhất điểm lưỡng diện,
- Kiềm thủ kích vĩ.
Những thành ngữ võ thuật chỉ được dùng trong bản tường thuật tiếng Việt Pleime, Trận Chiến Lịch Sử, chứ không có trong bản tường thuật tiếng Anh Why Pleime. Đại Tá Hiếu đã thích nghi với giới độc giả Mỹ và dùng các thành ngữ quân sự Mỹ chính cống.
The Dien Bien Phu Battle which ended the Indochina war (1947-1954) lasted for two months but was merely an encirclement of a stronghold in the Dien Bien Phu Bowl.
The Pleime Battle, quite different with many tactical aspects:
- Envelopment
- Counter-ambushes
- Relief
- Pursuit
- Ambushes
- Exploitation
- Attack and destroy
is no doubt the biggest battle from the last years.
Trong Chiến Dịch Plâyme, Việt Cộng cấu tạo thành ngữ bất hủ, "Nắm giây lưng quần địch mà đánh" (Tướng Nguyễn Chí Thanh); người Mỹ dịch thành “close embrace” hay “bear hug”.
Trong Chiến Dịch Pleiku, người Mỹ cấu tạo thành ngữ chiến thuật bất hủ “air assaults” (General Kinnard); Việt Cộng dịch là “nhảy cóc”.
Trong Chiến Dịch Pleime, QLVNCH cũng cấu tạo một thành ngữ chiến thuật, nhưng ít biết đến hơn, do vì giới quân sự Mỹ toa rập che đậy bằng cách thay thế nó với Pleiku để nghe vẻ Mỹ hơn và xóa bỏ mọi vết tích QLVNCH. Thành ngữ đó là "Trường Chinh", giới Việt Nam dịch sang cho Mỹ là "Long Reach", mà giới Mỹ có thể dịch là "Hail Mary Pass" nếu vay mượn lối nói của giới football - giả dụ là họ thấu đáo được khái niệm hành quân của cuộc Pleime phản công vào mật khu Chupong-Iadrang xử dụng oanh kích B-52 được Đại Tá Hiếu phác họa và thực hiện.
Đại Tá Hiếu minh họa công việc thực thi khái niệm hành quân này trong một bản đồ đăng trong sách Pleime, Trận Chiến Lịch Sử, cho thấy cầu vòng đường đạo của trái banh khi nối kết lại 8 chấm đen!
* 1. Triệt hủy QYV/VC 1-11-65 ) lùa địch
* 2. Phục kích TRD 66 3-11-65) lùa địch
* 3. Khám phá một hầm vũ khí 4-11-65 ) lùa địch
* 4. Tiêu diệt một tiểu đoàn của Trung đoàn 33 6-11-65) lùa địch
* 5. Bãi đáp X-Ray 14-11-65 ) đánh lạc hướng địch
* 6. Bãi đáp Albany 17-11-65 ) đánh lạc hướng địch
* 7. Vị trí pháo binh 18-11-65 ) đòn kết liễu
* 8. Khu vực B-52 oanh tạc 15, 18-11-65) với trọng tâm khối mặt trận B3 cạnh YA8702
Nếu dùng lối diễn xuất võ thuật, có lễ Đại Tá Hiếu sẽ xử dụng “kiềm vĩ kích thủ”. Dẫn giải ra là:
- nắm đuôi đập đầu,
- nắm đuôi với bộ chiến, oanh kích bổ lên đầu;
- nắm đuôi với tấn kích Không Kỵ, đập đầu với oanh tạc B-52.
Tướng Knowles dùng cụm từ “Chộp con hổ đằng đuôi” để tiết lộ chủ đích cho đổ bộ các toán quân Không Kỵ tại LZ X-Ray ngày 14 tháng 11 là “Chộp con hổ đằng đuôi” và đập đầu nó với oanh tập B-52 từ ngày 15 đến 16 tháng 11. Ông cũng giải thích lý do rút quân ra khỏi LZ X-Ray ngày 17 tháng 11 và di chuyển quân tới LZ Albany là để “nắm lấy đuôi hổ từ một hướng khác” đồng thời tiếp tục đập đầu nó với bom B-52 từ ngày 17 đến 20 tháng 11.
Việt Cộng đối ứng chiến thuật “nhảy cóc” của Không Kỵ Mỹ với chiến thuật “nắm giây lưng quần địch mà đánh”. Đại Tá Hiếu hóa giải thế này với chiến thuật “nắm đuôi với tấn kích Không Kỵ, đập đầu với oanh tạc B-52” và ngăn chận các toán quân Việt Cộng cách xa các toán quân Mỹ 3 cây số.
"Nắm giây lưng quần địch mà đánh" là nghĩa thế nào? Tướng Nguyễn Nam Khánh cung ứng một số chi tiết.
Tôi suy nghĩ rất nhiều để h́nh dung cho được thế nào là một trận đánh “áp đảo tinh thần”. Sau 2 ngày, tôi và đồng chí Sư đoàn trưởng sư đoàn 304 trực tiếp tŕnh bày với đồng chí Chu Huy Mân nội dung “áp đảo tinh thần”: Một là, tiêu diệt tiểu đoàn kỵ binh bay không vận của Mỹ; Hai là phải đánh gần và đâm lê (giáp lá cà).
Trong quá tŕnh chuẩn bị, chúng tôi gặp nhiều khó khăn, trong đó có một t́nh tiết mà tôi không bao giờ quên. Ấy là do một bộ phận cán bộ và chiến sĩ có nhận thức không đúng là đánh với quân Mỹ không thể đánh gần và đâm lê, nên đă tháo gỡ và bỏ hầu hết lưỡi lê dọc đường 559 (từ đường 9 trở vào B3). Tôi phải động viên và tổ chức một số cán bộ chính trị cùng với một bộ phận lực lượng vận tải đi thu gom lưỡi lê từ đường 9 vào B3, được 300 chiếc, vừa đủ trang bị cho 3 đại đội bộ binh (1 đại đội của tiểu đoàn 7 và 2 đại đội của tiểu đoàn 8, trung đoàn 66). Việc sử dụng lê trong trận đánh này không phải giao cho bất kỳ ai, mà chọn giao cho những chiến sĩ có quyết tâm, ư chí quyết thắng giặc Mỹ cao. Sau đó động viên, huấn luyện thành thục động tác đâm lê, đánh gần và tập chạy nhanh, dưới hỏa lực địch để kịp tiếp cận đúng đối tượng Mỹ sẽ phải đối mặt ở thung lũng Ia Đrăng.
(Tướng Nguyễn Nam Khánh - Đ̣n phủ đầu quân Mỹ ở Tây Nguyên )
Khi tiến bước vào mật khu Chuprong-Iadrang, các toán quân Không Kỵ Mỹ đã không được chuẩn bị kỹ lưỡng như các toán quân thuộc Trung Đoàn 66 Bắc Việt.
Các chiến sĩ tân binh lãn phí khá bộn đạn dược thuở ban đầu nã súng vào bóng ma. Trong những ngày đầu tại An Khê, huyền thoại về con lừa Maggie kết thúc một cách thảm thương. Con lừa lạc bước quá xa khỏi chu vi bên ngoài trại một đêm tối trời phủ mây dày đặc và bị một lính canh yếu bóng vía bắn chết. Sự kiện hy hữu xảy ra tại ven biên trại cho thấy một sự thật căn bản về sư đoàn đối với ai đủ tinh ý sẽ thấy: Sư Đoàn 1 Không Kỵ vừa mới đặt chân tới Việt Nam không phải là một đơn vị thiện chiến. Thật vậy, khái niệm không kỵ kỳ diệu đấy, nhưng các binh sĩ thực thi khái niệm đó lại thuộc loại bộ binh, pháo binh và công binh Mỹ bình thường cho Quân Đội Mỹ trong năm 1965.
Do đó rất nhiều đạn dược bị lãnh phí trong những ngày đầu tại chu vi trại, cho tới khi các binh sĩ thiếu kinh nghiệm nhập diện được đâu là bóng ma và khi các giới chức chỉ huy bắt đầu thuần thục trong việc điều khiển và áp đặt kỷ luật cho việt nổ súng cần thiết cho một đạo quân thiện chiến. Từng bước một, sư đoàn bắt đầu tiến tới thế sẵn sàng cho cuộc chiến; không phải một thế sẵn sàng trên giấy tờ những thế sẵn sàng đặc biệt của kỷ luật tiêu biểu cho mức hữu hiệu và khả tín và thói quen tự động của tác chiến không được giảng dạy tại bất cừ quân trường nào. Sư đoàn cố gắng đạt tới tư thế thiện chiến này. Câu hỏi là, địch quân có dành cho thời gian cần thiết đó không?
(Coleman,trang 53)
Các con đại bàng không kỵ dũng mãnh khi bay lượn trên không với yểm trợ phi pháo. Nhưng một khi xà xuống mắt đất, thành bộ binh, chúng không sánh bì các toán quân Bắc Việt – là những binh sĩ quyết tâm, được rèn luyện tới mức tuyệt hảo trong thế dùng lưỡi lê cho chiến trận và đánh xáp lá cà, thật nhanh chân và nắm lưng quần địch mà đánh.
Tướng Kinnard đã quá coi thường địch quân khi nghĩ là ông sẽ cho quân lính không kỵ cuốn gói hồi hương chỉ sau một vài tuần lễ hành quân trên vùng Cao Nguyên.
Cochran: Chỉ sau vài tuần lễ sau khi sư đoàn của ông tới nơi, ông dự trù bắt đầu đưa họ về lại quê quán?
Kinnard: Vâng, nhưng ông cần nhớ lại là vào thời buổi đó rất có thể chúng ta phải chiến đấu lên bờ biển Việt Nam, và quả thật vậy, cắt đôi nó làm hai. Đồng thời, nếu tôi buộc phải nói là một cá nhân phải phục vụ ít là một năm, điều đó sẽ phá hủy sư đoàn – xuống tới 45 phần trăm lực lượng. Rất cần thiết chúng ta phải có một đội toán được rèn luyện kỹ lưỡng để thắng ngay những trận đầu. Tuy vậy, sẽ thật là kỳ quặc trong trường hợp người ta bắt đầu về nhà khi chỉ vừa mới tới nơi.
Và ngay sau trận đánh tại bãi đáp X-Ray, Tướng Kinnard muốn tung Lữ Đoàn 2 Không Kỵ truy đuổi địch quân trong Thung Lũng Ia Drang.
Kinnard: Tôi muốn tiêu diệt địch quân. Đó sẽ là bước tiến tiếp sau của tôi, đó là điều tôi muốn Lữ Đoàn 2 Không Kỵ làm. Còn dịp nào tốt hơn là bén gót sau đuôi địch quân khi mình vừa mới nghiền nát chúng?
(Cochran)
May là Đại Tá Hiếu phái Lữ Đoàn Dù thay vì Lữ Đoàn 2 Không Kỵ. Nếu không các toán quân của Tiểu Đoàn 1/5 và Tiểu Đoàn 2/5 Không Kỵ sẽ bị các toán quân của Tiểu Đoàn 635 và Tiểu Đoàn 334 Bắc Việt nắm giây lưng quần mà đánh.
Về mặt chiến thuật, lối suy nghĩ đông phương coi bộ có phần dồi dào, sống động, phong phú và tượng hình hơn là lối tây phương - sư tử chồm hổm, con khỉ say rượu, rồng long ẩn kín, vân vân . Trong trường hợp tây âu, ngoài những thành ngữ Đại Tá Hiếu nhắc tới, tôi chỉ có thể nghĩ tới thêm một thành ngữ, chiến thuật “anvil and hammer”, “đe và búa”.
Các thành ngữ dùng trong chiến thuật đông phương tương tợ như những thành ngữ dùng trong võ thuật và cờ tướng, có những con cờ mang tên tướng sĩ tượng xe pháo mã và tốt, và bàn cờ là chiến trường.
Điều này giải thích sự kiện một sĩ quan quân sự giỏi về chiến lược/chiến thuật thường cũng giỏi chơi cờ tướng.
24. Các người Mỹ làm việc với Tướng Hiếu trong Vùng 3 Chiến Thuật thấy ông thân thiện và dễ cộng tác. Tại Biên Hòa, ông sống trong một căn nhà di động tại Bộ Tư Lệnh Vùng 3 Chiến Thuật và ngủ đêm thường xuyên tại đó, ngoại trừ thỉnh thoảng về thăm gia đình tại Sàigòn. Ông thường viếng thăm các viên chức cao cấp tại nhà của Tổng Lãnh Sự Biên Hòa thâu đêm thảo luận hay chơi cờ (ông là bậc thày chơi cờ tướng Tàu, và chơi khá cờ Chess Tây phương). Ông là cầu thủ trong đội “softball” tại Thượng Hải, và ngoài bắn bia súng lục và súng trường, hình như ông không chơi bất cứ một môn thể thao nào vào lúc này. Ông thường hay mượn sách về chính trường thế giới của các người bạn Mỹ. Ông đã nghiên cứu học hỏi chi tiết chiến trận Hồng Quân đánh bại cuộc xâm lăng của các lực lượng Đức Quốc Xã tại Nga trong Đệ Nhị Thế Chiến và ông hiển nhiên thán phục thành quả của Quân Đội Nga. Tuy trông vẻ ngây thơ, lịch thiệp và thân thiện với các giới chức Mỹ tại Vùng 3 Chiến Thuật, ông giữ một khoảng cách và kín đáo, có lẽ theo lề lối địa vị và chức vụ của giới quan lại Tàu.
(Đại sứ Martin, Airgram A-231, November 7, 1974, Bản Tướng Mạo Tướng Hiếu, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III)
Nguyễn Văn Tín
12 Tháng 03 Năm 2013
Tài liệu tham khảo
- Chính
- Sách báo
* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.
* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.
* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.
* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.
* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.
- Việt Cộng
generalhieu
|
|