Sư Đoàn 1 Không Kỵ

Báo Cáo Sau Các Trận Đánh

Chiến Dịch Pleiku

Tỉnh Lỵ Pleiku

Việt Nam Cộng Hòa

23 Tháng 10 - 26 Tháng 11 Năm 1965


Bản Doanh Sư Đoàn 1 Không Kỵ
Văn Phòng Tướng Tư Lệnh
KBC San Francisco 96490

Lời Tựa

Bản báo cáo này tóm lược các cuộc hành quân của Sư Đoàn 1 Không Kỵ (gọi tắt là SĐ1KK) trong thời kỳ từ 23 tháng 10 đến 25 tháng 11 năm 1965. Các cuộc hành quân này xảy ra như là những giai đoạn trong đó các thành phần khác nhau của toàn bộ lực lượng sư đoàn được đem ra xử dụng dưới nhiều sắp xếp chỉ huy khác nhau. Nhưng các giai đoạn hợp thành một toàn bộ có thể gọi là một chiến dịch. Chắc chắn là các cuộc hành quân này hội đủ những tiêu chuẩn của một chiến dịch: về thời gian (hơn một tháng); về chiều rộng của vùng hành quân (40x50 cây số); và về các lực lượng can dự (tất cả các đơn vị thuộc SĐ1KK, và cho tới 5 tiểu đoàn thuộc QLVNCH, và trong các thời điềm khác nhau cộng thêm một số lượng đáng kể các lực lượng yểm trợ thuộc QLVNCH, Không Lực Hoa Kỳ và Quân Lực Hoa Kỳ). Các lực lượng địch gồm ba trung đoàn hành quân dưới quyền điều khiển của Mặt Trận Dã Chiến BV hay sư đoàn, cộng thêm các lực lượng chiến đấu VC và yểm trợ khác. Chiến dịch này bao gồm một số điều xảy ra lần đầu tiên quan trọng.

Lần đầu tiên, tiếp sau cuộc giải cứu trại Lực Lượn Đặc Biệt bị vây hãm, có một cuộc truy đuổi địch quân tức khắc, kéo dài, và dai dẳng. Lần đầu tiên, một đơn vị to lớn hành quân liên tục trên một địa thế khó khăn, không có đường xá, và chỉ dựa chính yếu vào phi cơ trong mọi hoàn cảnh của các cuộc hành quân, bao gồm cả yểm trợ tiếp vận. Chẳng hạn, lần đầu tiên các khẩu đại bác được xử dụng trong một địa thế như vậy. Các trực thăng khổng lồ CH-47 đã cho phép đặt để các đơn vị pháo binh vào các vị trí và tiếp vận cho các đơn vị này. Điều này khiến cho các đơn vị bộ binh hầu như luôn (và đôi khi cho các đơn vị thuộc Thiết Đoàn Không Kỵ) có các khẩu đại bác, cũng như có các pháo binh hỏa tiễn trực thăng, trong cuộc yểm trợ các cuộc hành quân trên bộ trong một vùng đất gập ghềnh và không đường xá.

Lần đầu tiên trong chiến tranh một đơn vị Mỹ đụng độ được với địch quân và giao tranh trong một thời gian kéo dài. Điều này sinh ra nhiều kết quả quan trọng, một kết quả quan trọng nhất là việc tạo nên một nguồn tình báo vững chắc dựa trên những đụng độ và theo dõi địch quân ngay lúc đang tiếp diễn, vào những lời khảo cung tù binh và vào những tài liệu bắt được. Các nguồn tình báo này đem lại một giá trị chiến thuật lớn cho SĐ1KK; đồng thời cũng gia tăng lợi điểm hỏa lực và qui tụ thế điều quân của chúng ta. Chúng cũng khiến cho cấp chỉ huy cao cấp khỏa lấp các lỗ hổng trong tình báo chiến lược.

Lần đầu tiên các đơn vị lớn Mỹ giáp mặt và đánh bại các đơn vị lớn Bắc Quân chiến đấu cấp tiểu đoàn và trung đoàn dưới quyền điều khiển cấp sư đoàn.

Các cuộc hành quân này được thực hiện suốt trong một thế phối hợp chặt chẽ với Không Lực Hoa Kỳ, thông qua Sĩ Quan Điều Không Sư Đoàn, và rộng rãi xử dụng tới khả năng của Không Lực trong các vai trò thám thính, yểm trợp tiếp vận, và yểm trợ hỏa lực bao gồm cả oanh tạc B-52 và oanh tạc cấm cản cũng như yểm trợ tiếp cận bình thường. Tính cách chính xác của các nguồn tình báo thu thập được cho phép thực hiện các cuộc oanh tạc cấm cản để đạo đạt một mức độ thành công cao, chứng minh bởi những vụ nổ thứ hai hay những dấu chỉ khác cho thấy là các cuộc oanh tạc nhắm trúng tâm điểm mục tiêu.

Tâm lý chiến được xử dụng cách rộng rãi và thành công dựa vào một phương thức nhắm tới gốc rễ. Các thông tin căn bản (về tình hình và tình trạng đương thời của địch quân) được biến cải thành các tờ truyền đơn và băng phóng thanh - tỉ như, giọng nói của các binh sĩ và sĩ quan Bắc Quân bị bắt được phóng thanh trong các vùng địch kiểm soát. Nhiều tử thi và địch quân bị bắt mang theo các tờ truyền đơn và những tờ giấy thông hành của chúng ta và một số lớn địch quân đầu hàng xử dụng các giẩy thông hành đó.

i

Do nhu cầu đòi hỏi, chúng ta can dự vào công cuộc "chiến đấu" công dân vụ đáp ứng mọi nhu cầu cấp thiết của nhiều đồng bào tị nạn chọn lựa bỏ nhà cửa trong vùng Việt Cộng kiểm soát (và có lẽ tái kiểm soát khi chúng ta dời khỏi vùng) và di chuyển đến các vùng nằm dưới sự bảo vệ của chính phủ quốc gia. Chúng ta cung cấp thực phẩm, quần áo và các vật dụng cần thiết khác cho đến khi USOM hay các cơ quan khác đảm nhận dịch vụ này. Chúng ta cũng di tản các đồng bào tị nạn này với các phi cơ cơ hữu của chúng ta.

Trong suốt chiến dịch, chúng ta làm việc mật thiết và hữu hiệu với các đơn vị và tư lệnh QLVNCH. Cộng thêm vào làm việc với các đơn vị thuộc Vùng 24 Chiến Thuật Đặc Biệt, trong việc giải cứu Pleime, và với Lữ Đoàn Dù, trong giai đoạn bốn, chúng ta không ngừng liên lạc với và xử dụng các lực lượng từ các Trại Dân Sự Chiến Đấu trong vùng của chúng ta. Chẳng hạn, một trung đội từ trại tại Đức Cơ là một phần tham dự của lực lượng thiết lập ổ phục kích tại Ia Drang đêm ngày 3-4 tháng 11. Khả năng làm việc mật thiết với QLVNCH được gia tăng bằng cách thiết lập một Ban Chỉ Huy chiến thuật cấp sư đoàn, nằm cạnh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II QLVNCH tại Pleiku. Ngoài việc thuần phối hợp với các lực lượng thuộc QLVNCH, tôi tin là chúng ta gia tăng khả năng chuyên nghiệp của họ trong nhiều mặt tỉ như các kỹ thuật dùng yểm trợ pháo binh. Tôi cảm nghiệm rằng tinh thần họ được nâng cao do sự gia tăng khả năng và lòng tự tin của họ được lớn mạnh khi chứng kiến sức mạnh hỏa lực của chúng ta áp đặt lên đầu địch quân.

Nếu tinh thần QLVNCH tiến triển, tôi tin là tinh thần Bắc Quân bị rúng động cách trầm trọng. Nhận xét này được phát sinh từ các thông tin thâu thập được từ các tù binh và các hàng binh và từ sự kiện các đơn vị Bắc Quân tránh đụng độ với chúng ta trong vùng này tiếp sau các cuộc hành quân.

Ngoài các lần đầu tiên khác, chiến dịch này là một thử nghiệm thật sự đầu tiên, không chỉ cho SĐ1KK, như là một đơn vị, mà cho cả khái niệm chiến thuật không vận. Tôi tin là cả sư đoàn và khái niệm đã thông qua thử thách với lá cờ dương cao phất phới. Sư Đoàn học hỏi được là đã áp dụng được nhiều thứ trong chiến dịch. Chúng ta học hỏi được cần phải thực hiện một số thay đổi để cải tiến Bảng Cấp Số của một sư đoàn không kỵ. Chúng ta học được những bài học khả dĩ cải tiến các kỹ thuật và các chiến thuật. Nhưng cách chung, tất cả mọi thành viên của SĐ1KK đều hãnh diện với hành động và thành quả của mình trong Chiến Dịch Pleiku.

Đã đành, chiến dịch này và thành quả của nó mang tính chất quan trọng trong bất cứ giai đoạn nào của bất cứ cuộc chiến nào, nhưng trong bối cảnh tình hình hiện tại của Việt Nam vào lúc chiến dịch này xảy ra, các thành quả có một tầm quan trọng lớn về mặt quân sự và có lẽ ngay cả về mặt quốc tế.

Harry W. O. Kinnard
Thiếu Tướng, Quân Lực Hoa Kỳ
Tư Lệnh

ii

Báo Cáo Sau Các Trận Đánh Cho Chiến Dịch Pleiku

Mục Lục
Trang
Lời Tựa
Mục Lụci
01.Mở Đầu1
02.Phân Nhiệm1
03.Lực Lượng Yểm Trợ3
04.Tình Báo10
05.Sứ Mạng15
06.Khái Niệm Hành Quân16
07.Thi Hành17
a. Khởi Sự Giải Cứu Pleime18
b. Hành Quân Phía Tây Pleime33
c. Tấn Chiếm Bệnh Xá Bắc Quân45
d. Phục Kích Tại Ia Drang51
e. Trận Đánh Tại Chu Prong (LZ X-ray)84
f. Trận Đánh Tại LZ Albany93
08.Kết Quả122
09.Phân Tích Thống Kê Của Các Kết Quả124
10.Các Vấn Đề Hành Chánh125
11.Dụng Cụ Đặc Biệt và Các Kỹ Thuật127
12.Phân Tích Của Cố Vấn/Tư Lệnh130
13.Tóm Lược132


Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ
KBC US Forces 96490

Ngày 4 tháng 3 năm 1966

Đề Tài: Báo Cáo Sau Các Trận Đánh

Thông Qua: Tư Lệnh Lực Lượng Dã Chiến HK tại Việt Nam - KBC US Forces 96243

Kính Gửi: Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Hỗ Trợ Quân Sự Hoa Kỳ, Việt Nam - Ban 231 - KBC US Forces 96243

1. Danh Xưng và Loại Hành Quân: Hành Quân LONG REACH; Tìm và Diệt. (Lữ Đoàn 1 KK: "ALL THE WAY"; Lữ Đoàn 3 KK: "SILVER BAYONET I"; Lữ Đoàn 2 KK: "SILVER BAYONET II"; cũng còn gọi là "PLEIKU CAMPAIGN")

2. Thời Điểm của Hành Quân: 231200 tháng 10 năm 1965 tới 261500 tháng 11 năm 1965.

3. Địa Điểm: Tỉnh Lỵ Pleiku, Việt Nam Cộng Hòa.

4. Bộ Tư Lệnh: Sư Đoàn 1 Không Kỵ.

5. Sĩ Quan Báo Cáo: Thiếu Tướng Harry W. O. Kinnard.

6. Bảng Trận Liệt: Ngay thoạt đầu của chiến dịch, bảng phân nhiệm của sư đoàn được mô tả dưới đây. Tuy nhiên, vì nhu cầu của hành quân trong giai đoạn tiếp diễn của cuộc hành quân, nhiều thay đổi thường xuyên được thực hiện trong việc tổ chức cho chuộc chiến đấu và sẽ được phác họa các chi tiết trong phần quảng diễn của Đoạn 11 (Thi Hành).
1st BRIGADE (ABN)2D BRIGADE3D BRIGADEDIVISION CONTROL
H/H Co 1st Bde (abn) H/H Co 2d Bde H/H Co 3d Bde H/H Co 1st Cav Div
1/12 Cav (Abn1/5 Cav1/7 Cav191 MI DET (-)
1/8 Cav (Abn)2/5 Cav2/7 Cav26 Cml Det
2/8 Cav (Abn)2/12 Cav1/21 Arty (DS)13th Sig Bn (-)
2/19 Arty (Abn)1/77 Arty (DS)C Co 8th Eng (DS)545 MP Co (-)
A Co (Abn) 8th Eng (DS)B Co 8th Eng (DS)3d Fwd Spt Elem Spt Cmd (DS)Division Arty (-)
1st Fwd Spt Elem Spt Cmd (DS)2d Fwd Spt Elem, Spt Cmd (DS)Plat 545 MP Co. Co (DS)(2/17 Arty) (GS)
Plat 545 MP Co (DS)Plat 545 MP Co (DS)Tm 10th RRU(2/20 Arty (ARA) (GS)
Tm 10th RRUTm 10th RRUIPW/CI Tm, 191 MI Det.(6/14 Arty)(GS)
IPW/CI Tm,IPW/CI Tm Tm 54th Inf,(3/18 Arty) (GS)
191 MI Det 191 MI Det Det (Grnd Surv1).(E/82 Arty)(GS)
Tm 54th Inf Det,Tm 54th Inf Det,(B/29th Arty)
(Grnd Surv1). (Grnd surv1).(Search Lite)
Spt Command (-)
15th Admin Co
(15th Med Bn)(-)
(15th S&S Bn)(-)
(15th Trans Bn (-)
(27th Maint Bn)(-)
(17th Avn Co (Caribou))
478 Flying Crane Co
Aviation Group
(227 AHB)
Các Đơn Vị Yểm Trợ:(228 ASHB)
10th RRU (-)(229 AHB)
54th Inf Det (-)(Gen Spt Co)
34th QM Bn (DS/GS)1/9 Cav Sqdn
70th Engr (Const) Bn8th Eng Bn (-)

1

(Lực Lượng Yểm Trợ)

(...)

b. Không Cơ Hữu.

(1) Yểm Trợ Chiến Đấu. Yểm trợ chiến đấu không cơ hữu chính yếu cung ứng cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ trong Chiến Dịch Pleiku là yểm trợ hỏa lực của Không Lực Hoa Kỳ. Tổng cộng 741 phi xuất tác chiến, với hai tấn bom chất nổ mạnh cho mỗi phi xuất, bay lượn yểm trợ cho các cuộc hành quân bộ chiến của SĐ 1 KK. Phần đông các phi xuất này thực hiện trong những cuộc đụng độ của sư đoàn với Trung Đoàn 66 BV tại LZ X-Ray và Albany. Trong 48 tiếng đầu tiên ngày 14-15 tháng 11, các phóng pháo cơ KLHK túc trực trên vòm trời vùng tác chiến.

Lần đầu tiên trong cuộc xung đột tại Việt Nam, các phóng pháo cơ chiến lược thuộc KLHK (B-52 nằm tại Guam) được đem ra xử dụng đế gia tăng và nới rộng hỏa lực của một đơn vị chiến đấu bộ chiến, và được đặt để trong tầm tay yểm trợ của sư đoàn khi điều quân.

Tổng cộng 96 phi xuất B-52 được thực hiện, với 18 phi xuất đầu tiên ngày 15 tháng 11. Vùng mục tiêu chỉ cách các đơn vị bạn có 5 ngàn thước. Ngày 17 tháng 11, vùng mục tiêu chỉ cách có vài trăm thước một địa điểm trước đây do các Lực Lượng Hoa Kỳ chiếm cứ và di tản trên đường bộ để cho phép thực hiện cuộc oanh tạc.

Vùng mục tiêu tiên khởi trước kia được tăng cường với các lô cốt và một hệ thống địa đạo có thêm lớp cây lá rừng dày đặc bao phủ rất hữu hiệu trong việc chống cản sức công phá của tất cả mọi loại phi pháo. Năm mươi mốt trái bom 750 cân anh chuyên chở trên các B-52 không những xuyên qua lớp cây lá rừng dày đặc mà còn chứa đựng đủ chất nổ để phá hủy các lô cốt và hệ thống địa đạo dù cho không rớt trúng ngay vào mục tiêu.

Với sự tăng gia của bức ảnh tình báo, con số và chiều kích của các mục tiêu ngoài tầm bắn của pháo binh gia tăng khả quan. Thời gian phản ứng giảm thiểu. Các chỉ huy trưởng tác chiến có thể lập kế hoạch xử dụng oanh tạc B-52 như là một thành phần của việc hoạch định các phi xuất tác chiến không lực bình thường. Do đó, hỏa lực nới rộng, ngoài tầm bắn của pháo binh nhẹ, được cột chặt vào kế hoạch điều quân di chuyển mau lẹ trên mặt đất.

8

Kế hoạch nguyên thủy dùng các phóng pháo cơ chiến lược yểm trợ cho sư đoàn được trình bày bởi Tư Lệnh Phó Sư Đoàn qua Tư Lệnh Lực Lượng Dã Chiến tại Việt Nam tới Ban 3 của Bộ Tư Lệnh Hỗ Trợ Quân Sự Hoa Kỳ, Việt Nam.

Một phát triển khác bởi đội toán gồm 43 Sĩ Quan Tiền Sát Viên Không Lực của sư đoàn là việc xử dụng chung và phối hợp các tiền sát viên không lực được sư đoàn chỉ định trong các phi vụ của các L-19 trên không phận của vùng hành quân và các tiền sát viên không lực với từng tiểu đoàn bộ binh.

Đội toán Không Lực Hoa Kỳ của sư đoàn nghiệm thấy là cách thức duy nhất để cung ứng yểm trợ tiếp cận cho tình hình biến chuyển mau lẹ của các lực lượng không kỵ là duy trì một tình trạng túc trực liên tục của các phóng pháo cơ và chiến đấu cơ của KLHK. Rồi, để bảo đảm các mục tiêu thứ yếu đem lại kết quả nếu không yểm tiếp cận hoặc không cần thiết hoặc bị chuyển hướng, một hệ thống chỉ định mục tiêu cấm cản chính yếu được thiết lập.

Điều này cũng lại đòi hỏi sự tính toán và phối hợp mật thiết giữa Sĩ Quan Liên Lạc, Ban 3 Không Lực Sư Đoàn, Ban 2 Sư Đoàn và Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Phụ Trách Không Lực để bảo đảm không những các mục tiêu quan trọng được ấn định, mà còn khiến cho việc ấn định mục tiêu cũng giúp yểm trợ cho các thế điều quân trên mặt đất.

Các phi cơ KLHK bay yểm trợ cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ trong Chiến Dịch Pleiku gồm có: F-100, F4C, A1E, B-57, F-102. Các phi cơ Hải Quân HK và TQLC HK bay yểm trợ cho sư đoàn (hướng dẫn bởi các kiểm báo viên KLHK) gồm có: F4B, A4D, A1H.

Một trong những bài học giá trị nhất trong chiến dịch về mặt không yểm tiếp cận là kỹ thuật đánh dấu các chu vi vào lúc ban đêm để cung cấp cho các phi cơ yểm trợ không những với một chỉ điểm tích cực của ven ngoại biên của vùng chiến trận, mà một cao đỉnh với hai điểm cho việc thả bom napalm nữa. Các đơn vị xử dụng các vỏ đạn đại bác đã xài rồi, đổ đầy cát vào và rưới đầy dầu xăng và châm cho cháy sáng với các ngòi bật cháy bằng tay. Các thứ này cùng các thứ đại loại như vậy cung ứng cho việc đánh dấu đậm nét cho phòng tuyến vào lúc ban đêm và cho phép không yểm tiếp cận liên tục cho các đơn vị bộ chiến 24/24.

(2) Yểm Trợ Tiếp Vận. Yểm trợ tiếp vận không cơ hữu chính yếu được cung cấp bởi các phi cơ C-123 và C-130 làm việc trong hệ thống của Trung Tâm Sĩ Quan Liên Lạc Hành Quân Không Lực khi mà đó là phương cách duy nhất của yểm trợ tiếp vận sư đoàn. Các phi cơ KLHK tải vận các kiện hàng từ các căn cứ tiếp vận ở Việt Nam đến vùng Pleiku cả thảy 6,5 triệu cân Anh thuộc loại tiếp vận I, III và V, chính yếu JP-4. Trong vài trường hợp, các phi cơ tải vận tháo khoán trực tiếp tải vận đến các phi đạo tiền phương, khiến cho sư đoàn rút ngắn thời gian tải vận lẻ tẻ.

Trong thời kỳ đầu sinh hoạt của Trung Tâm Sĩ Quan Liên Lạc Hành Quân Không Lực hầu hết các kiện hàng được tải vận đến phi đạo Pleiku Tân Lập, và các quân xa vay mượn từ QLVNCH và Hải Quân Việt Nam chuyên chở các kiện hàng tiếp vận tới căn cứ tiếp vận của sư đoàn tại Trại Holloway.

9

8. Tình Báo

a. Bối Cảnh Tổng Quát. Trước ngày 19 tháng 10, thông tin tình báo cho thấy địch tập trung quân tại phía đông và đông bắc của vùng căn cứ sư đoàn. Vì mối đe dọa tới mùa gặt lúa gạo tại các vùng ven biển từ Tuy Hòa đến Bồng Sơn, kế hoạch cho các hành quân chiến thuật qui nhắm trực tiếp tới vùng chung này.

Ngày 18 tháng 10, tình hình địch quân trong tỉnh lỵ Pleiku được mô tả trong phần Đính Kèm 1.

Mặc dù có nhiều báo cáo kế tiếp trong Vùng Chiến Thuật Quân Đoàn II là trại DSCĐ Pleime có thể bị tấn công (hầu hết là không xảy ra) cuộc tấn công của địch vào lúc 191900 tháng 10 gây một ít ngạc nhiên. Nhưng, ngay cả khi thấy địch sung vào trận nhiều quân lính, ý kiến chung đồng thuận là vùng ven biển vẫn là mục tiêu thật sự của các nỗ lực Việt Cộng trong vùng của quân đoàn.

Khoảng ngày 21 tháng 10, các cố vấn tình báo tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đi tới kết luận là cuộc tấn công Pleime được dàn dựng bởi một đơn vị Bắc Việt mới xâm nhập, có lẽ cỡ trung đoàn, và coi bộ được thực hiện như một cuộc hành quân "thử lửa" trên đường đi tới một vùng căn cứ vĩnh viễn tại Nam Việt Nam. Quân số ước lượng là một tiểu đoàn VC dùng tấn công vào trại, với hai hay ba tiểu đoàn dùng để phục kích lực lượng tiếp cứu, trong trường hợp lực lượng này được phái tới.

Tuy nhiên, ngày 22 tháng 10, các cố vấn duyệt lại sự ước lượng lên cao hơn nhiều. Dựa vào các báo cáo có được, họ tin là có hai trung đoàn hành quân trong vùng Pleime. Nếu con số ước lượng này chính xác, thì lý luận cho thấy là VC có khả năng tấn công để hủy diệt trại DSCĐ đồng thời có thể sung đủ lực lượng để hủy diệt đoàn quân tiếp cứu. Chiều hướng hành động thứ hai này có phần hợp lý vì lẽ địch đã không sung thêm lực lượng chống lại trại và hơn nữa, một số lực lượng DSCĐ nằm ngoài doanh trại khi cuộc tấn công bắt đầu đã thành công trở lui vào trại không mấy khó khăn.

Biết được là địch có hai trung đoàn trong vùng Pleime khiến cho Tư Lệnh Quân Đoàn II ở vào thế khó xử. Ông không thể không tiếp cứu trại vì như thế là mất trại hoàn toàn; mà ông cũng không có đủ quân số tại Pleiku để thực hiện hành quân tiêp cứu.

Do biết được lực lượng phục kích của địch khoảng cỡ một trung đoàn, lực lượng phản ứng cần có một quân số đủ mạnh không những để đọ sức ngang với đơn vị phục kích, mà còn để sát phạt địch quân khi chạm ổ phục kích.

Để có thể qui tụ một lực lượng tiếp cứu đủ mạnh, Tư Lệnh Quân Đoàn II phải sung vào các lực lượng trừ bị của Quân Đoàn, và làm như vậy sẽ khiến Pleiku mất đi đội ngũ phòng thủ.

Vì vậy mà Sư Đoàn 1 Không Kỵ được đưa vào giải bài toán, trước để đảm bảo việc phòng thủ Pleiku, tiếp đến là để tăng cường cho lực lượng tiếp cứu của Quân Đoàn II.

b. Diễn Tiến Tình Hình. Ngày 27 tháng 10, Lữ Đoàn 1 thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ khởi sự các cuộc hành quân tấn công phía tây trại Pleime để tìm và diệt địch. Vào lúc này danh hiệu của các đơn vị địch trong vùng Pleime được biết là Trung Đoàn 32 BV, và Trung Đoàn 101-B, một danh xưng tạm thời gán cho đơn vị đang tấn công trại Pleime. Sau này danh hiệu này được chính thức cải danh là Trung Đoàn 33.

Trong 12 ngày hành quân kế tiếp của lữ đoàn và của 1st Squadron/9th Cavalry hành quân cường thám đã xảy ra nhiều cuộc đụng độ mạnh.

10

Trong suốt thời kỳ này phần đông nhân sự địch quân gặp được là quân lính Bắc Việt, ăn mặc tươm tất, trang bị khá và được ăn uống tạm đủ. Phần đông được tiếp tế đạn dược súng nhỏ dồi dào. Trong số những người đầu hàng và bị bắt trong khi chiến dịch tiếp diễn, nguyên nhân chính của sự bất mãn coi bộ là tình trạng thiếu thuốc men hay săn sóc về mặt y tế; tình trạng bệnh liên miên; thiếu thực phẩm và thất vọng vì các lời hứa suông và viễn ảnh một tương lai đen tối của chính nghĩa Việt Cộng.

Cộng thêm vào đó, một tệ trạng bệnh sốt rét và thiếu dinh dưỡng được báo cáo trong số quân lính Bắc Việt trong thời kỳ xâm nhập.

Kết quả của các cuộc hành quân của Lữ Đoàn trong chiến dịch Pleiku sẽ được tóm lược chi tiết sau, trong khi chờ đợi cần ghi nhận ở đây là ngày 9 tháng 11 ước lượng tình báo sư đoàn chỉ cho thấy là 1.387 binh sĩ địch bị mất trong thời gian 12 ngày can dự của sư đoàn và phần lớn thuộc Trung Đoàn 101-B/33. Trung Đoàn được coi như bất khả dụng vào lúc đó, chỉ còn lại có khoảng 600-1.000 quân lính.

Ngày 9 tháng 11, Lữ Đoàn 1 được Lữ Đoàn 3 thay thế, nhưng khái niệm truy đuổi và tiêu diệt chung các lực lượng Bắc Quân của sư đoàn vẫn y nguyên không thay đổi.

Sự hiện diện của một đơn vị Bắc Quân mới xâm nhập được phát hiện khi một tù binh bị bắt trong một ổ phục kích do một đơn vị Không Kỵ thiết lập gần biên giới Căm Bốt, khai là đơn vị của anh ta là Tiểu Đoàn 8/Trung Đoàn 66, chỉ vừa mới vào Nam Việt Nam cách có hai ngày trước.

Từ ngày 14 đến 19 tháng 11, Lữ Đoàn 3 tìm được và giao tranh với các đơn vị ---- thuộc Trung Đoàn 66, các tàn quân của Trung Đoàn 33, Tiểu Đoàn H-15 thuộc Lực Lượng Chủ Lực Việt Cộng, và một đơn vị cỡ tiểu đoàn không rõ danh hiệu. Tổng số quân ước lượng của các đơn vị địch quân ngày 14 tháng 11 là 3.631.

Một phân tích thống kê chi tiết của các tổn thất địch sẽ được cung cấp sau, nhưng cũng nên ghi nhận ở đây là ước lượng quân số địch quân của sư đoàn vào ngày 20 tháng 11 là từ 1.200 đến 1.900 còn sống sót từ tất cả các đơn vị.

Coi bộ các đơn vị bộ chiến của sư đoàn không khi nào đụng độ với Trung Đoàn 32, mặc dù đơn vị pháo binh sư đoàn khi bắn yểm trợ cho các lực lượng QLVNCH đã đóng góp vào sự tổn thất trung đoàn này hứng chịu. Ước lượng này cho thấy là quân số địch giảm thiểu xuống còn lại 450-650.

c. Địa Thế và Thời Tiết:

(1) Thời Tiết. Cách chung thời tiết thuận lợi cho các cuộc hành quân không kỵ. Tình trạng không trung thường quan mây hay một ít tầng mây cao và viễn quan vô tận. Tìng trạng này cũng áp dụng cho ban đêm khi mà viễn quan chỉ bị giới hạn bởi bóng tối. Sự thiếu vắng của mưa cũng cho phép thả dàn xử dụng kỹ thuật hướng dẫn ban đêm, mặc dù các đơn vị không quân được trang bị các máy móc không trợ để thắng vượt các điều kiện thời tiết xấu bên lề. Nhiệt độ thường thì từ 76 đến 86 độ Farenheit và độ ẩm không hề hấn gì. Chu kỳ mặt trăng mặt trời trong thời kỳ 8-17 tháng 11 thuận lợi cho các cuộc hành quân đêm và bảo an.

(2) Địa Thế.

(a) Tổng Quát. Chiến trường bao quát khoảng chừng 2.500 cây số vuông trên một địa thế cách chung phẳng lì. Vùng này chằng chịt một hệ thống sông rạch và suối nước nhỏ với dòng nước cách chung chảy theo về hướng tây và tây nam. Địa thế nổi bật gồm có rặng núi Chu Prong nằm góc phía tây nam của vùng sư đoàn hành quân (YA9099) và núi Chu Go nằm tại phần phía nam của vùng hành quân (ZA2206).

11

Nền đất, cách chung, là đất sét đỏ tạo thành một đường đạo tuyệt hảo trong mùa khô ráo.

(b) Bao Phủ và Bao Che. Cây cỏ rậm rạp tạo nên một lớp che đậy tuyệt hảo cho cả hai lực lượng bạn và thù. Màn bao phủ được cung ứng bởi nhiều tầng lớp trên mặt đất; các gò đống mối đầy dẫy khắp cùng trong vùng chiến trận; đường mương và tường thành đồng lúa.

(c) Quan Sát và Vùng Nhắm Bắn. Rừng cây rậm rạp và cỏ voi xanh tươi khiến cho việc quan sát và vùng nhắm bắn trở nên một yếu tố tối hệ trọng trong vùng hành quân. Tuy nhiên, mặt địa bàn của quan sát viên không lực cống hiến cho các lực lượng bạn một ưu thế đối với địch quân.

(d) Cản Trở. Tuy là không có cản trở trong vùng chiến trận làm trì trệ các cuộc hành quân không vận (sông lạch và núi đồi không là một vấn đề về mặt kỹ thuật không kích), mật độ rậm rạp của rừng rú quả thật là vấn đề cho việc hoạch định các cuộc hành quân không vận và do đó, thật sự là một cản trở thiên nhiên. Sự thiếu sót các vùng đổ bộ tốt cho nhiều trực thăng gây ra khó khăn dai dẳng cho việc hoạch định chiến trận trong chiến dịch. Sự ngăn chia địa thế, với các sườn núi và thung lũng chạy dọc theo hướng đông bắc-tây nam khiến địch tư nhiên phải di chuyển theo hướng đông tây.

(e) Địa Thế Then Chốt. Rặng núi Chu Prong mang sắc thái của một địa thế then chốt trong vùng chiến trận. Đây là một địa điểm vững mạnh, cách xa các đường lộ hay đường mòn, nơi đó địch có thể và thật sự đã xây đắp những căn cứ phòng thủ ngoại hạng và chống đỡ hữu hiệu các cuộc xung kích không vận. Hơn nữa, rặng núi này chòng chéo qua hai biên giới Miên Việt và là cửa ngõ đi vào Căm Bốt giúp các lực lượng địch quân dễ dàng lẩn trốn qua biên giới.

(f) Đường Lộ và Đường Mòn. Ngoại trừ Quốc Lộ 14, cách chung bao bọc cạnh phía tây vùng hành quân của sư đoàn, Quốc Lộ 19, thông qua khu vực phía bắc từ hướng đông sang hướng tây, và con đường dẫn đưa tới trại DSCĐ Pleime, thì không có đường lộ nào khác trong vùng chiến trận. Sự thiếu vắng các đường giây liên lạc trên bộ khiến cho phải hoàn toàn lệ thuộc vào đường giây liên lạc không vận cho các di chuyển của pháo binh và tiếp vận; một yếu tố hệ trọng trong việc hoạch định các cuộc hành quân trong chiến dịch Pleiku. Tuy nhiên, các đường mòn đầy dẫy khắp cùng trong vùng và được xử dụng để hướng dẫn các thế di chuyển của quân lính và các đội hình của địch quân.

d. Dân Sự Vụ. Cả dân Việt và dân Thượng sống trong vùng hành quân. Tuy nhiên, phần đông dân Việt đã bỏ trốn đi, để vùng lại cho dân Thượng và Việt Cộng. Dân Thượng chính yếu thuộc sắc tộc Djarai-Khoam. Thường dân không thiên VC, nhưng vì chính phủ mất quyền kiểm soát vùng, VC lấn áp khoảng trống quyền lực.

VC không những xâm nhập vào các xã ấp, mà còn thiết lập các vị trí chiến đấu bên trong làng xã. Viễn ảnh là thường dân sẽ lại thiên về chính phủ một khi an ninh và ổn định được vãn hồi. Nhiều nhân sự DSCĐ trong các trại Lực Lượng Đặc Biệt có thân nhân sống trong các xã ấp khắp trong vùng dưới quyền kiểm soát của VC. Vì lẽ sự kiểm soát của chính quyền và sự ủng hộ của dân chúng trong tương lại trực tiếp bị ảnh hưởng, cách hành quân của Sư Đoàn 1 Không Kỵ cần phải giảm đến mức tối thiểu các thương tích gây cho thường dân và kế hoạch thực thi chính sách dân sự vụ tốt rất là quan trọng.

e. Lượng Giá và Lời Bàn.

(1) Tinh Thần. Tuy có một ít dấu chỉ bất mãn và ý muốn đầu hàng, con số tù binh bắt được tướng đối ít ỏi so với tỉ lệ tổng số binh sĩ Bắc Quân sung vào chiến trận cho thấy tinh thần cao độ cách chung trong các đơn vị sơ khởi đụng độ với Sư Đoàn 1 Không Kỵ.

12

Một loạt dấu chỉ khác của tinh thần cao là quyết chí, hiếu chiến và qui củ của các toán quân giáp mặt với các đơn vị HK. Tuy nhiên, hình như tinh thần chung có giảm thiểu tiếp sau cuộc thất bại quyết liệt trên mặt đất. Chẳng hạn, một tù binh thuộc Đại Đội 8, Tiểu Đoàn 8, Trung Đoàn 66 báo cáo sau cuộc đụng độ với TĐ 2/7 KK ngày 17 tháng 11 là đơn vị anh ta hứng chịu 30 chết, 50 bị thương và, quan trọng hơn cả, 50 đào ngũ. Thêm nữa, các báo cáo từ các lực lượng QLVNCH chỉ cho thấy là các tù binh bị bắt thuộc Trung Đoàn 32 vào cuối tháng 11 tin là họ đã thua trận. Một điều khác tác hại đến tinh thần địch quân là việc xử dụng các cuộc oanh tạc B-52 để yểm trợ tiếp cận bộ chiến. Các binh sĩ địch bị bắt khai là các cuộc oanh kích đã reo sự kinh hãi vào lòng các toán quân Bắc Quân và họ cảm nghiệp được là mỗi cuộc oanh kích bao phủ một vùng 20 cây số vuông và các địa đạo thông thường tuyệt đối không che chở gì họ được.

(2) Lãnh Đạo. Trong suốt chiến dịch, cấp lãnh đạo của địch coi bộ khá. Lẽ dĩ nhiên, có những báo cáo không tốt, và trong một trường hợp, một báo cáo nói về một sĩ quan bỏ chạy dưới hỏa lực. Các cuộc tấn công biển người trước hỏa lực bảo vệ nghiệt ngã chỉ cho thấy hoặc một thiếu sót của uyển chuyển hoặc một khiếm khuyết về các phương tiện điều khiển và chỉ huy --- có thể một pha trộn cả hai. Tuy nhiên, phản ứng cấp thời khi bị đánh bất ngờ, và tổ chức tập hợp đội hình vững vàng chỉ cho thấy một cao độ về khả năng chuyên nghiệp.

(3) Chiến Thuật và Kỹ Thuật.

(a) Tổng Quát. Đơn vị trung bình Bắc Quân coi bộ được tổ chức theo cùng lề lối của các Lực Lượng Trung Cộng; nghĩa là, các đơn vị nhỏ trang bị với chủ yếu súng tự động, tăng cường bởi súng đại đội và súng tiểu đoàn. (Xem bảng tổ chức của một sư đoàn Bắc Quân, biết tại một Mặt Trận Dã Chiến, đối mặt với Sư Đoàn 1 Không Kỵ trong Chiến Dịch Pleiku, đính kèm 2). Mỗi quân lính mang từ ba đến năm trái lựu đạn tay Tàu. Hầu hết quân lính mang trang bị ngủ gồm một tấm plát tíc không thấm nước và một chiếc võng. Các bọc vải chứa đựng quần áo, đồ cứu thương và dụng cụ nấu nướng thường được để lại tại căn cứ hay các vùng tập trung trước khi giao tranh.

(b) Ngụy Trang. Quân lính Bắc Quân rất thành thạo trong việc ngụy trang và dùng mọi che đậy và dấu diếm rất tuyệt hảo. Họ cài cành lá vào trang cụ để biến đổi hình dạng. Một số quân lính cũng dùng tới hóa trang trên mặt. Các quân lính Bắc Quân thường chui xuống hố, ngay cả khi tạm nghỉ hay ngừng ăn và hóa trang cẩn thận vị trí của họ. Kỷ luật về tiếng động và ánh sáng rất tuyệt hảo. Họ cũng khéo xử dụng cây cối làm mặt bàn khai hỏa.

(c) Chiến Thuật Tấn Công. Chỉ xử dụng súng nhỏ, bích kích pháo nhẹ và súng phòng không, quân lính Bắc Quân cố gắng tiến sát lại gần mau lẹ vùng mục tiêu để vô hiệu hóa hỏa lực yểm trợ phòng thủ và để lấn át và phá vỡ đội hình của quân phòng thủ. Một số cuộc tấn công được dọn đường bởi hỏa lực bích kích pháo nhẹ và, trong một số trường hợp, bởi hỏa lực hỏa tiễn thường bị lầm tưởng là chuẩn bị cho bích kích pháo. Các cuộc tấn công có thể được phân loại hoặc là nỗ lực áp đảo bằng biển người tại một địa điểm quyết liệt hoặc là bao vây với các nhóm 50-75 người; hoặc là một pha trộn cả hai loại. Các chiến thuật khác Bắc Quân ưa dùng coi bộ là các thế điều quân vũ bão với các đơn vị nhỏ bao vây, và xung phong mau lẹ với các đơn vị nhỏ --- 6 tới 10 --- chống lại các đơn vị nhỏ và cô lập. Cả hai thế được thực hiện để chống lại các chiến thuật bao vây do các lực lượng bạn xử dụng.

Trái ngược với thói của các lực lượng Hoa Kỳ bắn bích kích pháo bao phủ toàn vùng, hỏa lực bích kích pháo Bắc Quân thường chỉ nhắm tập trung vào phía mặt tiền của đường đại tấn công và thường là bắn tiệm tiến bò tới.

Ban đêm các đơn vị địch quân khôn khéo đánh thăm dò chu vi phòng thủ và cẩn thận cho các toán xâm nhập có thể ở lại đàng sau để hành động bắn sẻ hay đội toán ám sát. Hỏa lực súng nhỏ tiếp cận của chủ lực Bắc Quân mang đặc điểm là rất chính xác và quyết tâm nhắm trúng các mục tiêu cá biệt. Các mục tiêu này thường là các chuyên viên ra điô và các chỉ huy trưởng thuộc các cấp.

13

Tuy nhiên cần ghi nhận là các chiến thuật này dựa vào một chủ thuyết cho là các cuộc oanh kích sẽ không được kêu gọi bắn vào khoảng cách dưới 500 thước của lằn ranh phòng tuyến; và hỏa lực pháo binh sẽ không bắn dưới 150 thước từ vị trí các hầm hố chiến đấu cá nhân. Họ đã khám phá sau đó, sau khi bị tàn sát thê thảm, là các đơn vị thuộc SĐ 1 KK không do dự kêu gọi cả oanh tạc lẫn pháo tập bắn phá trong khoảng 100 thước của lằn ranh phòng tuyến khi tình thế đòi hỏi hành động như vậy. Khám phá này đã khiến chủ thuyết tấn công của Bắc Quân phải thay đổi trong những cuộc hành quân tương lai chống lại các đơn vị Mỹ.

(d) Chiến Thuật Phòng Thủ. Trong nhiều trường hợp, các vị trí của các đơn vị nhỏ được trải ra lưng đối lưng theo hìnch chữ "L" đảo lộn cấu tạo nên hỏa lực bắn dọc vào những vùng sát hại rộng lớn và khiến cho quân tấn công không nhận định rõ ràng vị trí nơi phát xuất hỏa lực. Thế sắp đặt các súng cộng đồng cho thấy một hiểu biết vững vàng về việc xử dụng hỏa lực bắn sát mặt đất để cấm cản việc xử dụng tới các đường ngõ tiến quân.

(e) Linh Tinh. Các toán quân Bắc Quân thường hay tìm cách làm cho các lực lượng rối chí trong khi giao tranh bằng các hô to, "Lính Bạn" hay "Quân Bạn" đồng thời trang phục với mũ sắt và trang bị Mỹ. Mẹo thế này đôi khi khiến cho họ có cơ hội khai hỏa trước và rồi tìm cách ch́em vè.

(4) Tiếp Vận. Tiếp tế lương thực coi bộ đầy đủ cho hầu hết các đơn vị ngoại trừ một số đơn vị của Trung Đoàn 33 khi họ bị ly khai khỏi căn cứ tiếp vận trong nhiều ngày. Một số tàn quân và đào ngũ thiếu dinh dưỡng. Nhiều báo cáo cho biết là các kho lẫm to lớn được thiết lập trong vùng, đặc biệt là trong Thung Lũng Ia Drang. Đạn dược súng nhỏ coi bộ phong phú. Quả thật vậy, đêm ngày 14 tháng 11, các đơn vị đụng độ với TĐ 1/7 KK được tái tiếp tế từng đợt với 90 viên đạn. Rõ rệt là có tình trạng thiếu thốn đạn dược súng cỡ lớn, đặc biệt là bích kích pháo. Tiếp tế y tế cũng khan hiếm cho các lực lượng Bắc Quân.

(5) Vũ Khí. Ít nhất có hai trường hợp xảy ra đạn nổ tung trên không gần bên các phi cơ trong chiến dịch. Sự hiện diện của súng phòng không hai nòng 14.5 ly thông thường của một tiểu đoàn súng phòng không của một sư đoàn Bắc Quân, được báo cáo trong hơn một trường hợp, nhưng không tịch thu được chiếc súng nào.

Các súng ống tịch thu thuộc đủ loại súng lực lượng Bắc Quân quen dùng. Chúng bao gồm bích kích pháo 82 ly, súng không giựt 75 ly, súng đại liên 12,7 ly, các súng liên thanh nhẹ RP46 và RPD, các súng carbine bán tự động SKS 7,62 ly, và các súng xung phong AD47 7,62 ly. Còn thêm súng đột phá 7,62 ly và súng phóng hỏa tiễn 40 ly, cả hai loại bắn đầu đạn 40 ly và 82 ly.

Hầu hết các súng ống tịch thu từ các đơn vị Bắc Quân mang nhãn hiệu Trung Cộng, với một ít đến từ các nước Khối Cộng Sản khác. Các súng ống tước được từ các đơn vị thụôc lực lượng VC địa phương dọc theo Quốc Lộ 19 và tại Tiểu Khu Quận Lệ Thanh là một hỗn hợp súng ống thường liên hệ với các đơn vị địa phương.

(6) Kỹ Thuật Tình Báo. Các Báo Cáo Cán Bộ Đặc Biệt (SPAR) được xử dụng để nhắm mục tiêu cho các hỏa lực cấm cản của KLHK và pháo binh. Trong thời kỳ từ 18-23 tháng 11, phát hiện được 25 mục tiêu nghi ngờ, trong số đó nhắm bắn vào 17 mục tiêu. Trong số này 13 được xác nhận là mục tiêu bởi hoặc quan sát nhân sự địch, nhà cửa, hỏa lực phản hồi hay phát nổ phụ.

14

9. Sứ Mạng. Sứ mạng của Sư Đoàn 1 Không Kỵ trong vùng Pleiku-Pleime được phân nhiệm trong hai giai đoạn. Giai đoạn I, từ 23 tháng 10 đến 26 tháng 10, đặc các đơn vị của sư đoàn vào vai trò phòng thủ, tăng cường và/hay tấn công giới hạn.

Giai đoạn II, từ 27 tháng 10 đến 26 tháng 11, đặt sư đoàn trong vai trò tấn công không giới hạn để lùng kiếm và hủy diệt các lực lượng VC trong một vùng hành quân được coi là vĩ đại theo tiêu chuẩn qui ước.

Các sứ mạng được phân niệm hoặc bởi Tư Lệnh Field Forces Vietnam, hoặc bởi Tư Lệnh, United States Military Assistance Command, Vietnam, thông qua Field Forces Vietnam. Hai văn thư qui định sứ mạng chính yếu sư đoàn nhận được như sau:

Giai Đoạn I: (Văn thư 1097 từ Tư Lệnh FFV, ngày 221421 tháng 10 năm 1965, gửi Tư Lệnh, SĐ 1 KK)

Đề Tài: Xác nhận khẩu lệnh của Tư Lệnh FFV truyền cho Tư Lệnh SĐ 1 KK ngày 22/10/65.

"1. (xóa bỏ)

"2. (xóa bỏ)

"3. Kể từ sáng sớm ngày 23/10/65 SĐ 1 KK điều một Tiểu Đoàn Đặc Nhiệm (tối thiểu 1 TĐ BB và 1 PĐ PB) tới Pleiku với sứ mạng chuẩn bị hỗ trợ việc phòng thủ các cơ cở then chốt HK/VNCH tại Pleiku hay tăng cường cho các cuộc hành quân của Quân Đoàn II để giải cứu trại DSCĐ Pleime."

Giai Đoạn II: (Văn thư 1312 từ Tư Lệnh FFV, gửi Tư Lệnh, SĐ 1 KK, ngày 310145 tháng 10 năm 1965)

"Đề Tài: Xác nhận khẩu lệnh của Tư Lệnh FFV truyền cho Tư Lệnh SĐ 1 KK ngày 28/10/65.

"Tham Chiếu:

A. Văn thư 1097 từ AVF-CG-CP, DTD 221421Z

B. Văn thư 38215 MAC J311, DTD 270629Z (NOTAL)

"Các đơn vị của SĐ 1 KK hiện có mặt quanh Pleiku sẽ phối hợp với và thiết lập một vùng hành quân quanh trại DSCĐ Pleime và đảm trách thực hiện các cuộc hành quân để tìm, ghim và hủy diệt các lực lượng VC đang tạo nguy khốn trong vùng chung này."

15

10. Khái Niệm Hành Quân

a. Giai Đoạn I. Khái niệm tiên khởi cho cuộc hành quân này là dàn quân bằng không vận tới gần trại Holloway một tiểu đoàn bộ binh đặc nhiệm để bảo an cho các đơn vị Hoa Kỳ và các cơ sở trong vùng Pleiku và cung cấp một lực lượng trừ bị/phản ứng cho vùng Pleiku.

Trong vòng một vài tiếng đồng hồ ước lượng về tình hình tại Pleime được duyệt lại và việc can dự của sư đoàn được nới rộng lên thành một lực lượng đặc nhiệm cỡ lữ đoàn. Tiếp sau đó khái niệm phát triển để cung cấp các cuộc hành quân tấn công giới hạn, xử dụng các kỹ thuật xung phong không vận để cung cấp hỏa lực pháo binh yểm trợ cho Lực Lượng Đặc Nhiệm Thiết Kỵ QLVNCH tiểp cứu trại Pleime đồng thời yểm trợ chính doanh trại; và để cung cấp bảo an bộ binh cho các vị trí pháo binh, trong khi duy trì một lực lượng phản ứng trừ bị không nhỏ hơn một tiểu đoàn để phòng thủ Pleiku.

b. Giai Đoạn II. Giai đoạn này được thực hiện với một lữ đoàn, cùng với ba và bốn tiểu đoàn, để thực hiện các cuộc hành quân tìm và diệt trong khu vực và qua sự phối hợp với LLĐB HK, DSCĐ và lực lượng tiểu khu để khai triển các mục tiêu cần được tấn công mau lẹ với các lực lượng phản công. Tất cả mọi phương tiện đều được đem ra xử dụng để thu thập thông tin. Các lực lượng bạn khác trong vùng được khuyến khích tham gia bằng cách khai triển mục tiêu, cung cấp lực lượng ngăn chận hay yểm trợ khác trong phạm vi khả năng của họ. Các tiểu đoàn thực hiện các cuộc hành quân tìm và diệt bằng cách thiết lập các căn cứ đại đội/trung đội và khai triển tình hình với một hành quân cỡ tiểu đội. Mỗi tiểu đoàn duy trì một lực lượng phản ứng được trực thăng đổ xuống khi có thể. Thế nghi binh được xử dụng để lòa địch và áp lực luôn được duy trì để buộc địch luôn trốn chạy.

Bắt đầu từ ngày 1 tháng 11, các lực lượng xử dụng trong Vùng I và Vùng II (xem Đính Kèm 3) để khai triển các mục tiêu và ngăn chận các lối thoát của địch vào trong Căm Bốt. Mỗi tiểu đoàn được chuẩn bị để sung một đại đội nội trong một tiếng với các đại đội còn lại tiếp nối sau khoảng cách từng một tiếng để đánh rập một khi một mục tiêu được khai triển. Các cuộc hành quân tìm và diệt tiếp diễn vào trong Vùng II khi các mục tiêu không khai triển trong các khu vực khác. Chú tâm liên tục luôn nhắm vào bảo an cho lực lượng, kể cả cho các ban chỉ huy và các căn cứ tiếp vận.

16

11. Thi Hành. Do tính chất phức tạp của các cuộc hành quân không vận trong Chiến dịch Pleiku, và tính chất khó khăn tự tại trong việc trình bày viễn tượng của một hành động trong hình thức mô tả quy ước, phương cách khai triển hành động sau đây đã được chọn lựa.

Mỗi ngày một tài liệu sẽ được phân phát, kèm theo một bàn đồ để cho thấy các chuyển vận quân chính của các đơn vị trong thời gian đó. Các vị trí cờ là vị trí vào lúc chiều tối của chính ngày hôm đó, khi mà các đơn vị co tụm lại để qua đêm. Trong những trường hợp tốc độ của cuộc giao tranh gia tăng, nhưng sơ đồ đính kèm chứa đựng các phóng hình của vị trí bản đồ quan hệ, sẽ được cung cấp để mô tả rõ ràng hơn những di chuyển then chốt gây ảnh hưởng đến hành động.

Bản tóm lược của mỗi ngày cũng sẽ bao gồm một tóm lược tình báo, bao gộp lại các thông tin thu hoạch được tiếp sau các trận đánh hay chiến dịch. Nên làm như vậy vì cần cho thấy các di chuyển thật sự của địch liên kết với các di chuyển của sư đoàn.

Một kết tính hằng ngày về các con số tổn thất của địch và bạn cũng sẽ được cung cấp.

Các con số tổn thất phía bạn là những con số mà hồ sơ của sư đoàn hiện chỉ cho thấy xảy ra trong ngày giờ hôm đó. Các binh sĩ chết vì vết thương được coi như là chết ngày giờ bị vết thương kết thúc với cái chết. Các con số tổn thất phía địch, trong trường hợp một trận đánh kéo dài hai hay ba ngày chỉ có thể ước tính khoảng chừng trên căn bản hằng ngày.

Thêm nữa, một bảng trận liệt chi tiết sẽ được cung cấp cho mỗi ngày hành quân.

17

23 Tháng 10

1. Tóm Lược Hành Quân.

Lúc 191900 tháng 10 năm 1965, trại DSCĐ Pleime bị một đơn vị địch không rõ quân số và nguồn gốc tấn công. Khoàng ngày 22/10 các sĩ quan tình báo tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II QLVNCH ý thức được là có hai trung đoàn uy hiếp trong vùng Pleime. Cùng ngày, Tư Lệnh Field Force Vietnam, đồng ý tăng cường vùng Pleiku để cho phép Tư Lệnh Quân Đoàn II xuất phái một lực lượng tiếp cứu dọc xuống liên tỉnh lộ tới Pleime với đủ quâns số để đối ứng lại một lực lượng cỡ trung đoàn lập ổ phục kích mà nguồn tình báo ước lượng được. Đêm đó, TF Ingram, gồm một tiểu đoàn bộ binh và một pháo đội pháo binh, được lệnh không vận đến trại Holloway sáng sớm ngày 23/10. Lực lượng đặc nhiệm bắt đầu không vận từ An Khê lúc 0800 và đổ bộ xong tại trại Holloway lúc 1300. Trong khi cuộc không vận tiến hành, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ cảm thấy là sự can dự của sư đoàn chắc chắn sẽ leo thang một khi đoàn quân tiếp cứu QLVNCH được sung vào trận, đã được phép từ FFV phái tới Pleiku Lữ Đoàn 1, rồi thực hiện Hành Quân Scrimmage trong vùng quanh Bình Khê phía đông Đèo Măng dọc trên Quốc Lộ 19. Lữ Đoàn 1, với đơn vị ban chỉ huy, T 2/8 KK và hai pháo đội của T 2/9 PB, được rút ra khỏi thung Lũng Vĩnh Thạnh khoảng lúc 1500 giờ và đổ bộ trực thăng xuống trại Holloway khoảng 2400, và khi đó bắt đầu đảm nhiệm điều khiển TF Ingram.

Lữ Đoàn vẫn còn chịu trách nhiệm bảo an cho Pleiku, nhưng có hai sứ mạng mới: cung cấp pháo yểm cho Hành Quân Dân Thắng 21, tức là đoàn quân tiễp cứu Pleime; và cung cấp lực lượng trừ bị/phản ứng có thể sung vào mặt trận Pleime.

Các hành động chiều hôm đó đưa tới hai sứ mạng tiếp sau. Trong khi Lữ Đoàn 1 di chuyển đến Pleiku, đoàn quân tiếp cứu bắt đầu di chuyển xuống liên tỉnh lộ tiến tới Pleime. Toàn bộ lực lượng gồm có Thiết Đoàn 3, Tiểu Đoàn 1/42 Bộ Binh, Tiểu Đoàn 21 BĐQ và Tiểu Đoàn 22 BĐQ, tổng cộng 1.200 người, 16 chiến xa và 15 thiết vận xa.

Lúc 1400 giờ, Tiểu Đoàn 22 BĐQ được trực thăng vận tới Bãi Đáp tại ZA150157 từ đó tiểu đoàn tảo thanh về hướng tây tới con đường Phù Mỹ-Pleime, tiêu diệt mọi tên VC trong vùng và dùng làm lực lượng ngăn chận buộc mọi địch quân dọc theo lộ đường bị kẹp giữa họ và Lực Lượng Thiết Kỵ trên đường tấn công. Báo cáo chính thức sau trận đánh do Cố Vấn Trưởng đệ trình cho Vùng 24 Chiến Thuật Đặc Biệt không đả động đến vài trò của TĐ 22 BĐQ trong hành động kế tiếp.

Các toán quân Thiết Vận Xa và đại đội chiến xa di chuyển dọc theo đượng lộ cánh trái do TĐ 1/42 BB yểm trợ và cánh phải do hai đại đội của TĐ 21 BQĐ yểm trợ. Các quân xa, do hai đại đội thuộc TĐ 21 BĐQ bảo vệ, đi sau khoảng 2 cây số lực lượng tấn công chính. Lúc 1700 giờ, lực lượng chính dừng chân tại ZA1717 trong khi oanh tạc tiền định nhắm bắn vào một vị trí nghi ngờ có VC tại ZA 172164. Sau cuộc oanh kích, lực lượng tiến bước và lúc 1750 giờ bị hỏa lực mạnh uy hiếp từ phía đông nam và tây của ZA172164. Đồng thời các thiết vận xa hứng chịu hoả lực nặng từ đông và tây. Một khi các thiết vận xa bị ghim xuống bởi bích kích pháo và hỏa lực súng tự động, một lực lượng khoảng 2-3 đại đội xung phong từ phía nam. Một cuộc oank kích lập tức được thực hiện tấn công vào lực lượng địch nhưng không trước khi các thiết vận xa với vỏ bọc mềm mỏng bị tổn hại nặng.

Khi lực lượng VC bị đẩy lui, đơn vị dẫn đầu của Lực Lượng Đặc Nhiệm Thiết Kỵ lùi lại khoảng một cây số về hướng bắc và thiết lập một phòng tuyến tại ZA193195. Suốt đêm hai vị trí hứng chịu hỏa lực quấy nhiễu của bích kích pháo và súng nhỏ. Quân trang bạn bị mất mát gồm hai thiết vận xa M8, hai quân xa đạn dược 5 tấn, và hai bồn xăng bị phá hủy; hai quân xa 5 tấn, một thiết vận xa M8, một xe ủi đất, một quân xa với tủ ngăn kéo thấp, hai quân xa 3/4 tấn và hai khẩu đại bác howitzer 105 ly bị hư hỏng. Không có báo cáo về tổn thất địch.

18

2. Trận Liệt.

TF Ingram: 2/12 Cav; B 2/17 Arty; Wpns Sec, 1/9 Cav; A/8th Eng (-); 2 Plt, 229; Tm, 10th RRU; Sqd, 545 MP Co; F-A-C tm, USAF.

First Brigade: HHC/1st Bde; 2/8 Cav, 2/19 Arty (-); D 1/9 Cav; B 1/9 Cav; A 2/20 Arty; 3d FSE, (Spt Cmd); c/227 AHB (-); B/228 ASHB (-).

Divisional: Div Command Elements; 17th Avn Co.

3. Tóm Lược Tình Báo: Các đơn vị không kỵ, liền ngay khi tới Pleime bắt đầu tức khắc thu thập và thẩm định tình báo. Các cố vấn tình báo Quân Đoàn II chưa xác định được tên của bất cứ đơn vị nào tại hay quanh Pleime, ngoài ước lượng chính xác là tổng cộng quân số địch khoảng chừng là hai trung đoàn. Họ cũng ước lượng là có thể có một lực lượng cỡ trung đoàn nằm phía tây Pleiku. Cách chung, hình ảnh tình báo vào ngày Sư Đoàn 1 Không Kỵ nhập cuộc được mô tả trong Đính Kèm 4.

4. Thống Kê Sinh Hoạt: Không có.

19

24 Tháng 10

1. Tóm Lược Hành Quân.

Lữ Đoàn 1 bắt đầu hoàn tất sứ mạng cung cấp pháo yểm cho Lực Lượng Đặc Nhiệm Thiết Kỵ (LLĐNTK). ĐĐ B 2/12 tấn công trực thăng vận xuống Mục Tiêu Field Goal (ZA238255) lúc 0812 giờ, tiếp sau bởi các Đại Đội C, D và toán chỉ huy của Tiểu Đoàn. Pháo Đội 2/17 đổ bộ xuống ngay sau khi Bãi Đáp được bảo an.

Xế chiều hôm đó, các Pháo Đội 2/12 và B 2/17 di chuyển bằng đường lộ và không vận tới Mục Tiêu Field Gold South (ZA202207), từ đó bắn yểm trợ cho LLĐNTK, rồi rời tới địa điểm khoảng 9 cây số phía nam của Field Goal South.

Lúc 1600 giờ, 2/8 KK thực hiện một cuộc xung phong trực thăng vận và chiếm cứ không gặp kháng cự Bãi Đáp South (ZA209123) với các Đại Đội A và C, tiếp sau bởi Pháo Đội B 2/19, cũng khởi sự bắn yểm trợ cho LLĐNTK.

Thiết Đội B/Thiết Kỵ 1/9 thực hiện các sứ mạng trinh sát và thăm dò trong vùng hành quân của lữ đoàn.

Tất cả các đơn vị Không Kỵ co cụm lại vào trong vị trí qua đêm khoảng 1900 giờ. Đoàn quân tiếp cứu QLVNCH, trong khi đó, đã di chuyển lực lượng chính phía bắc dọc theo đường lộ tới phòng tuyến của các thiết vận xa, sau đó các tổn thất được di tản.

Để thúc đẩy đoàn quân tiếp cứu di chuyển ngày 24/10, Lữ Đoàn 1 đặt để một toán liên lạc viên pháo binh với đoàn quân thiết kỵ, như vậy bảo đảm pháo yểm Mỹ cho LLĐNTK. Tuy nhiên, chỉ huy trưởng LLĐNTK chọn lựa tiếp tục dừng chân tại vị trí này qua đêm trong khi đó ông phái người trở lui về Pleiku để xin thêm tiếp tế. Toán liên lạc viên pháo binh nhập vào LLĐNTK từ một trong những trực thăng di tản thương binh chiều tối ngày 24/10.

21

2. Trận Liệt.

1st Brigade: HHC, 1st Bde; 2/8 Cav; 2/12 Cav; 2/19 Arty (-); B 2/17 Arty; A 2/20 Arty (ARA); A/8 Eng; Tm, 10th RRU; Plt, 545 MP Co; FAC Tms, Air Force; 3d FSE; C 227th AHB; B 228th ASHB.

Division: div Cmd Pers; 17th Avn Co.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Sau trận đụng độ sơ khởi của các lực lượng QLVNCH sự hiện diện của Trung Đoàn 32 được biết đến. Tuy địch quân giáng một cú đấm thôi sơn vào LLĐNTK, nhưng thất bại trong sứ mạng phá ra từng mảnh hoàn toàn và triệt hủy trọn vẹn.

Tuy chưa biết rõ danh xưng lực lượng địch vẫn còn vây hãm Pleime, nhưng có cảm tưởng càng thêm sáng tỏ đó là một đơn vị mới xâm nhập đang được cho tập sự "thử lửa".

Tuy nhiên, cách chung thì hình ảng tình báo vẫn còn lu mờ và có nhiều suy diễn phỏng chừng.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 0, bị thương 0, mất tích 0.

Tổn thất địch: không có đụng độ bộ binh và không có ước lượng tổn thất gây ra bởi pháo binh.

22

25 Tháng 10

1. Tóm Lược Hành Quân.

Trong khi đó, để yểm trớ khá hơn cho đoàn quân đang tiến lên và để cung cấp yểm trợ tiếp cận cho chính doanh trại, lữ đoàn di chuyển hai khẩu đại bác của PB 2/19, cộng thêm một đơn vị điều khiển của pháo binh thuộc ban chỉ huy, tới Vị Trí Homecoming (ZA217109) trong ngày. Vị trí được bản an bỡi tất cả các đơn vị của TĐ 2/8 KK, đã được hoặc di chuyển tới từ Bãi Đáp đêm qua hoặc từ trại Holloway. Pháo binh bắt đầu bắn phá yểm trợ cho cả đoàn quân tiếp cứu và trại Pleime.

Lúc 1600 giờ, 2/12 KK (-) và B 2/17 PB di chuyển bằng trực thăng vận từ Field Goa South tới trại Holloway để đảm trách sứ mạng lực lượng phản ứng của lữ đoàn và bảo an cho vùng Pleiku.

Thiết Đoàn B 2/9 trở về lại dưới quyền điều khiển của thiết đoàn lúc 1230 giờ và thiết đoàn (-) bắt đầu các cuộc hành quân lùng kiếm trong vùng của Tiểu Khu quận Lệ Thanh (ZA246245) với sự tăng phái của một đội toán LLĐB DSCĐ "Dagle Flight". Đội toán any, tuy mang vể một đơn vị không vận, trê thực tế là một nhóm người thượng trinh sát trên bộ gồm sáu tiểu đội với quân sĩ tiền sát. Thiết đoàn củng thăm dò các cạnh sườn của vùng của Lữ Đoàn 1.

24

2. Trận Liệt.

1st Brigade: Không thay đổi ngoại trừ: Xuất phái B 1/9 Cav lúc 1230 giờ.

Division: 1/9 Cav (-); Forward DTOC; 17th Avn Co; CIDG "Eagle Flight"

3. Tóm Lược Tình Báo:

Với cuộc phục kích bởi Trung Đoàn 32 BV thành công kém, một quyết định hình như đã được lấy là rút lui. Kế hoạch nguyên thủy kêu gọi Trung Đoàn 32 triệt hủy trọn vẹn đoàn quân tiếp cứu, rồi, chung sức với Trung Đoàn 33 BV ở phía nam, tấn chiếm trại Pleime Đ(Ước lượng hoàn tất công việc nội trong một tiếng đồng hồ).

Nay vì đoàn quân tiếp viện đã chọc thủng qua ổ phục kích tới được trại, kế hoạch bị hủy hoại và không còn lý do tiếp tục vây hảm trại Pleime nữa.

Lúc 2200 giờ ngày 25/10, ban chỉ huy của trung đoàn tấn công Pleime được lện rút lui về hướng tây, khởi sự ngày hôm sau, với một tiểu đoàn tăng cường được chỉ định tiếp tục áp đảo trại để bao che công cuộc rút lui.

Các lực lượng bạn biết rõ tất cà những điều này, tuy nhiên rõ đơn vị nào và với quân số nào địch xử dụng để tiếp tục gây áp lực vào trại. .

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 0, bị thương 5, mất tích 0.

Tổn thất địch: Không có đụng độ giáp mặt, tuy nhiên chắc chắn là hỏa lực pháo binh yểm trợ cho QLVNCH gây tổn thất cho địch.

25

26 Tháng 10

1. Tóm Lược Hành Quân.

Chỉ Huy Trưởng LLĐNTK nhận được lệnh thực hiện một cuộc tảo thanh vùng Pleime sáng sớm ngày 26/10. Tiên khởi LLĐNTK phải tiến ra trong đội hình hai hàng dọc. Đại đội chiến xa và TĐ 22 BĐQ tiến bên phải và đoàn quân thiết vận xa, TĐ 1/42 BB và TĐ 21 BĐQ tiến bên trái. Khi tới địa điểm ZA164055, các chiến xa và thiết vận xa không thắng vượt qua được địa thế gồ ghề. Hai đoàn quân đánh vòng và tiến tới trại từ hướng tây bắc. Lúc 1205 giờ, địch khai hỏa với một số lượng lớn bích kích pháo, súng nhỏ và súng không giựt, khiến cho tổn thất bạn tổng cộng là 27 chết và 80 bị thương. Tuy QLVNCH có phần nao núng trong cuộc xung phong, yểm trợ tức khắc của hai khẩu đại bác của PĐ 2/19 tại Homecoming khiến LLĐNTK chống cự lại được cuộc tấn công, và tiếp sau đó xoay qua tấn công lại quân lính Bắc Việt. QLVNCH báo cáo tổn thất địch ngày hôm đó là 148 chết (đếm được xác) và 5 bị bắt.

Lúc 1315, trong khi LLĐNTK đang giao tranh mạnh, TĐ 2/8 KK được lệnh trực sẵn di chuyển đến vùng Pleime và yểm trợ nỗ lực của Đại Đội A/Công Binh 8, sửa chữa phi đạo. Đội toán trinh sát công binh không đáp xuống được do hỏa lực địch.

Sau đó, cấp chỉ huy sư đoàn và lữ đoàn lẩy quyết định tấn công ngọn đồi nằm ngày phía nam trại Pleime (ZA154039). Một vùng hành quân nới rộng được ấn định và kế hoạch bắt đầu được thảo ra. Lữ đoàn nhận lãnh sứ mạng lúc 2145 giờ và làm việc suốt đêm hoạch định cuộc xung phong.

Một trong những quyết định gay go nhất cần phải lấy là việc lựa chọn một bãi đáp. Hỏa lực định vẫn bắn vào phi đạo, do đó không thể dùng làm bãi đổ bộ. Hơn nữa, lực lượng Bắc Quân tại Pleime được trang bị đầy đủ với súng phòng không hạng nặng, và đã bắn hạ bảy phi cơ, trong số đó có hai phóng pháo chiến đấu cơB-57. Sau cùng, vùng đổ bộ coi là an toàn nhất chống lại súng phòng không bao quanh trại Pleime là một bãi quang không mấy xa mục tiêu phía bắc trại.

Trong khi đó, Toán A 2/12 KK được tăng phái cho Thiết Đoàn 1/9 và được trức thăng vận tới ZV115915 từ đó quốc bộ tới ZV105905. Tại địa điểm này, đơn vị thiết lập nhiều tuần tiễu phục kích đêm.

27

2. Trận Liệt.

1st Brigade: Không thay đổi trừ: Thêm 1/9 Cav (-)

Division: Không thay đổi

3. Tóm Lược Tình Báo:

Các sĩ quan tình báo, đương khi biết rõ đơn vị can dự trong cuộc phục kích LLĐNTK là Trung Đoàn 32 BV, lại vẫn chưa chắc chắng đơn vị tại và xung quanh Pleime. Một số tù binh nêu tên Trung Đoàn 101, nhưng không được tin tưởng vì không đồng thuận với trận liệt hiện ghi trong hồ sơ.

Trong khi đó Trung Đoàn 32 đã trở lui về căn cứ trung đoàn tại Plei The (YA820070). Vào thời gian này, tin tình báo cho là một bộ tư lệnh sư đoàn điều khiển hoạt động của địch. Quả thật vậy, sau này xác định được là bộ tư lệnh này di chuyển vào thời kỳ đó địa điểm chiến trận tại Plei Bon Ga (ZA057155) tới Plei Lao Tchin (YA807078) cùng chỗ với Trung Đoàn 32.

Đồng thời, các đơn vị đầu tiên lực lượng đụng độ tại Pleime đăng bắt đầu di chuyển vê hướng tây đi tới căn cứ tiền phương tại Làng Kro (theo tên gọi của địch) tại (ZA080030).

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 0, bị thương 4, mất tích 0.

Tổn thất địch: Vẫn không có đụng độ bộ chiến đáng kể, tuy PĐ 2/19 tin chắc là có gây tổn thất cho địch khi yểm trợ cho LLĐNTK.

5. Bổ Túc:

Ngày 26-27/10 đánh dấu một khúc quẹo trong cuộc hành quân của sư đoàn tại Pleime. Ngày 26/10, Tướng William C. Westmoreland, Tư Lệnh, Lực Lượng Hoa Kỳ, Việt Nam, thăm bộ chỉ huy tiền phương của Lữ Đoàn tại Homecoming. Ngay cả với số tin tức tình báo ít ỏi vào thời kỳ đó, rõ ràng là nỗ lực của Bắc Quân tại Pleime phải là cái gì hơn việc thông thường, một cuộc hành quân "thử lửa". Trong buổi họp giữa Tướng Westmoreland và các sĩ quan của sư đoàn, đề tài thảo luận nhấn mạnh là các Lực Lượng Hoa Kỳ bây giờ phải làm hơn là chỉ chận đứng địch; phải truy lùng và tiêu diệt địch.

Do đó mục tiêu của sư đoàn thay đổi từ một hành động tăng cường và phản ứng thành một thế tấn công không giới hạn. Sư đoàn không còn bị giới hạn trong một vùng hành quân nhỏ hẹp và được giao cho một vùng tác chiến hành quân bao phủ gần 2.500 cây số vuông. Sư đoàn được giao sứ mạng truy lùng, ghim và tiêu diệt các lực lượng địch đang uy hiếp Pleime, Pleiku và toàn bộ vùng cao nguyên.

Lữ Đoàn 1 đảm nhiệm sứ mạng của sư đoàn. Khái niệm của lữ đoàn là thực hiện một cuộc truy lùng địch ráo riết, lục lọi bất cứ đâu ... trong làng xã, trong rừng rậm và dọc theo các loông sông ngạch. Bằng cách trải rộng, nhờ vào liên lạc và trực thăng vận tuyệt hảo, Lữ Đoàn sẽ tảo thao theo hệ thống toàn vùng rộng lớn. Mỗi tiểu đoàn sẽ được tung ra với pháo binh yểm trợ và sẽ giàn ra các đại đội của mình. Từ các căn cứ của đại đội, các toán tuần tiễu sẽ được thực hiện một cách mạnh dạn và dày đặc. Khi có đụng độ, một lực lượng phản ứng sẽ được triệu tập nhanh chóng và được trực thăng vận để tấn công địch. Các khẩu đại bác sẽ được chuyển vận mau lẹ bằng trực thăng, cộng thêm các phi vụ oank kích yểm trợ.

Đây là một cuộc thí nghiệm chiến thuật không kỵ. Những ngày tới đây sẽ cho thấy ba năm đặt kế hoạch và thử nghiệm có đem lại kết quả vinh quanh cho khái niệm và sư đoàn không.

28

27 Tháng 10

1. Tóm Lược Hành Quân.

Các cuộc hành quân tiên khởi dưới khái niệm nới rộng xảy ra lúc 1000 giờ khi TĐ 2/8 KK xung phong tới bãi đáp phía bắc Pleime. Tất cả các chỉ huy trưởng thở phào nhẹ nhõm khi bãi đáp được tiếp nhận mà không có đối kháng. Tiểu đoàn di chuyển xuống phía nam bằng đường bộ để xung phong Mục Tiêu Cherry (ZA155038) và bảo an mục tiêu không gặp kháng cự quan trọng lục 1310 giờ.

Lúc 0715 giờ, các đại đội B và D của TĐ 2/12 KK cùng ban Chỉ Huy tiểu đoàn đáp trực thăng xuống Punt (ZA183123). C 2/12 KK đáp xuống Homecoming lúc 0800 giờ và Pháo Đội B 2/17 KK đáp xuống Punt lúc 0800. Tất cả các đơn vị tới từ trại Holloway.

Các di chuyển của các đơn vị này thực hiện được là vì TĐ 1/12 KK đã được tăng phái cho Lữ Đoàn 1 KK và luc 1615 giờ tập trung xong tại trại Holloway đến từ An Khê và trở nên lực lượng trừ bị/phản ứng của lữ đoàn cho việc phòng thủ Pleiku. Lúc 130 giờm C 1/12 KK được trực thăng vận tới vị trí Drake (ZA122122), tập trung xong lúc 1850 giờ.

Lúc 1845 giờ, B 1/8 KK tới trại Holloway.

Thiết Đoàn 1/9 KK tiếp tục rà vùng của lữ đoàn. Thiết Đoàn trả A 2/12 KK lại cho đơn vị mẹ và đại đội tập trung tại Homecoming xong vào lúc 1730 giờ.

Ban Chỉ Huy Tiền Phương của Lữ Đoàn 1 KK di chuyển tới Homecoming từ trại Holloway, và tập trung xong trước khi trời tối.

30

2. Trận Liệt.

1st Brigade: HHC, 1st Bde; 2/8 Cav; 1/12 Cav; 2/12 Cav; B 1/8 Cav; 2/19 Arty; B 2/17 Arty; A 2/20 Arty; 1/9 Cav Sqdn (-); Tm, 10th RRU; Tm, 191 MI-IPW; Tm, 54th Inf Det Plt; 545 MP co; FAC Tm; A/8th Eng; 3d TSE; 227 AHB (-); 228 ASHB (-)

Division: Fwd DTOC; 17th Avn Co.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Khoảng ngày 27, trung Bắc Quân can dự trong cuộc vây hãm Pleime được nhận diện là 101B hay 33, sau này danh hiệu Trung Đoàn 33 được dùng tới hơn là 101B.

Vào cuối ngày, các đơn vị dẫn đầu của Trung Đoàn 33 tụ tập xong tới vùng tập trung tiền phương, làng Kro, trong khi tiểu đoàn bảo vệ đoạn hậu vừa mới đoạn tuyệt giao tranh tại trại DSCĐ Pleime. Nhưng Kro không còn là khu an toàn nữa vì con số trực thăng bay lượng trên đầu càng ngày càng động đảo.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 0, bị thương 2, mất tích 0.

Tổn thất địch: Vẫn không có đụng độ đáng kể, mặc dù các toán tuần tiễu phát giác một ít gạo vào vài tử thi.

31

28 Tháng 10

1. Tóm Lược Hành Quân.

Các đơn vị của lữ đoàn bắt đầu trải rộng mau lẹ về hướng tây trại Pleime. TĐ 1/12 KK di chuyển từ trại Holloway và từ Vị Trí Drake và xung phong bằng trực thăng vận xuống các vị trí gần Plei Loung Ya Rang (ZA960240) và khởi sự các cuộc hành quân tìm và diệt trong vùng này. Di chuyển bắt đầu lúc 0805 và tất cả các đơn vị tập trung xong tại vị trí khoảng 1300 giờ.

TĐ 2/12 KK tiễp tục bảo an Punt và Homecoming cho tới 1440 giờ, khi các đơn vị tác chiến bắt đầu các cuộc hành quân tìm và diệt gần Plei Kuenh Xom (ZA111142). Tất cả các đơn vị tập trung xong khoảng 1740 giờ.

TĐ 2/8 KK bảo an Mục Tiêu Cherry và trại Pleime cho tới chiều tối. Lúc 1500 giờ tiểu đoàn trừ di chuyển bằng trực thăng tới Punt với đại đội B đi tới Homecoming, và đảm trách các sứ mạng bảo an cho pháo binh tại cả hai địa điểm.

Thiết Đoàn 1/9 KK tiếp tục các thám thính không vận và trinh sát trong các vùng phía tây và nam của trại Pleime. Thiết đoàn bắt đầu đụng độ nhẹ với các đơn vị địch quân tại phía tây trại. Các trung đội bộ binh của thiết đoàn đều thiết lập ổ phục kích đêm từ căn cứ tuần tiễu.

Ban Chỉ Huy Lữ Đoàn di chuyển từ Homecoming tới Stadium (ZA202341) lúc 1025 giờ, một vị trí nơi trú đóng cho tới khi được thay thế bởi Lữ Đoàn 3 ngày 9 tháng 11.

33

2. Trận Liệt.

1st Brigade: Không thay đổi.

Division: Không thay đổi.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Đối với Trung Đoàn 33, áp lực không ngừng từ các trực thăng vũ trang gần các căn cứ tiền phương tại làng Kro (ZA080030) càng ngày càng trở nên khó chịu thêm. Mối sợ bị khám phá bắt đầu phân tán các đơn vị và bây giờ nhiều cá nhân binh sĩ bị tách rời khỏi đơn vị và bị thất lạc.

Trung Đoàn 32 đã tới sát các căn cứ hậu cần tại mạn bắc của Ia Drang, tuy không rõ họ rút lui theo lối ngõ nào từ địa điểm phục kích.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 0, bị thương 0, mất tích 0.

Tổn thất địch: chết không rõ, bị thương không rõ , bị bắt 0, đầu thú 0, vũ khí 3 lựu đạn, trang cụ linh tinh vật liệu sách bị.

34

29 Tháng 10

1. Tóm Lược Hành Quân.

TĐ 1/12 KK tiếp tục các cuộc càn quét tìm và diệt cỡ đại đội trong vùng hoạt động của mình, với đại đội C chiếm cứ một làng và trợ giúp các sinh hoạt y tế dân sự vụ. Lúc 1800 giờ, Pháo Đội 2/19 (-) di chuyển từ Homecoming đến Charger City (ZA958245), căn cứ hành quân của TĐ 1/12 KK.

TĐ 2/8 KK tiếp tục bảo an Homecoming và Punt.

Cuộc đụng độ khả quan nhất trong ngày được ghi nhận là bởi Thiết Đoàn 1/19 KK. Ban đêm, các đơn vị của thiết đoàn báo cáo có đụng độ nhẹ tại các địa điểm tuần tiễu, và suốt trong ngày, các kỹ thuật hỏa lực thám thính đem lại kết quả. Toán thám thính khám phá và nổ súng vào các nhóm địch quân cô lập, gây ra nhiều vụ bắn trả. Các trực thăng vũ trang của thiết đoàn bắn phá nhiều lần vào một địa điểm nghi có địch quân khoảng lúc 1400 giờ tại ZA0403 và các trung đội bộ binh của thiết đoàn can dự vào trận địa tiếp sau, nhưng không có đụng độ giữa các đơn vị bộ chiến. Lúc 1800 giờ, thiết đoàn thiết lập ba ổ phục kích trên Quốc Lộ 19 để ngăn ngừa di chuyển quân từ nam qua bắc.

36

2. Trận Liệt.

1st Brigade: Không thay đổi.

Division: Không thay đổi.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Cuộc triệt thoái của Trung Đoàn 33 mau chóng trở thành một cơn ác mộng. Càng ngày càng nhiều trực thăng vũ trang bắt đầu bắn phá các đơn vị của trung đoàn. Các cuộc tấn kích này quá gần sát căn cứ tiền phương khiến vào khoảng trưa ngày 29/10 cấp lãnh đạo trung đoàn quyết định di chuyển đơn vị về hướng tây, tìm tới mật khu. Lần này trung đoàn nhắm về "nhà" trước cuộc tấn công Pleime. Đó là Làng Anta theo danh xưng Bắc Quân tại YA940010, nằm tại chân rặng núi Chu Prong. Chính tại đây trong đầu tháng 10 mà Trung Đoàn 33 thực hiện thực tập và tập dượt cuộc tấn công vào trại DSCĐ Pleime.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 0, bị thương 2, mất tích 0.

Tổn thất địch: chết không rõ, bị thương không rõ, bị bắt 0, đầu thú 0, trang cụ 0, vũ khí 0.

37

30 Tháng 10

1. Tóm Lược Hành Quân.

Vì các tiểu đoàn phải bao phủ một vùng đất đai rộng lớn (Các vùng Shoe, Earl và Jim), Lữ Đoàn 1 KK tiếp tục tấn tới các vùng phía tây trại Pleime.

TĐ 2/12 KK di chuyển đường bộ và trực thăng vận đến các căn cứ đại đội mới của cuộc hành quân, cách chung phía bắc và tây của các vị trí nguyên thủy, tiếp tục các cuộc càn quét tìm và diệt. A 2/12 KK đụng độ ngắn ngủi nhưng mạnh mẽ khi đổ bộ xuống bãi đáp và gây tổn hại cho địch quân.

A 2/8 KK bắt đầu di chuyển bằng chân lúc 0740 giờ từ Punt tới Mục Tiêu Maggie (ZA143073) ngay phía nam Pleime. Vùng này được báo cáo là hứng chịu hỏa lực địch. Đại đội tới đích vào buổi trưa và không chạm địch. B 2/8 KK rà với hai trung đội phía nam từ Homecoming. Phần còn lại của đại đội ở lại Homecoming. C 2/8 KK và nhóm Ban Chỉ Huy 2/8 (Tiền Phương) trực thăng vận từ Punt tới Mục Tiêu Dot (ZA909172), tập trung xong lúc 1600 giờ. Pháo Đội A 2/19 KK đến tiếp sau, di chuyển đến từ Charger City.

Trong vùng quanh Charger City, TĐ 1/12 KK tiếp tục các cuộc càn quét cỡ đại đội, giữ lại ít nhất một trung đội làm lực lượng phản ứng.

Thiết Đoàn 1/19 KK di chuyển ban chỉ huy tới Plei Ring Do (ZA218345) ngay cạnh ban Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 KK, và cung ứng chiều sâu cho tuyến phòng thủ. Từ căn cứ này, thiết đoàn trinh sát tới các khu rừng và lòng suối của giải đất chạy dọc theo hướng tây của Pleime và đụng độ nhiều lần với địch xử dụng đến hỏa lực súng đại liên trong hầu hết các trường hợp. Các toán trinh sát và các trực thăng vũ trang thường bắn trả, nhưng trong hầu hết các trường hợp không xác định được kết quả của hỏa lực phản hồi. Nhưng điều hiển nhiên là địch bị khuấy động và trên đường di chuyển. Đêm đó, thiết đoàn lại đặt để các đơn vị bộ binh tại các vị trí phục kích trên Quốc Lộ 19.

39

2. Trận Liệt.

1st Brigade: Không thay đổi.

Division: Không thay đổi.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Duy trì đơn vị trọn vẹn trở nên rất khó khăn cho nhiều đơn vị của Trung Đoàn 33 vì các trực thăng của Không Kỵ hầu như xuất hiện bất cứ đâu, bắn phá vào các vị trí hóa trang kỹ lưỡng và khiến cho các binh sĩ hoặc tháo chạy hay lộ tỏ các vị trí bằng cách bắn trả các hỏa lực trực thăng. Và một yếu tố nguy hiểm mới được đem ra xử dụng. Các đơn vị bộ binh bắt đầu xung phong đổ bộ từ trực thăng xuống tại các địa điểm cách xa nhau trong khắp cùng vùng xuyên qua đó Trung Đoàn 33 phải đi qua.

Đôi khi các bãi đổ bộ quân cách các đơn vị của trung đoàn địch khá xa để mà địch có thể né tránh giao tranh, nhưng trong các trường hợp khác, các toán không kỵ khám phá các đơn vị tháo lui của địch và khai hỏa, luôn gây cho Bắc Quân thiệt hại nặng nề. Và với mỗi trận đụng độ như vậy, các đơn vị Bắc Quân lại bị phân tán ra thêm.

Trong khi các đơn vị nhỏ gia tăng giao tranh, Không Kỵ bắt được những tù binh Bắc Việt đầu tiên và thêm nhiều tin tức tình báo tốt hơn liên quan đến các lực lượng địch được chuyển giao tới các cấp chỉ huy.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 0, bị thương 1, mất tích 0.

Tổn thất địch: chết đếm được xác 6, chết phỏng đoán 11, bị thương phỏng đoán 21, bị bắt 8, đầu thú 0, vũ khí 9 súng AK Tàu và 18 lựu đạn, trang cụ 150 trái đạn 7.62 ly, 3 bộ quân phục, 1500 pound gạo .

40

31 Tháng 10

1. Tóm Lược Hành Quân.

Sự di chuyển toàn diện về hướng tây tiếp tục đối với TĐ 2/8 KK. Lúc 0815 giờ, đại đội B di chuyển từ Homecoming đến Vị Trí Con (ZA945175), tập trung xong lúc 1120 giờ. A 2/8 di chuyển từ Maggie đến Con, và đại đội B và Ban Chỉ Huy Tiểu Đoàn di chuyển tờ Dot.

Tại Charger City, TĐ 1/12 KK tiểp tục các cuộc càn quét cỡ đại đội mà không gặp đụng độ.

Trong vùng trách nhiệm, TĐ 2/12 KK tiếp tục các cuộc hành quân càn quét. Nhóm Ban Chỉ Huy cùng với các đại đội B và D và Pháo Đội B 2/19 nằm tại ZA057214. Một đại đội đóng tại ZA068159 cùng với một trung đội tại ZA042139. Trung đội này giao tranh cùng một lực lượng Bắc Quân cỡ một trung đội lúc 0710 giờ và, với sự hỗ trợ của một toán vũ khí của thiết đoàn không ky., gây chết 2 và bị thương 1 cho địch quân trước khi giứt giao tranh. Trước khi màn đêm xuống, Ban Chỉ Huy Tiểu Đoàn di chuyển tới ZA075219.

Thiết Đoàn 1/19 KK tiếp tục các sứ mạng thám thính đầu và cuối ngày tại các cạnh sườn của lữ đoàn cộng thêm vào các sứ mạng bắn phá thăm dò khắp cùng vùng hành quân. Các hỏa lực của các toán trinh sát và các trực thăng vũ trang đã gây nên nhiều trận đụng độ không-bộ. Trước khi trời tối, hai trung đội bộ binh thiết lập ổ phục kích trên Quốc Lộ 19. Một trung đội bộ binh khác thiết lập một ổ phục kích và căn cứ tuần tiễu tại ZA145173.

42

2. Trận Liệt.

3d Brigade: Không thay đổi.

Division: Không thay đổi.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Không ngừng sách nhiễu từ trên không và bất thần đổ bộ các toán bộ binh từ trực thăng xuống những địa điểm bất ngờ khắp toàn vùng khiến cho hàng ngũ địch quân bị rối loạn. Các đơn vị tiếp tục tan rã và phân tán thành từng nhóm nhỏ, hay trong vài trường ngay cả thành những chiến binh thất lạc và lạc lõng. Một số trong đám này phải tự lực cánh sinh và không sớm gì cũng rơi vào tay các đơn vị Không Kỵ. Thêm vào đó, Trung Đoàn 33 bị thiếu hụt lương thực và thuốc men vì lẽ nhiều đơn vị không tới được các kho lẫm vì bị các toán không kỵ bất thần truy đuổi.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 1, bị thương 0, mất tích 0.

Tổn thất địch: chết đếm được xác 2, chết phỏng đoán 17, bị thương phỏng đoán 10, bị bắt 1, đầu thú 0, vũ khí 1 súng AK, 1 carbinh, 3 lựu đạn.

43

1 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

Sáng ngày 1/11 bắt đầu như thường lệ, nhưng lúc 0720 giờ Toán trinh sát B Thiết Đoàn 1/19 KK khám phá khoảng một tá binh sĩ Bắc Quân tại ZA036021. Họ bị nhắm bắn và Toán B bộ binh được xuất phái tới vùng này. Đồng thời toán trinh sát C cũng khám phá một nhóm 30 binh sĩ địch quân khác xa hơn về hướng đông bắc. Lúc 0808 giờ toán B bộ binh di chuyển tới giao tranh, với các trực thăng trinh sát làm màn che và hướng dẫn. Tiến lại gần một lòng suối tại ZA042028, trung đội bộ binh đụng độ một đơn vị Bắc Quân, giết 5 tên và bắt thêm 4 tên. Tiến tới thêm, trung đội 30 chiến binh bắt được một trạm xá, cỡ cho một trung đoàn, với đầy đủ tiếp liệu và trang cụ. Cuộc giao tranh quanh bệnh xá tiếp diễn và lúc 0955 giờ thêm 15 binh sĩ địch bị giết và thêm 15 tên bị bắt. Vụ này xảy ra khoảng ZA045032 (Xem đính kèm 5 liên quan đến các vị trí từ 0800-1400).

Các trực thăng trinh sát được phái lên trời thả truyền đơn trong vùng để làm lũng đoạn tinh thần quân địch. Trong khi cuộc giao tranh tiếp diễn, tất cả các trang cụ tịch thâu được di tản bằng trực thăng, như vậy ngăn ngừa không cho địch có cơ may thu hồi các vật dụng y khoa. Do tầm cỡ và mức quan trọng của mục tiêu, cần phải sung thêm vào hai trung đội bộ binh còn lại của thiết đoàn.

Lúc khoảng 1410, các toán trinh sát, đang khi tiếp tuc rà vùng chiến trận, báo cáo một lực lượng địch cỡ tiểu đoàn đang trên đường di chuyển từ hướng đông bắc tới các vị trí của thiết đoàn. (Đính kèm 6).

Địch quân bị hỏa lực hỏa tiễn và vũ khí từ các trực thăng trinh sát bắn phá nhưng tiếp túc tiến sát gần các tuyến phòng thủ của thiết đoàn. Từ 1420 giờ đến 1800 giờ, ba trung đội của Thiết Đoàn 1/19 KK giao tranh mạnh với đơn vị Bắc Quân. Từng đợt các cuộc xung phong của địch quân bị đẩy lui chỉ với vũ khí cơ hữu của ba trung đội, vì lẽ địch quân đã tiến sát quá gần kề để ngăn ngừa xử dụng yểm trợ hỏa tiễn trực thăng và pháo binh chiến thuật. Lẽ dĩ nhiên là vị trí nằm ngoài tầm bắn của các khẩu pháo.

Các cuộc tiếp tế và di tản thương binh đồng thời xảy ra tại bãi đáp nhỏ bé và trống trải. Trong cuộc hành quân tổng số bảy trực thăng bị trúng đạn hỏa lực địch.

Từng trung đội một được tăng phái tới từ TĐ 1/12, 2/12 và 2/8 KK bằng trực thăng vào vùng chiến trận vào xế trưa, tiếp sau bởi thêm hai trung đội từ A 2/12 KK. (Đính kèm 7).

Lúc 1700 giờ, B 1/8 KK được rút ra khỏi nhiệm vụ bảo an lữ đoàn tại Stadium và sung vào chiến trận. Khoảng 1830 giờ, tiểu đoàn trưởng 2/12 KK nắm quyền điều khiển vùng chiến trận và khoảng 1937 giờ, các đơn vị Thiết Đoàn KK, đơn vị đã khám phá và ghim địch quân lại cho bộ binh, được rút đi và trở về căn cớ thiết đoàn.

Vào chiều tối, đơn vị Bắc Quân gián đoạn đụng độ và rút lui.

Tại các vùng khác, các đại đội còn lại của TĐ 2/12 KK tiếp tục các cuộc hành quân tìm và diệt trong khu vực trách nhiệm.

Nhóm Ban Chỉ Huy 2/8 KK và Pháo Đội A 2/19 KK được trực thăng vận tới Vi Trị Cavalair (ZA975035). Một đại đội được trực thăng vận từ Dot tới Cavalair để giúp bảo an căn cứ pháo binh. Đại đội B được trực thăng vận tới YA948125 ngoại từ cho một trung đội được phái tới chiến trận tại bệnh xá. Đại đội C di chuyển từ YA900172 và thiết lập các ổ phục kích trong vùng này.

Trong khi đó, TĐ 1/12 KK khai triển một cuộc hành quân thú vị trong vùng đảm trách. Tiểu đoàn điều động hai đại đội di chuyển bằng đường bộ trong đêm tối tới một vị trí đã chuẩn bị trước quanh làng Plei Xoun (YA895305) trong khi một Lực Lượng Tấn Kích DSCĐ từ Đức Cơ bắt đầu di chuyển xuống đông bắc. Khi mặt trời ló dạng, các đại đội di chuyển vào các vị trí nút chận và các đại đội DSCĐ tiến vào thành phố và lùng kiếm. Các truyền đơn do toán Tâm Lý Chiến cung cấp được thả vào trong làng, nhấn mạnh ý định của Mỹ Việt và kêu gọi địch đầu thú. Làng được bảo vệ kỹ bởi các bẫy xập và chông gai nhọn. Trung đội trinh sát của tiểu đoàn được sung vào chiến trận với TĐ 1/9 KK tại bệnh xá.

45

2. Trận Liệt.

1st Brigade: Không thay đổi ngoại trừ tăng phái TĐ 1/8 (-), 2 đại đội Lực Lượng Tấn Kích DSCĐ.

Division: Không thay đổi.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Trung Đoàn 33 hứng chịu một cú đấm thoi sơn với cái mất mát của bệnh xá trung đoàn. Nhiều bệnh nhân bị bắt, cùng với những quân binh phòng thủ và, quan trọng hơn, thuốc men và vật liệu y khoa đang thiếu hụt trầm trọng.

Vào giờ phút này bản doanh trung đoàn đã tới căn cứ tại làng Anta, nhưng khối đông của trung đoàn thì còn bị rải rác dọc giữa đàng từ Pleime đến Chu Prong. Và các đơn vị này tiếp tục bị hỏa lực hỏa tiễn và vũ khí trực thăng bắn phá suốt tuyến đường rút lui. Đồng thời các cuộc tấn công thả bom và bắn rỉa của các phi cơ KLHK nhắm bắn trực tiếp các vị trí của trung đoàn càng ngày càng thêm chính xác nhờ vào hệ thống tìm kiếm các mục tiêu phụ của Sư Đoàn 1 KK bắt đầu được đem ra xử dụng.

Mức độ hết sức chính xác của các cuộc tấn kích khiến cho cấp lãnh đạo trung đoàn bực tức triệu tập một buổi họp nhằm khám phá điều gì đã cho phép các lực lượng Mỹ liên tiếp oanh kích chính xác như vậy. Họ đi đến kết luận là chỉ có thể gián điệp nằm trong hàng ngũ mới có thể cung cấp địa điểm và di chuyển của các đơn vị của trung đoàn.

Việc tịch thu bệnh xá là một khám phá lớn cho sư đoàn và ngoài cơ hội triệt hủy các lực lượng Bắc Quân, còn cung cấp tài liệu, kể cả một bản đồ đặc biệt có giá trị, cho biết các đường lộ tiếp vận và di chuyển quân. Các tài liệu này đã biến thành những tin tức tình báo dẫn đưa tới các cuộc oanh tạc cấm cản của Không Lực.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 11, bị thương 47, mất tích 0.

Tổn thất địch: chết đếm được xác 99, chết phỏng đoán 183, bị thương phỏng đoán 208, bị bắt 44, trang cụ bệnh xá với tất cả trang bị, 300 pound gạo, vũ khí 3 súng 75 ly, 1 bích kích pháo 82 ly với ống nhắm, 37 súng cá nhân, 20 lựu đa;̣n tay, 10 hỏa tiễn, 32 trái đạn 75 ly, 70 trái đạn 82 ly.

46

2 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

TĐ 2/12 KK kéo hết cả các đại đội vào trận chiến tại bệnh xá và bắt đầu tung các cuộc hành quân lùng kiếm lên hướng đông tây. Đại đội A khám phá 29 kiện lớn vật liệu y khoa lúc Z045038, sau một cuộc chạm với một đơn vị nhỏ địch. Lúc 1430 giờ, tất cả ba đại đội bộ binh tấn chiếm Mục Tiêu H gần ZA065055 và bắt được 6 binh sĩ Bắc Quân.

Ban Chỉ Huy TĐ 2/8 KK và đại đội A duy trì vị trí tại Cavalair trong khi đại đội B di chuyển từ Nan (ZA945125) tới một vị trí tại YV9899. Trung đội của đại đội B sung vào chiến trận tại bệnh xá ngày hôm trước được rút ra và trở về đơn vị mẹ.

Trong vùng của TĐ 1/12 KK, đại đội A và B tiếp tục các cuộc hành quân tìm và diệt. Tại làng Klei Xoun, khoảng 500 dân tị nạn được di tản tới trại tị nạn Lệ Thanh. Sô;́ còn lại của tiểu đoàn lùng kiếm từ các căn cứ gần Charger City.

Đại đội A và Nhóm Ban Chỉ Huy của TĐ 1/8 KK bắt đầu tới Stadium và tập trung xong khoảng 0945 giờ. Đại đội B trở về Stadium từ cuộc hành quân bệnh xá. Đại đội C 1/8 KK ở lại Tuy Hòa để yểm trợ TF Amos.

Thiết Đoàn 1/9 KK tiếp tục các cuộc trinh sát đầu và cuối ngày và làm lá chắn cho cạnh sườn của lữ đoàn. Số còn lại của thiết đoàn tụ lại tại vị trí gần Ban Chỉ Huy Lữ Đoàn tại Stadium. Thiết đoàn được xuất phải khỏi lữ đoàn lúc 0840. Các bản đồ tịch thu ngày hôm trước mô tả các đường mòn và di chuyển đều hướng về hậu cứ Chu Prong-Ia Drang khiến sư đoàn trưởng và sĩ quan phụ tá nóng lòng muốn làm một cái gì gần biên giới Căm Bết. Thiết Đoàn KK thích hợp cho trách vụ này và đó là sớ mạng kế tiếp của thiết đoàn.

48

2. Trận Liệt.

1st Brigade: Không thay đổi.

Division: Không thay đổi.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Bây giờ Trung Đoàn 33 nhận được lệnh tiến sâu vào mật khu Chu Prong. Khoảng 0400 giờ ngày 2/11, Ban Chỉ Huy trung đoàn tới Đồi 732 (YA885106). Nhưng tuy đầu đoàn quân tương đối an toàn, thân và đuôi vẫn trải dài trở lui tới trại Pleime, và không ổn tí nào.

Trong khi đó, bản doanh sư đoàn Bắc Quân (Mặt Trận Dã Chiến) có một điểm sáng trong bức ảnh đen tối. Trung đoàn cuối cùng trong ba trung đoàn sắp tới Nam Việt Nam và bắt đầu di chuyển vào các vùng tập trung trong vùng Chu Prong-Ia Drang.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 0, bị thương 4, mất tích 0.

Tổn thất địch: chết đếm được xác 3, chết phỏng đoán 15, bị thương phỏng đoán 13, bị bắt 18, trang cụ số lượng lớn trang cụ y khoa và giải phẩu, vũ khí 7 súng cá nhân, 215 lựu đạn tay, đạn dược 20 trái 75 ly, 35 trái bích kích pháo 82 ly, 600 trái 12.7 ly, 60.000 trái 7.62 ly.

49

3 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

Biến cố lớn lao nhất trong ngày xảy ra vào xế chiều. Thiết Đoàn 1/9 KK, được "Eagle Flight" LLĐB DSCĐ tăng phái cùng với đại đội A 1/8 KK, di chuyển các cuộc hành quân tới trại DSCĐ Đức Cơ và bắt đầu hành quân cường thám phía nam dọc theo biên giới Căm Bốt đến hậu cứ Chu Prong-Ia Drang. Toán B, tăng phái bởi các trung đội của các toán A và C, và Eagle Flight, thiết lập một căn cứ tuần tiễu/phục kích tại YA834061, nơi đó có sẵn một bãi đáp cho năm trực thăng xuống một lúc. Từ đó các ổ phục kích được thiết lập tại YA823071, 835071 và 834054. Chính tại địa điểm sau cùng này mà máu đào đổ. Lúc 1930 giờ, vị trí phục kích cuối phía nam phát giác một đơn vị Bắc Quân trang bị đầy ắp quân số cỡ một đại đội di chuyển dọc theo một con đường mòn theo hướng đông tây. Đoàn quân dừng chân cách địa điểm phục kích 100 thước và lai vãng ngay ngoài vùng tử địa trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Lúc 2100 giờ, đơn vị Bắc Quân chỉnh đốn đội hình và di chuyển cách mạnh dạn và ồn ào trên đường mòn hướng về phía tây. Viên trung đội trưởng để cho đơn vị đầu đi qua và sập bẫy lên đầu trung đội vác đại liên, bích kích pháo và súng không giựt. Lúc 2105 giờ, tám mìn Claymore đặt để dọc theo vùng tử địa dài 100 thước phát nổ và các binh sĩ nổ súng M-16 trong vòng hai phút. Đồng thời, mìn Claymore dọc hai bên đường mòn gây chết chóc cho đoàn quân địch. Không có hỏa lực bắn trả. (Các vị trí vào giờ phút phục kích được mô tả trong đính kèm 8).

Toán phục kích mau lẹ trở về căn cứ tuần tiễu và giúp thiết lập một tuyến phòng thủ. Tuyến phòng thủ bị xung phong lúc 2230 giờ bởi một toán địch cỡ hai bay đại đội. Chỉ huy trưởng căn cứ tuần tiễu gọi các tiền đồn khác trở về, nhưng để cho nhân sự toán Eagle Flight nằm ngoài tuyến phòng thủ qua đêm thay vì đưa họ vào trong chu vi phòng thủ trong khi giao tranh ban đêm vì có nguy cơ khó nhận diện. (Toán Eagle Flight bận quân phục khác biệt và, lẽ dĩ nhiên, nói tiếng Việt và Thượng). Lúc nửa đêm, tuyến phòng thủ bị tấn công mạnh và có nguy cơ bị tràn qua, nhưng các quân tăng cường đang trên đường tới. (Đính kèm 9).

Cũng trong vùng chiến trận này, TĐ 1/8 KK (-) tiếp tục bảo an căn cứ tiếp vận của sư đoàn tại trại Holloway và được lệnh sẵn sàng tăng cường cho vùng chiến trận của 1/9 KK sáng sớm ngày 4/11.

Các đại đội bộ binh của TĐ 1/12 KK tiếp tục các cuộc hành quân tìm và diệt gần Mục Tiêu H (ZA061056) và khám phá một số lượng lớn vật dụng y khoa được di tản tới Pleiku. Một đại đội đụng độ với một trung đội Bắc Quân lúc 1450 giờ và giết một tên. Ban Chỉ Huy tiểu đoàn và đại đội D ở lại ZA073207 và A 2/8 di chuyển tới Vị Trí Paris (YA025057), tập trung xong lúc 1405 giờ.

TĐ 1/12 KK tiễp tục hành quân gần Charger City và di tản 250 dân tị nạn khác từ Plei Xoun. Đại đội C di chuyển tới một bãi đáp trung gian và di chuyển tiếp theo hướng đông bắc tới Mississipi (ZA060155). Đại đội B được trực thăng vận tới một bãi đáp tại ZA076190 và rồi di chuyển tiếp tới Texas (ZA102169).

51

2. Trận Liệt.

1st Brigade: Không thay đổi, ngoại trừ các đơn vị 229 AHB thay thế các đơn vị 227 AHB.

Division: Không thay đổi.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Lòng tự tin của Trung Đoàn 66 mới xâm nhập bị lung lay bởi cuộc phục kích táo bạo của thiết Đoàn Không Kỵ ngay trong lòng của hậu cứ Chu Prong-Ia Drang. Tiểu Đoàn 8 bị đổ máu đào trước khi có mặt tại Nam Việt Nam được hai ngày, và do bị mất một tù binh, bị phát giác tung tích trong phần đất NVN.

Trung Đoàn 33, trong khi đó, vẫn đang tìm cách lôi cái đuôi bị thương tích và bầm dập tới mật khu Chu Prong. Nhưng lại thêm một ngày nữa bị khuấy nhiễu trên không và trên bộ, đánh dấu bởi sự mất mát thêm vật liệu y khoa và đạn dược.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 4, bị thương 30, mất tích 0.

Tổn thất địch: chết đếm được xác 73, chết phỏng đoán 37, bị thương phỏng đoán 65, bị bắt 1, trang cụ nhiều hộp vật liệu y khoa, vũ khí 1 súng 75 ly, 1 bích kích pháo 82 ly, 1 nòng súng đại liên 12.5 ly, 240 trái đạn 7.62 ly, 34 lựu đạn, 3 trái đạn bích kích pháo 82 ly.

52

4 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

Với lực lượng nguyên thủy tại căn cứ phục kích thiết lập bởi Toán B Thiết Đoàn 1/9 KK không đủ để đương đầu với các cuộc xung phong liên tiếp của tiểu đoàn Bắc Quân, cần thiết phải thực hiện một cuộc tăng cường tức khắc. Trước nửa đêm, đại đội bộ binh trực sẵn tại Đức Cơ, A 1/8 KK, được báo sung vào địa điểm phục kích. Vì bãi đáp chỉ tiếp nhận được năm trực thăng một lúc, quyết định được lấy là tăng cường cỡ từng trung đội. Trung đội thứ nhất đáp xuống lúc 0040 giờ, theo sau là số còn lại của đại đội được bốc từng trung đội một, và đổ bộ xong lúc 0245 giờ. Đây là lần đầu tiên một tuyến phòng thủ dưới hỏa lực ma;̣nh được các lực lượng trực thăng vận giải cứu ban đêm. Và đây cũng là lần đầu tiên Pháo Binh Hỏa Tiễn Trực Thăng được xử dụng ban đêm và yểm trợ tiếp cận (50 thước) các vị trí quân bạn. (Đính kèm 10)

Khi trời sáng, các cuộc tấn công của địch thuyên giảm và hỏa lực tấn công giảm thiểu thành các súng đạn bắn sẻ từ các cây cối xung quanh. Sáng sớm, số còn lại của TĐ 1/8 KK bắt đầu di chuyển vào bãi đáp và TĐ 1/8 KK đảm nhận điều khiển vị trí. Các đơn vị của thiết Đoàn KK được rút đi trên chuyến các trực thăng rời bãi đáp. (Đính kèm 11)

TĐ 1/8 KK tiếp tục các cuộc rà tìm và diệt gần bãi đáp cho đến xế trưa, và rồi được trực thăng vận trở về Stadium để bảo an căn cứ lữ đoàn. Pháo Đội B 2/19 được bốc tới một bãi đáp tại YA841091 để yểm trợ TĐ 1/8 KK, và được bốc từ đó tới một vị trí gần ZA173100.

Đối với TĐ 2/8 KK, ngày hôm nay bắt đầu rất là thông thường. Đại đội B bắt đầu di chuyển tới Mục Tiêu Amy (ZA040046), tập trung xong lúc 0950 giờ. Lúc 0800 giờ, C 2/8 KK được bốc đi theo hướng đông tới bãi đáp gần ZA092092 để bảo an một vị trí cho Pháo Đội B 2/19 và tập trung tại vùng này lúc 0855 giờ. Lúc 1130 giờ, trung đội trinh sát đang khi thực hiện các hành quân tìm và diệt bên ngoài Cavalair thì đụng độ với khoảng chừng hai đại đội Bắc Quân gần ZA978050. Hai trung đội của đại đội A được sung vào cuộc giao tranh lúc 1210 giờ và tiếp tục gây áp lực vào địch quân. Pháo binh và oanh kích chiến thuật được gọi đến và sau khi hứng chịu đánh rập, lực lượng Bắc Quân đoạn giao tranh, bỏ lại 12 tù binh và 4 chết trên chiến trường. Một số lượng lớn tử thi địch được khiêng đi. Hai trung đội của đại đội C được lệnh thay thế các đơn vị của đại đội A, đại đội này trở lui về Cavalair nghỉ qua đê. Pháo Đội B 2/19, trong khi đó, được điều từ địa điểm của 2/8 tiến lên xa hơn về hướng đông.

Lúc 0800 giờ, TĐ 2/12 KK bắt đầu hành quân càn quét trong Vùng Pop với hai đại đội B và C di chuyền đường bộ và với đại đội A được bốc tới bãi đáp tại ZA131030. Đại đội B đụng độ với một lực lượng khá lớn địch quân tại ZA087066. Đại đội B, được hỏa lực pháo binh yểm trợ, đánh thắng địch vào khoảng 1500 giờ. Đại đội phát giác một hầm chôn súng (ZA086065) và 7 chiến binh Bắc Quân bị chôn vùi.

Trong khi hành sự trong Vùng Snap, TĐ 1/12 KK ở lại trong vị trí đến chiều. Đại đội A bắt đầu hành quân tìm và diệt tới Mục Tiêu Arkansas (ZA131158). Lúc 1625 giờ, đại đội C bắt đầu hành quân tìm và diệt và khai quang từ ZA060152 tới ZA048137. Đại đội B bắt đầu di chuyển lúc 1700 giờ và tập trung xong qua đêm lúc ZA082152. Ban Chỉ Huy tiểu đoàn và đại đội D ở lại tại ZA077214.

54

2. Trận Liệt.

1st Brigade: Không thay đổi.

Division: Không thay đổi ngoại trừ tăng phái Pháo Đội 6/14 (+), Pháo Đội 3/18 (-)

3. Tóm Lược Tình Báo:

Sau khi thất bại chọc thủng các vị trí Mỹ mạn nam bờ sông Ia Drang, Tiểu Đoàn 8, Trung Đoàn 66 đoạn giao tranh và lôi kéo binh sĩ chết và bị thương ra khỏi vùng giao tranh. Sự kiện các lực lượng Mỹ phát giác đơn vị Bắc Quân mới xâm nhập khiến Mặt Trận Dã Chiến tái thẩm định vị trí tác chiến và bắt đầu tìm cách phản công áp lực liên hồi.

Một hành động tức khắc là lệnh cho Trung Đoàn 33 ra khỏi căn cứ tại Đồi 732 là nơi ra vào bất tiện, và đi tới các sườn núi phía tây của Chu Prong gần YA922010 với các tiểu đoàn của trung đoàn khi những tiểu đoàn này tập trung xong thì di chuyển vị trí tời Đồi 732 xuống tới làng Anta (940010) cho tới mạn bắc bờ sông Ia Meur (980000).

Các mảnh vụn của trung đoàn vẫn tìm đường về theo hướng tây, bám theo các lòng suối, và xử dụng mọi ẩn núp để tránh bị phát giác bởi các trực thăng Mỹ luôn hiện diện. Còn có một đơn vị vẫn còn tương đối trọn vẹn -- tiểu đoàn dùng làm hậu vệ. Khởi sự lên đường sau và di chuyển chậm chạp hơn các đơn vị khác, tiểu đoàn vẫn còn ở phía tây của các vị trí Không Kỵ.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 10, bị thương 34, mất tích 0.

Tổn thất địch: chết đếm được xác 39, bị chết phỏng đoán 55, bị thương phỏng đoán 47, bị bắt 21, trang cụ 2 cơ phận ống nhắm đêm, 4 ống nhắm súng không giựt, 4 ống nhắm bích kích pháo, vũ khí 15 súng trường, 2 bích kích pháo 82 ly, 3 súng không giựt 75 ly, 4 súng AK Tàu, 1 súng liên thanh nhẹ, 1 súnglục bắn trái sáng, đạn dược 100.000 trái đạn 7,62 ly hủy diệt tại chỗ, 20.000 trái đạn 7,62 ly di tản, 63 trái đạn bích kích pháo 81 ly, 44 trái đạn súng không giựt 75 ly, 19 lựu đạn tay.

55

5 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

Lữ Đoàn 1 KK tiếp tục duy trì áp lực vào địch quân trong các vùng Snap, Crackle và Pop trong một thế điều quân bóp chẹt các lực lượng Bắc Quân vào một ổ rọ.

Trong khu vực của TĐ 2/8 KK (Crackle) đại đội A được trực thăng vận lúc 1000 giờ từ Cavalair tới Paris (ZA025057) và thực hiện các cuộc hành quân tìm và diệt trong khu vực này. Trung đội còn lại của đại đội C tiếp sức với đại đội trong một cuộc lùng kiếm của vùng chiến trận này 4 tháng 11 (YA978058). Lúc 1415 giờ, đại đội Charlie bắt đầu di chuyển tới Mục Tiêu Amy (ZA042046). Đại đội B di chuyển về hướng bắc tới Amy bằng chân tới một vị trí tại ZA045068. Ban chỉ Huy tiểu đoàn, đại đội D và pháo binh yểm trợ tập trung xong tại Falcon lúc 1800 giờ.

TĐ 2/12 KK tiếp tục các cuộc hành quân trong Pop, và, đặc biệt hơn, trong vùng gần hầm chôn dấu vũ khí (ZA086064) đã thâu hoạch được một số lượng khả quan vũ khí và đạn dược. Có quá nhiều vật liệu tại địa điểm này đến độ phải mãi tới 1500 giờ ngày 5/11 mới hoàn tất di tản. Tiểu Đoàn co tụ lại qua đêm với các đại đội trải rộng trong vùng hành quân.

TĐ 1/12 KK thực hiện các cuộc hành quân tìm và diệt trong vùng Snap với đại đội A di chuyển hướng nam tới ZA062123. Tuy nhiên khoảng 1800 giờ, tất cả các đơn vị dừng chân qua đêm và thiết lập các căn cứ đại đội. Ban Chỉ Huy nằm tại ZA082154.

TĐ 1/8 KK (-) tiếp tục bảo an Ban Chỉ Huy Lữ Đoàn Tiền Phương tại Stadium trọn thời kỳ với một đại đội duy trì sẵn sàng ứng chiến nội trong 30 phút như một lực lượng phản ứng cấp tốc.

57

2. Trận Liệt.

1st Brigade: Không thay đổi.

Division: Không thay đổi ngoại trừ xuất phái Eagle Flight DSCĐ.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Không có gì mấy thay đổi trong bức ảnh tình báo trong ngày. Trung Đoàn 66 tiếp tục qui tụ vào các vùng tập trung trong mật khu Chu Prong và Trung Đoàn 33 chờ đợi cho các lực lượng phân tán qui tụ về đơn vị mẹ. Trung Đoàn 32 và Mặt Trận Dã Chiến, trong khi đó, còn nguyên vẹn và yên lành tại phía bắc Ia Drang và gần bên biên giới Căm Bốt.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 5, bị thương 3, mất tích 0.

Tổn thất địch: chết đếm được xác 4, bị chết phỏng đoán 18, bị thương phỏng đoán 19, bị bắt 3, trang cụ không, vũ khí không, đạn dược 7 lựu đạn, 2 kíp đạn 7,62 ly.

58

6 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

Cũng như những ngày trước, hôm nay bắt đầu như thông lệ. TĐ 2/8 KK ở lại tại các vị trí qua đêm cho tới lúc 0730 giờ khi mà đại đội C bắt đầu di chuyển tờ Falcon tiến tới Mục Tiêu Sue (ZA020058) . Đại đội B bắt đầu các cuộc hành quân tìm và khai quang cỡ trung đội về hướng tây của vị trí mình (ZA045068) và lúc 14000 giờ một trung đội đụng độ với khoảng chừng một tiểu đội địch quân. (Đính kèm 12). Bắc Quân chém vè ngay và trung đội bạn tấn tới. Khoảng 1200 giờ, tất cả các đơn vị của đại đội đụng độ hình như với một đại đội địch quân tử thủ và cuộc giao tranh trở nên dữ dằn.

Cuộc giao tranh đầu tiên tăng cường độ và một số đơn vị của đại đội B bị ghim xuống và hỏa lực địch gây trở ngại cho đại đội củng cố đội hình và pháo binh hỏa tiễn trực thăng và oanh kích chiến thuật được kêu gọi đến để yểm trợ cho nỗ lực của đại đội B. Trong khi các trung đội tiếp tục tấn công, địch quân tìm cách cắt đôi các trung đội bạn. Hành động này bị đẩy lui, nhưng đơn vị Bắc Quân, giờ đây có thể là cỡ một tiểu đoàn, bắt đầu bao vây đại đội B. (Đính kèm 13).

Đại đội C, đang trên đường Tới sue, được lệnh đi ngược lại và tấn công đàng hậu của đơn vị địch. Đại đội di chuyển bằng chân qua rừng rậm rạp tiến gần đến một con suối từ phía tây. Khi đại đội lội qua suối thì tiến tới phía trái đàng sau đơn vị địch và rồi cố gắng tiến tới hướng đông bắc để nhắm cạnh sườn địch. Đại đội C tiếp sau đó bắt đầu đụng độ mạnh khi bắt đầu tấn công. Phi pháo được gọi đến thật nhiều nhưng cả đại đội B lẫn C không tạo đủ hỏa lực từ các vị trí của mình để lấn thắng các vị trí Bắc Quân.

Khi trời sập tối, các lực lượng bạn và địch bắt đâu ngưng chiến đấu; các đại đội C và B chuẩn bị vị trí qua đêm và Bắc Quân lủi đi. Tuy nhiên địch quân để lại lực lượng giao tranh, và các đơn vị này tiếp tục nã súng liên thanh vào các vị trí Không Kỵ. (Đính kèm 14).

Khoảng 1900 giờ, đại đội C tiếp nối với đại đội B và thiết lập một tuyến phòng thủ tại ZA032058 và thực hiện di tản tử thi và thương binh. Hai trung đội của đại đội A được bốc tới Falcon như lực lượng tăng cường. Hỏa lực bắn sẻ lẻ tẻ ban đêm, nhưng không có giao tranh lớn nào thêm.

Trong khi đó, TĐ 1/8 KK (-) di chuyển từ Stadium bằng trực thăng tới Vị Trí Đỏ (ZA148115) để ngăn ngừa địch quân di chuyển trở lui về phía đông.

TĐ 1/12 KK ở lại các vị trí qua đêm tới khi trời sáng rồi các đại đội tiếp tục các cuộc hành quân tìm và diệt trong vùng Snap. Các đơn vị đóng quân qua đêm với đại đội B tại ZA062100; đại đội A tại ZA098108; đại đội C tại ZA059109; và Ban Chỉ Huy cùng đại đội D (-) tại ZA074214.

Toán B Thiết Đoàn 1/9 KK tiếp tục rà và trinh sát các cạnh sườn đông và tây của lữ đoàn.

60

2. Trận Liệt.

1st Brigade: Không thay đổi.

Division: Không thay đổi.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Tình hình Bắc Quân không mấy gì thay đổi trong khi Trung Đoàn 33 trông đợi tiểu đoàn bọc hậu của mình trở về tới căn cứ trung đoàn. Sáng ngày 6/11, tiểu đoàn này là đơn vị duy nhất còn trong tình trạng một lực lượng chiến đấu chặt chẽ ỡ phía đông Ia Drang. Vào chập tối, tiểu đoàn này không còn là một đơn vị hữu hiệu nữa.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 26, bị thương 53, mất tích 0.

Tổn thất địch: chết đếm được xác 77, bị chết phỏng đoán 121, bị thương phỏng đoán 271, bị bắt 1, trang cụ 45 bao bị cá nhân, vũ khí 3 đại liên, 3 trung liên, 2 liên thanh, 23 súng carbines và AK, 1 súng phóng hỏa tiễn, đạn dược 10.000 trái đạn 7,62 ly, 2 mìn cá nhân chống chiến xa, 100 lựu đạn tay.

61

7 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

Lữ Đoàn 1 KK bắt đầu một cuộc điều quân nhằm bóp chẹt địch quân vào ổ rọ. TĐ 2/8 KK di chuyển và chiếm cứ Vị Trí A (ZA028060) tới (ZA029071); TĐ 2/12 KK di chuyển và chiếm cứ Vị Trí B nút chận (ZA061067) tới (ZA061058); và TĐ 1/12 KK tấn chiếm Mục Tiêu Maple (ZA040075) .

TĐ 2/8 KK ở vị trí lúc 1100 giờ với các đại đội B và C. Cả hai đơn vị ở lại vị trí cho tới khi trời sập tối thì di chuyển đến Vị Tri Wing (ZA031061) và ở lại đó qua đêm. Đại đội A ở lại Falcon, cùng với đại đội D và Ban Chỉ Huy.

TĐ 2/12 KK di chuyển bằng trực thăng tới Vị Trí B, tập trung xong lúc 1255 giờ. Các đại đội A và C chiếm cứ vị trí của họ cho tới 1215 giờ thì cả hai đơn vị bắt đầu chuyển xuống nam để làm nút chận phía cạnh sườn đông của tiểu đoàn tấn công.

TĐ 2/12 KK thực hiện một cuộc tấn công nhắm tới Maple lúc 0805 giờ với các đại đội B và C. Tiếp sau đó tiểu đoàn được lệnh di chuyển qua Maple và đi giữa TĐ 2/8 và 2/12 KK và truy đuổi địch quân đang rút lui. Các lằng ranh được điều chỉnh theo nhu cầu. Các đơn vị Bắc Quân nhỏ bị nhắm bắn trên đường rút lui.

Lúc 1430 giờ, A 1/12 KK được bốc tới một bãi đáp tại ZA028088, và các đại đội B và C tiếp túc di chuyển xuống nam tới Vị Trí Wing và ở lại đó qua đêm. Đại đội D và Ban chỉ Huy không di chuyển.

TĐ 1/8 KK, trong khi đó, bất động ở tại vị trí và sau khi cuộc giao tranh chính hoàn tất ở phía tây, thì tiểu đoàn di chuyển từ Đỏ tới căn cứ An Khê. Cuộc di quân không hoàn tất cho tới mãi ngày hôm sau.

63

2. Trận Liệt.

1st Brigade: Không thay đổi.

Division: Không thay đổi.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Trong mật khu Chu Prong, Trung Đoàn 33 thưa thớt liếm vết thương và đợi cho các binh sĩ lê gót trở về căn cứ. Số lực lượng còn lại của Mặt Trận Dã Chiến yên ắng.

Trong vùng giao tranh, mức sinh hoạt thuyên giả. Một chiến binh Bắc Quân đầu thú với một thẻ truyền đơn thông hành.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 0, bị thương 2, mất tích 0.

Tổn thất địch: chết đếm được xác 9, bị chết phỏng đoán 19, bị thương phỏng đoán 48, bị bắt 12, trang cụ không, vũ khí 8 súng tự động, 5 carbine, 1 đại liên, 1 trung liên, đạn dược 55 lựu đạn tay, 4 mìn Claymore.

64

8 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

Lữ Đoàn 1 KK tiếp tục các cuộc hành quân tìm và diệt trong khu vực trách nhiệm trong khi chuẩn bị được Lữ Đoàn 3 KK thay thế. Điều này bao gồm cả điều động các đơn vị ra khỏi vùng chiến trận trong khi vẫn tạo áp lực vào địch.

T 2/12 KK bắt đầu các cuộc hành quân với đại đội C di chuyển hướng tây nam từ Wing tới ZA993051. Đại đội A di chuyển bằng trực thăng tới một bãi đáp gần ZA980053. Cả hai đại độ đụng độ nhỏ nhiều lần trong ngày. Lúc 0700 giờ, đại đội B để lại một trung đội để bảo an Wing và di chuyển tới Falcon. Các đơn vị 1/12 KK tập trung xong vào Falcon để qua đêm.

TĐ 2/12 KK bắt đầu di chuyển tới Falcon lúc 0700 giờ, tập trung xong lúc 1125 giờ, và toàn bộ tiểu đoàn ở lại đó qua đêm.

TĐ 1/8 KK hoàn tất di chuyển từ Đỏ tới An Khê.

TĐ 2/8 KK di chuyển từ Falcon tới Stadium và đảm trách phòng thủ Ban Chỉ Huy Lữ Đoàn Tiền Phương.

Toán B Thiết Đoàn 1/9 KK tiếp tục rà và hỏa lực trinh sát các cạnh sườn lữ đoàn, với chú tâm vào vùng phía tây và nam của Falcon.

66

2. Trận Liệt.

1st Brigade: Không thay đổi.

Division: Không thay đổi.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Chỉ những đơn vị phân tán và các binh sĩ chậm bước ở phía đông hậu cứ Chu Prong-Ia Drang trong khi Trung Đoàn 33 kiểm điểm mất mát.

Tình báo bạn vào thời điểm này vẫn chưa chắc toàn bộ Trung Đoàn 33 đã rút lui qua phía tây. Một tù binh bắt được tại Pleime khai quả quyết là sau trận đánh đơn vị anh ta phải lội bộ hai đêm theo hướng nam và đông. Thêm nữa, có nhiều dấu chỉ cho thấy các đơn vị thuộc Trung Đoàn 32 rất có thể đã thoát thân về phía đông sau cuộc phục kích. Vào khoảng lúc này, Field Force Vietnam yêu cầu sư đoàn di chuyển các cuộc hành quân của mình về phía đông Pleime nếu "không có thêm đụng độ mới nữa trong vùng phía tây".

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 0, bị thương 5, mất tích 0.

Tổn thất địch: chết đếm được xác 2, bị chết phỏng đoán 10, bị thương phỏng đoán 23, bị bắt 7, vũ khí 1 trung liên, 1 carbine, 2 khẩu AK, 1 súng phóng hỏa tiễn, đạn dược 2 lựu đạn tay.

67

9 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

Lữ Đoàn 1 bắt đầu di chuyển ban chỉ huy từ Stadium tới An Khê, nhường lại quyền điều khiển tất cả các đơn vị còn ở lại chiến trường cho Lữ Đoàn 3. Ban chỉ huy tiền phương của Lữ Đoàn 3 di chuyển tới Stadium. Sự hoán chuyển xảy ra lúc 1100 giờ.

Đồng thời, TĐ 2/12 KK di chuyển từ Falcon tới trại Holloway chuẩn bị rời tới An Khê.

TĐ 2/8 KK ở lại Stadium trong ngày.

TĐ 1/12 KK ở lại Falcon, thực hiện các tuần tiễu ngoại biên từ căn cứ trong ngày và bảo an cho các đơn vị pháo binh tại đây.

69

2. Trận Liệt.

1st Brigade: HHC, 1st Bde; B Troop, 1/9 Cav; A Co, 8th Eng; 1st Plt, 545 MP Co; Sig Spt Tm, 13th Sig Tm; 54th Inf Det Tm; 10th RRU IPW/CI Tm, 191 MI Det.

3d Brigade: HHC, 3d Bde; 2/8 Cav (-)(091100 Nov); 1/12 Cav (091100 Nov); 2/12 Cav (09100 Nov); C 1/9 Cav Sqdn; C 8th Eng; 1/7 Cav; 1/21 Arty; C 2/20 Arty (ARA); 6/14 Arty (Prov); 2/19 arty (-) (091100 Nov); 3d Plt, 545 MP; Sig Spt Tm, 13th Sig Tm; 54th Inf Det Tm; 10th RRU IPW/CI Tm, 191 MI Det; 3d FSE (091100 Nov).

Division: Fwd DTOC; 229 AHB; 228 ASHB; 17th Avn Co.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Trung Đoàn 33 thu thập các đơn vị cơ hữu cuối cùng của mình và bắt đầu đếm đầu người. Nhiều binh sĩ khiếm diện. Trung đoàn ghi nhận các con số tổn thất sau đây

Đơn Vị *Quân Sộ Trước PleimePhần Trăm hay Con Số tổn Thất
Tiểu Đoàn 150033% chết
Tiểu Đoàn 250050% chết
Tiểu Đoàn 350033% chết
Đại Đội Bích Kích Pháo Trung Đoàn12050% chết
Đại Đội Súng Phòng Không Trung Đoàn15060% chết
Đại Đội Truyền Tin Trung Đoàn1204 chết-16 mất tích
Đại Đội Vận Tải Trung Đoàn15050% chết
Đại Đội Quân Y Trung Đoàn4080% chết hay mất tích
Đại Đội Công Binh Trung Đoàn6015 chết hay mất tích
Đại Đội Trinh Sát Trung Đoàn509 chết

*Không kể Đại Đội 75 ly Trung Đoàn. Con số không kiểm kê được.

Tổng cộng, đếm đầu người cho thấy 890 người của con số nguyên thủy 2200 bị giết, với hơn 100 mất tich và nhiều binh sĩ hứng chịu những vết thương hủy hoại thân thể. Các quân trang mất mát cũng nặng đối với đại đội súng phòng không trung đoàn mất 13 trong số 18 súng và đại đội bích kích pháo trung đoàn mất 5 trong số 9 ống súng. Thêm 6 ống súng bích kích pháo bị mất bởi các tiểu đoàn, cùng với hầu hết các súng không giựt. Đạn dược, thực phẩm và thuốc men mất đi cũng bộn.

Tại bản doanh Mặt Trận Dã Chiến phía bắc Ia Drang, ngày hôm nay là ngày kiểm điểm phân tích. Đính kèm số 15 mô tả bức ảnh tình báo trình cho các cấp chỉ huy ngày 9 tháng 11.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 0, bị thương 4, mất tích 0.

Tổn thất địch: chết 0, bị thương 0, bị bắt 2, vũ khí 0.

70

10 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

Lữ Đoàn 3 tiếp tục điều quân vào vùng chiến trận, thay thế các đơn vị cũ và sắp xếp chuẩn bị cho một cuộc hành quân lùng địch có hệ thống tại phía bắc, đông và nam trại Pleime. Mỗi tiểu đoàn được giao cho một vùng và thực hiện các cuộc hành quân lùng và diệt địch trong khu vực của mình.

TĐ 2/8 KK bảo an cho Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn tới lúc 0800 và bắt đầu di chuyển tới An Khê xong khoảng 1900.

TĐ 1/7 KK di chuyển trên chuyến bay về tới Stadium và bắt đầu di chuyển tức khắc đến Vùng White để hành quân lùng và diệt.

TĐ 2/12 KK ở lại trại Holloway với một đại đội trong thế ứng chiến một tiếng.

TĐ 1/12 KK có một cuộc xô xát nhỏ tại Falcon, bắn hai binh sĩ Bắc Quân bị thương và bắt một địch quân khác lận trong người một tờ truyền đơn thông hành. Tiểu Đoàn bắt đầu di chuyển đến Homecoming, sát nhập vào các đơn vị pháo binh xong vào lúc 1645 giờ.

Toán C, Thiết Đoàn 1/9 KK tảo thanh cạnh sườn đông của lữ đoàn.

71

2. Trận Liệt.

3d Brigade: Không thay đổi ngoại trừ: xuất phái 2/8 Cav 102300 tháng 11.

Division: Không thay đổi

3. Tóm Lược Tình Báo:

Tình hình có rất ít hay không có thay đổi trong khi các lữ đoàn tiếp tục hoán chuyển nhau. Thế điều quân chuyển hướng từ tây sang đông là để khơi ngòi cho một quyết định gần sắp tới từ Bộ Tư Lệnh sư đoàn Bắc Quân.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 0, bị thương 1, mất tích 0.

Tổn thất địch: chết 0, bị thương 2, bị bắt 1, súng ống 0, trang cụ 0.

73

11 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

TĐ 1/12 KK tiếp tục các cuộc hành quân lùng kiếm trong Vùng Gold, không xảy ra đụng độ. Các đại đội B và D di chuyển tới Stadium để bảo an lữ đoàn.

TĐ 1/7 KK tiếp tục hành quân trong Vùng White dùng các kỹ thuật tuần tiễu cấp trung đội.

TĐ 2/5 KK rời bỏ Stadium tới An Khê và lập tức được trực thăng vận đến Vùng Đỏ để bắt đầu hành quân lùng và diệt địch. Tiểu Đoàn đổ bộ xong lúc 1500 giờ.

TĐ 2/12 KK được trực thăng vận trở về căn cứ An Khê.

Toán C/Thiết Đoàn 1/9 KK tiếp tục hành quân tảo thanh và trinh sát.

75

2. Trận Liệt.

3r Brigade: Không thay đổi ngoại trừ: tăng phái 2/5 Cav; xuất phái 2/12 Cav.

Division: Không thay đổi.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Bộ Tư Lệnh Mặt Trận Dã Chiến, sau khi thẩm định tình hình, đã đi tới một quyết định. Với các đơn vị Mỹ coi bộ rút lui về phía đông Pleime, quyết định là cố gắng lấy lại thế thượng phong với một cuộc tấn công. Lần này cũng lại là trại DSCĐ Pleime. Bộ tư lệnh sư đoànVC ấn định ngày tấn công là ngày 16 tháng 11, và ra chỉ thị cho ba trung đoàn của sư đoàn.

Trung Đoàn 32, lẽ đương nhiên, vẫn còn là một lực lượng chiến đấu chặt chẽ, mặc dù hứng chịu tổn thất trong cuộc phục kích Lực Lượng Đặc Nhiệm Thiết Kỵ QLVNCH trên đường lộ tới Pleime.

Trung Đoàn 33, như đã thấy, bị tổn thất nặng nề trong cuộc tấn công và sau đó rút lui khỏi Pleime, nhưng vẫn bị sung vào trận một lần nữa. Trong viễn tượng can dự vào chiến trận tương lai, cấp chỉ huy Trung Đoàn 33 bắt đầu tái tổ chức các tiểu đoàn bị hao mòn thành một đơn vị chiến đấu hỗn tạp.

Tuy nhiên, ngọn giáo sắc bén cho cuộc tấn công lần này là Trung Đoàn 66 mới xâm nhập, sung sức từ Bắc Việt và háo hức xông vào chiến trận. Trung Đoàn sẽ là nỗ lực chính trong cuộc tấn công lần thứ hai vào trại Pleime của ba trung đoàn.

Ngày 11/11, vị trí ba tiểu đoàn 7, 8 và 9 của Trung Đoàn 66 trải dọc mạn bắc bờ sông Ia Drang (trung tâm khối tại 9104).

Trung Đoàn 33 vẫn ở các vị trí quanh Làng Anta (YA940010)

Trung Đoàn 32 vẫn ở phía bắc sông Ia Drang (YA820070)

Để tăng sức quả đấm cho cuộc tấn công, Mặt Trận Dã Chiến cũng quyết định sung vào một tiểu đoàn bích kích pháo 120 ly và một tiểu đoàn súng phòng không hai nòng 14.5 ly. Hai đơn vị này đang trên đường xâm nhập và dự tính tới kịp thời cho cuộc tấn công. Năm ngày kế tiếp sẽ là những ngày chuẩn bị và di chuyển quân cho cuộc tấn công.

Như vậy là lần đầu tiên, trọn vẹn một sư đoàn Bắc Quân sẽ sung vào trận tấn công một mục tiêu tại Nam Việt Nam.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 0, bị thương 2, mất tích 0.

Tổn thất địch: không có đụng độ bộ chiến đáng kể.

76

12 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

TĐ 2/5 KK thực hiện các cuộc tuần tiễu cỡ tiểu đội trong Vùng Đỏ và khám phá nhiều ngọn chông trên các đường mòn. Các đội toán tâm lý chiến thực hiện các buổi hướng dẫn trong các làng xã địa phương.

TĐ 1/7 KK tiếp tục các cuộc hành quân tìm và diệt với các đơn vị nhỏ trong Vùng Trắng mà không gặp đụng độ.

TĐ 1/12 KK và Pháo Đội 2/19 KK (-) trở lui về căn cứ An Khê.

Thiết Đoàn 1/9 KK tiếp tục rà các cạnh sườn của Lữ Đoàn.

TĐ 2/7 KK tới từ An Khê và được trực thăng vận tới ba Bãi Đáp phía nam Pleime gần kề Núi Chu Don để bắt đầu các cuộc hành quân tìm và diệt trong vùng đó.

Giao tranh quan trọng nhất xảy ra vào cuối ngày. Lúc 2323 giờ, một lực lượng cỡ tiểu đoàn của hoặc Bắc Quân hay Chủ Lực Việt Cộng phát động một cuộc tấn công vũ bão vào căn cứ Lữ Đoàn tại Stadium. Gần 100 trái đạn bích kích pháo 82 ly và 60 ly rót lên đầu vị trí lữ đoàn cộng thêm vào một số lượng lớn súnh nhỏ và hỏa lực súng liên thanh. Cuộc tấn công tập trung vào các vị trí công binh, khu dầu xăng phi cơ và ban chỉ huy lữ đoàn. Khoàng vài phút sau nửa đêm, cuộc tấn công bị đẩy lui và mọi hỏa lực ngưng tiếng. Hơn 100 kiện thuốc nổ phá hoại được thâu hồi khi rà vùng tấn công.

Phận vụ canh gác được thực hiện bởi các trực thăng pháo binh phóng hỏa tiễn xuất phái tại Stadium. Tất cả bẩy trực thăng tung cánh lên trời trong vòng năm phút sau khi cuộc tấn công bắt đầu và chính nhờ hỏa lực phối hợp của các trực thăng này đã chận đứng các cuộc tấn công bích kích pháo.

78

2. Trận Liệt.

3d Brigade: Không thay đổi, ngoại trừ: tăng phái TĐ 2/7 KK, xuất phái TĐ 1/12 KK, xuất phái Pháo Đội 2/19 KK (-)

Division: Không thay đổi.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Các đơn vị thuộc Mặt Trận Dã Chiến tiếp tục chuẩn bị và tập dượt cho cuộc tấn công dự tính trại Pleime.

Có rất ít hoặc không có sinh hoạt nào trong vùng các đơn vị đang hành quân.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 7, bị thương 23, mất tích 0.

Tổn thất địch: chết đếm được xác 6, bị thương phỏng đoàn 22, VC bị bắt 0, trang cụ 100 kiện thuốc nổ phá hoại, vũ khí 0.

79

13 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

Lữ Đoàn 3 tiếp tục hành quân lùng và diệt trong vùng phía đông Pleime, nhưng chuẩn bị đánh thốc về phía tây bằng cách sắt đặp vị trí pháo binh trước.

Tiểu Đoàn 2/5 KK xung phong vào Bãi Đáp Falcon (ZA021031) và thiết lập một căn cứ pháo binh mà không gặp một đối kháng nào.

TĐ 1/7 KK trực thăng vận từ Vùng White tới Vùng Maroon và thiết lập các căn cứ tuần tiễu đại đội mà không gặp đối kháng. Đại Đội B được xuất phái tới Stadium để hỗ trợ bảo an căn cứ lữ đoàn.

TĐ 2/7 KK tiếp tục hành quân lùng và diệt trong Vùng Blue phía nam Pleime.

Toán C/ Thiết Đoàn 1/9 KK tiếp tục tảo thanh các cạnh sườn của lữ đoàn.

81

2. Trận Liệt.

3d Brigade: Không thay đổi.

Division: Không thay đổi.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Các lực lượng của Mặt Trận Dã Chiến bắt đầu tụ tập trong vùng Chu Prong- Ia Drang để chuẩn bị di chuyển tới Pleime và tấn công dự tính ngày 16/11. Một vài đơn vị trinh sát và vận chuyển đã lên đường.

Tuy nhiên, trong vùng phía đông, có rất ít đúng độ.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 0, bị thương 2, mất tích 0.

Tổn thất địch: không có đụng độ bộ chiến đáng kể.

82

14 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

Có một số ít đơn vị đi tới hẹn với định mệnh có một cảm thức về số mạng của họ cho tới khi bàn tay lịch sử sờ mó vào thân. Đó là điều xảy đến cho TĐ 1/7 KK sáng ngày 14/11. Đáng ra thì đó là một cuộc hành quân thông lệ, nếu có thể coi bất cứ một cuộc hành quân tiến xâu vào địa hạt địch quân là thông lệ. Đại Đội B đã di chuyển lui về các vị trí của tiểu đoàn gần Pleime để chuẩn bị cho một cuộc trực thăng vận lâu dài vào một vùng tiếp giáp Chu Prong.

Lúc 1050 giờ, đại đội thứ nhất, Bravo, đã đổ bộ tại Bãi Đáp X-Ray (YA 935010) và khoảng 1210 giờ, hầu hết tiểu đoàn đã đổ bộ xong. Với đại đội C bảo an Bãi Đáp, đại đội B di chuyển hướng bắc và tây tiến tới ngón tay chĩa xuống từ rặng đồi Chu Prong. Lúc 1245 giờ, đại đội đụng nhẹ và khoảng 1330 giờ thì bị ít nhất hai đại đội bộ binh Bắc Quân tấn công. Trung đội phía tây của đại đội B bị tách rời trong đợt xung phong đầu tiên và bị ghim xuống tại một ốc đảo đối kháng cho tới khi được giải cứu ngày hôm sau.

Cùng với trận đụng độ của đại đội B, một vài quả đạn bích kich pháo bắt đầu rơi vào Bãi Đáp và trên đầu đại đội B. Hỏa lực hỏa tiễn cũng xảy ra tại một số khu vực. Đại đội A di chuyển lên phía cạnh sườn trái của đại đội B và tức khắc giao tranh với một lực lượng Bắc Quân cỡ một đại đội đang tiến tới đàng hậu phía trái của đại đội Bravo. Tiếp sau đó hỏa lực rót xuống vào chính bãi đáp, và phi cơ đến yểm trợ cho tiểu đoàn được dưới đất vẫy tay ra hiệu bay đi. Tới giờ phút này, xung đột xảy ra phía tây và tây bắc của Bãi Đáp trong rừng rậm và cỏ cao. (Đính kèm 16)

Tiếp sau đó, đại đội C, đã di chuyển ra khỏi Bãi Đáp tới phía đông, bị một lực lượng cỡ hai đại đội địch tấn công. Các phần tử của đại đội D được di chuyển để tăng cường và, phối hợp với oanh kích tác chiến, yểm trợ không lực và pháo binh được gọi tới bắn vào nội trong 100 thước cách các vị trí bạn, cuộc tấn công bị đẩy lui và khu vực phía tây của Bãi Đáp tiếp đó trở nên an toàn và tương đối không bị bắn.

Sau khi hay tin có giao tranh mạnh, lữ đoàn trưởng ra lệnh cho đại đội B, TĐ 2/7 KK, trước nay được giao cho nhiệm vụ bảo an cho lữ đoàn tại Stadium, di chuyển thẳng tới Bãi Đáp X-Ray.

Số còn lại của TĐ 1/7 KK, kể cả Trung Đội Trinh Sát, đổ bộ khoảng 1500 giờ và ếm vào các vị trí ngoài ven bìa phía đông của bãi đáp. Các nỗ lực giải cứu trung đội bị cô lập bởi đại đội Bravo và một trung đội của đại đội Alpha đã thất bại và cả hai đại đội được chỉ thị rút trở lui và chỉnh đốn lại đội ngũ. (Đính kèm 17). Liên lạc được duy trì với trung đội bị cô lập suốt trong cuộc giao tranh. Vào lúc đó hiển nhiên là tiểu đoàn đụng độ với một lực lượng ít nhất 600 người.

Khoảng 1800 giờ, B 2/7 đổ bộ xuống Bãi Đáp và sơ khởi được đặt làm trừ bị như là lực lượng phản ứng của tiểu đoàn. Sau đó, một trung đội của B 2/7 tăng cường và trung đội trinh sát được kéo lui để sát nhập với lực lượng phản ứng. Phòng tuyến qua đêm ngày 14/11 được mô tả cách tổng quát trong đính kèm 18.

Suốt đêm, Bắc Quân tìm cách chọc thủng phòng tuyến của trung đội bị cô lập, nhưng hỏa lực bảo vệ mạnh bắn vòng quanh vị trí bẻ gãy mọi cuộc tấn công. Phòng tuyến chính cũng bị đánh thăm dò nhiều đợt, nhưng các cuộc tấn công này cũng bị đẩy lui. Hai khẩu đại bác tại Falcon nã hơn 4.000 quả đạn với chất nổ mạnh vào yểm trợ cho X-Ray. Các phi vụ tác chiến bay suốt đêm và các phi cơ thả trái sáng của Không Lực luôn hoạt động trên vùng trời chiến trận. Các phi công của các trực thăng vận tải bất chấp nguy hiểm của hỏa lực nhào xuống Bãi Đáp để tải xuống quân lính tăng cường và tiếp tế và di tản thương binh và tử thi.

Đồng thời, lữ đoàn ra lệnh cho TĐ 2/5 KK sẵn sàng ứng chiến nhảy vào X-Ray. Tiểu Đoàn rút hai đại đội ra khỏi các vị trí tuần tiễu phía nam Falcon và rồi trực thăng vận đến Bãi Đáp Victor (YV964994) với BCH và đại đội D di chuyển tới Falcon.

84

Đại đội B, đang hành quân lùng kiếm phía bắc Falcon, trở lui lại vị trí đó khi trời sập tối và được chuẩn bị sát nhập với tiểu đoàn vào sáng sớm hôm sau. Tiểu đoàn sẽ di chuyển bằng đường bộ tới X-Ray vào sáng ngày hôm sau.

TĐ 2/7 KK tiếp tục hành quân phía nam Pleime, với đại đội C và đại đội D, trong khi đại đội A di chuyển tới Stadium để trở nên lực lượng phản ứng qua đêm.

Toán C, Thiết Đoàn 1/9 thực hiện trinh sát nhãn quan vùng chiến trận ngõ hầu xác định các thế di chuyển của các lực lượng Bắc Quân.

2. Trận Liệt.

3d Brigade: không thay đổi.

Division: không thay đổi.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Một số đơn vị xung phong của Mặt Trận Dã Chiến đã trên đường đi đến Pleime trước bình minh ngày 14/11. Lúc trưa, khi các trực thăng đổ quân Không Kỵ xuống chân Chu Prong, địch bị hoàn toàn bất ngờ. Thay vì tung sư đoàn tấn công vào Pleime và khôi phục lại thế chủ động chiến thuật, sư đoàn Bắc Quân bị buộc phải chiến đấu bảo vệ lấy hậu cứ của mình.

Rặng núi Chu Prong và thung lũng Ia Drang từng là một khu bất khả xâm phạm cho các lực lượng Việt Cộng và Bắc Quân. Đó là một trong những căn cứ "mật khu" quân phiến loạn dùng để tích trữ tiếp tế, huấn luyện binh sĩ, lo liệu phận sự hành chánh, sản xuất và sửa chữa vũ khí và trang cụ cùng cung cấp một căn cứ bàn đạp cho các đơn vị tác chiến.

Ít nhất là kể từ năm 1954, không có một đơn vị nào của chính phủ VNCH xâm nhập vào rặng Chu Prong này. Được để yên, các đơn vị Việt Cộng an hưởng nhiều năm an toàn trong rặng núi và thung lũng. Chính từ mật khu này trong thung lũng Ia Drang mà Mặt Trận Dã Chiến và các Trung Đoàn 32 và 33 đã di chuyển đến Pleime ngày 19/10. Bây giờ mật khu lại lâm nguy.

Phản ứng lại nhanh chóng đối ứng lại các cuộc đổ bộ của Không Kỵ, Mặt Trận Dã Chiến ra lệnh cho Trung Đoàn 66 tấn công vào vùng đổ bộ. Các đơn vị kiện toàn của trung đoàn thiết lập vị trí trên sườn núi ngó xuống vùng đổ bộ để dùng làm bàn đạp cho hỏa lực. Các tiểu đoàn 9 và 7 của Trung Đoàn 66 và một tiểu đoàn hỗn tạp của Trung Đoàn 33 (trước đây là các tiểu đoàn 2 và 3) sẽ là các lực lượng xung phong tiên khởi.

Các cuộc tấn công đổ xô vào với lực lượng cỡ đại đội và nhiều đại đội rất dũng mãnh. Họ tiếp tục suốt ngày và đêm. Mặc dù như vậy, các trung đoàn vẫn không chiếm cứ được các vị trí. Các đơn vị tấn công cố gắng tiến sát lại thật gần, không những là để tạo áp lực, mà cũng để tránh oanh kích và pháo kích yểm trợ quân phòng thủ. Tuy vậy, các phi cơ bắn phá liên hồi vào hàng ngũ Bắc Quân, trong khoảng dưới 100 thước của các phòng tuyến Không Kỵ. Các màn chắn pháo binh được gọi bắn rất sát các tuyến phòng bạn, bẻ gãy các cuộc tấn công và gây thiệt hại nặng cho nhân sự và trang cụ địch.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 6, bị thương 49, mất tích 0.

Tổn thất địch: do cường độ và liên tục của giao tranh, tổn thất địch sẽ được tóm lược trong báo cáo ngày 16/10.

85

15 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

Không như những ngày khác trong chiến dịch, ngày hôm nay bắt đầu và kết thúc với bạo hành. Sáng sớm, các đại đội từ bên trong tuyến phòng thủ tung ra các toán trinh sát để rà một khoảng cách khoảng 200 thước trước mắt các vị trí của họ. Lúc 0650 giờ, hai đại đội bên trái của đại đội C (một nam và đông nam) bắt đầu hứng chịu hỏa lực nặng. Một lực lượng Bắc Quân hơn hai đại đội được tung vào khúc này của tuyến phòng thủ. Bất chấp các cuộc oanh kích, pháo kích và hỏa tiễn trực thăng ào ạt, các đơn vị địch quân tiến đánh sáp lá cà với đại đội C. Trong khi cuộc chiến đấu đẫm máu này xảy ra, khúc đông của bãi đáp cũng bị tấn công nặng. Đó là vào khoảng 0715 giờ. Đại đội D có trọng trách ngăn chận cuộc tấn công của Bắc Quân và chu toàn được sứ mạng với yểm trợ của phi pháo. Khoảng lúc 0800 giờ, khu vực đại đội A phía nam và tây bị tấn công và hỏa lực bắn sát mặt đất rít lên khắc tuyến phòng thủ và bãi đáp. Mặc dù A 2/7 KK sẵn sàng tới bằng trực thăng, bãi đáp quá nóng vào lúc này. (các cuộc tấn công và vị trí được mô tả trong Đính Kèm 19).

Phần của đại đội B 2/7 KK làm lực trừ bị được tung vào khu vực của C 1/7 KK để đánh bật ngược cuộc xung phong của địch quân. Các lằn ranh tuyến phòng được đánh dấu bằng khói màu và các cuộc hỏa lực phi pháo được hướng dẫn tới trong khoảng cách 50 thước. Màn chắn sắt thép rốt cuộc chận đứng cuộc tấn công, bỏ lại trên chiến trường với rải rác xác Bắc Quân. Khoảng 0900 giờ hoả lực bắn vào chính bãi đáp lắng dịu khiến cho có thể đổ bộ A 2/7 KK và tung các đơn vị tăng cường vào các vị trí then chốt. (Đính Kèm 20).

TĐ 2/5 KK tới tăng cường bằng đường bộ từ bãi đáp Victor băng qua các cạnh sườn núi tới đông nam bãi đáp và vào bên trong tuyến phòng thủ, sớt được hai tù binh trên đường đi. (Đính Kèm 21).

Tiểu Đoàn tập trung xong lúc 1245 giờ và lập tức được trao sứ mạng càn quét theo hướng tây bắc để giải cứu trung đội bị cô lập của B 1/7 KK. Các đơn vị tấn công gồm có các đại đội A và C của TĐ 2/5 KK và B TĐ 1/7 KK. Trung đội bị vây hãm được giải thoát không mấy kháng cự và tất cả các lực lượng trở về tuyến phòng thủ khoảng 1600 giờ. (Đính Kèm 22).

Tất cả các lực lượng trong X-Ray nằm dưới quyền điều khiển chiến thuật của Sĩ Quan Chỉ Huy Trưởng, TĐ 1/7 KK, và tụ lại thành một tuyến phòng thủ qua đêm. (Đính Kèm 23). Phần còn lại của đêm được đánh dấu bởi các cuộc bắn phá thăm dò tuyến phòng thủ nhỏ liên hồi không đem lại ích lợi hay không có kết quả trong bối cảnh của nỗ lực chính của địch trong ngày. Bắc Quân đã tung vào các đơn vị tinh nhuệ nhất vào trong nỗ lực buổi sáng nhưng đã thất bại.

Lữ Đoàn 3 KK tiếp tục tăng cường và yểm trợ trận chiến tại X-Ray. TĐ 2/7 KK (-) di chuyển trước tiên tới bãi đáp Macon (YA935052) để cung ứng một căn cứ pháo binh, nhưng phát giác là nền đất không thích hợp. Vị trí pháo binh do Pháo Đội 1/21 điều hành và TĐ 2/7 KK (-) di chuyển tới bãi đáp Columbus (YA974036).

Trong khi đó, TĐ 1/5 KK (-) tập trung tại Stadium và A 1/5 KK được trực thăng vận tới Columbus để tăng cường TĐ 2/7 KK; tiểu đoàn này đã cung ứng hai đại đội cho nồi chảo sôi tại X-Ray. Các đại đội B và C thuộc TĐ 1/5 KK đi tới Falcon để bảo an cho các đơn vị pháo binh tại đó.

Toán C Thiết Đoàn 1/9 KK tiếp tục rà và trinh sát trong thung lũng Ia Drang và Toán D bảo an căn cứ lữ đoàn tại Stadium.

Không Lực, trong 48 tiếng quyết định tại X-Ray, thiết lập một trạm tác chiến không lực thường xuyên với một chiến đấu-phóng pháo cơ nhắm bắn một mục tiêu trung bình cứ mỗi 15 phút trong suốt thời gian.

Các khẩu đại bác bắn hơn 6 ngàn trái đạn nổ cực đại vào vùng tuyến phòng thủ và pháo binh trực thăng đóng góp gần 2 ngàn trái hỏa tiễn vào bức tường hỏa lực.

87

Trực thăng khổng lồ CH-74 của Phi Đoàn 228 ASHB chuyển vận đạn pháo binh liên tục tiếp tế vào Falcon và Columbus , và Phi Đoàn 229 SHB bay các phi vụ con thoi tản thương và tiếp tế vào ra bãi đổ bộ bị vây hãm suốt trong thời kỳ giao tranh trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm cho các phi công và phi hành đoàn.

2. Trận Liệt.

3d Brigade: Không thay đổi ngoại trừ: thêm 1/5 Cav; thêm D 1/9 Cav Sqdn.

Division: Không thay đổi

3. Tóm Lược Tình Báo:

Mặc dù bị tổn thất nặng nề trong ngày 14/11, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Bắc Quân ra lệnh tiếp tục tấn công vào vị trí bé nhỏ tại chân núi. Các Tiểu Đoàn 7 và 9 của Trung Đoàn 66 đảm trách các đợt xung phong cùng với quân sĩ sống sót thuộc Trung Đoàn 33. Tiểu Đoàn 8 của Trung Đoàn 66 di chuyển phía nam từ vị trí bắc Ia Drang để tạo áp lực bìa phía đông của bãi đáp. Và Mặt Trận Dã Chiến điều Tiểu Đoàn H-15 thuộc Lực Lượng Chủ Lực Việt Cộng từ vùng tập trung tới tận phía nam của vùng giao tranh.

Hiển nhiên là nỗ lực của Bắc Quân không được hỗ trợ bởi các tiểu đoàn bích kích pháo và súng phòng không không tới kịp vào vùng chiến trận và còn rong ruổi trên đường mòn xâm nhập. Một điều khác không giải thích được là Trung Đoàn 32 đã không sung trận và ở nán lại các vị trí tại 12-14 cây số phía tây bắc của mạn bắc bờ sông Ia Drang.

Ngày 15/11 cũng được đánh dấu bởi việc xử dụng lần đầu tiên một vũ khí mới của lực lượng Mỹ và gây kinh hoàng cho quân lính địch kể cả những chiến binh gan lì nhất. Ngay sau giờ ngọ, một vùng rộng lớn quanh vị trí YA8702 thình lình nổ tung với hàng trăm tấn bom làm rung chuyển khắp cùng mặt đất như thể một tấm thảm đang được trải ra. Các phóng pháo cơ B-52 đã đánh rập. Trong năm ngày kế tiếp các phóng pháo cơ khổng lồ làm thịt một vùng rộng lớn của rặng núi Chu Prong. Các chiến sĩ Bắc Quân sống trong hãi sợ các cuộc tấn công này vì họ tin là mỗi cuộc oanh kích bao phủ một vùng 20 cây số vuông và các địa đạo và hầm trú cá nhân không thể bảo vệ họ.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 67, bị thương 68, mất tich 0.

Tổn thất địch: Tóm lược của tất cả mọi tổn thất sẽ được kết tính ngày 16/11.

88

16 tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

Khoảng 0400 giờ, bộ binh Bắc Quân bắt đầu các cuộc tấn công nhẹ thăm dò tại nhiều địa điểm trên phòng tuyến với các quân số tiểu đội tới trung đội. Lúc 0430 giờ một cuộc tấn công do hai đại đội nhắm vào phần đông nam của phòng tuyến của toán B 2/7 KK. Cuộc tấn công này bị đẩy lui bởi hỏa lực súng nhỏ và pháo binh dưới ánh sáng cung cấp bởi phi cơ thả trái sáng "Smokey" của Không Lực. Một cuộc tấn công thứ hai bởi một đơn vị cỡ đại đội cũng bị đẩy lui. Lúc 0600, cỡ một đại đội xung phong thẳng vào phần đông bắc của Bãi Đáp có các đơn vị của TĐ 2/5 KK trú đóng. Cuộc xung phong này cũng bị đánh tan bởi hỏa lực quân phòng thủ. Lúc 0627 lại thêm một cuộc tấn công khác được phát động từ phía bắc, và một lần nữa lại thất bại. (Đính kèm 24)

Lúc 0655, tất cả các vị trí trong chu vi phòng thủ đồng loạt khai hỏa với súng nhỏ và súng liên thanh, nhắm bắn các cây cối, lùm cây và gò đống mối phía trước mặt. Hành động này khiến một đơn vị gồm 40 lính Bắc Quân xung phong sớm hơn dự định thẳng vào mặt tiền của toán A 2/7 KK. Đơn vị này đã yên lặng bò sát tới phòng tuyến nhờ cỏ cao và lùm cây che đậy. Kỹ thuật này cũng đốn hạ nhiều tay súng bắn sẻ leo lên các cây cối sát bên tuyến phòng lúc ban đêm.

Hỏa lực lẻ tẻ súng bắn sẻ đánh dấu cho ngày giờ còn lại tại X-Ray và cả TĐ 2/5 và TĐ 2/7 lập kế hoạch di chuyển ra khỏi vùng vào ngày hôm say. Bãi Đáp nằm trên lằn tiến trong vùng mục tiêu dự định cho B-52 oanh tạc và cần phải di chuyển các đơn vị ra ngoài cách xa ba cây số là giới hạn an toàn.

Để tăng cường cho các đơn vị trong vùng giao tranh, các đơn vị còn lại của TĐ 1/5 KK di chuyển bằng trực thăng tới Columbus, tại đó tiểu đoàn ngủ qua đêm.

Các đơn vị Thiết Đoàn 1/9 KK tiếp tục quan sát kỹ lưỡng chiến trường và các đường lộ dẫn vào chiến trường và, ngay buổi trưa, một trong số trực thăng trinh sát (UH-1B) bị bắn hạ trong khu rừng phía bắc của Ia Drang. Hỏa lực mạnh không cho phép thu hồi tức khắc trực thăng và phi hành đoàn được coi là mất tích.

90

.

2. Trận Liệt.

3d Brigade: Không thay đổi.

Division: Không thay đổi

3. Tóm Lược Tình Báo:

Sáng sớm ngày 16/11, các đơn vị Bắc Quân tấn công lại một lần nữa tại X-Ray -- và lại bị đổ máu rất nhiều. Thật là khó đập bể hạt dẻ. Nhưng nếu vị trí này khó nuốt, còn các căn cứ pháo binh gây khốn khổ cho Bắc Quân thì sao? May ra thì các vị trí này không được bảo vệ tốt. Một số đơn vị khỏe mạnh được phái tới cả Columbus lẫn Falcon. Các đơn vị này gồm các thành phần của Trung Đoàn 66 và Tiểu Đoàn H-15 Việt Cộng.

Đồng thời, một khi các cuộc tấn công vào X-Ray bị bẻ gẫy, một cuộc chuyển quân lớn bắt đầu đi về hướng bắc và tây dọc theo chân núi và vào thung lũng Ia Drang.

4. Thống Kê Sinh Hoạt: (tổng kết cho 14-15-16),

Tổn thất bạn: chết 6 (tổng kết 79), bị thương 8 (tổng kết 125), mất tích (tổng kết 0).

Tổn thất địch: chết đếm xác 834, chết phỏng đoán 1.215, bị thương không rõ, bị bắt 6.

Vũ khí và trang cụ hủy diệt tại các vị trí: vũ khí cộng đồng và cá nhân 100, hỏa tiễn chống chiến xa 9, lựu đạn 300-400, đạn 7,62 ly 7.000 trái, cuốc xẻng 100-150.

Vũ khí và trang cụ di tản: súng carbine 54, súng trường 57, liên thanh 17, đại liên 4, súng phóng hỏa tiễn 5, súng lục 2, bích kích pháo 82 ly 2, trang cụ cứu thương 6.

91

17 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

Lần đầu tiên trong cuộc xung đột tại Việt Nam, oanh tạc Không Lực Chiến Thuật được đem ra xử dụng để trực tiếp yểm trợ cho cuộc điều quân bộ chiến. Các cuộc oanh tạc trong hai ngày qua có tính cách yểm trợ, nhưng ngày hôm nay, các lực lượng bộ chiến sẽ di chuyển để nhường chỗ cho cuộc oanh tạc sắp xảy đến.

Do thế, cả hai tiểu đoàn đang chiếm cứ bãi đáp, TĐ 2/5 KK và TĐ 2/7 KK, rời khỏi bãi đáp với sứ mạng tảo thanh lên hướng bắc, với TĐ 2/5 KK hơi chếch về hướng đông và tiến tới Columbus. TĐ 2/7 KK, trừ đại đội B và một trung đội của đại đội A, nhưng tăng cường bởi A 1/5 KK, đi sau TĐ 2/5 KK cho đến khi đạt được khoảng cách an toàn 3.000 thước giữa vị trí của mình với vùng mục tiêu của B-52, rồi tảo thanh hướng tây và tây bắc tiến tới một vị trí trên bản đồ khả dĩ tạo lập được một bãi đáp. Vị trí đó được đặt tên là Albany (YA945043).

TĐ 2/5 KK tới Columbus vào lúc 1140 giờ không gặp một trở ngại nào.

TĐ 2/7 KK bị gặp khốn khổ dưới hỏa lực nặng nề. Tiểu đoàn đi sau TĐ 2/5 với đại đội A 2/7 dẫn đầu, và dùng tiểu đội trinh sát của tiểu đoàn thay cho tiểu đội thiếu sót của mình; tiếp sau là đại đội C, đại đội D, nhóm Chỉ Huy. Phần đuôi của đoàn quân tiểu đoàn là A 1/5 KK.

Sau khi tiến tới lằn ranh 3.000 thước, tiểu đoàn kẹo về hướng tây và vạch lối trong rừng rậm nhắm tới Albany. Nhưng khoảng không đầy 300-400 thước cách vùng mục tiêu, bộ phận dẫn đầu bắt dễ dàng được hai tù binh. Đến khi bộ phận dẫn đầu đi qua khỏi khu đất khai quang được đặt tên sau này là Albany, thì bắt đầu bị hỏa lực cực mạnh bắn tới từ mặt trái và phải và cạnh sườn phải. Địch đạt được bất ngờ đầu tiên, nhưng các toán quân của tiểu đoàn phản ứng nhanh chóng và can đảm. Cuộc giao tranh trở nên hỗn độn khi mỗi cá nhân chiến đấu cho chính bản thân mình.

Hai đại đội C và D hứng chịu sức mạnh của lực lượng Bắc Quân, và trong vài trường hợp địch chọc thủng qua hàng ngũ của đoàn quân. Đại đội D và một phần của bộ phận chỉ huy bắt đầu di chuyển về hướng đông để bắt nối với các đơn vị chính của A 1/5 KK, đồng thời cũng hứng chịu hỏa lực mạnh của địch. Phần còn lại của đại đội C, cùng với nhóm chỉ huy của tiểu đoàn, chiến đấu mở đường về hướng tây tiến tới khu đất khai quang nơi mà đại đội A và trung đội trinh sát thiết lập vị trí chống cự. (Đính kềm 26)

Lúc ban đầu, vì không xác định được vị trí của từng đơn vị trong cuộc chiến nên không xử dụng được yểm trợ phi pháo. Trong nhiều tiếng đồng hồ, cuộc chiến hoàn toàn là cuộc chiến của bộ binh. Đến khoảng giữa trưa khi mà đã sàng lọc được vị trí các đơn vị thì hỏa lực yểm trợ khởi sự đổ lên đầu các đơn vị Bắc Quân còn đang tấn công. Bắt đầu là các cuộc pháo kích không lực, tiếp sau là các phi vụ chiến thuật thả bom napalm. Các cuộc phi pháo này bẻ gãy đợt tấn công cỡ đại đội nhắm vào cạnh tây của tuyến phòng thủ tiền phương.

Khoảng 1825 giờ, hỏa lực quanh khu khai quang giảm thiểu đến độ có thể dùng làm bãi đổ bộ cho B 2/7 KK đến từ trại Holloway, nơi mà đại đội này túc trực sẵn sàng ứng chiến từ khi bản doanh lữ đoàn nhận được tin về cuộc giao tranh.

Tuy địch tiếp tục gây áp lực vào cả hai phòng tuyến suốt đêm, nhưng không tìm cách tung các cuộc xung phong quyết liệt vào các vị trí như tại X-Ray trước đây. Các phi cơ thả trái sáng của Không Lực và các đạn bắn của pháo binh cùng các cuộc oanh kích chiến thuật ngăn chận không cho địch tiến sát lại gần và cho phép các đơn vị từ cả hai phòng tuyến tung quân ra ngoài lằn ranh phòng tuyến để thu hồi các tổn thương của đồng đội. Khoảng 2200 giờ, B 1/5 KK lội bộ từ Columbus và bắt nối và tăng cường cho phòng tuyến phía đông. Các đơn vị được lệnh án binh bất động và duy trì vị trí qua đêm. (Đính kềm 27)

Không còn bất cứ sinh hoạt nào khác cả tại Columbus lẫn Falcon.

93

2. Trận Liệt.

3d Brigade: Không thay đổi.

Division: Không thay đổi

3. Tóm Lược Tình Báo:

Tiểu Đoàn 8, Trung Đoàn 66 đang trên đường di chuyển và tới một địa điểm trong rừng, ngay phía đông Ia Drang (YA8404) vào buổi sáng. Đoàn quân dừng bước, vội vàng đào hố thu dọn vị trí và cách chung trong tư thế thư giãn (một số binh sĩ ăn cơm trưa) khi các toán tiền phương báo cáo là có một đoàn quân lớn Mỹ đang tiến thẳng tới họ. Tiểu Đoàn Trưởng không có lựa chọn nào khác ngoài tổ chức vội vã các vị trí và chuẩn bị tao ngộ xung đột đánh sáp lá cà trong rừng rậm. Trong một số trường hợp các súng đại liên của địch phải khai hỏa từ những vị trí không được bảo vệ và nhiều chiến binh bị tung vào trận chiến trên mình vẫn còn mang trang bị di hành xa nặng nề.

Khi cuộc giao tranh xảy đến thì mang đặc điểm thật là khốc liệt; trước tiên là một cuộc xung đột cận chiến sáp lá cà, và sau đó là sức nặng ngàn cân của pháo binh, hỏa tiễn và oanh kích chiến thuật Mỹ. Khi màn đêm phủ xuống, chỉ một nắm tay của các lực lượng còn duy trì được tư thế lớp lang của một đội ngũ tác chiến. Nếu Tiểu Đoàn 8 này được dự tính xung phong vào một vị trí pháo binh thì sẽ chẳng bao giờ tiến tới được vị trí tấn công.

Trong khi đó, các tiểu đoàn khác của hai Trung Đoàn 66 và 33 đã bị hao mòn bởi cuộc giao tranh tai hại của bốn ngày trước, bắt đầu tuần tự di chuyển về hướng tây bắc và tiến đến mật khu bên Căm Bốt. Nếu leo núi Chu Prong theo hướng tây thì sẽ đi nhanh hơn, nhưng các cuộc oanh tạc B-52 đã reo chết chóc và kinh hoàng cho các lực lượng Bắc Quân và không còn cách nào khác ngoài lần mò theo dọc chân núi.

Các toán quân còn ở lại trong vùng X-Ray thình lình chợt vỡ lẽ tại sao Không Kỵ rời bỏ đi khỏi nơi này. Một cuộc oanh tạc B-52 đánh phủ lên đầu các vị trí cũ.

Căn cứ pháo binh tại Columbus vẫn còn được coi là một mục tiêu cho các đơn vị của Bắc Quân và của Lực Lượng Chủ lực Việt Cộng tại thung lũng Ia Drang, và các đơn vị này tiếp tục kiên trì tiến tới mục tiêu đó.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 151 (kể cả các thương binh sau này chết vì vết thương xảy ra trong ngày này, và các chiến binh lúc đầu được liệt vào danh sách thương binh nhưng nay được đổi qua danh sách chết), bị thương 121, mất tích 4.

Tổn thất địch: chết đếm được xác 403, chết phỏng đoán 100, bị thương không rõ.

Vũ khí và trang cụ di tản: súng trường/carbines 112, liên thanh 33, đại liên 3, bích kích pháo 82 ly 4, bích kích pháo ba chân 5, súng bắn hỏa tiễn 4, ống nhắm bích kích pháo 2, ngòi châm bích kích pháo (thùng) 3, túi bị với trang cụ 21.

Vũ khí và trang cụ bị hủy diệt: súng trường/carbine 100, trung liên 6, súng phóng hỏa tiễn 4, bích kích pháo 82 ly 2, đạn dược súng phóng hỏa tiễn (thùng) 3

94

18 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

Từ nửa đêm cho đến hừng đông có một ít tiếng súng bắn sẻ lẻ tẻ tại cả hai mặt phòng tuyến gần Albany, nhưng mối đe dọa lớn đã qua. Lúc rạng đông, hai đại đội A và B 1/5 di chuyển từ các vị trí qua đêm và rà bước về hướng tây để bắt nối với tuyến phòng cực tây và phần còn lại của TĐ 2/7 KK lúc 0900 giờ. Toàn thể tiểu đoàn tuần tiễu ra ngoài từ phòng tuyến và thu lượm các tử thi, thương binh, vũ khí và trang cụ bạn và địch. Tình trạng tử thi Mỹ Cộng pha lẫn chứng tỏ sự thể đã xảy ra sát cận.

Lúc 1400 giờ, hai đại đội A và B 1/5 KK trở về dưới quyền điều khiển của tiểu đoàn và cuốc bộ tới Columbus. TĐ 2/7 KK ở lại Albany qua đêm.

Tại Columbus, ĐĐ 1/5 bảo vệ các vị trí pháo binh. Lúc 1735 một tiền đồn tại phần phía bắc của phòng tuyến tiểu đoàn đụng chạm với các phần tử dẫn đầu của một đơn vị địch đang di chuyển vào vị trí tấn công. Trong vòng mười phút, phòng tuyến tiểu đoàn bị uy hiếp bởi hỏa lực bích kích pháo nặng và vũ khí tự động. Các phi vụ oanh kích thả bom chỉ cách các lằn ranh hầm chiến đấu cá nhân có 100 thước. Các đơn vị pháo binh tại Columbus được xử dụng bắn thẳng yểm trợ.

Lúc khoảng 2100 giờ cuộc tấn công mất đà và giảm thiểu xuống thành hỏa lực súng nhỏ tiếp tục lẻ tẻ suốt đêm.

Ngay trước cuộc tấn công, TĐ 2/5 KK, di chuyển tới phía tây vào một vị trí nút chặn, đổ bộ không vận vào bãi đáp Crooks (YA875125) cùng với các khẩu đại bác. Tiểu đoàn này thực hiện tuần tiễu từ căn cứ mới và trong đêm hứng chịu hỏa lực thăm dò nhẹ và sách nhiễu của súng nhỏ và bích kích pháo.

Ban Chỉ Huy của Lữ Đoàn 3 được duy trì tại Stadium và TĐ 1/7 KK tiếp tục nghỉ ngơi và tái tổ chức tại trại Holloway.

96

2. Trận Liệt.

3d Brigade: Không thay đổi.

Division: Không thay đổi.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Một lần nữa địch khám phá là hỏa lực phòng thủ Mỹ khiến cho các cuộc xung phong phải trả một giá rất đắt. Cuộc tấn công vào Columbus là nỗ lực tấn công cuối cùng có gây ít thiệt hại cho các vị trí Mỹ tại Ia Drang.

Vào xế chiều một cuộc đụng độ lớn bị bẻ gãy và sau đó, cuộc đụng độ duy nhất khắp cùng hậu cứ Chu Prong-Ia Drang là với các đơn vị lẻ tẻ Bắc Quân cỡ tiểu đội hay trung đội đã bị đánh bật ra hay truy đuổi bởi các đơn vị tuần tiễu Không Kỵ bằng trực thăng hay trên đường bộ.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 2, bị thương 31, mất tích 0.

Tổn thất địch: chết đếm được xác 27, bị chết phỏng đoán 46, bị thương phỏng đoán 100, vũ khí 4 súng trung liên, 2 súng đại liên 7 súng AK, 6 súng carbine, 1 súng phóng hỏa tiễn.

97

19 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

Vì lẽ các sinh hoạt thuyên giảm tại vùng Albany-Columbus-Falcon, Lữ Đoàn 3 KK tiếp tục di chuyển các đơn vị về hướng tây, vừa để thực hiện thêm các cuộc hành quân lùng kiếm và diệt vừa để làm việc chung với Lữ Đoàn Dù VNCH đang tảo thanh từ phía nam Đức Cơ dọc theo biên giới Căm Bốt.

TĐ 2/7 KK trực thăng vận ra khỏi Albany vào buổi trưa và đổ bộ xong xuống bãi đáp Crooks khoảng 1430 giờ. Tiểu đoàn này lãnh trách nhiệm bảo an một phần cho bãi đáp cùng với TĐ 2/5 KK; tiểu đoàn này tiếp tục bảo an các vị trí pháo binh đồng thời thực hiện các cuộc tảo thanh cỡ đại đội trong khung vực quanh bãi đáp.

TĐ 1/5 KK bắt nối với hai pháo đội tại Columbus và rồi trực thăng vận tới bãi đáp Golf (YA841094) và đổ bộ xong khoảng 1850 giờ.

Các đơn vị của TĐ 1/7 KK di chuyển về Stadium để bảo an căn cứ lữ đoàn, trong khi phần còn lại của tiểu đoàn ở lại trại Holloway.

99

2. Trận Liệt.

3 Brigade: không gì thay đổi.

Division: không gì thay đổi.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Các quân lính sống sót của hai Trung Đoàn 33 và 66 bắt đầu di chuyển từng toán nhỏ về hướng biên giới Căm Bốt, dùng sông Ia Drang làm lá chắn che đậy. Chỉ xảy ra một ít đúng độ với các đơn vị Không Kỵ.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 0, bị thương2 , mất tích 0.

Tổn thất địch: chết đếm được xác 5, bị thương phỏng đoá1 2, trang cụ 0, vũ khí 0.

100

20 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

Lữ Đoàn 3 di chuyển các đơn vị tác chiến tới bãi đáp Crooks và Golf, để phối hợp điều quân với Lữ Đoàn 2. Lữ Đoàn 2 đảm trách quyền điều khiển các đơn vị tác chiến trong vùng chiến trận này. Sau khi chuyển giao nhiệm vụ, Lữ Đoàn 3 bắt đầu di chuyển về căn cứ An Khê với TĐ 1/7 và các đơn vị tăng phái và cơ hữu khác. Đối với Đơn Vị Yểm Trợ Tiền Phương 3, đây là lần đầu tiên đơn vị được xả hơi từ khi chiến dịch khởi sự ngày 23 tháng 10.

Lữ Đoàn 2 dự tính xử dụng trại LLĐB Đức Cơ (YA840252) như là căn cứ làm việc cho Ban Chỉ Huy Tiền Phương, và đổ bộ xong vào buổi chiều. TĐ 1/5 KK thực hiện tuần tiễu từ bãi đáp Golf, và TĐ 2/5 KK tuần tiễu từ bãi đáp Crooks.

Thiết Đoàn 1/9 KK bảo quản toàn khu lữ đoàn sau khi di chuyển tới và đóng trại tại 19th Hole.

TĐ 2/12 KK di chuyển bằng đoàn quân xa từ An Khê đến Stadium, đánh dấu lần thứ nhì tiểu đoàn này can dự vào chiến dịch. Trong đêm một số đạn bích kích pháo 60 ly rớt vào Stadium nhưng không gây tổn thương.

Các đơn vị pháo binh sư đoàn tại Golf và Crooks tiếp tục cung ứng yểm trợ hỏa lực cho các lực lượng Dù VNCH về hướng tây. Đặc biệt đáng ghi nhận là hỏa lực yểm trợ cho các tiểu đoàn 3 và 6 thuộc Lữ Đoàn Dù khi họ giao tranh với phỏng chừng một tiểu đoàn của Trung Đoàn 32 Bắc Quân.

Lữ đoàn trưởng dù nhìn nhận công trạng của các đơn vị pháo binh sư đoàn đã gây cho 127 VC chết đếm được xác trong thời gian pháo binh yểm trợ cho QLVNCH.

102

2. Trận Liệt.

2d Brigade: 1/5 Cav, 2/5 Cav, 2/12 Cav, 1/8 Cav, 1/77 Arty, a/21 Arty, 2/17 Arty, B 2/20 Arty ARA, B 8 Eng, 2d FSE, 2d Plat, 545 MP Co, Sig Spt Tm, 13th Sig Tm, 10th RRU, IPW/CI Tm, 191 MI Det Tm, 54th Inf Det, 1/9 Cav Sqdn (-)

3d Brigade: Không thay đổi ngoại trừ xuất phái: 1/5 Cav, 2/5 Cav, 1/21 Arty, 2/17 Arty, 6/14 Arty, 3/18 Arty.

Division: Không thay đổi ngoại trừ tăng phái: 6/14 Arty (-), 3/18 Arty (-).

3. Tóm Lược Tình Báo:

Yểm trợ pháo binh tiếp tục nã đạn vào các vị trí của Trung Đoàn 32 Bắc Quân phía bắc Ia Drang, trong khi các đơn vị khác gây áp lực tấn lên biên giới Căm Bốt.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 1, bị thương 0, mất tích 0.

Tổn thất địch: chết đếm được xác 5, bị thương phỏng đoán 7.

103

21 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

TĐ 2/12 KK di chuyển từ Stadium tới Golf bằng trực thăng vận và đảm nhận một phần trách vụ bảo an cho vị trí đó.

TĐ 1/8 KK xuất hiện lần thứ hai trong chiến dịch khi di chuyển từ An Khe tới Stadium.

TĐ 2/5 KK thực hiện các cuộc tuần tiễu quanh Crooks. Đại đội B thực hiện một cuộc tảo thanh tới YA878016 và đụng độ với khoảng chừng một trung đội địch.

TĐ 1/5 KK thực hiện các cuộc tảo thanh quanh căn cứ tại Golf và bảo an các đơn vị pháo binh tại đó.

105

22 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

TĐ 2/12 KK di chuyển ra khỏi Golf và tấn chiếm Mục Tiêu TEE. Không có đụng độ với địch, tuy nhiên một lính bắn sẻ bị giết và một lính khác chạy thoát.

TĐ 2/5 KK thực hiện bốn cuộc tuần tiễu cỡ trung đội ngoài phận sự phòng thủ.

TĐ 1/8 KK trực thăng vận từ Stadium đến Crooks và đảm nhận một phần trách vụ phòng thủ.

TĐ 1/5 KK tiếp tục bảo vệ Golf.

Thiết Đoàn 1/9 KK hành quân tuần tiễu khu vực của lữ đoàn nhưng không có đụng độ xảy ra.

108

2. Trận Liệt.

2d Brigade: Không thay đổi.

Division: Không thay đổi.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Không có.

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: chết 0, bị thương0 , mất tích 0.

Tổn thất địch: chết đếm được xác 1.

109

23 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

TĐ 2/5 KK đi ngang qua bãi đáp và tiến về hướng Mục Tiêu Pak. Sứ mạng là tìm và diệt trên đường đi tới mục tiêu mới. Tiểu đoàn di chuyển yểm trợ phía trước mặt trong khi tiến bước. Khi chiếm cứ xong mục tiêu, TĐ 1/6 KK thay thế cho TĐ 2/5 KK, và tiểu đoàn được trực thăng vận trở về Crooks. Đại đội C 2/5 KK được điều về trậi Halloway làm lực lượng trừ bị của lữ đoàn.

TĐ 2/12 KK thực thiện tuần tiễu từ Tee và không có đụng độ.

TĐ 1/5 KK tuần tiễu từ golf và không có đụng độ.

Thiết Đoàn 1/9 KK tiếp tục trinh sát trong khu vực và không có đụng độ.

111

(trang 112-trang 113 bỏ qua)


24 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

TĐ 2/12 KK di chuyển để chiếm cứ Mục Tiêu Green và Ladies Tee và rồi trở lui về Vị Trí Tee. Không có đụng độ với địch.

TĐ 2/5 KK di chuyển từ Crooks tới trại Holloway.

TĐ 1/8 KK chiếm cứ 18th Hole và trở về Crooks và không có đụng độ.

Hành động trong ngày xảy ra khi một trực thăng thám thính của Thiết Đoàn 1/9 KK nhìn thấy một binh sĩ vẫy áo thun trong một khu khai quang trong rừng. YA945038. Sau khi thẩm định đó là một binh sĩ bạn, trực thăng đáp xuống và bốc anh ta lên.

Đương sự, tên binh sĩ nhất Toby Braveboy, đại đội A TĐ 2/7 KK bị thương chân và tay và tránh né bị bắt từ tối ngày 17/11 khi bị tách rời khỏi đơn vị mình. Đương sự được di tản tới trại Holloway, tại đó được giải phẩu cấp cứu, và rồi được di tản tiếp tới một bệnh viện tại Qui Nhơn.

114

(trang 115-trang 119 bỏ qua)


26 Tháng 11

1. Tóm Lược Hành Quân.

Thế là xong xuôi hết. Sư đoàn Bắc Quân rõ ràng là đã rời khỏi chiến trường và đào tẩu về mật khu bên Căm Bốt. Các đơn vị Không Kỵ không còn gì để làm và di chuyển về căn cứ và đợi cho đến khi địch dục dịch lại.

TĐ 1/5 KK và TĐ 2/5 KK di chuyển bằng quân xa từ trại Holloway tới An Khê.

TĐ 1/8 và 2/12 KK tập trung lại tại trại Holloway để di chuyển về doanh trại.

Thiết Đoàn 1/9 KK bao che cuộc triệt thoái và trở về trại Holloway sau đó.

Pháo Đội 2/17 (-) di chuyển đến Đức Cơ để cung ứng yểm trợ hỏa lực pháo binh cho Lữ Đoàn Dù VNCH trong giai đoạn chót của cuộc hành quân đó.

120

2. Trận Liệt.

2d Brigade: Không thay đổi ngoại trừ xuất phái Pháo Đội 2/17, Thiết Đoàn 1/9 KK.

Division: Không thay đổi.

3. Tóm Lược Tình Báo:

Không có

4. Thống Kê Sinh Hoạt:

Tổn thất bạn: không.

Tổn thất địch: không.

121

Thống Kê Phân Tích Các Kết Quả

1. Tổn Thất Gây Cho Địch (Bởi các đơn vị lớn)

LĐ1KK (23/10-9/11) LĐ3KK (10/11-20/11) LĐ2KK (21/11-26/11) ThĐ1/9KK* (23/10-26/11) Tổng Cộng
Chết đếm xác21612247721519
Chết phỏng đoán610138820242042
Tổng cộng chết826261227963561
Bị Thương78025101471178
Bị Bắt13819200157

*Chỉ thời kỳ khi thiết đoàn không kỵ hành quân trực tiếp dưới quyền điều khiển của sư đoàn và số tổn thương không nằm trong tổng cộng cấp lữ đoàn.

2. Tổn Thất Của Các Đơn Vị SĐ1KK (Theo đơn vị lớn)
LĐ1KK LĐ3KK LĐ2KKTổng Cộng
Chết572394**300
Bị Thương19230725*524
Mất Tích0404

*Bao gồm cả tổn thất của Thiết Đoàn 1/9 KK

**2 chết và 11 bị thương gây ra bởi đạn bích kích pháo bị hư hại tự phát nổ bất thần.

3. Vũ Khí và Trang Cụ Tịch Thu Được Của Địch (Theo đơn vị lớn)
LĐ1KK LĐ3KK LĐ2KKTổng Cộng
Vũ Khí Cá Nhân127768**2897***
Vũ Khí Cộng Đồng261000126
Trang Cụ####

*Như ghi nhận tại đoạn 8, vũ khí tịch thu trong thời kỳ này hầu hết mang nhãn hiệu Tàu Cộng và thuộc loại tốt và được bảo trì cẩn thận. Vì số lượng quá nhiều nền không thể liệt kê chi tiết của tất cả các vũ khí tịch thu được.

**400 vũ khí bị tiêu hủy tại chỗ ở bãi đáp X-Ray và Albany vì không di tản chúng được. Cùng chung số phận là một số lượng đáng kể đạn dược và lựu đạn.

#Trong chiến dịch, khám phá được một bệnh xá Bắc Quân cùng với US$40000 trang cụ và vật liệu giải phẩu. Hầu hết các vật liệu được giải giao cho Bệnh Viện Pleiku, hay cho trạm y tế sư đoàn bảo trợ tại An Khê.

#Gần 300 pound tài liện địch bị tịch thu, một số lớn mang ấn dấu "tối mật", và được lý giải qua các kênh tình báo sư đoàn và Quân Đoàn II, và khoảng 30 pound được di tản tới bản doanh cấp cao hơn.

#Một số lượng đáng kể đạn dược và lựu đạn được tịch thu và hoặc được di tản hoặc hủy họai. Sau đây là một danh sách liệt kê tượng trưng một số mà địch mất mát trong chiến dịch:

250.000 viên đạn 7,62 ly, nạp giây hay cá nhân.
500 lựu đạn, chủ yếu loại khoai nghiền Trung Cộng.
114 trái đạn bích kích pháo 82 ly.
45 trái đạn bích kích pháo 81 ly.
85 trái đạn súng không giựt 75 ly.
40 trại đạn súng phóng hỏa tiễn 40 ly.

#Một số lượng trang cụ dã chiến cá nhân được tịch thu trong chiến dịch. Những vật liệu tỉ như túi bị, xẻng, cuốc nhọn, áo mưa, vật dụng nấu ăn, và vật liệu đại loại như vậy nhanh chóng thất thoát vào tay binh sĩ làm kỷ niệm chiến trận.

(Đính kèm 28)

122

Câu hỏi còn lại là liệu có thể chận đứng mối đe dọa nếu không có Sư Đoàn 1 Không Kỵ không? Để tiến tới câu trả lời, cần duyệt xét qua một số yếu tố.

Bất kể có hay không có sự tăng viện của các lực lượng Hoa Kỳ, Tư Lệnh Quân Đoàn II bắt buộc phải phái một đoàn quân tiếp cứu trại Pleime, nếu không trại sẽ bị thất thủ.

Không có tăng viện của Mỹ, sẽ không xử dụng tới quân trừ bị của Quân Đoàn II tại Pleiku được mà không gây nguy hiểm cho việc phòng thủ một trung tâm chiến lược. Hơn nữa, lực lượng QLVNCH đã bị sung vào các khu vực khác trong vùng của Quân Đoàn, nên khó mà chuyển vận các lực lượng tăng cường về Pleiku kịp thời để thiết kế một cuộc giải cứu hữu hiệu.

Có nhiều chứng cớ hiển nhiên chỉ cho thấy là bất luận lời cam kết bảo vệ Pleiku của Mỹ, các lực lượng QLVNCH khả dụng sung trận vào ngày 23 tháng 10 chỉ là nhỏ giọt và không lớn mạnh hơn quân số các tư lệnh Bắc Quân dự tính tung vào chiến trường. Trong một buổi họp tối trước ngày xuất phái đoàn quân tiếp cứu. Tư Lệnh Quân Đoàn II ngỏ ý muốn trực thăng vận một Tiểu Đoàn BĐQ tới phía đông nam Pleime, để lại một tiểu đoàn bộ binh tại Pleiku làm trừ bị, và di chuyển bằng đường bộ tới trại với chỉ duy một Tiểu Đoàn BĐQ và một thiết đoàn kỵ binh. Sự kiện khái niệm này được triển khai lâu sau Tư Lệnh Field Forces Vietnam đã hứa hẹn một tiểu đoàn đặc nhiệm thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ cho việc bảo an Pleiku chỉ cho thấy chiều hướng chiến thuật vào lúc đó. Các cố vấn Mỹ tại buổi họp thuyết phục Tư Lệnh Quân Đoàn bỏ ý định đó và đoàn quân tiếp cứu được phái đi với đủ lực lượng để tránh một thảm bại.

Sau cuộc giao tranh tiên khởi ngày 23 tháng 10 giữa lực lượng đặc nhiệm thiết kỵ (LLĐNTK) và Trung Đoàn 32 Bắc Quân, Chỉ Huy Trưởng LLĐNTK tỏ ý rất e ngại cho đoàn quân của ông lăn bánh tiến tới Pleime. Chỉ khi có được sự bảo đảm yểm trợ hỏa lực từ các đơn vị pháo binh của Sư Đoàn 1 Không Kỵ và việc đặt để một toán liên lạc viên pháo binh vào trong đoàn quân tiếp cứu thì LLĐNTK mới chịu tiến bước lại tới trại DSCĐ.

Ngày 26 tháng 10, trong khi LLĐNTK bắt đầu tảo thanh phía ngoài trại Pleime và bị Trung Đoàn 33 tấn kích mạnh mẽ, thì một lần nữa hỏa lực pháo binh của Lữ Đoàn 1 KK tại Homecoming và Punt cứu vớt các đơn vị này khỏi bị địch xâu xé.

Đó là những yếu tố can dự vào việc bảo vệ tức thời Pleiku và việc giải cứu Pleime. Mặc dù bị tổn thất nặng tại địa điểm phục kích và tại trại Lực Lượng Đặc Biệt, cả hai trung đoàn Bắc Quân đều trật tự rút lui và trong tư thế các đơn vị chặt chẽ và hữu hiệu về mặt tác chiến. Mối hiểm nguy cho Pleiku chỉ tạm thời thuyên giảm.

Công cuộc truy đuổi Trung Đoàn 33 Bắc Quân bởi các tiểu đoàn của Lữ Đoàn 1 và Thiết Đoàn 1/9 Không Kỵ giới thiệu cho địch một khái niệm chiến trận mới. Cuộc triệt thoái của họ từ Pleime tới Chu Prong hẳn là một mối kinh hoàng. Địch bị đánh bật ra khỏi các nơi ẩn trú, bị săn đuổi và truy lùng, bị bầm ra từng mảnh và bị tiêu diệt tại địa thế mà họ nghĩ là an toàn. Chắc chắn là không có gì trong bối cảnh và huấn luyện của địch chuẩn bị cho họ biết đối ứng với một cuộc truy đuổi trực thăng vận.

Cuộc hành quân của Lữ Đoàn 3 vào mật khu Chu Prong-Ia Drang cho Quân Đội Bắc Quân thấy được tài năng cá nhân và hỏa tập yểm trợ có thể được xử dụng ra sao để đạt tới mục đích. Hỏa lực phối hợp áp đặt trên đầu Trung Đoàn 66 mới xâm nhập và quân lính sống sót của Trung Đoàn 33, như thống kê cho thấy rõ, đã khiến cho hai trung đoàn này hầu như biệt triệt tiêu.

Còn lại Trung Đoàn 32, và mặc dù Lữ Đoàn Dù QLVNCH giao tranh bộ chiến với địch, nhưng một lần nữa chính là pháo binh của Không Kỵ đã cung cấp các cú đấm giết hại thật sự. Đến khi trung đoàn này cuối cùng tới được mật khu Căm Bốt, thì chỉ còn sống sót không hơn 1000 người lành lặn, khiến cho trung đoàn không còn là một lực lượng tác chiến hữu hiệu.

123

Do đó kết cục là Sư Đoàn 1 Không Kỵ đã hoàn tất hai điều trong chiến dịch Pleiku. Sư Đoàn đã chận đứng mối đe dọa tức thời vào Pleiku, và đồng thời làm gián đoạn các kế hoạch trường kỳ của địch đối với vùng Cao Nguyên.

Các thành quả của chiến dịch được tóm lược trọn vẹn trong lời tuyên bố của Ngoại Trưởng Robert S. McNamra khi ông thăm viếng căn cứ của Sư Đoàn 1 Không Kỵ tại An Khê, ngày 29 tháng 11 năm 1965. Ông phát biểu toàn bộ chiến dịch là một "công trạng vô song địch" và tuyên bố là sẽ còn "nhiều sư đoàn không kỵ hơn nữa".

Nhiều thành quả của chiến thắng hay thất bại mang tính chất tâm lý. Chiến thắng thực hiện tại Pleime gây được một tác dụng thấy rõ, ít nhất trong tỉnh lỵ Pleiku, khích động một tâm trạng lạc quan đối với cuộc đấu tranh. Sau vụ Việt Cộng tấn kích vào các cơ sở Mỹ Việt tại Pleiku vào tháng 2, và các cuộc tấn công vào các trại Lực Lượng Đặc Biệt suốt năm, kết thúc với cuộc vây hãm và phục kích tại Đức Cơ với cỡ một trung đoàn vào tháng 8, quả là không còn mấy tí để mà lạc quan ở bất cứ đâu.

Các cố vấn Mỹ cũng tỏ vẻ lạc quan hơn, không chỉ vì đánh bại được Việt Cộng, nhưng còn vì cấp chỉ huy QLVNCH sẽ tiếp nhận dễ dàng hơn đối với việc đem ra áp dụng các khái niệm từ trước tới nay bị khinh thường hay ruồng bỏ. Chẳng hạn, các cố vấn cạnh Lữ Đoàn Dù VNCH tin tưởng là sau thế đánh tài tình với pháo yểm tiếp cận bộ binh lữ đoàn dù sẽ mong muốn huấn luyện những sĩ quan tiền sát viên (vào lúc giao tranh, không có đến một sĩ quan tiền sát viên được đặt để cho bất cứ một đại đội trong số 32 đại đội của Lữ Đoàn Dù VNCH).

Ngược lại, chiến bại đã tác dụng như thế nào trên các lực lượng Bắc Quân? Lần đầu tiên trong 15 năm, quân xâm lăng Bắc Việt bị đánh bại trên bộ chiến và bởi một Quân Lực mà họ hô hào là yếu kém, vô dụng và đồi trụy. Ngoài các điểm này, chỉ có thể suy đoán suông về tác dụng tổng thể.

Có lẽ có thể cho là vì lẽ chiến thắng cho các lực lượng Mỹ/Việt đã đem lại một ít niềm vui và lạc quan cho phía bên này, thì chắc hẳn là chiến bại cũng phải đem lại một ít thất vọng và bi quan cho phía bên địch.

124

Các Vấn Đề Hành Chánh

a. Tổng Quát. Sự thất bại áp đặt lên các lực lượng địch trong chiến dịch Pleiku là kết quả trực tiếp của sức mạnh tác chiến áp dụng một cách chính xác và toàn lực. Tuy nhiên đàng sau sức mạnh tác chiến đó, là kế hoạch hành chánh và tiếp vận bắt đầu từ ba năm trước khi khái niệm trực thăng vận khởi sự được đem ra thử nghiệm. Điều này kết liễu với sự yểm trợ thành công của các lực lượng tác chiến trong chiến dịch này.

Quả thật vậy, nếu không nhờ vào các kế hoạch tiếp vận đã được khai triển một cách hết sức tốt đẹp và chuẩn bị để đáp ứng mọi tình huống, mức đồ sộ tiếp tế cho sư đoàn chỉ duy dựa vào các đường giây liên lạc hàng không có thể làm trì trệ hoặc ngưng trệ guồng máy tấn công. Sự kiện sư đoàn không những có thể chuyển vận các đơn vị chiến đấu một khoảng cách hơn 65 cây số một lúc, mà còn có thể tiếp tế họ với lương thực, nước uống, xăng nhớt và đạn dược, cho thấy mức hoàn bị của tổ chức và kế hoạch tiếp vận.

(1) Các tình hình gây trở ngại và các giải đáp.

(a) Phần lớn các vật liệu tiếp tế được giải giao bằng các phi cơ của Không Lực trong các thời kỳ tiên khởi của Trung Tâm Tiếp Vận Không Lực (ALOC) và đặt trên các tấm vỉ gỗ mà các máy cơ khí cơ hữu khuân vác không xoay sở được. Các căn cứ tiếp vận được thông báo là tất cả các vật liệu tiếp tế phải được đặt trên các tấm vỉ gỗ 4x4 trước khi khiêng lên trên các tấm vỉ gỗ 463L của Không Lực. Tuy nhiên, phương cách này không hữu hiệu cho tới giai đoạn cuối của ALOC.

(b) Vì lẽ trạm ALOC nằm tại Phi Trường Pleiku Mới, phải dỡ vật liệu xuống, đặt lên các tấm vỉ gỗ và chuyển vận bằng đường bộ tới trại Holloway là căn cứ của các đơn vị yểm trợ dịch vụ tác chiến của sư đoàn, một khoảng cách chừng 7 dậm đường bộ. Điều này có nghĩa là phải xử lý các vật liệu tiếp tế chuyển vận bằng máy bay hai lần -- tổng cộng cả thẩy 6,5 triệu pound. Các quân xa của QLVNCH và Hải Quân được trưng dụng để hỗ trợ cho việc chuyển vận các vật liệu tiếp tế từ một phi trường đến một phi trường khác. Họ đã đáp ứng, và nếu không thì sư đoàn khó mà chuyển vận một số lượng khổng lồ vật liệu tiếp tế này.

(c) Các cơ phận phối hợp đặc biệt. Đã có sự phối hợp với Bản Doanh Quân Đoàn II để xử dụng các quân xa của QLVNCH để di chuyển các vật liệu tiếp tế. Đã có sự phối hợp với Sư Đoàn 315 Không Lực cho việc các phi cơ đáp xuống tại các phi đạo vùng tiền phương tỉ như trại Catecka và trại Đức Cơ. Sĩ Quan Chỉ Huy của Phi Trường Pleiku Mới được liên lạc để xin phép xử dụng địa điểm này để bốc bằng giây các bịch xăng 500 gallon. Đã xin phép Sĩ Quan chỉ Huy của trại Holloway để xử dụng các cơ sở tại đây cho công việc của các đơn vị yểm trợ của sư đoàn, cũng như xử dụng nơi này làm vùng tập trung cho các đơn vị chiến đấu của sư đoàn. Số lượng công việc phối hợp đòi hỏi yểm trợ chiến dịch cho thấy cần có một nhân sự tại cấp sư đoàn để làm nhẹ gánh cho lữ đoàn trưởng chỉ còn phải lo duy có trách vụ tác chiến.

(2) Bảo trì. Việc bảo trì các phi cơ trong chiến dịch đáng được đề cập tới, không những vì công việc tuyệt hảo đã được thực hiện, mà còn vì trách vụ bảo trì hoàn tất trong chiến dịch chứng tỏ trên hết mọi sự là khái niệm trực thăng vận là một thành công. Phi cơ nằm ụ trên mặt đất vì vấn đề bảo trì không cung ứng trực thăng vận. Do đó cần ghi nhận là nhân sự bảo trì đã khiến cho nhiều máy bay sẵn sàng bay hơn là không sẵn sàng chiến đấu. Trong thời kỳ cao điểm của cuộc hành quân từ 14 đến 19 tháng 11, khi mà sư đoàn đưa ra hết cả tài nguyên phi cơ của mình ra cung ứng cho công cuộc tiếp tế cho sư đoàn, bộ phận bảo trì đã chứng tỏ là có thể đối đầu với thách thức.

Nhưng cần nhấn mạnh một điểm trong khía cạnh này. Việc bảo trì này được thực hiện với kho liệu hiện sẵn có của các bộ phận thay thế, và mức độ bổ sung các bộ phận thay thế không theo kịp mức độ nhu cầu trong thời kỳ này. Nếu mà các cuộc hành quân tiếp tục trong một thời gian lâu dài với một nhịp độ như vậy, việc bảo trì trên bộ và trên không sẽ không đáp ứng được đòi hỏi của các đơn vị.

125

(3) Công cuộc tiếp liệu tác chiến coi bộ đầy đủ, nhưng các chỉ huy trưởng của các đơn vị nhấn mạnh lời đề nghị cung cấp các kíp đạn M-16 được nạp đạn sẵn. Trong báo cáo của các đơn vị nhỏ có nhiều đoạn nói tới mối nguy hiểm khi lính bộ binh tìm cách nạp đạn vào kíp trong khi đụng độ mạnh. Đối với việc tái tiếp tế các kíp đạn nạp đạn sẵn thay vì đạn dược rời lẻ bằng phi cơ, sẽ có tăng gia về mặt khối lượng, nhưng không đủ để trở thành một yếu tố tiếp vận khả quan.

(4) Các dịch vụ y tế như sư đoàn dự tính rất là đầy đủ, các phương tiến di tản thương bệnh binh cũng khả quan. Trong những cuộc đụng độ mạnh khi mà mức tổn thất bạn có phần nặng hơn, các trực thăng từ các chuyến bốc đầu tiểu đoàn của sư đoàn được xử dụng cho việc di tản. Tuy nhiên, đây là một mặt phụ trong khả năng di tản. Thật vậy, phương thức hành sự tác chiến của sư đoàn, khái niệm trực thăng vận đòi hỏi việc xử dụng nhiều đến các trực thăng bốc dỡ cho việc di tản cũng như bốc dỡ tiếp vận. Thời gian phản ứng cho công cuộc di tản y tế bằng trực thăng cứu thương cấp trung đội đôi khi được gia tăng trong các giai đoàn đầu của các cuộc xung phong trực thăng vận do các phi công của các trực thăng di tản y tế chưa quen thuộc với các vùng bốc và thả mà các đơn vị tác chiến xử dụng. Kinh nghiệm cho thấy là nếu các trực thăng cứu thương đi theo các đội hình bốc quân trong các cuộc xung phong tiên khởi, các phi công mau thuộc bài và có thể cung ứng dịch vụ di tản mau lẹ cho các đơn vị xung phong tiên khởi trong thời kỳ quan yếu.

(5) Việc báo cáo tổn thất cách chung rất tốt, nhưng gặp khó khăn khi sư đoàn hành quân xa và khi đường giây liên lạc bị quá tải. Vấn đề này được chế ngự bằng việc xử dụng thư từ chuyển bằng đường hàng không và bằng cách đặt để nhân sự từ Nhóm Kế Toán Báo Cáo Tổn Thất trực tiếp với các lữ đoàn. Vấn đề này được giải quyết tốt hơn bằng cách thiết lập một trạm Điện Tín Ra Điô tại ban báo cáo tổn thất tại hậu cứ sư đoàn. Trạm này điều hành trên mạng D7 Hành Chánh/Tiếp Vận. Các toán báo cáo tổn thất tiền phương nằm tại đơn vị yểm trợ đơn vị tiền phương của lữ đoàn có thể trực tiếp xử dụng đến hệ thống liên lạc an toàn này.

126

14. Các kỹ thuật và dụng cụ đặc biệt: do tính chất độc đáo của cuộc đụng độ tiên khởi giữa lực lượng trực thăng vận Mỹ và các đơn vị chủ lực Bắc Quân, hầu như mọi giai đoạn của chiến dịch và mọi khía cạnh của điều quân, yểm trợ tác chiến và yểm trợ hành chánh đều trình bày một kỹ thuật mới trong môi trường đặc biệt này. Sau đây là một số đặc điểm có thể cho là quan trọng nhất:

a. Trong suốt chiến dịch, hỏa lực không lực yểm trợ được xử dụng để đánh bật các cuộc tấn công ban đêm. Trong hầu hết các trường hợp, không có địa hình nổi trội có thể dùng làm tiêu chuẩn đánh dấu cho các vị trị bạn. Việc xử dụng các hộp thức ăn, thùng đạn và các vỏ đạn pháo binh đổ đầy cát và tẩm xăng cung cấp một phương thức đơn giản cho việc đánh dấu lằn ranh vị trí bạn. Các hộp chứa được đặt để xung quang tuyến phòng thủ và nhóm lửa lên theo lệnh bằng cách cùng giây kẽm để châm lửa bộ phận đặt trên nắp hộp. Xăng cần thiết được giải giao cho đơn vị trong các chuyến tái tiếp tế tại vị trí đêm.

b. Kỹ thuật đo đạc bắn hỏa tiễn pháo binh trên trực thăng được cải tiến trong chiến dịch. Phương thức hữu hiệu nhất được khai triển là lựa trọn một điểm nhắm địa hình rõ rệt và cung cấp cho phi công một chóp đỉnh và một phương hướng của địa điểm đó. Trong trường hợp không có một điểm nhắm rõ rệt, lựu đạn khói được xử dụng. Cũng vậy, kỹ thuật đánh dấu ban đêm được xử dụng cho các phi cơ chiến đấu cũng được dùng cho việc đo đạc cho các trực thăng pháo binh.

c. Việc xử dụng kỹ thuật trực thăng vận để cung ứng yểm trợ pháo binh tiếp cận và liên tục hàng loạt đến cho các đơn vị bộ binh xa cách nhau, và không cần xét đến địa thế qui ước, đã thành công cuộc thử nghiệm chiến đấu. Liên hệ tới việc xử dụng pháo binh, cũng nên bàn luận tới một số kỹ thuật đã được khai triển.

(1) Quan sát không địa hỗ tương. Trong một địa thế gồ ghề hay rậm rạp, các quan sát viên trên mặt đất thường gặp khó khăn trong việc chấm tọa độ và điều chỉnh các trái đạn tiên khởi. Quan sát viên trên trời không phải luôn luôn trông thấy được mục tiêu. Nếu cả hai loại quan sát viên cùng dùng một làn sóng vi ba, kết quả mong muốn đạt được kết quả tốt đẹp nhất bằng cách phối hợp khả năng của cả hai loại quan sát viên. Quan sát viên trên không "dẫn lộ" cho việc điều chỉnh hỏa lực cho đến khi quan sát viên trên mặt đất có thể đảm trách điều khiển cho việc điều chỉnh tiếp sát cuối cùng.

(2) Điều chỉnh chiếu sáng. Hỏa lực phòng thủ tiếp cận thường xuyên cần được điều chỉnh dưới các đạn trái sáng. Một kỹ thuật được khai triển nhằm giảm thiểu tiêu xài trái sáng và đầu đạn chất nổ đánh dấu. Quan sát viên yêu cầu và điều chỉnh chiếu sáng theo phương cách thông thường ngoại trừ anh ta tuyên bố "sáng cực mạnh" cho Trung Tâm Điều Khiển Hỏa Lực khi trái đạn chiếu sáng mục tiêu rõ tỏ nhất. Trung Tâm Điều Khiển Hỏa Lực kiểm soát hỏa lực sao cho các trái đạn được điều chỉnh phát nổ đúng thời điểm ấn định để có thể là loại "sáng cực mạnh".

(3) Pháo binh yểm trợ di chuyển quân trên bộ. Kỹ thuật này được khám phá ra trong chiến dịch này. Các cuộc hành quân khám phá ra tiềm năng của pháo binh trong việc phân tán hay ngăn ngừa các ổ phục kích và hỗ trợ nhân sự duy trì phương hướng trong khi di chuyển trong địa thế rậm rạp. Việc xử dụng hỏa lực pháo binh để thăm dò các vị trí nghi có địch quân cho phép các lực lượng bộ binh thủ đắc được tin tình báo chính xác với mức giảm thiếu tối đa phô bày nhân sự. Đối với các đơn vị di chuyển qua rừng rậm rạp, việc xử dụng hỏa tiễn trực thăng bắn phá giúp duy trì một điểm "bất động" cho việc chấm điểm và phương hướng.

(4) Tầm quan trọng của các vị trí pháo binh yểm trợ hỗ tương trở nên hiển nhiên trong chiến dịch này khi hai địa điểm pháo binh được tăng phái cùng một lúc. Khi địa điểm được bao bọc bởi cây cỏ rập rạp, khẩu pháo howitzer 105 ly không thể dùng để nhắm bắn trực tiếp mà không phương hại đến các toán quân trong tuyến phòng thủ. Trong nhiều trường hợp, để duy trì yểm trợ hỗ tương đúng mức, cần thiết phải tổ chức một tiểu đoàn pháo binh thành bốn pháo đội "con" thay vì ba như thông thường.

127

d. Nghi binh thám thính không lực. Thám thính quá độ một vùng bãi đáp là một chỉ điểm chắc chắn cho địch. Một kỹ thuật được dùng với mức thành công khả quan là bay cao độ lần thứ nhất cho tới một khoảng cách 5 đến 10 cây số và rồi khi quay trở lại lần thứ nhì ở mức cao độ thấp đến từ một hướng khác.

e. Thám thính bằng hỏa lực. Đặc biệt trong cuộc truy đuổi Trung Đoàn 33 từ Pleime đến Chu Prong, thám thính bằng hỏa lực trên các vùng xung quang hay ít cây cỏ đã chứng tỏ là một kỹ thuật không vận có giá trị. Các trực thăng trinh sát, trong một thời kỳ, khởi động thám thính bằng hoả lực trong 105 trường hợp và tiếp nhận hỏa lực phản hồi từ mặt đất 37 lần. Tiếp sau đó các vùng này được ghim lại và cung cấp các mục tiêu đáng giá cho pháo binh trực thăng và oanh kích chiến thuật, nếu không là cho các đơn vị bộ binh hành quân trong vùng. Khả năng phát giác các đơn vị lẩn trốn địch quân là một yếu tố lớn trong việc phân tán và hủy diệt Trung Đoàn 33. Một cải tiến của kỹ thuật này là đặt để bộ binh của thiết đoàn không kỵ trên không trong một "Eagle Flight" hay lực lượng phản ứng trực thăng vận có thể đáp ứng tức khắc một khi các toán trinh sát phát giác một mục tiêu. Việc tịch thu một bệnh xá Bắc Quân ngày 1 tháng 11 là một ví dụ sáng chói cho kỹ thuật này.

f. Cường thám. Kỹ thuật này, xử dụng bởi thiết đoàn không kỵ của sư đoàn, đặc biệt hữu hiệu trong nhiều trường hợp trong chiến dịch. Đáng ghi nhận nhất là hành động ngày 3 tháng 11 tại biên giới Căm Bốt. Khi phối hợp với một lực lượng phản ứng bộ binh trực thăng vận, kỹ thuật chứng minh có giá trị không chối cãi được. Trong hành động ngày 3 tháng 11, cũng chứng minh được là một tuyến phòng thủ dưới hỏa lực ban đêm có thể được tăng cường bởi trực thăng. Điều này được thực hiện bằng cách dùng hỏa lực vũ bão từ chính tuyến phòng thủ, ngay trước khi trực thăng bốc chạm đất. Hỏa lực vũ bão khiến địch không phản ứng kịp thời, không những khi các trực thăng đang đổ bộ các toán quân, mà còn khi bốc các thương binh để được di tản về hậu cứ.

g. Chống bắn sẻ. Hỏa lực có kế hoạch và dùng súng nhỏ bởi các toán lính tại lằn ven biên tuyến phòng thủ với chủ yếu rỉa hết các cây cối bụi cây trong vùng hỏa tuyến có hiệu quả bắn gục các quân lính leo lên cây bắn sẻ và ngăn ngừa lính xâm nhập, đặc biệt là khi hỏa lực bắn ra vào sáng sớm. Cộng thêm vào đó, một phút bắn tứ tung có thể khiến địch phải xung phong sớm hơn dự định, do đó khiến chúng dễ bị trúng đạn bắn phòng thủ hơn.

h. Phát giác và hủy diệt mục tiêu. Các cuộc hành quân của sư đoàn trong vùng Pleiku cải tiến một kỹ thuật được thử nghiệm trước nhằm phát giác và phản ứng lại đối với các mục tiêu cơ may địch quân. Các Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật Sư Đoàn tiếp nhận trực tiếp các báo cáo của hệ thống ra đa và hồng ngoại tuyến từ các không thám và trung đội thủ đắc mục tiêu (OV-1 Mohawk) và các nguồn Không Lực HK, cộng thêm các báo cáo từ Đơn Vị Ra Điô Lùng Kiếm. Các báo cáo này được thẩm định tức khắc và tiếp sau ngay bởi các phản ứng sau đây:

(1) Thông tin về mọi mục tiêu được phối kiểm trong vùng gần các đơn vị hành quân được chuyển qua tới bản doanh của lữ đoàn phụ trách điều khiển. Lữ Đoàn phản ứng bằng cách điều quân đến giao tranh với mục tiêu, bằng hỏa lực pháo binh, bằng cách điều khiển oanh kích chiến thuật yểm trợ, hay bằng bất cứ phối hợp các phương thức kể trên.

(2) Nếu mục tiêu không là mối đe dọa tức thời cho các đơn vị đang hành quân, Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật Sư Đoàn ghi nhận mục tiêu để phi cơ yểm trợ tiếp cận đã quá thời hạn bay lượn trên vùng tác chiến oanh kích. Nếu trong tầm bắn, hoả lực pháo binh sách nhiễu và ngăn chặn được kêu gọi tới. Trong thời kỳ từ 18-22 tháng 11, chẳng hạn, 22 mục tiêu được ghi nhận. Mười ba trong số này do Bộ Chỉ Huy Tác Chiến Không Lực can thiệp với kết quả là bốn phát nổ phụ cộng thêm sự phá hủy các cấu trúc quân sự. Trong bốn trường hợp, phi cơ bị hỏa lực từ mặt đất bắn trả. Kỹ thuật này rất thích hợp khi xử dụng tại các vùng thưa dân cư, cho phép tự do xử dụng phi pháo tác chiến.

128

(bản sao trang 129 chụp không được rõ tỏ)

15. Phân tích của Cố Vấn/Tư Lệnh

a. Rút Kinh Nghiệm.

(1) Nhiều tổn thất bạn bị gây nên bởi các ngọn chông nhọn; bởi hỏa lực bắn sẻ từ trên cây; và bởi các đơn vị dẫn đầu dẫm vào bẫy sập. Cách xử dụng các đội toán hai người hành quân trong hệ thông kết đôi giảm thiểu rất nhiều các vụ như vậy xảy ra. Một người ngó chừng các ngọn chông nhọn và các bẫy sập, trong khi người kia lùng kiếm trên cây và vùng phía trước mặt và cạnh sườn các tay súng bắn sẻ.

(2) Các cuộc hành quân tìm và diệt nơi mà địch quân và thường dân lẫn lộn tiếp tục là vấn đề hiện tại. Nếu cuộc hành quân sắp khai diễn, đàn bà con nít thường sẽ ẩn trốn trong các hầm hố để tránh pháo binh và súng nhỏ. Trong các vùng nghi là có thường dân vô tội can dự, một giải pháp được đề xướng là có các thông dịch viên Việt Nam gọi vào các hầm hố trước khi lục soát. Các lựu đạn khói và cay rất hiệu nghiệm trong việc khai thông các hầm hố và đường hầm, nơi mà súng nhỏ không mấy thích hợp.

(3) Kinh nghiệm cho thấy các cuộc đổ bộ cho các cuộc hành quân tìm và diệt phải được bắt đầu, nếu điều kiện cho phép, trên cao điểm và trải dài tới các lực lượng nút chận nằm tại chân các núi đồi. Thế di chuyển xuống dưới bảo toàn sức lực của quân lính, cho phép bảo quản toàn diện địa thế và ngăn ngừa địch xử dụng đồi núi làm lối thoát thân.

(4) Các toán tiền sát luôn phải được xử dụng trong các chuyến bốc tiên khởi nhảy xuống bãi đáp để đảm trách dịch vụ điều không và kiểm soát bãi đáp. Các tiền sát viên đặc biệt hữu ích trong việc điều khiển các trực thăng ra vào bãi đáp giữa hỏa lực địch và bạn, cả ban ngày lẫn ban đêm. Các tiền sát viên được trang bị với đèn báo hiệu để hỗ trợ tiếp tế ban đêm và cũng được dùng làm tiêu chuẩn cho các phi cơ KLHK thả trái sáng trong việc yểm trợ các cuộc hành quân tác chiến ban đêm.

(5) Mặc dù sự kiện nhiều trực thăng bị hỏa lực địch từ mặt đất bắn trúng khi bay thấp, kinh nghiệm cho thấy là có những lúc cơ may tốt nhất để thành công là khi cao độ xung phong (50 feet tuyệt đối hay thấp hơn) được dùng tới. Các tình huống thích hợp cho việc xử dụng cao độ xung phong là:

(a) Khi thời tiết hạn chế cao độ thấp hơn 2000 feet tuyệt đối chiều cao.

(b) Khi muốn hạn chế tối thiểu hỏa lực yểm trợ bạn.

(c) Cần tạo bất ngờ tối đa.

(d) Có được điều khiển đo lường phương hướng phi cơ.

(6) Khi phải tập trung các trực thăng để thực hiện một cuộc bốc lớn đồng thời với nhiều sứ mạng phụ, tốt nhất là thực hiện bốc lớn trước và rồi cho phép các đơn vị ấn định trở về sứ mạng riêng biệt. Ngoại trừ có lý do hẳn hòi, đặc biệt cần hoàn bị các cuộc xung phong bằng trực thăng với số lượng bốc liên tiếp tối thiểu, điều vào vùng bãi đáp với tỉ xuất tối đa mà bãi đáp có thể tiếp nhận. Các phương cách này giảm thiểu rất nhiều thời gian trực thăng bị phơi trần và bảo đảm sức mạnh tác chiến tối đa trên bãi đáp trong thời gian tối thiểu, trong khi tạo cho địch ít cơ may nhất để phản ứng tại bãi đáp.

(7) Độ mật cao độ quá 3000 feet giảm thiểu khả quan sức tải được phép tối đa. Chẳng hạn, một CH-47 cất cánh từ An Khê (1500 feet) tới Qui Nhơn (mức mặt biển) có thể an toàn chuyên chở 9000 pound. Cũng trực thăng đó cất cánh từ An Khê tới Pleiku (2500 feet) có thể an toàn chuyên chở chỉ 7000 poung mà thôi. Tất cả các lượng tải bằng trực thăng cho các trực thăng của sư đoàn đều phải được tính toán lại cho từng vùng hành quân và thông tin này được phổ biến đi. Điều này trở nên một vấn đề đặc biệt khi các trọng tải UH-1D được tính toán lại, giảm thiểu trọng tải bộ binh từ bảy xuống còn năm quân lính tác chiến.

130

(8) Thời gian là chính yếu khi trực thăng bốc hoặc đổ quân dưới hỏa lực địch. Các quân xa bốc tại một vùng an toàn và đi tới một bãi đáp "nóng", phải lên trực thăng bằng đuôi để có thể đi ra mau lẹ. Các quân xa bốc tại một địa điểm "nóng", phải lên trực thăng bằng đầu để lên tàu cho mau.

(9) Điều quan trọng có những vật liệu tiếp tế được đặt sẵn trên các vỉ ván gỗ là tối cần. Chẳng hạn, thời gian bốc thông thường cho 200 trái đạn howitzer 105 ly vào một CH-47 khoảng một tiếng. Cũng số lượng đạn này đặt sẵn trên các tấm vỉ gỗ 4X4 chỉ mất có 20 phút để bốc lên tàu. Cũng số lượng tải này nếu bốc bằng lưới vận tải chỉ tốn có vài phút khi thảy ra ngoài. Vì cả trực thăng UH-1D lẫn CH-47 có thể câu giây tải lượng, đặt sẵn trên vỉ gỗ được giới hạn tới 1200 pounds cho mỗi vỉ, như vậy cho phép uyển chuyển cho việc đặt thời khóa biểu cho việc giao hàng cho các đơn vị nhỏ.

b. Dân sự vụ. Từ khi tới nước Việt Nam Cộng Hòa, Sư Đoàn 1 Không Kỵ đã có một chính sách rõ rết đối xử dân sự vụ như là một phân bộ chính yếu cho các hành động quân sự. Chiến dịch Pleiku không nằm ngoại lệ thái độ này. Tất cả các kế hoạch và tiêu lệnh hành quân của sư đoàn, lữ đoàn và tiểu đoàn đều chứa đựng phụ lục dân sự vụ nêu chi tiết rõ ràng tất cả tin tình báo có trong tay liên quan đến dân chúng địa phương, cộng thêm vào các kế hoạch đối xử với dân chúng bị các cuộc hành quân gây ảnh hưởng.

Khoảng 2700 dân tị nạn từ các làng xã dưới quyền kiểm soát của VC được đưa về Tiểu Khu Quân Lệ Thanh mới, nơi đó một làng mới được thiết lập. Sự di chuyển này, từ bốn địa điểm và, trong nhiều trường hợp, với súc vật và vật dụng nhà cửa, cần tổng cộng tới 40 phi xuất trực thăng CH-47. Thực phẩm và quần áo được sư đoàn lấy từ Cơ Quan Hành Quân Hoa Kỳ và phân phối tại trại tị nạn. Thêm vào đó, 600 cư dân khác thuộc tỉnh Pleiku được cung cấp nhu cầu y tế qua các việc thăm bệnh thường nhật và nhiều ngàn pounds gạo tịch thu được của địch quân được phân phối cho những người đói khát. Các vật liệu y tế tịch thâu được tại bệnh xá Bắc Quân được chuyển về cho bệnh xá tại Pleiku và trạm xá tại An Khê.

c. Tâm lý chiến. Sư đoàn xử dụng tối đa đến các toán tâm lý chiến tăng phái cho sư đoàn và có sẵn khắp cùng Quân Đoàn II. Trong một trường hợp, thiết đoàn không kỵ thả truyền đơn tiếp sau một cuộc giao tranh nội trong vài tiếng đồng hồn. Các hệ thống loa phóng thanh, đặt trên các trực thăng, được xử dụng để thôi thúc địch đầu hàng. Trong nhiều trường hợp tiếng nói được cung cấp bởi nhân sự Bắc Quân.

131

16. Tóm Lược. Trong thời kỳ từ 23 tháng 10 đến 25 tháng 11 năm 1965, các đơn vị của Sư Đoàn 1 Không Kỵ, yểm trợ bởi Không Lực Hoa Kỳ và các Đơn Vị khác của Quân Lực Hoa Kỳ và phối hợp với các lực lượng QLVNCH, đã thực hiện một chiến dịch hết sức thành công chống lại các lực lượng lớn của địch trong tỉnh lỵ Pleiku. Chiến dịch này tiêu diệt các đơn vị lớn thuộc ba trung đoàn Bắc Quân và có một tầm mức chiến thuật quan trong làm gián đoạn kế hoạch hành quân của Bắc Quân tại vùng Cao Nguyên của Việt Nam.

Chiến dịch Pleiku là một thử nghiệm tác chiến thật sự đầu tiên của Sư Đoàn 1 Không Kỵ như thể một đơn vị, và đối với khái niệm trực thăng vận. Các kết quả rõ ràng cho thấy là cả hai đều thắng cuộc cách hết sức vẻ vang.

132

Nguyễn Văn Tín
Ngày 30 Tháng 03 Năm 2010
(Pleiku Campaign - 1st Air Cavalry Division, National Archives, College Park, Maryland)

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu