Plâyme-Iadrăng Nơi Đụng Đầu Quân Mỹ

Lúc Mỹ vào đóng ở An Khê, trung đoàn 33 (Sau trận Đắc Sút trung đoàn 101 vào B2. trung đoàn 33 mới vào lấy phiên hiệu là 101B.) đang làm nhiệm vụ vây đồn Plây-me để dụ viện binh của địch tới mà đánh.

Plây-me là một đồn lẻ chừng một đại đội trấn giữ ở một vị trí trọng yếu; phía bắc là đường 19B nối Đức Cơ với đầu phía đông là thị xă Plây Cu; phía đông là quốc lộ 14 từ Plây Cu xuống quận lỵ Phú Nhơn đi Buôn Ma Thuột.

Dựa vào địa h́nh và t́nh h́nh địch lúc đó chúng tôi phán đoán, gần như chắc chắn, địch sẽ đưa quân vào giải tỏa cho Plây-me. Quả là như vậy. Sau mười ngày bao vây Plây-me một chiến đoàn ngụy mới dẫn thân vào trận địa ta mai phục, bị trung đoàn 320 của ta đánh thiệt hại nặng mà vẫn không giải tỏa được Plây-me.

Sau đợt đánh ngụy, trung đoàn 33 rút về căn cứ cách Plây-me khoảng mười cây số về phía tây.

Hành động của trung đoàn 33 và 320 ở Plây-me trở thành mối uy hiếp nặng nề đường 14. Quân chủ bài của quân ngụy đă bị vô hiệu không c̣n lực lượng nào có thể giải nguy cho Plây-me, buộc quân Mỹ phải xuất hiện.

Mấy ngày đó bầu trời Tây Nguyên lúc nào cũng ầm ĩ tiếng bom, tiếng máy bay suốt ngày đêm không lúc nào ngớt. Sư đoàn kỵ binh bay Mỹ đang hung hăng thực hiện chiến lược “t́m diệt”. Chúng đổ bộ xuống nam sông Ia-đrăng một tiểu đoàn, đổ xuống cạnh điểm cao 732 một tiểu đoàn, xuống cách Ia-mơ năm ki-lô-mét, đồng thời lữ dù Mỹ hành quân cơ giới đến Đức Cơ triển khai trên đường 19 kéo dài.

Anh Chu Huy Mân chính ủy, anh Đặng Vũ Hiệp chủ nhiệm chính trị và tôi ở sở chỉ huy cơ bản đang chỉ huy chuẩn bị cho đợt 2 hoạt động đánh mục tiêu ở gần Plây-me. Nhận được tin liên tiếp từ các hướng báo cáo về, Mỹ đă đổ quân, chúng tôi cho lệnh đ́nh lại việc đánh Chư Ho.

Đảng ủy Mặt trận B3 chúng tôi họp khẩn cấp đánh giá t́nh h́nh và có chủ trương mới. Cuộc họp thống nhất đại ư rằng: Lữ kỵ binh bay số 3 Mỹ thực hiện chiến thuật “cóc nhảy” vào hậu phương ta ḥng tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. Chúng ta đang nhử địch ra để diệt, Mỹ tự nhảy ra như vậy là đúng ư định của ta, ta có cơ hội để chuyển sang diệt Mỹ. Chúng ta cố gắng thu hút địch về phía tây nam Tây Nguyên để phối hợp với chiến trường Liên khu 5 và các chiến trường khác. Chỉ tiêu đợt hoạt động này: diệt gọn một, hai tiểu đoàn ngụy và một đến hai đại đội Mỹ.

Phương châm tác chiến (do ta chưa nắm chắc các hoạt động của địch): ta phải đánh từ nhỏ đến vừa tiêu diệt gọn một bộ phận, tích cực bắn rơi nhiều máy bay địch. Đội h́nh bố trí theo chiều sâu, nếu địch thọc sâu ta có thể bao vây tiêu diệt. Đánh quân đổ bộ đường không đồng thời đánh quân đường bộ.

Không khí trong cuộc họp cũng như khắp cơ quan Bộ tư lệnh B3 đều náo nức tự hào và tin tưởng: ḿnh sớm trực tiếp đụng đầu với quân Mỹ so với các chiến trường khác, sau một vài trận ḿnh sẽ rút được kinh nghiệm, tin rằng sẽ thắng Mỹ như đă thắng ngụy.

Ngay từ khi nhận được tin Mỹ vào chiến trường này không phải trong đầu mọi người không có ǵ thắc mắc, trái lại có nhiều là khác, nhưng có thể quy mọi thắc mắc vào một câu hỏi “đánh Mỹ như thế nào?” Đúng vậy, anh em cán bộ chiến sĩ của Tây Nguyên lúc đó tập trung theo một hướng “Đánh Mỹ như thế nào?” không hề có hơi thở hoảng sợ dù là len lỏi. Chính v́ vậy câu giải thích giản dị của chính ủy Chu Huy Mân: “Ta chưa có kinh nghiệm chiến đấu với quân Mỹ th́ quyết tâm của ta vừa đánh vừa rút kinh nghiệm. Đánh đi rồi sẽ biết” đă được toàn quân ở Tây Nguyên tiếp nhận dễ dàng.

Tôi nhớ măi cuộc họp lịch sử ấy (13-11-1965). Cuộc họp gói gọn khoảng hai tiếng đồng hồ. Ư kiến của các cử tọa sôi nổi không giây phút nào ngưng nghỉ, vào sát phút cuối có ư kiến “cứ đánh đi, nếu địch co cụm cũng đánh, cơ động cũng đánh, nếu đổ tiếp nữa cũng đánh, vừa đánh ta vừa t́m hiểu địch và rút kinh nghiệm, bàn măi mất thời giờ”.

Tôi và anh Đặng Vũ Hiệp được phân công lập sở chi huy nhẹ để trực tiếp chỉ huy các trung đoàn 320, 66 và 33 (101B) tác chiến. Số người của sở chỉ huy nhẹ gồm một tiểu đội trinh sát trung đội công binh, một tổ điện đài và vài sĩ quan tham mưu... tất cả hơn ba chục người. Sáng 14 tháng 11 chúng tôi hành quân về phía dăy núi Chư Pông. Trên lối ṃn c̣n lại nhiều vũng bùn, nước của trận mưa lớn từ mấy hôm trước.

Thỉnh thoảng gặp vài chiến sĩ vận tải, hậu cần, cáng thương đi ngược chiều hoặc ở trong rừng ra, chúng tôi hỏi và được biết thêm một số tin tức cụ thể hơn.

Ngày 10 tháng 11 quân Mỹ tập trung ở Bầu Cạn.

Ngày 11 tháng 11 tiểu đoàn 952 tập kích vào Mỹ ở Bầu Cạn phá 10 máy bay trực thăng và làm địch thương vong 200 tên.

Ngày 14 tháng 11 tiểu đoàn 1 (lữ 3 kỵ binh bay) đổ bộ xuống đông bắc Chư Pông 3 ki-lô-mét, cách tiểu đoàn 9 (trung đoàn 66) của ta 200 mét. Cùng ngày chúng đổ hai tiểu đoàn (thiếu một đại đội), một đại đội pháo xuống tây nam Quynh-cơ-la 2 ki-lô-mét, và một trận địa pháo ở đường 19 kéo dài.

Đến gần trưa chúng tôi dừng lại trên sườn nam núi Chư Pông. Tôi đang đứng chống gậy, mải ngắm nghía địa h́nh xung quanh không để ư ǵ khác, bỗng Đồng Thoại nằm xuống giật chân tôi, cùng lúc đó một tràng bom nổ như sấm sét chạy qua chỗ chúng tôi.

Tôi nói vui với Đồng Thoại:

- Đứng hay nằm ở đây cũng là ăn mày thôi.

Mắt tôi vẫn dơi theo những đám khói xám đang tan để lại một vệt dài dọc theo sườn núi những cây cối đổ ngang ngửa. Từ hồi c̣n ở ngoài miền Bắc tôi đă đọc nhiều tài liệu tham khảo về nền quân sự Hoa Kỳ, bây giờ tận mắt nh́n thấy và đang đụng đầu với nó. Một chiếc B.52 chở được 25 tấn bom, riêng ngày hôm nay chúng dùng 24 chiếc nối đuôi nhau quần xung quanh khu vực Chư Pông này. Tôi suy nghĩ về đối tượng tác chiến mới là một đội quân được trang bị rất mạnh, rất hiện đại mà đứng trước đối thủ là một đội quân “đói ăn” trang bị lạc hậu như vậy th́ sự chủ quan “trong một thời gian ngắn sẽ đánh găy xương sống Việt cộng” và việc đổ bộ ào ạt hiện nay để “cất vó” chủ lực của Tây Nguyên là điều dễ hiểu. Tôi ra lệnh dừng lại khu vực địch vừa ném bom B.52 xong để nắm địch, nắm ta và chỉ huy trận đánh.

Măi tới chiều hôm ấy tôi mới gặp cán bộ chi huy trung đoàn 66 - anh Lă Ngọc Châu chính ủy trung đoàn. Châu cho biết đội h́nh trung đoàn bị địch chia cắt chưa liên lạc được, anh chỉ nắm được tiểu đoàn 7 và t́nh h́nh địch ở gần tiểu đoàn 7.

Nắm được t́nh h́nh địch, t́nh h́nh ta qua chính ủy Châu và báo cáo của trinh sát, chúng tôi biết bọn địch đứng sát tiểu đoàn 7 là tiểu đoàn 1 (thiếu) thuộc lữ 3 kỵ binh bay. Tôi và anh Đặng Vũ Hiệp chính ủy sở chỉ huy tiền phương hội ư chớp nhoáng quyết định dùng tiểu đoàn 7 cơ động nhanh đánh vào tiểu đoàn 1 Mỹ.

Nghe tôi phổ biến nhiệm vụ xong, Châu báo cáo:

- Thời gian như vậy gấp quá, vị trí địch tôi sẽ tổ chức nắm nhưng làm sao kịp phổ biến kế hoạch cho anh em để có thể đánh trong đêm.

Tôi nói:

- Khi hành quân tiến vào vị trí tập kết, anh gọi cán bộ đại đội đi gần anh, vừa đi anh vừa phổ biến nhiệm vụ, cách đánh cho cán bộ đại đội và tiểu đoàn, vào tới chỗ tập kết để bộ đội tập kết phía sau c̣n tất cả cán bộ đại đội, tiểu đoàn đi trinh sát và hiệp đồng ở thực địa. Địch vừa đi đổ xuống c̣n chân ướt chân ráo ta đánh ngay sẽ giành được yếu tố bất ngờ.

Tiểu đoàn 7 đă nổ súng tập kích địch từ năm giờ rưỡi sáng 15 tháng 11. Khoảng 15 phút đầu địch hỗn loạn nhưng sau đó chống trả quyết liệt. Chúng tôi nghe khá rơ tiếng súng liên thanh, lựu đạn nổ dữ dội. Trên bầu trời kể cả ngày lẫn đêm không phút nào vắng sự gào thét của các loại máy bay, đây đó tiếng bom lấn át mọi âm thanh khác. Những chiếc C.130 bay lượn trên bầu trời ban đêm thả những chiếc pháo sáng soi rơ từng ngọn cỏ lối đi. Có chiến sĩ nói chơi: “Thằng Mỹ tốt thật, nó đang soi đèn cho chúng ta đi đấy”. Không gian chiến trường tưởng như trong nồi hơi, khí nén đă quá mức, lại c̣n tiếp tục dồn nén. Đầu óc, cơ thể mọi người dù chỉ là ngồi một chỗ cũng thấy căng thẳng như sợi dây đàn.

Tiểu đoàn 7 tiếp tục tiến công địch. Khoảng 12 giờ máy bay địch tới bắn phá, thả bom na-pan trùm cả lên đội h́nh của quân Mỹ (Tháng 10 năm 1993 khi trở lại thung lũng chết, trung tướng Ha-rôn Mua (Harold Moore) đă chỉ cho tôi nơi ông ta và tiểu đoàn bộ của ông bị 2 quả bom na-pan ném trúng và cảnh lính Mỹ giống như những bó đuốc sống vừa chạy vừa la thất thanh). Tiểu đoàn 7 để lại một đại đội làm nhiệm vụ bao vây khống chế không cho địch rút chạy hoặc cơ động đi nơi khác. Số c̣n lại tạm rời trận địa lui lại phía sau để chấn chỉnh đội h́nh.

Sau một hồi lâu bắn phá, địch đổ bộ thêm một đại đội c̣n lại của tiểu đoàn 1.

Ở sở chỉ huy tiền phương chúng tôi lúc này nắm được t́nh h́nh chắc hơn. Dưới trung đoàn 66 cho biết: tiểu đoàn 9 đă liên lạc được với tiểu đoàn 7. Như vậy tương quan lực lượng trong khu vực nhỏ này, mỗi bên có hai tiểu đoàn, nếu tính số lượng quân Mỹ trội hơn, chưa kể hai đại đội pháo và không quân chi viện.

Tối 15 tôi lệnh cho chính ủy Lă Ngọc Châu (trung đoàn trưởng đi lạc chưa về) nhanh chóng củng cố lực lượng, cố gắng tập kích ở tọa độ X vào sáng ngày 16. Cùng thời điểm đó tôi cử Đồng Thoại trợ lư tác chiến đi bắt liên lạc với trung đoàn 33, gặp được tiểu đoàn nào th́ giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn ấy tập kích vào hai trận địa pháo ở Quynh-cơ-la để phối hợp với trung đoàn 66.

Một mặt cho một tốp trinh sát đem lệnh cho tiểu đoàn 8 (trung đoàn 66) nhanh chóng quay về đường cũ, sẵn sàng đánh địch đang hành quân ngược về phía tiểu đoàn 8.

Tiểu đoàn 7 đă nổ súng khoảng 3 giờ sáng 17 tháng 11. Sau ít phút chiến đấu quyết liệt tiểu đoàn 7 đă đánh trúng toàn bộ tiểu đoàn 1 và đánh thiệt hại nặng đại đội A và đại đội B quân Mỹ. Tiểu đoàn 1 trung đoàn 33 bị lạc đường không thực hiện được ư định đánh vào trận địa pháo.

Thấy tiểu đoàn 1 có nguy cơ bị tiêu diệt, lữ 3 kỵ binh bay hạ lệnh cho số c̣n lại hành quân bộ chạy về phía tây Ia-mơ co cụm ở gần trận địa pháo chờ lệnh.

Tôi ra lệnh cho các đơn vị (tiểu đoàn 1 trung đoàn 33) để khỏi bị lạc đường phải liên tục đánh địch cả ban ngày và ban đêm; gặp địch là khẩn trương tổ chức đánh ngay bám thắt lưng địch mà đánh.

Trưa ngày 17 tiểu đoàn 8 (trung đoàn 66) nhận được lệnh hành quân quay lại, đang nghỉ ăn cơm dọc sông Ia-đrăng th́ có tin của trinh sát báo cáo: “quân Mỹ đang tới gần”. Tiểu đoàn trưởng Lê Xuân Phôi b́nh tĩnh đôn đốc tiểu đoàn nhanh chóng triển khai đội h́nh chiếm trận địa có lợi trước mặt và hai bên, h́nh thành thế bao vây ép địch vào giữa hai gọng ḱm của tiểu đoàn. Sau khi dùng hỏa lực súng cối chế áp ngắm vào đội h́nh địch, quân ta dũng cảm đồng loạt xung phong chia cắt đội h́nh và đánh giáp lá cà với địch. Cả đôi bên lúc này đội h́nh xen kẽ nhau đến độ chỉ cho phép dùng tiểu liên bắn găm, dùng lưỡi lê, lựu đạn mà chiến đấu.

(. . .)

Nhận được lệnh của tôi, trung đoàn 33 đă cho một tiểu đoàn hành quân cấp tốc ngược về phía Chư Pông. Trên đường hành quân tiểu đoàn 1 (trung đoàn 33) nghe thấy tiếng súng nổ phía trước mặt, biết chắc chắn quân ta đang chặn đánh địch, không ai bảo ai họ cố gắng vượt lên nhanh. Tới gần sát địch, một đại đội của tiểu đoàn 1 gặp địch đang chạy lui về phía Chư Pông. Thế là hai đơn vị phối hợp đánh mạnh vào sau lưng tiểu đoàn Mỹ. Sự hiệp đồng tuyệt đẹp của cả hai tiểu đoàn, khiến đội h́nh quân Mỹ đang rối ren, nhanh chóng bị quân ta tiêu diệt.

Trận đánh kéo dài suốt 14 giờ ngày 17 đến 20 giờ ngày 18 mới kết thúc. Theo nhà báo Gan-lâu Uây đi theo hai tiểu đoàn 1 và 2 lữ đoàn 3 quân Mỹ th́ tiểu đoàn 2 bị giết 155 người, 125 người bị thương và 5 bị mất tích. Như vậy trong 3 tiếng đồng hồ tiểu đoàn 2 quân Mỹ đă mất 285 người trong tổng số 400, mặc dầu con số này c̣n xa sự thật. Ngay đại tướng Oét-mo-len cũng phải thừa nhận đây là một tổn thất rất nghiêm trọng.

Trong ngày 18 địch vội vă điều động lực lượng tới nhiều nơi hy vọng sẽ giảm nhẹ sự nguy kịch của tiểu đoàn 2 kỵ binh bay đang có nguy cơ bị tiêu diệt.

Ở Quynh-cơ-la địch đổ thêm tiểu đoàn 3 và 2 đại đội pháo.

Hai trung đoàn dù ngụy nằm trong lực lượng tổng dự bị tức tốc được điều từ Sài G̣n tới cùng với một tiểu đoàn Mỹ hành quân bằng ô tô rồi tiến vào hướng đông nam Đức Cơ bắc dăy núi Chư Pông để yểm trợ phía sau đồng thời cố tạo ra một áp lực giả tạo làm thuốc an thần cho quân Mỹ. Rất tiếc trung đoàn 320 ở hướng đó chỉ đánh tiêu hao, không diệt gọn được tiểu đoàn Mỹ nào.

Ngày 19, hàng chục máy bay tới ném bom bắn phá hồi lâu xung quanh Qynh-cơ-la, rồi cho trực thăng xuống bốc toàn bộ số quân c̣n lại về Bầu Cạn. Cuộc hành quân lần đầu tiên của quân Mỹ vào Tây Nguyên đă kết thúc bi thảm.

Kết quả cuối cùng ta đă giành được thắng lợi to lớn vượt xa dự kiến ban đầu, khoảng 1.200 tên Mỹ bị thương vong, ta tiêu diệt tiểu đoàn 1 và 2 của lữ đoàn 3 kỵ binh bay, tiêu hao nặng tiểu đoàn 3 và một số đại đội, bắn rơi 26 máy bay và thu nhiều súng đạn.

Trận đánh ở Ia-đrăng đă làm chấn động đến toàn nước Mỹ, báo hiệu sự thất bại không thể tránh được của quân đội viễn chinh Mỹ.

Năm sáu ngày đêm liền lúc nào cũng có tiếng máy bay, tiếng bom đạn nổ, mặt khác chúng tôi phải liên tục xử trí với những t́nh huống khẩn trương, nên ở sở chỉ huy tiền phương hầu như không có ai chợp mắt nổi vài giờ. Từ người chỉ huy đến anh b́nh nh́ đều phải làm việc với cường độ cao nhất: trinh sát đi bám địch, trợ lư tham mưu xuống đơn vị tổ chức hợp đồng, thông tin tự đi móc nối với những đơn vị mất liên lạc... Không ít t́nh huống mệt mỏi căng thẳng như sĩ quan được phái đi bắt liên lạc với tiểu đoàn 8, đi biệt tăm không có tin tức trở về; như tin của trung đoàn 33 báo cáo: tiểu đoàn 1 cho đi tập kích trận địa pháo đă bị lạc đường, trong lúc đó bốn trận địa pháo của địch vẫn thả sức bắn phá về phía ta không có ai kiềm chế... Tuy căng thẳng, phức tạp vất vả dường ấy nhưng sở chỉ huy tiền phương chúng tôi vẫn lần lượt nắm vững sự tổ chức chỉ huy xuống các đơn vị.

Sở chỉ huy cơ bản của B3 vẫn liên lạc chặt chẽ với sở chỉ huy tiền phương bằng vô tuyến điện. Biết chúng tôi đă nắm được cả hai trung đoàn 66 và 33 các anh yên tâm, luôn động viên cổ vũ nhắc nhở ư nghĩa quan trọng của trận đánh và phải kiên quyết đánh thắng.

Khi chúng tôi ra trận lần này từ người chỉ huy cao nhất đến người lính đều mang theo ḿnh câu hỏi “Đánh Mỹ như thế nào?” và mỗi người đều phải tự t́m lời giải đáp. Anh Chu Huy Mân gặp một số chiến sĩ từ trận đánh trở về, anh hỏi:

- Các cậu thấy đánh Mỹ có đặc điểm ǵ?

Anh em không nhận ra vị tướng của ḿnh, v́ anh không đeo quân hàm và không ai giới thiệu nên họ nói năng thoải mái. Một chiến sĩ nói:

- Đánh nhau với bọn bộ binh Mỹ cũng dễ thôi, nhưng mẹ nó, nó lắm máy bay, lắm bom, lắm pháo quá, không lúc nào ngớt, nhức đầu nhức óc.

Nh́n chung cả hai mặt trận đă hoàn thành tốt nhiệm vụ, nổi bật là trung đoàn 66. Trong trung đoàn có tiểu đoàn 7 và 8 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cả hai tiểu đoàn gặp địch chủ động đánh ngay, đánh liên tục bằng các h́nh thức tập kích vận động tiến công, bắn máy bay. Các cán bộ hết sức chủ động linh hoạt, anh Lă Ngọc Châu là chính ủy trung đoàn giỏi, đă chỉ huy đơn vị như một trung đoàn trưởng thực thụ, trong trận đánh không có thời gian chuẩn bị đă vừa hành quân vừa giao nhiệm vụ.

Suy nghĩ về cách đánh Mỹ như thế nào, chúng tôi thấy câu trả lời đơn giản của chiến sĩ nói trên có phần đúng, nếu như ta tạm gác phần “hỏa lực mạnh” ra th́ đánh Mỹ chẳng khác đánh ngụy là bao, th́ ta sẽ thắng Mỹ như ta đă thắng ngụy.

Từ trận đầu đánh Mỹ cho tới măi về sau này chúng tôi vẫn giữ nhận định: Mỹ dựa vào binh khí kỹ thuật mạnh sinh ra chủ quan; binh khí kỹ thuật và tư tưởng chủ quan đều tác động tới chiến thuật và hành động chiến đấu của họ. Suy nghĩ kỹ điều này để ta có kế triệt tiêu cái mạnh và biết khoét sâu chỗ yếu của Mỹ, ta sẽ thắng.

Nói thế không có nghĩa rằng “đánh Mỹ cũng dễ thôi” như cách nói của một số anh em. Người Mỹ thực dụng, họ rất chú trọng rút kinh nghiệm kịp thời và có phương tiện hiện đại để làm thay đổi t́nh thế và Mỹ cũng khôn ngoan và xảo quyệt, đôi khi họ có khả năng làm đảo lộn t́nh thế bất lợi đối với họ. Nhưng họ vẫn không thoát ra khỏi tư tưởng chủ quan khi đánh giá đối phương.

Thượng Tướng Nguyễn Hữu An
Chiến Trường Mới - Hồi Ức
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
Hà Nội - 2002

Nhân Đọc Lời Tường Thuật của Tướng Nguyễn Hữu An về Chiến Dịch Plây-me

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu