Pleime Chiến Đấu Tại Khúc Quanh Cuộc Chiến

Phần đông sẽ chọn lựa chiến đấu để ra khỏi Pleime hơn là chiến đấu để đứng lại tại đó. Tiền đồn này được thiết lập tại một xó góc xa xăm trên cao nguyên, triền miên bị gió lốc tốc bụi đất đỏ qua các gian nhà màu xám buồn tẻ. Vào mùa mưa bùn lầy thay thế cho bụi đất. Quanh trại là các cỏ cây bụi rậm khiến cho địch có thể mon men đến khoảng cách dưới 50 thước mà không bị khám phá. Các xóm giềng gần kề nhất th́ xa cách khoảng 20 miles tại làng Đức Cơ. Đây là một nơi chốn không có ǵ để xem, rất ít công việc để làm, và thu hút rất ít người đến cư ngụ. Nhưng vào cuối năm này khi mà cuộc chiến Việt Nam tăng trưởng từ mức độ du kích chiến lên tới cuộc chiến qui mô, trận đánh tại Pleime quả là một khúc quanh của cuộc chiến.

Cho đến khi cuộc đổ máu khởi phát trong những giờ phút đen tối của ngày 19 tháng 10, cộng quân không tin là các lực lượng Hoa Kỳ sẽ đứng lại và chiến đấu trong một trận đánh trực diện sẽ nhất định gây tổn thất nặng nề. Mà quả thật vậy, trận đánh này là trận đánh cố định lần đầu tiên trong cuộc chiến. Trại không phải là mục tiêu chính của cuộc tấn công, theo ư kiến của số đông các sĩ quan tham dự trong trận đánh. "Hầu hết mọi người cảm thấy là mục tiêu chính là phục kích đoàn quân tiếp cứu," Đại Úy Harold M. Moore, chỉ huy trưởng đơn vị Biệt Kích tại trại giải thích. "Nhưng," ông nói tiếp, "tôi tin là họ cũng có quyết tâm chiếm lấy trại." Có thể dễ hiểu cảm nghĩ của Moore. Với số tuổi 24, và với bảy năm tại ngũ, Moore đảm nhận chỉ huy trại chỉ hai tuần trước cuộc tấn công. Mọi sự đều b́nh lặng trong vùng trong mấy tháng trước. Moore, quê quán tại Pekin, Illinois, chỉ có bảy lính Mỹ và khoảng 250 lính Thượng để pḥng thủ doanh trại h́nh tam giác. Năm hàng rào giây kẽm gai bao quanh những căn nhà gỗ và những hầm trú nơi mà những trẻ nít 10 và 12 tuổi luân phiên canh gác với các người bố chúng.

"Điềm báo đầu tiên giấy lên khoảng 7 giờ tối khi một trong các toán tuần tiễu của chúng tôi bị đụng," Moore giải thích. "Họ phải chiến đấu để vượt ra khỏi ṿng vây và hầu hết lọt trở về lại đưọc trại sáng ngày hôm sau." Ba tiếng đồng hồ sau một tiền đồn khoảng 2 ngàn thước cách trại bị tràn ngập bởi hai đại đội Việt Cộng. "Nhưng chúng không chiếm cứ được tiền đồn cho đến khi quân trú pḥng hết đạn," Moore nói. "25 lính trú pḥng đă chiến đấu chống cự đến cùng." Lúc 11 giờ đêm cuộc tấn công trại chính khởi sự. "Thoạt tiên là các bích kích pháo và súng không giựt 75 ly khai hỏa. Hầu hết số thương vong trong trại xảy ra trong những giây phút đầu tiên," Moore nói. Trận chiến tiếp diễn kịch liệt thâu đêm. Cộng quân t́m cách công phá cổng trại hai lần, nhưng đều bị đánh dội lui. Cuộc oanh kích đầu tiên khai hỏa vào lúc 1 giờ rưỡi sáng, bắn phá các mục tiêu ngay sát hàng rào trong khi các trái sáng thả từ các phi cơ chiếu tỏa vùng. Trước khi cuộc vây hăm kéo dài một tuần lễ chấm dứt, các phi cơ thực hiện 585 phi xuất và biến vùng quanh trại thành một vùng đất hoang tựa như các chiến trường của Đệ Nhất Thế Chiến.

Từ hầm hố đào từ chiều tối, Việt Cộng bắn trả hỏa lực từ phi cơ bắn xuống. "Một chiếc Skyraider nhào lộn ba lần đâm xuống một ổ súng máy và mỗi lần đều bị bắn trả," Moore nói. "Lần thứ tư không c̣n tiếng bắn trả." Moore thành thật công nhận là ít có hy vọng sống sót qua đêm đầu. Chừng 1.000 tên Việt Cộng đang tấn công và xác chết chất đống lên kẽm gai. Các phi cơ báo cáo các quân lính địch tràn ngập các ngọn đồi xung quanh. "Quân ta bắn cho đến khi ṇng súng nóng chảy và đạn rơi rớt ra khỏi ṇng các súng liên thanh. Một số đại liên nóng bỏng đến độ chúng tháo chảy trong khi khai hỏa."

May mà các lính Mỹ không bị thương tích trong đêm đầu, nhưng tảng sớm một trực thăng bị bắn hạ 500 thước ngoài ṿng đai trại. V́ lẽ Việt Công tấn công phía bên kia, Moore lấy quyết định dẫn độ một toán tuần tiễu nhỏ để t́m cách cứu vớt phi hành đoàn của chiếc trực thăng. Cùng với ông có Trung Sĩ Daniel Shea Thượng Sĩ Joseph Bailey, cộng thêm 10 lính Thượng. Shea nhớ lại, "Chúng tôi tiến ra khỏi cổng trại an toàn và rẽ phải hướng tới phi đạo. Ngay trước khi chúng tôi vượt qua phi đạo, chúng khai hỏa với đại liên từ các hầm trú ngay phía trước mặt chúng tôi." Bailey bị giết và Shea bị trúng đạn ở cánh tay trước khi toán tuần tiễu trở lại về được trong trại. "Chúng tôi nghĩ là Việt Cộng sẽ bỏ đi trong ngày, nhưng chúng không bỏ đi. -- Cuộc giao tranh tiếp diễn dữ dằn suốt buổi chiều," Moore nói tiếp.

Các toán tiếp viện đầu tiên đến khi 12 lính Mỹ và 250 lính Biệt Động Quân Việt Nam được thả xuống trại và tiếp tay vào cuộc giao tranh. Hơn nữa, một toán tuần tiễu gồm 85 người xuất trại sáu hôm trước, khi hay tin cuộc tấn công đă chiến đấu tiến trở về trại tuy được lệnh tránh xa. Đoàn chiến xa tiếp cứu đến từ Pleiku – 25 miles phía bắc -- bị hỏa lực Việt Cộng chận đánh từ các vị trí cố định đặt dọc theo đường đất, nhưng thay v́ tiến tới như dự tính, đoàn tiếp cứu lại quay đầu trở lui đến khi cuộc tấn công bị gián đoạn. Tiếp sau đó, họ lại tiến tới trở lại.

Sáng ngày thứ ba sau cuộc tấn công, một lực lượng gồm 250 người tiến ra khỏi trại để thư hùng với Việt Cộng ngay trên phần đất của chúng. Một viên đại úy Mỹ bị giết và một viên đại úy khác bị thương, nhưng toán tuần tiễu diệt khử được 35 tên địch. Sáng kế tiếp, một toán tuần tiễu khác do các cố vấn Biệt Kích cầm đầu xuất trại."Chúng tôi đă được huấn luyện là hành động trong bất trắc, v́ thế thay v́ núp ẩn đằng sau các hàng rào, chúng tôi tiến ra ngoài," Moore giải thích. Vào thời điểm này, Moore và lính tráng của ông đă thức trắng bốn đêm liền. "Một tên lính đă ngủ thiếp đi trong khi đang bắn bích kích pháo. Tôi lại gần th́ thấy anh ta ngả đầu vào thân súng."

Moore cũng hết may mắn qua đến ngày thứ tư. "Tôi đang nghe Tổng Thống Johnson trên đài phát thanh th́ tôi bị trúng mảnh đạn. Họ tiêm cho tôi một phát morphine và có thế thôi." May cho tất cả, hai viên y tá của trại, SSgt. J. A. Giezentanner và SP4 N. R. Walsh, vắng mặt khi cuộc tấn công xảy ra, trở về trại trên một chiếc trực thăng tải thương.. "Tôi đang ở Đà Nẵng và gặp một tên bạn nói với tôi là có nghe tin tôi đă bị giết," Giezentanner nói. "Đó chính là lúc tôi nghe tin lần đầu tiên về cuộc tấn công."

Hôm nay, yên tĩnh đă trở lại vùng đất Pleime. Moore and Shea đă b́nh phục và tiếp tục lo pḥng thủ tiền đồn cùng với Giezentanner và Walsh. Quanh trại, các vết xẹo loang lỗ đă bị cỏ cây che phủ. Thỉnh thoảng bắt gặp một thây ma với cái xọ ngó trân trân lên mặt trời, và chiến trường đầy dẫy các đầu đạn đại bác và bích kích pháo chưa phát nổ. Các mảnh sắt từ các quả bom na-pan vẫn c̣n đeo lủng lẳng trên các hàng rào bên ngoài trại. Nơi từng là một ngôi làng Thượng trước cổng trại, nay chỉ c̣n lại đống tro tàn. Các gia đ́nh đă dọn vào bên trong trại và sống trong các hầm trú dọc theo tuyến pḥng thủ.

Lá cờ Mỹ được lính Mỹ treo lên trong cuộc giao tranh đă không c̣n. Nó đă được đưa tới tay bà vợ của Trung Sĩ Bailey. Moore và Shea nghĩ là trại sẽ bị tấn công một lần nữa trong một ngày gần đây. Họ cho là Việt Cộng cần một chiến thắng ở đây để khỏa lấp sự thất bai ê chề chúng hứng chịu lần đầu. Moore và toán lính của ông cũng không cho là vị trí họ vững chắc đủ để khỏi bị tiến chiếm. "Bất cứ lúc nào trại cũng có thể bị mất nếu địch chịu trả giá đắt," Moore nói. Điều này nghiệm đúng tại một pháo đài bụi bậm khác của Mỹ— Alamo — nhưng Moore và toán lính của ḿnh quyết tâm ra giá rất cao cho Pleime.

Wallace Beene, phóng viên Star & Stripes
Plei Me - Việt Nam
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 1965

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu.com