Tính Chất Đặc Thù của Khái Niệm Hành Quân trong cuộc Pleime Phản Công

Dẫn Nhập – Phản ứng của Tướng Schwarzkop đối với khái niệm hành quân trong cuộc Pleime Phản Công vào mật khu Chupong Iadrang.

Cũng như ông thán phục khái niệm hành quân thần sầu của Trung Tá Ngô Quang Trưởng trong việc thiết lập ổ phục kíck trong cuộc hành quân Thần Phong 7:

Tôi chưa hề nghe thấy bất cứ điều gì như thế tại West Point. Tôi nhủ thầm, “Cái gì mà lại là tám giờ và mười một giờ? Làm sao mà có thể đặt thời khóa biểu cho một trận đánh như kiểu vậy cà?

Tướng Schwarzkopft cũng sẽ phải thán phục trước khái niệm hành quân khác thường của Đại Tá Hiếu trong việc thiết lập ổ phục kích trong cuộc Pleime Phản Công vào Mật Khu Chupong-Iadrang:

Tôi chưa hề nghe thấy bất cứ điều gì như thế tại West Point. Tôi nhủ thầm, “Cái gì mà lại lùa các đơn vị Việt Cộng tản mác của hai trung đoàn và rình rập cho tới khi chúng tụ tập lại? Làm sao mà có thể đặt thời khóa biểu cho một chiến dịch kiểu vậy cà?”

Quả thật vậy, chẳng có gì là thất thường trong khái niệm hành quân trong trường hợp của Tướng Hiếu cả. Tướng Hiếu nhận thấy chiến thuật kiểu Đại Bàng Xà Xuống bắt mồi chỉ hữu hiệu nếu con mồi là con cừu con chậm chạp, nhưng lại không công hiệu trong trường hợp những con cáo già Việt cộng nhanh chân lủi trốn trong các bụi rậm. Tướng Hiếu nghiệm thấy nhị thức Bộ Binh-Thiết Giáp thích hợp cho trận chiến Việt Nam hơn, công hiệu hơn để lùa chận đánh mấy đàn cáo già Việt cộng chuyên lủi trốn . V́ vậy khi vừa về nắm Sư Đoàn 5, Tướng Hiếu, theo lời thẩm định của Đại Tá Cố Vấn Trưởng Mỹ John Hayes, liền biến Trung Đoàn Thiết Kỵ từ vai tṛ thụ động "Ngự Lâm Lính Kiểng" thành công cụ tấn công mănh liệt. Trong thời gian trước khi đem Tướng Hiếu về Sư Đoàn 5, Tướng Trí, vốn gốc Dù, chuyên dùng chiến thuật "Xà Điểu" bốc thả chớp nhoáng các toán lính Dù khắp cùng Vùng 3 Chiến Thuật, gây nên được nhiều chiến tích, nhưng không mấy to lớn. Thoạt đầu chiến thuật này có vẻ thành công, nhưng không mấy chốc bị mấy con cáo già địch quân vô hiệu hóa, khi chúng học khôn nhanh chân lủi trốn trước khi trực thăng vừa xuất hiện tại chân trời.

Do đó Tướng Trí đă ngả theo sáng kiến của Tướng Hiếu và chuyển sang áp dụng chiến thuật "bủa vây", dùng nhị thức Bộ Binh-Thiết Giáp nhiều hơn, nhất là trong các cuộc hành quân vượt biên.

Chẳng phải chúng ta đang chứng kiến một phép ..., không đúng hơn là hai phép phất tay của một thiên tài quân sự, vì cả hai cùng là hành động của Đại Tá Hiếu:

- trường hợp thứ nhất là lùa hai tiểu đoàn vào trong một hành lang eo hẹp trong thung lũng Ia Drang qua thế điều quân của Lữ Đoàn Dù và

- trường hợp thứ hai lùa ba trung đoàn trong một vùng rộng lớn của mật khu Chupong-Iadrang trải dài từ trại Pleime đến rặng núi Chupong qua thế điều quân của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ

1. Yếu Tố Tình Báo.

Ngõ hầu thực hiện khái niệm hành quân theo hoạch định, điều tiên quyết là khả năng biết rõ chính xác thời điểm và vị trí khi ba trung đoàn tụ tập lại, không trước không sau, để trở thành mục tiêu thích hợp cho B-52 không tập.

Đại Tá Hiếu có khả năng này. Ông có thể chấm điểm các di chuyển của bản doanh của ba trung đoàn trên lộ trình qui tụ về mật khu Chupong-Iadrang, khi họ vận hành và khi họ dừng chân, nhiều khi còn biết rõ các cán bộ đang làm gì: họp hành để giải quyết vụ gián điệp nằm vùng, điểm danh số, thẩm định các tổn thất, hoạch định cho cuộc tấn công lần thứ hai, tái tổ chức các đơn vị chiến đấu, thao luyện và tập dượt, ấn định ngày tấn công, tình trạng ứng chiến, địa điểm tập trung, địa điểm xuất quân, thời điểm phân tán.

Đại Tá Hiếu có trong tay nhiều nguồn tình báo khác nhau: các toán trinh sát Thượng Eagle Flights và Biệt Cách Dù, các cung từ của các tù binh/hồi chánh viên/đào ngũ Việt Cộng, các thông tin địch do đái kiểm thính chận thâu được. Cộng thêm các báo cao ra đa và hồng ngoại tuyến từ các dò thám không quân và các tiểu đội điềm chỉ mục tiêu và Đơn Vị Kiểm Thính Rađiô từ Sư Đoàn Không Kỵ 1 Mỹ. Trong số các nguồn tình báo vừa liệt kê, các chận bắt thông tin địch giữa các Cố Vấn Tàu tại cấp trung đoàn và trung ương của các đài kiểm thính là chính yếu cho các tin tình báo cập nhật. Đại Tá Hiếu chỉ biết những điều các Cố Vấn Tàu thảo luận với nhau, và họ nói rất nhiều, hầu như mọi sự ... Khi họ ngưng nói, Đại Tá Hiếu buộc phải căn cứ vào các báo cáo tình báo với các dữ kiện không mấy cấp nhật từ các nguồn tình báo khác.

Khi các nhân viên tình báo của Sư Đoàn 1 Không Kỵ hỏi làm sao mà Ban2/Quân Đoàn II lại có được các tin tức tình báo quá chính xác vậy đến độ khiến địch nghi là là gián điệp lồng trong hàng ngũ họ, câu trả lời là “chúng tôi có điệp viên đặc biệt”. Những “điệp viên đặc biệt” vô tình này chẳng qua là các Cố Vấn Tàu bàn thảo với nhau cách bất cẩn về mọi vấn đề: tiếp vận, vị trí, tinh thần binh sĩ, ý đồ và kế hoạch, trận liệt, vân vân...

Tướng Montgomery liên tục bị Tướng Rommel, con chồn sa mạc, đánh bại cho đến ngày ban tình báo phá mở được mật mã của quân Đức và đánh bại Tướng Rommel vô song địch trong sa mạc Sahara nhờ vào các thông tin giữa các đơn vị quân Đức bị các đài kiểm báo Đồng Minh bắt chận và giải mã.

Thật là hoàn toàn may mắn mà Đại Tá Hiếu thủ đắc được tin tức tình báo vững chắc trong việc thi hành khái niệm hành quân của mình. Nếu không có được như vậy thì chắc chắn là sẽ phải thất bại. Do vậy, hầu như là không thể nào lập lại được chiến tích này: lùa ba trung đoàn địch vào một địa điểm và tiêu diệt chúng với oanh tạc B-52.

Trong cuốn Pleime, cuộc chiến lịch sử, trang 94, Đại Tá Hiếu nói rõ ràng là thắng lợi gặt hái được trong cuộc Pleime phản công vào mật khu Chuprong-Iadrang là nhờ nắm vững tình hình địch.

Trận chiến từ giai đoạn hai và ba cũng mang thêm một sắc thái chưa từng có từ trước tới nay vì ngót 20 năm rồi, khi còn chiến tranh Việt Pháp, chưa mấy khi các cuộc truy kích đã được đề cập tới sau mỗi lần địch xuất hiện và nếu có thực hiện được cũng không đem lại kết quả gì đáng kể. Cho nên lần này ý chí quyết không để cho địch chạy thoát, cộng với sự nắm vững tình hình địch đã làm cho trận chiến phát triển đến một mức độ và quy mô tối đa đồng thời đem lại những chiến công lớn nhất từ trước đến nay của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh.

2. Lùa các Quân Lính Địch về Mật Khu Chupong-Iadrang.

"Lùa quân lính địch?! Chưa từng nghe điều này tại West Point!"

Sứ mạng tiên khởi trao cho Lữ Đoàn 1 Không Kỵ trong giai đoạn 2 của chiến dịch Pleime là truy đuổi hai Trung Đoàn 32 va 33 trên đường lội bộ rút lui về mật khu Chupong-Iadrang, “tìm và diệt” trong cuộc hành quân All the Way. Nhưng chẳng mấy chốc trở nên hành quân “lùa địch”, nhằm thu vén các đơn vị tản mác về cùng một địa điểm với mục đích tiêu diệt chúng một các hữu hiệu bằng oanh tạc B-52.

Tới giờ phút này, mọi người, ngay cả các sĩ quan cao cấp Mỹ từng trực tiếp hoặc gián tiếp tham dự vào công cuộc thực thiện cuộc hành quân này và các học giả và sử gia về Cuộc Chiến Việt Nam, đều ngỡ tưởng là khái niệm hành quân tựu trung là “tìm, ghim và tiêu diệt địch quân với các cuộc xung kích trực thăng vận”. Nếu đúng thật như vậy thì Sư Đoàn 1 Không Kỵ đã không gặt hái được kết quả bao nhiêu. Các lực lượng Không Kỵ chỉ đụng độ quân địch bốn lần (Why Pleime, chương V): ngày 1/11, tại bệng xá Trung Đoàn 33, tổn thất địch: 299 chết và bị thương, 44 bị bắt; ngày 3/11, phục kích Tiểu Đoàn 8/Trung Đoàn 66 tại Chu Prong, tổn thất địch: 312 chết; ngày 6/11, đụng độ với Tiểu Đoàn 6/Trung Đoàn 33 tại sông Ia Meur, tổn thất địch: 477 chết và bị thương; ngày 14/11, đụng độ với hai Tiểu Đoàn 7 và 9 thuộc Trung Đoàn 66 tại bãi đáp X-Ray, tổn thất địch: khoảng 1800 chết, 6 bị bắt; ngày 17/11, đụng độ với Tiểu Đoàn 8/Trung Đoàn 66 và Tiểu Đoàn 1/Trung Đoàn 33 tại bãi đáp Albany, tổn thất địch: 503 chết.

Theo Coleman, cuộc hành quân All the Way do Lữ Đoàn 1 Không Kỵ thực hiện là một “cuộc bát bộ trong công viên” không nhọc nhằn gì (Coleman, trang 189):

Sau khi các tiểu đoàn thuộc Lữ Đoàn 1 Không Kỵ mất tung tích của các đơn vị sống sót của Trung Đoàn 33 ngày 7 tháng11, Tướng Kinnard nói, trong Army Magazine, là, “Tôi đã có kế hoạch thay Lữ Đoàn 1, một đơn vị dũng cảm và tiêu hao, với Lữ Đoàn 3, chỉ huy bởi Đại Tá Thomas W. Brown, và đó coi bộ là điều hợp lý phải làm.” Tướng Kinnard có thể thả hồn phóng đại tí ti. Các đơn vị của Lữ Đoàn 1 dũng cảm không chối cãi được thật đấy, nhưng tiêu hao? Tiểu Đoàn 2/12 Không Kỵ chiến đấu ngoài chiến trường lâu dài nhất, tổng cộng mười tám ngày – nhưng các ngày có đụng độ đếm ra được là năm bận. Tiểu Đoàn 2/8 có mười bốn ngày trong thung lũng và chỉ có hai ngày là có đụng độ. Một đại đội của Tiểu Đòn 1/8 Không Kỵ có một ngày đụng độ, trong khi các đại đội không có lấy một đụng độ. Và Tiểu Đoàn 1/12 Không Kỵ chỉ duy có trung đội trinh sát bị bắn trong một lúc thịnh nộ. So sánh với số giờ ngoài chiến trường của các đơn vị sau này trong cuộc chiến, đây là một cuộc tản bộ trong công viên.

Cũng theo Coleman, sau khi Lữ Đoàn 3 Không Kỵ thay thế Lữ Đoàn 1 Không Kỵ và thực hiện hành quân Silver Bayonet I lùng kiếm địch quân tại phía đông, các đơn vị của lữ đoàn này chỉ bắt gặp các hố giếng khô cho đến khi quay đầu trở lại phía tây và nhảy vào LZ X-Ray (Coleman, trang 196):

Ngày hôm nay, 12 tháng 11, Tướng Larsen đến thăm ban chỉ huy tiền phương của sư đoàn tại khu Quân Đoàn II. Ông hỏi Tướng Knowles công việc ra sao. Tướng Knowles báo cáo với ông về trận tấn công vào Catecka đêm qua và rồi nói với ông là lữ đoàn đang khoan một lỗ khô ráo phía đông ngoài Pleime. Tướng Larsen nói, “Sao lại hành quân tại đó khi mà không có tăm hơi địch quân?” Tướng Knowles trả lời, “Nhưng mà thưa Thiếu Tướng, đó chính là lệnh văn thư của Thiếu Tướng chỉ bảo chúng tôi phải hành quân như vậy.” Tướng Larsen trả lời là sứ mạng chính của kỵ binh là “truy lùng địch quân.” Tiếp sau đó không bao lâu, Tướng Knowles thăm Đại Tá Brown tại bản doanh chỉ huy Lữ Đoàn 3 và bảo ông hoạch địch một kế hoạch hành quân tấn kích không vận gần chân rặng núi Chu Prong.

Thành thử, Đại Tá Hiếu không mấy quan ngại khi các đơn vị không kỵ Mỹ không khám phá mấy nhiều đơn vị địch quân trên đường rút lui từ Pleime đến Chu Prong, và chủ yếu chỉ bận tâm tập trung vào việc theo dõi các vận chuyển và vị trí của các đơn vị địch quân, tường otoán nhỏ chí lớn, nhẫn nại chờ đến lúc chúng tụ tập lại tại Chu Prong và tiêu diệt chúng bằng oanh tạc trải thảm B-52.

= Chuyện Bên Lề: Chỉ Huy và Chỉ Đạo trong cuộc Hành Quân Pleime Phản Công.

Trong giai đoạn 2 của chiến dịch Pleime mà người Mỹ gọi là Long Reach operation lúc ban đầu và Pleiku campaign lúc sau Đại Tá Hiếu – qua trung gian Tướng Larsen – nắm phần chỉ đạo, Tướng Kinnard và Tướng Knowles nắm phần chỉ huy.

Ngày 7/11 (Coleman):

()

Mặc dù tin tức tình báo ê hề cho thấy tình hình đối nghịch tại cấp chỉ huy mặt trận, Tướng Kinnard, hành động theo lệnh từ Task Force Alpha (chỉ bản doanh quân đoàn cho bộ tư lệnh Mỹ), nói với Đại Tá Brown là khởi sự lùng kiếm phía nam và đông của Pleime. Vì lý do nào đó, Tướng Swede Larsen, và ban tham mưu, và có thể nhóm hành quân và tình báo lên tận MACV, xác tín là một số Bắc Quân chui lách về phía nam và đông tới vùng đồi núi khoảng mười lăm cây số từ trại Pleime, và họ quả quyết là Không Kỵ phải bắt đầu moi tìm trong vùng đó.

Ngày 13/11 (Coleman):

Các đơn vị cuối của Lữ Đoàn 1 Không Kỵ ra khỏi vùng hành quân, tiến về An Khê, và một phần ba của ba tiểu đoàn hành quân của Lữ Đoàn 3 tới nơi. Tất cả ba tiểu đoàn bây giờ hàng quân theo các vùng lục soát đánh dấu bằng màu cách chung giữa trại Pleime và Quốc Lộ 4. Tất cả mọi người chỉ tìm thấy hố khô ráo, và Tướng Knowles và Tim Brown cảm thấy bực dọc và bắt đầu thèm thuồng ngó về phía tây. Tướng Knowles từng muốn thực hiện hành qâun bên trong rặng núi Chu Prong.

[…]

Ngày hôm nay, Tướng Larsen đến thăm ban chỉ huy tiền phương của sư đoàn tại khu Quân Đoàn II. Ông hỏi Tướng Knowles công việc ra sao. Tướng Knowles báo cáo với ông về trận tấn công vào Catecka đêm qua và rồi nói với ông là lữ đoàn đang khoan một lỗ khô ráo phía đông ngoài Pleime. Tướng Larsen nói, “Sao lại hành quân tại đó khi mà không có tăm hơi địch quân?” Tướng Knowles trả lời, “Nhưng mà thưa Thiếu Tướng, đó chính là lệnh văn thư của Thiếu Tướng chỉ bảo chúng tôi phải hành quân như vậy.” Tướng Larsen trả lời là sứ mạng chính của kỵ binh là “truy lùng địch quân.” Tiếp sau đó không bao lâu, Tướng Knowles thăm Đại Tá Brown tại bản doanh chỉ huy Lữ Đoàn 3 và bảo ông hoạch địch một kế hoạch hành quân tấn kích không vận gần chân rặng núi Chu Prong.

Ngày 14/11 (Coleman):

Tướng Knowles đã có mặt tại Trung Tâm Hành Quân của sư đoàn khi tin tức đầu tiên đụng độ loan tới. Ông leo lên trực thăng chỉ huy và bay tới Catecka. Tại đây Đại Tá Brown báo cáo tình hình cho ông. Cả hai vị chỉ huy trưởng vỡ lẽ ra là họ đã thọc gậy vào ổ ong và sẽ cần nhiều quân số để chế ngự hơn là Đại Tá Brown có trong tay. Tướng Knowles bốc điện thoại và gọi về cho Tướng Kinnard tại An Khê, xin thêm một tiểu đoàn bộ binh, thêm pháo binh, và cả trực thăng chử quân lẫn vận tải hạng trung. Tướng Kinnard trả lời, “Chúng đang trên đường tới, nhưng cái gì xảy ra vậy?” Tướng Knowles trả lời, “Chúng ta có đụng độ lớn. Khuyến cáo thượng cấp bay lên đây càng sớm càng tốt.” Sau khi cho vận chuyển bộ phận tăng cường, Tướng Kinnard bay trực thăng tới từ An Khê, và gặp Tướng Knowles tại Catecka. Khi Tướng Kinnard tới nơi, Tướng Knowles chỉ cho ông bản đồ tình hình mà ông banh ra trên một thân cây dừa. Tướng Kinnard nhìn thoáng qua và nói, “Ông làm cái gì ở vùng này?” Hẳn nhiên là có người không thông báo cho ông chủ về chỉ đạo của Tướng Larsen là truy đuổi theo địch ngay cả rút đi khỏi các lỗ khô cạn ở phía đông. Tướng Knowles nói với Tướng Kinnard, “Mục đích của cuộc hành quân là tìm ra địch quân, mà đây hẳn nhiên là chúng ta tìm thấy chúng!” Tướng Knowles còn nhớ Tướng Kinnard im lặng một hồi rồi điềm đạm nói, “Thôi được, trông có vể khả quan. Cho tôi biết anh cần tôi giúp điều gì.”

Ngày 16/11 (Cochran):

Trong lúc trận chiến xảy ra tại Xray, Tướng Swede Larsen đang bị giới báo chí chất vấn tại sao chúng ta rời bỏ chiến trường. Họ không hiểu cách thức các đơn vị ta chiến đấu. Với một đơn vị không kỵ tấn công, chúng tôi không đếm xỉa gì đến địa thế. Chúng tôi có thể đi đến bất cứ đâu. Chú tâm là địch quân. Chúng tôi đi đến ngay chỗ có địch. Tại Xray, địch ngưng đánh, chúng tôi không ngưng giao chiến. Chúng tôi không thấy lợi gì ở lại Xray. Mảnh đất này không có giá trị gì đối với tôi. Tôi muốn đi tới nơi này có bóng dáng địch. Nhưng Tướng Swede Larsen ra lệnh cho tôi ở lại địa điểm này, và tôi ở lại đó thêm 24 tiếng đồng hồ.

- (Cochran, Alexander S., "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General.)

- (Coleman, J.D., "Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam", St. Martin’s Press, New York)

= Chuyện Bên Lề : Đại Tá Hiếu và Tướng Larsen

Khi trại Pleime bị tấn công ngày 19 tháng 10 năm 1965, Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II xin Tướng Larsen, Tư Lệnh First Field Force Vietnam, tăng cường quân số. Tướng Larsen chất vấn về quyền lực và khả năng chỉ huy của Đại Tá Hiếu (G3 Journal/IFFV):

- 08:20G: Quân Đoàn II Capt Ushijima - Có ai tại Pleiku có thể lấy quyết định thay Tư Lệnh trong khi Tướng Vĩnh Lộc vắng mặt không? Yêu cầu nắm vững tình hình hành quân của Thần Phong 6, Pleime và Quốc Lộ 21 và bảo quản thông tin chính xác và tức thời chuyển về Bản Doanh này. Trả lời: Tham Mưu Trưởng có mặt tại đây và giữ liên lạc với Tư Lệnh tại vùng ven biển. Hỏi: Tham Mưu Trưởng có lấy một quyết định được không. Trả lời: TMT sẽ phối kiểm với Tư Lệnh trước khi lấy một quyết định.

Dần dà Tướng Larsen nể trọng viễn kiến và tài năng chỉ huy của Đại Tá Hiếu trong công cuộc tiếp cứu trại Pleime và hậu quả là ông hoàn toàn chấp thuận khái niệm hành quân của Đại Tá Hiếu trong cuộc Pleime phản công và mật khu ‘Chu Prong và Ia Drang. Lẽ dĩ nhiên, Đại Tá Hiếu tinh khôn đủ để núp bóng đàng sau Tướng Vĩnh Lộc trong khi hành xử với tất cả các sĩ quan cao cập Mỹ. Đại Tá Hiêu quả là một tham mưu trưởng độc nhất vô nhị!

Sau này, Đại Tá Hiếu được chỉ định làm Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh và tiếp tục có dịp làm việc mật thiết với Tướng Larsen rồi Tướng Peers, người kế vị Tướng Larsen tại bản doanh I Field Force Vietnam.

3. Nghi Binh Dụ Địch Tấn Công

Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 sa vào thế nghi binh Lữ Đoàn 3 dụ khiến cho lấy quyết định tấn công lại Pleime ấn định vào ngày 16 tháng11. Lần này trưng dụng cả ba Trung Đoàn 32, 33 và 66, cộng thêm

“một tiểu đoàn pháo kích 120 ly và một tiểu đoàn súng phòng không hai nòng 14,5 ly; cả hai đơn vị này đang trên đường xâm nhập và dự tính sẽ tới kịp thời cho cuộc tiến công”.

Trong năm ngày kế tiếp, cho tới ngày 13/11,

“Mặt Trận B3 qui tụ các đơn vị vào các vùng tấp trung quân để chuẩn bị và tập dượct cho cuộc tấn công sắp tới nhằm vào Pleime”.

Và ngày 13,

“Các đơn vị của Mặt Trận B3 khởi sự dàn quân trong vùng Chu Prong – Ia Drang để chuẩn bị tiến quân tới Pleime và cuộc tấn công dự định cho ngày 16 tháng 11. Một số toán trinh sát và các đơn vị vận tải đã bắt đầu di chuyển ra khỏi vùng dàn quân.”

Đã đến lúc gọi oanh tạc B52 tới. Tuy nhiên, để dụ Mặt Trận B3 kéo dài thời gian duy trì các toán quân tại các vùng dàn quân, Đại Tá Hiếu nghĩ ra kế nghi binh khiến địch điều chỉnh lại mục tiêu chú ý từ Pleime qua LZ X-Ray bằng cách tung một tiểu đoàn không kỵ vào “địa điểm 3 cây số đông bắc Chu Prong, 200 thước cách vị trí Tiểu Đoàn 9/Trung Đoàn 66” (Tướng Nguyễn Hữu An) ngày 14/11. Khi thấy Tiểu Đoàn 1/7 đổ bộ tại LZ X-Ray, Mặt Trận B3 ”ra lệnh đình trệ tấn công Chu Hô”, và quy hướng chú ý về phía đơn vị mới xuất hiện. Làm thế, Mặt Trận B3 giữ các toán quân tập trung tại vùng dàn quân liên hệ.

Một lý do khác cho việc lựa chọn ngày 14/11 để đổ Tiểu Đoàn 1/7 vào là để tránh các hỏa lực chết người của các súng phòng không 14,5 ly có thể bắn hạ tất cả mọi chiếc trực thăng vận chuyển quân và của bích kích pháo 120 ly có thể banh xác lính bộ binh trước khi xung phong.

Sứ mạng chính trao cho Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ là đánh lạc hướng chú ý của địch quân và đặt vị trí nút chận tại chỗ. Nếu địch quân lấy quyết định án binh bất động, thì tốt và sẽ là mồi ngon cho oanh tạc B52. Nếu địch lấy quyết định tấn công, thì bắt chặt phòng tuyết để cho phép B52 oanh tạc nhưng nơi đã ấn định.

Khi chỉ có Tiểu Đoàn 9/Trung Đoàn 66 xấn tới tấn công, chỉ có một tiểu đoàn không kỵ, tiểu Đoàn 2/7, được phái tới tăng cường, thay vì dồn đống tăng cường quân số ào ạt, để tránh Mặt Trận B3 xua Trung Đoàn 32 và 33 vào tham chiến, thì sẽ hủy hoại kế hoạch dùng oanh tạc B52, vì lẽ quân lính bạn và thù sẽ kề sát bên nhau.

Và do đó,

“ngay sau trưa một vùng rộng lớn gần YA8702 thình lình nổ tung với hàng trăm tiếng nổ long trời lở đất chuyển vận ngang qua trên mặt đất tựa như một tấm thảm khổng lồ được trải dài ra. Oanh tạc cơ B52 đã ra tay.”

Ngày hôm đó, 18 phi xuất được thực hiện, và

“trong năm ngày kế tiếp các oanh tạc cơ tuần tự làm thịt từng vùng rộng lớn của rặng núi Chu Prong. Các quân lính Bắc Quân sống trong khiếp hãi vì họ xác tín là mỗi một trận tấn kích bao chùm một vùng 20 cây số vuông và họ nghe nói là các hầm hố, địa đạo không còn là nơi trú ẩn an toàn.”

Ngày 17/11, hai tiểu đoàn không kỵ được lệnh từ bỏ LZ X-Ray để cho phép B52 oanh tạc mục tiêu ngay chính bãi đáp.

Và do đó,

- bằng cách không cho phép Tiểu Đoàn 1/7 càn quét về phía tây lùng kiếm địch quân, thay vào đó là giữ an ninh cho phòng tuyến tại bãi đáp;

- bằng cách chỉ tăng cường một tiểu đoàn, Tiểu Đoàn 2/7, thay vì dồn đống quân số ào ạt khi địch quân chấp nhận giao tranh;

- bằng các hoán chuyển các đơn vị ngày 16/11, thay vì tăng trưởng quân số hiện diện tại bãi đáp;

- bằng cách để cho hai tiểu đoàn, Tiểu Đoàn 2/7 và 2/5, tiếp tục bảo vệ bãi đáp, thay vì di chuyển về phía tây truy đuổi tàn quân của địch quân đang rút lui;

- bằng cách không hoàn toàn và nhanh chóng rút ra hai tiểu đoàn bằng trực thăng ngày 17/11, thay vì ra lệnh hai tiểu đoàn này chậm rãi rảo bước theo hướng tây bắc để nhường chỗ cho B52 oanh tạc tại bãi đáp;

bằng tất cả các thế điều quân trên, Tướng Knowles – hay ai đó đàng sau ông - chứng tỏ là ý đồ dùng bộ chiến tấn công vào chận rặng núi Chu Prong được thực hiện như là một thế nghi binh đánh lạc hướng chú ý địch quân, chứ không

là một cuộc hành quân thường lệ, như mọi cuộc hành quân thông thường sâu vào lòng đất địch.

4. Triệt Tiêu Địch Quân với Oanh Tạc B-52

Như vậy tính duy nhất của khái niệm hành quân của cuộc Phản Công Pleime vào mật khu Chuprong-Iadrang là triệt tiêu ba trung đoàn Bắc Quân - 32, 33 và 66 - không phải với lực lượng bộ chiến mà là không chiến. ̣Để đạt tới được giai đoạn này, Đại Tá Hiếu đã khiến cho Không Kỵ Mỹ thực hiện qua trung gian lệnh của Tướng Larsen:

- Bắt đầu ngày 27/10, lùa các đơn vị tản mác của hai trung đoàn 32 và 33 vào mật khu Chuprong-Iadrang với hành quân All the Way do Lữ Đoàn 1 Không Kỵ thực hiện. Tướng Knowles nghĩ đây là một cuộc hành quân tìm và diệt địch.

- Bắt đầu ngày 8/11, điều quân nghi binh ̣dẩn dụ địch bằng các hoán chuyển hướng hành quân từ tây sang đông với hành quân Bayonet I do Lữ Đoàn 3 Không Kỵ thực hiện. Tướng Knowles vẫn nghĩ đây là một cuộc hành quân tìm và diệt địch. Ông thất vọng vì cuộc hành quân chỉ đào thấy giếng khô cạn.

- Bắt đầu ngày 14/11, điều quân nghi binh đánh lạc chú tâm địch bằng cách đổ bộ Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ vào chân rặng núi Chu Prong, Trung Tá Hal Moore nghĩ đây là một cuộc hành quân tìm và diệt thông thường.

Và sau tất các các giai đoạn chuẩn bị tỉ mỉ này,

- Bắt đầu từ 1600G ngày 15/11, oanh tạc B-52 đổ xuống trung tâm khối gần YA8702 của Mặt Trận B3 và tiếp tục trong năm ngày, cho tới ngày 19/11 (Why Pleime, chương VI):

Trong năm ngày liên tiếp, từ 15 đến 19 tháng 11, các phóng pháo cơ B52 đã bay tổng cộng 96 phi vụ. Từng khu vực một, các khu vực của rặng núi Chu Prông - mỗi khu 20 dậm vuông - tuần tự trải qua một cơn động đất từ Tây sang Đông. Các công sự và hầm hố trước nay từng chống cản các vụ đánh phá của phi cơ tác chiến và pháo binh bắt đầu bị các trái bom 750 cân anh trực tiếp đánh rập. Lớp cây lá rừng rậm không còn hữu hiệu cho công việc ẩn núp lẫn bao che. "Cửa hậu" vào Căm Bốt bị đóng lại và để trốn thoát, tàn quân Việt Cộng chỉ còn lại thung lũng eo hẹp của Ia Drang.

Tổn thất địch gây nên bởi oanh tạc B52 lên tới khoảng 2000 chết.

= Ai làm phận sứ dình dập? Đại Tá Hiếu.

= Ai bật đền xanh cho mở màn cho từng giai đoàn điều quân – lùa, khiển dụ, đánh lạc hướng chú ý, oanh tạc B52? Đại Tá Hiếu.

Như vậy là khái niệm hành quân xử dụng oanh tạc B52 làm nỗ lực chính và bộ chiến của Sư Đoàn 1 Không Kỵ làm nỗ lực phụ hỗ trợ. Tướng Kinnard nhầm lẫn hoàn toàn khi ông viết (Pleiku Campaign, trang 93):

Lần đầu tiên trong cuộc chiến Việt Nam, oanh tạc chiến thuật được xử dụng trong việc hỗ trợ trực tiếp của một thế điều quân bộ chiến. Các vụ oanh tạc trong hai ngày qua là trong một vai trò hỗ trợ, nhưng hôm nay các lực lượng bộ chiến sẽ chuyển vận tùy thuộc vào cuộc oanh tạc sắp xảy ra.

Sự nhầm lẫn của Tướng Kinnard là một dấu chỉ khái niệm hành quân của cuộc phản công Pleime vào mật khu Chuprong-Iadrang phát xuất từ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II thay vì từ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ.

Chuyện Bên Lề:Sự thành công do việc thực hiện khái niệm hành quân của cuộc phản công Pleime chứng minh là sự hiểu biết minh bạch của khái niệm đó không nhất thiết phải được chuyển đạt đến các chỉ huy trưởng các cấp từ trên xuống dưới. Điều thiết yếu là người nghĩ ra khái niệm biết đúng cách xử dụng từng đơn vị chiến đấu tham dự vào trận chiến một. Chỉ người trên đỉnh là phải suy nghĩ, phần còn lại chỉ phải thi hành theo khả năng mà không cần phải suy tính. Do đó, không hề hấn gì khi Trung Tá Hal Moore bị đặt vào một tình huống ông không có thì giờ suy nghĩ, chỉ biết có phản ứng theo như ông đã được huấn luyện.

5. Hành Quân Triệt Tiêu

Ngày 17 tháng 11, Tướng Kinnard muốn Lữ Đoàn 2 Không Kỵ của mình truy đuổi tàn quân địch tới tận biên giới Căm Bốt (Cochran):

Tôi khuyến cáo Tướng Swede Larsen và các thượng cấp cho phép tôi truy đuổi địch vào tận Căm Bốt. Điều này không mấy ai biết, nhưng lời yêu cầu của tôi đã được chấp thuận qua mọi bậc thang cấp kể cả Đại Sứ Henry Cabot Lodge nhưng lại không được chấp thuận tại Washington ... Tôi muốn tiêu diệt địch. Đáng lẽ ra đó là bước sau của tôi, đó là điều tôi muốn Lữ Đoàn 2 thực hiện...

Nhưng đó không phải điều Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II muốn. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II muốn tự tay mình làm lấy công việc này và chỉ nhờ Sư Đoàn 1 Không Kỵ thiết lập một căn cứ hỏa lực mới gần biên giới Căm Bốt tại LZ Crooks để yểm trợ pháo binh cho Lữ Đoàn Dù VN thực hiện cuộc hành quân Thần Phong 7 nhằm triệt tiêu hai Tiểu Đoàn 635 và 334 còn sống sót của địch; Lữ Đoàn 2 Không Kỵ đóng trong vai trò trừ bị (hành quân Silver Bayonet I), với sứ mạng chính là bảo vệ căn cứ hỏa lực LZ Crooks (Pleime, chương VI):

Ước tính tình báo về khả năng địch, thực hiện vào ngày 17 tháng 11 chỉ cho thấy là gần 2/3 lực lượng của họ bị tiêu hao trong những trận giao tranh ở Đợt I và Đợt II.

Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II nghĩ là đến lúc tung lực lượng trừ bị vào để chấm dứt trận chiến đã kéo dài khoảng một tháng. Ngoài bị tổn thất nặng nề, địch buộc phải xa vào bẫy các lực lượng của ta giăng ra và xô đẩy vào các lộ trình rút lui mà chúng ta dự kiến.

Lần này nỗ lực chính được thực hiện bởi Lữ Đoàn Dù QLVNCH với sứ mạng triệt hủy các đơn vị Việt Cộng đào tẩu và tất cả các cơ sở xung quanh thung lũng Ia Drang. Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ trước nay gánh chịu tấn công sẽ tiếp tục tạo áp lực từ Đông sang Tây và cung ứng pháo yểm cho Lữ Đoàn Dù.

Cuộc hành quân mang tên "Thần Phong 7" khởi động chiều ngày 18 tháng 11 khi lữ đoàn đươc trực thăng vận tới vùng hành quân, ngay sau khi tới Pleiku.

Công cuộc chuyển vận quân lính của năm tiểu đoàn dù vào vùng hành quân do 52d Aviation Battalion đảm nhiệm chính với sự phụ giúp của Sư Đoàn 1 Không Kỵ:

18 tháng 11: Phi Đoàn 52 chuẩn bị cuộc hành quân Thần Phong 7 của Quân Đoàn II QLVNCH từ Đức Quân. Các đơn vị của Phi Đoàn 52 gồm mười UH1D, mười hai UH1B và mười một Uh1B được tăng cường bởi mười hai UH1D và sáu UH1B từ Phi Đoàn 229, Sư Đoàn 1 Không Kỵ. Một ngày năm trăm (1500) binh sĩ được chuyển vận trong năm chuyến từ Duc Co tới bãi đáp YA 841092. Hai (2) chiếc UH1D từ Phi Đội 155 bị hư hại nhẹ bởi hỏa lực dưới đất bắn lên, không gây thương tích. Một yếu tố lớn trong cuộc hành quân được thực hiện lần đầu tiên đối với Phi Đoàn là việc đổ xăng vào mười hai chiếc trực thăng cùng một lúc từ các cột xăng được dàn dựng trước, không cần tắt máy trực thăng.

Khi kêu gọi đến Lữ Đoàn Dù, Đại Tá Hiếu đã sắp xếp chu đáo mọi sự cho Trung Tá Ngô Quang Trưởng. Trung Tá Trưởng không phải giơ lên một ngón tay để làm bất cứ gì liên quan đến việc chuẩn bị, tuy tính, đặt kế hoạch, vạch bản đồ, thu xếp, hết thay thảy; ông chỉ việc vác xác đến và thi hành mệnh lệnh của Đại Tá Hiếu và thành công phục kích địch hai lần. Ngay cả mọi thế điều quân tác chiến tại chiến trường đều được Đại Tá Hiếu mớm ý cho (G3 Journal/IFFV, ngày 19/11/1965 lúc 16:55G)

16:55G: 1st Cav (Rear) Capt Parham - BCH tiền phương nói là các đơn vị trong vùng Chiến Đoàn Dù được phối hợp tại các cấp bậc cao hơn là Ban 3 Tiền Phương. Chiến Đoàn Dù biết rõ điều này. Không có thông tin nào khác.

Trung Tá Ngô Quang Trưởng thực hiện cuộc hành quân Thần Phong 7 một cách thật lạ kỳ dưới sự chỉ đạo kín đáo nhưng cứng rắn của Đại Tá Hiếu khiến Thiếu Tá Schwarzkopf phải há hốc miệng kinh ngạc trong suốt cuộc hành quân! (Nét Ngây Ngô của Tướng Schwarzkopf Trong Trận Đánh Ia Drang)

6. Nghệ Thuật Khắc Phục Con Ngựa Chứng

= Khi Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, xin tăng cường quân số để tổ chức một lực lượng tiếp cứu trại Pleime, Tướng Larsen phái cho Task Force Ingram, gồm Tiểu Đoàn 2/12 Không Kỵ và một tiểu đoàn pháo binh (B 2/7 Arty). Nhưng Tướng Kinnard lại tham muốn đóng một vai trò quan trọng hơn và đem lên trọn cả một Lữ Đoàn 1 Không Kỵ chỉ huy bởi Tướng Knowles. Và Tướng Knowles thì đòi có toàn quyền (Coleman, trang 87):

Sau khi thiết lập bản doanh dã chiến ngay bên ngoài bộ tư lệnh Quân Đoàn II trong thành phố Plieku, Tướng Knowles gọi cho Tướng Kinnard và nói, “Này ông chủ, theo như quan hệ hiện tại thì chúng ta sẽ gặp nhiều vấn đề. Nếu ông và Swede không tin tưởng đủ vào tôi, thì xin đem ai khác lên đây có được lòng tin tưởng hơn.” Tướng Knowles không phải nhọc công thuyết phục Tướng Kinnard là người tin vào thể thức trao quyền cho thuộc cấp. Nhưng Tương Kinnard cần phải thuyết phục Tướng Larsen rằng Tướng Knowles cần có sử uyển chuyển đền hành sự. Đây còn là thời kỳ mới mẻ trong sự tham dự trực tiếp của Mỹ vào cuộc chiến, và các vị chỉ huy cao cấp cách chung đang nhón nhén dò dẫm vào các vị trí thượng phong. Do vậy lệnh cho Tướng Knowles được hoán cải thàn: “Trợ giúp QLVNCH khi được yêu cầu, và xin phép khi thời gian và thông tin cho phép.” Chủ yếu là Tướng Knowles được trao cho môt tấm chi phiếu trắng tinh.

- Đại Tá Hiếu đã chế ngự tính hiếu thắng của Tướng Knowles bằng cách buộc ông phải chấp nhận vào khuôn phép trong vai trò yểm trợ giữ an ninh cho thành phố Pleiku.

= Sau khi giải tỏa trại Pleim, Tướng Kinnard/Knowles muốn truy đuổi các toán quân tháo lui của địch (Coleman, trang 99):

Chiều ngày 26, Tướng Westmoreland, Larsen, Kinnard, and Knowles họp bàn định tại bản doanh Lữ Đoàn 1 tại LZ Homecoming. […] Trong buổi họp giữa Tướng Westmoreland và các sĩ quan sư đoàn, Tướng Kinnard nhận mạnh chủ đề là các lực lượng Mỹ bây giờ phải làm nhiều hơn là chỉ chận đứng địch quân và tăng cường cho QLVNCH. Theo ông cảm nghiệm thì phải mạnh dạn lùng kiếm và tiêu diệt Bắc Quân. Lẽ đương nhiên, về phía Tướng Westy, Tướng Kinnard đang xướng giọng lên cho ca đoàn; Tướng Westmoreland đã lâu muốn có dịp tấn công. Tướng Kinnard và Knowles dùng nhiều thì giờ trong buổi họp để giải thích cho Tướng Westmoreland và Larsen sư đoàn chính xác có thể làm gì và chu toàn công việc tới mức toàn hảo nào. Rốt cục, Tướng Westmoreland xoay qua Tướng Larsen và nói: “ “Thả giây buộc cổ ra cho Tướng Kinnard.”

- Đại Tá Hiếu buộc phải buộc giây cương vào cổ Tướng Kinnard/Knowles với phương thức làm việc chung như sau(Why Pleime, trangVIII):

Tình báo và sinh hoạt yểm trợ, khái niệm hành quân và kết quả chia sẻ chung cho nhau; tách biệt về khu hành quân, chỉ huy, dàn quân, thực hiện các sinh hoạt, và trừ bị.

Tướng Kinnard có ý kiến riêng trong việc thực hiện hành quân chống du kích chiến (Cochran):

niêm phong vùng quân du kích đang giao tranh, cắt đứt chúng khỏi nguồn tiếp ứng, tiếp vận, súng đạn.

Và làm sao áp dụng chiến thuật tấn kích trực thăng vận mà ông đã khai triển:

Ngay sau khi giải tỏa Pleime, tôi cảm thấy là có bổn phận truy lùng những quân lính Việt Cộng hiện diện quanh trại. Do đó chúng tôi đề ra một phương thức lùng kiếm trong đó Thiết Đoàn Kỵ Binh bao dàn một khu vực rộng lứn và tôi xử dụng một lữ đoàn bộ binh để thả xuống một tiểu đoàn bộ binh và lục lạo tại một vùng này vùng kia. Tôi cảm thấy chúng ta cần phải phân tán ra từng toán nhỏ để có thể bao dàn nhiều diện tích hơn và cũng khiến địch lầm tưởng là có thể đánh lừa ta. Không thể đặt xuống trọn một tiểu đoàn ngoài bãi chiến trường và lê chân đây đó. Phải phân tán ra thành những đơn vị cỡ đại đội và trung đội. Phải dựa vào sự kiện là với trực thăng có thể đáp ứng nhanh hơn bất cứ ai trong lịch sử. Tôi cũng học được bài học hoàn toàn mới mẻ đối với tôi là mỗi đơn vị không đụng độ với địch quân là một trừ bị có thể dùng tới. Đây là chiến lược của tôi. Bắt đầu từ một chỗ nào đó, phá vỡ ra từng toán nhỏ, tùy theo địa thế, và nhào nặng vùng đó trong khi Thiết Đoàn Không Kỵ bay lượn khắp nơi. Điều quan yếu của cuộc chơi là đụng độ. Chúng tôi tìm kiếm mọi hình thức đụng độ – một trực thăng bị bắn, tìm một ổ lửa cắm trại, tìm một bao bị quân trang, cỏ bị vùi rạp.

Trong một khoảng thời gian, Đại Tá Hiếu để cho Tướng Knowles tha hồ tung hoành trong vùng đất rộng lớn trải dài từ Pleime đến Chu Prong lùng kiếm địch quân, biết rằng ông sẽ không tài nào niêm phong được một khu vực với chiều kích 40 cây số x 50 cây số bao phủ bởi rừng rậm, ngay cả với trên 500 chiếc trực thăng và với ba lữ đoàn không kỵ, và ông sẽ không tài nào tìm ra và bắt được các con chồn Việt Cộng nhanh chân lủi chốn vào bụi rậm. Đại Tá Hiếu không mấy quan ngại, vì có cao kiến hơn để đối phó với một địch quân đang lẩn trốn: dình dập chúng, lùa chúng vào một địa điểm, rồi đánh vùi dập chúng với bom trải thảm B52.

* Do vậy, ngày 8/11, Đại Tá Hiếu khiến Tướng Knowles quay đầu từ hướng tây sang hướng đông, mà không giải thích gì.

* Thế rồi đến ngày 12/11, Đại Tá Hiếu lại khiến Tướng Knowles trở đầu về lại hướng tây, với một lời giải thích mơ hồ: để khiển dụ địch quân tấn công trở lại.

* Rồi, không một lời giải thích rõ rệt – chỉ duy là một cuộc hành quân thông lệ, Tướng Knowles được lệnh đổ một tiểu đoàn quân lính tại chân rặng núi Chu Prong.

* Ngày 16/11, Tướng Kinnard muốn lập tức rút quân lính của ông ra khỏi LZ X-Ray, Đại Tá Hiếu buộc ông phải nán lại lâu hơn để chuẩn bị cho B52 oanh tạc ngay vào chính bãi đáp.

* Ngày 17/11, Tướng Kinnard lại nôn nóng muốn xua quân truy đuổi địch quân sang tới tận lãnh thổ Căm Bốt (Cochran):

Tôi khuyến cáo Tướng Swede Larsen và các thượng cấp cho phép tôi truy đuổi địch vào tận Căm Bốt. Điều này không mấy ai biết, nhưng lời yêu cầu của tôi đã được chấp thuận qua mọi bậc thang cấp kể cả Đại Sứ Henry Cabot Lodge nhưng lại không được chấp thuận tại Washington ... Tôi muốn tiêu diệt địch. Đáng lẽ ra đó là bước sau của tôi, đó là điều tôi muốn Lữ Đoàn 2 thực hiện...

Đại Tá Hiếu một lần nữa lại phải ghìm cương lên cổ Tướng Kinnard và kêu gọi tới Lữ Đoàn Dù tới vì đơn vị thiện chiến này sẽ thực hành quân giải phẫu hữu hiệu hơn là Sư Đoàn 1 Không Kỵ.

Tựu trung, tuy bề ngoài (Cochran)

phải nhớ là tôi [Tướng Kinnard] là người duy nhất từng chỉ huy một sư đoàn tấn kích trực thăng vận. (…) Chỉ có Tướng Gavin là chỉ huy sư đoàn này lâu dài hơn tôi.

Không chắc hẳn là

Tôi ý thức theo cách này hay cách khác không ai khác hiểu tường tận khả năng và giới hạn của một sư đoàn tấn kích trực thăng vận.

Có chứ, Đại Tá Hiếu biết rõ hơn.

Nguyễn Văn Tín
20 tháng 12 năm 2011

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu