Thực Hiện Bởi Tiểu Đoàn1/7 Không Kỵ Tại Bãi Đáp X-Ray Cuộc tấn kích trực thăng vận Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ thực hiện tại bãi đáp X-Ray tạo một loạt thắc mắc cho một số cấp chỉ huy không kỵ. Trước tiên là Tướng Kinnard, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ. Ông kinh ngạc khi Tướng Knowles, phụ tá của ông được chỉ định chỉ huy cuộc hành quân, quyết định đi vào Chu Prong:[1]
Ông tiếp tục kinh ngạc khi Tướng Knowles báo cho ông biết là cuộc đổ bộ quân tại bãi đáp X-Ray đã giấy lên một cuộc đụng độ với Việt Cộng:[2]
Tướng Kinnard cũng ngạc nhiên trước sự kiện Tướng Knowles chỉ xin thêm một tiểu đoàn bộ binh, thay vì nhiều tiểu đoàn theo thế dồn đống trong chiến thuật tấn kích trực thăng vận. Người kế tiếp lấy làm kinh ngạc bởi cách thực hiện cuộc đổ bộ là Trung Tá Hal Moore, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ, khi ông nghe tin là Đại Tá Tim Brown, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Không Kỵ, đã di chuyển Tiểu Đoàn 2/5 Không Kỵ tới bãi đáp Victor vào buổi chiều ngày 14 tháng 11. Vào thời điểm đó, ông nghĩ là lữ đoàn trưởng tiên đoán là ông sẽ cần tăng cường, không ngờ là tiểu đoàn của ông sắp được thay thế bởi Tiểu Đoàn 2/5 Không Ky:[3]
Sáng ngày hôm sau 15 tháng 11, Moore càng kinh ngạc khi Brown nói là muốn nắm quyền chỉ huy tại chiến trường để chuẩn bị rút Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ trù định cho ngày 16 tháng 11:[4]
Vào buổi chiều, ông lại ngạc nhiên tại sao Tướng Knowles lại liều mạng đáp xuống bãi đáp để báo là sẽ rút tiểu đoàn của ông vào ngày hôm sau:[5]
Khoảng nửa đêm, không những ông ngạc nhiên mà thật sự kinh hãi và phật ý vì nhận được lệnh rời bỏ tiểu đoàn của mình tại bãi chiến trường để về Sài Gòn tường trình cho Tướng Wesmoreland và ban tham mưu về trận đánh: [6]
Moore không ý thức được rằng “rời bỏ để đi tường trình” có nghĩa là “bị cách chức chỉ huy”, để có thể tiến hành việc rút Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ bằng mọi giá. Xét kỹ tiến trình cuộc đổ bộ tại bãi đáp X-Ray theo thời gian sẽ thấy rõ ý định của Tướng Knowles xử dụng Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ để tạo một thế nghi binh, thay vì thực hiện một cuộc tấn kích: - Ngày 14 tháng 11, khi hay tin việc đổ bộ của toán không kỵ thành công gây chú ý của Mặt Trận B3 khiến họ đình chỉ việc tấn công trại Pleime và tung vào chiến trường hai tiểu đoàn, Tướng Knowles lập tức thu xếp cho Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ rút lui: Đại Đội B/2/7 được cho đổ bộ vào 1800 giờ; số còn lại của Tiểu Đoàn 2/7 đổ bộ theo vào sáng hôm sau; Tiểu Đoàn 2/5 Không Kỵ di chuyển từ bãi đáp Victor để sẵn sàng tiến vào bãi đáp X-Ray vào khoảng trưa ngày hôm sau 15 tháng 11. - Ngày 15 tháng 11, vào lúc 0930 giờ, Đại Tá Brown cho Moore biết là đã hoàn thành công tác rất chuẩn và tiểu đoàn của ông sẽ rút đi và được thay thế bởi Tiểu Đoàn 2/7 và 2/5 Không Kỵ. Và vào lúc 1630 giờ, Tướng Knowles lập lại cho Moore lệnh rút quân. Cần nhấn mạnh là Tiểu Đoàn 1/7 không thực hiện một cuộc hành quân tấn công. Thay vào đó, lập tức ngay sau khi đổ bộ ngày 14 tháng 11, tiểu đoàn lập tuyến phòng thủ tại bãi đáp X-Ray; rồi vào sáng ngày hôm sau 15 tháng 11, tiểu đoàn nhận được lệnh rút lui vào ngày hôm sau, thay thế bởi Tiểu Đoàn 2/7 và 2/5 Không Kỵ. Tựu trung, Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ nhảy vào bãi đáp X-Ray vào ngày 14 tháng 11, lấy tay vẫy vẫy làm dấu để địch quân chú ý, rồi rút đi vào ngày 16 tháng 11. Quả thật là một cuộc tấn kích trực thăng vận kỳ quặc không giống ai. Tướng Knowles tiết lộ chủ đích cho đổ bộ các toán quân Không Kỵ tại LZ X-Ray ngày 14 tháng 11 là “Chộp con hổ đằng đuôi” và đập đầu nó với oanh tập B-52 từ ngày 15 đến 16 tháng 11. Ông cũng giải thích lý do rút quân ra khỏi LZ X-Ray ngày 17 tháng 11 và di chuyển quân tới LZ Albany là để “nắm lấy đuôi hổ từ một hướng khác” đồng thời tiếp tục đập đầu nó với bom B-52 từ ngày 17 đến 20 tháng 11. [1]Cochran, Alexander S., "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General. [2]Coleman, J.D., "Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam", St. Martin’s Press, New York, 1988, page 219 [3] 1/7 Air Cavalry Battalion’s After Action Report. [4] Moore, We Were Soldiers Once ... and Young , page 202. [5] Moore, page 210. [6]Moore, page 216. Nguyễn Văn Tín
Tài liệu tham khảo
|