Chiến Thắng của Chiến Dịch Pleime là thành công phá vỡ nỗ lực vây hãm trại Pleime và tiêu hủy trọn lực lượng của Mặt Trận B3 gồm bà Trung Đoàn 32, 33 và 66 tại mật khu Chuprong-Iadrang. Chiến Thắng này gặt hái được nhờ vào sự kiện Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II có thể nắm vững tình hình địch quân trong suốt thời gian chiến dịch theo như lời Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II viết trong cuốn Pleime, Trận Chiến Lịch Sử, trang 94:
Phân Loại các Tình Báo Thu Thập 1. Vị trí các đơn vị - Ngày 27/10, Trung Đoàn 33 đến làng Kro(ZA080030); - Ngày 28/10, Trung Đoàn 32 tới sát các căn cứ hậu cần tại mạn bắc của Ia Drang; - Ngày 29/10, Trung Đoàn 33 nhắm đi tới làng Anta (YA940010), nằm tại chân rặng núi Chu Prong; - Ngày 1/11, bản doanh trung đoàn đã tới căn cứ tại làng Anta (YA940010); - Ngày 2/11, khoảng 0400 giờ Ban Chỉ Huy trung đoàn 33 tới Đồi 732 (YA885106); - Ngày 5/11, Trung Đoàn 66 tiếp tục qui tụ vào các vùng tập trung trong mật khu Chu Prong; - Ngày 7/11, Trung Đoàn 33 chờ đợi cho các lực lượng phân tán qui tụ về đơn vị mẹ, và Bộ Tư Lệnh B3, trong khi đó, án binh tại phía bắc Ia Drang và gần bên biên giới Căm Bốt; - Ngày 9/11 Trung Đoàn 33 thu thập xong các đơn vị cơ hữu cuối cùng; - Ngày 11/11, vị trí ba tiểu đoàn 7, 8 và 9 của Trung Đoàn 66 trải dọc mạn bắc bờ sông Ia Drang (trung tâm khối tại 9104), Trung Đoàn 33 vẫn ở các vị trí quanh Làng Anta (YA940010), Trung Đoàn 32 vẫn ở phía bắc sông Ia Drang (YA820070). - Ngày 14/11, khi Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ đổ bộ xuống LZ X-Ray (YA935010), địa điểm này chỉ cách “vị trí Tiểu Đoàn 9/Trung Đoàn 66 có 200 thước” (Nguyễn Hữu An). 2. Sinh Hoạt tại các Bản Doanh Trung Đoàn và Sư Đoàn. - Ngày 1/11, ngay sau khi tới làng Anta, các cán bộ Trung Đoàn 33 mở một cuộc họp để tìm cách khám phá nguyên do nào khiến các lực lượng Mỹ liên tục pháo tập chính xác. Họ đi đến kết luận là phải có gián điệp nằm trong hàng ngũ mới có thể cung cấp vị trí và di chuyển của các đơn vi thuộc trung đoàn. - Ngày 2/11, Bộ Tư Lệnh B3 nhận được tin Trung đoàn 66 bắt đầu di chuyển vào các vùng tập trung trong vùng Chu Prong-Ia Drang - Ngày 4/11, Trung Đoàn 33 được lệnh ra khỏi căn cứ tại Đồi 732 là nơi ra vào bất tiện, và đi tới các sườn núi phía tây của Chu Prong gần YA922010 với các tiểu đoàn của trung đoàn khi những tiểu đoàn này tập trung xong thì di chuyển vị trí tời Đồi 732 xuống tới làng Anta (940010) cho tới mạn bắc bờ sông Ia Meur (980000); - Ngày 08/11 Trung Đoàn 33 thu thập xong các đơn vị cơ hữu cuối cùng và bắt đầu đếm đầu người. Nhiều binh sĩ khiếm diện. Trung đoàn ghi nhận các con số tổn thất sau đây:
Tổng cộng, đếm đầu người cho thấy 890 người của con số nguyên thủy 2200 bị giết, với hơn 100 mất tich và nhiều binh sĩ hứng chịu những vết thương hủy hoại thân thể. Các quân trang mất mát cũng nặng đối với đại đội súng phòng không trung đoàn mất 13 trong số 18 súng và đại đội bích kích pháo trung đoàn mất 5 trong số 9 ống súng. Thêm 6 ống súng bích kích pháo bị mất bởi các tiểu đoàn, cùng với hầu hết các súng không giựt. Đạn dược, thực phẩm và thuốc men mất đi cũng bộn. - Tại bản doanh Mặt Trận Dã Chiến phía bắc Ia Drang, ngày hôm nay là ngày kiểm điểm phân tích. Đính kèm số 15 mô tả bức ảnh tình báo trình cho các cấp chỉ huy ngày 9 tháng 11. - Ngày 11/11, Bộ Tư Lệnh trù tính tấn công trại Pleime lần thứ hai vào ngày 16/11. - Ngày 12/11, các đơn vị tiếp tục chuẩn bị và tập dượt cho cuộc tấn công dự tính trại Pleime. - Ngày 13/11, các lực lượng bắt đầu tụ tập trong vùng Chu Prong-Ia Drang để chuẩn bị di chuyển tới Pleime và tấn công dự tính ngày 16/11, một vài đơn vị trinh sát và vận chuyển đã lên đường. Nguồn Tình Báo Chính Yếu Số lượng phong phú các tin tình báo chính xác Ban 2/Quân Đoàn II thu thập được và chuyển qua cho Ban 2/Sư Đoàn 1 KhôngKỵ Tiền Phương khiến cho cả Mặt Trận B3 lẫn Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ phải lấy làm ngạc nhiên. Các cán bộ của Trung Đoàn 33 nghi là có điệp viên nằm trong hàng ngũ của mình:
Coleman thì nói tới “các điệp viên đặc biệt” (trang 119) như là một trong số các phương pháp thu thập tình báo:
Các thông tin về vị trí của các đơn vị có thể qui cho các báo cáo đài kiểm thính, chuyến bay không thám và các đội toán trinh sát Biệt Cách Dù. Nhưng các thông tin về các sinh hoạt nội bộ xảy ra tại các bản doanh trung đoàn và sư đoàn – tỉ như đề tài của buổi họp ngày 1/11, Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 nhận được tin Trung Đoàn 66 sắp tới nơi ngày 2/11, lệnh điều quân Mặt Trận B3 chỉ thị xuống cho Trung Đoàn 33 cũng trong ngày 2/11, báo cáo tổn thất Trung Đoàn 33 đệ trinh cho Mặt Trận B3 ngày 9/11, Mặt Trận B3 lấy quyết định ngày 11/11 tấn công trại Pleime ấn định vào ngày 16/11, lệnh Mặt Trận B3 chỉ thị cho các trung đoàn di chuyển đến các địa điểm tập trung ngày 11/11, lệnh Mặt Trận B3 chỉ thị cho các trung đoàn di chuyển đến các địa điểm xuất phát quân ngày 13/11 – phải qui cho các “điệp viên đặc biệt” đã được ém vào nội bộ các bản doanh của Bộ Tư Lệnh B3 và Trung Đoàn 32, 33 và 66. Tuy nhiên, không thể có chuyện Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II thành công gài các “điệp viên đặc biệt” này vào nội bộ các bản doanh địch quân, mà các cán bộ thuộc Trung Đoàn 32 không tài nào điểm mặt được trong buổi họp ngày 1/11 khi vừa bước chân tới Làng Anta; mà điểm hi hữu là nội dung buổi họp này lại do các “điệp viên đặc biệt” nằm vùng này báo cáo Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II biết. Chỉ có một lời giải thích thỏa đáng mà thôi: các tội phạm khiến cho các tinh tình báo này thất thoát ra chính là các Cố Vấn Tàu được đặt để tại các bản doanh của Bộ Tư Lệnh B3 và ba trung đoàn. Họ liên lạc nhau bằng tiếng Quan Thoại, thoải mái bàn thảo về mọi vấn đề liên quan đến chiến dịch – tiếp vận, hoạch định kế hoạch, vị trí, tình hình, tinh thần, tổn thất của các đơn vị, vân vân – và các liên lạc bị đài kiểm thích của Ban 2/Quân Đài II nghe ngóng được. Trong cuốn Pleime, Trận Chiến Lịch Sử, trang 172, Đại Tá Hiếu ghi nhận hệ thống liên lạc điện thoại và điện tín giữa các cố vận Trung Cộng tại Nam Vang và Hànội:
Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II giữ kín nguồn tình báo này không cho Việt Cộng biết kẻo chúng sẽ bịt lại lỗ hổng này. Đối với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ, Quân Đoàn II nói chại qua là “điệp viên đặc biệt” thay vì nói rõ là các Cố Vấn Tàu để duy trì tình trạng mật đến mức tối đa. Hal Moore có biết về một báo cáo đài kiểm thính bắt được tín hiệu về một điện tín bằng tiếng Quan Thoại giúp cho Ban 3 tiểu đoàn xác định vị trí của địch dựa vào phương hướng xuất phát của tín hiệu rađiô địch; nhưng ông không biết là trọn bộ các tin tình báo thu thập được gồm nội dung của các điện tín liên lạc giữa các Cố Vấn Tàu. Khai Thác Tin Tình Báo Chính là các tin tình báo thu thập được từng giờ, từng ngày này giúp cho Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II có thể phác họa và thực hiện khái niệm hành quân của mình xử dụng đến B-52 oanh tạc để đánh rập triệt tiêu toàn bộ ba trung đoàn Bắc Quân tại mật khu Chuprong-Idrang. Để làm được điều này, Đại Tá Hiếu cần phải có thể lùa toàn bộ các lực lượng binh sĩ của Mặt Trận B3 vào một điểm, sao cho điểm này nằm lọt vào ống nhắm của B-52 và bất động khá lâu đủ. Nói một cách khác, Đại Tá Hiếu phải cung cấp vị trí trung tâm khối của quân lính địch với tọa độ chính xác ít nhất là (XX’YY’). Quả nhiên, hàng tấn bom đầu tiên của B-52 rớt tại (trung tâm khối gần YA8702). Nguyễn Văn Tín
Tài liệu tham khảo
|