Nhân Đọc Lời Tường Thuật của Tướng Nguyễn Hữu An về Chiến Dịch Plây-me

Trong cuốn sách Chiến Trường Mới - Hồi Ức - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân - Hà Nội – 2002 Tướng Nguyễn Hữu An có tường thuật lại chiến dịch Plây Me theo quan điểm của ông. Vì chỉ là một hồi ức nên có nhiều chi tiết sai lệch, nhất là ngày tháng của các biến cố bị đảo lộn.

= Dựa vào địa h́nh và t́nh h́nh địch lúc đó chúng tôi phán đoán, gần như chắc chắn, địch sẽ đưa quân vào giải tỏa cho Plây-me. Quả là như vậy. Sau mười ngày bao vây Plây-me một chiến đoàn ngụy mới dẫn thân vào trận địa ta mai phục, bị trung đoàn 320 của ta đánh thiệt hại nặng mà vẫn không giải tỏa được Plây-me.

Tướng An nói sai ở hai điểm.

Thứ nhất, chiến đoàn thiết kỵ tiếp cứu chậm trễ đến địa điểm phục kích ba ngày, chứ không phải mười ngày là có chủ ý chống lại thế phục kích vận động của Việt Cộng. Chiến đoàn tiếp cứu đã được thiết lập xong ngay vào sáng ngày 20/10, nhưng được lệnh giả vờ tuần tiễu quanh Phú Mỹ, chờ đợi đến ngày 23/10 mới xông tới phá ổ phục kích.

Thứ hai, chiến đoàn tiếp cứu vượt qua được ổ phục kích và tiến vào giải tỏa trại Pleime chiều ngày 24/10.

= Sau đợt đánh ngụy, trung đoàn 33 rút về căn cứ cách Plây-me khoảng mười cây số về phía tây.
= Hành động của trung đoàn 33 và 320 ở Plây-me trở thành mối uy hiếp nặng nề đường 14. Quân chủ bài của quân ngụy đă bị vô hiệu không c̣n lực lượng nào có thể giải nguy cho Plây-me, buộc quân Mỹ phải xuất hiện.

Trong công cuộc giải vây trại Pleime, Quân Đoàn II chỉ xin Mỹ tăng viện Task Force Ingram gồm một tiểu đoàn bộ binh dùng để thay thế Tiểu Đoàn 22 BĐQ giữ an ninh phi trường Pleiku và một tiểu đoàn pháo binh đến Phù Mỹ để pháo yểm cho Chiến Đoàn 3 Thiết Kỵ chống ổ phục kích.

Hai Trung Đoàn 33 và 320 sau khi thất bại “công đồn đả viện” được lệnh rút về hậu cứ Chu Prong kết hợp với Trung Đoàn 66 tính kế hoạch tấn công trại Pleime lần thứ hai.

Quân Đoàn II đề nghị Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ hiệp lực truy đuổi hai trung đoàn VC tới tận chân rặng núi Chu Prong, chứ không để giải nguy cho trại Pleime.

= Anh Chu Huy Mân chính ủy, anh Đặng Vũ Hiệp chủ nhiệm chính trị và tôi ở sở chỉ huy cơ bản đang chỉ huy chuẩn bị cho đợt 2 hoạt động đánh mục tiêu ở gần Plây-me. Nhận được tin liên tiếp từ các hướng báo cáo về, Mỹ đă đổ quân, chúng tôi cho lệnh đ́nh lại việc đánh Chư Ho.

Khi lấy quyết định đình chỉ tiến công Chưho/Pleime lần thứ hai để tính kế diệt Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ trước, Ban Chỉ Huy Mặt Trận B3 đã trúng kế duy trì ba trung đoàn bất động tại các vùng xuất quân khiến cho các B-52 có đủ thì giờ 8 tiếng đồng hồ bay từ đảo Guam đến mục tiêu oanh tạc tại Chu Prong.

Tướng An trung thực hơn các sử gia Việt Cộng rêu rao là đánh ngụy tại Pleime để dụ quân Mỹ vào Ia Drăng để diệt, khi ông nói là Ban Chỉ Huy Mặt Trận B3 đang tính kế tấn công Pleime lần thứ hai thì bất thần quân Mỹ đổ quân vào Chu Prong, nên đình lại việc đánh Chưho/Pleime.

Đại Tá Hiếu nhận xét trong cuốn, Pleime, Trận Chiến Lịch Sử, nơi trang 94:

Cuộc hành quân Dân Thắng 21 chấm dứt, trại Pleime vững mạnh trở lại, nhưng trong số hai Trung Đoàn V.C. đã tham dự, ta mới gây cho chúng được hơn 400 tổn thất nhân mạnh. Sự rút lui của địch là một chủ trương sáng suốt và hợp lý của BCH mặt trận V.C. nhưng địch sẽ tìm cách rửa hận và vì trại Pleime hẻo lánh còn là một cái gai trước mắt.

Bộ Chỉ Huy Mặt Trận B3 đã trúng kế của Quân Đoàn II dụ cho ba trung đoàn tụ lại tại vùng tập trung và nhất là vùng xuất quân để trở thành mục tiêu cho oanh tại B-52.

Ngoài ra, nhân sự tại Ban Chỉ Huy Mặt Trận B3 được thay đổi sau trận đánh quanh trại Pleime, từ bộ ba Chu Huy Mân-Đại Tá Quan-Hà Vi Tùng thành bộ ba Chu Huy Mân- Nguyễn Hữu An- Đặng Vũ Hiệp. Why Pleime , chương III ghi:

Tại Bản Doanh Mặt Trận Tây Nguyên, Tướng Việt Cộng Chu Huy Mân kiêm luôn chức Tư Lệnh Vùng IV Quân Sự, và các cộng sự viên chính Đại Tá Quan, Phụ Tá cho Tư Lệnh, và Thượng Tá Hà Vi Tùng, Tham Mưu Trưởng điều nghiên kế hoạch họ đã hoạch định.

Còn Đại Tá Nguyễn Hữu An thì nói - trong cuốn Chiến Trường Mới - Hồi Ức, nơi trang 13 - khi ông mới vào tới Tây Nguyên Bộ Chỉ Huy Mặt Trận B3 gồm có

các anh Nguyễn Chánh tư lệnh, Đoàn Khuê chính ủy, Hà Vi Tùng tham mưu trưởng.

Coi bộ Đại Tá Nguyễn Hữu An thay Đại Tá Quan trong chức vụ Tư Lệnh Phó và Đại Tá Bùi Nam Hà thay Đại Tá Hà Vi Tùng trong chức vụ Tham Mưu Trưởng.

Nhân tiện xin nêu lên ở đây là tài liệu Việt Cộng, ngoài những điểm mù mờ vừa nêu, không cho thấy rõ ai là Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 33 và Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 66 trong chiến dịch Plâyme.

Hình như viên Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 66 tên là Trung Tá Lê Xuân Chuyên đã hồi chánh trên đường đi từ Bắc Việt vào Nam Việt. Có tài liệu cho biết Lê Tiến Hoà nhắm chức vụ quyền trung đoàn trưởng trung đoàn này.

Theo lời khai của hàng binh Lại Văn Cứ, trung đội trưởng trung đội 3/đại đội 2/tiểu đoàn 2/trung đoàn 33, đầu thú ngày 6/11/1965, Thiếu Tá Sắc là Trung Đoàn Trưởng của Trung Đoàn 33 trong trận đánh Pleime.

= Đảng ủy Mặt trận B3 chúng tôi họp khẩn cấp đánh giá t́nh h́nh và có chủ trương mới. Cuộc họp thống nhất đại ư rằng: Lữ kỵ binh bay số 3 Mỹ thực hiện chiến thuật “cóc nhảy” vào hậu phương ta ḥng tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. Chúng ta đang nhử địch ra để diệt, Mỹ tự nhảy ra như vậy là đúng ư định của ta, ta có cơ hội để chuyển sang diệt Mỹ. Chúng ta cố gắng thu hút địch về phía tây nam Tây Nguyên để phối hợp với chiến trường Liên khu 5 và các chiến trường khác. Chỉ tiêu đợt hoạt động này: diệt gọn một, hai tiểu đoàn ngụy và một đến hai đại đội Mỹ.
= Tôi nhớ măi cuộc họp lịch sử ấy (13-11-1965). Cuộc họp gói gọn khoảng hai tiếng đồng hồ.

Tướng An nhớ sai ngày họp lịch sử này. Nó không xảy ra ngày 13/10 mà chính thật ngày 14 vì lẽ Ban Chỉ Huy Mặt Trận B3 chỉ biết tin quân Mỹ nhảy vào Chu Prong khi Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ Mỹ đổ bộ tại LZ X-Ray khoảng 10 giờ sáng ngày 14/11.

= Sáng 14 tháng 11 chúng tôi [sở chi huy nhẹ] hành quân về phía dăy núi Chư Pông. Trên lối ṃn c̣n lại nhiều vũng bùn, nước của trận mưa lớn từ mấy hôm trước.
= Đến gần trưa chúng tôi dừng lại trên sườn nam núi Chư Pông. Tôi đang đứng chống gậy, mải ngắm nghía địa h́nh xung quanh không để ư ǵ khác, bỗng Đồng Thoại nằm xuống giật chân tôi, cùng lúc đó một tràng bom nổ như sấm sét chạy qua chỗ chúng tôi.
= Tôi nói vui với Đồng Thoại:
= Đứng hay nằm ở đây cũng là ăn mày thôi.
= Mắt tôi vẫn dơi theo những đám khói xám đang tan để lại một vệt dài dọc theo sườn núi những cây cối đổ ngang ngửa. Từ hồi c̣n ở ngoài miền Bắc tôi đă đọc nhiều tài liệu tham khảo về nền quân sự Hoa Kỳ, bây giờ tận mắt nh́n thấy và đang đụng đầu với nó. Một chiếc B.52 chở được 25 tấn bom, riêng ngày hôm nay chúng dùng 24 chiếc nối đuôi nhau quần xung quanh khu vực Chư Pông này.

Tướng An nhớ sai khi nói thấy B-52 dội bom vào trưa ngày 14/11. Bom B-52 rớt xuống Chu Prong lần đầu tiên là trưa ngày 15/11. Pleiku Campaign, trang 88 ghi:

Ngày 15/11 cũng được đánh dấu bởi việc xử dụng lần đầu tiên một vũ khí mới của lực lượng Mỹ và gây kinh hoàng cho quân lính địch kể cả những chiến binh gan lì nhất. Ngay sau giờ ngọ, một vùng rộng lớn quanh vị trí YA8702 thình lình nổ tung với hàng trăm tấn bom làm rung chuyển khắp cùng mặt đất như thể một tấm thảm đang được trải ra. Các phóng pháo cơ B-52 đã đánh rập.

Sở dĩ Tướng An dũng cảm ngang nhiên đứng nhìn B-52 trút bom vì vùng oanh tạc trưa ngày hôm đó là nhắm hai Trung Đoàn 320 và 33 tại quanh YA8702 trong khi Tướng An đang đứng quanh YA9104 - vị trí tập trung của Trung Đoàn 66 - khoảng cách xa 4 cây số.

Ban Chỉ Huy Mặt Trận B3 đã bị trúng kế “kiềm vĩ kích thủ”, bị Lữ Đoàn 3 Không Kỵ Mỹ nắm đằng đuôi –Trung Đoàn 66 – tại LZ X-Ray và bị B-52 đập đằng đầu – Trung Đoàn 320 và 33 – tại quanh trung tâm khối quanh vùng YA 8702.

= Nắm được t́nh h́nh địch, t́nh h́nh ta qua chính ủy Châu và báo cáo của trinh sát, chúng tôi biết bọn địch đứng sát tiểu đoàn 7 là tiểu đoàn 1 (thiếu) thuộc lữ 3 kỵ binh bay.

Chính xác là Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ. Lữ Đoàn 3 Không Kỵ gồm hai Tiểu Đoàn 1/7 và 2/7.

= Tiểu đoàn 7 đă nổ súng tập kích địch từ năm giờ rưỡi sáng 15 tháng 11. […] Sau một hồi lâu bắn phá [khởi động lúc 12 giờ trưa], địch đổ bộ thêm một đại đội c̣n lại của tiểu đoàn 1.

Toàn bộ Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ đã đổ bộ xong xuống LZ X-Ray từ khoảng 3 giờ chiều ngày 14/11. Đến khoảng 6 giờ chiều có thêm Đại Đội C thuộc Tiểu Đoàn 2/7 Không Kỵ đến tăng cường cho Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ.

= Ở sở chỉ huy tiền phương chúng tôi lúc này nắm được t́nh h́nh chắc hơn. Dưới trung đoàn 66 cho biết: tiểu đoàn 9 đă liên lạc được với tiểu đoàn 7. Như vậy tương quan lực lượng trong khu vực nhỏ này, mỗi bên có hai tiểu đoàn, nếu tính số lượng quân Mỹ trội hơn, chưa kể hai đại đội pháo và không quân chi viện.

Tướng An không biết tương quan lực lượng không phải là 2:2 mà là 2:3, vì ngày 15/11 phía Mỹ có thêm Tiểu Đoàn 2/5 Không Kỵ thuộc Lữ Đoàn 2 Không Kỵ được trực thăng vận đến LZ Victor cách LZ X-Ray 5 cây số và âm thầm kín đáo lội bộ đến trưa ngày 15/11 thì tiến vào LZ X-Ray để giải cứu cho đại đội Mỹ bị cô lập từ ngày hôm trước.

Bộ Chỉ Huy Mặt Trận B3 trúng kế nghi binh của quân Mỹ cứ ngỡ là Mỹ chỉ tung vào hai tiểu đoàn nên không kéo thêm quân của hai Trung Đoàn 33 và 320 nhập cuộc chiến. Thành thử ngoại trừ hai Tiểu Đoàn 7 và 9 của Trung Đoàn 66, các tiểu đoàn khác vẫn án binh bất động tại vùng xuất quân và bị B-52 oanh tạc làm thịt.

= Thấy tiểu đoàn 1 có nguy cơ bị tiêu diệt, lữ 3 kỵ binh bay hạ lệnh cho số c̣n lại hành quân bộ chạy về phía tây Ia-mơ co cụm ở gần trận địa pháo chờ lệnh.

Ngày 17/11, hai Tiểu Đoàn 2/7 thuộc Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh và Tiểu Đoàn 2/5 thuộc Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh được lệnh lội bộ ra khỏi LZ X-Ray cách khoảng 3 cây số an toàn để nhường chỗ cho B-52 oanh tạc ngay lên bãi đáp. Pleiku Campaign, trang 93 ghi:

Lần đầu tiên trong cuộc xung đột tại Việt Nam, oanh tạc Không Lực Chiến Thuật được đem ra xử dụng để trực tiếp yểm trợ cho cuộc điều quân bộ chiến. Các cuộc oanh tạc trong hai ngày qua có tính cách yểm trợ, nhưng ngày hôm nay, các lực lượng bộ chiến sẽ di chuyển để nhường chỗ cho cuộc oanh tạc sắp xảy đến.

Do thế, cả hai tiểu đoàn đang chiếm cứ bãi đáp, TĐ 2/5 KK và TĐ 2/7 KK, rời khỏi bãi đáp với sứ mạng tảo thanh lên hướng bắc, với TĐ 2/5 KK hơi chếch về hướng đông và tiến tới Columbus. TĐ 2/7 KK đi sau TĐ 2/5 KK cho đến khi đạt được khoảng cách an toàn 3.000 thước giữa vị trí của mình với vùng mục tiêu của B-52, rồi tảo thanh hướng tây và tây bắc tiến tới một vị trí trên bản đồ được đặt tên là Albany (YA945043).

= Trong ngày 18 […] Hai trung đoàn dù ngụy nằm trong lực lượng tổng dự bị tức tốc được điều từ Sài G̣n tới cùng với một tiểu đoàn Mỹ hành quân bằng ô tô rồi tiến vào hướng đông nam Đức Cơ bắc dăy núi Chư Pông để yểm trợ phía sau đồng thời cố tạo ra một áp lực giả tạo làm thuốc an thần cho quân Mỹ. Rất tiếc trung đoàn 320 ở hướng đó chỉ đánh tiêu hao, không diệt gọn được tiểu đoàn Mỹ nào.

Thứ nhất, lý do Liên Đoàn Dù Việt Nam được đưa vào trận chiến là để tiêu diệt nốt hai tiểu đoàn sông sót của Việt Cộng.

Thứ hai, Trung Đoàn 320 tránh né đụng độ với quân Dù Việt Nam.

Đại Tá Hiếu viết trong cuốn , Why Pleime, nơi chương VI:

Ước tính tình báo về khả năng địch, thực hiện vào ngày 17 tháng 11 chỉ cho thấy là gần 2/3 lực lượng của họ bị tiêu hao trong những trận giao tranh ở Đợt I và Đợt II.

Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II nghĩ là đến lúc tung lực lượng trừ bị vào để chấm dứt trận chiến đã kéo dài khoảng một tháng. Ngoài bị tổn thất nặng nề, địch buộc phải sa vào bẫy các lực lượng của ta giăng ra và xô đẩy vào các lộ trình rút lui mà chúng ta dự kiến.

Lần này nỗ lực chính được thực hiện bởi Lữ Đoàn Dù QLVNCH với sứ mạng triệt hủy các đơn vị Việt Cộng đào tẩu và tất cả các cơ sở xung quanh thung lũng Ia Drang. Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ trước nay gánh chịu tấn công sẽ tiếp tục tạo áp lực từ Đông sang Tây và cung ứng pháo yểm cho Lữ Đoàn Dù.

Trung Đoàn 32 Bắc Việt không can dự và không hề hấn trong suốt đợt hai, cuối cùng bị tìm thấy và buộc phải chiến đấu, mặc dù cố né tránh đụng độ càng nhiều càng tốt.

= Ngày 19, hàng chục máy bay tới ném bom bắn phá hồi lâu xung quanh Qynh-cơ-la, rồi cho trực thăng xuống bốc toàn bộ số quân c̣n lại về Bầu Cạn. Cuộc hành quân lần đầu tiên của quân Mỹ vào Tây Nguyên đă kết thúc bi thảm.

Chiến Dịch Pleime chỉ chấm dứt ngày 26/11/1965 khi quân Dù Việt Nam không còn thấy bóng dáng cán binh Việt Cộng sống sót trong vùng hành quân Thần Phong 7. Họ đã vứt súng thoát chạy qua hậu cứ nằm trên lãnh thổ Căm Bốt sau khi bị quân Dù giết hại hơn 200 tên.

= Kết quả cuối cùng ta đă giành được thắng lợi to lớn vượt xa dự kiến ban đầu, khoảng 1.200 tên Mỹ bị thương vong, ta tiêu diệt tiểu đoàn 1 và 2 của lữ đoàn 3 kỵ binh bay, tiêu hao nặng tiểu đoàn 3 và một số đại đội, bắn rơi 26 máy bay và thu nhiều súng đạn.

Tướng An muốn nói tới Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ tại LZ X-Ray và Tiểu Đoàn 2/7 Không Kỵ tại LZ Albany.

Pleiku Campaign, nơi trang 122 thì trưng số thương vong Mỹ như sau:

2. Tổn Thất Của Các Đơn Vị SĐ1KK (Theo đơn vị lớn): LĐ1KK Chết 57 Bị Thương192; LĐ3KK Chết 239 Bị Thương 307; LĐ2KK Chết 4 Bị Thương 25; Tổng Cộng Chết 300 Bị Thương 524.

Khó có thể tin được con số 26 máy bay bị bắn rơi phần vì Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ chỉ xử dụng có 16 trực thăng để đổ bộ quân xuống LZ X-Ray, phần vì không thấy phía Việt Cộng đặt súng phòng không trên sườn đổi núi Chu Prong cách bãi đáp có 150m bắn phá trực thăng đổ bộ quân lính.

Đại Tá Hiếu viết trong cuốn, Why Pleime, nơi chương V:

thật bất ngờ là từ trên các đồi bao quát ngó xuống bãi đáp, địch đã không đặt các vũ khí cộng đồng để yểm trợ các cuộc tấn công. Tình trạng này chỉ có thể giải thích bởi lý do sau đây: Địch đã mất gần hết các vũ khí cộng đồng trong đợt đầu.

Ngoài ra tiểu đoàn súng phòng không hai nòng 14,5 ly yểm trợ cho cuộc tiến công trại Pleime lần thứ hai còn rong rủi trên đường mòn Hồ Chí Minh hai ngày nữa mới tới Chu Prong.

Đại Tá Hiếu viết tiếp trong cuốn, Why Pleime, cũng nơi chương V:

Tin chắc các lực lượng của ta đánh mất vết tích của các đơn vị của họ, Mặt Trận Việt Cộng liền lấy một quyết định để lấy lại ưu thế với một cuộc tiến công. Mục tiêu lại là Pleime và ngày tiến công được ấn định vào ngày 16 tháng 11. Kế hoạch được biết trong nội bộ cán bộ Việt Cộng như là đợt hai của cuộc tiến công Pleime. Tất cả ba trung đoàn sẽ can dự vào lần này, cũng như một tiểu đoàn pháo kích 120 ly và một tiểu đoàn súng phòng không hai nòng 14,5 ly; cả hai đơn vị này đang trên đường xâm nhập và dự tính sẽ tới kịp thời cho cuộc tiến công.

Nguyễn Văn Tín
19 tháng 8 năm 2013

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu