Việc Xử Dụng Oanh Kích B-52 Trong Chiến Dịch Ia Drang
Bí Mật Quân Sự Giữ Kín Nhất của Tướng Westmoreland

Các sử gia và học giả phủ nhận một thực tế rằng chiến dịch Ia Drang (còn có tên là chiến dịch Pleiku hay chiến dịch Pleime) là một cuộc không chiến thực hiện bởi oanh tập B-52, hỗ trợ bởi một bộ chiến thực hiện bởi Sư Đoàn 1 Không Kỵ. Thoạt đầu, họ hoàn toàn từ chối oanh tập B-52 được xử dụng trong chiến dịch Ia Drang, viện lẽ là không có hồ sơ bằng văn bản nào trong tập tin MACV. Khi phải đối mặt là sự kiện này được đề cập trong một số tài liệu khác, tỉ như Pleiku campaign, Why Pleime, Pleime, Trận Chiến Lịch Sử, đặc biệt trong Nhật Ký Ban 3/First Field Force, họ cho là nếu trưởng phòng hành quân J-3/MACV (Tướng DePuy) quả thật điều nghiên kế hoạch như thế thì ắt Tướng DePuy phải lưu lại một Tờ Trình Sau Trận Đánh hay một văn bản đại loại như vậy trong tập tin hồ sơ MACV, dù là thuộc loại “tối mật”. Không có cách nào, họ tranh luận, Tướng DePuy có thể đã giữ im lặng về kế hoạch này trong phần còn lại của đời mình. Cho phép tôi được trích dẫn cách nặc danh: “Nhưng bất kỳ và tất cả các kế hoạch MACV đều được viết xuống – ngay cả kế hoạch xử dụng vũ khí nguyên tử tại Khe Sanh. Có lý nào chúng tôi viết xuống một kế hoạch nguyên tử, mà lại che dấu một kế hoạch về oanh tập B-52?”

Có đúng là tuyệt đối không có hồ sơ bằng văn bản của kế hoạch này trong các tập tin MACV? Không vậy, trước lâu khoảng tháng 8 năm 2010, tôi phát hiện một bản sao báo cáo của Tướng McChristian, trưởng phòng tình báo J-2/MACV, về kế hoạch này. Bản báo cáo được lưu trữ tại US Army War College Library và có tiêu đề là, “Intelligence Aspects of Pleime/ChupongCampaign (20 October to 20 November 1965)”, trong đó khởi đầu với một tuyên bố rõ ràng: “Căn cứ Chu Prong được biết là đã được tạo lập lâu trước cuộc tấn công Pleime và J2 MACV đã chấm lấy vùng này để nghiên cứu vào tháng 9 năm 1965 như là có thể làm mục tiêu cho B-52”. Tiếp sau nội dung báo cáo ghi chép diễn tiến thực hiện kế hoạch với sự kết hợp cùng Sư Đoàn 1 Không Kỵ trong chiến dịch Pleiku.

Mặc dù có rất nhiều tài liệu cho thấy oanh tập B-52 được xử dụng là chủ lực trong chiến dịch Ia Drang, với Sư Đoàn Không Kỵ trong vai trò thứ yếu, kế hoạch vẫn bị dán nhãn hiệu là một “lý thuyết” được tạo dựng bởi một óc tưởng tượng hão huyền, chỉ vì nó không hề được đề cập tới trong General Westmorland’s History Notes (29 August-29 November 1965) ghi chép hoạt động quân sự thời kỳ chiến dịch Ia Drang.

Sau khi lược đọc hời hợt ban đầu, tôi đã phải thừa nhận rằng tất cả mọi người là đúng và tôi sai và phán quyết không có kháng cáo: nếu không có trong các ghi chú của Tướng Westmoreland thì là không có.

Nhưng sau đó, khi xem xét kỹ lưỡng hơn Các ghi chú Lịch Sử của Tướng Westmoreland, thì thình lình bị đánh trúng một hiệu ứng “Eureka” giật gân! Tướng Westmoreland giữ im lặng nhằm cố ý che đậy kế hoạch; ông và hai trưởng phòng J-3 và J-2 câm hến về kế hoạch kẻo Bộ Ngoại Giao can thiệp và phá hỏng nó, như trong trường hợp vụ oanh kích B-52 tại Rừng Hố Bò ấn định vào ngày 17 tháng 9 năm 1965:

Thứ Bảy 18 Tháng 9

*Chúng tôi mong đợi một cuộc oanh kích B-52 vào sáng ngày 17 tháng 9 nhằm hỗ trợ cho một cuộc hành quân của Lữ Đoàn 173 nhưng vào lúc 11 giờ tối trước ngày tấn kích thì bị hủy bỏ. Cuộc oanh kích được yêu cầu dựa vào một số tình báo tuyệt vời và tôi đã đích thân đã bảo đảm ngôi làng kế bên không bị đe dọa. Chúng tôi nghĩ là cuộc oanh kích đã được chấp thuận và đã có kế hoạch phù hợp cho đến khi chúng tôi nghe là Bộ Ngoại Giao đã không cho phép. Tham Mưu Trưởng và trưởng phòng J3 thức thâu đêm gắng sức hoạch định thay thế với một cuộc oanh kích tác chiến khác. Thời tiết không cho phép cuộc oanh kích tác chiến có thể thực hiện được vào ngày 17 tháng 9 nên phải đình chỉ đến ngày 19. Tôi nhân dịp hành động ngăn cấm các kế hoạch quân sự này để gửi một thông điệp đặc biết cho Chủ Tịch của JCS (Ủy Ban Liên Hợp Các Tham Mưu Trưởng) trưng ra các sự kiện, công kích sự can thiệp chống đối một cuộc hành quân quân sự đã được điều nghiên kỹ lưỡng, và gợi ý là các cuộc oanh kích B-52 được phân cấp [SSO Msg. MAC 4679, 181315Z September, (S)]. Tôi không mong đợi điều này được chấp thuận vì các cấp cao hơn đã giả định hương vị của các trả lời của tôi.

Từ ngày đó trở đi, Tướng Westmoreland ghi chép các sinh hoạt liên quan đến các cuộc hành quân bộ chiến của Sư Đoàn 1 Không Kỵ trong chiến dịch Pleiku mà không khi nào đề cập đến kế hoạch xử dụng oanh tập B-52. Ông ghi chép rằng

“Tướng DePuy là một sĩ quan tham mưu giỏi nhất tôi như tôi chưa từng có” (Thứ Bảy 18 Tháng 9),

- “Tôi tiếp nhận một buổi tường trình từ các sĩ quan thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ về các cuộc hành quân mới đây của họ” (Thứ Năm 28 Tháng 10),

- “Thứ năm tôi bay lên Pleiku và từ đó tới bộ chỉ huy của Lữ Đoàn 1 cuả Sư Đoàn 1Không Kỵ. Lữ Đoàn chỉ huy bởi Trung Tá Harlow Clark coi bộ tinh thần tốt và đang tìm cách xác định vị trí của Việt Cộng trong vùng quanh Trại Pleime” (Thứ Năm 28 Tháng 10),

- “Sáng chủ nhật 31 tháng 10, tôi khởi hành sớm tới Nha Trang để bàn thảo với Tướng Larsen về cuộc hành quân của Sư Đoàn 1 Không Kỵ” (Chủ Nhật 31 Tháng 10),

- “Trong ngày tôi có dịp nói chuyện với Tướng Larsen, Đại Tá Mataxis và Tướng Kinnard. Tôi chúc mừng Tướng Kinnard về những thành quả các đơn vị sư đoàn ông đạt được tại Pleiku” (Thứ Bảy 6 Tháng 11),

- “Ngày thứ năm, Tướng Viên và tôi bay lên Pleiku để thăm viếng Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ chỉ huy bởi Trung Tá Hal Moore” (Thứ Năm 18 Tháng 11),

- “Tiếp sau đó tôi bay xuống thăm viếng lữ đoàn chỉ huy bởi Đại Tá Tim Brown. Tôi nghe ông tường trình và chúng tôi bay trên vùng hành quân. Tôi có một buổi họp với Tướng Vĩnh Lộc, Tướng Larsen và Đại Tá Timothy và chúng tôi đồng ý về các kế hoạch đồng thuận với các kế hoạch tôi đã thảo luận ngày hôm trước với Tướng Viên” (Thứ Năm 18 Tháng 11),

- “Tiếp sau đó tôi bay xuống Qui Nhơn thăm viếng binh sĩ nằm trong bệnh viện. Hầu hết họ là binh sĩ của Sư Đoàn 1 Không Kỵ bị thương trong cuộc hành quân mới đây tại Pleiku” (Thứ Năm 18 Tháng 11),

- “Ngày thứ sáu tôi gặp gỡ Đại Sứ Lodge và tường trình ông về trận đánh Pleiku” (Thứ Sáu 19 Tháng 11),

- “Tướng DePuy từ Pleiku trở về. Tôi phái ông lên đó vì tôi quan ngại là Sư Đoàn 1 Không Kỵ và đặc nhiệm dù có thể liên hệ vào tình thế quá sức họ” (Thứ Sáu 19 Tháng 11),

- “Tôi có buổi họp báo hàng tháng về bối cảnh. Tôi khởi đầu với duyệt xét một số xu hướng trong cuộc chiến, nói sơ qua công dân vụ, phân phát một bản tin, nói lên ước vọng quảng bá các chiến thắng quân sự của QLVNCH cân xứng với các chiến thắng của các toán quân Mỹ, và rồi đến trước bản đồ và trình bày khái niệm của tôi về thế chiến lược Việt Cộng. Tôi bàn tới trận chiến tại Pleiku bắt đầu bằng cuộc tấn công Trại Pleime và đi qua tới các giai đoạn kế tiếp” (Thứ Bảy 20 Tháng 11),

- “Tướng McChristian và tôi lại chơi quần vợt với Đại Sứ Anh Quốc và viên cố vắn của ông cạnh Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam” (Thứ Bảy 20 Tháng 11),

- “Tôi thăm viết Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Dù tại Đức Cơ cùng với Lữ Đoàn 2 của Sư Đoàn 1 Không Kỵ và một Đơn Vị Lực Lượng Đặc Biệt” (Thứ Năm 25 Tháng 11),

- “Tôi chỉ ra trong số những thứ khác là tôi nghĩ mối quan hệ làm việc tuyệt vời này mang tính cách duy nhất trong biên niên sử của lịch sử quân sự” (Thứ Sáu 26 Tháng 11).

Tuy nhiên, ngày 20 tháng 11, khi cuộc oanh tập B-52 năm ngày tại Chuprong-Iadrang vừa chấm dứt, Tướng Westmoreland, rút bài học từ kinh nghiệm của cuộc hành quân này, ra lệnh cho hai trưởng phòng J-2 và J-3 của ông xem xét phương thức giảm thiểu thời gian giữa lúc thông báo cho giới chức điều hành oanh kích B-52 và lúc phóng pháo cơ cất cánh xuống bảy tiếng hồ thay vì 14 tiếng 57 phút:

Thứ Bảy 20 Tháng 11

*Sáng thứ bảy sau buổi tường trình tình báo, tôi bảo hai trưởng phòng J2 tình báo và J3 tham mưu khai triển một sắp xếp đáp ứng với SAC (Chỉ Huy Không Quân Chiến Lược) rtrong các mục tiêu oanh kích tình báo khám phá được. Chúng ta đã thực hiện được nhiều tiến bộ thật sự với Sư Đoàn 3 Không Quân và SAC trong những tuần mới đây và tôi muốn duy trì áp lực trên họ và thủ đắc thêm nhiều tiến triển. Tôi muốn có thể thu ngắn một oanh kích B-52 xuống bảy tiếnn kể từ khi có được tình báo khả thi.

Thành thử ra, Tướng Westmoreland ngưng nói về kế hoạch trong giai đọan điều nghiên vào tháng 9, và tự do phát biểu về kế hoạch lại khi giai đoąn thực hiện vừa chấm dứt.

Kết Luận

Tướng Westmoreland đã thành công đánh lừa Bộ Ngoại Giao Mỹ và báo chì vào thời buổi đó, và các học giả cùng sử gia ngày hôm nay, sự hiện hữu của một kế hoạch dùnh oanh tập B-52 như chủ lực và Sư Đoàn 1 Không Kỵ như lực lượng hỗ trợ trong việc tiêu diệt các lực lượng của Mặt Trận B3 tại vùng Chuprong Iadrang. Kế hoạch này đã được khởi công điều nghiên từ Tháng 9 năm 1965 và bắt đầu thực hiện ngày 20 tháng 10 tại Pleime và kết thúc tại Chuprong ngày 20 tháng 11. Danh xưng chính thức của kế hoạch được Tướng McChristian gọi là: chiến dịch Pleime-Chuprong; chỉ tội dân chúng không nhận ra thôi. Có lễ cần thêm một cụmg từ: chiến dịch Oanh Tập B-52 Pleime-Chuprong; nhưng rồi nói trắng ra như vậy lại có thể lật tẩy sự che đậy của xếp mình. Quả thật là một bí mật quân sự giữ kín nhất của Tướng Westmoreland. Thật tài tình!

NguyNguyễn Văn Tín
20 tháng 2 năm 2016

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu