Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II nhận thấy đã đến lúc phải tung ra lực lượng trừ bị để kết thúc trận chiến, nhất là đã biết rõ và nắm vững được yếu tố quân số theo đó đường rút lui chạy trốn của VC không còn lối nào khác là theo bờ sông Ia Drang và chúng cũng không còn có thể giở trò trống gì được, ngay việc tìm cách thoái triệt cho mau. Đồng thời Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II cũng muốn cho Lữ Đoàn thuộc SĐ1 KK/HK đã tham dự hành quân trong những điều kiện vô cùng gian khổ và ác liệt suốt 20 ngày trời phải chỉ thi hành một nỗ lưc phụ để có thể nghỉ ngơi cho nên đã giao nỗ lực chính cho Liên Đoàn Nhảy Dù Việt Nam trong giai đoạn 3 này. Nhiệm vụ của Liên Đoàn này là tấn công tiêu diệt những đơn vị VC đang tìm cách lẩn thoát, triệt hủy các căn cứ trú quân và trại huấn luyện VC trong vùng. Lữ Đoàn 3 của SĐ1 KK/HK chỉ giữ nhiệm vụ lùa địch tp phía đông vào vùng hành quân của Liên Đoàn Nhảy Dù và yểm trợ pháo binh. (Lữ Đoàn 3 được Lữ Đoàn 2 thay thế vào ngày 20-11-1965). Vùng hành quân được xác định trong khu vực giới hạn bởi Quốc lộ 19 ở phía Bắc, sông Ia Drang ở phía Nam và từ biên giới dàn về phía Tây trên khoảng 7 cây số. Cuộc hành quân khởi diễn chiều ngày 18-11-1965 và Liên Đoàn Nhảy dù đã được trực thăng vận xuống vùng hành quân ngay sau khi vừa được không tải từ Saigon ra. Riêng cuộc di chuyển chiến thuật này của gần hết toàn bộ Liên Đoàn Nhảy Dù, gồm có Bộ Tư Lệnh Liên Đoàn, Bộ Chỉ Huy hai Chiến Đoàn 1 và 2, Tiểu Đoàn 3, 5, 6, 7 và 8 cũng đã là một kỳ công. Đay là một cuộc không vận đại quy mô nhất nhưng cũng chu đáo và nhanh chóng nhất đã được thực hiện trên một chặng đường dài nhất trong một thời gian ngắn nhất với sự đóng góp của không lực Hoa Kỳ tại Việt Nam. Chỉ nội trong vòng mấy tiếng đồng hồ, năm Tiểu Đoàn Nhảy Dù đã từ mấy căn cứ xa nhau, từ Sàigon, Biên Hoà, Vũng Tàu, Phú Yên được tận trung đưa tới Pleiku. Tôi thành thật nhân tiện đây nhiệt liệt liệt tuyên dương công trạng của Phi Đoàn Phi Cơ Vận Tải C 130 về kỳ công này đá giúp cho Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II tung được lực lượng trừ bị vào đúng thời gian theo kế hoạch ấn định. Trong 10 ngày tính đến ngày 26-11, khi Liên Đoàn rút ra vùng tập trung chấm dứt hành quân, nhiều cuộc tiếp xuc đã xảy ra trong khoảng ba cây số hai bên bờ sông Ia Drang, đúnh như ước tính của ta về đường rút lui của địch. Tuy phần lớn các cuộc chạm địch đầu chỉ xảy ra với những đơn vị lẻ tẻ và mệt mỏi của địch, chứng tỏ địch đã tán loạn hàng ngũ, mạnh ai nấy chạy. Thảm cảnh của đơn vị VC trong những ngày này đã được kể lại trong những giòng nhật ký sau đây của một cán bộ cấp trung đội thuộc Trung Đoàn 32 VC:
Điểm đặc biệt trong giai đoạn này là các chiến sĩ Nhảy Dù đã nhiều lần gặp vũ khí địch vứt bỏ ở dọc đường hoặc khe suối, chứng tỏ binh sĩ địch đã bị mất tinh thần đến nỗi vứt cả súng mà chạy cho thoát thân. Cũng chính trong thời gian này mà một sĩ quan chính trị viên tên Bùi Văn Cường thuộc Trung Đoàn 33 của VC đã lợi dụng được cơ hội đơn vị bị tán loạn mà bỏ trốn ra đầu thú. Trận đánh lớn nhất trong giai đoạn này xảy ra lúc 14g40 chiều ngày 20.11.1965 tại phía Bắc sông Ia Drang. Nếu đứng về phương diện chiến thuật, trận này chỉ là kết quả tất nhiên của Liên Đoàn Nhảy Dù thì căn cứ vào diễn tiến và kết quả, trận đán là một trận hy hữu, chỉ có thể cắt nghĩa bằng số hẩm hiu của đơn vị VC đã tham dự trận chiến Pleime. Chiều ngay 18.11 đổ bộ thì sáng hôm sau 19.11, Chiến Đoàn Nhảy Dù chia làm hai cánh quân xuất phát về hướng tây với mục đích lùa địch, nhưng không để cho chúng một ngã nào để thoát. Nhiều lần chạm địch xảy ra nhưng không đáng kể. Sáng ngày 20.11, cánh quân trên của Tiểu Đoàn 3 Nhày Dù tiến xuống phía Nam để giao tiếp với cánh quân dưới của Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù nhưng để tránh những sự ngộ nhận đáng tiếc nếu cả hai cùng di chuyển nên cánh quân sau đã được lệnh dừng quân chờ đợi. Khi cánh quân trên đang tiến thì một lực lượng khoảng một Tiểu Đoàn VC lặng lẽ theo sau. Cánh quân trên tuy biết nhưng vẫn không phản ứng, tiếp tục tiến, đồng thời thông báo cho cánh quân sau. Khi quân bạn đã đi qua khu vực và các đơn vị VC đi theo đã xuất hiện, Tiểu Đoàn 6 chỉ việc nổ súng và đơn vị VC ở trong tình trạng lọt vào một ổ phục kích dàn hàng ngang trên đường tiến. Các chiến sĩ Nhảy Dù tham dự trận này đã kể rằng qua các chiến trận đã tham dự, chưa lần nào họ được bắn cho “sướng tay” như lần này, nhất là chỉ cần nằm ở vị trí mà nổ súng và nhìn địch lớp trước lớp sau ngã xuống. Một sự kiện khác cũng không kém phần hy hữu là Tiểu Đoàn 3 trong khi đã vượt qua vị trí của Tiểu Đoàn 6 lại cũng chạm với lực lượng khác của địch khoảng một đại đội. Cái may cho Tiểu Đoàn là đã nhờ dịp này không mắc vào cái thế bị “kiềm thủ kích vĩ”. Riêng trong hai cuộc đụng độ này, gần 200 xác địch đã được bỏ lại tại chỗ. Trong đêm 21 địch đã nhiều lần cố dương đông kích tây để lọt vào khu vực hòng nhặt xác nhưng do đó đã lại tư gây thêm cho mình một số tổn thất nhân mạng nữa. Riêng về các cơ sở VC, các Tiểu Đoàn trong Liên Đoàn Nhảy Dù đã phá hủy được 3 Trung Tâm Huấn Luyện và căn cứ trú quân tại đồi 185, YA 801080 và YA 797097 trong hai ngày kế tiếp 21 và 23-11-1965 cùng với một kho quân trang và 75 căn nhà. Cho tới ngày 24-11-65 thì các cuộc tiếp xúc với địch không còn nữa và giai đoàn 3 cuả trận chiến Pleime kết thúc lúc 18g45 ngày 26-11-1965 với: 265 VC chết tại chỗ và 10 VC bắt sống. ( Trích “Pleime, Trận Chiến Lịch Sử”)
Tài liệu tham khảo
|