Đại Tá Hal Moore Hiểu Nhầm Sứ Mạng Được Giao Phó tại Trận Ia Drang

Thật là bất ngờ khi khám phá ra Đại Tá Hal Moore hiểu nhầm sứ mạng được giao phó khi Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ được phái vào vùng rặng núi Chu Prong vào ngày 14 tháng 11 năm 1965. Ông tưởng lệnh là thi hành một sứ mạng tìm và diệt thông thường, trong khi sứ mạng thật sự là tạo nên một tác động thứ yếu nhằm hỗ trợ cho tác động chính thực hiện bởi cuộc hành quân Arc Light của các phóng pháo cơ B-52 sẽ tiêu diệt ba Trung Đoàn Bắc Quân – 32, 33 và 66 – tụ họp tại các vùng tập trung chuẩn bị tấn công trại Pleime lần thứ hai. Bằng cách thình lình xuất hiện tại chân rặng núi Chu Prong, Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ nhằm khuyến dụ Mặt Trận B3 đình chỉ cuộc tấn công để tạo đủ thì giờ cho B-52 oanh tạc cách hữu hiệu.

Ngày 10 tháng 11 năm 1965, Lữ Đoàn 3 Không Kỵ thành công dụ Mặt Trận B3 gom tụ lại ba trung đoàn vào các khu vực chuẩn bị tấn công trại Pleime lần thứ hai với một động tác nghi binh.

"Vào khoảng lúc này, Field Force Vietnam [General Larsen, IFFV Commander] yêu cầu sư đoàn di chuyển các cuộc hành quân của mình về phía đông Pleime nếu "không có thêm đụng độ mới nữa trong vùng phía tây". (General Kinnard, Pleiku Campaign, trang 67)

" Thế điều quân chuyển hướng từ tây sang đông là để khơi ngòi cho một quyết định gần sắp tới từ Bộ Tư Lệnh sư đoàn Bắc Quân [Mặt Trận B3"]." (General Kinnard , trang 73)

" Với các đơn vị Mỹ coi bộ rút lui về phía đông Pleime, quyết định là cố gắng lấy lại thế thượng phong với một cuộc tấn công. Lần này cũng lại là trại DSCĐ Pleime. Bộ tư lệnh sư đoàn [Mặt Trận B3"] ấn định ngày tấn công là ngày 16 tháng 11, và ra chỉ thị cho ba trung đoàn của sư đoàn. " (General Kinnard, trang 76)

Vào ngày 11 tháng 11, Trung Đoàn 66 nằm tại (trung tâm khối quanh YA 9104); Trung Đoàn 32 tại (YA 820072), và Trung Đoàn 33 tại (YA 940011). Chúng trở thành những mục tiêu ngon lành cho cuộc oanh tạc B-52.

Vì cần phải thông báo trước 72 tiếng, thời điểm sớm nhất thả bom xuống mục tiêu được ấn định vào lúc 16 giờ ngày 15 tháng 11 tại trung tâm khối lực lương địch quân tại (quanh YA8702).

Với ngày N tấn công ấn định vào ngày 16 tháng 11, địch quân có thể bắt đầu xuất quân vào ngày 14 tháng 11, cần phải tạo nên một thế nghi binh khuyến dụ Mặt Trận B3 đình chỉ tấn công để cho phép B-52 đủ thì giờ hành động. Ngày 15 thánh 11, Tướng Knowles và Đại Tá Brown ra lệnh cho Trung Tá Hal Moore sẵn sàng tung Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ vào vùng rặng núi Chu Prong để đánh lạc hướng địch đang chú tâm đi tấn công trại Pleime.

Dưới sự chỉ đạo của Tướng Knowles và Đại Tá Brown, Moore không thực hiện một thế tấn kích trực thăng vận vào bãi đáp X-Ray. Thế này là “tung một toán trinh sát lục lọi địch quân, tiếp sau là các tóan trung đội ghim địch tại chỗ khi có đụng độ, tiếp sau là các đơn vị trực thăng vận đổ xuống kết liễu địch quân”. (INTERIM REPORT OF OPERATIONS-1st CAVALRY DIVISION, trang 21). Thay vào đó, Moore thực hiện một thế nghi binh với ý định đánh lạc hướng chú ý bằng một cuộc tiền xạ bắn phá pháo binh trong 20 phút đồng hồ và với một cuộc đổ bộ một tiểu đoàn rầm rộ gồm một phi đội 16 chiếc trực thăng ngay lúc ban đầu.

Tướng Knowles và Đại Tá Brown cũng đã cẩn thận biết chắc chắn là địch quân không có súng phòng không để bắn hạ các trực thăng đổ bộ quân tại bãi đáp.

Địch đã mất gần hết các vũ khí cộng đồng trong đợt đầu. (Why Pleime, chương V)

Để tránh các toán quân địch hoảng sợ tản mát trốn chạy, cuộc đổ quân tiểu đoàn được cố ý thực hiện chậm chạp đến cả năm tiếng đồng hồ, từ 10 giờ 20 sáng đến 3 giờ chiều, mới hoàn tất.

Mưu kế đã thành công khiến Mặt Trận B3 đình chỉ tấn công trại Pleime và tung vào hai Tiểu Đoàn 7 và 9 thuộc Trung Đoàn 66 để đáp ứng với mối nguy cơ mới.

Anh Chu Huy Mân chính ủy, anh Đặng Vũ Hiệp chủ nhiệm chính trị và tôi ở sở chỉ huy cơ bản đang chỉ huy chuẩn bị cho đợt 2 hoạt động đánh mục tiêu ở gần Plây-me. Nhận được tin liên tiếp từ các hướng báo cáo về, Mỹ đă đổ quân, chúng tôi cho lệnh đ́nh lại việc đánh Chư Ho. (Tướng Nguyễn Hữu An, Chiến Trường Mới - Hồi Ức)

Ngày 15 tháng 11, biết chắc là địch quân chỉ xử dụng hai tiểu đoàn để phản công, Tướng Knowles và Đại Tá Brown thấy là sứ mạng nghi binh của Moore và Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ đã hoàn tất và lấy quyết địch thực hiện một cuộc hoán chuyển đơn vị, thay 1/7 Không Kỵ với hai Tiểu Đoàn 2/7 và 2/5 Không Kỵ.

Vào lúc 9 giờ 30 sáng cùng ngày 15 tháng 11, Đại Tá Brown, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Không Kỵ, quyết định thiết lập một bộ chỉ huy nhẹ tiền phương lữ đoàn tại bãi đáp X-Ray và dành quyền chỉ huy chiến trường. Không hiểu ý định của cấp trên, Trung Tá Moore từ chối nhường giao lại quyền chỉ huy. Ông kể lại (We Were Soldiers Once ... and Young, trang 202):

Khoảng 9:30 giờ, trước khi Trung Tá Tully tới nơi, Đại Tá Tim Brown đáp trực thăng xuống tham viếng mặt trận. Plumley nhớ lại: “Trung Tá Moore nghiêm chào Brown và nói, ‘tôi nói với đại tá là đừng có đến đây. Không an toàn! Brown nâng cổ áo lên và giơ con ó đại bàng lon đại tá vào mặt Moore và nói, ‘Xin lỗi ông nhé!” Dillon và tôi tường trình tình hình. Brown hỏi ông có nên ở lại X-Ray để thiết lập một bộ chỉ huy lữ đoàn nhẹ và điều động chiến trường không. Chúng tôi đưa ý kíến chống lại ý định đó. Tôi biết rõ vùng này, và Bob Tully và tôi rất ăn ý với nhau. Brown đồng ý.

Brown không áp đặt ý định. Tuy nhiên

Trước khi rời đi, Đại Tá Brown nói với chúng tôi rằng chúng tôi đã thi hành nhiệm rất chu đáo nhưng giờ này tiểu đoàn sung độ của Trung Tá Tully trên đường tới nơi cùng vớ hai đại đội của Tiểu Đoàn 2/7 Không Kỵ, rất có thể là ông rút chúng tôi khỏi X-Ray vào ngày hôm sau.

Vì lẽ coi bộ Moore không hiểu ám chỉ của Brown, vào khoảng 4 giờ 30 chiều, Chuẩn Tướng Knowles đáp xuống bãi đáp để phụ họa lệnh của Brown liên quan đến cuộc rút Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ. Moore viết nơi trang 210:

Khoảng độ nửa giờ sau khi chiến đoàn đặc nhiệm của Trung Tá Tully trở lui về X-Ray [4:30 giờ chiều] Chuẩn Tướng Richard Knowles gọi điện thoại xin phép đáp xuống bãi đáp.

(…)

Trước khi rời đi, Tướng Knowles nói với chúng tôi là có thể ông sẽ ra lệnh cho Đại Tá Tim Brown rút tiểu đoàn của tôi và các đơn vị tăng phái ra khỏi X-Ray vào ngày hôm sau và không vận chúng tôi trở về trại Holloway để dưỡng sức và tái trang bị.

Coi bộ uy lực của sư đoàn trưởng cũng không nặng ký hơn gì của lữ đoàn trưởng, và cần đến uy lực của một cấp bậc cao hơn nữa, của Tướng William DePuy, Tham Mưu Trưởng MACV. DePuy ra lệnh cho Moore phải trình diện Bộ Tư Lệnh MACV tại Sài Gòn vào ngày hôm sau. Ông ra lệnh vào lúc 9 giờ tối. Sổ Nhật Ký Ban3/IFFV, Nhatrang ghi ngày 15 tháng 11:

- 21:05G: 1st Cav (Col Beaty) Lt Col Moore sẽ tới Saigon 1130G sáng (để tường trình Gen DePuy).

Qua chính lời kể của ông, Moore coi bộ vẫn cứ hiểu nhầm ý định của cấp trên:

Khoảng giữa đêm [Ngày 15 tháng 11] Trung Tá Edward C. (Shy) Meyer, sĩ quan thừa hành Lữ Đoàn 3, chuyển đạt một thông tin động trời đến tôi: Bộ Tư Lệnh Tướng William Westmoreland muốn tôi “rời bãi đáp X-Ray sáng ngày hôm sau để đến Sài Gòn trường trinh cho ông và ban tham mưu về trận đánh.” Tôi không thể nào tìn được là mình được lệnh ra khỏi chiến trường khi trận chiến chưa chấm dứt! Tôi phân vận sao cấp sư đoàn và lữ đoàn lại không ngăn chận một lệnh không thể hiểu nổi như vậy trước khi nó tới tay tôi. Chỗ đứng của tôi rõ ràng là sát cánh bên quân lính mình.

Đại Tá Moore có dịp lên tiếng phát biểu lời phản đối của mình. Ông viết nơi trang 217:

Khoảng 1:30 giờ sáng, tôi gọi Trung Tá Shy Meyer và phát biểu lời phản đối kịch liệt lệnh trên. Tôi nói rất rõ ràng là và chỗ đứng của tôi là cạnh quân lính tôi – rằng tôi là người đầu tiên của tiểu đoàn đặt chân vào bãi chiến trường giết chóc khốc liệt này và rằng tôi quyết tâm là người sau chót cuả tiểu đoàn rời đi. Chấm hết. Tôi không nghe gì thêm về vấn đề này nữa.

Đáng chú ý là lệnh được chuyển giao tới Moore không thẳng từ Đại Tá Brown, mà là qua Trung Tá Meyer, sĩ quan thừa hành Lữ Đoàn 3 Không Kỵ.

Moore không hiểu là tuy trận chiến này chưa chấm dứt , nhưng sứ mạng nghi binh của tiểu đoàn đã hoàn tất, và để trận chiến tiếp tục sang các giai đoạn kế tiếp, tiểu đoàn ông cần được rút ra vào ngày hôm sau bất luận cùng với hay không cùng với ông.

Lý do Moore ‘không nghe gì thêm về vấn đề này nữa’ là vì ông đã nói với Meyer hay ám chỉ cho Meyer hiểu là ông không phản đối rút tiểu đoàn ông ra trong khi trận chiến đã tiếp diễn vào ngày hôm sau miễn là ông được phép là ‘người sau chót của tiểu đoàn rời đi’.

Dù sao thì việc triệt thoái Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ cùng với Đại Đội B/2/7 Không Kỵ được loan báo khoảng 11 giờ trưa ngày 16 tháng 11 như Sổ Nhật Ký Ban 3/IFFV ghi nhận:

- 1:00G: 1st Cav Adv Maj Boyle – Lúc 0735G 2/7 giễt 8 VC đếm xác, khoảng 100 chết trong vùng. 1/7 và B/2/7 sẽ được bốc xuất về trại Holloway khi đụng độ với địch ngưng. Không biết khi nào

Và vào lúc 11:35G:

- 11:35G: 1st Cav Maj Turner – (mật mã) – Kế hoạch hiện tại bốc xuất 1/7 và B/2/7 hôm nay, lui lại 2000 thước tới tuyến phòng thủ.

Về phía Trung Tá Moore, ông viết nơi trang 229:

Lúc 10:40 sáng, với hai tiểu đoàn mới mẻ – Tiểu Đoàn 2/5 Không Kỵ của Bob Tully và Tiểu Đoàn 2/7 Không Kỵ của Bob McDade – đã hiện diện tại hoặc đang đổ bộ vào X-Ray, Đại Tá Tim Brown ra lệnh cho các chiến binh mệt mỏi còn sống sót của Tiểu Đoàn 1/7 của tôi chuẩn bị rút đi để dưỡng sức. Brown cũng nói với chúng tôi là Đại Đội B/Tiểu Đoàn 2 của Đại Úy Myron Diduryk và trung đội thuộc Đại Đội A/Tiểu Đoàn 2 của Trung Úy Sisson, từng chiến đấu bên cạnh chúng tôi, cũng sẽ hưởng cơ hội dưỡng sức và tái trang bị. Chúng tôi sẽ chuyển vận bằng trực thăng Huey tới bãi đáp Falcon, và từ đó dùng trực thăng CH-47 Chinook bay tới Trại Halloway tại Pleiku.

Cũng may là hiểu nhầm của Trung Tá Hal Moore không phương hại gì đến diễn tiến trận đánh và thông qua cách ổn thỏa không ai bị bỉ mặt.

Tướng Knowles tiết lộ chủ đích cho đổ bộ các toán quân Không Kỵ tại LZ X-Ray ngày 14 tháng 11 là “Chộp con hổ đằng đuôi” và đập đầu nó với oanh tập B-52 từ ngày 15 đến 16 tháng 11. Ông cũng giải thích lý do rút quân ra khỏi LZ X-Ray ngày 17 tháng 11 và di chuyển quân tới LZ Albany là để “nắm lấy đuôi hổ từ một hướng khác” đồng thời tiếp tục đập đầu nó với bom B-52 từ ngày 17 đến 20 tháng 11.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 17 tháng giêng năm 2016

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu