Hành Quân Pleime-Chuprong Oanh Tập B-52

- Có cuộc hành quân nào mang tên “Operation Pleime-Chupong B-52 Strike” không”?

= Có. Đó là tên mật mã gán cho cuộc hành quân oanh tập B-52 xử dụng trong việc hỗ trợ tác chiến của Sư Đoàn 1 Không Kỵ hành quân tại thunh lũng Ia Drang vào tháng 11 năm 1965 (Air Force Historical Studies Office:

These B-52s were used primarily in saturation bombing of Viet Cong base areas, but later they were used in direct tactical support of […] the First Cavalry Division’s fight in the Ia Drang Valley.

- Ai chọn đặt cái tên đó?

= Chuẩn Tướng J.A. McChristian, Trưởng Phòng Tình Báo J-2/MACV, khi ông soạn thảo bản báo cáo, Intelligence Aspect of Pleime/ Chu Pong Campaign (20 October to 20 November 1965).

Tướng McChristian nói là chiến dịch bắt đầu tại Pleime vào ngày 20 tháng 10 (trang 6):

Căn cứ Chu Prong được biết là đã được tạo lập lâu trước cuộc tấn công Pleime và Ban 2 MACV đã chấm lấy vùng này để nghiên cứu vào tháng 9 năm 1965 như là có thể làm mục tiêu cho B-52.

và ông chỉ cho thấy trên bản đồ B-52 thả bom chỗ nào tại Chuprong ngày 18.

Danh xưng này chỉ dùng trong nội bộ COMUSMACV; ngoài ra ̣(CINCPAC, JGS, Defense Department, State Department), thì được gọi là oanh tập B-52 yểm trợ tác chiến cho cuộc hành quân Silver Bayonet I tại Thung Lũng Ia Drang. it is called the Arc Light operation in tactical support of Operation Silver Bayonet I at Ia Drang Valley.

- Có thể tìm đọc bản báo cáo này ở đâu?

= Tại The US Army Heritage & Education Center - The US Army, Military History Institute - The US Army War College Library, Carlisle, PA 17013.

- Các cuộc hành quân oanh tập B-52 tiên khởi trong cuộc chiến Việt Nam được biết đến là các cuộc hành quân nào?

= Cuộc hành quân đầu tiên tên mã Arc Light I xảy ra ngày 1/8 tháng 6 năm 1965 (MACV: The Years of Escalation, 1962-1967):

The first B-52 raid, code-named Arc Light I, took place on 18 June [1965], against a suspected concentration of Viet Cong troop concentration in War Zone D, forty miles north of Saigon.

= cuộc hành quân Ho Bo Woods Arc Light được trù định vào ngày 17 tháng 9 năm 1965 nhưng không thực hiện vì bị Bộ Ngoại Giao ngăn cấm (General Westmoreland’s history notes):

Saturday 18 September: We had hoped to have a B-52 strike on the morning of 17 September to support an operation of the 173d Brigade but at 11 p.m. the evening before it was cancelled. The strike was requested based on some excellent intelligence and I took a personal interest to insure that a nearby village would not endangered. We were under the impression that strike had been approved and had planned accordingly until we heard that the State Department had disallowed it.

= cuộc hành quân Arc Light đầu tiên dùng hỗ trợ tác chiến cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ tại thực hiện cuộc hành quân Silver Bayonet I Thung Lũng Ia Drang vào tháng 11 năm 1965 (với mạc danh 'Pleime-Chupong Campaign').

= cuộc hành quân Arc Light thứ hai dùng hỗ trợ tác chiến cho cuộc hành quân Harvest Moon của Thủy Quân Lục Chiến vào tháng 12 năm 1965 (Harvest Moon operation Dec 1965):

On the afternoon of the 11th, Platt was visited by Brigadier General William DePuy, General Westmoreland's J-3, who suggested that USAF B-52s from Guam could strike the objective area before the Marines entered. General Platt accepted the offer and the first of several B-52 raids occurred on the morning of the 12th.

= và cuộc hành quân Niagara Arc Light nổi tiếng nhất tại Khe Sanh năm 1968.

Tuy nhiên, Bộ Tư Lệnh MACV thật sự thực hiện một số lượng khá lớn các cuộc oanh tập B-52 trong năm 1965: một phi vụ trong tháng 6, 6 phi vụ trong tháng 7, 10 phi vụ trong tháng 8, 20 phi vụ trong tháng 9, 23 phi vụ trong tháng 10, 39 phi vụ trong tháng 11, và 39 phi vụ trong tháng 12 (Project CHECO report, Arc Light 1965-1966, 15 Sep 67).

- Cuộc Hành Quân Pleime-Chuprong Oanh Tập B-52 khác các cuộc hành quân oanh tập B-52 hỗ trợ tác chiến ra sao?

Hai điểm khác biệt:

= Một, trong các trường hợp chung, Bộ Tư Lệnh MACV điều nghiên kế hoạch rồi thông báo cho Tư Lệnh Quân Đoàn Việt Nam khi thực hiện oanh tập; trong khi trong trường hợp cá biệt này, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II điều nghiên kế hoạch và thông báo cho Bộ Tư Lệnh MACV thời điểm thi hành oanh tập.

= Hai, trong các trường hợp chung, mục đích oanh tập hoặc mang tính cách chiến lược đánh phá các căn cứ địch quân, hoặc mang tính các chiến thuật hỗ trợ cho các đơn vị bộ chiến; trong khi trong trường hợp cá biệt này, oanh tập B-52 được xử dụng làm chủ lực, hỗ trợ bởi bộ chiến.

- Ai là chủ mưu cuộc hành quân Pleime-Chupong oanh tập B-52?

= Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II. Ông cung cấp khái niệm hành quân và tình báo của toàn bộ cuộc hành quân. Ông phối hợp một toán hành quân gồm Chuẩn Tướng William DePuy, J-3/MACV, Thiếu Tướng Richard Larsen, IFFV Commander, và Chuẩn Tướng Richard Knowles, 1st Air Cavalry Division Forward Commander. ChuẩnTướng DePuy phối hợp với cơ quan SAC trong việc thực hiện các cuộc oanh tập B-52. Việc điều quân của các đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ trong giai đoàn chuẩn bị (hành quân Long Reach) do Chuẩn Tướng Knowles, 1st Air Cav Div Forward Commander (chỉ huy hành quân) đảm nhiệm và Thiếu Tướng Larsen, IFFV Commander (chỉ đạo hành quân) đảm nhiệm. Cuộc hành quân được giảm sát chặt chẽ bởi General Westmoreland tại MACV và bởi Tướng Nguyễn Đức Thắng và Tướng Nguyễn Hữu Có (Trưởng Ban J3 và Phụ Tá Đặc Trách Hành Quân) tại Bộ Tổng Tham Mưu.

- Cuộc hành quân được thực hiện dưới phương thức nào?

= Phương thức của cuộc hành quân được Quân Đoàn II đề xướng: liên hợp về mặt tình báo và sinh hoạt hỗ trợ, chia sẻ về mặt khái niệm hành quân và kết quả, riêng rê về mặt vùng hành quân, chỉ huy, điều quân và trừ bị (Why Pleime, chapter VIII):

In phase III, the operations had been conducted through a close cooperation between ARVN and US Forces: that was the latest procedure ever put into application since the second World War. It is characterized by: Joint intelligence and support activities; Commonly-shared concept of operations and results; Separate TAOR; Separate command; Separate deployment of forces; Separate conduct of activities; Separate reserve.

- Tình trạng làm việc chung của toán hỗn hợp Việt-Mỹ ra sao?

= Theo Tướng Westmoreland, “Sự hữu hiệu của nỗ lực khéo tổ chức, ăn khớp mật thiết, cộng tác phối trí chung quả là hiếm thấy trong chiến tranh hiện đại.” (Why Pleime, Preface). Ông nắm quyền trong vấn đề này bằng cách không để cho phía bên nào lấn át phía bên kia (General Westmoreland’s History Notes):

Sunday 17 October- I was concerned about reports that General Vinh Loc of II Corps was proceeding on his own without coordinating with American forces.

Ông cũng ngăn ngừa các hành vi tiếm quyền (General Westmoreland’s History Notes):

Saturday 6 November- During the course of the day I had a chance to talk to General Larsen, Colonel Mataxis and General Kinnard. I congratulated General Kinnard on the successes being achieved by elements of his division in Pleiku and made the passing observation that they were apparently getting over their prima donna complex.

- Tướng Westmoreland giám sát việc thực hiện cuộc hành quân này đến mức độ nào?

= Trong suốt chiến dịch Pleime-Chupong, Tướng Westmoreland thăm viếng thường xuyên các bộ tư lệnh cấp quân đoàn, sư đoàn, lữ đoàn và tiểu đoàn – để nắm vững tình hình tại mọi thời điểm (General Westmorland’s History Notes (29 August-29 November 1965)"): ngày 19 tháng 10, các sĩ quan thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ; ngày 28 tháng 10, Trung Tá Colonel Clark, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Không Kỵ; ngày 31 tháng 10, Tướng Larsen, IFFV; ngày 6 tháng 11, Tướng Kinnard, Sư Đoàn 1 Không Kỵ; ngày 18 tháng 11, Trung Tá Hal Moore, Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ, và Đại Tá Tim Brown, Lữ Đoàn 3 Không Kỵ, cùng Tướng Vĩnh Lộc, Quân Đoàn II và Tướng, IFFV; ngày 25 tháng 11, Chiến Đoàn Dù Việt Nam, và Lữ Đoàn 2 Không Kỵ tại Đức Cơ.

Sau khi chiến dịch chấm dứt, Tướng Westmoreland phác họa cách chuẩn xác các nét đại cương của chiến dịch (Preface, Why Pleime):

Đối với việc xử dụng các lực lượng phối hợp, trận đánh Plei Me là một trường hợp điển hình. Các thành quả nổi bật của các giai đoạn sau có thể, có lẽ, không bao giờ thể hiện được nếu như không có đầu óc thẩm định và con mắt nhìn xa của giới lãnh đạo Việt Nam. Nỗ lực chuẩn bị tiên khởi trên chiến trường, mở đường cho việc xử dụng Sư Đoàn 1 Không Kỵ, đã do các lực lượng Việt Nam hoàn thành. Cũng vậy, thành quả khai thác của giai đoạn chót đã do Lữ Đoàn Dù Việt Nam phần lớn hoàn thành. Sự hữu hiệu của nỗ lực khéo tổ chức, ăn khớp mật thiết, cộng tác phối trí chung quả là hiếm thấy trong chiến tranh hiện đại.

- Tướng William DePuy có thảo một bản báo cáo sau trận đánh cho cuộc hành quân này không?

= Không như Tướng McChristian, Trưởng Phòng J-2/MACV, Tướng DePuy coi bộ không để lại một bản viết nào ghi lại sự tham dự của ông trong cuộc hành quân Pleime-Chuprong oanh tập B-52 .

Sự kiện này, cùng với sự câm lặng của Tướng Westmoreland về hành động oanh tập B-52 tại Chuprong trong các các bản Ghi Chép Lịch Sử, khiến cho các sử gia kết luận là không có một cuộc hành quân do một toán hỗn hợp Việt (Đại Tá Hiếu) – Mỹ (Chuẩn Tướng DePuy) điều nghiên như vậy.

- Có tài liệu chính thức nào ghi xuống đích danh sự can dự của Tướng DePuy trong cuộc hành quân không?

= Có, trong Nhật Ký Ban 3 /IFFV (Nhật Ký Ban 3 /IFFV, 15/11/65):

- 10:30G: MAVC J3 (Gen DePuy) Gen DePuy gọi Col Barrow và hỏi Arc Light đã được thông qua với Tư Lệnh QĐ II chưa. Col Barrow trả lời rồi, Tư Lệnh QĐ II đã chấp thuận Arc Light. Đồng thời DePuy muốn biết nếu đơn vị của 1st Cav đã nhận giới hạn áp đặt lúc 151600G cấm không được vượt qua phía tây của lằn rang ô vuông YA chưa. Col Barrow thông báo Gen DePuy là 1st Cav đã đáo nhận giới hạn và sẽ tuân theo. Gen DePuy đích thân thay đổi đồ hình mục tiêu. Gen DePuy nói đây là một cuộc oanh kích loại này mau lẹ nhất chưa từng thực hiện.

- Có thể tìm thấy kế hoạch này ở trong tài liệu nào?

= Trước tiên, trong bản báo cáo Intelligence Aspect of Plei Me/Chu Pong Campaign của Tướng McChristian, trong đó cho thấy thời khóa biểu các sinh hoạt phối hợp giữa oanh tập B-52 và Sư Đoàn 1 Không Kỵ khởi sự từ đầu tại Pleime cho đến cuối cùng tại Chuprong. Và thứ đến, trong cuốn sách Why Pleime và Pleime, Trận Chiến Lịch Sử của Tướng Vĩnh Lộc, trong bản tường trình Pleiku Campaign của Tướng Kinnard, và trong Nhật Ký Ban 3/IFFV của Tướng Larsen, trong đó mô tả các khía cạnh khác nhau về cuộc hành quân phối hợp oanh tập B-52-Sư Đoàn 1 Không Kỵ.

- Kế hoạch tiên khởi của hành quân oanh tập B-52 tại Chuprong là gì?

= Kế hoạch tiên khởi được điều nghiên từ thang 9 năm 1965, một tháng trước khi trại Pleime bị vây hãm (Intelligence Aspect of Pleime/ Chu Pong Campaign, page 6):

The Chu Pong base was known to exist well prior to the Pleime attack and J2 MACV had taken this area under study in September 1965 as a possible B-52 target.

Kế hoạch điều nghiên tính chất khả thi của việc xử dụng oanh tập B-52 để tiêu diệt ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 Bắc Việt – xâm nhập xuống Miền Nam, khi chúng kết tụ lại tại các vùng tập trung tại chân rặng núi Chuprong để chuẩn bị tấn công trại Pleime một lần nữa. Mặt Trận B3 trù tính khởi đầu tấn công vào tháng 12 năm 1965: Trung Đoàn 32 đã hành quân tại vùng Cao Nguyên từ đầu năm; Trung Đoàn 33 bắt đầu hoạt động vào tháng 9; và Trung Đoàn 66 sẽ tiến vào chiến trường vào giữa tháng 11.

Do vậy cuộc hành quân tiên khởi mang tên Chupong operation (Forward, Intelligence Aspect of Pleime/Chupong Campaign):

When it became apparent that during the Chu Pong Campaign a sizeable battle was in the making, the ACofS, J2, requested the field forces to maintain accurate records of actions taken and results thereof for inclusion in an after action report.

được trù tính xảy ra vào tháng 12 năm 1965.

- Tại sao cuộc hành quân được cải danh thành Pleime-Chupong campaign?

= Khi Mặt Trận B3 lấy quyết định tấn công trại Pleime sớm hơn theo trù tính vào ngày 20 tháng 10 với chỉ duy hai Trung Đoàn 32 và 33 trong khi Trung Đoàn 66 còn rong ruổi trên đường mòn Hồ Chí Minh, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II và chì hoãn xử dụng trải thảm bom B-41 chờ cho Trung Đoàn tới nơi và điều chỉnh kế hoạch theo các điều kiện mới. Giờ thì kế hoạch gồm hai giai đoạn. Giai đoạn Pleime: ngăn cấm địch lấn chiếm trại Pleime; và giai đoạn Chuprong: đẩy lui hai trung đoàn tấn công trở về Chuprong. Giai đoạn Chuprong đưa thêm vào vai trò yểm trợ do Sư Đoàn 1 Không Kỵ đảm trách thu gom và ghim các đơn vị địch quân thành các mục tiêu khả dụng cho các oanh kích B-52.

Ngày 27 tháng 10, khi hành quân Dân Thắng 21 kết thúc, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II giao cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ trọng trách thực hiện cuộc hành quân Long Reach (Trường Chinh), gồm hai cuộc hành quân nối tiếp nhau: All the Way do Lữ Đoàn 1 Không Kỵ đảm nhận từ 27 tháng 10 đến 9 tháng 11, và Silver Bayonet I do Lữ Đoàn 3 Không Kỵ đảm nhận từ 9 đến 17 tháng 11. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II nắm phần chỉ đạo hành quân qua tay Tướng Larsen, Tư Lệnh IFFV.

Các toán quân đã được sắp đặt cách nào để trở thành mục tiêu cho B-52 nhắm bắn được?

= Trước tiên, sau khi các toán quân tấn công rút lui về Chuprong, và biết rằng địch quân ước muốn trả thù (Pleime, Trận Chiến Lịch Sử, trang 94):

Cuộc hành quân Dân Thắng 21 chấm dứt, trại Pleime vững mạnh trở lại, nhưng trong số hai Trung Đoàn V.C. đã tham dự, ta mới gây cho chúng được hơn 400 tổn thất nhân mạnh. Sự rút lui của địch là một chủ trương sáng suốt và hợp lý của BCH mặt trận V.C. nhưng địch sẽ tìm cách rửa hận và vì trại Pleime hẻo lánh còn là một cái gai trước mắt.

Quân Đoàn II giữ trại Pleime dưới trách nhiệm của mình ngõ hầu trại vẫn coi vẻ yếu ớt và dễ đánh chiếm, và như vậy địch vẫn ham muốn nuốt chửng (G3 Journal/IFFV, 10/30/65):

- 00:50H: II Corps (Major Black) - At 292350 Col Williams called Col Hieu, CofS II Corps. II Corps requested that 1st Cav TAOR be extended to include the Plei Me area except the camp itself. From present line on NS grid line ZA14 east to NS grid line AR77, on EW grid line ZA/AR15, south on AR77 to EW grid line 00, then west to NW grid line ZA14. Col Buchan, Gen Knowles, Col Williams and Col Mataxis agree.

= Thứ đến, sau khi Lữ Đoàn 1 Không Kỵ thành công thu gom hai Trung Đoàn 32 và 33 trở lui về Chuprong, Lữ Đoàn 3 Không Kỵ được lệnh hoán đổi hướng hành quân từ tây về đông để khuyến dụ ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 kết tụ lại tại các khu vực tập trung để chuẩn bị tấn công trại Pleime lần thứ hai (Pleiku Campaign, page 67, 76, 76):

By this time Field Force Vietnam had asked the division to consider moving this operations east of Pleime.

The movement and shift in emphasis from west to east was to further stimulate a forthcoming decision from the NVA division headquarters.

With American units seemingly withdrawing to the east of Pleime, the decision was to attempt to regain its early advantage with an attack. The target once again was the Pleime CIDG Camp. The division headquarters set the date for attack at 16 November, and issued orders to its three regiments.

= Sau cùng, do phải thông báo phi đoàn 52 trước 72 tiếng, các đợt oanh tập B-52 đầu tiên chỉ có thể trù định sớm nhất là vào ngày 15 tháng 11, khi đó thì các đơn vị Bắc Quân đã xuất quân ra khỏi các khu vực tập trung, cần phải thiết lập một thế nghi binh để ghìm các mục tiêu lại. Do đó, vào ngày 14 tháng, Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ được đổ bộ xuống chân rặng núi Chuprong, sát kề vị trí của Trung Đoàn 66 là chủ lực trong cuộc tấn công thứ hai. Tiểu đoàn này cũng được sắp xếp rút ra khỏi bãi đáp vào ngày 16 tháng 11 để oanh tập B-52 lên đầu các vị trí của các đơn vị thuộc Trung Đoàn 66 tại quanh vùng bãi đáp X-Ray ngày 17 tháng 11.

Tướng Knowles tiết lộ chủ đích cho đổ bộ các toán quân Không Kỵ tại LZ X-Ray ngày 14 tháng 11 là “Chộp con hổ đằng đuôi” và đập đầu nó với oanh tập B-52 từ ngày 15 đến 16 tháng 11. Ông cũng giải thích lý do rút quân ra khỏi LZ X-Ray ngày 17 tháng 11 và di chuyển quân tới LZ Albany là để “nắm lấy đuôi hổ từ một hướng khác” đồng thời tiếp tục đập đầu nó với bom B-52 từ ngày 17 đến 20 tháng 11.

Tóm lại, cuộc hành quân Pleime-Chuprong oanh tập B-52 được thực hiện qua năm nước đi: 1/ ngăn chận cuộc tấn công tại Pleime; 2/ đẩy lui cuộc tấn công về Chuprong; 3/ thu dọn và ghìm các mục tiêu; 4/ thả bom; và 5/ đánh dứt điểm. Cuộc hành quân kéo dài 38 ngày và 38 đêm từ đầu chí cuối.

Yếu tố then chốt khiến cuộc hành quân Pleime-Chuprong oanh tập B-52 thành công vượt bực là gì?

= Thành quả của chiến dịch Pleime-Chuprong oanh tập B-52 là nhờ vào nắm được tình báo chính xác và tức thời về tình hình quân sự của địch (Pleime, Trận Chiến Lịch Sử, trang 94):

Trận chiến từ giai đoạn hai và ba cũng mang thêm một sắc thái chưa từng có từ trước tới nay vì ngót 20 năm rồi, khi còn chiến tranh Việt Pháp, chưa mấy khi các cuộc truy kích đã được đề cập tới sau mỗi lần địch xuất hiện và nếu có thực hiện được cũng không đem lại kết quả gì đáng kể. Cho nên lần này ý chí quyết không để cho địch chạy thoát, cộng với sự nắm vững tình hình địch đã làm cho trận chiến phát triển đến một mức độ và quy mô tối đa đồng thời đem lại những chiến công lớn nhất từ trước đến nay của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh.

Tình báo này có được qua một phương pháp đặc biệt: kiểm thính các liên lạc bạch thoại bằng tiếng Quan Thoại giữa các Cố Vấn Tàu. Hế thống máy móc kiểm thính được cung cấp bởi chính phủ Đài Loan từ thời chính phủ Ngô Đình Diệm (Pleime, Trận Chiến Lịch Sử, trang 124):

Các hành lang thiên nhiên mà Tướng Delange đã bao lần nhắc nhở đến vào năm 1951 sẽ không hiệu nghiệm nếu không có xứ chùa Tháp, nếu không có gạo Biển Hồ, nếu không có sự che đậy giả tạo của các cố vấn Trung Cộng được ở đầy đủ tiện nghi quanh thành phố Nam Vang, nếu không có liên lạc hoàn bị điện thoại, điện tín mật thiết giữa Nam Vang và Hà Nội.

Các Cố Vấn Tàu, cũng được đặt để trong các lực lượng Bắc Quân tại cấp trung đoàn, nói chuyện tự do với nhau trên các đài vô tuyến, mà không hề hay biết là bị các toán tình báo Việt Nam nghe lóm. Nguồn tin tình báo này cho phép Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II biết được tất cả mọi toan tính của Mắt Trận B3 cách chính xác và tức thời và theo đó trù liệu thời điểm đợt đầu oanh tập B-52 vào lúc 1600 giờ ngày 15 tháng 11 và đặt để Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ tại chân rặng núi Chuprong ngày 14 tháng 11 để ghim các mục tiêu cho các oanh kích B-52.

Không như các trường hợp hành quân oanh tập B-52 khác, các tổn hại gây nên bởi các oanh kích B-52 không được lượng tính bằng cách tung các toán quân bộ chiến vào các vùng oanh kích. Con số tổn hại được cung cấp bởi nghe ngóng các bản báo cáo tổn hai của chính các Cố Vấn Tàu. Chính vì vậy mà Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II hết sức chắc chắn là địch đã tổn thất 2/3 lực lượng sau hai ngày oanh kích B-52 vào ngày 17 tháng 11 (Why Pleime, chapter VI) :

The intelligence estimate on enemy capabilities, made on 17 November indicated that nearly 2/3 of their strength had been wiped off through the engagements in Phases I and II.

và tung Chiến Đoàn Dù vào Iadrang để kết thúc cuộc hành quân.

Thành quả của cuộc hành quân Pleime-Chuprong oanh tập B-52 ra sao?

= Tướng McChristian ghi nhận trong bản báo cáo (Intelligence Aspect of Plei Me/Chu Pong Campaign, trang 67):

Trong thời kỳ giữa 15 và 22 tháng 11 có 14 vụ oanh tập B-52 được thực hiện trong vùng các cuộc hành quân hỗ trợ cho Hành Quân Silver Bayonet. Đây là cuộc hành quân lần đầu tiên xử dụng cho tác chiến của B-52, và một tổng cộng của 76 phóng pháo cơ B-52 thả khoảng chừng 3900 – 750 lb trái bom trong quanh vùng căn cứ Chu Prong. Một lời khai của một tù binh Việt Cộng sau này cho biết là Tiểu Đoàn 1 và Tiểu Đoàn 2 của Trung Đoàn 32 hứng chịu 33% tổn thất trong cuộc đụng độ, phần đông là do tác động của các oanh tập B-52

Cần ghi chú là Tướng McChristian cẩn thận che đậy nguồn tình báo kiểm thính bằng chỉ điểm nguồn từ lời khai của một tù binh Việt Cộng trong trường hợp này, hay từ các tài liệu tịch thâu được trong các trường hợp khác (Intelligence Aspect of Plei Me/Chu Pong Campaign, page 41):

On 9 November 1965, a captured document listed the following casualties for the 33rd Regiment.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 13 tháng 3 năm 2016

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu