Không Có Thì Giờ Suy Nghĩ: Đại Tá Moore Tại Ia Drang

Trong ba ngày 14-16 tháng 11 năm 1965, Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ đánh một trận chiến trên vùng Cao Nguyên Việt Nam. Trận này thay đổi tận căn rễ đặc tính của cuộc chiến. Đây cũng là một cuộc giao tranh đẫm máu nhất của cuộc chiến – bốn ngày giao tranh khiến Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ hứng chịu một tỉ lệ tổn thất cao hơn bất cứ một lữ đoàn nào của Quân Đội Liên Ban tại Gettysburg.

Ngày 6 tháng 2 năm 1965, một lực lượng Việt Cộng tấn công vào khu trại Cố Vấn Mỹ tại Pleiku khiến cho 8 lính Mỹ chết và hơn 100 bị thương. Đây là một cuộc leo thang cuộc chiến nghiêm trọng. Từ trước tới giờ, bản chất can dự của Mỹ thu hẹp trong những cuộc hành quân nhỏ chống phiến loạn của Lực Lượng Đặc Biệt và cố vấn quân sự trên toàn quốc. Những cuộc hành quân này chính yếu nhằm chận đứng dân địa phương hỗ trợ Việt Cộng và giúp dân làng tự bảo vệ lấy mình.

Đáp ứng lại, Tướng William C. Westmoreland, Tư Lệnh các Lực Lượng Mỹ tại Nam Việt Nam, xin và được chuẩn y cho một tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến bảo vệ căn cứ không quân tại Pleiku. Tháng 4, ông xin thêm hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến và xin phép chuyển từ phận vụ phòng ngự sang tích cực lùng kiếm giao tranh với Việt Cộng. Các lính Thủy Quân Lục Chiến, cộng với lính của Lữ Đoàn 173 Dù và một sư đoàn trực thăng vận, Sư Đoàn 1 Không Kỵ, được huy động và trải dàn tại Việt Nam mùa hè năm 1965. Vào cuối tháng 8, Sư Đoàn 1 Không Kỵ di chuyển lên căn cứ cố định tại An Khê trên vùng Cao Nguyên Việt Nam.

Đồng thời, Tướng Bắc Việt Chu Huy Mân, Tư Lệnh Mặt Trận Dã Chiến Tây Nguyên, ra lệnh chuẩn bị một cuộc tổng tấn công để dành lấy phần kiểm soát một phần đất rộng lớn của vùng Cao Nguyên (các tỉnh lỵ Kontum, Pleiku, Bình Định và Phú Bổng) khỏi tay chính phủ Nam Việt Nam. Các mục tiêu của ông là triệt hủy các trại Lực Lượng Đặc Biệt tại Plei Me, Dak Sut, và Đức Cơ và các thủ phủ tiểu khu của chính phủ Sài Gòn tại Lệ Thanh, và chiếm cứ thành phố Pleiku. Để hoàn thành các phận vụ này, ông có trong tay ba trung đoàn quân chính quy Bắc Việt, 32, 33 và 66.

Vào giữa tháng 10, không bao lâu sau khi Sư Đoàn 1 Không Kỵ dọn vào căn cứ tại An Khê, Tướng Mân phát động chiến dịch của ông với một cuộc tấn kích vào trại Lực Lượng Đặc Biệt tại Plei Me. Cuộc tấn công này, do các trung đoàn 32 và 33 thi hành, không thành công, phần lớn vì lính Mỹ khéo xử dụng yểm trợ phi pháo. Các trung đoàn của Tướng Mân rút lui về biên giới Căm Bốt, sau khi khơi động ổ ong hoạt động về phía Mỹ đáp ứng. Trong hai tuần lễ kế tiếp, các quân lính của Lữ Đoàn 1 Không Kỵ truy kích và sách nhiễu các đơn vị tháo lui Bắc Việt trong các cuộc hành quân ráo riết truy lùng và tiêu diệt và trinh sát.

Vào cuối tháng 10, Thiếu Tướng Harry W.O. Kinnard, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ, thấy rõ là các lực lượng Bắc Việt bị Lữ Đoàn 1 Không Kỵ truy đuổi đang có cơ nguy lẻn thoát qua biên giới Căm Bốt, chỉ cách Plei Me có 23 dậm. Ông chú tâm tới rặng núi Chu Prong, một cao điểm ghồ ghề và xa xôi nằm vắt qua biên giới Việt Miên – đặc biệt là vùng giữa các chân đồi của rặng núi phía bắc sông Ia Drang – và ra lệnh cho Đại Tá Tim Brown, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Không Kỵ, lục xạo phía tây hướng tới biên giới Căm Bốt.

Vào lúc này, Tướng Mân đang nỗ lực gỡ gạt cho các mất mát nặng nề của Bắc Việt tại Plei Me bằng cách tái tổ chức cho một cuộc tấn kích mới vào trại này. Địa điểm ông lực chọn để tụ họp và tập dượt các lực lượng của ông cũng là chính mảnh đất mà Đại Tá Brown có phận vụ lùng kiếm. Như vậy, một sân khấu được dàn dựng cho một cuộc đụng độ không chủ ý của hai lực lượng đối nghịch – Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ và Mặt Trận cỡ sư đoàn B3 Bắc Việt.

Kế Hoạch

Khái niệm hành quân của Tướng Mân tương đối đơn giản. Các mục tiêu chiến lược của Bắc Việt sẽ được bồi bổ bởi một cuộc chiến tiêu hao: Bằng cách không cho phép các lực lượng Việt Mỹ gặt hái chiến thắng, Bắc Việt sẽ đi tới thắng cuộc. Có thể nhanh chóng thực hiện phương thức này bằng cách nâng cao tỉ số thương vong. Do vậy, mục tiêu của Tướng Mân là gây càng nhiều thương vong càng tốt trên (1) căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt tại Plei Me, (2) đoàn quân tiếp cứu QLVN thể nào cũng được phái đi tiếp cứu, và (3) lực lượng Mỹ được phái tới tiếp cứu hai nhóm quân trước:

Chúng tôi muốn điệu hổ ly sơn, Tướng Mân nói, và tiếp: Chúng tôi sẽ tấn công QLVNCH – nhưng chúng tôi sẵn sàng giao tranh với lính Mỹ... Bộ Tư Lệnh quyết định là chúng tôi phải chuẩn bị rất cẩn trọng để đánh Mỹ. Điều nan giải của chúng tôi là chúng tôi chưa hề đánh lính Mỹ và chúng tôi không có kinh nghiệm đánh lính Mỹ. Chúng tôi muốn lôi cuốn các đơn vị Mỹ đụng độ với mục đích học hỏi cách đánh của họ. Chúng tôi muốn bất cứ đơn vị chiến đấu Mỹ nào; chúng tôi không cần biết đơn vị nào.

Các lực lượng Mỹ được thôi thúc bởi một khái niệm phản ứng khác biệt hơn nhiều. Họ tự coi là những người được kêu gọi đến trừ khử một con sâu chuột đặc biệt phiền toái, hơn là những thừa hành viên của một chính sách nhằm triệt hủy quyết chí đánh trận của lính Bắc Việt. Do vậy, khi tìm thấy các lực lượng Bắc Việt ở chỗ nào, mục tiêu tiên quyết là đụng độ và triệt hủy chúng. Ý niệm tiềm ẩn đàng sau chiến lược của Mỹ là, nếu mục tiêu chiến thuật này có thể được thực hiện đủ số lần, thì sẽ có thể chu toàn mục đích chiến lược toàn diện duy trì một trật tự chính trị tại Sài Gòn có lợi cho những tiện ích của Hoa Kỳ.

Khái niệm chiến lược ngầm này dùng làm căn bản cho các khái niệm chỉ huy hành quân của các lực lượng Mỹ trong suốt Cuộc Chiến Việt Nam. Cách hành xử này của Mỹ được minh họa bởi đoạn văn sau đây trích từ một tường thuật của một trận đánh tại Dak to năm 1967: Bất kể mọi nguy hiểm gây ra do tấn công một địa bàn địch chọn lựa, đều không thể bỏ qua được cơ hội hiếm hoi bắt gặp bất cứ một tập trung nào của lực lượng Bắc Việt.

Ý tưởng gắn liền trong khái niệm – một ý tưởng sau này coi là ngạo mạn – cho là tìm kiếm các cơ hội đụng độ là chính yếu, chứ không phải đánh bại địch trong bất cứ điều kiện giao tranh nào. Ý tưởng ngạo mạn này dai dẳng cách lạ lùng trong suốt cuộc chiến, mặc dù có nhiều bằng cớ trái nghịch hiển nhiên.

Do vậy, vào lúc 1700 giờ ngày 13 tháng 11, Đại Tá Brown ra lệnh cho Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ, Trung Tá Harold G. Moore, thực hiện một cuộc tấn kích không vận vào Thung Lũng Ia Drang phía đông bắc rặng núi Chu Prong sáng sớm ngày 14 tháng 11, và phát động những cuộc hành quân truy lùng và diệt cho tới ngày 15 tháng 11. Ông sẽ được cấp cho 16 chiếc trực thăng cho cuộc tấn kích. Pháo yểm sẽ được cung ứng bởi hai đội pháo (12 ổ pháo) của Tiểu Đoàn 1/21 Pháo Binh. Họ sẽ pháo yểm từ bãi đáp LZ Falcon, 9 cây số phía đông của vùng lục soát. Sẽ có cả sự yểm trợ của các trực thăng võ trang với hỏa tiễn và phi yểm của Không Lực.

Trong khi bắt đầu đặt kế hoạch, Moore quyết định là, với một lực lượng địch có thể khá lớn trong vùng, sẽ an toàn hơn đặt trọn vẹn tiểu đoàn xuống một bãi đáp duy nhất, để có thể tập trung sức lực chiến đấu cách hữu hiệu nhất. Một cuộc trinh sát không vận ngày 14 tháng 11 kiểm định là, chỉ có duy nhất một trong số bốn địa điểm chấm lựa, LZ X-Ray là thích hợp, vì có thể tiểp nhận khoảng tám chiếc trực thăng cùng một lúc. Khả năng này sẽ cho phép Moore đặt xuống khoảng một đại đội binh sĩ trong mỗi đợt bay, đáp xuống từng hai đợt bốc quân một.

Sau khi lựa chon X-Ray, Moore thuyết trình cho các đại đội trưởng là tình báo ước lượng đặt để một tiểu đoàn địch quân khoảng 5 cây số phía tây bắc của X-Ray, một lực lượng khác không rõ bao lớn ngay phía nam X-Ray, và một căn cứ ẩn dấu khoảng 3 cây số về hướng tây bắc. Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ sẽ thực hiện mật cuộc tấn kích không vận vao X-Ray, rồi tìm và diệt các lực lượng địch trong vùng, chú tâm vào các lòng suối và sường núi. Một khi tiểu đoàn đặt chân xuống mắt đất, các đại đội sẽ nhảy cóc về phía trước mặt theo hướng tây, tìm đụng độ với địch.

Trận Đánh

Sau đợt pháo binh bắn phá dọn bãi từ căn cứ LZ Falcon, Đại Đội B của Moore được không vận vào LZ X-Ray sáng sớm ngày 14 tháng 11. Nhảy xuống từ các trực thăng, các binh sĩ của Đại Đội B mau lẹ bảo vệ bãi đáp mà không gặp địch quân nào. Họ bố trí trong khi chờ đợi đợt chuyển quân kế tiếp trong vòng 30 phút. Khi Đại Đội A tới nơi vào khoảng 1120 giờ, Đại Đội B xục xạo bắt được một tù binh, một lính chính qui Bắc Việt; người này xác nhận là có ba tiểu đoàn Bắc Việt trên núi Chu Prong, sẵn sàng giết lính Mỹ mà tới giờ chưa tìm thấy.

Chợt sau, Đại Đội B đụng độ mạnh: ít nhất một lực lượng cỡ đại đội Bắc Việt tìm cách tấn chiếm bãi đáp. Trực thăng bắt đầu khó đáp xuống. Mãi tới 1330 giờ tiểu đội cuối cùng của Đại Đội A và các đơn vị dẫn đầu của Đại Đội C mới nhảy xuống được. Cường độ áp lực quân Bắc Việt vào bãi đáp tiếp tục gia tăng. Lúc 1420 giờ, số còn lại của Đại Đội C và các đơn vị của Đại Đội D đáp xuống trong chuyến bốc thứ năm. Khoảng 5000 giờ, Moore ước tính là ông đối đầu với khoảg 500-600 lính Bắc Việt, với thêm nữa đang trên đường nhập cuộc.

Bằng cách khéo léo bố trí và không xử dụng quân trừ bị, Moore đã có thể đánh bật đợt xung phong tiên khởi và đưa các đơn vị tác chiến còn lại dưới quyền vào trận đánh. Khoảng 1630 giờ, Đại Đội D đã nhảy xuống xong và Moore tung họ ngay vào trận chiến để đẩy lui quân tấn công. Tuy nhiên, Moore phải phấn đấu với ba mặt biệt lập: một lực lượng bảo vệ X-Ray; hai đại đội tấn công; và một tiểu đội thuộc Đại Đội B bị cô lập đang đánh quyết tử cách bãi đáp vài trăm thước.

Tối đêm ngày 14 tháng 11, Trung Đoàn 66 Bắc Việt di chuyển Tiểu Đoàn 8 của mình về phía nam của vùng giao tranh và xung phong mạnh vào cạnh sườn tây của X-Ray. Đồng thời, Tướng Mân ra lệnh cho Tiểu Đoàn H-15 Lực Lượng Chính Việt Cộng và Trung Đoàn 32 Bắc Việt, cách đó khỏang 12 cây số, nhập cuộc giao tranh.

Sáng ngày 15 tháng 11, Đại Đội C, án ngữ phía nam của chu vi X-Ray, bị tấn công mạnh khi mặt trời mới ló dạng. Tiếp sau, Đại Đội D, án ngữ vùng ô vuông phía đông nam của chu vi, cũng bị tấn công mạnh. Cuộc giao tranh quá cận nhau khiến hỏa lực địch xuyên qua toàn mặt đất bãi đáp. Bằng cách xử dụng pháo yểm và không yểm, các lực lượng của Moore chận đứng và rồi đẩy lui cuộc tấn công quân Bắc Việt. Khoảng 1000 giờ, Bắc Quân thất bại trong nỗ lực chọc thủng chu vi phòng thủ và cuộc tấn công chấm dứt.

Hai tiếng đồng hồn sau, ba đại đội của Tiểu Đoàn 2/7 tới X-Ray bằng đường bộ để thay thế cho tiểu đoàn của Moore. Đại Tá Moore lập tức hướng nỗ lực vào việc giải tỏa cho tiểu đội thất lạc của Đại Đội Bravo, đã bị tách rời với tiểu đoàn từ hai ngày qua. Cuộc hành quân này thành công và thâu hồi được các phần tử sống sót của tiểu đội, cũng như tất cả các thi hài Mỹ. Tiểu đoàn tăng cường bố trí quân qua đêm cuối cùng tại X-Ray. Vào hừng đông ngày 16 tháng 11, sau khi đánh thăm dò suốt đêm, cuộc tấn công của địch chấm dứt.

Khoảng 0930 giờ sáng ngày 16 tháng 11, phần còn lại của Tiểu Đoàn 2/7 Không Ky tới X-Ray, thay thế cho Tiểu Đoàn 1/7 Không Ky. Đơn vị của Moore đi bộ tới vùng kế cận để được trực thăng bốc xuất trở về An Khê.

Chỉ Huy và Điều Khiển

Mục tiêu hành quân của Tướng Kinnard là gây tổn thất cho địch quân đang trốn chạy mà ông không có tin tức chính xác. Khái niệm chỉ huy của chính Đại Tá Brown phản ảnh mục tiêu này, đồng thời cũng phản ảnh ý tưởng ngầm hiểu của Moore, cho là nếu được yểm trợ đúng mức, thì có thể đáp ứng lại trong bất cứ điều kiện nào. Ý định của Brown, không mấy rõ ràng trong khẩu lệnh đại khái là: Tìm địch bất cứ ở đâu và đánh cùng tiêu diệt nó. Các anh có sức mạnh, được huấn luyện và thêm yểm trợ để hoàn thành công tác.

Trong khi và sau khi thực hiện bốc nhập trực thăng vận, hệ thống chỉ huy và điều khiển được xử dụng nhiều để điều khiển hơn là chỉ huy. Moore xông vào trận địa cách quyết tâm từ khi ông đặt chân xuống bãi đáp. Tất cả giải băng tần được sung vào nỗ lực giết các lực lượng phía trước mặt đang tìm cách tiêu diệt tiểu đoàn ông – nghĩa là, để cảnh báo không kỵ nơi nào cần đến họ. Một khi Moore nắm vững được tình hình, hệ thống chỉ huy và điều khiển, theo như ông ứng dụng, không trợ giúp đầy đủ tình trạnh tiến triển và thế uyển chuyển của một khái niệm mới và kế tiếp sau để tiêu diệt phần còn lại của các lực lượng Bắc Việt.

Khái Niệm Chỉ Huy của Moore

Tuy Moore không phát biểu cách mạch lạc một khái niệm chỉ huy đúng nghĩa của nó, ông có đưa ra một mệnh lệnh rất tỉ mỉ. Cũng như Đô Đốc Jellicoe tại Trận Jutland, hình như ông bước vào trận đánh với nhiều tâm tưởng hơn là một viễn kiến rõ rệt đối với điều gì ông phải và có thể làm cho xảy ra. Từ những ý tưởng ngầm hiểu nằm trong khẩu lệnh cho Lữ Đoàn của Đại Tá Brown – là sẽ thực hiện bất ngờ, là phi pháo yểm trợ sẽ bù đắp cho các khó khăn không dự kiến được trước, và là cuộc giao tranh thực sự sẽ bắt đầu một khi Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ di chuyển về hướng tây tiến tới rặng núi Chu Prong – Moore sẽ phát triển và chuyển đạt khái niệm chỉ huy lý tưởng như sau:

Liên Quan đến Địch Quân và Kế Hoạch của Địch Quân:

Hiện địch quân không có hơn 2.500 quân lính trong vùng Chu Prong. Chúng không biết tới các ý định của chúng ta.

Địch quân sẽ rút lui về hướng tây, tới mật khu trong phần đất Căm Bốt, với ý định củng cố lực lượng đế tấn công mới trong tỉnh lỵ Pleiku và Bình Định.

Anh em [binh sĩ Mỹ] phải chuẩn bị lính Bắc Việt sẽ tìm cách gián đoạn đụng độ và thực hiện thế trì trệ trong vùng với hai trung đoàn suy yếu trong khi tiếp tục rút lui toàn bộ lực lượng sang bên Căm Bốt.

Liên Quan đến Thế Điều Quân và các Kế Hoạch của Chúng Ta:

Chúng ta sẽ thực hiện một cuộc xung phong trực thăng vận vào bãi đáp X-ray và nhảy cóc lên Thung Lũng Ia Drang để cô lập Trung Đoàn 32 Bắc Việt đang trên đường rút lui về hướng biên giới Căm Bốt, với mục tiêu diệt đơn vị này.

Chúng ta sẽ đổ quân xuống trong bảy chuyến với hai chiếc trực thăng một trong 2 tiếng rưỡi đồng hồ.

Sau khi tiểu đoàn tụ tập xong vào bãi đáp X-Ray, Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ sẽ thực hiện một cuộc trinh sát trong vùng phía tây tới sườn rặng núi Chu Prong, giao tranh và tiêu diệt các lực lượng địch hiện diện trong vùng.

Mục tiêu hành quân là nhằm giải tỏa áp lực địch trên vùng Cao Nguyên, nhưng mục tiêu chiến thuật là nhằm tiêu diệt Trung Đoàn 32 Bắc Việt – đồng thời bảo toàn khả năng của Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ để tiếp tục chiến đấu. Tiêu chuẩn thành công tác chiến sẽ là làm cho Trung Đoàn 32 Bắc Việt kiệt quệ hết khả năng chiến đấu.

Liên Quan đến Cách Phòng Bị đối với các Bất Trắc

Phi yểm và pháo yểm của chúng ta sẽ chế ngự các cuộc đụng độ ngẫu nhiên với bất cứ lực lượng Bắc Việt nào trong vùng hành quân.

Mức độ huấn luyện nhuần nhiễu, trang cụ và yểm trợ dư thừa của chúng ta sẽ khiến chúng ta có thể đánh thắng một lực lượng Bắc Quân lớn hơn.

Chúng ta sẽ bố trí quân sao cho luôn có một thế phòng ngự ngăn chận các lực lượng Bắc Quân trong vùng, sẽ đứng vững được nhờ vào hỏa lực trội vượt và có thể được tiếp cứu bởi các đơn vị khác từ Sư Đoàn 1 Không Kỵ.

Khái niệm chỉ huy này chỉ tốt đẹp trong điều kiện nếu nó được giải thích rõ rệt trước khi sung trận, và Moore có thể vắng mặt mà kết quả cũng sẽ như vậy – ngoại trừ sự có mặt của ông sẽ khuyến khích binh sĩ. Nhưng khái niệm này lại nằm trong các khái niệm yếu kém tại các tầng lớp chỉ huy cao hơn, tựa như các khái niệm của Hải Quân Hoàng Gia khi lâm trận tại Jutland, cũng cho là điểm thiết yếu là tìm và đánh địch. Nếu thực hiện được điều đó, thì huấn luyện nhuần nhuyễn, trang bị, tác chiến và chủ thuyết suy đẳng sẽ đem lại thành công. Tại Ia Drang và Jutland, thái độ ngạo mạn này dẫn tới kết quả là thế bí.

Lượng Giá

Khái niệm chỉ huy nêu trên, cách chung luận ra từ mệnh lệnh tác chiến của Brown, có bản chất tác chiến – về làm sao di chuyển các lực lượng vào trong trận chiến, về làm sao ông được yểm trợ, và về điều gì ông trông chờ hoàn thành bằng cách giao tranh với địch – nhưng rất ít về làm sao cuộc hành quân có thể khai triển và có thể trông đợi điều gì sẽ xảy đến. Các sắc diện này coi bộ không được nói rõ ra trong thời gian huấn luyện, cả về mặt tác chiến và chính sách. Mệnh lệnh phác họa một hình ảnh khá rõ ràng của một mục tiêu cho một sứ mạng và tiêu chuẩn đế lượng giá mức thành công. Nhưng việc chấp nhận ngầm không nói ra của những ý tưởng chiến lược và những ý định tác chiến của địch quân suýt dẫn đưa tới thảm họa tại Ia Drang và chung cuộc tới thảm họa tại Việt Nam.

Sai lầm chính của khái niệm – theo như sự thể xảy ra – là nó không thật sự bàn tới các lựa chọn của địch quân. Nó cho là Bắc Quân không có khả năng ngăn chận Moore đặt tới mục tiêu của ông. Nếu cho là địch không có khả năng ngăn chận, các vấn đề cần giải quyết còn lại có tính cách tiếp vận – và địa thế. Khi coi Bắc Quân chỉ duy là một đối tác thụ động trước tai họa Moore có ý định dáng xuống địch, khái niệm của Moore không cho phép ứng xử một bất ngờ rốt cùng xảy đến. Sự thất bại của Moore không phải là không xét tới hành động của ông phải thế nào trong trường hợp địch quân không đáp ứng đúng như ông dự kiến. Ông sao lãng không hiểu và không giải thích cho Tiểu Đoàn 1/7 hiểu làm cách nào hoàn thành mục tiêu bất luận có thể các dự kiến không xảy ra. Các bất ngờ này đáng lẽ ra phải là một yếu tố then chốt của một khái niệm chỉ huy lý tưởng, và chúng không có trong khẩu lệnh của Brown.

Bằng cớ rõ rệt của sự thiếu vắng đó là mức độ truyền tin qua lại giữa Moore và Brown rất bận rộn trong trận đánh. Truyền tin dồn dập không ngừng, lộn xộn và hầu như toàn nhằm cố sao nắm vững tình thế. Tình thế buộc Moore phải dùng băng tần của ông để cố gắng cứu vãn tiểu đoàn – ông đã làm được điều này – nhưng làm như vậy ông lại không dùng tới hệ thống chỉ huy và điều khiển của ông để chỉ huy: để khai triển và chuyển đạt một khái niệm mới khả dĩ cho phép ông áp đặt quyết chí của ông lên trên địch.

Trường hợp này là một ví dụ tuyệt hảo của một hệ thống chỉ huy và điều khiển không đáp ứng được một khái niệm chỉ huy không được suy tính kỹ lưỡng. Theo như cách hệ thống này được đem ra xử dụng, nó đã bội ước Moore. Nó đã không được tổ chức để nhìn vào rừng rậm và nói cho ông biết gì mấy về bản chất của địch quân, hay về kế hoạch, ý định và phản ứng của đối phương đối lại hành động của Moore. Và Moore đã không khám phá ra điều gì hệ thống này không làm được và rồi mặc kệ cứ tiến hành.

Trường hợp này cung cấp một cơ hội tuyệt hảo để thảo luận một ví dụ thái cực của một lý thuyết hành xử ra sao với một khái niệm đã được chứng minh là tồi bởi các biến cố. Trong khi Moore đề xướng (trên mặt ý tưởng) một khái niệm căn cứ vào một cuộc lùng kiếm lâu dài và bao vây một lực lượng địch quân suy yếu và tháo lui, ông lai giáp mặt với chứng cớ cho thấy là địch quân vừa không suy yếu và vừa không tháo chạy. Tuy lượng giá của chúng ta chú tâm vào sự thất bại của khái niệm tiên khởi của Moore, chúng ta cần ghi nhận là, dưới áp lực thời gian cực eo hẹp, Moore đã khai triển, diễn giải và thực hành ít nhất ba khái niệm chỉ huy tách biệt trong thời gian 36 tiếng đồng hồ trong khi phòng ngự:

hoán chuyển các lực lượng để giữ bãi đáp mở rộng đón nhận tiểu đoàn đổ quân

tổ chức cuộc tấn công ngày hôm sau (ông dự kiến một cuộc tấn công và cho binh sĩ thực hiện một “bắn phá thả cửa trong vòng một phút” vào hừng đông, và đã phá hỏng cuộc tấn công chính của Bắc quân), và

tiếp sau đó lấy quyết định bảo tồn và rút lực lượng của ông về An Khê.

Trong phạm vi đối chiếu chúng ta đã đề xuất, sau khi thất bại thực hiện các mục tiêu tiên khởi của mình, Moore đã khéo léo sáng tạo và thực hiện cách thành công ba khái niệm chỉ huy

đã được chuyển đạt và thông hiểu bởi tất cả mọi người,

nằm trong khả năng của hệ thống chỉ huy và điều khiểu để yểm trợ,

thay đổi lẫn nhau tùy vào dự kiến của ông về ý định của địch quân, và

được khởi động để tiếp theo bởi các biến chuyển mà Moore dự đoán trước.

Trích dịch
(Chapter Seven: No Time For Reflection: Moore at Ia Drang
Command Concepts – A Theory Derived from the Practice of Command and Control
Carl H. Builder, Steven C. Bankes, Richard Nordin
Rand Corporation 1999)

Nguyễn Văn Tín
Ngày 21 tháng 7 năm 2011

- Phê bình Command Concepts: No Time for Reflection

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu