Trung Đoàn 66 BV trong Chiến Dịch Plây Me-Ia Drăng

Đầu tháng 8 năm 1965, chỉ huy sư đoàn 304 nhận được lệnh của Bộ Quốc Phòng "đưa cả sư đoàn 304 vào chiến trường B… mọi công tác chuẩn bị phải hoàn thành trong hai tháng".

Trong cuộc họp đảng ủy sư đoàn 304 để thảo luận về nhiệm vụ đi chiến đấu lúc này có các đồng chí: Trương Công Cần chính ủy sư đoàn, là Bí thư đảng ủy và các ủy viên: Hoàng Kiện sư đoàn trưởng, Nguyễn Nam Khánh phó chính ủy, Huy Định chủ nhiệm chính trị, Hoàng Bình tham mưu phó, Nguyễn Lâm chủ nhiệm hậu cần, Lã Ngọc Châu chính ủy trung đoàn 66, Lê Khả Phiêu chính ủy trung đoàn 9, Nguyễn Mạnh Thạch chính ủy trung đoàn 24, Nguyễn Đức Giá trung đoàn trưởng trung đoàn pháo binh 66.

Các đồng chí đại diện cho cơ quan Bộ Quốc Phòng cũng có mặt trong buổi họp.

Hai đồng chí sư đoàn trưởng và chính ủy đã báo cáo lại ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi về kiểm tra công tác chuẩn bị chiến đấu của sư đoàn, đại ý: Hiện nay quân Mỹ đang ào ạt đổ quân vào miền Nam; sư đoàn hành quân vào đến Tây Nguyên mất khoảng 2 tháng, có thể lúc đó đã phải chiến đấu với quân Mỹ ngay tại chiến trường Tây Nguyên, vì vậy phải chuẩn bị tinh thần là đánh Mỹ ngay từ trận đầu. Phải xây dựng quyết tâm đánh thắng quân Mỹ cho mọi cán bộ, chiến sĩ ngay trước khi sư đoàn lên đường.

Như vậy, đối tượng tác chiến trên chiến trường lúc này không chỉ có quân ngụy, còn có quân viễn chinh Mỹ và chư hầu, những quân đội nhà nghề được trang bị rất hiện đại. Vấn đề cấp bách đặt ra lúc này là phải khẩn trương, ổn định biên chế tổ chức, huấn luyện bổ sung và rèn luyện bộ đội phù hợp với điều kiện và đối tượng tác chiến ở chiến trường; trước mắt phải nâng cao sức khỏe, sự chịu đựng bền bỉ, dẻo dai bộ đội để đảm bảo cho cuộc hành quân đường dài sắp tới, không bị rơi rớt dọc đường.

Trong công tác huấn luyện, đảng ủy đã xác định việc huấn luyện cán bộ là khâu then chốt, nhất là cán bộ chủ trì các cấp.

Sau hội nghị đảng ủy, các đơn vị đã nhanh chóng chuyển trạng thái từ thời bình sang thời chiến, tất cả mọi hoạt động từ huấn luyện, sinh hoạt, học tập đều được rèn luyện theo yêu cầu thực tế chiến trường. Sau 10 năm huấn luyện thời bình, đây là một cuộc đấu tranh gian khổ để tạo cho mỗi đơn vị, mỗi cán bộ, chiến sĩ những thói quen của người lính chiến. Trong giai đoạn này sư đoàn đã được đồng chí Trần Văn Quang, chính ủy đầu tiên của sư đoàn và nhiều cán bộ vừa từ chiến trường ra, đã tới thăm và phổ biến kinh nghiệm chiến đấu, đồng thời giúp đỡ sư đoàn tổ chức huấn luyện theo những vấn đề được rút kinh nghiệm từ chiến đấu của chiến trường còn đang nóng hổi.

Thời gian trôi nhanh, chương trình huấn luyện bổ sung chưa hoàn thành, ngày 18 tháng 8 năm 1965, theo yêu cầu của chiến trường, đoàn cán bộ đi trước của sư đoàn đã được lệnh hành quân.

Chỉ huy bộ phận đi trước có đồng chí Hoàng Kiện sư đoàn trưởng, đồng chí Sơn Hùng phó chủ nhiệm chính trị và các đồng chí trưởng ban tác chiến, thông tin, trinh sát. Theo mệnh lệnh của Bộ, biết được sư đoàn sẽ vạ̀o hoạt động ở chiến trường Tây Nguyên, vì vậy sư đoàn trưởng đã chỉ định đồng chí Xiêm và đồng chí Na cán bộ đại đội là người quê ở Tây Nguyên tách khỏi đơn vị đi với bộ phận đầu tiên.

Ngày 20 tháng 9 năm 1965, Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên cử đồng chí Hà Vi Tùng ra đón đoàn cán bộ của sư đoàn 304 và sơ bộ giao nhiệm vụ.

Tình hình ở Tây Nguyên lúc này diễn biến khá sôi động:

Về địch: sau thất bại ở Đức Cơ và Công Tum, chúng đã thay đổi cách tổ chức nhằm tăng cường sức chiến đấu cho lực lượng chủ lực và địa phương, thực hiện ý đồ co cụm lớn để giữ những nơi xung yếu như thị trấn, thị xã và đường giao thông chiến lược. Chúng thành lập biệt khu 24 ở Công Tum, Plây Cu, bỏ tổ chức vùng chiến thuật, thành lập quân khu 2. Cũng vào tháng 9 này những đơn vị đầu tiên của sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ đã đổ xuống An Khê, với tham vọng tiêu diệt quân chủ lực Tây Nguyên, dập tắt phong trào cách mạng của nhân dân địa phương.

Về ta: từ tháng 7 năm 1965, Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương đã cử thiếu tướng chu Huy Mân làm Tư lệnh kiêm Chính ủy mặt trận Tây Nguyên.

Tháng 8 năm 1965, Bộ Tổng tư lệnh bổ sung cho Tây Nguyên Trung đoàn 33 (Trung đoàn này là trung đoàn 101 của sư đoàn 325B). Tính đến lúc đó, bộ đội chủ lực Tây Nguyên đã có 3 trung đoàn bộ binh, 5 tiểu đoàn đặc công và một số tiểu đoàn hỏa lực; lực lượng và trong địa phương mỗi tỉnh đã có 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội đặc công và một số phân đội hỏa lực khác: mỗi huyện đã có 1 trung đội đến 1 đại đội bộ binh.

Lực lượng vũ trang Tây Nguyên lúc này tuy chưa nhiều nhưng cả 3 thứ quân đã phát triển cân đối, các đơn vị đã trải qua chiến đấu và có quyết tâm cao.

Cán bộ chỉ huy và đoàn cán bộ đi chuẩn bị chiến trường của sư đoàn 304 đến Tây Nguyên đang lúc cả mặt trận Tây Nguyên đang hết sức khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch Plây Me. Chiến dịch tiến công đầu tiên của lực lượng võ trang Tây Nguyên nhằm tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ, tiếp tục làm tan rã một bộ phận quân ngụy, đánh bại kế hoạch tiến công mùa khô của chúng, mở rộng vùng đứng chận của ta, làm chủ đại bộ phận vùng rừng núi và nông thôn, nhất là vùng rừng núi có ý nghĩa chiến lược.

Đảng ủy mặt trận Tây Nguyên đã nhận định: "Quân Mỹ xuất hiện trên chiến trường Tây Nguyen nhất thời chúng có thể tăng thêm sức hoạt động của bọn ngụy quân, nhưng chúng không thể nào khắc phục được nhược điểm cơ bản của quân ngụy ngày càng suy yếu. Chúng ta cần phải cảnh giác mọi mặt, thường xuyên bồi dưỡng chính trị tư tưỡng cho bộ đội sẵn sàng diệt quân Mỹ, quyết đánh thắng trận đầu và huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ biện pháp đề phòng binh khí kỹ thuật Mỹ, nhấ́t là máy bay, hóa chất độc." (Nghị quyết Đảng ủy mặt trận Tây Nguyên trong chiến dịch Plây Me.)

Về cách đánh, Đảng ủy và Bộ tư lệnh mặt trận quyết định chọn Plây Me làm mục tiêu vây lấn, buộc bọn địch phải rời khỏi căn cứ đi cứu viện Plây Me, tạo thời cơ cho ta tiêu diệt. Ta phải đánh cho quân ngụy thật đau để buộc quân Mỹ phải sớm nhạy vào cuộc khi chúng chưa kịp chuẩn bị, do đó mà bị động đối phó, phải đánh theo cách đánh của ta, tạo điều kiện cho ta tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ, đánh đòn phủ đầu khi chúng vừa bén mảng đến Tây Nguyên.

Kế hoạch tác chiến dự kiến 3 đợt:

Đợt 1: Vây điểm Plây Me và diệt viện ngụy.

Đợt 2: Do kết quả của đợt 1 có thể tiếp tục vây hoặc tiêu diệt Plây Me buộc quân Mỹ phải nhảy vào cuộc.

Đợt 3: Tập trung lực lượng vào một cánh tiêu diệt 4 đến 5 đại đội Mỹ, kết hợp với tiêu hao nhằm loại khỏi vòng chiến đấu từ 1.200 đến 1.500 tên Mỹ.

Bộ tư lệnh chiến dịch sử dụng lực lượng như sau:

Trung đoàn 33 vây điểm.

Trung đoàn 320 diệt viện.

Trung đoàn 66 vào sau sẽ tham gia đợt 3 nhằm tiêu diệt bằng được các đơn vị chiến đấu Mỹ. Vì vậy phải cử người ra đón và giao nhiệm vụ cho trung đoàn 66 vừa đi vừa chuẩn bị để khi vào đến nơi là thực hành chiến đấu được ngay.

Sau khi được nghe tình hình nhiệm vụ chung của mặt trận Tây Nguyên và ý định của mặt trận trong cuộc sử dụng trung đoàn 66, chỉ huy sư đoàn 304 một mặt nhanh chóng triển khai, tổ chức đi trinh sát thực địa, một mặt cho cán bộ về phía sau đón và sơ bộ giao nhiệm vụ cho trung đoàn 66. Trung đoàn 66 đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh mặt trận.

Đêm ngày 19 tháng 10 năm 1965, tiếng súng mở màn chiến dịch Plây Me bắt đầu, tiểu đoàn 200 bắn pháo vào trại lính địch ở Đức Cơ, tiểu đoàn đặc công 49 đánh Tân Lạc. Trong lúc địch tập trung chú ý vào Đức Cơ, Tân Lạc thì tiểu đoàn 11, trung ̣đoàn 33 bất ngờ tiến công Chư Ho, tiền đồn bảo vệ phía tân nam Plây Me, sau đó tổ chức bao vây Plây Me.

Hiểu rõ yêu câu cách đánh "vây điểm, diệt viện", cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 33 đã tập trung lực lượng nhanh chóng xây dựng trận địa vây lấn, gây sức ép mạnh để buộc địch phải tổ chức giải vây.

Tên tướng ngụy Vĩnh Lộc, tư lệnh quân khu 2 coi Plây Me là loại vị trí biên phòng mạnh và hiểm yếu của chúng, vì vậy khi Plây Me bị vây, địch phản ứng khá nhanh. Suốt 5 ngày đâu, địch dùng không quân và pháo binh đánh phá dữ dội xung quanh Plây Me, nhưng các chiến sĩ trung đoàn 33 vẫn kiên cường bám trụ và xiết chặt vòng vây.

Ngày 23 tháng 10 năm 1965, biệt khu 24 ngụy dùng tiểu đoàn 21, 22 biệt động quân, tiệ̉u đoàn 1 trung đoàn 42 và chiến đoàn 3 thiết giáp đến giải vây cho Plây Me. Trận địa phục kích đánh viện của trung đoàn 320 đã chờ đợi chúng từ lâu. Cuộc chiến đấu diễn ra suốt ngày, đến 10 giờ trung đoàn 320 hoàn toàn làm chủ trận địa, tiêu diệt chiến đoàn 3 thiết giáp và 1 tiểu đoàn, một đại đội bộ binh, phá hủy 89 xe quân sự.

Ngày 24 tháng 10 năm 1965, Mỹ đưa 2 tiểu đoàn kỵ binh bay lên Plây Me, cùng ngày Oét-mô-lên đã đến sở chỉ huy tiền phương lữ đoàn 1 kỵ binh không vận Mỹ xem xét tình hình và quyết định đình chỉ cuộc càn quét của quân Mỹ ở Bồng Sơn (Bình Định) để tập trung lực lượng lên Tây Nguyên mở cuộc hành quân đánh sâu vào hậu phương ta, gỡ thế thất bại cho quân ngụy.

Ngày 31 tháng 10 năm 1965, Mỹ dùng máy bay lên thẳng đổ quân xuống làng Mùi, Plây Ia Priêng, sau đó chúng đổ quân xuống Quynh Kla và đông nam suối Ia Mơ.

Lúc này trung đoàn 66 đang trên đường hành quân vào, đội hình hành quân của trung đoàn còn cách khu vực tác chiến 20 ngày đường. Sau khi được đồng chí phái viên của sư đoàn ra đón, thường vụ ủy trung đoàn 66 và các đồng chí trong ban chỉ huy đã họp, hạ quyế̀t tâm động viên bộ đội hành quân gấp vào chiến trường. Trung đoàn tổ chức lại cách mang vác gọn nhẹ để có thể vượt cung, vượt trạm nhanh chóng vào chiến trường. Hiểu rõ yêu cầu của chiến trường, lại được tin chiến thắng dồn dập của mặt trận Tây Nguyên cổ vũ, toàn trung đoàn đã dấy lên một khí thế mới. Ai nấy đều hăm hở thực hiện khẩu hiệu: "Đi nhanh, đến đủ, quyêt́̀ đánh thắng Mỹ từ trận đầu." Việc tổ chức hành quân vượt cung, vượt trạm ở các bộ phận bộ binh đã là khó, ớ các bộ phận hỏa lực lại còn khó khăn hơn. Đại đội 17, cối 120 ly, bộ đội khiêng pháo vất vả, ảnh hưởng tới tốc độ, hôm nào đơn vị cũng tới trạm muộn nhất. Trước tình hình đó, trung đoàn đã vận động các đơn vị bộ binh một mặt san sẻ mang vác đỡ cho anh em hỏa lực, mặt khác tổ chức các đội thanh niên xung kích giúp những đơn vị này ở các chặng đường có dốc cao, suối sâu. Cùng với việc động viên tinh thần, trung đoàn chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức tốt kế hoạch thu dụng, nên đội hình hành quân của trung đoàn đi nhanh, gọn, đảm bảo tới đích đúng thời gian ấn định.

Bộ đội tuy có mệt mỏi sau những tháng hành quân đường dài, nhưng anh em đều hăm hở vào cuộc chiến đấu.

Trên chiến trường Tây Nguyên lúc này, sau khi quân Mỹ buộc phải nhảy vào cuộc, với ưu thế hơn hẳn về hỏa lực và có sức cơ động nhanh bằng máy bay lên thẳng, địch hy vọng mở cuộc tiến công giành thắng lợi về quân sự, chính trị, nhằm khẳng định sức mạnh của quân Mỹ và củng cố tinh thần cho quân ngụy. Quân Mỹ thận trọng vừa đổ quân, vừa thăm dò, âm mưu phat huy tối đa sức mạnh bằng phương tiện cơ động, hỏa lực mạnh, có thể đánh đòn bất ngờ chớp nhoáng, giành quyền chủ động chiến trường, buộc ta phải bị động. Nhưng ngay những ngày đầu, địch đổ quân tới đâu đều bị lực lượng tại chỗ của ta đánh phủ đầu gây cho chúng rối loạn và thiệt hại. Quân Mỹ chưa kịp triển khai đội hình đã bị đánh, bị động đối phó với cách đánh của ta.

Ngày 6 tháng 11 năm 1965, đảng ủy mặt trận nhận định: địch đã đưa lữ 3 sư kỵ binh không vận số 1 Mỹ, 4 trung đoàn quân Nam Triều Tiên, một trung đoàn trực thăng vận tải, 2 tiểu đoàn pháo Mỹ và nhiều máy bay lên Tây Nguyên, chúng có ý định sử dụng cả máy bay B52 ở hướng Plây Me, đồng thời chúng cũng đã phát hiện một số tình hình về binh lực và tình hình kho tàng khu căn cứ của ta (nhưng chúng nắm chưa được cụ thể và chính xác).

[…]

Chấp hành chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh và Quân khu5, Thường vụ Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên đã hạ quyết tâm lãnh đạo và tổ chức các lực lượng vũ trang Tây Nguyên tạo mọi cơ hội diệt cho bằng được một số đơn vị chiến đấu Mỹ, "chỉ tiêu đề ra là diệt từ 1 đến 2 tiểu đoàn Mỹ". (Biên bản tổng kết chiến dịch Plây Me số 05 TMQLV)

Diễn biến chiến đấu trong 10 ngày đầu tháng 11 kể từ khi quân Mỹ đổ quân vào làng Mơi, Plây Ia Priêng, Quynh Kla và nam suối Ia Mơ, cho thấy bộ đội ta không những quyết đánh Mỹ mà còn biết cách đánh thắng Mỹ, chứng minh những dự kiến về địch và quyết tâm chiến địch của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Tây Nguyên là chính xác. Đến đây, Bộ tư lệnh mặt trận bổ sung phương án tác chiến và quyết định chọn thung lũng Ia Drăng làm điểm quyết chiến đánh trận then chốt thứ hai, tiêu diệt quân Mỹ kết thúc chiến dịch Plây Me.

Ngày 10 tháng 11 năm 1965, trung đoàn 66 được cán bộ sư đoàn 304 và cán bộ mặt trận ra đón dẫn về đến khu vực núi Chư Pông. Đội binh trung đoàn được bố trí như sau:

Sở chỉ huy trung đoàn ỡ bắc làng Tung (phía đông núi Chư Pông). Tiểu đoàn 7 bên cạnh sở chỉ huy trung đoàn, tiểu đoàn 8 ở khu vực Ba Bi, tiểu đoàn 9 trú quân tại đông bắc Chư Pông.

Sáng ngày 11 tháng 11 năm 1965, cán bộ trung đoàn về sở chỉ huy mặt trận nghe phổ biến nghị quyết Đảng ủy mặt trận và kế hoạch triển khai chiến đấu. Bộ đội vừa hành quân vào tới nơi, cán bộ đã nhanh chóng đi chuẩn bị chiến trường, hai phần ba số quân đi vận chuyển gạo đạn, số còn lại vừa chuẩn bị sở chỉ huy vừ̀a làm hầm hố ổn định nơi trú quân.

Ngày 13 tháng 11, cán bộ trung đoàn vừa nghe phổ biến nhiệm vụ và triển khai kế hoạc chiến đấu, nhưng chưa kịp thực hiện thì tình hình đã có thay đổi.

7 giờ sáng ngày 14 tháng 11, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9 đang ̣đi trinh sát bờ sông Ia Drăng, chính trị viên phó tiểu đoàn lên chỉ huy sở trung đoàn họp, ở nhà chỉ còn chính trị viên và trợ lý tác chiến: bộ đội vừa đi lấy gạo về đang nấu cơm. Đột nhiên đic̣h dùng máy bay và pháo bắn dữ dội vào tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 9, đại đội 15 và xung quanh khu vực núi Chư Pông.

Đến 10 giờ, địch dùng trực thăng đổ tiểu đoàn 1 lữ 3 kỵ binh không vận xuống đông bắc núi Chư Pông, cách tiểu đoàn 9 khoảng 1 kilô-mét. Sau đó, chúng chia thành hai mũi, một mũi đánh thẳng vào khu vực tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 9, một mũi đánh vào đại đội 1.

Do chiến sĩ trinh sát của tiểu đoàn bị ̣địch bắn chết ngay từ đầu, nên khi địch vào cách ta 100 mét anh em chiến sĩ hy sinh tại chỉ huy sở địch vẫn ở tư thế đâm lê vào ngực tên Mỹ, có đồng chí hy sinh ở tư thế đang rút lựu đạn. Trong khi đó xác lính Mỹ chết phần lớn bị bắn vào đầu và vào lưng ở tư thế quy đầu chạy.

Trận quyết chiến ở thung lũng Ia Drăng-Plây Me là trận đánh mặt giáp mặt giữa chủ lực ta và quân Mỹ, trận đánh diễn ra gần 10 tiếng đồng hồ giữa ban ngày. Địch có pháo binh và hàng đàn máy bay yểm trợ, nhưng cuối cùng chúng đã chịu chấp nhận thất bại. Hơn 400 tên địch thuộc tiểu đoàn 1 và 1 đại đội của tiểu đoàn 2 lữ 3 kỵ binh không vận Mỹ chỉ còn một số tên sống sót chạy về căn cứ. Trận đánh đã chứng minh rằng không những chủ lực ta quyết đánh mà còn biết đánh thắng đội quân sừng sỏ tinh nhuệ nhất của Mỹ đã bị tiêu diệt, Mỹ vào đông nhưng quyền chủ động về chiến dịch vẫn thuộc về ta.

[…]

Chiến dịch Plây Me kết thúc thắng lợi. Lần đầu tiên trên chiến trường Tây Nguyên, một chiến đoàn thiết giáp ngụy, 1 tiểu đoàn Mỹ bị diệt gần hết, 1 tiểu đoàn Mỹ khác và 2 tiểu đoàn ngụy bị đánh thiệt hại nặng, lữ đoàn 3 kỵ binh không vận Mỹ bị đánh thiệt hại nặng.

Đối với sư đoàn 304, chiến thắng Plây Me đã chứng minh hùng hồn kết quả 10 năm huấn luyện chuẩn bị lực lượng của sư đoàn là đúng đắn. Trong chiến dịch này sư đoàn mới chỉ có trung đoàn 66 tham dự, cũng chỉ đánh những trận then chốt kết thúc chiến dịch, nhưng các chiến sĩ trung đoàn 66 vừa hành quân vào chiến trường đặt ba lô là chiến đấu ngay và đã cùng với các chiến sĩ trung đoàn 101 B trở thành lá cờ đầu đánh tiêu diệt tiểu đoàn Mỹ.

Từ trận đánh địch tiến công của tiểu đoàn 9 ngày 14 tháng 11, đến trận tập kích liên tiếp của tiểu đoàn 7 đêm 15 và 16 tháng 11 năm 1965, rồi kết thúc bằng trận phản công của tiểu đoàn 8 phối hợp với tiểu đoàn 1 trung đoàn 101 B, như vậy là cả ba tiểu đoàn, với nhiều hình thức chiến thuật khác nhau trong điều kiện hoàn cảnh hết sức khẩn trương, quyết liệt, trải qua nhiều hy sinh gian khổ, cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 66 lần đầu ra trận đánh Mỹ, đã góp phần cùng quân và dân Tây Nguyên anh hùng viết nên bản hùng ca tuyệt vời, quyết đánh, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Nói tiếp trung đoàn 66, đến tháng 11 năm 1965, khối hai của sư đoàn gồm trung đoàn 24, cơ quan sư đoàn và một số đơn vị trực thuộc tiếp tục hành quân vào chiến trường. Các đồng chí Huy Định chủ nhiệm chính trị, Hoàng Bình tham mưu phó và Nguyễn Lãm chủ nhiệm hậu cần đi cùng với trung đoàn 24. Trước khi lên đường, đồng chí Lê Quang Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã về thăm và động viên bộ đội. Được chiến thắng của trung đoàn 66 ở Plây Me cổ vũ, lại kịp thời rút kinh nghiệm đơn vị đi trước, cuối tháng 12 năm 1965 trung đoàn 24 đã hành quân tới bắc Công Tum. Lúc này do yêu cầu phát triển lực lượng, tháng 12 năm 1965 Đảng ủy mặt trận Tây Nguyên quyết định thành lập 2 sư đoàn bộ binh 1 và 6.

Sư đoàn bộ binh 1 gồm các trung đoàn 33, 320, 66 đã chiến đấu và trưởng thành ở Plây Me. Sư đoàn bộ binh 6 mới hình thành Ban chỉ huy, cơ quan sư đoàn và một số đơn vị trực thuộc. Khi trung đoàn 24 vào tới nơi, liền được tham gia xây dựng sư đoàn 6.

Cán bộ chỉ huy sư đoàn, cán bộ cơ quan sư đoàn cùng các đơn vị trực thuộc của sư đoàn 304 một phần bổ sung cho cơ quan mặt trận, một phần bổ xung cho sư đoàn 1 và sư đoàn 6.

Nguyễn Huy Toàn và Phạm Quang Định
Sư Đoàn 304, tập II,
Chỉ đạo nội dung: Tư Lệnh Sư Đoàn 304 và Đảng Ủy
2. Những Trận Đánh Mỹ Đầu Tiên, trang 19-42.
(Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1990)

Sao chép lại từ Trái Tim Việt Nam Online ngày 13 tháng 11 năm 2006

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu