Hai Tay Cờ Chính Trong Ván Cờ Pleime

Khi đề cập tới trận đánh Pleime hay Plâyme theo danh xưng Việt Cộng, về phía Mỹ, người ta thường liên tưởng tới Trung Tá Harold Moore, Tướng Kinnard hay Tướng Westmoreland; về phía Việt Cộng, Tướng Chu Huy Mân, hay Trung Tá Nguyễn Hữu An; về phía QLVNCH, Tướng Vĩnh Lộc và cho những nhân vật này là những tay cờ chính trong trận đánh. Nhưng thật sự ra, hai tay cờ chính trong ván cờ Pleime là, về phía Việt Cộng, Đại Tá Hà Vi Tùng, Tham Mưu Trưởng Mặt Trận Tây Nguyên B3 và về phía QLVNCH, Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II. Trong vai trò tham mưu trưởng, hai nhân vật này điều nghiên kế hoạch, thu góp tập trung các đơn vị và quân cụ, lập phương án điều quân, điều động quân theo đúng phương án, điều chỉnh chiến thuật tùy theo tình hình biến chuyển trên chiến trường, tất cả các động tác cần thiết để thực hiện mục tiêu chiến lược và chiến thuật do thượng cấp ấn định. Về phía Việt Cộng, mục tiêu là cắt đôi Cao Nguyên làm đôi dọc theo Quốc Lộ 19 từ Pleiku xuống tới Qui Nhơn; về phía QLVNCH, mục tiêu đương nhiên là ngăn cản không cho phép đối phương thực hiện ý đồ phân đôi vùng Cao Nguyên.

Tay Cờ Chính Đại Tá Hiếu

Đại Tá Hiếu từ Đà Nẵng thuộc Quân Đoàn I theo Tướng Đỗ Cao Trí lên Pleiku thuộc Quân Đoàn II vào tháng Giêng năm 1964, trong chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II. Chỉ vài tháng sau, tháng 4 năm 1964, Đại Tá Hiếu đã tung các đơn vị thuộc Quân Đoàn II nhảy vào mật khu Đỗ Xã truy lùng quân lính Việt Cộng.

So với các tay cờ chính và phụ khác, Đại Tá Hiếu có phần trẻ tuổi hơn nhiều - vào thời buổi đó mới 36 tuổi - và chưa có mấy kinh nghiệm chiến đấu, trong khi Trung Tá Harold Moore (43 tuổi), Tướng Kinnard (48 tuổi) và Tướng Westmoreland (51 tuổi) từng trải qua kinh nghiệm chiến đấu từ Đệ Nhị Thế Chiến tại chiến trường Âu Châu hay ít nhất tại chiến trường Triều Tiên, còn Tướng Chu Huy Mân (52 tuổi), Trung Tá Nguyễn Hữu An (39 tuổi) và Đại Tá Hà Vi Tùng (40 tuổi) thì từng tham dự vào các trận đánh tại chiến trường Đông Dương trong trận đánh Điện Biên Phủ chẳng hạn.

Tuy vậy, Đại Tá Hiếu đã tỏ ra là một tay cờ xuất chúng trong ván cờ Pleime, vì có tài thiên phú với "một tầm hiểu biết rộng răi vượt bực về lịch sử các cuộc chiến, một hiểu biết quán xuyến về đường lối và suy tính của địch, và một am tường trực giác, trọn vẹn, vô song địch, về đường xá, sông ngạch và địa thế (cũ cũng như mới) nơi sẽ xảy ra trận chiến" giống như Tướng Patton, và đồng thời "nắm vững về mặt xử dụng bản đồ và về mặt thuyết tŕnh quân sự, đồng thời tác chiến toàn hảo ngoài mặt trận, thành thạo nhiều ngôn ngữ, đối đáp suông sẻ với các đồng minh, thấu đáo trên b́nh diện tổng quát đồng thời nắm vững các tiểu tiết, và hiểu rộng về mặt kỹ thuật" (James Miguez) , cũng như tài linh động nhanh nhẹn xử dụng mọi phương tiện lớn nhỏ có trong tầm tay với của mình.

Địa bàn hoạt động của Đại Tá Hiếu trong Vùng 2 Chiến Thuật rất trải rộng, bằng diện tích của cả ba Vùng Chiến Thuật 1, 3 và 4. Nhưng vì nhờ sốt sắng thường xuyên thực hiện các chuyến bay quan sát trên khắp vùng hoặc bằng máy bay bà già L-19 hay trực thăng, Đại Tá Hiếu đã có thể gói trọn địa hình toàn vùng trong lòng bàn tay. Do đó, Đại Tá Hiếu có thể soay sở đối ứng mọi hoàn cảnh cách tương đối dễ dàng.

Tay Cờ Chính Đại Tá Tùng

Trong một ván cờ, điều tối hệ trong là am hiểu tường tận về con người của đối thủ của mình thì mới mong thắng ván cờ. Đại Tá Hiếu tìm hiểu rất kỹ lưỡng về khía cạnh quân sự của Đại Tá Tùng. Đại Tá Hiếu ghi nhận trong Why Pleime: "(1) Trong chiến tranh Đông Dương, Hà Vi Tùng là trung đoàn trưởng Trung Đoàn 803; trung đoàn này cùng với Trung Đoàn 108 hợp thành các chủ lực chính của Việt Minh trên vùng Cao Nguyên. Hai trung đoàn này đã có công trạng chiếm cứ Kontum và đánh bại Chiến Đoàn Đặc Nhiệm số 100 Pháp trên Quốc Lộ 19".

Qua những trận đánh xảy ra trước trận Pleime, Đại Tá Hiếu có cùng nhận xét với Đại Tá Mataxis, Cố Vấn Mỹ Quân Đoàn II, là Đại Tá Tùng tính toán rất kỹ càng về lực lượng tương quan của hai bên trước mọi trận đánh, như trong trường hợp của trận Đức Cơ:

Việt Cộng nổi tiếng rất tỉ mỉ trong việc thu lượm tin tức t́nh báo trước một cuộc hành quân. Chúng cẩn thận thu lượm các dữ kiện không những liên quan đến lực lượng địch bao gồm quân số, súng ống và công sự chiến đấu, mà c̣n liên quan đến khả năng tăng phái của bản doanh kiểm soát vùng đang hành quân.

Ngoài ra, Đại Tá Hiếu cũng nể phục Đại Tùng biết nhanh chóng thích nghi ứng dụng những chiến thuật mới để đối phó với các chiến thuật mới của đối phương, tỉ như dùng kỹ thuật hỏa lực phòng không chống lại trực thăng vũ trang.

Vào lúc này tham mưu trưởng Quân Đoàn (Đại Tá Hiếu) và cố vấn trưởng Quân Đoàn (Đại Tá Mataxis) bay thám thính chiến trường để nhận định t́nh h́nh cho tư lệnh Quân Đoàn. Họ khám phá là các đơn vị Việt Cộng ở cấp tiểu đoàn, được trang bị đầy đủ, và dùng chiến thuật bộ binh quy ước vừa bắn vừa di chuyển. Thêm vào đó, Việt Cộng đă được huấn luyện thành thạo các kỹ thuật hỏa lực pḥng không chống các trực thăng vũ trang. Những đơn vị bị bắn trực tiếp sẽ t́m cách ẩn núp, nhưng những đơn vị hai bên sườn sẽ tiếp tục bắn vào trực thăng. Cuộc thám sát này nhận định là nỗ lực của Việt Cộng nhằm chiếm đoạt Thung Lũng An Khê được khơi mào bởi một số lượng đông đảo gồm các đơn vị thiện chiến Việt Cộng.

Vì vậy, khi đọc tiêu lệnh hành quân phục kích chiến đoàn tiếp cứu trại Pleime tịch thâu được của Đại Tá Tùng gửi cho Trung Đoàn 32 BV, Đại Tá Hiếu không mấy ngạc nhiên trước tài tham mưu của Đại Tá Tùng trong việc soạn thảo kế hoạch phục kích này.

Tiêu lệnh tác chiến điều Trung Đoàn 32 lập ổ phục kích.

Soạn thảo tại Sở Chỉ Huy Trung Đoàn//Plei-Luc-Chin
Lúc 1500 giờ, ngày 12 tháng 10 năm 1965, Pleiku, Plei The (YA 815 008)
Bản đồ: tỷ lệ 1/100000 thiết lập năm 1962

1. Sau cuộc tấn công sơ khởi vào Pleime, chắc chính quyền ngụy sẽ phái một đoàn quân tiếp viện. Đoàn quân tiếp viện có thể gồm một Chiến Đoàn và một Thiết Đoàn thuộc Khu Đặc Nhiệm 24. Có thể có một hay hai tiểu đoàn Mỹ làm trừ bị. Các lực lượng tiếp viện có thể đến bằng đường không hay đường bộ, tùy tiện nghi. Chúng có thể tới vùng chiến trận nội trong một hay hai ngày. Đội hình tác chiến của địch có thể hành quân tới một cây số từ đường lộ. Chúng có thể cho xen kẽ các phần tử bộ binh và thiết giáp; chẳng hạn, một đơn vị thiết giáp dẫn đầu theo sau bởi bộ binh cách từ 500 thước đến một cây số. Sau khi các đơn vị ngụy bị phục kích, chúng sẽ rút lui về vùng O-Gri để tập trung. Các lực lượng ngụy sau đơn vị bị phục kích có thể tiến tới vùng trại Po (20-14), O-Gri (22-18) và Klan (26-22).

2. Để đánh bại các lực lượng ngụy và các lực lượng Mỹ tham chiến, tất cả các công tác phải được phối hợp trong khắp vùng chiến trận. Để bành trướng vùng giải phóng và khai triển phong trào du kích, Bộ Tư Lệnh Mặt Trận ra lệnh Trung Đoàn 32 (thiếu Đại Đội 7 thuộc Tiểu Đoàn 966) với hai đại đội phòng không, để triệt hủy các đơn vị bộ binh và thiết giáp ngụy di chuyển trên Liên Tỉnh Lộ 21 (tức LTL 5) từ Phú Mỹ (AR750 275) đến Pleime (ZA150 065).

a. Khu vực từ O-Gri đến Chu Von là khu vực chính (để phục kích),

b. Các đơn vị có trách nhiệm tiến công bất cứ đơn vị địch nào được đổ bộ bằng đường không xuống vùng của mình. Các bải ̣đổ bộ đường không có thể là tại các trại Po và Pia.

c. Chúng ta sẽ triệt hủy các lực lượng ngụy phía ngoài Phú Mỹ (AR750 275) và O-Gri bằng hỏa lực súng, mìn và chất nổ.

d. Chúng ta sẽ tiến công các lực lượng ngụy tập trung tại điểm giao của Phú Mỹ và O-Gri.

e. Chúng ta phải chuẩn bị thực hiện một cuộc tiến công cùng với Trung Đoàn 33.

3. Trung Đoàn 33 có nhiệm vụ tiến công và vây lấn Pleime để khiến địch phải phái một lực lượng tiếp viện sẽ bị tiêu diệt bởi Trung Đoàn 32.

4. Dựa vào các nhiệm vụ hoạch định trên, Trung Đoàn 32 được giao những nhiệm vụ sau đây:

a. Thiết lập một ổ phục kích để tiêu diệt các đơn vị ngụy trên Đường 21 (LTL5).

b. Cuộc phục kích sẽ được thực hiện dùng địa bàn từ Đồi 538 (16-14-4) tới Đồi 601 (20-18-9) (4 cây số).

c. Các Tiểu Đoàn 334 và 635 sẽ ở vị trí 1. Tiểu Đoàn 966 sẽ ở tại vị trí 2.

5. Tiểu Đoàn 635, với một trung đội súng đại liên thuộc đại đội súng đại liên và với hai súng không giựt 57mm và hai súng phóng hỏa tiễn 90mm (B.40) thuộc Tiểu Đoàn 966 sẽ giàn ra phía tây Đồi 538 và Đồi Siu (18-14-9); và được giao các nhiệm vụ sau đây:

a. Chiếm cứ một phần của vùng trung đoàn và chấn ngang một phần con đường đi tới vùng trung đoàn. Đoạn đường trung đoàn này từ Đồi 538 đến phía bắc của đồi "cây đơn độc".

b. Tiểu đoàn sẽ thực hiện những cuộc tiến công mãnh liệt vào địch, tiến công từ nhiều điểm để chia cắt các lực lượng địch.

c. Tiểu đoàn sẽ chiếm cứ Đồi 538 và đồi "cây đơn độc" để buộc địch đi xuống thung lũng và tiêu diệt chúng.

d. Tiểu Đoàn 655 sẽ tổ chức hỏa lực của mình để tiêu diệt chiến xa và bộ binh và bắn hạ bất cứ phi cơ nào đem quân tăng cường tới.

e. Đội hình tác chiến 1 sẽ là trừ bị.

f. Phần phía trái của đội hình tác chiến thuộc Tiểu Đoàn 334, nằm phía bắc của đồi "cây đơn độc", vẫn thuộc quyền chỉ huy của Tiểu Đoàn 334.

6. Tiểu Đoàn 334 với một trung đội thuộc đại đội súng đại liên trung đoàn, một trung đội thuộc đại đội súng không giựt 75mm trung đoàn, đại đội súng cối trung đoàn và một đơn vị súng phóng hỏa tiễn 90mm thuộc Tiểu Đoàn 966 sẽ điều về phía tây và tây nam của đồi có tọa độ 20-16-7 và được giao các nhiệm vụ sau đây:

a. Chiếm cứ một phần của vùng trung đoàn.

b. Chấn ngang một đoạn đường trong vùng trung đoàn, từ phía nam Đồi Blou tới phía bắc Đồi 601.

c. Dùng những cuộc tiến công mãnh liệt để cắt phía hậu của các lực lượng địch.

d. Tách biệt các đơn vị phản kích địch để nắm kiểm soát chiến trường.

e. Tiến công tại nhiều điểm để tách biệt các đội hình địch.

f. Chiếm cứ Đồi Blou, Đồi 300 và Đồi Ngon-Ho.

g. Tiêu diệt và bắt tất cả mọi quân địch trong vùng trận chiến.

h. Tiểu đoàn sẽ tổ chức hỏa lực để tiêu diệt các chiến xa và bộ binh địch đồng thời bắn hạ các phi cơ đổ quân tăng cường.

i. Đội hình 1 sẽ làm trừ bị.

7. Tiểu Đoàn 966 (thiếu Đại Đội 7) với Đại Đội 2 Súng Phòng Không sẽ điều tới Đồi 530 và được giao những nhiệm vụ sau đây:

a. Chiếm cứ vị trí 2.

b. Sẵn sàng di chuyển tới bất cứ hướng nào để yểm trợ vị trí 1 như sau:

- (1) Đồi Blou, Đồi 600 và Đồi Ngon-Ho.

- (2) Đồi "cây đơn độc".

- (3) Sẵn sàng tiến công các lực lượng ngụy đổ bộ đường không trong các vùng Po và O-Gri.

- (4) Vây lấn địch quân từ phía hậu tại O-Gri hay Đồi 600.

- (5) Sẵn sàng tiến công trại O-Gri hay Po.

8. Đại Đội 1 Phòng Không sẽ điều tại phía tây Sông Ia Drang. Nhiệm vụ là bắn hạ phi cơ địch và bảo vệ Tiểu Đoàn 334 trong lúc hành quân.

9. Đại Đội Phòng Không Trung Đoàn sẽ điều tại phía nam Đồi Siu. Nhiệm vụ là bắn hạ phi cơ địch và bảo vệ Tiểu Đoàn 635 và Sở Chi Huy Trung Đoàn.

10. Đại đội súng không giựt 75mm của trung đoàn (thiếu một trung đội) là đơn vị trừ bị để tiến công các chiến xa của trung đoàn thiết giáp địch. Đại đội phải trước tiên chiếm cứ làng Siu và rồi diệt trừ các chiến xa địch tại phía bắc Đồi 536. Sau khi bộ binh tiến công các đơn vị địch trên đường lộ, đại đội súng không giựt 75mm sẽ rút lui và trở thành trừ bị để tiêu diệt các chiến xa.

11. Đại Đội Công Binh Trung Đoàn được giao những nhiệm vụ sau:

a. Câu trục Sở Chỉ Huy Trung Đoàn.

b. Xôi 2 trục để bảo vệ trung đoàn đang khi hành quân.

c. Thiết lập hai bãi mìn điều khiển tại O-Gri và trại Po.

d. Thiết lập hai vùng nghi binh tại Đồi 516 và tại phía đông Đồi Ngon-Ho.

12. Sở Chỉ Huy Trung Đoàn sẽ nằm tại phía tây Đồi Siu.

13. Thời gian hoàn tất và chuẩn bị cuộc hành quân.

14. Thời gian báo cáo.

15. Báo cáo bằng phương tiện trực tiếp.

Trung Đoàn Trưởng: Tô Định Khẩn

Sĩ Quan Ủy Viên Chính Trị: Nguyễn Chức.

Tham Mưu Trưởng

(giấy bị xé tại đây)

Ngoài ra, khi tịch thu được tài liệu Việt Cộng phân tích về các đặc điểm của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ, Đại Tá Hiếu ý thức được đối thủ của mình không phải là tay vừa.

Các đặc điểm của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ
Qua các Hành Động của SĐ tại Pleime và Ia Drang
Từ 24 tháng 10 đến 19 tháng 11 năm 1965

I. Các Hành Động Chính

a) Đợt 1: hợp tác với các quân lính ngụy để giải tỏa vây lấn tại Pleime (24 đến 28 tháng 10 năm 1965).

b) Đợt 2: xử dụng những đơn vị tăng phái nhỏ và phối hợp với Biệt Cách Dù ngụy để thực hiện những cuộc tấn kích vào hậu cứ của ta (28 tháng 10 đến 11 tháng 11 năm 1965).

c) Đợt 3: xử dụng những lực lượng lớn để phát động những cuộc tấn kích sâu vào hậu cứ của ta tại Chu Prông và Ia Drang (14 đến 19 tháng 11 năm 196̀5).

II. Các Đặc Điểm Chiến Thuật

Qua các hoạt động của chúng tại Pleime và Ia Drang, Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ đã thực hiện những loại hành quân sau đây:

- Tăng cường các quân lính ngụy để giải tỏa vây lấn tại Pleime.

- Thực hiện những hoạt động riêng rẽ tại một vùng riêng rẽ hay phối hợp với những toán tăng phái nhỏ của Biệt Cách Dù ngụy.

I - Các Chiến Thuật

a) Trực thăng vận tiếp nối sau các di chuyển đường bộ tới các mục tiêu.

- Trong cuộc hành quân giải tỏa vây lấn tại Pleime, Mỹ xử dụng một Chiến Đoàn gồm hai tiểu đoàn không kỵ và một dàn pháo How 105.

- Ngày 24 tháng 10, một tiểu đoàn được trực thăng vận tới 1 cây số rưỡi tây nam Phú Mỹ rồi tiến bước trên đường lộ cùng với 20 xe thiết giáp và một dàn pháo How 105 tới Plei Ngol Ho (25 tháng 10), tới Plei Xom tại 4 cây số bắc Pleime (26 tháng 10), đàng sau Chiến Đoàn 3 Thiết Giáp. Cách chung, cuộc di hành của chúng tiếp diễn cách cẩn trọng và chậm chạp.

b) Đổ bộ thẳng bằng " nhảy cóc" vào hậu cần của ta bằng trực thăng (28 tháng 10 đến 10 tháng 11 năm 1965).

- các lực lượng xử dụng: từ một tiểu đoàn đến một đại đội của lính Mỹ hay hai đại đội của lính Mỹ phối hợp với Biệt Cách Dù ngụy.

- Các Chủ Đích: thực hiện các cuộc tấn kích, dò thám hay sách nhiễu hậu cần của ta; phá hoại các trạm cứu thương, các sở chỉ huy, các trạm thông tin và điện thoại; bắt các bộ đội cô lập, hủy diệt các kho chứa; điểm chỉ các mục tiêu oanh tạc. Chủ đích của chúng cũng có thể là sách nhiễu các hậu cứ của ta, để buộc chúng ta phải rút bộ đội của ta đang vây lấn Pleime để khiến cho chúng dễ dàng rút từ Pleime về Pleiku. Trong khi thực hiện các cuộc tấn kích vào hậu cứ của ta, địch cũng xử dụng lực lượng cấp đại đội hay tiểu đoàn để càn quét quanh các trại của chúng tại Lệ Phong, Đức Nghiệp, Xung Quen (Nam Bầu Cạn và Tân Lạc).

- Các Hoạt Động: các cuộc tấn kích chớp nhoáng vào các vị trí yếu của ta tiếp nối bởi các cuộc rút lui chớp nhoáng. Ngay sau khi đổ bộ, địch có thể tiến công chớp nhoáng mục tiêu. Khi phát giác các nhóm bộ đội cô lập của ta, chúng xử dụng từ 2 đến 6 trực thăng để đổ quân và bắt họ. Chúng cũng trực thăng vận một lực lượng cỡ trung đội hay đại đội tại các vườn tược, đỉnh đồi và thiết lập vị trí của chúng tại ven bìa rừng để lập ổ phục kích dọc theo các đường mòn mà chúng nghi là các đường tiếp vận của ta (PleiBonGa, Pleithe). Đôi khi chúng chiếm cứ các cao điểm để bao quản các trục chuyển vận, chẳng hạn đồi 475 và Kuenh Xom. Các hoạt động của các toán tăng phái này có thể kéo dài một vài tiếng hay tới 2 ngày.

- Ghi chú về các chiến thuật địch: nhờ vào tính di động cao, địch cố thể tấn kích rất nhanh chóng và bất ngờ vào các mục tiêu tại hậu cứ của ta. Trong các di chuyển và ngừng chân, chúng ta phải có kế hoạch phòng hờ để phản công các toán quân trực thăng vận của địch và bảo vệ hậu cứ của ta, các nhân sự thương binh của ta. Các nhóm cô lập phải được trang bị súng ống. Các hệ thống quan sát và thám sát phải được tái tổ chức để chúng ta biết trước tình hình địch. Tất cả các đơn vị từ cấp đại đội trở lên phải thiết lập các đồn quan sát tại các địa điểm dừng quân hay trong khi hành quân.

c) Đổ bộ thẳng các nhóm quân lính lớn để thực hiện các cuộc tấn kích qui mô vào hậu cứ của ta (Chu Prông, Ia Drang từ 14 đến 19 tháng 11 năm 1965).

- Các lực lượng xử dụng: một lữ đoàn Không Kỵ tăng cường gồm 4 tiểu toàn (1/7, 2/7, 1/5, 2/3) và có thể toàn bộ tiểu đoàn 2/3, một dàn hỗn tạp pháo How 105-155, một phi đoàn trực thăng (Phi đoàn 9 trực thăng thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ) với yểm trợ hùng hậu của Không Lực và oanh tạc cơ B52.

-Chủ Đích: thực hiện các cuộc tấn kích sâu trong hậu cứ của ta để tiêu diệt hay vô hiệu hóa một bộ phận của lực lượng ta, triệt hủy các đường xâm nhập, các kho chứa, thực hiện các cuột thám sát, phát giác các mục tiêu cho pháo binh và oanh tạc. Thời gian: 6 ngày từ 14 đến 19 tháng 11.

-Các Hoạt Động: Sau khi đổ bộ, lữ đoàn 3 thiết lập các vị trí cho 3 tiểu đoàn và một vị trí cho pháo binh:

* tiểu đoàn 1/7 tại phía Đông Chu Prông 02-90

* tiểu đoàn 1/5 tại phía Tây Ba Bi 06-04

* tiểu đoàn 2/7 tại 04-98

* vị trí Pháo Binh tại phía Tây Quenh Kla 06-00, 08-98, 06-02.

Sở Chỉ Huy Lữ Đoàn tại Bầu Cạn dùng làm hậu cứ và căn cứ xuất phát. Phi Đoàn 9 Trực Thăng tại Pleiku.

-Ghi chú: Nhờ vào tính di động cao (bằng trực thăng), chúng có thể tiến công chớp nhoáng và bất ngờ vào các cạnh sườn và hậu cứ của ta. Chúng có thể đổ bộ nhiều nơi và rồi tập trung để tiến công một mục tiêu hay một đơn vị của ta.

II - Các Mánh Lới Chiến Thuật

a) Trước khi đổ bộ.

Thám sát các bãi đổ bộ bằng nhiều phi vụ thám sát hay bằng các toán nhỏ Biệt Cách Dù ngụy.

Tiền oanh kích vào bãi đổ bộ. Thường thì không có các tiền oanh tạc khi thực hiện những cuộc đổ quân nhỏ. Trong trường hợp đổ quân qui mô cỡ tiểu đoàn, thỉnh thoảng tiền oanh kích không được thực hiện để gây bất ngờ. Trong lúc tiền oanh kích, bom khói cũng được xử dụng.

b) Các bãi đổ bộ (tại địa thế hiểm trở)

- Đổ bộ nhỏ: địch có thể đổ bộ hầu như bất cứ đâu, tại những vườn tược nhỏ, tại đỉnh đồi, tại sườn đồi (15 độ dốc), tại những bải quang với đường kính 30m, chẳng hạn tại Kuenh Xom và Đồi 475.

- Đổ bộ lực lượng cỡ tiểu đoàn: địch cần các bãi đổ bộ rộng lớn nhưng cũng có thể đổ bộ kể cả tại những nơi chỗ bao phủ bởi cỏ voi cao hay tại các thung lũng. Chiều rộng của bãi đổ bộ khoảng chừng 200m. Thường thì bãi đổ bộ đươc̣ chọn lựa gần các đường mòn (Plei The, Đông Chu Prông, Ba Bi). Địch không cần thiết lập các vị trí gần các nguồn nước và được tiếp tế bằng trực thăng.

c) Đổ bộ quân.

- Đổ bộ nhỏ: từ 2 đến 6 trực thăng một và riêng rẽ, đợt sau tiếp theo đợt trước.

- Đổ bộ lớn: từ 8 đến 10 trực thăng (đôi khi 20) một; mỗi đợt kéo dài 2-5 phút. Các trực thăng chạm đất hay lơ lửng từ 1 đến 2m trên mặt đất và quân lính sẽ nhảy xuống khỏi trực thăng.

Đổ bộ nhỏ được yểm trợ bởi 2-4 trực thăng vũ trang. Đổ bộ lớn được yểm trợ bởi phi cơ chiếm đấu và phi cơ phản lực. Các đội hình bay xử dụng bởi trực thăng là một hay 2 hàng. Trong đổ bộ nhỏ, các trực thăng bay thẳng tới các mục tiêu. Trong đổ bộ lớn chúng thường lơ lửng trên một vùng khác trước khi bay tới các mục tiêu.

Biệt Cách Dù ngụy hay các đơn vị thám sát Mỹ luôn đổ bộ trước để giữ an ninh bãi đổ bộ trước khi bộ binh, đơn vị yểm trợ và sở chỉ huy đổ bộ.

d) Sau khi đổ bộ quân.

- Ngay sau khi đổ bộ, địch có thể tấn kích ngay tức khắc vào mục tiêu: ruồng bắt các nhóm bộ đội cô lập của ta, phá hủi các trạm thông tinh của ta, các trạm cứu thương. Hai lần, chúng tấn kíck vào tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 33 ngày 6 tháng 11 và tiểu đoàn 9 ngày 14 tháng 11.

- Chúng có thể di chuyển vào các vị trí ngăn chận hay vào quanh các trục dẫn đến hậu cứ của ta (Kuenh Xom, Lang Ga, Đồi 475).

- Chúng luôn thiết lập các vị trí, hoặc khi phục kích hay khi phòng thủ, gần bãi đổ quân để dễ tiếp vận và rút lui.

- Biệt Cách Dù ngụy thường tiến xa tuần tiễu.

e) Không yểm.

- Trong cuộc giải tỏa tại Pleime, trung bình các phi xuất tổng cộng từ 200 một ngày (tối đa 240 phi xuất)

- Không yểm thường xuyên được bảo đảm bởi từ 10 đến 20 phản lực cơ và 8 đến 10 phi cơ chiến đấu.

- Trong trận tại Chu Prông và Ia Drang, trung bình các phi xuất địch là 120 một ngày (không kể ban đêm) với tối đa 162 phi xuất một ngày. Tối đa phi xuất B52: 18 một ngày.

III - Quân Cụ

(Xem đồ thị của Sư Đoàn Không Kỵ và các tiểu đoàn đã phân phát)

- Sư Đoàn này được trang bị với nhiều trực thăng và có tính di động cao. Sư Đoàn có thể thực hiện những cuộc tấn kích chớp nhoáng và bất ngờ và thọc sâu vào hậu cứ của ta. Sư Đoàn có từ 450 đến 600 trực thăng. Phi đoàn của Sư Đoàn có 250 phi cơ, trong số đó là 220 trực thăng. Các tiểu đoàn không kỵ có 88 trực thăng và đại đội không kỵ ̣ có 27 trực thăng tùy theo bảng cấp số (các tiểu đoàn bộ binh của Sư Đoàn không được trang bị với trực thăng).

- Sư Đoàn được trang bị với một số lượng lớn phương tiện hiện đại để trinh sát (trực thăng trinh sát) khiến địch có thể phát giác các mục tiêu cách nhanh chóng.

- Hoả lực của các Lữ Đoàn và của Sư Đoàn rất mạnh, tăng cường bởi các trực thăng vũ trang, pháo binh và Không Lực.

28 tháng 12 năm 1965
Trưởng Ban 2

Các Con Cờ Hai Bên Xử Dụng

- Đại Tá Tùng

= Trong Đợt 1 - Pleime

- Trung Đoàn 32: Tiểu Đoàn 334, Tiểu Đoàn 635, Tiểu Đoàn 966.

- Trung Đoàn 33: Tiểu Đoàn 1, Tiểu Đoàn 2, Tiểu Đoàn 3.

- Tiểu Đoàn 415 Địa Phương Quân

- 2 Đại Đội Súng Không Giựt 75 ly

- Tiểu Đoàn Súng Phòng Không 14.9 ly

= Trong Đợt 2 - Chu Prong

- Trung Đoàn 66: Tiểu Đoàn 7, Tiểu Đoàn 8, Tiểu Đoàn 9.

= Trong Đợt 3 - Ia Drang

- Trung Đoàn 32: Tiểu Đoàn 334, Tiểu Đoàn 635.

- Đại Tá Hiếu

= Trong Đợt 1 - Pleime

- Lực lượng quân trú phòng trại Pleime: 4 Đại Đội DSCĐ, 1 Toán LLĐB VN và Toán A LLĐB HK, tăng cường bởi 2 Đại Đội của Tiểu Đoàn 91 LLĐB Dù và Toán Delta LLĐB HK.

- Chiến Đoàn Tiếp Cứu: Thiết Đoàn 3, Tiểu Đoàn 21 BĐQ, Tiểu Đoàn 22 BĐQ, Tiểu Đoàn 1/42 BB, Trung Đội 2/6 Pháo Binh, Trung Đội 105 Công Binh.

- Lực lượng yểm trợ: Task Force Ingram (với Tiểu Đoàn 2/12 Cavalry, Tiểu Đoàn 1/19 Cavalry, Pháo Đội B/Tiểu Đoàn 2/17 Pháo binh và đơn vị của Tiểu Đoàn 8 Công Binh), Chiến Đoàn Alpha TQLC.

= Trong Đợt 2 - Chu Prong

- 1st US Air Cavalry Brigade

- 3rd US Air Cavalry Brigade

- 1/7 Calvary Battalion, 2/7 Cavalry Battalion, 2/5 Cavalry Battalion

= Trong Đợt 3 - Ia Drang

- Chiến Đoàn 1 Dù: Tiểu Đoàn 3 Dù, Tiểu Đoàn 5 Dù, Tiểu Đoàn 6 Dù.

- Chiến Đoàn 2 Dù: Tiểu Đoàn 7 Dù, Tiểu Đoàn 8 Dù.

- Yểm trợ: Battery C of 2/17th Artillery, 2nd US Air Cavalry Brigade.

Diễn Tiến Của Các Nước Cờ

Nước Cờ 1A-Tùng

Mục tiêu chính trong nước cờ 1 của Đại Tá Tùng là vây trại Pleime với Trung Đoàn 33 để buộc Đại Tá Hiếu phải phái một toán quân đến tiếp cứu trại. Để rồi Đại Tá Tùng sẽ triệt hủy toán quân tiếp cứu này với Trung Đoàn 32. Sau khi thành công triệt hủy toán quân tiếp cứu, Trung Đoàn 32 sẽ tiếp sức với Trung Đoàn 33 thanh toán trại Pleime.

Sở dĩ Đại Tá Tùng chọn trận địa tại trại Pleime vì ổ phục kích nằm ngoài tầm với của pháo binh nằm tại Pleiku. Tăng mà không có pháo yểm thì cũng như không.

Ngoài ra, Đại Tá Tùng cũng đã tính toán kỹ là Đại Tá Hiếu sẽ không thu thập được hơn 1,000 quân lính cho lực lượng tiếp cứu và có lẽ sẽ nhận được một hay hai tiểu đoàn Mỹ để tăng phái cho cuộc hành quân giải cứu trại. Ngoài ra, Đại Tá Tùng đã chói chân Chiến Đoàn 1 Dù là lực lượng trừ bị của Đại Tá Hiếu với cuộc hành quân Thần Phong 6 của Quân Đoàn II tại Quận Hoài Ân, thuộc Tỉnh Bình Định. Đại Tá Tùng đã áp dụng chiến thuật "nhất điểm lưỡng diện".

Một chiến thuật mới khác được Đại Tá Tùng đem ra xử dụng. Thay vì xử dụng chiến thuật phục kích tĩnh động như trong trận Đức Cơ tháng 8 trước, Đại Tá Tùng lần này áp dụng chiến thuật phục kích di động để tránh cho quân lích phục kích bị thiệt hại bởi các hỏa lực phi pháo địch thực hiện trước khi toán quân bộ chiến tiểp cứu xuất hiện, như đã xảy ra trong cuộc phục kích tĩnh động tại Đức Cơ.

Nước Cờ 1B-Hiếu

Khi nhận xét thấy lực lượng Việt Cộng tấn công trại Pleime không phải cấp tiểu đoàn mà là cấp trung đoàn, và không như những trận đánh trước thường là "đánh mau rút lẹ", lần này địch quân không đánh dứt điểm mà chỉ đánh cầm chừng, Đại Tá Hiếu biết ngay là Đại Tá Tùng dùng thế "công đồn đả viện". Và đến khi, các toán Lực Lượng Đặc Biệt Dù đi trinh sát báo cáo không thấy tung tích ổ phục kích trên lộ trình Tỉnh Lộ 5 dẫn tới trại Pleime, Đại Tá Hiếu biết Đại Tá Tùng dùng chiến thuật phục kích di động thay vì tĩnh động như trong trận Đức Cơ.

Khi tin quân báo cho biết là đơn vị vây trại là Trung Đoàn 33 và đơn vị phục kích là Trung Đoàn 32, Đại Tá Hiếu đoán biết, "diện" là trại Pleime và "điểm" là toán quân tiếp cứu, vì Đại Tá Tùng dùng một trung đoàn còn non nớt - Trung Đoàn 33 - vây trại và dùng một trung đoàn từng trải chiến đấu - Trung Đoàn 32 - để phục kích toán quân tiếp cứu.

Đại Tá Hiếu chấp nhận chơi trò chơi của Đại Tá Tùng. Trước hết, Đại Tá Hiếu thâu góp một chiến đoàn tiếp cứu, rồi phái một toán lực lượng đặc biệt dù tới tăng cường trại Pleime, ngụ ý cho Đại Tá Tùng biết là mình không để địch thanh toán trại và sẽ phái toán quân tiếp cứu đến giải cứu trại ngay.

Tuy nhiên Đại Tá Hiếu cần có một toán quân tiếp cứu đủ mạnh để đánh thắng quân phục kích, mà vì quân số lính của Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Tiếp Cứu (CĐĐNTC) mới thành lập không đủ 1000 người, Đại Tá Hiếu cần câu thời gian để đem Tiểu Đoàn 1/42 từ Kontum xuống và đem một tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ tới thay thế Tiểu Đoàn 22 Biệt Động Quân giữ an ninh cho thành phố Pleiku, ngõ hầu tiểu đoàn này có thể tham dự vào công cuộc triệt hạ ổ phục kích của Trung Đoàn 32. Do đó, Đại Tá Hiếu ra lệnh cho CĐĐNTC dậm chân tại Phù Mỹ đợi cho đủ quân số của hai tiểu đoàn nêu trên rồi mới ra lệnh thẳng tiến tới giải cứu trại.

Ngoài ra, Đại Tá Hiếu cũng dành cho Đại Tá Tùng một bất ngờ lớn. Đó là việc nhờ phương tiện trực thăng của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ câu các khẩu đại bác đến Phù Mỹ gần sát bên ổ phục kích để yểm trợ một cách hữu hiệu cho xe tăng triệt hạ các súng chống chiến xa của địch.

Nước Cờ 2A-Tùng

Kết quả là Đại Tá Tùng buộc phải ra lệnh cho Trung Đoàn 32 và Trung Đoàn 33 từ bỏ ý định triệt hạ quân tiếp viện và thanh toán trại và tháo lui về rặng núi Chu Prông.

Nước Cờ 2B-Hiếu

Đại Tá Hiếu nhờ khả năng sẵn có của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh để tổ chức hành quân truy đuổi địch quân tới tận hậu cần của chúng tại rặng núi Chu Prông.

Nước Cờ 3A- Tùng

Đại Tá Tùng dự tính trở lại tấn công trại Pleime lần thứ hai, lần này đánh dứt điểm ngay với ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 với sự yểm trợ của một tiểu đoàn bích kích pháo 120 ly và một tiểu đoàn súng phòng không hai nòng 14.5 ly. Ngày N ấn định là 16 tháng 11.

Nước Cờ 3B- Hiếu

Biết được tin chính xác này, Đại Tá Hiếu giả bộ đánh mất tung tích địch bằng cách yêu cầu Lữ Đoàn 3 Không Kỵ Mỹ chuyển hướng hành quân từ tây sang đông, tức là xa ra khỏi vùng rặng núi Chu Prông và tiến tới gần phía trại Pleime.

Nhưng vài ngày sau, Đại Tá Hiếu lại cho Lữ Đoàn 3 Không Kỵ Mỹ lộn đầu chuyển về hướng tây và bất thần nhảy vào chân rặng núi Chu Prông tấn công địch ẩn trốn tại đó vào ngày 14 tháng 11.

Nước Cờ 4A- Tùng

Đại Tá tùng cho các đơn vị của Trung Đoàn 66 ra ứng chiến với Tiểu Đoàn 1/7 Kỵ Binh Mỹ.

Nước Cờ 4B- Hiếu

Ngoài bộ chiến của Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ, đợt tấn công địch lần này có sự tham dự của các pháo đài B52.

Nước Cờ 5A- Tùng

Đại Tá Tùng ra lệnh cho các đơn vị còn sống sót tìm đường rút về Căm Bốt.

Nước Cờ 5B- Hiếu

Đại Tá Hiếu ước tính Đại Tá Tùng đã mất khoảng 2/3 quân số và chỉ còn hai Tiểu Đoàn 334 và 635 thuộc Trung Đoàn 32 còn hiện diện trong vùng rừng núi Chu Prông kề bên ranh giới Căm Bốt, liền tung vào Lữ Đoàn Dù truy lùng hai tiểu đoàn này.

Ván cờ Pleime chấm dứt khi hai quân cờ cuối cùng của Đại Tá Tùng bị đánh bật ra khỏi mặt bàn cờ.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 29 tháng 03 năm 2009

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu