|
DSCĐ trong Công Tác Phòng Thủ Trại (Plei Me)
1. Tình Hình Tổng Quát
a. Plei Me là một trại Dân Sự Chiến Đấu (DSCĐ) cố vấn bởi Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ (LLĐBHK), nằm khoảng chừng năm mươi cây số phía nam Pleiku. Trước ngày 19 tháng 10 năm 1965, trại ở giai đoạn an ninh trong chương trình DSCĐ, Giai Đoạn III, và không hề gặp bất cứ một hành động Việt Cộng nào cho thấy một cuộc tấn công lớn sắp xảy ra.
b. Tình hình quân ta trước cuộc tấn công như sau: Một toán tuần tiễu chiến đấu gồm 85 DSCĐ và hai Biệt Kích Mỹ thực hiện sứ vụ càn quét tại mười lăm cây số tây bắc trại. Cộng thêm vào cuộc hành quân này, trại có năm toán tuần tiễu an ninh phục kích địa phương trong vùng tiếp cận trại. Các toán tuần tiễu này gồm tám người mổi toán. Thông thường có hai tiền đồn được duy trì. Một tiền đồn nằm tại hai cây số phía nam trại, và một tiền đồn khác nằm tại một cây số phía đông bắc trại. Mỗi tiền đồn gồm hai mươi lính DSCĐ. Lực lượng còn lại trong trại tổng cộng khoảng 250 DSCĐ, 14 LLĐB (Biệt Kích VN) và 10 Biệt Kích Mỹ.
2. Diễn Biến Trong Khi Trại Bị Vây Lấn:
a. Trại bắt đầu hứng chịu hỏa lực súng nhẹ từ phía tây nam lúc 1915 giờ ngày 19 tháng 10 năm 1965. Sau biết được là một trong các toán tuần tiễu phục kích địa phương can dự vào một cuộc trạm súng với một đơn vị Bắc Quân không rõ lực lượng. Lúc 2200 giờ, tiền đồn ở phía nam bị tấn công bởi khoảng bốn mươi quân lính Bắc Quân. Đồng thời trại bắt đầu hứng chịu hỏa lực của súng cối 81 mm và súng không giựt 57 mm. Hai mươi phút sau liên lạc với tiền đồn bị mất.
b. Lực lượng Bắc Quân phát động cuộc tấn công trại lúc 0030 giờ ngày 20 tháng 10, từ phía bắc và tây bắc. Khoảng 0110 giờ cuộc tấn công gia tăng cường độ và Bặc Quân tiến sát tới hàng rào phòng thủ kẽm gai, phía nam, phía đông gần cổng chính và phía bắc gần công sự góc trại. Địch cố gắng tiến chiếm công sự này, tuy nhiên quân trú phòng gần kế bên chống cự và đẩy lui cuộc tấn công. Khi cuộc tấn khởi phát máy bay chiếu sáng được gọi tới trại lúc 0215 giờ. Không tập cũng được gọi tới vào lúc 0645 giờ. Cuộc tấn công tiếp diễn suốt đêm v̀ lúc 0600 giờ công sự phía bắc bị trúng hỏa lực súng không giựt 75mm. Tuy nhiên công sự chị bị hại nhẹ và tiếng tục đứng vững.
c. […] tự băng bó vết thương mình mỗi lần và không ngưng chăm sóc các vết thương của người khác. Ṃôt trực thăng tải thương Mỹ bị súng phòng không bắn hạ. Nỗ lực đi tới chiếc trực thăng bị nạn không thành công và một trung sĩ Biệt Kích Mỹ bị thương nặng. Trong khi toán tiếp cứu trở lui về trại, họ bị hỏa lực súng nặng địch chận đứng. Người trung sĩ chết vì vết thương trong khi họ bị chận đứng và một toán viên Biệt Kích Mỹ khác bị thương.
d. Các chỉ huy trưởng Biệt Kích Mỹ và LLĐB Việt xin tăng viện từ hai ngã hệ thống quân giai ngày khi hừng đông đông ló dạng sáng ngày 20 tháng 10. Trung Tâm Tác Chiện Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II nhận được lời yêu cầu lúc 0518 giờ. Các đơn vị Biệt Động Quân trong vùng Pleiku đã được giao trọng trách sứ mạng trừ bị cho các cuộc hành quân và không khả dụng như một đơn vị tăng phái. Sĩ Quan Chỉ Huy Trưởng 5th SFG(Abn) và LLĐB ra lệnh cho hai đại đội Biệt Cách Dù VN đóng quân tại Tỉnh Bình Định trực thăng vận đến Pleiku. Sau đó trong ngày, Tư Lệnh Quân Đoàn II chấp thuận phái một lực lượng tiếp cứu gồm một đoàn Thiết Kỵ, một đại đội thiết vận xa và một đại đội Biệt Động Quân đi đườn bộ tới Plei Me. Đoàn quân này rời Pleiku sáng sớm ngày 21 tháng 10. Sĩ Quan Chỉ Huy Trưởng 5th SFG (Abn), làm theo lời cố vấn của Chỉ Huy Trưởng LLĐB VN phái hai đại đội Biệt Cách Dù VN bằng trực thăng làm ba đợt đổ bộ xuống vùng tại sáu cây số phía bắc trại. Đợt thứ nhất rời Pleiku lúc 0800 giờ ngày 21 tháng 10.
e. Toán tuầu tiễu từ Plei Me, trong một cuộc hành quân càn quét phía tây bác trại, bắt đầu trở lui về Plei Me khi hay tin trại bị tấn công. Toán tuần tiễn trở vào trại thành công và không gạp bất cứ một biến cố lớn nào lúc 2130 giờ ngày 20 tháng 10. Trại bị hỏa lực súng nhỏ và súng cối từ 1200 giờ ngày 20 đến 0400 giờ ngày 21. Và hai tiếng sau đó thì mọi sự đều yên lặng và rất ít sinh hoạt có thể quan sát thấy được ngoài trại. Lúc 0600 giơ trại lại bị hoả lực súng nhỏ nặng và pháo cối uy hiếp.
f. Đợt bốc quân cuối của các đại đội Biệt Cách Dù VN tới bải đáp lúc 1005 giờ và lực lượng lập ngay đội hình lập tức để di chuyển tới Plei Me. Viên chỉ huy trưởng khôn ngoan lấy quyết định di chuyển theo hướng đông trong vài cây số trước khi kẹo xuống hướng nam tiến tới trại. Tuy việc di chuyển rất khó khăn qua rừng cây, chiến lươđc này cho phép lực lượng tiến vào trại mà không bị phục kích hay phải can dự vào một cuộc giao tranh lớn. Họ nhập trại lúc 0900 giờ ngày 22. Trại xuất phái một lực lượng tiếp nối lúc 1830 giờ chiều ngày hôm trước, tuy nhiên, toán này không xác định được vị trí của lực lượng tiếp cứu và trở lui về trại lúc 0700 giờ ngày 22.
g. […] đánh phá ra khỏi vòng cương tỏa và tiếp tục tiến tới Plei Me lúc 1845 giờ ngày 25.
h. Một chiếc máy bay A-1E bị bắn hạ bởi hỏa lực từ dưới đất bắn lên lúc 0140 giờ ngày 22. Phi công nhảy dù ra và đáp xuống khoảng 500 thước cách trại. Các nỗ lực tiếp cứu trong ngày thất bại trong việc cứu vớt phi công. Lúc 1600 giờ chiều hôm đó một chiến A-1E thứ hai bị bắn rớt và phi công được quân lính của trại cứu vớt. Rừ 1800 giờ ngày hôm đó đến 0300 giờ ngày 23, các bắn phá vào trại thưa thớt, tuy nhiên, lúc 0210 giờ trại bắt đầu bị pháo cối nã từ tây nam, và tiếp tục cho đến 0400 giờ. Tiếp sau đó, trại trở lại yên tĩnh trong hai mươi bốn giờ, chỉ có ít hỏa lực nhỏ khuấy phá. Lực lượng tiếp nối báo cáo có nhiều xác Bắc Quân quanh trại và đêm về nhiều vũ khí lượm lặt được. Phi công của chiếc A-1E đầu tiên bị bắn hạ được cứu vớt ngày 23.
i. Sau khi các đại đội Biệt Cách Dù tới trại ngày 22, công cuộc phòng thủ được điều chỉnh lại ngay lập tức và các trách vụ phân phấi lại. Trưa hôm đó lúc 1400 giờ một lực lượng tương đương cỡ ba đại đội gồm Biệt Động Quân và DSCĐ xuất trại để càn quét cao điểm ngoài trại. Một đại úy Biệt Kích Mỹ bị giết và một bị thương trong cuộc hành quân này. Có cả thảy mười một Biệt Động Quân/DSCĐ và một Trung Úy LLĐB bị giết, và 26 Biệt Động Quân/DSCĐ bị thương. Cuộc hành quân trở lui về trong trại lúc 1840 giờ. Trung cuộc hành quân, họ gặp sức kháng cự cuồng tín, và một lính Bắc Quân được chứng kiến bị xích vào một đại liên .50. Trong ba ngày kế tiếp trại tiếp tục phát động các cuộc hành quân tấn công cỡ đại đội và trung đội và các sứ mạng chống những đơn vị Bắc Quân ẩn núp kỹ quanh trại.
j. Những vụ bắn phá quấy tiếp tục trong suốt ngày còn lại và suốt đêm 24 và 25 tháng 10. Một đại đội người Nùng từ đơn vị tăng phái C Biệt Kích Mỹ tới lúc 1530 giờ ngày hôm đó và khởi sự một cuộc hành quân thăm dò trên đoạn đường giữa Plei Me và Pleiku. Cuộc hành quân này chấm dứt cách tốt đẹp lúc 2 giờ ngày 28 tháng 10 mà không một đụng độ nào. Lúc 2245 giờ ngày 29 tháng 10, trại hứng chịu mười đợt pháo cối bắn vào tư tây nam. Đây là cuộc bắn phá cuối cùng vào trại và cuộc vây lấn kết thúc.
3. […]
a. […] trại thể nào cũng bị chọc thủng. Có cả thảy 672 phi vụ bay yểm trợ cho trại từ 17 đến 30 tháng 10 năm 1965. Có hai phi công máy bay A-1E bị bắn hạ trong các phi vụ này và cả hai phi công được cứu vớt.
b. Vụ tiếp tế đường không cũng được thực hiện cách xuất chúng. Trong thời kỳ từ 22 đến 25 tháng 10 năm 1965 có cả thảy 313.000 pounds tiếp tế được thả dù xuống trại Plei Me bị vây lấn. Hầu hết các phi vụ được hoàn thành trong những điều kiện hết sức khó khăn. Các vụ thả dù được thực hiện ban đêm nhắm vào một hình tam gián 200 thước. 304.000 pounds đồ tiếp tế đáp xuống trong phạm vi trại và số 9.000 pounds còn lại hoặc trại thu lượm lại được hoặc được trại phá hủy. Có 14 phi vụ do 25 phi cơ loại C-123 thuộc 310th Air Commando Squadron và 16 do phi cơ loại CV2B thuộc đại đội 92nd Army Aviation. Mười chín trong số phi cơ C-123 và hai phi cơ CV2B bị trúng đạn từ mặt đất bắn lên. Trong số phi cơ bị trúng đạn, hai chiếc CV2 và bảy chiếc C-123 không xử dụng được nữa do kết quả gây nên bởi hỏa lực. Có hai sĩ quan thuộc Quân Lực Hoa Kỳ và hai sĩ quan thuộc Biệt Kích Hoa Kỳ bị thương trong các phi vụ. Trung tâm tiếp vận thuộc Lực Lượng Biệt Kích Hoa Kỳ tiếp tục tiếp vận các trại DSCĐ khác trong thời kỳ này trên căn bản giảm thiểu vì số phi số phi cơ và phi hành đoàn khả dụng.
4. Thống Kê trong Trận Plei Me:
a. Tổng kết thương vong
(1) | Phía Bạn | Chết Trận | Bị Thương | Mật Tích
|
| LLBKHK | 3 | 7 | 0
|
| LLĐBVN | 1 | 2 | 0
|
| Biệt Cách Dù VN | 15 | 29 | 0
|
| DSCĐ | 14 | 28 | 0
|
| Phóng Viên | 1 | 0 | 0
|
| Tổng Cộng | 34 | 66 | 0
|
(2) | Phía Địch | Chết Trận | Bị Thương | Mật Tích
|
| Đếm đượ̣c xác | 141 | 0 | 0
|
| Ước tính | 241 | 300 | 0
|
a. […]
b. […]
5. Kết luận:
a. Bắc Quân tấn công Plei Me vì ba lý do.
(1) Plei Me là lực lượng duy nhất có hệ thống tổ chức chận đường tiếp tế Pleiku từ phía nam.
(2) ̣Để thử nghiệm khả năng chiến đấu chống các tăng phái địa không của Mỹ và QLVNCH.
(3) Để có ngay một thành quả nhãn tiền chống lính Mỹ, QLVNCH và DSCĐ, khiến cho đám lính vừa mới tung vào chiến trường được thêm lòng tự tin và kinh nghiêm chiến đấu.
b. Các toán tuần tiễu phục kích và các tiền đồn chiến đấu cung ứng cảnh báo sớm cần thiết cho trại để luôn tỉnh thức trông chừng mọi cuộc tấn công. Các cuộc tăng phái bằng trực thăng thành công là vì quân lính đổ bộ ngoài tầm bắn vũ khí phòng không và họ tiến tới trại từ một hướng bất ngờ băng ngang. Các cuộc hành quân tấn công được các lực lượng từ trong trại khiến cho quân trú phòng lên tinh thần và gia tăng quyết tâm chiến đấu. Sự không yểm tác chiến giáng một cú đấm cần thiết kịp thời không cho phép Bắc Quân tập trung quân để thực hiện những cuộc xung phong. Sự yểm trợ tiếp vận cung cấp đủ số lượng đạn dược, lương thực và thuốc men cần thiết cho quân trú phòng đủ sức chống cự sự vây lấn.
5th Special Forces Group (Airborne)
1st Special forces
Ngày 31 tháng 12 năm 1965
Tài liệu tham khảo
- Chính
- Sách báo
* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.
* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.
* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.
* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.
* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.
- Việt Cộng
generalhieu
|
|