Một Cái Nhìn Tổng Quan về Chiến Dịch Pleime

(ghi chú: tuy tất cả các sự kiến đều dựa và các nguồn đáng tin cậy liệt kê trong phần nguồn tham khảo ở phần cuối, mọi nguồn gốc đều bị loại bỏ nhằm khiến cho bài dễ đọc).

Chiến dịch Pleime diễn tiến từ 20 tháng 10 đến 26 tháng 11. Chiến dịch liên hiệp quân đội Việt-Mỹ này gồm có ba cuộc hành quân:

- Hành quân Dân Thắng 21 (20-26 tháng 10) - giai đoạn Pleime – giải tỏa trại Pleime vị vây hãm.

- Hành quân Long Reach – giai đoạn Chupong - gồm hai cuộc hành quân: All the Way (từ ngày 27 tháng 10 đến ngày 9 tháng 11) do Lữ Đoàn 1 Không Kỵ và Silver Bayonet I (ngày 9 đến ngày 18 tháng 11) do Lữ Đoàn 3 Không Kỵ thực hiện.

- Hành quân Thần Phong 7 (18-26 tháng 11) do Lữ Đoàn Dù thực hiện với Lữ Đoàn 2 Không Kỵ thực hiện hành quân Silver Bayonet II trong vùn Iadrang. Đó là giai đoạn khai thác Iadrang .

Phương thức làm việc của chiến dịch Pleime dựa trên nguyên tác khái niệm hành quân chung, tình báo chung, trừ bị chung và chỉ huy riêng.

Bối Cảnh

Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3

Vào khoảng thán 7 năm 1965, Tướng Chu Huy Mân được bổ nhiệm làm tư lệnh Mặt Trận B3 để chuẩn bị Chiến Dịch Đông-Xuân năm 1965 chinh phục vùng Cao Nguyên.

Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 xử dụng ba trung đoàn vào nỗ lực chinh phục này: Trung Đoàn 32 lập ổ phục kích để tiêu diệt đoàn tiếp cứu QLVNCH; Trung Đoàn 33 vây hãm trại Pleime; và Trung Đoàn 66 tiếp sức với hai Trung Đoàn 32 và 33 xâm chiếm thành phố Pleiku.

Viện Trợ Trung Cộng

Chính phủ Cộng Sản Bắc Việt nhận được sự hỗ trợ từ phía Chính Phủ Cộng Sản Trung Quốc về mặt quân sự, tài chánh và các cố vấn Trung Cộng.

Một đoàn cố vấn Trung Cộng thiết lập một bản doanh tại Phnom Penh để phối hợp mặt tiếp vận cho cuộc tấn công trại Pleime.

Tình Báo

Trong việc thi hành Chiến Dịch, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II có được một nguồn tình báo duy nhất là kiểm thính điện đài nghe lén các liên lạc giữa các cố vấn Trung Cộng mà Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II bắn tin là “điệp viên đặc biệt”.

Nguồn tình báo này cho phép việc hoạch định trong mọi mặt của cuộc hành quân trên phương diện “tình báo tức thời”. Nó cũng cho phép đặt thời khóa biểu chính xác cho các oanh tập B-52.

Kế hoạch này được thực hiện tại cấp Ban 2/MACV (Chuẩn Tướng McChristian) và chuyển tới Ban 2/ACDF (Chuẩn Tướng Knowles) qua ngã Ban2/IFFV (Thiếu Tướng Larsen).

Cuộc Phản Công Không Chiến/Bộ Chiến

Vào tháng 9 năm 1965, trước trận tấn công trại Pleime, một cuộc oanh tập B-52 – nhằm tiêu diệt lực lượng của Mặt Trận B3 gồm có ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 khi chúng tập chung tại các căn cứ thiết lập trong vùng Chu Prong chuẩn bị tấn công trại Pleim dự định vào tháng 12 năm 1965 – được điều nghiên bởi Ban2/MACV. Khi Mặ Trận B3 lấy quyết định tấn công sớm hơn vào ngày 19 tháng10 với chỉ duy hai Trung Đoàn 32 và 33, kế hoạch được thay đổi với cuộc hành quân Dân Thắng 21 (Pleime) và cuộc hành quân Long Reach (Chuprong) nhằm mục đích cho phép ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 tụ tập lại thành mục tiêu B-52 khả dĩ nhắm thảo bom được. Kế hoạch mang tên "Chiến Dịch Plei Me/Chuprong Campaign" và được Chuẩn Tướng mô tả trong bản tường trình "Intelligence Aspect of Plei Me/chu Pong Campaign" Khía cạnh tình báo của chiến dịch Pleime/Chuprong.

Mộc mục tiêu B-52 có thể thả bom được khi thu gọn trong một diện tích một cây số vuông. Vào ngày 11 tháng 11, tin tình báo thông báo cho Chuẩn Tướng Knowles là cả ba trung đoàn địch quân đã tụ tập lại vào diện tích dưới một cây số vuông, với Trung Đoàn 66 là trung đoàn sau cùng đạt tới điều kiện này (trung tâm khối quanh YA 9104), và Trung Đoàn 32 (YA 820070) và Trung Đoàn 33 (YA 940010) dưới một cây số vuông. Chính là vào ngày đó Chuẩn Tướng Knowles trình kế hoạch nguyên thủy oanh tập B-52 của Ban 2/MACV qua ngã Thiếu Tướng Larsen cho Chuẫ Tướng DePuy để Trưởng Phòng Ban3/MACV thi hành cuộc oanh tập B-52.

Một điểm cá biệt của cuộc hành quân oanh tập B-52 tại Chuprong là thời gian phản ứng thả bom giảm thiểu xuống 14 tiếng và 17 phút từ thời gian thông thường đòi buộc 48 tiếng. Tướng DePuy nói "đây quả là mộc cuộc oanh tập nhanh chóng nhất trong loại oanh tạc này. "

Đem so sánh, không chiến có tầm quan trọng hơn bộ chiến về mặt thời gian (5 ngày>2 ngày), về mặt không gian (100 cây số vuông>100 mét vuông), vê mặt đơn vị tham chiến (96 phi xuất>3 tiểu đoàn), và về mặt lực lợng địch bị tấn công (9 tiểu đoàn >2 tiểu đoàn).

Sư Đoàn 1 Không Kỵ

Khi tới Việt Nam vào tháng 9 năm 1965, Sư Đoàn 1 Không Kỵ được đặt dưới quyền điều động của I Field Force Viet Nam (IFFV) và được chỉ định hành quân trong vùng trách nhiệm của Quân Đoàn II. Sư đoàn lập tức thiết lập bản doanh mang tênCamp Halloway tại An Khê, vùng Cao Nguyên, trong khi các toán quân mới tới khởi sự thực hiện các cuộc hành quân trong vùng Bồng Sơn thuộc Tỉnh lỵ Qui Nhơn.

Sư Đoàn 1 Khôn g Kỵ tham dự vào Chiến dịch trong hai giai đoạn: Hành quân Ingram (từ 23 đến 26 tháng 10) kế tiếp là Hành quân Long Reach (từ 27 tháng 10 đến 26 tháng 11).

Tên Long Reach dịch từ trường chinh. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II giao phó cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ thực hiện cuộc hành quân vào ngày 26 tháng 10 với sứ mạng truy đuổi địch quân trong vùng Iadrang-Chuprong. Lữ Đoàn Dù Việt Nam được đặt trong thế sẵn sàng ứng chiến trong tư cách lực lượng trừ bị trong giai đoạn Chuprong, cho tới khi trở thàh lực lượng chính trong giai đoạn Iadrang.

Vai Trò của Không Lực Hoa Kỳ

Không Lực Hoa Kỳ đóng một vai trò then chốttrong việc đẩy lui các toán quân tấn công.

Tại địa điểm trại Pleime, “trong mười ngày kế tiếp ngày 19 tháng 10, không lực đóng vai trò then chốt bẻ gẫy cuộc tấn công. Trong 696 phi xuất thực hiện ngày đêm, phi cơ B-57, AIEs, F-100s, và F-8s trút 866,300 pounds bom GP, 250,380 pounds bom mảnh, 485,880 pounds bom napam, cộng thêm hỏa tiễn, bom CBU và hỏa lực đại bác trên các vị trí Việt Cộng sát gần 35 mét từ bờ thành trại.”

Tại địa điểm phục kích, “các phi cơ túc trực trên không thả trái sáng hướng dẫn 74 phi xuất tấn kích, với các phóng pháo cơ xử dụng bom lửa, bom đa dụng, bom mảnh, CBU, hỏa tiễn 2,75 ly và súng đại bác 20 ly trong công tác hỗ trợ đoàn quân tiếp cứu. Các phi cơ AC-47 “Puff” thả 25 trái sáng và bắn 4000 viên đạn hỏa lực súng 7.62 ly chống quân tấn công. Khoảng 0930, ngày 24 tháng 10, hỏa lực bắn vào đoàn xe tiếp cứu giảm xuống súng nhỏ, và khoảng 1300 Việt Cộng đoạn tuyệt đụng độ vì phi cơ oanh kích.”

Pleime, giai đoạn một chuẩn bị (20-26 tháng 10)

- Ngày 19 tháng 10, Trung Đoàn 33 phát động cuộc tấn công trại Pleime. Cuộc tấn công này diện nhằm dụ quân chủ lực của Quân Đoàn II ra khỏi thành Pleiku để bị tiêu diệt trong một ổ phục kích. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II tiếp nhận cuộc thách đố.

- Ngày 20 tháng 10, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II lập tức phản ứng bằng cách thiết lập một Chiến Đoàn Đặc Nhíệm Thiết Giáp tiếp cứu trại và đồng thời phái một toán gồm hai đại đại Lực Lựng Đặc Biệt hỗn hợp Việt-Mỹ tăng cường trại.

- Ngày 22 tháng 10, toán lưc lượng đặc biệt tiến vào trại sau khi được trực thăng vận đến một địa địa phía Đông Bắc trại. Đồng thời, để chống lại thế phục kích di động của Việt Cộng, Chiến Đoàn Tiếp Cứu được lệnh nán lại tại quanh Phù Mỹ giả bộ thực hiện một cuộc hành quân tuần tiễu trong khi chờ đợi có thêm quân tăng cường.

- Ngày 23 tháng 10, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II yêu cầu IFFV (General Stanley R.Larsen) tăng phái quân thay thế cho Tiểu Đoàn 22 Biệt Động Quân cần dùng bỗ sing cho chiến đoàn tiếp cứu trong công việc bảo an cho Phi Trường Pleiku và thành phố Pleiku. Vào lúc 1300 giờ đơn vị tăng phái Mỹ (Chiến Đoàn Ingram gôm Tiểu Đoàn 1/12 Không Kỵ và pháo đội 2/19) tới Pleiku.

- Ngày 24 tháng 10, Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Thiết Kỵ Tiếp Cứu nhận được lệnh tiến nhanh tới trại, và pháo đội 2/19 Không Kỵ được di chuyển từ Phi Trường Pleiku đến vị trí tại 10 cây số Nam Phù Mỹ để yểm trợ cho đoàn quân tiếp cứu. Sau khi thất bại tại ổ phục kích, Trung Đoàn 32 nhận được lệng tháo lui.

- Ngày 25 tháng 10, Chiến Đoàn Đặc Nhiệmg Thiết Kỵ Tiếp Cứu xông qua ổ phục kích và tiến vào trại vào chiều tối.

- Ngày 26 tháng 10, Hành Quân Dân Tháng 21 chấm dứt sau khi Trung Đoàn 33 tháo lui.

Chu Prong, giai đoạn chính (27 tháng 10-17 tháng 11)

- Ngày 26 tháng 10, trong khi cuộc giải tỏa trại Pleime đang kết thúc, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II yêu cầu Bộ Tư Lệnh I Field Force Vietnam (IFFV) ra lệnh cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ truy đuổi đoàn quân tháo ui thuộc hai Trung Đoàn 32 và 33 tấn công. Lời yêu cầu được chấp thuận và cuộc hành quân mang tên Operation Long Reach (trường chinh). Ngõ hầu khuyến dụ Mặt Trận B3 còn ham muốn tấn công trại Pleime trở lại lần thứ hai, lần này với cả ba Trung Đoàn 32, 33 v 66, trong khi nới rộng Trách Nhiệm Vùng Hành Quân Tác Chiến cuả Không Kỵ, trại vẫn được duy trì thuộc trách nhiệm cuả Quân Đoàn II.

- Để tăng cường khả năng làm việt chung với QLVNCH trong việc thự hiện Hành Quân Long Reach, Chuẩn Tướng Knowles thiết lập một Ban Chỉ Huy tác chiến, nằm cạnh với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II tại Pleiku.

Hành Quân All the Way

- Ngày 27 tháng 10, Lữ Đoàn 1 Không Kỵ khởi phát Hành Quân All the Way như thành phần thứ nhất của Hành Quân Long Reach trong khi các đơn vị tiên phong của Trung Đoàng 33 tiến tới khu vực tận trung tại làng Kro.

- Ngày 28 tháng 10, Trung Đoàn 32 tiến gần tới căn cứ tại mạn bắc sông Ia Drang.

- Ngày 29 tháng 10, Trung Đoàn 33 tiến tới căn cứ tại làng Anta.

- Ngày 1 tháng 11, các đơn vị thuộc Lữ Đoàn 1 Không Kỵ đụng độ lần đầu tiên với một lực lượngđịch quân cỡ tiểu đoàn tại bệnh xã dã chiến của Trung Đoàn 33.

- Ngày 2 tháng 11, Ban Chỉ Huy cuả Trung Đoàn 32 tiến tới Đồi 762, nhưng các toán lính còn lại của trung đoàn vẫ trải dài tới gần Pleime, và Trung Đoàn 66 đang di chuyển vào các khu vự tập trung tại vùn Chu Prong-Ia Drang.

- Ngày 3 tháng 11, các đơn vị thuộc Lữ Đoàn 1 Không Kỵ phục kích Tiểu Đoàn 8/66.

- Ngày 4 tháng 11, Trung Đoàn 33 di chuyển ra khỏi căn cứ tại Đồi 732 tiến tới các triền núi của rặng Chu Prong với các tiểu đoàn đóng tại các vị trí từ Đồi 732 xuống tới làng Anta tới mạn bắc bờ song Ia Drang.

- Ngày 6 tháng 11, Tiểu Đoàn 6/33 gần như bị triệt tiêu sau một trận đụng độ với Tiểu Đoàn 2/8 Không Kỵ.

- Ngày 9 tháng 11, Trung Đoàn 33 thu gom các đơn vị chót của mình.

Hành Quân Silver Bayonet I

- Ngày 10 tháng 11, Lữ Đoàn 3 Không Kỵ thay thế Lữ Đoàn 1 Không Kỵ và các cuộc hành quân chuyển hướng từ tây sang đông trong một thế điều quân nghi binh nhằm khuyến dụ Mặt Trận B3 qui tụ ba trung đoàn lại trong các khu vực tập trung để khôi phục lại lợi thế với một cuộc tấn công trại Pleime lần thứ hai. Ngày tấn công được ấn định vào ngày 16 tháng 11.

- Ngày 11 tháng 11, Trung Đoàn 66 đóng dọc theo mạn bắc bờ sông Ia Drang (trung tâm khối quang YA 9104); Trung Đoàn 32 cũng đóng tại phía bắc (YA 820070); và Trung Đoàn 33 đóng tại quanh làng Anta (YA 940010). Tất cả ba trung đoàn trở thành mục tiêu cho oanh tập B-52. Chuẩn Tướng Knowles thông báo cho Chuẩn Tướng DePuy khởi động thực hiện cuộc oanh tập B-52.

- Ngày 12 tháng 11, Mặt Trận B3 tiếp tục chuẩn bị và tập dượt cho cuộc tấn công trại Pleime. Thiếu Tướng Larsen, Tư Lệnh IFFV ra lệnh cho Tướng Knowles hoán chuyển các cuộc hành quân sang hướng tây chuẩn bị thực hiện thế nghi binh nhằm ghim ba trung đoàn của Mặt Trận B3 tại các khu vực tập trung.

- Ngày 13 tháng 11, một số đơn vị trinh sát và vận tải đã di chuyển nhắm tới Pleime. Đại Tá Brown, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Không Kỵ, ra lệnh cho Trung Tá Hal Moore, Tiểu Đoàn Trửng Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ, chuẩn bị tấn kích trực thăng vận vào bãi đáp X-Ray vào ngày hôm sau.

Trận đánh bãi đáp X-Ray

- Ngày 14 tháng 11, Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ đổ bộ xuống bãi đáp X-Ray, tiếp sau là Tiểu Đoàn 2/7. Mặt Trận B3 phản ứng bằng cách đình chỉ xuất quân tấn công trại Pleime và tung vào chiến trường ứng chiến với các toán quân Không Kỵ với hai Tiểu Đoàn 7/66 và 9/66.

- Ngày 15 tháng 11, vào lúc 9 giờ 30 sáng, Đại Tá Brown đáp xuống X-Ray để chuận bị rút Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ vì tiểu đoàn đã chu toàn công tác gây chú ý địch quân và không đi tấn công trại Pleime. Vào khoảng 3 giờ chiều, Tiểu Đoàn 2/5 Không Kỵ tiến vào bãi đáp X-Rau sau khi lội bộ năm tiếng đồng hồ từ bãi đáp Victor để chuẩn bị cho phép Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ rút lui vào ngày hôm sau On 15 November, at 09:30, Colonel Brown landed down at LZ X-Ray to make preparation to withdraw the 1/7 Air Cavalry Battalion, deeming its job of drawing the attention of the enemy away from attacking the Pleime camp[75] done. By 1500 hours, the 2/5 Air Cavalry Battalion closed in the LZ X-Ray after a five-hour march from LZ Victor in preparation to allow the 1/7 Air Cavalry Battalion to withdraw the next day.

- Ngày 16 tháng 11, Tiểu Đoàn 1/7 Khôn Kỵ được trợc thăng bốc ra khỏi bãi đáp X-Ray, che chở bởi hai Tiểu Đoàn 2/7 và 2/5 Không Kỵ. Trong khi đó, phóng pháo cơ B-52 thực hiện thêm các phi xuất thả bom xuống các vị trí khắp vùng Chu Prong-Ia Drang.

Bãi Đáp Albany

- Ngày 17 tháng 11, Tiểu Đoàn 2/7 và 2/5 Không Ky được lệnh lội bộ ra khỏi bãi đáp hướn bắc tới bá đáp Albany và hướng bắc-đông bắc tới bãi đáp Columbus để cho phép phóng pháo cơ B-52 trải thảm bom các toán quâ địch còn ở tại vùng bãi đáp X-Ray và tại các vị trí khác của hệ thống Chu Prong-Ia Drang. Khi tiến gần tới bãi đáp Albany, Tiểu Đoàn 2/7 Không Kỵ bước vào một cuộc đụng độ tao ngộ với các đơn vị thuộc Tiểu Đoàn 1/33 và 8/66. Các toán quân Không Kỵ hứng chịu tổn thất nặng nề trong cuộc đụng độ này. Trong ngày, phóng pháo cơ B-52 tiếp tục bom trải thảm trong vùng Chu Prong-Ia Drang.

Ia Drang, giai đoạn khai thác sau chót (18-26 tháng 11)

- Ngày 17 tháng 11, sau hai ngày oanh tập B-52, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II dựa vào ước tính lực lược đối phương mất 2/3 quân số, lấy quyết định kết liễu Chiến Dịch với Hành Quân Thần Phong 7 thực hiện bởi Lữ Đoàn Dù. Một căn cứ hỏa lực pháo binh được thiết lập tại bãi đáp Crooks để yểm trợ cho Lữ Đoàn Dù. Căn cứ được bảo an bởi Tiểu Đoàn 2/5 Không Kỵ thực hiện Hành Quân Silver Bayonet II.

- Ngày 18 tháng 11, Lữ Đoàn Dù thiết lập ban chỉ huy tiền phương tại trại Đức Cơ, cùng với năm tiểu đoàn dù. Trong ngày, cuộc oanh tập B-52 tiếp tục trong vùng Chu Prong-Ia Drang.

Ngày 19 tháng 11, cuộc oanh tập B-52 tiếp diễn trong vùng Chu Prong-Ia Drang.

- Ngày 20 tháng 11, Tiểu Đoàn 3 và 6 Dù đổ bộ tại một địa điểm phía bắc mạn bờ sông Ia Drang và phục kích được Tiểu Đoàn 634/32 tại đó. Các đơn vị thuộc Trung Đoàn 32 từng né tránh đụng độ trong giai đoạn trước. Trong ngày, cuộc oanh tập B-52 tiếp tục trong vùng Chu Prong-Ia Drang.

- Ngày 22 tháng 11, trọn Lữ Đoàn Dù lội qua phía nam sông Ia Drang để thiết lập một ổ phục kích dọc theo hành lang địch có thể xử dụng để rút lui qua biên giới Căm Bốt.

- Ngày 24 tháng 11, Tiểu Đoàn 334/33 bị phục kích.

- Ngày 26 tháng 11, không còn thấy bóng dáng địch quân, Lữ Đoàn Dù rút khỏi vùng hành quân.

Kết Quả

Quân Đoàn II tổng lược các tổn thất của Việt Cộng như sau:

- Giai Đoạn I: 220 chết(đếm xác), 228 chết(ược tính), 115 bị thương, 6 bị bắt, 24 vũ khí(công đồng), 81 vũ khí(các nhân).

- Giai Đoạn II: 1515 chết(đếm xác), 2042 chết(ược tính), 1178 bị thương, 163 bị bắt, 126 vũ khí(công đồng), 897 vũ khí(các nhân).

- Giai Đoạn III: 265 chết(đếm xác), không rõ chết(ược tính), không rõ bị thương, 10 bị bắt, 19 vũ khí(công đồng), 49 vũ khí(các nhân).

- Total: 4,254 chết(đếm xác), 2,270 chết(ược tính), 1293 bị thương, 179 bị bắt, 169 vũ khí(công đồng), 1,027 vũ khí(các nhân).

Các con số tổn thất Việt Cộng do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II công bố được dựa cách đăc biệt vào các báo cáo tổn thất của các ban chỉ huy cấp trung đoàn Việt Cộng, được các đài kiểm thính ngăn chận ược. Ngoài ra, các con số này bao gôm các tổn thất về nhân mạn gân nên bởi 5 ngày oanh tập B-52 mà phía Việt Cộng và phía Mỹ không tính đến.

Ghi chú: Mỗi trung đoàn Việt Cộn có tổng cộng 2.200 chiến binh gồm : TĐ1 500, TĐ2 500, TĐ3 500, ĐĐ Bích Kích Pháo 150, ĐĐ Súng Phòng Không 150, ĐĐ Truyền Tin 12, ĐĐ Vận Tải, 150, ĐĐ Y Tế 40, ĐĐ Công Binh 60, ĐĐ Tring Sát 50.



-.

Nguyễn Văn Tín
22 tháng 6 năm 2016

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu