Khái Niệm Hành Quân của Đại Tá Hiếu cho Trận LZ X-Ray

Ngay khi vừa nhận được tin tình báo cho biết là ngày 13 tháng 11, Mặt Trận B3 khởi sự tập họp ba Trung Đoàn chuẩn bị xuất quân tấn công trại Pleime, Đại Tá Hiếu thông báo cho Tướng DePuy ấn định giờ thả bom B-52 là lúc 1600G ngày 15/11.

Bây giờ thì Đại Tá Hiếu cần khiến cho ba trung đoàn bất động tại địa điểm xuất quân cho tới giờ phút B-52 thả bom. Để thực hiện điều này, Đại Tá Hiếu cần chuyển hướng chú tâm của họ từ xuất quân tấn công trại Pleime đến một mối nguy mới.

Họ phải cảm nghiệm mối nguy mới quan trọng đủ để không thể làm ngơ. Đồng thời mối nguy mới không xuất hiện như là một cú đấm mạnh sẽ khiến họ tan rã hàng ngũ lẩn trốn lại vào rừng.

Việc xử dụng tới cỡ một tiểu đoàn Không Kỵ là vừa. Một lực lượng cỡ đại đại sẽ quá nhỏ để thành một mối nguy; họ sẽ làm ngơ và tiếp tục xuất quân và chẳng mấy chốc các vùng tập trung sẽ trống vắng.

Mặt Trận B3 Chỉ Trông Thấy Có Một Tiểu Đoàn Không Kỵ

Và như vậy, Không Kỵ thông báo mình xông tới bằng một 20 phút tiền phi pháo, tiếp nối sau là một “đoàn tàu to lớn và oai nghi gồm 16 chiếc trực thăng” (Coleman, trang 213), với viên tiểu đoàn trưởng trên chiếc trực thăng đầu tiên, thay vì trung đội trinh sát.

Không Kỵ thành công trong việc gây Mặt Trận B3 phải chú ý. Vào khoảng 1120 giờ, Mặt Trận B3 chuyển một thông điệp cho Không Kỵ qua tay một “tù binh” bị bắt: “đừng có dại mà tấn công tụi tôi; bọn tôi gồm ba tiểu đoàn và rất khát máu giết bọn ông”. (Coleman, trang 210)

Vào khoảng 1210 giờ, Mặt Trận B3 am tường tín hiệu của Không Kỵ: đúng thế, chúng tôi đến tấn công các ông, nhưng không ngay lập tức đâu (chúng tôi để lại toán trinh sát đàng sau).

Vào khoảng thời điểm này hầu hết TĐ 1/7 Không Kỵ đặt chân xuống bãi đáp: Đại Đội B, Đại Đội C, Đại Đội D và hầu hết Đại Đội A.

Chủ mưu gây chú ý đã thành đạt: Mặt Trận B3 lấy quyết định đình chỉ tấn công trại Pleime và trù tính giải quyết mối phá quấy nhỏ bé với hai tiểu đoàn trong khi hầu hết các lực lượng vẫn án binh bất động tại các địa điểm tập trung xuất quân. Mặt Trận B3 cho là sẽ giải quyết vấn đề trong nháy mắt và sẽ tiếp tục di chuyển quân tấn công:

họ quá tự tin là cuộc tấn công sẽ khiến TĐ 1/7 Không Kỵ tan rã rất nhanh chóng. (Why Pleime, chương V)

Khi Mặt Trận B3 quyết định tấn công TĐ 1/7 Không Kỵ với hai tiểu đoàn, số còn lại của TĐ 1/7 Không Kỵ được tức tốc đưa vào chiến trường lúc 1500 giờ và hai Tiểu Đoàn 2/7 Không Kỵ và 2/5 Không Kỵ được đặt trong tình trạng báo động sẵn sàng nhập cuộc. Đại Đội B 2/7 Không Kỵ nhảy xuống bãi đáp xong lúc 1800 giờ.

Vào lúc 1850 giờ, trong khi thị sát bãi chiến trường, Tướng Larsen thông báo cho Tướng Kinnard biết về tin B-52 đã được trù định sẽ oanh tạc ngày hôm sau lúc 1600 giờ:

18:50G: 1st Air Cav Div (Lt Col Buham) Tướng Kinnard bàn thảo với Tướng Larsen có thể xử dụng B-52 oanh tạc trong vùng “X” của hành quân Long Reach. Tướng Larsen cổ vũ cho ý kiến này. (Nhật Ký Ban 3/IFFV).

Sau này, Tướng Kinnard cật vấn Tướng Knowles về vụ này. Tướng Knowles nói dối và không bật mí đây là khái niệm hành quân của Đại Tá Hiếu:

Kế hoạch nguyên thủy xử dụng các phóng pháo cơ chiến lược yểm trợ cho sư đoàn được Tư Lệnh Phó Sư Đoàn đệ trình qua Tướng Tư Lệnh Field Force Vietnam cho Ban 3/MACV. (Pleiku Campaign, trang 9)

Mặt Trận B3 Chỉ Trông Thấy Có Hai Tiểu Đoàn Không Kỵ

Vì lẽ Mặt Trận B3 chỉ tung vào một tới hai tiểu đoàn, Đại Tá Hiếu đề nghị với Tướng Knowwles là không nên tung vào hơn hai tiểu đoàn, để khiến cho Mặt Trận B3 không phản ứng lại bằng cách sung vào thêm quân để rồi các mục tiêu dành cho B-52 tan biến ra mây khói.

Vào thời điểm này, Tướng Knowles bị đặt vào một thế khó xử: ngay sau khi thiết lập được một đụng độ, ông phải lập tức dồn đống quân vào; đó là chiến thuật tấn kích trực thăng vận của Tướng Kinnard.

Tướng Knowles cầm điện thoại lên và gọi Tượmg Kinnard đang ở phía sau tại An Khê, xin thêm một tiểu đoàn, thêm pháo binh, và cả trực thăng vận tải quân và chuyên chở vật liệu hạng trung. Tướng Kinnard trả lời, “ Gửi rồi đấy, nhưng việc gì xảy ra vậy? Tướng Knowles trả lời, “Chúng tôi tạo được một cuộc xung đột tốt đang tiến hành. Xin đề nghị anh tới càng sớm càng tốt.” Sau khi sắp đặt công việc tăng cường chuyển bánh xong, Tướng Kinnard nhảy lên trực thăng tại An Khê và đi gặp Tướng Kinnard tại Catecka. Khi Tướng Kinnard tới nơi, Tướng Knowles chỉ cho ông bản đồ tình hình mà ông banh ra trên một thân cây dừa. Tướng Kinnard nhìn thoáng qua và nói, “Ông làm cái gì ở vùng này?” Hẳn nhiên là có người không thông báo cho ông chủ về chỉ đạo của Tướng Larsen là truy đuổi theo địch ngay cả rút đi khỏi các lỗ khô cạn ở phía đông. Tướng Knowles nói với Tướng Kinnard, “Mục đích của cuộc hành quân là tìm ra địch quân, mà đây hẳn nhiên là chúng ta tìm thấy chúng!” Tướng Knowles còn nhớ Tướng Kinnard im lặng một hồi rồi điềm đạm nói, “Thôi được, trông có vể khả quan. Cho tôi biết anh cần tôi giúp điều gì.” (Coleman, trang 219)

Thế là thoát nạn, Tướng Kinnard để yên Tướng Knowles tùy ý hành động: chỉ thêm một tiểu đoàn mà thôi...

Ngày hôm sau khoảng 0915 giờ ngày 15/11, Đại Đội A 2/7 Không Kỵ đáp xuống đất tăng cường cho TĐ 1/7 Không Kỵ. Vì các đơn vị Không Kỵ có mặt tại chiến trường vẫn không tiếp cứu được trung đội bị cô lập, TĐ 2/5 Không Kỵ được lệnh đi bộ từ bãi đáp Victor âm thầm tiến vào LZ X-Ray vào lúc 1205 giờ mà Mặt Trận B3 không hay biết vẫn cứ ngỡ là chỉ có hai tiểu đoàn Không Kỵ tại chiến trường và không cảm thấy cần phái tung vào thêm đơn vị của Trung Đoàn 32, khiến cho Tướng Kinnard thắc mắc:

Không có lời giải thích tại sao Trung Đoàn 32 lại không được sung vào chiến trường đang khi duy trì vị trí khoảng 12-15 cây số hướng tây bắc bên mạn bắc sông Ia Drang. (Pleiku Campaign, trang 88)

B-52 oanh tạc đúng vào lúc 1600 giờ.

Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ hoàn tất sứ mạng!

Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ được Tiểu Đoàn 2/7 và Tiểu Đoàn 2/5 Không Kỵ thay thế và được trực thăng bốc ra khỏi LZ X-Ray vào trưa ngày 16/11.

Tiểu Đoàn 2/7 và Tiểu Đoàn 2/5 Không Kỵ được lệnh đi bộ ra khỏi bãi đáp ngày hôm sau 16/11 để nhưởng chỗ cho B-52 oanh tạc ngay vào X-Ray.

Tướng Knowles tiết lộ chủ đích cho đổ bộ các toán quân Không Kỵ tại LZ X-Ray ngày 14 tháng 11 là “Chộp con hổ đằng đuôi” và đập đầu nó với oanh tập B-52 từ ngày 15 đến 16 tháng 11. Ông cũng giải thích lý do rút quân ra khỏi LZ X-Ray ngày 17 tháng 11 và di chuyển quân tới LZ Albany là để “nắm lấy đuôi hổ từ một hướng khác” đồng thời tiếp tục đập đầu nó với bom B-52 từ ngày 17 đến 20 tháng 11.

Một Cuộc Săn Bắn
Người thợ săn dồn con thú vật vào một góc.
Người thợ săn sắp bóp cò thì con thú vật định di chuyển đi.
Người thợ săn gây một tiếng động nhỏ để gây con thú vật chú ý.
Nó nhìn bạn chầm chập, và nó đứng im.
Người thợ săn tránh làm bất cứ gì khiến con thú vật cảm nhận thấy một mối hăm dọa và sẽ bỏ chạy.
Con thú vật vẫn đứng im và người thợ săn nổ súng bắn hạ con thú vật.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 08 tháng 09 năm 2012

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu.com