Chương VIII
Kết Luận

Vì thời gian lâu dài, vì tầm rộng lớn của vùng hành quân, vì các kết quả gặt hái được, trận đánh Pleime đã trở thành cuộc giao tranh lớn nhất trong năm 1965, một năm của trận chiến khốc liệt nhất trên vùng Cao Nguyên.

Đối với địch, trận đánh này là nỗ lực cuối cùng trong đoạn cuối đường dài của mùa mưa và cũng là một thử nghiệm có thể dẫn đưa tới một cuộc mạo hiểm trong năm 1966. Nhưng đối với chúng ta, trận đánh cống hiến một cơ hội xác định mức tiến bộ chúng ta đã thực hiện được mặc dù điều kiện thời tiết xấu và củng cố xác tín cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Do đó, có thể lượng định tầm quan trọng của trận Pleime qua các thống kê của kết quả, mặc dù Pleime là một trận chiến lớn nhất và khốc liệt nhất và đã gây tổn thất nặng nề nhất cho địch từ năm 1951.

Để hiểu rõ trọn ý nghĩa của trận đánh Pleime, chúng ta cần kiềm chế men say chiến thắng và cúi đầu xuống một chập để suy xét về hậu quả nếu, chẳng may Việt Cộng thành công trong trận Pleime. Nói cách khác, nếu địch đặt hỏa lực phòng không quanh đồi của Chu Ho bắn hạ nhiều trực thăng và phi cơ, nếu tất cả quân lính và gia đình họ sống trong Trại Pleime bị làm thịt, liệu đoàn quân tiếp cứu còn có động cơ và hăng say xông tới - như họ đã làm dọc theo trục Phú Mỹ-Pleime - và gặp được cơ hội giao tranh với bao nhiêu là đơn vị chính Việt Cộng?

Cuộc săn đuổi và khai thác chiến thắng Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ thực hiện trong đợt hai cũng là phần nào do sự thúc đẩy tạo nên bởi sự thành công sơ khởi. Đó cũng là lý do chính tại sao đại đơn vị đó vừa mới đặt chân tới Việt Nam đã không một chút do dự chấp nhận thách thức đến từ một đại đơn vị thiện chiến.

Nếu trận đánh Pleime thất bại từ đầu - trong việc phòng thủ Trại - địch đã có thể thành công gieo bấn loạn trong dân chúng theo như lời rêu rao của họ trong trận tấn công tiểu khu Quận Lệ Thanh tháng 5 năm 1965. Mất Pleime cũng có nghĩa là bỏ Pleiku, cô lập Kontum và vĩnh viễn ngăn cấm giao thông trên Quộc Lộ 19.

Mười sáu năm trước, tại Bắc Việt, Cộng Sản đã một lần thành công trong việc chế ngự kiểm soát Quốc Lộ 4 và chiếm đoạt trọn dãy đồi núi phía bắc Vĩnh Yên. Họ đe dọa khao quân mừng Tết năm1951 tại Hà Nội. Thảm trạng tương tự có thể xảy ra tại vùng Cao Nguyên năm ngoái nếu như Việt Cộng chiếm đoạt được Pleime.

Chưa hết. Giả như ta thua trận tại Pleime, điều này sẽ không khỏi kéo theo một cuộc tàn sát dân miền Kinh sống trên vùng Cao Nguyên bởi tay quân phiến loạn Fulro.

Nhưng may thay, các chiến sĩ anh dũng trên vùng Cao Nguyên, với sự yểm trợ tiếp cận của các phi cơ vũ trang và các chiến sĩ không từ nan bất cứ hy sinh nào trong đợt một, đã thành công làm cho địch rắm rối khi nhận định tình hình và đã khiến địch ngạc nhiên trước nhiệt tâm và kiên trì của họ.

Từ trước tới giờ Việt Cộng luôn thành công thu hồi và tập trung lại quân lính sau trận đánh. Lần này, sau khi các lực lượng của ta giải vây Pleime, họ phải đương đầu với một cuộc săn đuổi dài 22 ngày và phải tan vỡ để thoát thân. Tinh thần của địch đã thấp lại bị giao động thêm bởi sự kiện nhiều thương binh bị bỏ lại tại chiến trường hay trên đường rút lui. Điều này giải thích tại sao con số tổn thất và đào ngũ của địch gia tăng trong Đợt I và Đợt II. Trong mười ngày cuối, địch thiếu thốn lương thực và các cuộc giao tranh tựa như những cuộc "săn bắn chim đa đa" ngoạn mục.

Khách quan mà nói, Pleime không có giá trị về mặt chiến lược. Nhưng nó đã được lựa chọn như một mục tiêu chính vì địch luôn tìm cách chập đôi chiến thuật và tuyên truyền, để gán ép các công tác chiến trận với tâm lý chiến. Địch muốn khiến chúng tạ bị bất ngờ vì họ tin chắc là các cuộc hành quân tại An Lão và Kim Sơn, bắc Bình Định, đã trói chân 6 tiểu đoàn của Lực Lượng Tổng Trừ Bị QLVNCH, 4 tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 22 Bộ Binh QLVNCH và ba đại đội trực thăng Mỹ tại vùng duyên hải. Nhưng thế điều quân mau lẹ của ta đã chuyển sự bất ngờ qua phía địch và khiến địch mất thế chủ động.(*)

Chúng ta đã học được một kinh nghiệm là không gì quí bằng có thể kiếm thêm một phút để chống cự và ngăn chận địch tại một tiền đồn hẻo lánh. Điều này còn quan hệ hơn để tư lệnh vùng có thể dựa vào tinh thần chiến đấu của quân binh để mà có thì giờ sắp xếp đoàn quân tiếp cứu. Chính lúc người ta bắt đầu ngờ vực tăng cường tới là lúc đoàn quân tiếp cứu đang chuẩn bị và nôn nóng hoàn thành sứ mạng.

Bài học thứ hai từ trận Pleime là Việt Cộng không chỉ là lãnh chúa duy nhất của sơn lâm. Vì với các quân cụ công binh hiện đại và các chiến thuật cách mạng, các trực thăng có thể đáp xuống bất cứ đâu và các bãi đáp có thể được tạo nên tại bất cứ chỗ nào, hoặc trên đỉnh đồi hay trong lòng rừng già. Chính vì lý do này mà Việt Cộng thất bại hoàn toàn trong việc dự kiến đâu sẽ là bãi đáp.

Chúng ta cũng học biết được là trong trận Đức Cơ trước đây, Việt Cộng luôn tìm cách lợi dụng màn đêm để tấn công các đơn vị thiết giáp. Lần này tại Pleime, địch cũng dùng chiến thuật đó, tạo cho các đơn vị thiết giáp thêm một dịp tạo chiến công và nâng cao niềm hãnh diện của Thiết Đoàn 3 (đóng tại Pleiku), đơn vị thiết giáp kỳ cựu nhất trong QLVNCH đã từ tham dự vào cuộc chiến đấu khốc liệt tại Ninh Bình, Nam Định, Vĩnh Yên trên vùng Bắc Việt, trước ngưng chiến năm 1954.

Địa thế tại Pleime bị che phủ bởi bụi cây rậm rạp nhưng nền đất lại rắn chắc, suối nhỏ lại hiếm và các chiến sỉ thiết kỵ có thể cảm thấy thoải mái như đang ở nhà.

Trong hầu hết các trường hợp, bộ binh tháp tùng bảo vệ các đoàn quân chiến xa là điều đòi buộc. Trái lại, trận Pleime là một trường hợp cổ điển trong đó các phần tử bộ binh phương hại nhiều đến tính di động và khả năng của các chiến xa. Vì lẽ đó, các đại đội trưởng thiết giáp không nên bám quá khư khư vào các nguyên tắc bài bản và tốt hơn là bạo dạn phơi trần ra thay vì giới hạn tính di động của mình với một bộ binh tháp tùng sát bên bảo vệ. Điều này sẽ không những tạo tự do hành động mà còn biện minh cho khả năng tự vệ trong trường hợp bị tập kích bất ngờ.

Tổn thất các lực lượng của ta hứng chịu trên Đồi 210 đêm 23 tháng 10 không do tài khéo léo của địch mà là do sự kiện các đại đội trưởng và trung đội trưởng để cho quân lính dưới quyền có quá nhiều tự do lo liệu nhu cầu cá nhân. Nếu các bữa ăn được chuẩn bị cách tập thể, sẽ có nhiều người và nhiều thì giờ hơn để đào hố chiến đấu để bảo vệ quân lính và đồng thời thiết lập công việc phòng thủ cho toàn thể đơn vị.

Trong đợt III, các cuộc hành quân được thực hiện qua một sự cộng tác mật thiết giữa các Lực Lượng Việt Nam và Mỹ: đó là phương thức mới nhất được đem ra áp dụng từ Thế Chiến II. Các đặc điểm của phương thức này là:

- Phối hợp các công tác tình báo và yểm trợ.

- Chia sẻ khái niệm hành quân và kết quả.

- Vùnh hành quân riêng rẽ.

- Bộ tư lệnh riêng rẽ.

- Điều quân riêng rẽ.

- Hành động riêng rẽ.

- Trừ bị riêng rẽ.

Phương thức trên đã đem lại nhiều kết quả tốt, đặc biệt trong một nước như Việt Nam trong đó tâm lý quần chúng chứa đựng nhiều phức tạp và tinh tế. Phương thức này cũng tạo nên một tinh thần ganh đua giữa hai quân lực và giữa các đơn vị.

oOo

[. . .]

oOo

Ngày nay, thế giới biết đến Pleime nhiều hơn là Cao Nguyên hay Pleiku. Trải qua sự hy sinh của khoảng 500 chiến sĩ anh dũng của các Lực Lượng VNCH và Đồng Minh tại Pleime, một khái niệm và chính sách mới cho Cao Nguyên đã tìm được một diễn xuất thích hợp.

Địch sẽ không bao giờ quên thảm bại của họ tại Pleime. Một ngày nào đó, họ sẽ trả thù và trở lại quanh Pleime một lần nữa để có thể phục hồi "danh dư". Vị trí của Pleime sẽ khiến luôn liên tưởng đến Chu Prông, đến biên giới Căm Bốt và đến ngay chính Căm Bốt với nguồn gạo thóc, thuốc men và ngay cả xảo trá vô tận.

Sự xâm nhập mới đây của các đơn vị mới từ Bắc Việt tỉ như các Trung Đoàn 88, 24, 66, các Sư Đoàn 321 và 308 tiếp tục duy trì áp lực của địch trên Cao Nguyên. Nhưng đồng thời nó cho thấy tình trạng khó xử của Tướng Giáp và tập đoàn. Kế hoạch ̣ dùng Căm Bốt làm mật khu cho sự gây hấn của họ có thể xô đẩy quốc gia này vào thảm họa, vì không ai có thể chấp nhận thái độ ương nghạnh của hoàng tử dở hơi đã phản bội Thế Giới Tự Do và biến nước ông thành chư hầu cộng sản.

Phi trường Bu Kheo, phía tây của Quốc Lộ 19 bên kia biên giới, đóng một vai trò quan trọn trong trận Pleime. Các cán bộ cao cấp Việt Cộng đã đáp xuống đây, trên đường từ Bắc Việt tới Mặt Trận B3. Bằng cách để cho Cộng Sản xử dụng Bu Kheo, Căm Bốt từng rêu rao là "trung lập" đã lộ chân tướng.

Các đường xâm nhập từng làm cho Tướng Pháp Delange quan ngại sẽ chẳng là mối nguy hiểm gì nếu Căm Bốt không chịu nhắm mắt làm ngơ cho phép Cộng Sản tung hoành trên phần đất mình. Nếu không có gạo Căm Bốt, nếu không có sự hiện diện của cố vấn Trung Cộng tại Pnom Penh, nếu không có sư thông thương giữa Hà Nội và thủ đô Khơ Me, các vụ xâm nhập của các đơn vị Việt Cộng từ Bắc Việt sẽ không thể xảy ra và khai triển thêm.

Danh xưng "Pleime", mà người ngoại bang đọc là "Play me" đã trở nên quen thuộc đối với các sử gia và thông tín viên ngoại quốc. Thật ra thì Việt Cộng đã xử dụng hết tiểu xảo và phát huy hết khả năng trong canh cờ tại Pleime năm ngoái. Phải chăng đó là lý do tại sao "chiến dịch mùa Xuân" năm 1966 đã không xảy ra trên Cao Nguyên?


(*) Đoạn văn trích từ một văn thư ký tên Đại Tá Daniel B. Williams, Cố Vấn Phó Quân Đoàn II MACV gửi Tư Lệnh Quân Đoàn II ngày 25 tháng 10 năm 1965: "Lúc 1500 giờ ngày 24 tháng 10, Tướng Westmoreland gọi và yêu cầu tóm lược tình hình,... Tướng Westmoreland kết thúc cuộc điện đàm với lời yêu cầu chuyển đến Tướng Vĩnh Lộc lời khen ngợi của cá nhân ông đối với cách thức điều quân để đáp ứng các tình hình khẩn cấp."

Pleiku, Mùa Mưa năm 1966

Thiếu Tướng Vĩnh Lộc
Đại Tá Hiếu, tác giả ẩn danh
(Why Pleime - April 1966)

generalhieu