Các Thế Điều Quân Khó Hiểu tại Pleime-Chuprong-Iadrang

1.Tại sao Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II từ chối cho phép Tướng Kinnard đem một Lữ Đoàn Không Kỵ tới giải cứu trại Pleime?
2. Tại sao chiến đoàn đặc nhiệm tiếp cứu trì trệ đi giải tỏa trại Pleime?
3. Tại sao trại Pleime chỉ được tăng cường với hai đại đội Lực Lượng Đặc Biệt trong khi lực lượng tấn công địch cấp trung đoàn?
4. Tại sao Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II duy trì trách nhiệm trại Pleime khi nới rộng khu vực hành quân của Sư Đoàn 1 Không Kỵ?
5. Tại sao cuộc hành quân All the Way của Lữ Đoàn 1 Không Kỵ chỉ là một “cuộc tản bộ trong công viên”?
6. Tại sao Lữ Đoàn 3 Không Kỵ được lệnh hoán chuyển hướng hành quân từ tây sang đông?
7. Tại sao Lữ Đoàn 3 Không Kỵ được lệnh lộn ngược trở lại Chu Prong?
8. Tại sao một tiểu đoàn thay vì một đại đội được cho đổ bộ xuống LZ X-Ray?
9. Tại sao “Vùng Lime” được lựa chọn làm địa điểm đột nhập của Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ?
10. Tại sao Trung Tá Hal Moore leo lên chiếc trực thăng đầu đàn cùng với ban tham mưu nhảy xuống LZ X-Ray trong khi đại đội trinh sát lại cuối cùng nhảy vào LZ X-Ray?
11. Tại sao cuộc đổ bộ của Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ kéo dài đến 5 tiếng đồng hồ?
12. Tại sao Tướng Knowles chỉ xin tăng cường thêm có một tiểu đoàn?
13. Tại sao Bắc Quân không xử dụng súng phòng không và bích kích pháo tại LZ X-Ray?
14. Tại sao Tiểu Đoàn 2/5 Không Kỵ lại tiến vào LZ X-Ray bằng đường bộ thay vì bằng trực thăng?
15. Tại sao oanh tạc B-52 được điều động tới?
16.Tại sao lại đổ bộ thêm hai Tiểu Đoàn 1/7 và 2/5 Không Kỵ tại LZ X-Ray?
17. Tại sao Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ được trực thăng vận ra khỏi chiến trường vào ngày 16 tháng 11?
18. Tại sao Tiểu Đoàn 2/7 và 2/5 Không Kỵ được rút ra khỏi chiến trường bằng đường bộ vào ngày 17 tháng 11?
19. Tại sao số tổn thất phía Mỹ lại quá cao?

*****

1. Tại sao Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II từ chối cho phép Tướng Kinnard đem một Lữ Đoàn Không Kỵ tới giải cứu trại Pleime?

Tuy Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II chỉ xin sự trợ lục của Ingram Task Force gồm một tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn pháo binh,

Để đối ứng với các trường hợp khẩn cấp, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II yêu cầu Lực Lượng Đặc Nhiệm Alpha Mỹ (Thiếu Tướng Stanley R. Larsen, Bộ Tư Lệnh Nha Trang) tạm thay chu toàn phận vụ an ninh của Phi Trường Pleiku và thành phố Pleiku và vào lúc 1300 giờ, Chiến Đoàn Ingram gồm một tiểu đoàn bộ binh và một đơn vị pháo binh thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ tới theo ấn định. (Why Pleime, chương IV)

Tướng Kinnard lại muốn xử dụng cả một Lữ Đoàn Không Kỵ xông thẳng tới trại Pleime để giải tỏa trại.

Trong vòng một vài tiếng đồng hồ ước lượng về tình hình tại Pleime được duyệt lại và việc can dự của sư đoàn được nới rộng lên thành một lực lượng đặc nhiệm cỡ lữ đoàn. Tiếp sau đó khái niệm phát triển để cung cấp các cuộc hành quân tấn công giới hạn, xử dụng các kỹ thuật xung phong không vận để cung cấp hỏa lực pháo binh yểm trợ cho Lực Lượng Đặc Nhiệm Thiết Kỵ QLVNCH tiểp cứu trại Pleime đồng thời yểm trợ chính doanh trại; và để cung cấp bảo an bộ binh cho các vị trí pháo binh, trong khi duy trì một lực lượng phản ứng trừ bị không nhỏ hơn một tiểu đoàn để phòng thủ Pleiku. (Pleiku Campaign, trang 16)

Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II không cho phép Tướng Kinnard làm theo ý riêng vì đã có kế hoạch khác hơn là tiêu diệt Trung Đoàn 33 vào thời điểm này. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II chỉ muốn đẩy lui trung đoàn tấn công này – và Trung Đoàn 32 nữa – trở về Chu Prong, ngõ hầu tiêu diệu cả hai trung đoàn này cùng với Trung Đoàn 66 một trập bằng oanh tại B-52.

Căn cứ Chu Prong được biết là đã được tạo lập lâu trước cuộc tấn công Pleime và Ban 2 MACV đã chấm lấy vùng này để nghiên cứu vào tháng 9 năm 1965 như là có thể làm mục tiêu cho B-52. (Khía Cạnh Tình Báo của Chiến Dịch Pleime-Chuprong, trang 6)

trờ về đầu trang

2. Tại sao chiến đoàn đặc nhiệm tiếp cứu trì trệ đi giải tỏa trại Pleime?

Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Thiết Kỵ được thiết lập ngay ngày hôm sau trại Pleime bị tấn công, tức là ngày 20 tháng 10, nhưng rồi lại dừng chân quanh Phù Mỹ thay vì tiến tới trại Pleime.

Tướng Kinnard tưởng lầm là Chiến Đoàn Đặc Nhiệm sợ lọt vào ổ phục kích.

Để thúc đẩy đoàn quân tiếp cứu di chuyển ngày 24/10, Lữ Đoàn 1 đặt để một toán liên lạc viên pháo binh với đoàn quân thiết kỵ, như vậy bảo đảm pháo yểm Mỹ cho LLĐNTK. Tuy nhiên, chỉ huy trưởng LLĐNTK chọn lựa tiếp tục dừng chân tại vị trí này qua đêm trong khi đó ông phái người trở lui về Pleiku để xin thêm tiếp tế. Toán liên lạc viên pháo binh nhập vào LLĐNTK từ một trong những trực thăng di tản thương binh chiều tối ngày 24/10. (Pleiku Campaign, trang 21)

Tuy nhiên lý do đích thực của sự trì trệ là thực hiện một thế điều quân chống lại thế phục kích vận động mà địch xử dụng.

Sáng ngày 21 tháng 10, Chiến Đoàn Luật tiếp tục di chuyển, dọc theo trục Phú Mỹ-Pleime, nhưng chỉ thực hiện những cuộc tuần tiễu bạo dạn nội trong một đường kính 10 cây số! Lệnh ban bố rõ ràng của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II cho Chiến Đoàn Trưởng, Trung Tá Luật, là giả bộ cho đoàn quân sắp tiến tới Trại Pleime, nhưng trong thực tế, ông phải đợi thêm cho đủ lực lượng tăng phái sẽ được di chuyển tới bằng đường không từ Kontum và Bình Định tới Pleiku, ngay khi các điều kiện thời tiết cho phép các di chuyển bằng đường hàng không.

Tin chắc là đợt đầu của kế hoạch - phục kích đoàn quân tiếp cứu - sắp sửa xảy ra, Mặt Trận Việt Cộng ra lệnh cho Trung Đoàn 32 rời khu tập trung

Điểm đáng lưu ý là các cuộc phục kích qui mô của Việt Cộng xảy trong thời gian mới đây đều được thực hiện trong khuôn khổ của chiến thuật chiến trận vận động. (Why Pleime, chương IV)

trờ về đầu trang

3. Tại sao trại Pleime chỉ được tăng cường với hai đại đội Lực Lượng Đặc Biệt trong khi lực lượng tấn công định cấp trung đoàn?

Trại Pleime được phòng thủ bởi khoảng 450 lính Thượng.

a. Plei Me là một trại Dân Sự Chiến Đấu (DSCĐ) cố vấn bởi Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ (LLĐBHK), nằm khoảng chừng năm mươi cây số phía nam Pleiku. Trước ngày 19 tháng 10 năm 1965, trại ở giai đoạn an ninh trong chương trình DSCĐ, Giai Đoạn III, và không hề gặp bất cứ một hành động Việt Cộng nào cho thấy một cuộc tấn công lớn sắp xảy ra.

b. Tình hình quân ta trước cuộc tấn công như sau: Một toán tuần tiễu chiến đấu gồm 85 DSCĐ và hai Biệt Kích Mỹ thực hiện sứ vụ càn quét tại mười lăm cây số tây bắc trại. Cộng thêm vào cuộc hành quân này, trại có năm toán tuần tiễu an ninh phục kích địa phương trong vùng tiếp cận trại. Các toán tuần tiễu này gồm tám người mổi toán. Thông thường có hai tiền đồn được duy trì. Một tiền đồn nằm tại hai cây số phía nam trại, và một tiền đồn khác nằm tại một cây số phía đông bắc trại. Mỗi tiền đồn gồm hai mươi lính DSCĐ. Lực lượng còn lại trong trại tổng cộng khoảng 250 DSCĐ, 14 LLĐB (Biệt Kích VN) và 10 Biệt Kích Mỹ.. ( DSCĐ trong Công Tác Phòng Thủ Trại (Plei Me))

Vào ngày 20 tháng 10, trại bị uy hiếp bởi 2.000 chiến binh thuộc Trung Đoàn 33. Tại sao lại chỉ có hai đại đội Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ-Việt gồm 160 chiến sĩ được phái tới tăng cường trại? Quân số quả là ít ỏi để chống cự lại một lực lượng địch đông gấp đôi.

Tuy nhiên, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn cho thế là đủ để khỏi bị địch xâm chiếm trại, xét là lực lượng chính xô đuổi địch quân được cung ứng bởi không lực.

Trong mười ngày kế tiếp ngày 19/10, hỏa lực không quân đóng vai trò then chốt trong việc bẻ gẫy cuộc tấn công. Trong 696 phi xuất ngày đêm, các phi cơ B-57, AIE, F-100, and F-8 trút 866,300 pounds bom GP, 250,380 pounds bom mảnh, 485,880 pounds bom napalm, cộng thêm hỏa tiễn, CBU và hoả lực súng trực thăng võ trang vào các vị trí VC sát nách hàng rào trại khoảng cách 35 thước. Khi cuộc oanh kích chấm dứt, địch quân mất 326 chết đếm được xác, và quân trú phòng ước tính khoảng 700 tử thi được lôi đi. Đây là một cuộc hành quân không yểm tiếp cận lớn nhất trong cuộc chiến, và có lễ hiệu nghiệm nhất. (Project CHECO Report, The Siege of Pleime,24 February 1966)

Chủ đích của Bộ Tư Lệnh không phải là tiêu diệt trung đoàn tấn công, mà chỉ là dụ địch rút lui trở về Chu Prong, và đợi dịp tiêu diệt cả ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 cùng một trập như đã dự tính trước.

Căn cứ Chu Prong được biết là đã được tạo lập lâu trước cuộc tấn công Pleime và Ban 2 MACV đã chấm lấy vùng này để nghiên cứu vào tháng 9 năm 1965 như là có thể làm mục tiêu cho B-52. (Khía Cạnh Tình Báo của Chiến Dịch Pleime-Chuprong, trang 6)

trờ về đầu trang

4. Tại sao Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II duy trì trách nhiệm trại Pleime khi nới rộng khu vực hành quân của Sư Đoàn 1 Không Kỵ?

Ngay sau khi trại Pleime được giải tỏa, Tướng Kinnard xin và được phép xử dụng trọn sư đoàn không kỵ để truy đuổi hai trung đoàn tháo lui của địch. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đồng ý nhưng tuy vậy vẫn nắm giữ lấy trại dưới sự kiểm soát của mình.

- 00:50G: Quân Đoàn II (Major Black) - Về Pleime: Trại hứng chịu một ít trái bích kích pháo, một ít mìn chôn phát nổ và một ít hỏa lực súng nhỏ. Không gì nghiêm trọng, 7 tổn thương, yêu cầu tải thương. Lúc 292350g Col Williams gọi Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II. Quân Đoàn II yêu cầu là Vùng Trách Nhiệm Chiến Thuật của SĐ 1 KK HK được nới rộng để bao gồm cả vùng Pleime ngoại trừ chính trại. Từ lằn phía NB của khoảnh ô vuông ZA đông tới lằn NB của khoảnh ô vuông AR 77, trên ĐT của khoảnh ô vuông ZA/AR15, nam trên AR77 tới ĐT của khoảnh ô vuông 00, rồi tây tới TN của khoảnh ô vuông ZA14. Col Buchan, Gen Knowes, Col Williams và Col Mataxis đồng ý. (Nhật Ký Ban 3/IFFV, 30/10)

Lý do là vì như vậy trại vẫn là một mồi béo bở cho Bộ Tư Lệnh B3 vẫn thèm muốn tấn chiếm trại Pleime vì nó còn nằm trong tay yếu ớt của Quân Đoàn II thay vì trong tay khoẻ mạnh của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ.

Cuộc hành quân Dân Thắng 21 chấm dứt, trại Pleime vững mạnh trở lại, nhưng trong số hai Trung Đoàn V.C. đã tham dự, ta mới gây cho chúng được hơn 400 tổn thất nhân mạnh. Sự rút lui của địch là một chủ trương sáng suốt và hợp lý của BCH mặt trận V.C. nhưng địch sẽ tìm cách rửa hận và vì trại Pleime hẻo lánh còn là một cái gai trước mắt. (Pleime, Trận Chiến Lịch Sử,trang 94)

trờ về đầu trang

5. Tại sao cuộc hành quân All the Way của Lữ Đoàn 1 Không Kỵ chỉ là một “cuộc tản bộ trong công viên”?

Vào ngày 27 tháng 10, Lữ Đoàn 1 Không Kỵ được “chính thức” giao trọng trách truy đuổi hai trung đoàn địch trên đường tháo lui. Cuộc hành quân được gọi là “All the Way”này kéo dát cho đến ngày 9 tháng 11 và được coi như là một “cuộc tản bộ trong công viên”.

Sau khi các tiểu đoàn thuộc Lữ Đoàn 1 Không Kỵ mất giao tranh với các tàn quân của Trung Đoàn 33, ngày 7 tháng 11, Tướng Kinnard nói, trong Army Magazine, là, “Tôi đã trù tính thay thế Lữ Đoàn 1 dũng cảm và tiêu hao sức lực, với Lữ Đoàn 3, do Đại Tá Thomas W. Brown do chỉ huy, và coi bộ đó là điều hợp lý nên làm vào thời điểm đó.” Tướng quân có vẻ hơi thổi phồng một tí. Các đơn vị của Lữ Đoàn 1 dũng cảm thật đấy, còn tiêu hao sức lực? Tiểu Đoàn 2/12 Không Kỵ hành quân dài lâu nhất ngoài chiến trường, tổng cộng là mười tám ngày – nhưng chỉ đụng độ có năm ngày. Tiểu Đoàn 2/8 có mười bốn ngày trong thung lũng và chỉ có hai ngày là đụng độ. Một đại đội của Tiểu Đoàn 1/8 chỉ có một ngày đụng độ, trong khi các đại đội kia không có đụng độ ngày nào. Và Tiểu Đoàn 1/12 chỉ có trung đội trinh sát là bị bắn trong cơn tức giận. So sánh với số giờ hành quân ngoài chiến trường của các đơn vị sau này trong cuộc chiến, đây là một cuộc tản bộ trong công viên. (J.D. Coleman Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, trang 186)

Nhưng xét về mặt “thật và ẩn tàng” thì sứ mạng của cuộc hành quân All the Way là cốt để lùa các toán quân rải rác của địch trờ về Chu Prong quả là thành công. Thật vậy, tất cả các động thái di chuyển của các đơn vị địch đều được theo dõi sát nút bởi Ban 2/Quân Đoàn II và Ban 2/Sư Đoàn 1 Không Kỵ Tiền Phương.

ngày 27/10, Trung Đoàn 33 đến làng Kro; ngày 28/10, Trung Đoàn 32 tới sát các căn cứ hậu cần tại mạn bắc của Ia Drang; ngày 29/10, Trung Đoàn 33 nhắm đi tới làng Anta tại YA940010, nằm tại chân rặng núi Chu Prong; ngày 1/11, bản doanh trung đoàn đã tới căn cứ tại làng Anta; ngày 2/11, khoảng 0400 giờ Ban Chỉ Huy trung đoàn 33 tới Đồi 732 (YA885106); ngày 05/11, Trung Đoàn 66 tiếp tục qui tụ vào các vùng tập trung trong mật khu Chu Prong và Trung Đoàn 33 chờ đợi cho các lực lượng phân tán qui tụ về đơn vị mẹ, Trung Đoàn 32 và Bộ Tư Lệnh B3, trong khi đó, án binh tại phía bắc Ia Drang và gần bên biên giới Căm Bốt; ngày 09/11 Trung Đoàn 33 thu thập xong các đơn vị cơ hữu cuối cùng; (Pleiku Campaign)

trờ về đầu trang

6. Tại sao Lữ Đoàn 3 Không Kỵ được lệnh hoán chuyển hướng hành quân từ tây sang đông?

Vào ngày 8 tháng 11, Lữ Đoàn 3 Không Kỵ lấy làm chưng hửng khi nhận được lệnh từ Tướng Larsen, Tư Lệnh IFFVN là chuyển hướng hành quân từ tây sang đông vì lẽ các đơn vị nằm về hướng Chu Prong (tây) chứ không về Pleime (đông).

Vào khoảng lúc này, Field Force Vietnam yêu cầu sư đoàn di chuyển các cuộc hành quân của mình về phía đông Pleime nếu "không có thêm đụng độ mới nữa trong vùng phía tây". (Pleiku Campaign, trang 67)

Vài ngày sau, ngày 10 và 11 tháng 11, Tướng Larsen giải thích rằng đây là một xảo thuật nhằm khích Bộ Tư Lệnh B3 tập trung ba trung đoàn lại để chuẩn bị tấn công trại Pleime lần thứ hai; và làm như vậy, ba trung đoàn trở nên mục tiêu cho oanh tạc B-52.

Thế điều quân chuyển hướng từ tây sang đông là để khơi ngòi cho một quyết định gần sắp tới từ Bộ Tư Lệnh sư đoàn Bắc Quân. (Pleiku Campaign, trang 73)

Bộ Tư Lệnh Mặt Trận Dã Chiến, sau khi thẩm định tình hình, đã đi tới một quyết định. Với các đơn vị Mỹ coi bộ rút lui về phía đông Pleime, quyết định là cố gắng lấy lại thế thượng phong với một cuộc tấn công. Lần này cũng lại là trại DSCĐ Pleime. Bộ tư lệnh sư đoànVC ấn định ngày tấn công là ngày 16 tháng 11, và ra chỉ thị cho ba trung đoàn của sư đoàn. (Pleiku Campaign, trang 76)

Ngày 11/11, vị trí ba tiểu đoàn 7, 8 và 9 của Trung Đoàn 66 trải dọc mạn bắc bờ sông Ia Drang (trung tâm khối tại 9104). Trung Đoàn 33 vẫn ở các vị trí quanh Làng Anta (YA940010) Trung Đoàn 32 vẫn ở phía bắc sông Ia Drang (YA820070). (Pleiku Campaign,trang 76)

trờ về đầu trang

7. Tại sao Lữ Đoàn 3 Không Kỵ được lệnh lộn ngược trở lại Chu Prong?

Vào ngày 12 tháng 12, Tướng Larsen bỗng nhiên lại khiến Lữ Đoàn 3 Không Kỵ ngạc nhiên khi ra lệnh lữ đoàn lộn lại Chu Prong.

Ngày hôm nay, 12 tháng 11, Tướng Larsen đến thăm ban chỉ huy tiền phương của sư đoàn tại khu Quân Đoàn II. Ông hỏi Tướng Knowles công việc ra sao. Tướng Knowles báo cáo với ông về trận tấn công vào Catecka đêm qua và rồi nói với ông là lữ đoàn đang khoan một lỗ khô ráo phía đông ngoài Pleime. Tướng Larsen nói, “Sao lại hành quân tại đó khi mà không có tăm hơi địch quân?” Tướng Knowles trả lời, “Nhưng mà thưa Thiếu Tướng, đó chính là lệnh văn thư của Thiếu Tướng chỉ bảo chúng tôi phải hành quân như vậy.” Tướng Larsen trả lời là sứ mạng chính của kỵ binh là “truy lùng địch quân.” Tiếp sau đó không bao lâu, Tướng Knowles thăm Đại Tá Brown tại bản doanh chỉ huy Lữ Đoàn 3 và bảo ông hoạch địch một kế hoạch hành quân tấn kích không vận gần chân rặng núi Chu Prong.. (Coleman, trang 196)

Lời giải thích cho một lệnh kỳ quặc này là để đưa một tiểu đoàn không kỵ vào chân rặng núi Chu Prong như một thế nghi binh dụ Bộ Tư Lệnh B3 trì hoãn di chuyển ba trung đoàn đi tấn công trại Pleime ngõ hầu B52 có đủ thì giờ trút bom vào lúc 16 giờ ngày 15 tháng 11.

trờ về đầu trang

8. Tại sao một tiểu đoàn thay vì một đại đội được cho đổ bộ xuống LZ X-Ray?

Chiến thuật xung kích trực thăng vận là lùng kiếm địch với một đơn vị cỡ đại đội. Một khi khám phá ra địch, đại đội lập tức giao tranh với địch để ghim địch lại. Giai đoạn kế tiếp là dồn đống số lượng đơn vị cần thiết để vây hãm và tiêu diệt địch.

Ngay sau khi giải tỏa Pleime, tôi cảm thấy là có bổn phận truy lùng những quân lính Việt Cộng hiện diện quanh trại. Do đó chúng tôi đề ra một phương thức lùng kiếm trong đó Thiết Đoàn Kỵ Binh bao dàn một khu vực rộng lứn và tôi xử dụng một lữ đoàn bộ binh để thả xuống một tiểu đoàn bộ binh và lục lạo tại một vùng này vùng kia. Tôi cảm thấy chúng ta cần phải phân tán ra từng toán nhỏ để có thể bao dàn nhiều diện tích hơn và cũng khiến địch lầm tưởng là có thể đánh lừa ta. Không thể đặt xuống trọn một tiểu đoàn ngoài bãi chiến trường và lê chân đây đó. Phải phân tán ra thành những đơn vị cỡ đại đội và trung đội. Phải dựa vào sự kiện là với trực thăng có thể đáp ứng nhanh hơn bất cứ ai trong lịch sử. Tôi cũng học được bài học hoàn toàn mới mẻ đối với tôi là mỗi đơn vị không đụng độ với địch quân là một trừ bị có thể dùng tới. Đây là chiến lược của tôi. Bắt đầu từ một chỗ nào đó, phá vỡ ra từng toán nhỏ, tùy theo địa thế, và nhào nặng vùng đó trong khi Thiết Đoàn Không Kỵ bay lượn khắp nơi. Điều quan yếu của cuộc chơi là đụng độ. Chúng tôi tìm kiếm mọi hình thức đụng độ – một trực thăng bị bắn, tìm một ổ lửa cắm trại, tìm một bao bị quân trang, cỏ bị vùi rạp. (Cochran, Alexander S,"First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General.)

Tuy nhiên việc cho đổ bộ Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ không chủ ý tìm và diệt địch như là tạo một thế nghi binh khiến địch trì trệ tiến công trại Pleime để cho phép oanh tạc B-52 hành xử. Sự xuất hiện bất thần của một đơn vị cỡ đại đội sẽ không đủ để gây chú ý của khối lượng ba trung đoàn. Tầm cỡ của một tiểu đoàn mới tạo được sự chú ý đó.

Ngoài ra, để gây sự chú ý của địch, Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ đã không tìm cách gây bất ngờ cho địch với một cuộc tiền pháo và hỏa tiễn bắn phá trong 20 phút, tiếp sau là tiến vào với một đại đoàn gồm 16 chiếc trực thăng oai nghi ầm ầm đổ xuống.

trờ về đầu trang

9. Tại sao “Vùng Lime” được lựa chọn làm địa điểm đột nhập của Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ?

Ngày 13/11 vào lúc 5 giờ chiều, Đại Tá Brown bay xuống gặp Trung Tá Moore tại bộ chỉ huy của Đại Đội A phía nam Pleime và bảo Moore thực hiện một cuộc tấn kích trực thăng vận vào vùng Lime tại chân rặng núi Lime vào sáng hôm sau. Theo thông lệ, Brown cho phép các tiểu đoàn trưởng chọn lấy các bãi đáp và đặt kế hoạch điều quân. (Coleman 1988)

Tại sại lại chọn “Vùng Lime”, một vùng phía đông bắc chân rặng núi Chu Prong, mà không một vùng khá, phía tây bắc chẳng hạn? Vì lẽ vùng này nằm sát kề vị trí của Trung Đoàn 66, đơn vị “ngọn giáo sắc bén” cho cuộc tấn côngtrại Pleime lần thứ hai; với quân chủ lực bị uy hiếp, hai trung đoàn kia buộc phải đứng im tại chỗ và Bộ Tư Lệnh B3 buộc phải ra lệnh ngưng di chuyển đi tấn công.

Tuy nhiên, ngọn giáo sắc bén cho cuộc tấn công lần này là Trung Đoàn 66 mới xâm nhập, sung sức từ Bắc Việt và háo hức xông vào chiến trận. Trung Đoàn sẽ là nỗ lực chính trong cuộc tấn công lần thứ hai vào trại Pleime của ba trung đoàn.

The disposition fo the 66th on 11 November had its three battalions, the 7th, 8th and 9th, strung along the north bank of the Ia Drang (center of mass Vic 9104).

Ngày 11/11, vị trí ba tiểu đoàn 7, 8 và 9 của Trung Đoàn 66 trải dọc mạn bắc bờ sông Ia Drang (trung tâm khối tại 9104).

Trung Đoàn 33 vẫn ở các vị trí quanh Làng Anta (YA940010)

Trung Đoàn 32 vẫn ở phía bắc sông Ia Drang (YA820070) (Pleiku Campaign, trang 76)

trờ về đầu trang

10. Tại sao Trung Tá Hal Moore leo lên chiếc trực thăng đầu đàn cùng với ban tham mưu nhảy xuống LZ X-Ray trong khi đại đội trinh sát lại cuối cùng nhảy vào LZ X-Ray?

Vì sứ mạng không phải là tìm và diệt mà là một động thái nghi binh khiến địch quân không rời đi khỏi vùng tập trung. Đó là tín hiệu đánh tiếng cho Bộ Tư Lệnh B3 biết là “chúng tôi chỉ chủ ý thiết lập một sự hiện diện tại Chu Prong với một tiểu đoàn trong thời điểm này và không tìm cách tấn công ngay bây giờ”.

11. Tại sao cuộc đổ bộ của Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ kéo dài đến 5 tiếng đồng hồ?

Hiển nhiên không phải vì thiếu thốn trực thăng. Hiển nhiên không phải LZ X-Ray eo hẹp chỉ tiếp nhận được tám đến mười chiếc trực thăng một lúc. Hiển nhiên không phải vì thời gian đi lại từ Pleime đến bãi đáp mất 20 phút. Hiển nhiên không phải vì thời gian đổ xăng lâu lắc. Quá trình đổ quân chậm chạp – tờ 10 giờ 20 sáng đến 3 giờ chiều – là có ý tạo nên một mối nguy cơ không quá lớn khiến địch quân có thể tan hàng bỏ chạy.

trờ về đầu trang

12. Tại sao Tướng Knowles chỉ xin tăng cường thêm có một tiểu đoàn?

Tướnng Knowles cầm điện thoại lên và gọi Tượmg Kinnard đang ở phía sau tại An Khê, xin thêm một tiểu đoàn, thêm pháo binh, và cả trực thăng vận tải quân và chuyên chở vật liệu hạng trung. Tướng Kinnard trả lời, “ Gửi rồi đấy, nhưng việc gì xảy ra vậy?” (Coleman, trang 219)

Tướng Knowles hành xử như vậy vì đó là lực lượng cần thiết để đối mặt với hai tiểu đoàn – 7 và 9 – mà đối phương tung vào chiến trường và cũng là ngăn chận trường hợp Tướng Kinnard có thể can thiệp và ra lệnh dồn đống thật nhiều đơn vị; điều này sẽ khiến các đơn vị địch quân tản mác và như vậy sẽ phá hủu các mục tiêu dành cho oanh tạc B-52.

trờ về đầu trang

13. Tại sao Bắc Quân không xử dụng súng phòng không và bích kích pháo tại LZ X-Ray?

Vì lẽ hầu hết các súng phòng không và bích kích pháo đã bị mất trong khi vây hãm trại Pleime. Nếu không thì các trực thăng chuyển vận lính không kỵ đổ bộ sẽ bị bắn hạ và còn nhiều quân lính kỵ binh bị bắn gục trước các đợt xung phong.

Tỉ lệ 1/10 chứng tỏ tiểu đoàn 1/7 rất là may mắn vì thật bất ngờ là từ trên các đồi bao quát ngó xuống bãi đáp, địch đã không đặt các vũ khí cộng đồng để yểm trợ các cuộc tấn công. Tình trạng này chỉ có thể giải thích bởi các lý do sau đây:

- Địch đã mất gần hết các vũ khí cộng đồng trong đợt đầu.

- Họ bị tiểu đoàn 1/7 tấn công bất ngờ và các cán bộ chỉ huy đã không khéo xử dụng địa thế.

- Các chiến thuật của họ hầu như dựa vào "biển người" và họ quá tự tin là cuộc tấn công của họ sẽ làm cho tiểu đoàn 1/7 rã ngũ rất mau chóng. (Why Pleime, chương V)

Ngoài ra, người thiết lập kế hoạch đổ bộ Tiểu Đoàn 1/7 biết rỏ là hai đơn vị súng phòng không và bích kích pháo nặng dùng yểm trợ cho cuộc tấn công trại Pleime lần thứ hai chưa có mặt tại chân rặng núi Chu Prong

Tin chắc các lực lượng của ta đánh mất vết tích của các đơn vị của họ, Mặt Trận Việt Cộng liền lấy một quyết định để lấy lại ưu thế với một cuộc tiến công. Mục tiêu lại là Pleime và ngày tiến công được ấn định vào ngày 16 tháng 11. Kế hoạch được biết trong nội bộ cán bộ Việt Cộng như là đợt hai của cuộc tiến công Pleime. Tất cả ba trung đoàn sẽ can dự vào lần này, cũng như một tiểu đoàn pháo kích 120 ly và một tiểu đoàn súng phòng không hai nòng 14,5 ly; cả hai đơn vị này đang trên đường xâm nhập và dự tính sẽ tới kịp thời cho cuộc tiến công. (Why Pleime, chương V)

trờ về đầu trang

14. Tại sao Tiểu Đoàn 2/5 Không Kỵ lại tiến vào LZ X-Ray bằng đường bộ thay viì bằng trực thăng?

Tiểu Đoàn 2/5 Không Kỵ được dự tính ngay tờ chiền ngà 14 tháng 11 tăng cường cho hai Tiểu Đoàn 1/7 và 2/7 Không Kỵ đã có mặt tại LZ X-Ray để giải cứu một trung đội bị cô lập.

Chiều tối ngày 14 tháng 11, Lữ Đoàn Trưởng di chuyển Tiểu Đoàn 2/5 Không Kỵ vào LZ Victor. Khoảng 0800 giờ, Tiểu Đoàn lội bộ tiến tới LZ X-Ray. Xem Bảng J đường đi xử dụng. Vào lúc 1205 giờ, Tiểu Đoàn tụ tập vào X-Ray. Viên Tiểu Đoàn Trưởng 2/5 và tôi phối hợp dàn trài các lực lượng. (...) Đại Đội B, Tiểu Đoàn 1/7 tiếp xúc tới trung đội bị vây hãm lúc1510 giờ. (LTC Hal Moore’s After Action Report)

Tiểu Đoàn 2/5 Không Kỵ âm thầm tiến vào LZ X-Ray khiến phía địch không nhận thức được là họ bị thua sút quân số với tỉ lệ 3 chọi 2 đơn vị, và không cảm thấy cần thiết đem thêm quân vào trận , thành thử vận là mục tiêu cho oanh tạc B-52 đã được ấn định bắt đầu lúc 1600 giờ.

Ở sở chỉ huy tiền phương chúng tôi lúc này nắm được t́nh h́nh chắc hơn. Dưới trung đoàn 66 cho biết: tiểu đoàn 9 đă liên lạc được với tiểu đoàn 7. Như vậy tương quan lực lượng trong khu vực nhỏ này, mỗi bên có hai tiểu đoàn, nếu tính số lượng quân Mỹ trội hơn, chưa kể hai đại đội pháo và không quân chi viện. (Tướng Nguyễn Hữu An, Hồi Ức)

trờ về đầu trang

15. Tại sao oanh tạc B-52 được điều động tới?

Một số quân sử gia, tỉ như Gregory Daddis, nghĩ là để giải cứu Tiểu Đoàn 1/7 bị quân lính Bắc Quân vây khốn.

Coi bộ bất cứ giới lãnh đạo nào của Sư Đoàn 1 Không Kỵ hay MACV không phủ nhận là cần tới các oanh tạc cơ B-52 để cứu sống tiểu đoàn của Moore. (Gregory Daddis, No Sure Victory: Measuring US Army Effectiveness and Progress in the Vietnam War )

Nhận xét này thật là sai lầm vì lẽ việc xử dụng oanh tạc B-52 đã được trù tính như là tác động chính tiêu diệt ba trung đoàn Bắc Quân tại Chu Prong với Sư Đoàn 1 Không Kỵ trong vai trò phụ lực và thực hiện thế nghi binh yểm trợ cho oanh tạc B-52

Căn cứ Chu Prong được biết là đã được tạo lập lâu trước cuộc tấn công Pleime và Ban 2 MACV đã chấm lấy vùng này để nghiên cứu vào tháng 9 năm 1965 như là có thể làm mục tiêu cho B-52. (Khía Cạnh Tình Báo của chiến dịch Pleime-Chuprong, trang 6)

trờ về đầu trang

16. Tại sao lại đổ bộ thêm hai Tiểu Đoàn 1/7 và 2/5 Không Kỵ tại LZ X-Ray?

Không những là để đối ứng lại việc đối phương đưa vào chiến trường hai tiểu đoàn, mà chủ yếu là chuẩn bị rút lui Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ. Thế rút lui một tiểu đoàn bằng trực thăng đòi hỏi phải có ít nhất hai tiểu đoàn để bảo vệ an ninh cho tiểu đoàn rút lui này trong tình huống có sự hiện diện của địch quân.

top of page

17. Tại sao Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ được trực thăng vận ra khỏi chiến trường vào ngày 16 tháng 11?

Vì lẽ Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ đã chu toàn xong sứ mạng gây chú ý Bộ Tư Lệnh B3 cho phép oanh tạc B-52 hành xử bắt đầu từ lúc 1600 giờ ngày 15 tháng 11.

Ngoài ra, động thái rút quân này cũng là để bắn tiếng cho Bộ Tư Lệnh B3 khỏi phải đem thêm quân vào vì tỉ lệ quân số đôi bên đã trở lại bằng nhau (2/5 and 2/7 đối lại 7 và 9).

Cuộc rút lui của Tiểu Đoàn 1/7 được thực hiện sau Trung Tá Hal Moore được triệu về Sàigòn gặp mặt Tướng DePuy, Tham Mưu Trưởng Ban 3/MACV, phụ trách phối hợp cùng với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II oanh tạc B-52.

- 21:05G: 1st Cav (Col Beaty) Lt Col Moore sẽ tới Saigon 1130G sáng (để tường trình Gen DePuy). (Nhất Ký Ban 3/IFFV, Nhatrang, 15 tháng 11)

Moore viết:

Lúc 1004 giờ sáng, với hai tiểu đoàn mới – Tiểu Đoàn 2.5 của Bob Tully và Tiểu Đoàn 2/7 của Bob McDade – hiện giờ đã có mặt hay trên đường tới LZ X-Ray, đại tá Tim Brown ra lệnh cho các quân lính sống sót rã rượi của Tiểu Đoàn 1/7 của tôi, chuẩn bị rút ra để nghỉ ngới dưỡng sức. (We Were Soldiers Once and Young,trang 229)

Đây cũng la dấu chỉ sứ mạng của ông không phải là xung kích trực thăng vận tìm và diệt mà chỉ là một thế nghi binh để yểm trợ cho oanh tạc B-52.

Tướng Knowles tiết lộ chủ đích cho đổ bộ các toán quân Không Kỵ tại LZ X-Ray ngày 14 tháng 11 là “Chộp con hổ đằng đuôi” và đập đầu nó với oanh tập B-52 từ ngày 15 đến 16 tháng 11.

trờ về đầu trang

18. Tại sao Tiểu Đoàn 2/7 và 2/5 Không Kỵ được rút ra khỏi chiến trường bằng đường bộ vào ngày 17 tháng 11?

Hai tiểu đoàn được lệnh rút ra khỏi LZ X-Ray, không phải cách ầm ỹ bằng trực thăng mà là cách âm thầm lặng lẽ bằng đường bộ so cho oanh tạc B-52 có thể bất thần đánh rập các đơn vị của Trung Đoàn 66 còn lảng vảng tại bãi đáp.

Các toán quân còn ở lại trong vùng X-Ray thình lình chợt vỡ lẽ tại sao Không Kỵ rời bỏ đi khỏi nơi này. Một cuộc oanh tạc B-52 đánh phủ lên đầu các vị trí cũ.. (Pleiku Campaign, trang 94)

Sứ mạng thứ hai là để bảo vệ hai căn cứ yểm trợ pháo binh Columbus và Albany.

Việc di chuyển cũng dựa trên ước tính là địch đã rút lui về hướng đó. Vào buổi chiều ngày hôm trước, một trực thăng đã bị bắn rớt trên vùng đó, sự di chuyển của địch cũng nhắm tấn công vị trí pháo binh nằm phía đông bãi đáp X-ray, đã từng yểm trợ hữu hiệu cho tiểu đoàn 1/7 trong hai ngày chót. Hai tiểu đoàn di chuyển theo hai hướng khác nhau, 2/7 theo hướng bắc và 2/5 theo hướng tây bắc.

Tiểu đoàn đầu sau đó rơi vào một ổ phục kích Việt Cộng thiết lập bởi một đơn vị địch cỡ tiểu đoàn, khi tiểu đoàn gần tới các mục tiêu. (Why Pleime, chương V)

Tướng Knowles giải thích lý do rút quân ra khỏi LZ X-Ray ngày 17 tháng 11 và di chuyển quân tới LZ Albany là để “nắm lấy đuôi hổ từ một hướng khác” đồng thời tiếp tục đập đầu nó với bom B-52 từ ngày 17 đến 20 tháng 11.

trờ về đầu trang

19. Tại sao số tổn thất phía Mỹ lại quá cao?

Vì các chiến binh Bắc Quân xử dụng chiến thuật “biển người”.

Các chiến thuật của họ hầu như dựa vào "biển người" và họ quá tự tin là cuộc tấn công của họ sẽ làm cho tiểu đoàn 1/7 rã ngũ rất mau chóng. (Why Pleime, chương V)

Ngoài ra, các chiến binh Không Kỵ còn yếu kém kinh nghiệm chiến đấu thực sự.

Các tân binh phí phạm rất nhiều đạn dược thủa ban đần, hầu như là nhắm bắn vào các bóng hình. Trong những ngày đầu ở an khê, xảy ra vụ con lừa Maggie bị kết liễu cách thê thảm. Con lừa lần ra khỏi quá xa chu vi trại một đêm đặc mây và bị một lính canh hoảng sợ bắt hạ. Sự thể xảy ra tại tuyến phòng thủ nói lên một sự thật căn bản về sư đoàn cho những ai nhạy cảm đủ để mà thấy: Sư Đoàn 1 Không Kỵ mới tới Việt Nam không phải là một đơn vị ưu tú. Đúng vậy, khái niệm của trực thăng vận thì ưu tú, nhưng các binh sĩ là những người thực hiến khái niệm lại là điển hình quân lính của bộ binh, pháo binh và công binh mà Quân Lực Mỹ cung cấp cho các tất cả các trang bị của mình trong năm 1965.

Vì vậy rất nhiều đạn dược được bắn phá trong những ngày đầu vào tuyến phòng thủ, cho tới khi các binh sĩ thiếu kinh nghiệm nhận ra các bóng hình chỉ là bóng hình và giới lãnh đạo bắt đầu tập dượt tự kiểm chế và kỷ luật khai hỏa mà người ta trông chờ tử một bộ phận ưu việt. Từng bước một, sư đoàn bắt đu đạt tới mức độ sẵn sàng của thời chiến; không phải thứ sẵng sàng trên giấy tờ mà là một loại kỷ luật đánh dấu bởi trình độ, độ tin cậy và thói quen tự động không được giảng dạy tại bất cứ một trường học nào. Sư đoàn đang nỗ lực đạt tới trạng thái ưu tú. Câu hỏi đặt ra lô, liệu đối phương có tho phép thời gian không? (Coleman, trang 53)

Và chiến binh Bặc Quân thì lại được chuẩn bị kỹ càng trong thế đánh giáp lá cà.

Tôi suy nghĩ rất nhiều để h́nh dung cho được thế nào là một trận đánh “áp đảo tinh thần”. Sau 2 ngày, tôi và đồng chí Sư đoàn trưởng sư đoàn 304 trực tiếp tŕnh bày với đồng chí Chu Huy Mân nội dung “áp đảo tinh thần”: Một là, tiêu diệt tiểu đoàn kỵ binh bay không vận của Mỹ; Hai là phải đánh gần và đâm lê (giáp lá cà).

Trong quá tŕnh chuẩn bị, chúng tôi gặp nhiều khó khăn, trong đó có một t́nh tiết mà tôi không bao giờ quên. Ấy là do một bộ phận cán bộ và chiến sĩ có nhận thức không đúng là đánh với quân Mỹ không thể đánh gần và đâm lê, nên đă tháo gỡ và bỏ hầu hết lưỡi lê dọc đường 559 (từ đường 9 trở vào B3). Tôi phải động viên và tổ chức một số cán bộ chính trị cùng với một bộ phận lực lượng vận tải đi thu gom lưỡi lê từ đường 9 vào B3, được 300 chiếc, vừa đủ trang bị cho 3 đại đội bộ binh (1 đại đội của tiểu đoàn 7 và 2 đại đội của tiểu đoàn 8, trung đoàn 66). Việc sử dụng lê trong trận đánh này không phải giao cho bất kỳ ai, mà chọn giao cho những chiến sĩ có quyết tâm, ư chí quyết thắng giặc Mỹ cao. Sau đó động viên, huấn luyện thành thục động tác đâm lê, đánh gần và tập chạy nhanh, dưới hỏa lực địch để kịp tiếp cận đúng đối tượng Mỹ sẽ phải đối mặt ở thung lũng Ia Đrăng. (Tướng Nguyễn Nam Khánh - (Đ̣n phủ đầu quân Mỹ ở Tây Nguyên )

trờ về đầu trang

Kết Luận

Tất cả các thắc mắc điều quân nêu trên tự nhiên được giải tỏa một khi nhận thức được khái niệm hành đã khai sinh chúng và chỉ đạo sư hiện của chúng. Chúng được thiết kế để tạo cơ hội thực hiện việc xử dụng oanh tạc B-52 để triệt tiêu cùng một lúc ba trung đoàn Bắc Quân tại Chu Prong. Vì toàn bộ chiến dịch được thiết lập bởi một bộ óc thiên tài về mặt chiến lược và chiến thuật, nên tất cả mọi động thái hành quân đều có ý nghĩa, không có gì là ngẫu nhiên hay tình cờ.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 10 tháng 10 năm

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu