Chương II
1964-1965
Cùng Một Trận Chiến Nhưng Khác Nhau Xa

Lần Này Đến Lượt Chủ Lực Quân

Lời xác định trên, từ một tư lệnh quân sự Pháp từng trải qua những nan giải của cuộc chiến khốc liệt và du kích, có thể dùng để tóm tắt những gì xảy ra trên vùng Cao Nguyên đầu năm 1964.

Thay vì sai phái từng toán cán bộ riêng rẽ để khởi động những đơn vị tại chỗ, những trung đoàn hoàn chỉnh được xâm nhập qua đường mòn Hồ Chí Minh và số lượng lớn lao tiếp liệu súng ống và quân trang lén lút được chuyển vận bằng đường biển đến các căn cứ bí mật. Ngày 16 tháng 2 năm 1965, một chiếc tàu Việt Cộng bị Hải Quân Việt Nam đánh chìm tại Vũng Rô (Phú Yên) và vô số hầm dấu súng ống bị Sư Đoàn 23 QLVNCH phát giác tại Đá Bia (Phú Yên): hơn 2000 súng cộng đồng và cá nhân cùng 73 tấn đạn bị tịch thu.

Đầu năm 1965, Bộ Tư Lệnh của Sư Đoàn 325 BV bắt đầu xuất hiện trên Cao Nguyên và nắm quyền chỉ huy và phối hợp tất cả các nỗ lực địch trong vùng. Một sự chuyển hoán qua chiến tranh vị trí và chiến trận di động khởi động.

Chiến dịch đầu tiên (từ tháng Giêng đến tháng 5) nhắm tới các mục tiêu tương tự như những mục tiêu của "Chiến Dịch Đông Xuân" năm 1954: làm tê liệt Quốc Lộ 19 và kiểm soát vùng bắc Bình Định, ngõ hầu cô lập phần bắc Cao Nguyên (Kontum và Pleiku) khỏi vùng duyên hải. Thật ra là họ thành công về mặt quân sự nhưng chính ra là tâm lý chiến và tuyên truyền của họ đã tác động mạnh vào tình hình của ta, đặc biệt là khi vào tháng 7, Quốc Lộ 21 và 19 Bis cũng rơi vào tay họ. Thật không ngoa tí nào khi cho là vào những ngày đầu tháng 7, ba tỉnh phía bắc Cao Nguyên - Pleiku, Kontum và Phú Bổn - đã suy thoái vào tình trạng hỗn độn và ngoại trừ một phép lạ, không gì có thể trấn an mối hoang mang của dân cư địa phương.

Thách Thức và Ứng Phó

Trong cảnh huống tồi tệ như vậy, chỉ còn một điều chắc chắn: phải bảo vệ Cao Nguyên với bất cứ giá nào, ngoại trừ có quyết định đen tối ngưng chiến đấu và đầu hàng. Chớ nên bao giờ đế thảm trạng năm 1954 tái diễn.

Quyết tâm này của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được diễn xuất trong khái niệm và quyết định sau đây của Tư Lệnh Quân Đoàn II:

1) Chấn chỉnh tinh thần quân lính và dân chúng bằng một sự dàn quân qui mô của các lực lượng bạn và tái xử dụng những đường lộ tiếp tế chính dẫn lên Cao Nguyên từ vùng duyên hải.

2) Phân tán áp lực địch và phá vỡ vòng đai họ đang xiết quanh các vị trí của lực lượng ta bằng cách chấp nhận thách thức của địch: chiến trận sẽ được khai triển ngay cả trong tình huống bất lợi cho các lực lượng của ta.

3) Chận đứng sự bành chướng của địch bằng những phản công quyết liệt và tức khắc chống lại mọi công kích mới của địch.

Nội trong hai tháng, các cuộc hành quân được thực hiện. Những cuộc hành quân đáng kể nhất là:

- Dân Tiến 107 để giải tỏa sự cương tỏa thủ phủ của Quận Thuần Mẫn (Phú Bổn).

- Thần Phong 1 và 3 để khai thông Quốc Ḷộ 19 và 21 và tái lập các đường lộ tiếp tế chính lên Cao Nguyên.

- Dân Thắng 5 để xua đuổi địch khỏi Đức Cơ (Pleiku).

Gặp phải quyết tâm và phản ứng mạnh mẽ như vậy, địch buộc phải rút lui sau khi hứng chịu tổn hại nặng nề. Lần đầu tiên trong nhiều năm tháng, tình hình trên Cao Nguyên tương đối tiến bộ trong tháng 10. Hai tiểu đoàn quân phiến loạn Fulro, mất tinh thần bởi cuộc thoái lui của Việt Cộng cũng bỏ nơi trú ẩn trong rừng phía bắc Darlac ra đầu thú ngày 8 tháng 9. Tình hình căng thẳng đè trên đầu dân chúng thuyên giảm khi mùa mưa sắp kết thúc.

Trở lui lại mật khu sâu trong rừng núi, Việt Cộng nghiền gẫm kế hoạch và chắc chắn suy nghĩ về thất bại của mình trong mùa mưa.

Liên tiếp hai chiến dịch từ đầu năm đã đem lại cho họ những hậu quả xấu.

Những cuộc hành quân lớn - mùa mưa 1965 - QĐII

Công cuộc bành trướng và lấn đất từng hoàn thành cách dễ dàng năm 1954 không còn tái diễn được nữa, ngoại trừ các lực lượng chủ yếu QLVNCH bị tiêu diệt. Điều này không thể xảy ra ngoại trừ thực hiện những chiến dịch lớn vì các cuộc tấn công riêng rẽ đã cho phép QLVNCH vượt qua các khó khăn bằng một phương thức điều quân bài bản và thích ứng, mặc dù họ chỉ có những khả năng hạn chế.

Do đó liều thuốc chữa chạy gồm những đòi buộc sau đây:

1) Phát động một chiến dịch qui mô gồm nhiều cuộc tấn công về những hướng khác nhau. Các lực lượng QLVNCH sẽ buộc phải phân tán và không thể đáp ứng đầy đủ các khó khăn gặp phải.

2) Một chiến dịch thực hiện với chiến thuật "nhất điểm lưỡng diện"(*) chắc chắn sẽ gây hoang mang cho sự phân tích và ước tính về tác dụng của nỗ lực chính của Việt Cộng. "Điểm" sẽ được lựa chọn cách nào để không cho phép lực lượng QLVNCH tránh những khuyết điểm và những bất lợi, ngoại trừ không chấp nhận sự thách thức.
(*) Chiến thuật "nhất điểm lưỡng diện" có nghĩa là "một nỗ lực chính và hai nỗ lực phụ" hay "một cuộc tấn công chính và hai cuộc tấn công nghi binh".

Thiếu Tướng Vĩnh Lộc
Đại Tá Hiếu, tác giả ẩn danh
(Why Pleime - April 1966)

generalhieu