Đa số các bài tường thuật trận đánh Ia Drang trong hiện tại căn cứ vào We Are Soldiers Once … and Young của Hal Moore, After Action Report, IA DRANG Valley Operation 1st Battalion, 7th Cavalry 14-16 November 1965 của Hal Moore, Pleiku Campaign của Kinnadr và Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam của Coleman. Tuy là thuộc loại nguồn chính yếu, các tài liệu này chỉ cống hiến các mảnh vụn lẻ tẻ của trận đánh và những thế điều quân xét ra không hợp lý. Một bài tường thuật sai lầm điển hình về trận đánh có một trình tự đại loại như sau (Daddis, No Sure Victory: Measuring US Army Effectiveness and Progress in the Vietnam War, trang 124-135): - Ngày 23 tháng 10, Tướng Kinnard cấp tốc tung vào trọn một Lữ Đoàn Không Kỵ đi tiếp cứu trại Pleime; - Ngày 26 tháng 10, Tướng Kinnard điều động trọn Sư Đoàn Không Kỵ truy đuổi các toán quân VC trên đường rút lui; - Tướng Mân tập trung lại lực lượng tại rặng núi Chu Prong và chờ đợi hành động kế tiếp của quân Mỹ; - Ngày 14 tháng 11, Tướng Kinnard ra lệnh Trung Tá Hal Moore xử dụng chiến thuật xung kích trực thăng vận tấn công các toán quân VC tại LZ X-Ray; - Ngày 15 tháng 11, các tuyến phòng thủ của Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ trở nên điêu đứng khiến Tướng Kinnard phải kêu gọi đến oanh tạc B-52 để cứu mạng tiểu đoàn; - Ngày 17 tháng 11, các toán quân VC xử dụng thế “nắm giây lưng quần” đánh bại Tiểu Đoàn 2/7 Không Kỵ tại LZ Albany. Mô tả trận đánh như vậy quả là quá xa sự thật. Để có được một bức hình trọn vẹn về trận đánh, cần có thêm những chi tiết và thông tin bổ túc cung cấp từ các nguồn chính yếu sau đây: của McChristian, Intelligence Aspects of Pleime-Chupong Campaign, của Larsen, G3 Journal/IFFV, 10/20-11/26/1965, của Vĩnh Lộc, Why Pleime, và của Vĩnh Lộc, Pleime, Trận Chiến Lịch Sử. Thêm vào danh sách này, cũng cần thêm thông tin từ phía tài liệu Việt Cộng, tỉ như: của Nguyễn Hữu An, Chiến Trường Mới; của Nguyễn Nam Khánh, Chiến thắng Pleime-Ia Drang; và của Đặng Vũ Hiệp, Người Chính Ủy Trong Trận Đầu Thắng Mỹ ở Tây Nguyên. Chỉ có thể mong nắm lấy được sự thật trọn vẹn về trận đánh Ia Drang, một khi trải qua một công trình nghiên cứu thấu đáo tất cả các tài liệu nêu trên. Nhưng trước tiên, cần phải làm sáng tỏ các danh xưng: Trận Ia Drang - xảy ra từ 14 đến 17 tháng 11 – đáng lẽ ra phải gọi là trận Chuprong hay trận LZ X-Ray. Nó là giai đoạn thứ nhì của chiến dịch Pleime-Chuprong-Iadrang. Giai đoạn Chuprong - xảy ra từ 27 tháng 10 đến 17 tháng 17 – cũng còn được Tướng Kinnard gọi là chiến dịch Pleiku, hay Tướng Vĩnh Lộc gọi là hành quân Long Reach (dịch từ Trường Chinh), hay Tướng McChristian gọi là chiến dịch Pleime-Chuprong. Giai đoạn này gồm ba cuộc hành quân được thực hiện bởi Sư Đoàn 1 Không Kỵ: All the Way của 1st Air Cavalry Brigade (27/10-9/11), Silver Bayonet I của 3rd Air Cavalry Brigade (9/11-17/11, với trận LZ X-Ray từ 14/11-17/11 và trận LZ Albany 17/11) và Silver Bayonet II của 2nd Air Cavalry Brigade (18/11-26/11). Giai đoạn Iadrang – xảy ra từ 18 đến 26 tháng 11 – cũng còn được gọi là hành quân Thần Phong 7 do Nhóm Nhảy Dù Việt Nam thực hiện. Sự khai triển của ba giai đoạn này được ấn định bởi một khái niệm hành quân đã được hoạch định kỹ lưỡng xử dụng oanh tạc B-52 để tiêu hủy ba trung đoàn Bắc Quân tại Chuprong. Có hai đòi hỏi cần phải đáp ứng để hoàn thành thành công oanh tạc B-52: (1) lực lượng ba trung đoàn phải tập trung với trung tâm khối tiếp cận XX’YY’ và (2) phải bất động lâu dài đủ vì phóng pháo cơ B-52 cần tám tiếng bay từ Guam đến Chuprong. Có thể chu toàn đòi hỏi thứ nhất khi ba trung đoàn cần phải tập trung lại để tái trang bị, tái tổ chức và tập trận khi có ý định chuẩn bị một cuộc tấn công. Có thể thực hiện đòi hỏi thứ nhì bằng một thế nghi binh. Kế hoạch này được điều nghiên từ tháng 9 khi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II biết tin Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 có ý định tấn công trại Pleime với ba trung đoàn 32, 33 và 66 và dùng vùng rặng núi Chuprong làm vùng xuất quân (Khía cạnh tình báo của chiến dịch Pleime-Chuprong, trang 6):
Giai đoạn I – Pleime Kế hoạch nguyên thủy của Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 là phát động cuộc tấn công vào tháng 12 năm 1965. Để tránh quân lính Mỹ đang đưa quân vào Quân Đoàn II đầu tháng 10 tham gia vào cuộc chiến, Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 chọn lựa tấn công sớm hơn với chỉ có hai Trung Đoàn 32 và 33 hiện diện và sẵn sàng tại Cao Nguyên ngày 20 tháng 10. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II hoãn việc dùng tới oanh tạc B-52 và xếp đặt một kế hoạch phản công sao cho khuyến dụ Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 tập trung lại ba trung đoàn để tấn công lại lần thứ hai, tạo cho B-52 có cơ hội tiêu diệt cùng một lúc cả ba trung đoàn. Để được như vậy, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II chỉ đưa hai đại đội Lực Lượng Đặc Biệt Việt-Mỹ đến tăng cường cho trại Pleime và một Chiến Đoàn Tiếp Cứu gồm khoảng chừng một ngàn quân lính với cuộc hành quân Dân Thắng 21 (Pleime, Trận Chiến Lịch Sử, trang 94):
Giai đoạn II – Chuprong Biết là Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 vẫn nôn nóng tấn chiếm trại Pleime, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II giao cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ thực hiện cuộc hành quân Long Reach gồm hai giai đoạn: (1) lùa hai Trung Đoàn 32 và 33 trở lui về rặng núi Chuprong; (2) dụ chúng tập trung lại với Trung Đoàn 66 để chuẩn bị tấn công trại Pleime lần thứ hai bằng cách hoán chuyển hướng hành quân từ tây sang đông. Và để dụ Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 tiếp tục muốn tấn công trại Pleime lại, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đặt để trại dưới quyền trọng trách của QLVNCH khi nới rộng vùng hành quân mới cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ (Sổ nhật ký của Ban 3/FFV, ngày 30/10/65):
Sắp xếp như vậy khiến Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 thấy trại Pleime vẫn là một mồi bổ béo dễ nuốt. Trách vụ lùa địch được giao cho 1st Air Cavalry Brigade thực hiện với hành quân All the Way. Các toán Không Kỵ cỡ đại đội xua đẩy các đơn vị Việt Cộng bị tan vỡ từng mảnh nhỏ và tản mác tứ tung trở lui về Chu Prong. Ban 2 Quân Đoàn II theo dõi rất sát cuộc hành quân lùa địch (Khía Cạnh Tình Báo của chiến dịch Pleime-Chuprong):
Vào thời điểm này, giai đoạn lùa địch hoàn tất và tiếp sau là giai đoạn khuyến dụ. Trách vụ này được giao cho 3rd Air Cavalry Brigade thực hiện với cuộc hành quân Silver Bayonet I. 3rd Air Cavalry Brigade được lệnh hoán chuyển hướng hành quân lùng địch từ tây sang đôn (Chiến Dịch Pleiku, trang 67):
nhằm khiến Mặt Trận Dã Chiến B3 tưởng là các toán quân Mỹ đánh mất vết tích đối phương (Chiến Dịch Pleiku, trang 73):
và thời cơ cho phép hoán chuyển qua thế công để chuẩn bị tấn công trại Pleime lần thứ hai (Chiến Dịch Pleiku, trang 76):
B3 Field Front fell for the subterfuge and on November 11 ordered the three regiments to regroup in assembling areas in preparation for an attack set for November 16. Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 sa vào cạm bẫy và ngày 11 tháng 11 ra lệnh cho ba trung đoàn tập trung lại chuẩn bị một cuộc tấn công ấn định vào ngày 16 tháng 11. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II nắm lấy cơ hội và ấn định oanh tạic B-52 vào chiều ngày 15 tháng 11. Tiểu Đoàn 1/7 được điều động vào Chuprong tại LZ X-Ray ngày 14 tháng 11 để ghim ba trung đoàn Bắc Quân tại các vùng tập trung. Cuộc đổ bộ gây được sự chú ý của Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 và khiến Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 đình chỉ tấn công trại Pleime và tung hai Tiểu Đoàn 7 và 9 thuộc Trung Đoàn 66 ra ứng chiến trong khi các đơn vị của hai Trung Đoàn 32 và 33 bất động tại các vị trí của mình. Sư Đoàn 1 Không Kỵ đáp ứng bằng cách tăng cường với Tiểu Đoàn 2/7 Không Kỵ vào lúc 9 giờ 15 sáng ngày 15 tháng 11. Khi tình hình đòi hỏi tăng cường thêm một tiểu đoàn để tiếp cứu một trung đội bị cô lập, Tiểu Đoàn 2/5 được phái vào chiến trường bằng đường bộ từ LZ Victor, để phòng ngừa Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 nhận thức là tương quan lực lượng đôi bên đã hoán chuyển từ 2:2 sang 3:2 và vẫn giữ nguyên vị trí của các đơn vị (Tướng Nguyễn Hữu An ):
thế là oanh tại cơ B-52 có thể thả bom đợt đầu vào các vị trí của Trung Đoàn 32 và 33 đúng vào lúc 16 giờ chiều. Cuộc oanh tạc thêm bốn đợt trong ngày và tiếp tục oanh tạc ngày hôm sau, nhắm tiêu diệt hai trung đoàn này. Ngày 16 tháng 11, Tiểu Đoàn 1/7 được bốc xuất, để khiến Bộ Tư Lệnh B3 không cảm thấy cần tung thêm quân vào bãi đáp. Ngày 17 tháng 11, hai Tiểu Đoàn còn lại 2/7 và 2/5 được lệnh âm thầm rút ra khỏi bãi đáp để cho phép B-52 oanh tạc các vị trí của Trung Đoàn 66 ngày tại và xung quanh LZ X-Ray. Cuộc oanh tạc B-52 tiếp tục 5 ngày liên tiếp (Why Pleime, chương VI):
Ngày 15 và 16 tháng 11, B-52 nhắm trải thảm bom vào các vị trí của các đơn vị thuộc Trung đoàn 33 và 32; ngày 17, 18 và 19, các đơn vị thuộc Trung đoàn 66; và ngày 25, các đơn vị thuộc Trung đoàn 32. Tướng Knowles tiết lộ chủ đích cho đổ bộ các toán quân Không Kỵ tại LZ X-Ray ngày 14 tháng 11 là “Chộp con hổ đằng đuôi” và đập đầu nó với oanh tập B-52 từ ngày 15 đến 16 tháng 11. Ông cũng giải thích lý do rút quân ra khỏi LZ X-Ray ngày 17 tháng 11 và di chuyển quân tới LZ Albany là để “nắm lấy đuôi hổ từ một hướng khác” đồng thời tiếp tục đập đầu nó với bom B-52 từ ngày 17 đến 20 tháng 11. Giai đoạn III – Iadrang Vào ngày 17 tháng 11, sau ba ngày oanh tạc B-52, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II ước tính là địch quân tổn thất khoảng 2 phần 3 lực lượng, và cho là đã tới lúc kết liễu hai đơn vị sống sót – Tiểu Đoàn 334 và 635 – và chấm dứt chiến dịch Pleime bằng cách đưa vào Nhóm Nhảy Dù Việt Nam gồm 5 Tiểu Đoàn để thực hiện một cuộc tấn kích giải phẩu với cuộc hành quân Thần Phong 7. Sư Đoàn 1 Không Kỵ cung ứng hỏa lực yểm trợ pháo binh bằng cách thiết lập một căn cứ hỏa lực mới đặt tại LZ Crooks, được Lữ Đoàn 2 Không Kỵ bảo an. Nhóm Nhảy Dù hoàn tất nhiệm vụ với hai cuộc phục kích: thứ nhất tại phía bắc sông Iadrang, tiêu diệt Tiểu Đoàn 334 ngày 20 tháng 11; và thứ nhì tại phía nam sông Iadrang, tiêu diệt Tiểu Đoàn 635 ngày 24 tháng 11. Chiến dịch Pleime-Chuprong-Iadrang kết thúc với hai chiến công này và Nhóm Nhảy Dù được bốc xuất ngày 26 tháng 11. Kết Luận Các bài tường thuật về trận Ia Drang sai lầm vì lẽ - nghĩ rằng nó hoàn toàn là một cuộc hành quân của Mỹ, trong khi thật ra nó là một cuộc hành quân liên hợp Việt-Mỹ với một mô thức rõ rệt do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đề xướng: chung lưng tình báo và yểm trợ và chia sẻ khái niệm hành quân và kết quả; nhưng vùng hành quân, chỉ huy, điều quân, sinh hoạt và trừ bị riêng rẽ (Why Pleime, chương VIII); - cho rằng nó là một trận đánh biệt lập, trong khi thật sự nó là một phần tử trong một kế hoạch rộng lớn mang tên chiến dịch Pleime-Chuprong-Iadrang; - và không nhận thức tới khái niệm hành quân – mấu chốt của tất cả các thế điều quân – xử dụng oanh tạc B-52 để triệt tiêu bat trung đoàn Bắc Quân tại rặng núi Chuprong. Nguyễn Văn Tín
Tài liệu tham khảo
|