Vấn đề nan giải to lớn ngay trước mắt là 220 quân nhân bị bao vây tại căn cứ FOB2 của Nhóm Dân Sự Chiến Đấu. Ai nấy đều cảm thấy là nếu họ không được tiếp cứu th́ sẽ sớm bị tràn ngập. Tướng Có lập tức chấp thuận một kế hoạch bốc họ bằng trực thăng, và kế hoạch được thi hành khẩn cấp. Đây là một cuộc hành quân khó khăn v́ lẽ các đơn vị mắc bẫy bị hoàn toàn bao vây bởi Việt Cộng và các trực thăng sẽ rất dễ bị trúng đạn súng nhỏ khi đáp xuống và khi cất cánh. Cộng thêm vào đó, nếu như vùng băi đáp bị hỏa lực súng cối mănh liệt uy hiếp, th́ sẽ xảy ra vô số tổn thất và xáo trộn. Một kế hoạch được đề xướng và được sự chấp thuận của Tướng Westmoreland để đem ra xử dụng lần đầu tiên các phản lực cơ vào việc yểm trợ cho các cuộc hành quân tại Việt Nam.
Kế hoạch trù định xử dụng phản lực cơ Hoa Kỳ hai bên sườn các trực thăng để cung cấp hỏa lực đánh dập bằng cách nă đại liên và trút bom xuống trong khi các trực thăng vũ trang trang bị súng bắn sát bên hông các trực thăng lanh lẹn. Kế hoạch này - cố gắng phối hợp ăn khớp các trực thăng, các phản lực cơ F-100, các chiến đấu cơ cánh quạt A-1E và các phóng pháo cơ B-57, tất cả với những vận tốc và đặc điểm khác nhau, thành một cuộc hành quân hội nhập duy nhất - đ̣i hỏi thiết kế cẩn thận và thi hành thật chính xác. May là mọi sự tiếp diễn vuông tṛn. Hầu như không có tai nạn xảy ra, 220 quân nhân QLVNCH và DSCĐ được bốc lên trong ba đợt vào buổi chiều ngày 24 tháng 2. Trong chuyến bốc cuối cùng các trực thăng bắt đầu gặp hỏa lực súng cối và một ít hỏa lực súng nhỏ gần băi đáp, nhưng may là chỉ có một trực thăng bị trúng đạn và một người bị thương. Các trực thăng của Lục Quân, với sự yểm trợ của phản lực cơ Không Quân, đă chứng tỏ nhiều khả năng bằng cách thêm một kiểu hành quân mới vào bảng liệt kê thành quả lớn lao của đơn vị tại chiến trường Việt Nam. Nếu hành động này xảy ra vào năm 1954, những người bị cô lập trong thung lũng hẳn phải toi mạng giống như đơn vị Groupe Mobile Pháp khi đơn vị này bị bao vây cũng tại chính khu vực này. Tuy nhiên lần này, các trực thăng và các phản lực cơ đă chứng tỏ là một yếu tố mới khiến Việt Cộng phải thua thiệt. Vào lúc này các đơn vị tổng trừ bị của lữ đoàn Dù được đổ xuống phi trường An Khê. Chiến đoàn Dù này lập tức phát động một cuộc tấn công vào tiểu đoàn Việt Cộng trước đây đă đẩy lui và cấu xé tiểu đoàn Biệt Động Quân. Khoảng chừng 200 lính Việt Cộng bị sát hại trong trận đụng độ này. Chúng bị trừng trị nặng đến độ chúng để lại nhiều súng ống và xác chết trên chiến trường.
Bị đánh bại dọc theo Quốc Lộ 19, tiếp sau Việt Cộng t́m cách tràn ngập căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt tại Kannak. Căn cứ nằm phía bắc Quốc Lộ 19 này, và căn cứ song đôi phía nam Quốc Lộ 19 tại Plei Ta Nangh, được đặt để trong Thung Lũng An Khê như những tiền đồn cho Quốc Lộ 19. Tuy không ngăn chận được sự xâm nhập của các đơn vị tấn công Quốc Lộ, 19, hai tiền đồn này uy hiếp mặt hậu của các đơn vị Việt Cộng hành quân dọc theo quốc lộ. Chúng đặc biệt là mối đe dọa cho việc tiếp tế và di tản thương binh Việt Cộng từ các cuộc giao tranh dọc theo các quốc lộ.
Việt Cộng phát động cuộc tấn công vào căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt tại Kannak vào 1 giờ 50 ngày 8 tháng 3. Các tài liệu tịch thâu được cho thấy là các phần tử của hai tiểu đoàn tham chiến. Chúng tấn công trong một hành động đẫm máu giống như trận đánh cay chua tiền đồn bên Triều Tiên tại Pock Chop, T-Bone và Old Baldy vào mùa xuân năm 1953. Hai tiền đồn nhỏ bé hơn của căn cứ bị tràn ngập trước. Một trong hai tiền đồn nhỏ này sau này được tái chiếm bởi một cuộc phản công của nhóm DSCĐ. Khu vực trung tâm của căn cứ đứng vững và Việt Cộng bị đánh bật tan tành ra khỏi trại. Chúng bỏ lại 126 xác chết vắt vẻo trên giây kém gai và bên trong những vị trí của tiền đồn mà chúng đă xâm nhập. Ngoài rất nhiều súng ống mới bao gồm cả các súng liên thanh, các súng không giựt 57 ly, các súng cối hai chân 82 ly và vô số lựu đạn, c̣n là vô số ống chứa chất nổ và ḿn phá hoại bị bỏ lại bởi các quân Việt Cộng khi chúng bị đánh bại và tẩu tán. Tác động này sau cùng đă bẻ găy giai đoạn đầu của cuộc tấn công đông-xuân của Việt Cộng.
Phá vỡ được cuộc tấn công của Việt Cộng, kế tiếp tư lệnh Quân Đoàn II phát động một giai đoạn phản công. Những cuộc hành quân này nhằm tái mở trước hết Quốc Lộ 19 và tiếp đến Quốc Lộ 1. Giai đoạn thứ nhất của cuộc tấn công của Quân Đoàn quét sạch quân Việt Cộng khỏi các trục lộ đưa tới quốc lộ trong Thung Lũng An Khê và trong một thời gian ngắn Quốc Lộ 19 được thông mở cho các đoàn xe dân sự chở các hàng tiếp tế tối cần cho vùng cao nguyên.
Giai đoạn kế tiếp, một cuộc tấn công để tái mở Quốc Lộ 1, được phát động bởi Sư Đoàn 22. Mục tiêu cuộc hành quân là quét sạch Việt Cộng khỏi phần đất phía bắc Tỉnh B́nh Định mà chúng đă chiếm đoạt trong cuộc tấn công vào tháng 2. Nhiệm vụ thứ nhất là nối kết với một trại cô lập tại Phù Mỹ và sửa chữa con đường và các cầu đă bị Việt Cộng làm hư hại. Sau khi quốc lộ được sửa chữa xong tại Phù Mỹ, một cuộc tấn công được phát động từ phía bắc Phù Mỹ và từ phía nam Bồng Sơn, nhằm quét sạch Việt Cộng khỏi Quốc Lộ 1 và giải tỏa trại quân tại Bồng Sơn trước đây cũng đă bị bao vây và phải được tiếp tế bằng đường hàng không từ khi Việt Cộng tấn công vào tháng 2. Hai cuộc tấn công này được thiết kế phối hợp với một lực lượng thứ ba, được trực thăng vận để thiết lập một đường bay an toàn giữa Bông Sơn và Phù Mỹ. Cuộc tấn công này tiến hành nhanh chóng chỉ gặp phải một kháng cự yếu ớt của địch quân, và con đường tới Bồng Sơn được tái mở cách mau lẹ. Khi Quốc Lộ 1 được tái mở giữa Bồng Sơn và Qui Nhơn, không mấy chốc các xe cộ dân sự bắt đầu di chuyển và đồng bào di cư bắt đầu trở lại các ấp xă và dưới sự kiểm soát của chính phủ.
Sau khi Bồng Sơn được khôi phục, kế hoạch bắt đầu bước qua giai đoạn chót và gian nan nhất của cuộc hành quân. Quận Hoài Nhơn gồm 125.000 dân rất thiết yếu cho kế hoạc kiểm soát Tỉnh B́nh Định của Việt Cộng. Ai cũng cảm thấy Việt Cộng sẽ phản ứng mạnh mẽ để ngăn ngừa QLVNCH tái khôi phục quận này. Trung Đoàn 2 Việt Cộng gồm ít nhất bốn tiểu đoàn đă tháo lui trước sự tấn công của Sư Đoàn 22 từ các núi đồi phía tây của Quốc Lộ 1. V́ cuộc tấn công này đă được thiết kế nhằm quét sạch Việt Cộng khỏi Quốc Lộ 1 cho tới tận ranh giới của Quân Đoàn, Tướng Có (tư lệnh Quân Đoàn II) và cố vấn trưởng Quân Đoàn viếng Đà Nẵng (bộ tư lệnh Quân Đoàn I) và phối hợp giai đoạn này của cuộc tấn công với tư lệnh và ban tham mưu Quân Đoàn I. Kế hoạch cũng thảo chi tiết cho phần yểm trợ của pháo binh và không tập.
Giai đoạn chót này của cuộc tấn công Quốc Lộ 1 bắt đầu từ ngày 10 tháng 4 với một tấn kích của hai tiểu đoàn trực thăng để thiết lập một đầu mũi băi đáp tại Vĩnh Thụy, gần ranh giới Quân Đoàn I. Cuộc tấn kích này được phối hợp với một cuộc tấn công bộ binh tại phía bắc Bồng Sơn và cũng được hỗ trợ bởi một cuộc hành quân của Quân Đoàn I để chiếm đoạt phần đất cao điểm chế ngự Quốc Lộ I tại ranh giới của hai quân đoàn. Lúc ban đầu cuộc tấn kích trực thăng đổ bộ và cuộc tấn công từ bắc Bồng Sơn chỉ gặp phải một ít kháng cự lẻ tẻ.
Sau khi dọn sạch khu vực băi đáp chống lại một chống cự yếu ớt, hai tiểu đoàn TQLC phân tán ra và bắt đầu dẹp sạch các thôn ấp dọc theo Quốc Lộ 1. Đó là điều Việt Cộng đang trông chờ. Đêm ngày 21 tháng 4, năm ngày sau cuộc tấn kích trực thăng, Trung Đoàn 2 Việt Cộng phát động một cuộc tấn công với một lực lượng ước tính khoảng ba đến bốn tiểu đoàn, nhằm phá hủy phần cận nam của tiểu đoàn TQLC. Nếu thành công, cuộc tấn công này sẽ tiêu diệt tiểu đoàn này, cắt đứt Quốc Lộ 1, và cô lập hóa tiểu đoàn TQLC và đơn vị pháo binh ở phía bắc. May là TQLC cảnh thức, pḥng thủ kiên cố, và nắm vững địa thế. Với sự yểm trợ của pháo binh, họ dập tan cuộc tấn công Việt Cộng, địch quân rút lui và để lại hơn 200 xác chết trên chiến trường cùng khoảng 100 vũ khí, gồm có súng đại liên, súng không giựt, và súng cối. Trong khi Việt Cộng rút lui về hướng tây, chúng bị các chiến đấu cơ bắn hạ và hứng chịu nhiểu tổn thương hơn nữa. Tối hôm sau Việt Cộng phát động một cuộc tấn công cấp một tiểu đoàn nhằm bao bọc cuộc rút quân tổng quát về vùng căn cứ của lực lượng tan tành cách thảm thương cùng với nhiều xác chết và thương binh. Cuộc tấn công thành công này đă bẻ găy sự chống cự của lực lượng chính Việt Cộng trong vùng này, và Sư Đoàn 22 và TQLC tiếp tục càn quét các lực lượng địa phương và du kích Việt Cộng c̣n để lại đàng sau.
Để chuẩn bị cho màn đánh kế tiếp, các lực lượng của QLVNCH xúc tiến cấp kỳ việc tái củng cố trong vùng. Họ sửa chữa đường lộ, tái tổ chức các cán bộ chính phủ trong xă ấp, và bắt đầu tái huấn luyện và tái tổ chức các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân trong một nỗ lực tái thiết lập guồng máy kiểm soát dân sự trong vùng. Đợt đầu gia đoạn của cuộc tấn công Việt Cộng đă thất bại. Tuy nhiên, mùa mưa sắp đến, Việt Cộng có khả năng tăng phái các đơn vị với những tiểu đoàn và trung đoàn mới của Bộ Đội Miền Bắc từ Bắc Việt xuống và tấn công lại một lần nữa, lần này với một con số đông đảo hơn.
Bài học đáng kể nhất trong thời kỳ này là tính cách quan trọng của yếu tố tinh thần - điều khó đo lường trong các cuộc hành quân mà các phân tích gia nặng phần áp dụng kỹ thuật điện toán trong tṛ chơi đánh giặc và nghiên cứu của họ không thèm màng tới. Lúc ban đầu bị bại và đẩy lui bởi cuộc tấn công Việt Cộng giáo đầu bởi các đơn vị mới xâm nhập từ Miền Bắc, tinh thần của các chiến binh QLVNCH ch́m thấp một cách trầm trọng khoảng giữa tháng 2 năm 1965. Vào thời điểm này, các cuộc không tập Hoa Kỳ tại Bắc Việt và việc đem ra sử dụng các phản lực cơ để yểm trợ các cuộc giao tranh địa phương - ghi nhận trong việc cứu vớt thành công 220 quân lính QLVNCH bị mắc bẫy tại Quốc Lộ 19 - đă cho một mũi tiêm thuốc vào cánh tay khiến cho các lực lượng QLVNCH lên tinh thần. Việc Tổng Thống Johnson phái TQLC Hoa Kỳ đến Đà Nẵng được coi như là chứng tỏ tối hậu của ư chí cương quyết của chúng ta hậu thuẫn cho chính phủ Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo tŕ tự do của ḿnh. Cuộc phản công thành công của QLVNCH kế tiếp và việc tái mở Quốc Lộ 19 và 1 lại nâng cao tinh thần lên hơn nữa.
Bị phân tán và đẩy lui trở về các căn cứ trong rừng núi, màn kế tiếp tùy thuộc Việt Cộng. Với mùa mưa gần kề, chúng có khả năng tăng quân số đông đảo với các quân lính từ Miền Bắc. Sau khi chuẩn bị chúng có thể tấn công nữa, với lớp màn che của mưa giông băo đổ xuống vào cuối tháng 5 hay đầu tháng 6 trên vùng cao nguyên. Tuy nhiên cho dù chúng có làm ǵ đi nữa, Việt Cộng sẽ đối mặt với các đơn vị QLVNCH với một tinh thần nâng cao bởi các cuộc chiến thăng mới đây và bởi một xác tín là Việt Cộng có thể bị chận đứng tại chiến trường. Như Tướng Có nói, "Giai đoạn sau tùy thuộc Việt Cộng. Chúng ta đă đánh bại chúng trong một trận chiến quy ước. Giờ đây chúng phải lựa chọn trở lui lại du kích chiến hay đưa vào những lực lượng Bắc Quân mới ngơ hầu chiếm được ưu thế với con số đông đảo. Nếu chúng làm vậy, cuộc chiến sẽ tiến vào một giai đoạn mới."
Đại Tá Theodore C. Mataxis
Army, October 1965
(Vietnam Center Archive)
generalhieu