|
Chương IX - Tài Liệu B
(đó văn phong không đúng giọng điệu Việt Cộng).
Tài liệu VC (xem Bản đồ Hành Quân Long Reach)
Các đặc điểm của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ
Qua các Hành Động của SĐ tại Pleime và Ia Drang
Từ 24 tháng 10 đến 19 tháng 11 năm 1965
Hoạt động chủ yếu:
a) Thời kỳ I: Hiệp đồng với quân Cộng Hòa giải vây PleiMe (24-28-10).
b) Thời kỳ II: Dùng phân đội nhỏ phối hợp với biệt kích Cộng Hòa tập kích vào hậu phương gần của ta (28/10-11/11/65).
c) Thời kỳ III: Dùng binh lực tương đối lớn tập kích sâu vào hậu phương ta ở khu vực Chu-Pong và Ia Drang (14/11-19/11/65).
II. Đặc điểm chiến thuật:
Trong đợt hoạt động ở PleiMe-Ia Drang, Sư I Kỵ Binh Không Vận Mỹ đã hành quân trong 2 trường hợp:
- Chi viện quân Cộng Hòa trong cuộc hành quân giải tỏa PleiMe. Tuy có hiệp đồng với quân Cộng Hòa về thời gian, địa điểm, có phần chi giới tuyến giữa Mỹ và Cộng Hòa, nhưng lực lượng Mỹ hoạt động trên hướng tương đối an toàn ít bị ta uy hiếp, địa hình ít phức tạp hơn.
- Hoạt động có tính chất độc lập trên hướng hoặc có phối hợp với lực lượng biệt kích nhỏ Cộng Hòa.
I - Hình thức chiến thuật. Vừa qua thấy xuất hiện 3 loại
a) Trong hành quân giải tỏa PleiMe Mỹ đã xử dụng binh lực I Chiến Đoàn gồm 2đ không vận và Ic pháo 105 ly. Hành động: 24-10-65 đổ bộ Iđ Mỹ xuống PleiDơ Doát đông bắc PleiMe rồi tiến dần xuống đôg và đông nam PleiKu. Sáng 24-10 trực thăng vận Iđ Mỹ xuống tây nam Phú-mỹ Ikm5 rồi hành quân đường bộ xuống PleiNgon Hô (25-10), dịch dần xuống PleiKom bắc PleiMe 47 km (26-10), đi sau Chiến đoàn 3 TG có tính chất đóng chốt. Ngày 28-10 rút bằng trực thăng về PleiKu. Nhìn chung quanh hành động tiến quân dè dặt, tốc độ chậm.
b) Đổ bộ tập kích nhỏ theo lối cóc nhảy xuống hậu phương gần của ta (28-10 – 10-11-65).
- Binh lực xử dụng từ Ib – Ic Mỹ cá biệt đến 2c Mỹ phối hợp với biệt kích Cộng Hòa (LLĐB) trực thăng vận theo lối cóc nhảy từ gần đến xa sâu dần vào hậu phương của ta.
- Mục đích tập kích, biệt kích, trinh sát quấy rối hậu phương gần của ta như phá đường vận chuyển tiếp tế, trạm thương binh, chỉ huy sở, trạm thông tin điện thoại, bắt cóc toán đi lẻ, phá kho tàng hoặc trinh sát phát hiện mục tiêu dùng không quân oanh tạc. Cũng có thể còn mục đích quấy rối hậu phương để thu hút lực lượng ta, buộc ta phải điều động binh lực đối phó làm giảm sức ép ta đang bao vây PleiMe, tạo điều kiện thuận lợi cho quân tiếp viện Mỹ và Cộng Hòa rút quân từ PleiMe về Pleiku (Mục đích phối hợp với chủ lực ở hướng Pleime).
Trong khi địch tập kích vào hậu phương ta, địch còn dùng binh lực từ Ic – Iđ đổ bộ trực thăng càng gần căn cứ địch ở gần Lệ Phong, Đức Nghiệp, Xung Quen (nam Bàu Can , nam Tây Lạc) để phối hợp và nghi binh.
Thời gian hoạt động của mỗi phân đội từ vài giờ đến I hoặc 2 ngày rồi lui.
- Nhận xét chiến thuật tập kích nhỏ của địch:
Do cơ động nhanh địch có thể tập kích nhanh và bất ngờ vào các mục tiêu nhỏ ở hận phương gần của ta. Trong tác chiến hành quân và trú quân ta cần có kế hoạch sẵn sàng, đánh địch tập kích trực thăng vận, cần có kế hoạch tổ chức bảo vệ hậu phương, bảo vệ vận chuyển, thương binh. Các toán đi lẻ tẻ cần trang bị vũ khi có thể đánh địch. Cần tổ chức hệ thống quan sát, trinh sát nắm chắc hoạt động địch. Từ đại đội trở lên phải tổ chức vọng quan sát kể cả lúc trú quân và tác chiến.
c) Đổ bộ tập kích quy mô tương đối lớn vào hậu phương, tương đối sâu, thời gian tương đối dài (Chu Pong, Ia Drang từ 14-19-11-65).
- Binh lực xử dụng I Lữ Đoàn không vận tăng cường gồm chừng 4đ không vận: dI-e7, d2-e7, dI-e5, Ic-d2-e3 (có thể cả de-e3, Iđ pháo 105 và 155 ;y, I Trung đoàn máy bay trực thăng (e9 trực thăng thuộc fI không vận) được không quân kể cả B52 chi viện mạnh.
-Mục đích: tập kích sâu vào hậu phương ta nhằm tiêu diệt hoặc tiêu hao I bộ phận lực lượng ta, đánh phá hành lang kho tàng, trinh sát phaát hiện mục tiêu dùng pháo binh và không quân oanh tạc quy mô hơn..
- Bố cục và hành động: Sau khi đổ bộ Lữ 3 hình thành 3 cụm chiến đấu – Tiểu đoàn và một cụm pháo binh (trận địa pháo): cụm d1 e7 ở đông Chu Pong 02-09, cụm d1-e5 ở tây Ba Bỉ 06-95, trận địa pháo binh và phân đội bảo vệ pháo ở tây Quênh Kla 06-00, 08-98, 06-02.
Chỉ huy sở Lữ ở Bầu Cạn.
Bầu Cạn là căn cứ hậu phương gần và là căn cứ xuất phát của Lữ 3, có tính chất là tuyến 2 của Lữ. Trung đoàn 9 TT ở PleiKu có I bộ phạn ở Bầu Cạn.
-Ghi chú: Do đó khả năng cơ động cao (chủ yếu nói về vận chuyển bằng TT) nên có thể tập kích nhanh chóng và bất ngờ vào bên sườn và hậu phương sâu của ta (còn khả năng cơ động đổ bộ ở mặt đất rất kém).
II - Vài hành động chiến thuật
a) Trước khi đổ bộ.
Bãi hạ cánh (ở địa hình rừng núi Cao Nguyên)
- Khi đổ bộ tập kích nhỏ, bãi hạ cánh không quân cần rộng, có thể hạ xuống rãy nhỏ, đỉnh đồi hoặc sườn đồi dốc chừng 15 độ; chiều rậng trên dưới 30 mét đã có thể xuống được như đã đổ bộ xuống rẫy làng Quênh Xom, đỉnh đồi cao điểm 475).
- Khi đổ bộ Tiểu Đoàn cần có rẫy tương đối lớn, bãi cỏ tranh (cao ngập đầu cũng xuống được), bãi trống giữa rừng hoặc thung lũng. Chiều rộng bãi, hạ cánh trên dước 200 mét. Nơi đổ bộ thường chọn gần ngay đường mòn ven rừng (Plei The, đông Chu Pong, ngã ba Bả Bì). Địch không dựa vào nguần nước mà chủ yếu tiếp tế nước bằng trực thăng.
c) Đổ bộ.
- Tập kích nhỏ mỗi đợt có thể xuống từ 2 đến 6 trực thăng, có khi hạ từng chiếc. Đổ bộ lớn, mỗi đợt hạ cánh từ 2 đến 5 phút rồi lên ngay. Máy bay có thể hạ cánh xuống đất hoậc bay là mặt đất chừng I đến 2 mét cho lính nhảy từ máy bay xuống đất.
- Đổ bộ có từ 2 đến 4 trực thăng vũ trang chi viện. Đổ bộ lớn có thêm khu trục và phản lực bay trên không phận chi viện. Đội hiành trực thăng bay theo một hàng dọc hoặc 2 hàng dọc. Có khi bay thẳng đến mục tiêu hạ cánh (đổ bộ nhỏ) hoặc lượng ở hướng khác để ngụy binh rồi mới quay đến mục tiêu đổ bộ cánh (đổ bộ lớn).
Đổ bộ nhỏ được yểm trợ bởi 2-4 trực thăng vũ trang. Đổ bộ lớn được yểm trợ bởi phi cơ chiếm đấu và phi cơ phản lực. Các đội hình bay xử dụng bởi trực thăng là một hay 2 hàng. Trong đổ bộ nhỏ, các trực thăng bay thẳng tới các mục tiêu. Trong đổ bộ lớn chúng thường lơ lửng trên một vùng khác trước khi bay tới các mục tiêu.
Biệt Cách Dù ngụy hay các đơn vị thám sát Mỹ luôn đổ bộ trước để giữ an ninh bãi đổ bộ trước khi bộ binh, đơn vị yểm trợ và sở chỉ huy đổ bộ.
d) Sau khi đổ bộ quân.
- Ngay sau khi đổ bộ, địch có thể tấn kích ngay tức khắc vào mục tiêu: ruồng bắt các nhóm bộ đội cô lập của ta, phá hủi các trạm thông tinh của ta, các trạm cứu thương. Hai lần, chúng tấn kíck vào tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 33 ngày 6 tháng 11 và tiểu đoàn 9 ngày 14 tháng 11.
- Chúng có thể di chuyển vào các vị trí ngăn chận hay vào quanh các trục dẫn đến hậu cứ của ta (Kuenh Xom, Lang Ga, Đồi 475).
- Chúng luôn thiết lập các vị trí, hoặc khi phục kích hay khi phòng thủ, gần bãi đổ quân để dễ tiếp vận và rút lui.
- Biệt Cách Dù ngụy thường tiến xa tuần tiễu.
e) Không yểm.
- Trong cuộc giải tỏa tại Pleime, trung bình các phi xuất tổng cộng từ 200 một ngày (tối đa 240 phi xuất)
- Không yểm thường xuyên được bảo đảm bởi từ 10 đến 20 phản lực cơ và 8 đến 10 phi cơ chiến đấu.
- Trong trận tại Chu Prông và Ia Drang, trung bình các phi xuất địch là 120 một ngày (không kể ban đêm) với tối đa 162 phi xuất một ngày. Tối đa phi xuất B52: 18 một ngày.
III - Quân Cụ
(Xem đồ thị của Sư Đoàn Không Kỵ và các tiểu đoàn đã phân phát)
- Sư Đoàn này được trang bị với nhiều trực thăng và có tính di động cao. Sư Đoàn có thể thực hiện những cuộc tấn kích chớp nhoáng và bất ngờ và thọc sâu vào hậu cứ của ta. Sư Đoàn có từ 450 đến 600 trực thăng. Phi đoàn của Sư Đoàn có 250 phi cơ, trong số đó là 220 trực thăng. Các tiểu đoàn không kỵ có 88 trực thăng và đại đội không kỵ ̣ có 27 trực thăng tùy theo bảng cấp số (các tiểu đoàn bộ binh của Sư Đoàn không được trang bị với trực thăng).
- Sư Đoàn được trang bị với một số lượng lớn phương tiện hiện đại để trinh sát
(trực thăng trinh sát) khiến địch có thể phát giác các mục tiêu cách nhanh chóng.
- Hoả lực của các Lữ Đoàn và của Sư Đoàn rất mạnh, tăng cường bởi các trực thăng vũ trang, pháo binh và Không Lực.
28 tháng 12 năm 1965
Trưởng Ban 2
generalhieu
|
|