Khi lấy quyết định đi giải cứu đồn Pleime khi đồn này bị lính Việt Cộng bắt đầu vây hãm ngày 19 tháng 10 năm 1965, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đoán biết là Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 Tây Nguyên lập kế "vây điểm diệt viện" để tiến chiếm Pleiku, trong khuôn khổ chiến dịch Đông Xuân nhằm cắt đôi Nam Việt Nam dọc theo Quốc Lộ 19, từ Pleiku xuống Qui Nhơn. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã phản công đúng mức, kết quả là đoàn quân tiếp cứu triệt hủy được ổ phục kích và tiến tới giải vây đồn ngày 29 tháng 10 năm 1965, với sự yểm trợ phi pháo của Sự Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ. Tàn quân của hai Trung Đoàn 320 và 33 BV buộc phải rút lui về rặng núi Chu Prong. Chiến dịch Pleime kết thúc; chiến dịch Đông Xuân bị bẻ gãy. Sau đó, Tướng Westmoreland quyết định đem ra áp dụng chiến thuật mới "lùng và diệt địch" và ra lệnh cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ đơn phương nhảy vào thung lũng Ia Drang. Trung Đoàn 66 BV mới tới vùng hậu cứ này của Bộ Tư Lệnh B3, sau một cuộc hành trình ḥơn hai tháng, vừa đặt balô xuống đã phải giao chiến. Kết quả là một cuộc chiến đầu tiên đẫm máu nhất giữa hai phe Việt Cộng và Hoa Kỳ. Tiếp sau đó, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu phái một lực lượng tổng trừ bị từ Sài Gòn lên Cao Nguyên đánh đuổi tàn quân Việt Cộng trên đường rút lui qua mật khu Căm Bốt. Lữ Đoàn 3 Dù VNCH đã chận đánh hai tiểu đoàn BV tại vùng biên giới Đức Cơ. Sự việc thật sự xảy ra là như vậy, nhưng các tác giả và sử gia Việt Cộng đã bóp méo sự thật khi tường thuật chiến dịch Pleime. Trước tiên là họ nói kế hoạch của chiến dịch được thay đổi từ vây đồn để tiến chiếm Pleiku, thành vây đồn để dụ lính Mỹ nhảy vào để đánh dằn mặt lính Mỹ tại Pleime. Sau nữa, không phải dụ đánh Mỹ tại Pleime mà là tại Ia Drang. Trong khuôn khổ bài này, xin đề cập tới lập luận thứ hai: vây đồn Pleime để dụ Mỹ vào Ia Drang. Tôi sẽ trích dẫn 5 tài liệu Việt Cộng sau đây để dẫn chứng: 2. Những Trận Đánh Mỹ Đầu Tiên - Sư Đoàn 304, tập II 3. Chiến thắng Plâyme - Ia Đrăng 4. Người Chính Ủy Trong Trận Đầu Thắng Mỹ ở Tây Nguyên 5. Chiến Dịch Tiến Công Plâyme và Bài Học Kinh Nghiệm Chọn Khu Vực Tiến Công Nguyên Văn - Trước tiên, xin trích nguyên văn các đoạn liên quan đến kế hoạch của chiến dịch Pleime ghi trong 5 tài liệu trên.
2. Những Trận Đánh Mỹ Đầu Tiên - Sư Đoàn 304, tập II
3. Chiến thắng Plâyme - Ia Đrăng
4. Người Chính Ủy Trong Trận Đầu Thắng Mỹ ở Tây Nguyên
5. Chiến Dịch Tiến Công Plâyme và Bài Học Kinh Nghiệm Chọn Khu Vực Tiến Công
Kế Hoạch 3 hay 2 đợt ? Tiếp sau xin đúc kết lại các đoạn trích để dễ bề đối chiếu. - Đợt 1: vây đồn Plây Me, diệt quân ngụy đi ứng viện; - Đợt 2: tiếp tục vây đồn Plây Me buộc quân Mỹ vào tham chiến tại đồn Plây Me; - Đợt 3: tập trung lực lượng nhằm vào cánh quân Mỹ để tiêu diệt chúng tại xxx và kết thúc chiến dịch tại đó 2. Những Trận Đánh Mỹ Đầu Tiên - Sư Đoàn 304, tập II - Đợt 1: E33 vây điểm Plây Me và E320 diệt viện ngụy. - Đợt 2: E33 và E320 tiếp tục vây hoặc tiêu diệt Plây Me buộc quân Mỹ phải nhảy vào đồn Plây Me; - Đợt 3: Tập trung lực lượng - tại xxx- vào một cánh tiêu diệt 4 đến 5 đại đội Mỹ, kết hợp với tiêu hao nhằm loại khỏi vòng chiến đấu từ 1.200 đến 1.500 tên Mỹ. 3. Chiến thắng Plâyme - Ia Đrăng - Đợt 1: Bao vây đánh mẻ đồn Plây Me, buộc quân ngụy phải đến chi viện, bị đánh đau dứt khoát quân Mỹ phải đi cứu viện, nhưng không ngay ở đồn Plây Me, mà là … - Đợt 2: sau 15 ngày dụ quân Mỹ đổ quân xuống thung lũng Ia Drăng (địa điểm dự kiến đánh chúng). 4. Người Chính Ủy Trong Trận Đầu Thắng Mỹ ở Tây Nguyên - Đợt 1: vây điểm diệt viện ngụy tại đồn Plây Me, làm thất bại ư định giải tỏa bằng không quân buộc địch phải điều quân ngụy viện binh đường bộ để ta tiêu diệt ; - Đợt 2: chuẩn bị sẵn sàng đối phó địch - gồm một bộ phận lực lượng quân Mỹ và lực lượng tổng dự bị quân ngụy - phản kích không phải tại đồn Plây me, mà về hướng Tây Nguyên vì lính Mỹ sẽ "nhảy cóc" tới Ia Drăng và lính tổng dứ bị dù ngụy sẽ tới Đức Cơ, không phải để dụ nữa mà là nhằm căng địch ra mà đánh. 5. Chiến Dịch Tiến Công Plâyme và Bài Học Kinh Nghiệm Chọn Khu Vực Tiến Công - Đợt 1. Vây lấn tiền đồn Plâyme. - Đợt 2. Phục kích diệt viện - Đợt 3. Đánh Mỹ tại Thung lũng Ia Drăng. Những Điểm Không Hợp Lý Xin nêu một ít điểm không hợp lý trong 5 tài liệu. - Điểm không hợp lý 1 - Trong hai đoạn văn Chiến Dịch Plây Me và Những Trận Đánh Mỹ Đầu Tiên - Sư Đoàn 304, tập II, tại sao đã dự tính vây đồn đánh đau lính ngụy để dụ lính Mỹ nhảy vào với đợt 1 và đợt 2, lại phải tập trung lực lượng ở một địa điểm khác (Ia Drang) để tiêu diệt một bộ phận lính Mỹ với đợt 3. - Điểm không hợp lý 2 - Trong bài Chiến thắng Plâyme-Ia Đrăng, Tướng Nguyễn Nam Khánh nói rõ Ia Drang là địa điểm dự kiến đánh lính Mỹ: "Quân ngụy bị đánh đau th́ dứt khoát quân Mỹ phải đi cứu viện. Lúc đầu, chúng tôi tính toán trong ṿng một tuần lế là quân Mỹ phải đến chi viện. Nhưng thực tế là sau 15 ngày, quân Mỹ mới đổ quân xuống thung lũng Ia Đrang (địa điểm dự kiến đánh chúng) nên ta càng có thời gian để chuẩn bị thế trận tốt hơn." Tại sao dự tính lính Mỹ không chi viện tại Plâyme mà là tại Ia Drăng? và dự tính Mỹ nhảy vào trong vòng một tuần lễ, mà tại sao lại điều Trung Đoàn 66 vào đến chiến trường Ia Drang trễ như vậy? Hơn nữa chiến thuật gia nào mà dại dột đi lập ổ phục kích tại ngay hậu cần của bộ chỉ huy mặt trận và chủ lực quân nơi cất dấu đạn dược và thực phẩm, để đến nỗi bộ đội của tiểu đoàn 9 bị đánh bất ngờ đang khi mới đi lãnh gạo về thổi cơm ăn trưa? - Điểm không hợp lý 3 - Trong đoạn văn Người Chính Ủy Trong Trận Đầu Thắng Mỹ ở Tây Nguyên Tướng Đặng Vũ Hiệp nói Mặt Trận B3 sẵn sàng, sau trận Plâyme, chống Mỹ phản kích, "đánh bại một bước chiến thuật "trực thăng vận" và "nhảy cóc" của Mỹ". Lính sư đoàn 1 kỵ binh bay Mỹ mới chân ướt chân ráo tới Tây Nguyên - đó là lý do Mặt Trận B3 quyết định đánh sớm khiến Mỹ chưa sẵn sàng ứng chiến, khiến cho E66 không tới kịp - chưa có dịp đem chiến thuật "nhảy cóc" ra áp dụng tại chiến trường và các đơn vị chiến đấu Mỹ khác - TQLC, lữ đoàn 173 dù, lữ đoàn 1/101 dù - biết và có khả năng dùng chiến thuật "nhảy cóc" này, làm sao mà Mặt Trận dự kiến được cách tài tình như vậy? Ngoài ra, Tướng Hiệp nói mục đích của đợt 2 chiến dịch là "tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, diệt gọn từ 4 đến 5 đại đội Mỹ, bắn rơi 20 đến 25 máy bay, đánh bại một bước chiến thuật "trực thăng vận" và "nhảy cóc" của Mỹ. Thu hút một bộ phận lực lượng quân Mỹ (ở Ia Drang) và lực lượng tổng dự bị quân ngụy (ở Đức Cơ) về hướng Tây Nguyên nhằm căng địch ra mà đánh". Xin hỏi phía Mỹ-NVN hay phía Việt Cộng có khả năng di động cao hơn? Bên nào sẽ chiếm ưu thế khi cả hai đều bị "căng ra"? - Điểm không hợp lý 4 - Trong đoạn văn Chiến Dịch Tiến Công Plâyme và Bài Học Kinh Nghiệm Chọn Khu Vực Tiến Công, Đại Tá Thạc Sĩ Phạm Văn Giới nói lý do chọn khu vực tiến công Ia Drăng là vì khi Mỹ nhảy vào vùng rừng rậm này sẽ buộc phải nhảy vào tại các bãi trống nơi bộ đội dễ dàng thiết lập các ổ phục kích.
Thử hỏi trong khu vực 150 dậm vuông này có 1, 2, 3 bãi trống (X-Ray, Albany, Columbus) hay nhiều bãi trống? Dự tính con đường độc đạo một đoàn tiếp viện đường bộ phải đi qua để lập ổ phục kích đã là một điều không dễ thực hiện, nói gì đến nhắm chọn đúng một trong những bãi trống trong vùng thung lũng Ia Drang lính Mỹ đường không buộc phải đổ bộ xuống. Làm sao biết được lính Mỹ sẽ đổ quân từ trên trực thăng xuống bãi trống nào để mà đặt ổ phục kích, nhất là khi Mỹ chưa có dịp đem ra thử nghiệm và Cộng Quân chưa có kinh nghiệm chống chiến thuật "trực thăng vận" và "nhảy cóc" của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ? Kết Luận Mặt Trận B3 đặt kế hoạch vây đồn Plâyme để diệt lính VNCH đi cứu viện và sau đó tiến công Pleiku. Nếu có lính Mỹ nhảy vào tiếp tay lính VNCH thì đã có Trung Đoàn 66 tiếp tay Trung Đoàn 33 và Trung Đoàn 320 xử lý lính Mỹ. Rủi thay: một, lính Mỹ không nhảy vào; hai, Trung Đoàn 66 không tới kịp; ba, Trung Đoàn 33 và Trung Đoàn 320 chịu phi pháo Mỹ không nổi phải rút lui; bốn, Trung Đoàn 66 bị đánh úp bất ngờ khi vừa đặt balô xuống tại thung lũng Ia Drăng. Để cho ra vẻ chủ động chứ không bị động, các tác giả của 5 tài liệu trên đã thêm thắt Ia Drang vào kế hoạch chiến dịch Plâyme thành kế hoạch chiến dịch Plâyme-Ia Drang. Nguyễn Văn Tín
Tài liệu tham khảo
|