Đ̣n phủ đầu quân Mỹ ở Tây Nguyên hay ở Đà Nẵng?

Ngay khi nhập đề bài Đ̣n phủ đầu quân Mỹ ở Tây Nguyên tướng Nam Khánh viết:

"Đầu năm 1965, Bộ Tổng tham mưu cho gọi tôi và đồng chí Sư đoàn trưởng sư đoàn 304 lên giao nhiệm vụ vào miền Nam chiến đấu. Đồng chí Phó Tổng tham mưu trưởng nói: “Các đồng chí hăy suy nghĩ kỹ: sắp tới ta sẽ đụng đầu quân Mỹ, chủ lực ta phải đánh với thế “đứng trên đầu quân thù”. Cấp trên giao cho hai đồng chí chỉ huy đưa một sư đoàn hoàn chỉnh vào miền Nam, cùng với dân và quân miền Nam đánh thắng quân Mỹ và thắng ngay từ trận đầu”.

Vài đoạn sau, tướng Nam Khánh viết tiếp:

"Cuối tháng 9-1965, đơn vị đi đầu của Sư đoàn 304 đă vào Tây Nguyên vào lúc chiến dịch Plây-me sắp bắt đầu. Bộ Tư lệnh B3 (trực tiếp là đồng chí Chu Huy Mân, lúc đó là Tư lệnh kiêm Chính ủy B3) gọi tôi và đồng chí Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 lên nhận nhiệm vụ. Đồng chí Chu Huy Mân nói: “Sư đoàn 304 là đơn vị sư đoàn hoàn chỉnh đầu tiên vào Tây Nguyên. Chiến dịch Plây-me bắt đầu, Sư đoàn 304 sẽ tham gia đợt 2 của chiến dịch và là lực lượng trực tiếp đánh sư đoàn kỵ binh bay số 1 của quân Mỹ mới vào Việt Nam và đang lên Tây Nguyên. Tôi sẽ điều quân của sư đoàn kỵ binh bay số 1 của Mỹ đến để các đồng chí đánh. Là sư đoàn hoàn chỉnh đầu tiên chạm trán với Mỹ, các đồng chí phải đánh một trận “áp đảo tinh thần” quân Mỹ. Để từ nay về sau khi nghe thấy quân chủ lực Việt Nam là quân Mỹ khiếp đảm”.

Mới đọc thoáng lướt qua, người đọc tưởng là Sư Đoàn 304 được phái vào miền Nam để đánh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ, vì lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu đầu năm 1965 - " Cấp trên giao cho hai đồng chí chỉ huy đưa một sưđoàn hoàn chỉnh vào miền Nam cùng với dân và quân miền Nam đánh thắng quân Mỹ và thắng ngay từ trận đầu” - tương tợ như lệnh của tướng Chu Huy Mân tháng 9 năm 1965 - " Là sư đoàn hoàn chỉnh đầu tiên chạm trán với Mỹ, các đồng chí phải đánh một trận “áp đảo tinh thần” quân Mỹ".

Tuy nhiên nếu xét kỹ hơn sẽ thấy Sư Đoàn 304 không thể được lệnh đầu năm 1965 vào đánh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ vì sư đoàn này chỉ được khai sinh tháng 6 năm 1965 và nhận được lệnh qua Việt Nam tham chiến ngày 15 tháng 6 năm 1965 khi Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara tuyên bố Quân Đội Mỹ được phép xử dụng một sư đoàn kỵ binh bay trong số 16 sư đoàn sẽ được tung vào chiến trường Việt Nam (We Were Young...Moore). Hơn nữa, lúc nhận được lệnh đem Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ nhảy vào chiến trường Việt Nam, Tướng Kinnard, tư lệnh sư đoàn, không muốn đặt căn cứ đóng quân ở An Khê trên vùng Tây Nguyên, mà là ở bên Thái Lan ngõ hầu có được một hậu cứ an toàn hơn (Moore). Thêm nữa, các đơn vị tiền phương của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ chỉ có mặt tại An Khê đầu tháng 10 năm 1965. Vì những lý do trên, không thể có chuyện đầu năm 1965 Bộ Tổng Tư Lệnh QĐND phái Sư Đoàn 304 vào miền Nam "đánh thắng sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ và thắng ngay từ trận đầu.”

Như vậy đơn vị Mỹ Y này là đơn vị nào? Muốn giải ra ẩn số Y này, cách tốt nhất là xác định xem đầu năm 1965, Mỹ đã đưa vào Việt Nam các đơn vị chiến đấu Mỹ nào rồi. Stanton ghi (Vietnam Order of Battle) có ba đơn vị sau, ngoài các toán Special Forces có mặt tại Việt Nam từ tháng 11 năm 1964, nhưng không đáng kể vì phân tán từng tốp lẻ tẻ 3, 5 người chỉ huy các nhóm lính Thượng trong các tiền đồn trên khắp 4 vùng quân sự (5 tại I, 16 tại II, 5 tại III và 8 tại IV) :

-19 tháng 3 năm 1963 - 52nd Aviation Battalion (Combat) Pleiku

- 01 tháng 10 năm 1964 -14th Aviation Battalion (Combat) Qui Nhơn

- 08 tháng 3 năm 1965 -9th Marine Amphibious Brigade với 2 tiểu đoàn 3/9 và 1/3

Ngoài ra, tài liệu sau đây về binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ Chronology of key Marine Corps events in the Vietnam War, 1962-1975 ghi:

March 8, 1965 -The 9th Marine Expeditionary Brigade (MEB) commanded by BGen Frederick J. Karch landed at Da Nang, Vietnam, consisting of two Marine battalions, one arriving by air and over the beach. The following day, the MEB assumed control of the Marine Task Unit 79.3.5 at Da Nang which became Marine Aircraft Group (MAG) 16.

Significance: This was the first deployment of U.S. battalion-sized U.S. combat units to Vietnam. Although the mission of the 9th MEB was limited solely to the defense of the airbase at Da Nang, it was, nevertheless, indicative that the U.S. advisory phase in the Vietnam War was to be transformed into more direct U.S. participation.

dịch:

Ngày 8 tháng 3 năm 1965 - Lữ Đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến Viễ̉n Chinh chỉ huy bởi Chuẩn Tướng Frederick J. Karch đổ bộ tại Đà Nẵng, Việt Nam, gồm hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến, một tới bằng máy bay và hai lên bãi biển. Ngày hôm sau, lữ đoàn đảm nhận chủ quyền Marine Task Unit 79.3.5 tại Đà Nẵng, đơn vị này trở thành Marine Aircraft Group (MAG) 16.

Ý Nghĩa : Đây là lần thứ nhất điều một đơn vị cỡ tiểu đoàn tác chiến Mỹ vào Việt Nam. Tuy sứ mạng của LĐ 9 TQLC Viễn Chinh giới hạn duy chỉ vào việc phòng thủ căn cứ phi trường tại Đà Nẵng, nhưng đó là dấu chỉ giai đoạn cố vấn cũa Mỷ trong Chiến Tranh Việt Nam sắp biến dạng thành một sự tham gia trực tiếp của Mỹ.

Do đó ta có thể kết luận ẩn số Y là 9th Marine Expeditionary Brigade (MEB) và bổ khuyết đoạn văn nhập đề của tướng Nam Khánh như sau:

"Khoảng tháng 3 năm 1965, Bộ Tổng tham mưu cho gọi tôi và đồng chí Sư đoàn trưởng sư đoàn 304 lên giao nhiệm vụ vào miền Nam chiến đấu. Đồng chí Phó Tổng tham mưu trưởng nói: “Các đồng chí hãy suy nghĩ kỹ: sắp tới ta sẽ đụng đầu Lữ Đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến Viễn Chinh Mỹ, chủ lực ta phải đánh với thế “đứng trên đầu quân thù”. Cấp trên giao cho hai đồng chí chỉ huy đưa một sư đoàn hoàn chỉnh vào Đà Nẵng, cùng với dân và quân miền Nam đánh thắng quân Mỹ và thắng ngay từ trận đầu”.

Xin lưu ý các đơn vị tác chiến Mỹ khác có mặt sớm tại Việt Nam sát ngay sau đơn vị này là:

- 06 tháng 5 năm 1965 - 3rd Marine Division với 4 trung đoàn 3, 4, 7 và 9

- 06 tháng 5 năm 1965 - Company D/16th Armor

- 07 tháng 5 năm 1965 -173rd Airborne Brigade

- 29 tháng 7 năm 1965 - 1st Brigade/101st Airborne Division (biệt lập)

Đáp số Y= Lữ Đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến Viễ̉n Chinh Mỹ được hỗ trợ bởi đoạn văn sau đây của tướng Nam Khánh:

Nhận nhiệm vụ xong, tôi và đồng chí Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 thảo luận và thống nhất là trận đầu phải diệt gọn được tiểu đoàn bộ binh Mỹ-điều này chưa có tiền lệ trong lịch sử xâm lược của quân đội Mỹ (kể cả ở chiến trường Triều Tiên 1951-1953). Lần đầu tiên một sư đoàn hoàn chỉnh quân chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam đụng đầu với một đối tượng tác chiến mà ta chưa hiểu kỹ, lại được trang bị hiện đại nhất, muốn đánh cho chúng thua đau đến mức “nhớ đời” và “khiếp sợ” đâu có dễ. Với cương vị là người phụ trách sư đoàn đi vào Nam, tôi nhận thấy vấn đề có tính quyết định là phải chuẩn bị rất chu đáo về tư tưởng và tổ chức. (...)

"Về kỹ thuật chiến thuật, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ về quân đội Mỹ; kinh nghiệm chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Triều Tiên, tổ chức đọc truyện chiến đấu của Triều Tiên ở Thượng Cam Lĩnh. "

Vì nhằm đánh một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến - "một đối tượng tác chiến mà ta chưa hiểu kỹ, lại được trang bị hiện đại nhất” - tại Đà Nẵng, nên để " chuẩn bị rất chu đáo”, tướng Nam Khánh đã " nghiên cứu kỹ về quân đội Mỹ; kinh nghiệm chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Triều Tiên, tổ chức đọc truyện chiến đấu của Triều Tiên ở Thượng Cam Lĩnh.", vì quân đội Mỹ đây chính là một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến, Sư Đoàn 1 TQLC.

Thật vậy, sau khi 8 sư đoàn Bắc Hàn tràn qua vĩ tuyến 38 xâm chiếm Triều Tiên, tổng thống Truman sai tướng McArthur phái quân Mỹ vào Triều Tiên. Tướng McArthur chọn gửi 1st Provisional Marine Brigade gồm 6.500 TQLC đổ bộ bãi biển Pusan, Triều Tiên. Sau khi chiếm lại được Pusan, MacArthur đánh bạo ra lệnh Sư Đoàn 1 TQLC đánh ḅọc hậu quân Bắc Hàn bằng cách đổ bộ xuống Inchon, hải cảng Seoul và gần sát ngay vĩ tuyến 38. Sau đó, cuối tháng 10, Sư Đoàn 1 TQLC cùng với các lực lượng khác thuộc khối NATO tiến lên phía bắc Triều Tiên (Thượng Cam Lĩnh?) sát biên giới Trung Cộng. Tại đây, Sư Đoàn 1 TQLC bị 8 sư đoàn Trung Cộng dùng chiến thuật biển người từ trên các đỉnh núi tràn xuống uy hiếp và xảy ra các trận đánh xáp là cà bằng lưỡi lê rùng rợn. Sư Đoàn 1 TQLC đã phải rút lui qua 78 dậm đường núi quanh co ra tới hải cảng Hungnam, số thương vong lên tới 4 ngàn chiến sĩ và được tàu chiến bốc ra khơi. Xin xem Brief history of the Marine Corps during the Korean War

Sau 4 tháng được huấn luyện kỹ càng thế đánh sở trường bằng lưỡi lê của binh chủng TQLC, đến ngày 15 tháng 8 năm 1965, Sư Đoàn 304 trừ (gồm đơn vị chỉ huy và Trung Đoàn 66) được lệnh xuất quân. Tuy nhiên, trên đường xuôi nam dọc theo đường 599, thì lệnh trên đưa xuống là không ̣đi tới Đà Nẵng nữa, mà là đi tới chiến trường B3 để tăng cường cho trung đoàn 302 và 33 sắp khai triển chiến dịch Pleime, trong vai trò đối đầu đánh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Bay Mỹ có thể được phái tới tăng cường cho Quân Đoàn II trên Tây Nguyên. Việc thay đổi mục tiêu này có thể là vì Bộ Tổng Tham Mưu QĐNDVN thấy lực lượng đã tăng trưởng quá nhanh chóng tại vùng quanh Đà Nẵng và Chu Lai với 2 SĐ1 và SĐ3 TQLC với quân số lên tới hơn 20 ngàn quân lính nên khó thực hiện được ý định "đánh thắng quân Mỹ và thắng ngay từ trận đầu" với Trung Đoàn 66 nên đã ra lệnh lên Tây Nguyên đánh một đơn vị của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Bay có thể đang trên đường đến An Khê và thực hiện ý định "đánh thắng quân Mỹ và thắng ngay từ trận đầu". Một dấu chỉ cho thấy có sự thay đổi trong mục tiêu chiến lược của BTTL QĐNDVN là sự thuyên chuyển của Tướng Chu Huy Mân từ Liên Khu 5 bao gồm hai tỉnh Quảng Trị và Trị Thiên giáp giới Vĩ Tuyến 17 lên Mặt Trận B3 trên Tây Nguyên vào tháng 8 năm 1965

Khi biết là sẽ không phải đối đầu với TQLC nữa mà sẽ đối đầu với lính của SĐ1KB Bay, - bắt đầu từ con đường cắt ngang số 9 Hạ Lào - bộ đội của Trung Đoàn 66 trút bỏ lưỡi lê dọc đường. Tướng Nguyễn Nam Khánh viết:

"một bộ phận cán bộ và chiến sĩ có nhận thức không đúng là đánh với quân Mỹ không thể đánh gần và đâm lê, nên đã tháo gỡ và bỏ hầu hết lưỡi lê dọc đường 559 (từ đường 9 trở vào B3)."

Khi dùng từ "quân Mỹ" ở đây, chắc là Tướng Nam Khánh ngụ ý là "lính bay Mỹ".

Đường 559 là đường mòn Hồ Chí Minh.

Một dấu chỉ khác cho thấy là BTTL đổi ý giữa đàng nên Trung Đoàn 66 tới chiến trường trễ, khi trận chiến Plây Me đã bắt đầu, nghĩa là yếu tố đơn vị Trung Đoàn 66 đã không có trong kế hoạch tiên khởi của chiến dịch Pleime. Sự kiện này cho thấy đầu năm 1965, BTTL không tính tung sư đoàn 304 vào Tây Nguyên; mà ngay cả tháng 8 năm 1965, cũng vẫn còn phái tới Đà Nẵng nhắm vào TQLC̣ là lính Mỹ tác chiến đầu tiên tới Việt Nam với chủ ý "đánh thắng quân Mỹ và thắng ngay từ trận đầu". Tướng Nguyễn Nam Khánh viết:

" Cuối tháng 9-1965, đơn vị đi đầu của Sư đoàn 304 đã vào Tây Nguyên vào lúc chiến dịch Plây-me sắp bắt đầu. Bộ Tư lệnh B3 (trực tiếp là đồng chí Chu Huy Mân, lúc đó là Tư lệnh kiêm Chính ủy B3) gọi tôi và đồng chí Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 lên nhận nhiệm vụ. Đồng chí Chu Huy Mân nói: “Sư đoàn 304 là đơn vị sư đoàn hoàn chỉnh đầu tiên vào Tây Nguyên. Chiến dịch Plây-me bắt đầu, Sư đoàn 304 sẽ tham gia đợt 2 của chiến dịch và là lực lượng trực tiếp đánh sư đoàn kỵ binh bay số 1 của quân Mỹ mới vào Việt Nam và đang lên Tây Nguyên. Tôi sẽ điều quân của sư đoàn kỵ binh bay số 1 của Mỹ đến để các đồng chí đánh."

Hơn nữa, sự kiện thay đổi thế đánh dùng lưỡi lê cũng cho thấy có sự thay đổi trong đối tác đơn vị Mỹ từ lính thủy đánh bộ qua lính bay. Quân lính của sư đoàn 304 phải được huấn luyện lại trong việc sử dụng lưỡi lê, từ tuyển mộ những "người sử dụng vừa là cốt cán kiên cường vừa là điêu luyện" gan lì xông xáo vào lính thủy đánh bộ Mỹ, chuyển sang chỉ tuyển mộ có 300 người biết chạy nhanh nhẹn để đối với lính bay Mỹ: "Việc sử dụng lê trong trận đánh này không phải giao cho bất kỳ ai, mà chọn giao cho những chiến sĩ có quyết tâm, ý chí quyết thắng giặc Mỹ cao. Sau đó động viên, huấn luyện thành thục động tác đâm lê, đánh gần và tập chạy nhanh, dưới hỏa lực địch để kịp tiếp cận đúng đối tượng Mỹ sẽ phải đối mặt ở thung lũng Ia Đrăng".

Kết luận: Đầu năm 1965, lệnh tiên khởi SĐ304 được là vào Nam, đến khu vực Đà Nẵng để đánh Trung Đoàn 9 TQLC Mỹ và đánh thắng ngay trận đầu. Nhưng rồi do tình hình chiến sự thay đổi và tháng 11 năm 1965 Trung Đoàn 66 tức SĐ304 trừ được lệnh đánh phủ đầu SĐ1 Kỵ Binh Bay Mỹ: "các đồng chí phải đánh một trận “áp đảo tinh thần” quân Mỹ để từ nay về sau khi nghe thấy quân chủ lực Việt Nam là quân Mỹ khiếp đảm”.

Lời bàn

Vấn nạn của một độc giả
(thành viên Trái Tim Việt Nam Online; Mục: Chiến Thắng Oai Hùng của QĐNDVN - Chiến Dịch Plây Me).

- Chiến trường TN là chiến trường cực kỳ trọng yếu đối với cả 2 bên tham chiến, bên nào cũng muốn dành và giữ quyền làm chủ nó.

- So sánh thực lực của một sư đoàn BB QĐNDVN lúc đó với một sư đoàn BB Mỹ th́ quá chênh lệch nhất là về hỏa lực v́ vậy BTTL QĐNDVN phải chọn địa điểm khu chiến làm sao có thể hạn chế tối đa thế mạnh của Mỹ c̣n ta th́ phát huy tối đa thế mạnh của ḿnh. Ở đây phải nói thêm một chút thế này: Nếu theo "phỏng đóan" của bác đối tượng tác chiến trực tiếp dự kiến của sư đoàn 304 trước khi vào Nam là sư đoàn TQLC của Mỹ đang đóng tại ĐN th́ hóa ra BTTL QĐNDVN lại đem sở đoản của ḿnh để chọi với với sở trường của Mỹ à? V́ tại ĐN, Mỹ có rất sẵn các cứ điểm quân sự, hỏa lực lại có khả năng phát huy tối đa, kể cả pháo hạm!

- Sở trường của QĐNDVN và sư đoàn 304 là đánh địch vận động khi địch bộc lộ ngoài công sự. V́ vậy mới có trận khêu ng̣i đánh đồn Playme để ép VNCH, Mỹ phải đổ quân lên giải tỏa địch ra ngoài công sự. Nếu đánh ở ĐN, Mỹ việc quái ǵ phải đi đâu cứ ngồi trong căn cứ mà nă đạn ra, gọi pháo, gọi máy bay đến th́ sư đoàn 304 cũng đủ để bị xóa phiên hiệu.

- Chiến trường TN ta được sự ủng hộ rất lớn của bà con các dân tộc thiểu số v́ vậy nhân rất ḥa, lại gắn liền với hệ thống đường ṃn HCM nên sư đoàn 304 hành quân vào chiến trường, triển khai chiến đấu bí mật, dễ dàng hơn. Nếu đem quân xuống ĐN chỉ riêng việc vượt qua cả hệ thống đồn bốt đóng dọc theo đường 19 từ An Khê trở xuống ĐN đă "thiên nan, vạn nan" rồi, yếu tố bí mật không c̣n, quân số bị tiêu hao...chắc sư đoàn 304 xuống đến ĐN chỉ c̣n 1/4 hay may lắm là 1/3 quân số.

Trả lời

- Ngoài chiến trường TN, chiến trường Trị Thiên cũng rất quan trọng. VNCH đề phòng Bắc quân có thể xâm chiếm Nam Việt Nam qua ngã Tây Nguyên hay thẳng qua vĩ tuyến 17. Năm 1964 VNCH đã cố gắng ngăn chận ngã Tây Nguyên bằng cách nhảy vào mật khu Đỗ Xá, và trong năm 1965, QĐII VNCH đã khá thành công trong việc đối đầu với ba trung đoàn QĐND trong các trận Thuần Mẫn, Thần Phong và Đức Cơ. Vì vậy quân Mỹ đã không cần nhảy lên Tây Nguyên trước mà là đổ bộ lên vùng biển của Trị Thiên từ tháng 3 năm 1965 để hỗ trợ cho QĐI VNCH yếu kém hơn QĐII tương đối còn tự túc được cho đến tháng 10 năm 1965 quân Mỹ mới nhảy lên Tây Nguyên.

- Còn phía QĐND dùng thế nghi binh làm sao khiến cho VNCH/HK không biết giữa Tây Nguyên và Trị Thiên đâu là diện đâu là điểm.

- Vào đầu năm 1965, khi SĐ304 được lệnh vào Nam Việt Nam, tướng Chu Huy Mân còn là tư lệnh Quân Khu 5 bao gồm vùng Trị Thiên; đến tháng 6 hay tháng 8 mới thuyên chuyển lên làm tư lệnh B3.

- Vào đầu năm 1965, khi Mỹ chỉ mới đưa vào có một trung ̣đoàn thiếu tác chiến đóng ở Đà Nẵng, thì các đồn bóp khoảng giữa vĩ tuyến 17 xuống tới Đà Nẵng do QĐI VNCH chấn giữ thì các lực lượng địa phương VC dễ lo liệu cầm chân các quân trú phòng cấm càn không cho chui ra khỏi đồn để SĐ304 hay SĐ304 thiếu thong dong đi một mạch tới Đà Nẵng có gì là khó khăn lắm đâu mà cho là không thực tế.

- Chuẩn bị nhắm đánh một đối tượng rõ rệt và cố định thực tế hơn là mội đối tượng mông lung và di động, nhất là mục đích là đánh dằn mặt và tạo ảnh hưởng tâm lý.

- Nếu "sở trường của QĐNDVN và sư đoàn 304 là đánh địch vận động khi địch bộc lộ ngoài công sự" thì sao không dùng sỡ trường này trong việc dụ Trung Đoàn 9 TQLC thiếu bộc lộ ngoài phi trường Đà Nẵng, có phải là đỡ tốn công dùng thêm quân lính dụ lính VNCH để dụ lính Mỹ nhảy vào cứu bồ không?

- Giả thuyết của tôi cho là BTTL ra lệnh cho SĐ304 đánh Trung Đoàn 9 TQLC thiếu với 2 tiểu đoàn bộ binh, một đơn vị cỡ tiễu đoàn tác chiến Mỹ đầu tiến tới VN, không phải là hão huyền. Kế hoạch liều lĩnh thật đấy. Nhưng thắng chiến tranh thường nhờ vào những trận đánh liều lĩnh, đánh vào những chổ địch quân ỷ lại vào sức mạnh nên thờ ơ và bị đánh bại vì yếu tố bất ngờ. Nhất là khi chủ đích là đánh dằn mặt, đánh thắng ngay trận đầu cho địch từ đó về sau phải khiếp đảm. Lẽ dĩ nhiên BTTL QĐND phải thảo một kế hoạch kỹ lưỡng nhưng không kém quyết tâm cho một cuộc hành quân cảm tử. Giống như Mỹ, sau khi toàn bộ chiến hạm bị hủy diệt tại Pearl Harbor, Nhật tưởng Mỹ không thể nào với tới bờ cõi Nhật nhất là bằng máy bay vì khoảng cách phi trường quân sự Mỹ gần nhất quá xa, phái một phi đoàn cảm tử bay một chiều tới Nhật thả bom ngay trung tâm thủ đô Tokyo khi Nhật không thể ngờ Mỹ dám và không thể thi hành một vụ oanh tạc táo bạo như vậy.

- Hơn nữa cuộc tấn công cảm tử này vào vùng Trị Thiên cũng có thể là một thế nghi binh hỗ trợ cho các cuộc tấn công trên Tây Nguyên.

- Mối nguy QĐND có thể tràn xuống qua vĩ tuyến 17 đã khiến TQLC phải dự phòng bằng cách di chuyển lên đóng quân tại Đông Hà.

- Tháng 3 năm 1966, QĐND đâu có sợ chạm trán với SĐ3TQLC tại Chu Lai khi mà Mỹ đã đổ quân đông đủ xong vào Trị Thiên? Xin trích dẫn Chronology of key Marine Corps events in the Vietnam War, 1962-1975

March 4-7, 1966 - The 3rd Marine Division Task Force Delta defeated the 21st North Vietnamese Army (NVA). Regiment inflicting heavy casualties upon the enemy in heavy combat in Operation Utah south of Chu Lai.

Significance: This was the first engagement by Marine units against North Vietnamese Army units.

- Nếu không chịu giải thích lý do trút bỏ và thu gom lưỡi lê trên dọc đường 599 từ đường số 9 Nam Lào đến B3 vì SĐ304 nhận được lệnh thay đổi mục tiêu từ lính thủy đánh bộ qua lính bay thì có giả thuyết nào thực tế hơn không?

- Năm Tết Mậu Thân, QĐND đã liều lĩnh cảm tử đồng loạt đánh địch ngay trong công sự phòng thủ trên toàn cõi Nam Việt Nam, bất chấp sự hiện diện của Mỹ, tại Tây Nguyên, Trị Thiên, Đông Nam Bộ vân vân, ngay cả thủ đô Sài Gòn và ngay cả vào Sứ Quán Mỷ để trêu ngươi.

- Năm 1972, khi đánh cùng một lúc Quảng Trị và Kontum, QĐND đã thành công tại Quảng Trị tuy QĐI VNCH vẫn có sự không yểm của B52 và pháo yểm của Đệ Thất Hạm Đội Mỹ và thất bại tại Kontum khi QĐII chỉ cậy nhờ được có không yểm của B52.

- Thế công đồn đả viện trong trận Pleime là để dụ lính VNCH bộc lộ ra ngoài công sự, chứ có công hiệu dụ Mỹ nhảy vào Ia Drang đâu. Tôi có bàn tới chuỵện này trong bài Sự Thật về Chiến Dịch Pleime.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 24 tháng 10 năm 2006

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu