Trong Trận Đánh Ia Drang Trong cuốn hồi ký It Doesn't Take a Hero, có một đoạn Tướng Schwarzkopf kể khi còn là một thiếu tá cố vấn cho Lữ Đoàn Dù VN - tháng 12 năm 1965 binh chủng Dù mới được nâng cấp lên thành một sư đoàn - ông tham dự vào một trận đánh tại thung lũng Ia Drang cuối năm 1965. Xin trích dịch lời tường thuật của ông:
Tướng Schwarzkopf rất đỗi ngạc nhiên, sao Trung Tá Trưởng chẳng trông thấy gì mà cứ mỗi lần sai ông cho đại bác nã đạn vào đâu là trúc phóc lên đầu địch quân lẩn trốn trong rừng rậm. Rồi ông không thể hiểu được làm sao mà Trung Tá Trưởng lại có thể tiên đoán địch quân sẽ lẻn trốn theo ngõ ngách nào để mà đưa quân chận đàng đầu rồi chận đàng đuôi, để rồi "đóng hộp" địch quân tại ngay bờ sông Ia Drang. Thiếu Tá Schwarzkopf thủa năm 1965 và ngay cả Tướng Schwarkopf ngày hôm nay - lúc ông viết sách là năm 2002 - cứ đơn sơ ngỡ là Trung Tá Trưởng, chỉ bằng cách h́nh dung địa thế và dựa vào 15 năm kinh nghiệm đánh giặc, ông chứng tỏ khả năng đặc biệt tiên đoán ư đồ địch. Nếu quả thật Trung Tá Trưởng, khi nhận được lệnh đưa quân dù từ Sài Gòn lên Cao Nguyên lùng kiếm địch quân đang rút lui sang Căm Bốt, tự chọn lựa lấy bãi đáp đổ quân tại khu rừng bát ngát của rặng núi Chu Prong, tự đánh hơi lấy bóng hình địch quân trên đường di chuyển, tự chẩn đoán lấy đường rút lui của địch quân để rồi quyết định lấy đặt các nút chận phục kích địch quân, đúng theo cảm tưởng của Thiếu Tá Schwarzkopf, thì quả thật Trung Tá Trưởng là mẫu người chỉ huy xuất chúng với một giác quan thứ sáu quỉ khốc thần sầu, độc nhất vô nhị. Nhưng sự thật không phải vậy. Tướng Schwarzkopf đã tỏ ra ngây ngô cho là Trung Tá Trưởng hoàn toàn đơn phương chủ động khi chỉ huy các tiểu đoàn dù thuộc Lữ Đoàn Dù trong cuộc hành quân Thần Phong 7(*). Sự thật là Trung Tá Trưởng chỉ tuân hành theo các lệnh phát xuất từ Bộ Tham Mưu của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, từ đầu chí cuối cuộc hành quân này. Chứ làm sao mà Trung Tá Trưởng có thể tài tình đến độ đánh hơi bóng dáng địch quân trong khu rừng rậm bát ngát tại rặng núi Chu Prong như vậy được. Sau đây, xin vén lên bức màn bí ẩn của pha ảo thuật hộ giúp Tướng Schwarzkopf, ngõ hầu ông tỏ tường sự việc từng khiến ông ngỡ ngàng quá đỗi trong trận chiến tại thung lũng Ia Đrang ông chứng kiến năm 1965, bằng cách bổ khuyết lời thuật trích dẫn dựa trên trí nhớ ở phần trên của ông, với các chi tiết chính xác về ngày tháng, giờ giấc, tọa độ cùng các con số do Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II cung cấp trong bản tường trình cuộc hành quân Why Pleime Ngày 17 tháng 11 năm 1965, BTL QĐII phân tích các tin tức quân báo thu thập được và ước tính là sau các trận đánh tại Pleime và Chu Prong kéo dài từ 29/10 đến 16/11, gần 2/3 lực lượng địch đã bị loại khỏi vòng chiến. BTL QĐII cũng đã cậy nhờ Mỹ cho các phóng pháo cơ B-52 thả bom trải thảm suốt năm ngày từ 15 đến 19/11, khắp vùng rặng núi Chu Prong từ tây chí đông, để khóa cửa hậu rút lui của địch quân sang Căm Bốt, chỉ chừa lại một hành lang eo hẹp hai tiểu đoàn sống sót 635 và 334 thuộc Trung Đoàn 32 BV còn khả dĩ xử dụng tới được để mà tháo lui. Đồng thời BTL QĐII cũng đã tiếp tục bí mật cho các toán Biệt Kích Dù âm thầm xâm nhập sâu trong lòng địch để dò thám hành tung địch quân. Các toán Biệt Kích Dù này là tai mắt của Trung Tá Trưởng. Sáng ngày 18/11, trong vài tiếng đồng hồ, BTL QĐII cấp tốc huy động các vận tải cơ khổng lồ C-130 của 7th US Air Force chở Bộ Tư Lệnh Lữ Đoàn Dù, Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 1 Dù với 3 Tiểu Đoàn 3, 5, 6 Dù, và Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 2 Dù với 2 Tiểu Đoàn 7 và 8 Dù, rải rác từ Sài Gòn, Biên Hòa, Vũng Tàu và Phú Yên lên đến Pleiku. Tại BTL QĐII, Đại Tá Hiếu phác họa cho Trung Tá Trưởng biết kế hoạch Hành Quân Thần Phong 7(*) truy kích địch, chỉ cho ông thấy con đường mòn duy nhất còn lại Việt Cộng sẽ dùng để tháo lui sang Căm Bốt và trao cho Trung Tá Trưởng bản đồ hành quân do Phòng 3 QĐII thiết kế - cái bản đồ với lằn ranh biên giới khác biệt với bản đồ của Thiếu Tá Schwarzkopf đem theo từ Sài Gòn. Đại Tá Hiếu cũng cho Trung Tá Trưởng biết là cuộc hành quân được pháo binh của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ đặt ở bãi đáp Columbus và bãi đáp Crooks yểm trợ, bãi thứ nhất đặt tại 11 cây số hướng đông nam và bãi thứ nhì đặt tại 7 cây số hướng tây bắc của vùng hành quân. Chiều ngày 18/11, từ 3 giờ đến 6 giờ chiều, Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 1 Dù và các Tiểu Đoàn 3, 5, 6 Dù được trực thăng vận đến bãi đáp (X84, Y09) tại phía bắc của sông Ia Drang. Tiểu Đoàn 3 Dù và Tiểu Đoàn 6 Dù liền được phái đi lục soát địch quân trên hai trục lộ tuyến song song hướng về phía tây. Trên đường di chuyển, Tiểu Đoàn 3 Dù được các toán Biệt Kích Dù âm thầm thông báo là có một lực lượng địch cỡ một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 32 BV bám sát theo. Ngày 19/11, vào lúc 11 giờ sáng, Tiểu Đoàn 3 Dù được lệnh từ từ tiến xuống hướng nam để dụ dẫm đưa địch quân đang bén gót mình lọt vào ổ phục kích do Tiểu Đoàn 6 Dù thiết lập tại địa điểm (X80, Y08). Ngày 20/11, vào lúc 2 giờ 40 chiều, địch quân lọt vào tầm xạ kích của Tiểu Đoàn 6 Dù. Khoảng 200 địch quân bị giết hại tại địa điểm giao tranh này. Ngoài ra trên trục lộ lục soát, Tiểu Đoàn 3 Dù và Tiểu Đoàn 6 Dù triệt hủy 3 trung tâm huấn luyện, một kho tàng chôn cất quân cụ và 75 căn nhà. Chiều ngày 20/11, vào lúc 5 giờ 45 chiều, Tiểu Đoàn 8 Dù được trực thăng vận tới địa điểm (X82, Y07), chuẩn bị bãi đáp cho Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 2 Dù cùng Tiểu Đoàn 7 Dù nhập cuộc vào lúc 11 giờ sáng ngày 22/11. Các đơn vị sẵn có mặt tại chiến trường - Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 1, Tiểu Đoàn 3 Dù, Tiểu Đoàn 5 và Tiểu Đoàn 6 Dù cũng lần bước hội tụ về cùng với các đơn vị của Chiến Đoàn 2 Dù và tề tựu đầy đủ tại địa điểm tập hợp quân (X82, Y07) vào lúc 1 giờ 50 trưa ngày 22/11. Từ đây, toàn thể Lữ Đoàn Dù vượt qua sông Ia Drang tiến về phía nam nhắm leo lên một đỉnh núi và tới đích tại tọa độ (X81, Y06) vào lúc 11 giờ 15 ngày 23/11 và đóng trại qua đêm trên đỉnh núi chuẩn bị phục kích địch tại hành lang BTL QĐII tiên liệu địch sẽ dùng tới trên đường rút lui ngày hôm sau. Trên lộ trình di chuyển leo núi, mỗi lần được các toán Biệt Kích Dù chỉ điểm, Trung Tá Trưởng ra lệnh cho Thiếu Tá Schwarzkopf kêu pháo nã lên đầu địch quân lẩn trốn phía trước mặt. Sáng sớm ngày 24/11, Trung Tá Trưởng phái Tiểu Đoàn 3 Dù sang bên trái chận địch trên đường rút lui. Tiểu Đoàn này đụng độ địch quân vào lúc 8 giờ 45 sáng; địch quân lộn đầu trở lui bước. Trung Tá Trưởng phái Tiểu Đoàn 5 Dù sang bên phải chận địch quân. Tiểu đoàn này đụng độ địch vào lúc 10 giờ 50 sáng. Thế là địch quân bị kẹt giữa hai nút chận. Trung Tá Trưởng ra lệnh cho Thiếu Tá Schwarzkopf kêu pháo nã lên đầu địch một chập - khoảng chừng nửa tiếng - rồi tung Tiểu Đoàn 7 Dù và Tiểu Đoàn 8 Dù dồn địch quân xuống tới mạn sông Ia Drang. Trong cuộc phục kích này, địch quân thiệt hại khoảng 65 chết và vứt bỏ lại 58 khẩu súng đủ loại. Tướng Schwarzkopf hiện diện trong cuộc Hành Quân Thần Phong 7 thật đấy. Tuy vậy ông vẫn hầu như tham dự như một người bàng quan. Ông chỉ nhìn thấy những gì xảy ra trên sân khấu, nhưng không hay biết đến những gì xảy ra trong hậu trường. Tuy ông là một quân nhân, lúc đó và kể cả hiện giờ, coi bộ ông không phân biệt được hai yếu tố điều khiển và chỉ huy trong một cuộc hành quân: Trung Tá Trưởng chỉ huy cuộc hành quân, nhưng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II điều khiển ông từ đàng xa. Hơn nữa, ông không hay biết đến sự tham gia tích cực của các Biệt Kích Dù trong cuộc hành quân. Họ luôn hành quân cách tối mật và các tài liệu quân sự chính thức Mỹ lẫn Việt ít khi nhắc tới sinh hoạt tàng hình của binh chủng này. Chẳng vậy mà phải nhờ tới một tài liệu của Việt Cộng mới hay biết đến vai trò tàng hình của Biệt Kích Dù tại trận Pleime-ChuProng-IaDrang. (*) Trước đó, Quân Đoàn II đã thực hiện các cuộc hành quân Nguyễn Văn Tín
Ghi chú:
Tài liệu tham khảo
|