|
Điều Gì Thật Sự Xảy Ra Tại Trận Đánh Ia Drăng
Sau 35 năm từ khi Trận Đánh Ia Drăng xảy ra, ông Merle Pribbenow - từng là một phân tích gia của cơ quan tình báo CIA làm việc tại Sài Gòn từ năm 1970 đến 1975, và hiện đang dịch các tài liệu chính thức của Quân Đội Nhân Dân sang Anh ngữ - đã gom góp được khoảng chừng một tá sách - xuất bản từ năm 1988 đến 1995 - của các tác giả Việt Cộng viết về Trận Đánh Ia Drăng:
1. Trung Tướng Hoàng Phương: "Các Bài Học về Hoạch Định Chiến Dịch và Thực Thi Chỉ Huy trong Chiến Dịch Plây Me," Chiến Thắng Plây Me: Nhìn Lại sau 30 Năm. Học Viện Lịch Sử Quân Sự và Quân Đoàn III (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1995).
2. Nguyễn Huy Toàn và Phạm Quang Định, Sư Đoàn 304, tập II (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1990).
3. Mai Hồng Linh, "Một Số Vấn Đề Liên Quan Đến Các Sinh Hoạt Chính Trị của Đảng Trong Chiến Dịch Plây Me-1965," Chiến Thắng Plây Me.
4. Học Viện Lịch Sử Quân Sự và Quân Đoàn III, Chiến Dịch Tiến Công Plây Me-1965 (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1993).
5. Phạm Vĩnh Phúc, "Các Đặc Điểm của Chiến Thuật Tấn Kích Trực Thăng Mỹ trong Chiến Dịch Plây Me”.
6. Mặt Trận B3, “Tường Trình ngày 1 tháng Giêng năm 1966 về Năm Trận Đánh Chống Các Lực Lượng Mỹ ngày 11-18 tháng 11 năm 1965”.
7. Tướng Tư Lệnh Nguyễn Hữu An và Nguyễn Tú Dương, Chiến Trường Mới: Một Hồi Ký (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1995).
8. Thiếu Tướng Trần Ngọc Sơn, "Một Ít Cảm Nghĩ về Chiến Dịch Plây Me".
9. Đỗ Trung Mich, "Trung Đoàn 33 Triển Khai Truyền Thống và Bài Học của Chiến Thắng Plây Me".
10. [không biết tác giả] "Những Hồi Tưởng về Trận Đánh Đầu Tiên Chống Mỹ tại Tây Nguyên".
11. Lic̣h Sử Quân Đội Nhân Dân [không biết nhà xuất bản].
12. Học Viện Quân Sử Việt Nam, Màn Kịch Tiến Công Sài Gòn-Gia Định (1968) , Hà Nội, 1988.
Ông Pribbenow nhận xét là “tuy được tô bóng bởi tính chất thành tích sử và tuyên truyền cộng sản", những bài tường thuật này, khi được bổ túc bởi các tin tức lấy từ các nguồn tham khảo Mỹ, cũng cho phép tái tạo một cách khá trung thực những gì thật sự xảy ra trong Trận Đánh Ia Drăng. Ông trình bày các khám phá của ông trong bài The Fog of War: The Vietnamese View of the Ia Drang Battle (bản Việt ngữ Sa Mù của Cuộc Chiến: Cái Nhìn Việt Cộng về Trận Đánh Ia Drăng). Sau đây là một số điểm nổi bật mà các bài tường thuật Việt Cộng coi bộ không chối bỏ.
1. Cả bên Quân Đội Nhân Dân lẫn bên lính Mỹ đều không có kế hoạch trước về Trận Đánh Ia Drăng.
Theo Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, Trận Ia Drăng được triển khai từ kế hoạch của Mặt Trận B3 (Tây Nguyên) nhằm dụ các lực lượng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam vào trận đánh có lợi cho phía cộng sản.
2. Trung Đoàn 66 không được đưa vào trong kế hoạch nguyên thủy – được hoạch định từ tháng 7 năm 1965 – của cuộc tiến công Pleime, khi đơn vị này nhận được lệnh vào Tây Nguyên tăng phái cho hai Trung Đoàn 320 và 33 vào giữa tháng 8 năm, một cuộc hành quân đi mất 2 tháng mới tới nơi.
Các Trung Đoàn 320 và 33 BV sẽ khởi động chiến dịch, nhưng một trong số đơn vị tinh nhuệ nhầ́t của Cộng Quân, Sư Đoàn 304 sẻ tăng cường cho Mặt Trận B3. Tháng 8 năm 1965, Sư Đoàn 304 nhận được lệnh di chuyển xuống Nam tới Tây Nguyên. Đơn vị dẫn đầu của Sư Đoàn 304, Trung Đoàn 66, dự kiến sẽ tới kịp cho giai đoạn chung cuộc của chiến dịch.
3. Nhóm tiền phương của Trung Đoàn 66 tới Tây Nguyên ngày 1 tháng 11, khi trận Pleime đã kết thúc, sau một cuộc hành trình cưỡng bách tiến nhanh.
Trên đường mòn Hồ Chí Minh, Trung Đoàn 66 đã trút bỏ các vật dụng nặng nề, thu gọn nhẹ balô và vượt nhanh tới chiến trường. Trung Đoàn 66 tiến vào Nam Việt Nam ngày 1 tháng 11 và trực chỉ tới các vùng tập trung.
4. Trung Đoàn 66 chỉ tới vùng Chu Prông ngày 10 tháng 11.
Ngày 10 tháng 11, Trung Đoàn 66 tới Rặng Núi Chu Prông mạn tây nam Thung Lũng Ia Drăng gần biên giới Căm Bốt.
5. Trung Đoàn 66 đã không dụ lính Mỹ vào Ia Drăng mà là bị lính Mỹ phát giác.
Các sử gia Việt Cộng cho thấy là thay vì cho là Cộng Quân dụ lính Mỹ vào bẫy, Cộng Quân hoàn toàn bị bất ngờ khi quân Mỷ đổ bộ tại bãi đáp X-Quang ngày 14 tháng 11. Khi các trực thăng Mỹ đầu tiên tới, các cấp chỉ huy của Trung Đoàn 66 và Tiểu Đoàn 9 đang đi trinh sát địa thế cách đó vài cây số bên bờ Sông Ia Drăng. Chính Ủy Trung Đoàn 66 Ngọc Châu và sĩ quan phó chính ủy của Tiểu Đoàn 9 cũng không có mặt tại nhiệm sở.
6. Các bộ đội của Trung Đoàn 66 lấy làm lạ chỉ thấy lính Mỹ xuấ́t hiện tại thung lũng Ia Drăng.
Đem theo mình một nhóm sĩ quan của Tiểu Đoàn 7, Cửu tiến tới để lượng định tình hình. Ông tới vùng của Tiểu Đoàn 9 vào lúc trưa và chứng kiến cảnh hỗn độn, với nhiều thương binh di chuyển về hậu cứ và không ai biết rõ điều gì đang xảy ra. Viên chính ủy phó tiểu đoàn chỉ báo cáo được cho ông là địch quân chỉ gồm toàn lính Mỹ (không có lính Nam Việt Nam) và chúng rất hiếu chiến và trang bị đầy đủ.
7. Lính Bắc Quân đã không chu toàn sứ mạng được giao phó tại cả ba địa điểm: phục kích, vây lấn và hậu cứ. Cả ba trung đoàn trưởng đều bị khiển trách trong phong cách lãnh đạo.
Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 66 bị khiển trách vì đã không chỉ huy đơn vị trong trận đánh tại bãi đáp X-Quang. Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 33 bị chỉ trích vì đã không duy trì liên lạc với quân lính trong vụ vây lấn Plei Me, vì đã không ̣đích thân chỉ huy cuộc tấn công tại bãi đáp Columbus và vì đã ủy thác tất cả mọi quyết định cho thuộc cấp. Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 320 bị điểm mặt vì đã không đích thân trinh sát địa thế trước khi phục kích đoàn quân tiếp viện Nam Việt Nam và vì đã vụng về trong việc điều hành đơn vị trong suốt chiến dịch.
Và sau hết, 8. Lính Bắc Quân đã bị một lữ đoàn dù Nam Việt Nam đánh tả tơi trên đường rút qua biên giới Căm Bốt.
Ngày 20 tháng 11, các lực lượng dù Nam Việt Nam, được yểm trợ bởi pháo binh Mỹ, đụng đầu với hai Tiểu Đoàn 635 và 334 của Trung Đoàn 320 dọc theo biên giới Căm Bốt. Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 635, đơn vị đã bị thiệt hại nặng trong lần phục kích đoàn quân tiếp viện Nam Việt Nam tháng 10, tránh né giao tranh với địch và tự ý rút lui không có phép, bỏ mặc Tiểu Đoàn 334 một mình trên chiến trường. Hai đơn vị bị thiệt hại hàng trăm quân lính và khí giới, và mấy ngày sau Trung Đoàn 320 mới tái lập liên lạc được với Tiểu Đoàn 635. Một bài phân tích Việt Cộng công nhận trung đoàn đã không chu toàn sứ mạng được giao phó.
Nguyễn Văn Tín
Ngày 24 tháng 11 năm 2006
Tài liệu tham khảo
- Chính
Tài liệu tham khảo
- Chính
- Sách báo
* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.
* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.
* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.
* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.
* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.
- Việt Cộng
generalhieu
|
|