Mạo Hiểm vào Hang Cọp tại Thung Lũng Ia Drang
Hành Quân Thần Phong 7

1. Tổng Quát

a. Bối Cảnh: Ngày 17 tháng 11 năm 1965, sau ba ngày B-52 oanh tạc, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II ước tính là địch mất khoảng hai phần ba lực lượng, và quyết định đến lúc cần loại khử các đơn vị sống sót và kết thúc chiến dịch Pleime bằng cách tung vào Lữ Đoàn Dù Việt Nam để thực hiện một cuộc tấn kích giải phẫu đối với các toán quân sống sót của địch quân.

b. Địch Quân: Các nguồn tình báo cho thấy hai Tiểu Đoàn Bắc Quân còn lại - 334 và 635 - đã nhận được lệnh tẩu thoát sang Căm Bốt, qua một hành lang eo hẹp dọc theo sông Ia Drang vào khoảng ngày 24 tháng 11.

2. Sứ Mạng: Cuộc hành quân Thần Phong 7 được hoạch định như là một cuộc tấn kích do Lữ Đoàn Dù thực hiện để triệt khử hai Tiểu Đoàn Bắc Quân 334 và 635 sống sót và phá hủy hậu cứ của Mặt Trận Dã Chiến B3 Bắc Quân.

3. Kế Hoạch: Cuộc hành quân gồm ba giai đoạn:

- Giai Đoạn I (Chuẩn bị):

Một căn cứ pháo binh do Sư Đoàn 1 Không Kỵ đảm trách sẽ yểm trợ cho cuộc hành quân của Lữ Đoàn Dù.

Năm tiểu đoàn Dù đóng rải rác tại Phú Yên, Vũng Tàu, Sàigòn và Biên Hòa được chuyển vận đến Pleiku bằng phi cơ C-130 của 7th US Air Force.

Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Lữ Đoàn Dù được đặt tại trại Đức Cơ.

- Giai Đoạn II (Càn quét vùng phía bắc của sông Ia Drang):

Hai tiểu đoàn Dù truy kích Tiểu Đoàn 365 Bắc Quân lẩn trốn trong vùng phía bắc sông Ia Drang.

- Giai Đoạn III (Càn quét vùng phía nam của sông Ia Drang):

Toàn bộ Lữ Đoàn Dù truy kích Tiểu Đoàn 334 Bắc Quân lẩn trốn trong vùng phía nam của sông Ia Drang.

4. Thi Hành:

a. Giai Đoạn I (17-18/11).

- Ngày 17 tháng 11, toàn bộ Lữ Đoàn Dù gồm Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn, Ban Chỉ Huy Chiến Đoàn 1 và 2, và năm tiểu đoàn 3, 5, 6, 7 và 8 rải rác tại Sàigon, Biên Hòa, Vũng Tàu và Phú Yên được đặt trong tình trạng báo động.

- Trong cùng ngày, Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ thiết lập một căn cứ hỏa lực tại bãi đáp Crooks (YA 875125), do Pháo Đội 2/17 Mỹ điều hành và do Tiểu Đoàn 2/5 Không Kỵ Mỹ bảo an.

- Sáng sớm ngày 18 tháng 11, năm tiểu đoàn Dù bắt đầu được chuyển vận đến Pleiku. Công tác chuyển vận do Phi Đoàn phi cơ C-130 của 7th US Air Force đảm trách thực hiện.

- Tiếp sau đó, các đơn vị Dù được trực thăng vận đến trại Đức Cơ nơi đặt Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn Dù .

b. Giai Đoạn II (18-20/11)

- Ngày 18 tháng 11, từ 15:00G đến 18:00G, mười trực thăng UH1D và mười hai trực thăng UH1B và mười một trực thăng UH1B (A) thuộc 52nd Aviation Battlion , tăng cường bởi hai mươi trực thăng UH1D và sáu trực thăng UH1B (A) của 229th Avn Bn, 1st Air Cav Div vận chuyển trong năm chuyến bốc 1.500 lính Dù của Ban Chỉ Huy Chiến Đoàn 1 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 3, Tiểu Đoàn 5 và Tiểu Đoàn 6 từ trại Đức Cơ đến bãi đáp YA 841092. Hai trực thăng UH1D thuộc 155th Avn Co bị hại nhẹ do đạn từ dưới mặt đất bắn lên, không ai bị thương.

- Sáng ngày 19 tháng 11, Chiến Đoàn Nhảy Dù chia làm hai cánh quân xuất phát về hướng tây với mục đích lùa địch, nhưng không để cho chúng một ngã nào để thoát. Nhiều lần chạm địch xảy ra nhưng không đáng kể.

- Sáng ngày 20 tháng 11, cánh quân trên của Tiểu Đoàn 3 Nhày Dù tiến xuống phía Nam để giao tiếp với cánh quân dưới của Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù nhưng để tránh những sự ngộ nhận đáng tiếc nếu cả hai cùng di chuyển nên cánh quân sau đã được lệnh dừng quân chờ đợi. Khi cánh quân trên đang tiến thì một lực lượng khoảng một Tiểu Đoàn VC lặng lẽ theo sau. Cánh quân trên tuy biết nhưng vẫn không phản ứng, tiếp tục tiến, đồng thời thông báo cho cánh quân sau.

- Khoảng 14:40G, khi Tiểu Đoàn 3 đi qua vùng của Tiểu Đoàn 6 tại YA 805080 và đơn vị Việt Cộng (Tiểu Đoàn 634) đi theo đã xuất hiện, Tiểu Đoàn 6 chỉ việc nổ súng và đơn vị VC ở trong tình trạng lọt vào một ổ phục kích dàn hàng ngang trên đường tiến.

- Sau khi qua khỏi địa điểm của Tiểu Đoàn 6, Tiểu Đoàn 3 lại cũng chạm với lực lượng khác của địch khoảng một đại đội. Cái may cho Tiểu Đoàn là đã nhờ dịp này không mắc vào cái thế bị “kiềm thủ kích vĩ”.

- Riêng trong hai cuộc đụng độ này, gần 200 xác địch đã được bỏ lại tại chỗ.

- Ngày 20 tháng 11, tình báo cho biết là Bộ Tư Lệnh Mặt Trận Dã Chiến B3 đã ra lệnh cho Tiểu Đoàn 334 rút lui trở sang Căm Bốt và đi qua hành lang eo hẹp dọc theo sông Ia Drang vào ngày 24 tháng 11. Kế hoạch được điều nghiên để chận đường tiểu đoàn này trên quãng đường này.

- Ngày 20 tháng 11, khoảng chừng 16:00G - sau khi trận phục kích đầu tiên kết thúc - Chiến Đoàn 1 Dù với ba tiểu đoàn - 3, 5 và 6 - được lệnh tiến về vùng tập trung tại YA 822075.

- Ngày 20 tháng 11, vào lúc 17:45G, Tiểu Đoàn 8 được trực thăng vận đến bãi đáp YA 822075 để chu toàn an ninh cho toàn bộ Lữ Đoàn Dù chuẩn bị thiết lập một ổ phục kích nhắm vào Tiểu Đoàn 334 Bắc Quân.

- Trong đêm 21 địch đã nhiều lần cố dương đông kích tây để lọt vào khu vực hòng nhặt xác nhưng do đó đã lại tự gây thêm cho mình một số tổn thất nhân mạng nữa.

- Ngày 21 tháng 11, trong khi truy lùng các cơ sở địch trong vùng hành quân, các đơn vị của Tiểu Đoàn 3 triệt hủy một trung tâm huấn luyện tại Đồi 185.

c. Giai Đoạn III (22-24/11)

- Ngày 22 tháng 11, vào lúc 11:00G, Tiểu Đoàn 2 và Tiểu Đoàn 7 được trực thăng vận đến bãi đáp YA 822075.

- Ngày 22 tháng 11, vào lúc 13:50G, Chiến Đoàn 1, Tiểu Đoàn 3, Tiểu Đoàn 5 và Tiểu Đoàn 6 tới vùng tập trung.

- Toàn bộ Lữ Đoàn Dù, ngoại trừ Tiểu Đoàn 3, tiếp sau đó vượt sông Ia Drang sang phía nam và leo lên đỉnh núi tại YA 810055 nơi dùng làm địa điểm xuất quân cho cuộc phục kích.

- Trên đường đi lên đỉnh núi, Lữ Đoàn Dù chấm điểm một số vị trí địch quân trên đường tiến quân và gọi hỏa pháo giết hại khoảng 127 chiến binh địch quân.

- Ngày 23 tháng 11, Tiểu Đoàn 3 lộn trở lui lại phía tây và phá hủy hai trung tâm huấn luyện tại YA 801080 lúc 08:55G và YA 797097 lúc 09:00G cùng với một kho quân trang và 75 căn nhà và một căn trại cỡ tiểu đoàn gồm 30 mái tranh và 2 căn bếp quanh địa điểm YA 795084.

- Ngày 23 tháng 11 lúc 11:50G, Tiểu Đoàn 7 đụng độ với một đơn vị VC cỡ trung đội, giết một VC và bắt một VC; ̣đơn vị bạn không bị tổn thương nào.

- Ngày 23 tháng 11, Lữ Đoàn Dù tập trung xong tại địa điểm xuất quân và lưu lại tại đó qua đêm để hoạch định kế hoạch hành quân phục kích cho ngày hôm sau.

- Sáng sớm ngày 24 tháng 11, Tiểu Đoàn 6 thiết lập một nút chận tại YA 802070. Cuộc đụng độ thứ nhất với địch xảy ra vào lúc 08:45G.

- Trễ hơn trong ngày 24 tháng 11, Tiểu Đoàn 5 thiết lập một nút chận tại YA 820064. Một cuộc đụng độ thứ hai với địch xảy ra vào lúc 10:30G.

- Hỏa pháo được gọi đến và bắn phá trong khoảng chừng trong nửa tiếng đồng hồ.

- Tiểu Đoàn 7 và Tiểu Đoàn 8 xung phong xuống núi và tiêu diệt tiểu đoàn cuối cùng của địch quân - 334 - tại YA 815070 ngay bờ sông Ia Drang.

d. Giai Đoạn IV (25-26/11)

- Ngày 24 tháng 11, sau khi không còn đụng độ với địch quân, Lữ Đoàn Dù rút lui khỏi vùng hành quân với hai cánh quân:

- Tiểu Đoàn 3 đi tới vùng tập trung tại YA 805225 và tới đó ngày 26 tháng 11 vào lúc 18:45G;

- và các Tiểu Đoàn khác - 5, 6 7 và 8 - đi tới vùng tập trung tại YA 840240 và tới đó ngày 26 tháng 11 vào lúc 18:00G.

Giai đoạn cuối cùng của chiến dịch Pleime kết thúc ngày 26 tháng 11 vào lúc 18:45G với 265 Việt Cộng chết (đếm xác), 10 Việt Cộng khác bị bắt và 58 vũ khí bị tịch thu.


Tướng Schwarzkopf mô tả giai đoạn III của Thần Phong 7 như sau: Hành Quân Thần Phong 7

Nguyễn Văn Tín
Ngày 1 tháng Giêng năm 2013

(Nguồn: Pleime, Trận Chiến Lịch Sử)

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

general hieu