Chiến thắng Plây-me - Ia Đrăng (từ 19-10 đến 20-11-1965):
Đòn phủ đầu quân Mỹ ở Tây Nguyên

Đầu năm 1965, Bộ Tổng tham mưu cho gọi tôi và đồng chí Sư đoàn trưởng sư đoàn 304 lên giao nhiệm vụ vào miền Nam chiến đấu. Đồng chí Phó Tổng tham mưu trưởng nói: “Các đồng chí hăy suy nghĩ kỹ: sắp tới ta sẽ đụng đầu quân Mỹ, chủ lực ta phải đánh với thế “đứng trên đầu quân thù”. Cấp trên giao cho hai đồng chí chỉ huy đưa một sư đoàn hoàn chỉnh vào miền Nam, cùng với dân và quân miền Nam đánh thắng quân Mỹ và thắng ngay từ trận đầu”.

Nhận nhiệm vụ xong, tôi và đồng chí Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 thảo luận và thống nhất là trận đầu phải diệt gọn được tiểu đoàn bộ binh Mỹ-điều này chưa có tiền lệ trong lịch sử xâm lược của quân đội Mỹ (kể cả ở chiến trường Triều Tiên 1951-1953). Lần đầu tiên một sư đoàn hoàn chỉnh quân chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam đụng đầu với một đối tượng tác chiến mà ta chưa hiểu kỹ, lại được trang bị hiện đại nhất, muốn đánh cho chúng thua đau đến mức “nhớ đời” và “khiếp sợ” đâu có dễ. Với cương vị là người phụ trách sư đoàn đi vào Nam, tôi nhận thấy vấn đề có tính quyết định là phải chuẩn bị rất chu đáo về tư tưởng và tổ chức.

Về tư tưởng, phải làm cho cán bộ, chiến sĩ thấy rơ âm mưu của đế quốc Mỹ là tiến hành chiến tranh xâm lược, phá hủy hết mọi công tŕnh kinh tế, quân sự, cả công tŕnh dân sinh đẩy đất nước Việt Nam lui về thời kỳ đồ đá. Trên cơ sở nói rơ âm mưu địch, xây dựng tinh thần căm thù, ư chí quyết thắng đế quốc Mỹ. Sư đoàn đă phổ biến kịp thời cho cán bộ, chiến sĩ những hành vi tội ác của đế quốc Mỹ ở miền Nam, khêu gợi tinh thần yêu nước, gợi cảnh bị mất nước làm nô lệ trước đây, cảnh dân ta bị chết đói năm 1945; giáo dục lời kêu gọi của Bác Hồ về chống Mỹ, cứu nước từ năm 1954 đến 1965. Thông qua giáo dục, phát động tư tưởng nâng cao tŕnh độ, ư chí quyết chiến quyết thắng đế quốc Mỹ đạt 3 cấp độ (cốt cán kiên cường 30-35%, khá 50-55%, đạt yêu cầu 8-10%), số yếu kém ở lại chuẩn bị thêm. Và cán bộ với 3 cấp độ giác ngộ phải được sắp xếp cho phù hợp với các loại đội h́nh: biên chế cơ bản của quân đội; đội h́nh chiến thuật, đội h́nh công tác. Các loại vũ khí quan trọng phải có người sử dụng vừa là cốt cán kiên cường vừa là điêu luyện. Ở mỗi chức danh quan trọng phải có người phụ trách vừa giỏi về nghiệp vụ vừa là cốt cán kiên cường. Kết quả đầu tiên là trên đường hành quân đi bộ vào Nam gần 2 tháng nhưng cán bộ, chiến sĩ rơi rớt ở lại dọc đường rất ít. Về kỹ thuật chiến thuật, chúng tôi đă nghiên cứu kỹ về quân đội Mỹ; kinh nghiệm chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Triều Tiên, tổ chức đọc truyện chiến đấu của Triều Tiên ở Thượng Cam Lĩnh. Về mặt xây dựng và rèn luyện, đă tập trung huấn luyện theo yêu cầu tác chiến với quân đội Mỹ; xây dựng được ở mỗi vũ khí, mỗi chức danh có từ 2 đến 3 người vừa điêu luyện, thông thạo, đồng thời là cốt cán kiên cường để bảo đảm chắc thắng trong t́nh huống khó khăn phức tạp nhất.

Cuối tháng 9-1965, đơn vị đi đầu của Sư đoàn 304 đă vào Tây Nguyên vào lúc chiến dịch Plây-me sắp bắt đầu. Bộ Tư lệnh B3 (trực tiếp là đồng chí Chu Huy Mân, lúc đó là Tư lệnh kiêm Chính ủy B3) gọi tôi và đồng chí Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 lên nhận nhiệm vụ. Đồng chí Chu Huy Mân nói: “Sư đoàn 304 là đơn vị sư đoàn hoàn chỉnh đầu tiên vào Tây Nguyên. Chiến dịch Plây-me bắt đầu, Sư đoàn 304 sẽ tham gia đợt 2 của chiến dịch và là lực lượng trực tiếp đánh sư đoàn kỵ binh bay số 1 của quân Mỹ mới vào Việt Nam và đang lên Tây Nguyên. Tôi sẽ điều quân của sư đoàn kỵ binh bay số 1 của Mỹ đến để các đồng chí đánh. Là sư đoàn hoàn chỉnh đầu tiên chạm trán với Mỹ, các đồng chí phải đánh một trận “áp đảo tinh thần” quân Mỹ. Để từ nay về sau khi nghe thấy quân chủ lực Việt Nam là quân Mỹ khiếp đảm”.

Tôi suy nghĩ rất nhiều để h́nh dung cho được thế nào là một trận đánh “áp đảo tinh thần”. Sau 2 ngày, tôi và đồng chí Sư đoàn trưởng sư đoàn 304 trực tiếp tŕnh bày với đồng chí Chu Huy Mân nội dung “áp đảo tinh thần”: Một là, tiêu diệt tiểu đoàn kỵ binh bay không vận của Mỹ; Hai là phải đánh gần và đâm lê (giáp lá cà).

Tôi tŕnh bày thêm những khó khăn của đơn vị. Nghe xong, đồng chí Chu Huy Mân đồng ư nội dung trận “áp đảo tinh thần” và cùng với chúng tôi phân tích dự báo t́nh huống, địa bàn mà quân Mỹ sẽ đổ quân xuống. Có rất nhiều khả năng chúng ném bom B52 và điều nhiều pháo đến chi viện cho việc đổ quân, nên ta phải ở ngoài ŕa khu vực đổ quân ấy, nhưng luôn trong tư thế tiến công, để khi địch chấm dứt ném bom B52 là quân ta vừa cơ động, vừa h́nh thành đội h́nh tấn công vào quân Mỹ, khi chúng đứng chân chưa vững. Trong quá tŕnh chuẩn bị, chúng tôi gặp nhiều khó khăn, trong đó có một t́nh tiết mà tôi không bao giờ quên. Ấy là do một bộ phận cán bộ và chiến sĩ có nhận thức không đúng là đánh với quân Mỹ không thể đánh gần và đâm lê, nên đă tháo gỡ và bỏ hầu hết lưỡi lê dọc đường 559 (từ đường 9 trở vào B3). Tôi phải động viên và tổ chức một số cán bộ chính trị cùng với một bộ phận lực lượng vận tải đi thu gom lưỡi lê từ đường 9 vào B3, được 300 chiếc, vừa đủ trang bị cho 3 đại đội bộ binh (1 đại đội của tiểu đoàn 7 và 2 đại đội của tiểu đoàn 8, trung đoàn 66). Việc sử dụng lê trong trận đánh này không phải giao cho bất kỳ ai, mà chọn giao cho những chiến sĩ có quyết tâm, ư chí quyết thắng giặc Mỹ cao. Sau đó động viên, huấn luyện thành thục động tác đâm lê, đánh gần và tập chạy nhanh, dưới hỏa lực địch để kịp tiếp cận đúng đối tượng Mỹ sẽ phải đối mặt ở thung lũng Ia Đrăng.

Trong lúc giao nhiệm vụ, đồng chí Chu Huy Mân đă nhiều lần quán triệt: Đây là trận then chốt quyết định nhất của chiến dịch Plây-me. Cho nên hiệu suất chiến đấu phải cao: có thể ta 1, địch từ 8 đến 10, nhưng riêng trận này có thể ta hơn 1, địch 1. Nhưng các đồng chí chỉ được đánh trận này thôi, từ nay về sau không được đánh thế, v́ Việt Nam là nước nhỏ, nghèo, chống lại quân Mỹ là nước lớn và giàu. Nếu trong sử dụng quân mà cứ phóng tay th́ không phù hợp với đường lối quân sự của Đảng ta.

Chiến dịch Plây-me bắt đầu từ ngày 19 đến 29-10-1965, bằng biện pháp bao vây đánh mẻ đồn Plây-me, buộc quân ngụy phải đến chi viện và ta đă diệt gọn một trung đoàn ngụy và chiến đoàn thiết giáp ngụy. Quân ngụy bị đánh đau th́ dứt khoát quân Mỹ phải đi cứu viện. Lúc đầu, chúng tôi tính toán trong ṿng một tuần lễ là quân Mỹ phải đến chi viện. Nhưng thực tế là sau 15 ngày, quân Mỹ mới đổ quân xuống thung lũng Ia Đrăng (địa điểm dự kiến đánh chúng) nên ta càng có thời gian để chuẩn bị thế trận tốt hơn.

Trong chiến dịch Plây-me, ta dự kiến địch sẽ ném bom vào trận địa ta trước và sau chiến dịch, hoặc khi chúng đổ quân xuống thung lũng Ia Đrăng, nhưng ta chưa dự kiến tới là ở thung lũng Ia Đrăng chúng sử dụng B52 chi viện cho chiến thuật. Đây là lần đầu tiên ở chiến tranh Việt Nam chúng dùng 30 lần chiếc B52 chi viện chiến thuật. Chiếc thứ 30 vừa chấm dứt ném bom th́ máy bay trinh sát vè vè lượn ṿng quanh, tiếp theo sau nhiều tốp trực thăng chở quân lần lượt đổ xuống thung lũng Ia Đrăng. Trong thời cơ này, ta phải vừa chạy vừa h́nh thành thế trận.

Từ ngày 14 đến 17-11-1965, bằng 4 trận đánh của trung đoàn 66 và một tiểu đoàn của trung đoàn 33, ta đă tiêu diệt tiểu đoàn 2 kỵ binh bay do trung tá Mê-đen chỉ huy, giết 250, làm bị thương 120 tên, c̣n lại 30 tên của tiểu đoàn 2 Mỹ tháo chạy và đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 1 kỵ binh bay do trung tá Ha-rôn Mo chỉ huy (nay là trung tướng quân đội Mỹ), giết 150 tên và bị thương 120 tên Mỹ của tiểu đoàn 2 (trong tổng số quân đi chiến đấu trận này của 2 tiểu đoàn Mỹ gồm 800 tên). Theo quy luật chung của chiến tranh, thường là bị thương nhiều hơn chết, nhưng ở trận thung lũng Ia Đrăng, địch chết nhiều hơn bị thương. Ở trận này, số địch chết và bị thương hầu hết bị bắn và đâm từ ngực trở lên do bộ đội ta đánh gần và đâm lê, dao găm, nên Mỹ rất khiếp đảm. Trong trận này có đồng chí Đinh Văn Để người dân tộc Re, Chính trị viên phó đại đội thuộc tiểu đoàn 8 đă dùng súng trường bắn chết 5 tên và dùng dao găm đâm chết 3 tên, đă trở thành Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú và cùng tiểu đoàn 8 diệt gọn tiểu đoàn 1 của Mỹ do trung tá Mê-đen chỉ huy và đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 2 do trung tá Ha-rôn Mo chỉ huy, đạt hiệu suất ta 1,4, địch 1.

Kết thúc chiến dịch, tổng kết và đánh giá về chiến dịch Plây-me nói chung và trận thung lũng Ia Đrăng nói riêng, lúc đầu c̣n có ư kiến khác nhau, có người cho rằng, chiến dịch Plây-me nói chung th́ ta thắng lợi lớn, nhưng riêng trận thung lũng Ia Đrăng, có ư kiến cho là tốt, có ư kiến cho rằng địch thương vong nhiều, ta cũng thương vong nhiều nên cùng lắm là ḥa.

Sau thảo luận nhiều lần, mọi người đều thống nhất nhận định: chiến dịch Plây-me nói chung và trận Ia Đrăng nói riêng ta đă giành thắng lợi có ư nghĩa chiến lược, ư nghĩa chính trị to lớn. V́ trận đánh thung lũng Ia Đrăng là trận đánh then chốt quyết định chiến dịch Plây-me. Đối với quân Mỹ, trận đánh ở thung lũng Ia Đrăng đă trở thành nỗi kinh hoàng mà trong hồi kư của Oét-mo-len đă thừa nhận: “Đây là tổn thất nghiêm trọng” của sư đoàn kỵ binh bay số 1 của Mỹ trong trận đầu ra quân ở Tây Nguyên. Trận đánh ở thung lũng Ia Đrăng đă vượt qua khuôn khổ chiến thuật, trở thành trận đánh có tầm cỡ chiến dịch. Hơn thế nữa, đó c̣n là trận đánh có ư nghĩa về chiến lược.

Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh
Báo QĐND ngày 13/11/2005

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng >

generalhieu