Thời gian Chiến dịch Pleime khởi đầu khi các đơn vị thuộc Trung Đoàn 33 BV khai hỏa bắn vào trại Lực Lượng Đặc Biệt Pleime vào lúc 2300 giờ ngày 19 tháng 10 năm 1965 và kết thúc chiều ngày 24 tháng 11 năm 1965 khi các đơn vị của Lữ Đoàn Dù VNCH truy lùng tàn quân Việt Cộng tại thung lũng Iadrang sát biên giới Căm Bốt không còn phát hiện bóng dáng quân lính địch nữa và rút khỏi vùng hành quân. Như vậy là chiến dịch Pleime kéo dài 38 ngày và 38 đêm, hay tính cách khác ra là trên 800 tiếng đồng hồ. Không gian Chiến trường nơi xảy ra các trận đụng độ trong chiến dịch Pleime trải rộng từ quanh tiền đồn Pleime (Pleime cách Pleiku khoàng 40 cây số hướng tây nam) theo trục tuyến đông tây tới quanh vùng Pleithe, sát biên giới Căm Bốt, bắt ngang qua rặng núi Chu Prong và thung lũng Iadrang. Chiều dài từ Pleime đến Pleithe khoảng 35 cây số. Kế hoạch của Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 CSBV Cộng Sản Bắc Việt muốn làm chủ vùng Cao Nguyên bằng cách tấn chiếm Pleiku vào cuối năm 1965 hay đầu năm 1966 và giao cho Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 trọng trách thảo kế hoạch. Cuối tháng 8 năm 1965, Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 thảo xong kế hoạch với đường nét chính như sau: giai đoạn 1, Trung Đoàn 33 BV tấn công vây hãm trại Pleime để dụ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II xuất phái quân tiếp viện từ Pleiku xuống với hai mục đích, một là đoàn quân một khi xuất trại thì dễ bị tiêu diệt hơn và hai, thành Pleiku bị bỏ ngỏ hay ít ra thì việc bảo vệ thành bị suy yếu đi; giai đoạn 2, Trung Đoàn 32 BV lập ổ phục kích và tiêu diệt đoàn quân tiếp viện; giai đoạn 3, diệt xong quân tiếp viện, Trung Đoàn 32 BV tiếp sức Trung Đoàn 33 BV thanh toán trại Pleime; giai đoạn 4, chiếm cứ xong trại, Trung Đoàn 33 BV và Trung Đoàn 32 BV hiệp lực với Trung Đoàn 66 ra công tấn chiếm thành Pleiku. Trung Đoàn 32 BV đã có mặt tại vùng Cao Nguyên từ đầu năm 1965, Trung Đoàn 33 BV xuất trại từ Quảng Ninh vào cuối tháng 7 và có mặt tại vùng Cao Nguyên vào cuối tháng 9 năm 1965. Trung Đoàn 66 BV được lệnh lên đường xâm nhập miền Nam vào cuối tháng 8 và dự tính có mặt tại vùng Cao Nguyên vào đầu tháng 11năm 1965. Kế hoạch do Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 soạn thảo được Bộ Tổng Tham Mưu CSVN phê chuẩn vào đầu tháng 10 năm 1965 và chiến dịch Pleime được dự tính khởi sự vào cuối tháng 11 hay 12 năm 1965. Nhưng rồi sự kiện các đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ bắt đầu lũ lượt kéo lên An Khê tăng phái cho Quân Đoàn II vào đầu tháng 10 năm 1965 đã khiến Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 buộc phải phát động chiến dịch Pleime sớm hơn và ra lệnh tấn công trại Pleime ngày 19 tháng 10 năm 1965 mặc dù Trung Đoàn 66 BV chưa tới kịp chiến trường Tây Nguyên. Kế hoạch phản công của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II VNCH Nhờ suy đoán chính xác kế hoạch của phía Việt Cộng, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã phản ứng kịp thời và đúng mức. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II phát động cuộc hành quân Dân Thắng 21 để tiếp cứu trại Pleime. Chiến đoàn thiết giáp với sự yểm trợ của phi pháo Mỹ đã chọc thủng ổ phục kích và giải thoát trại Pleime ngày 25 tháng 10 năm 1965, buộc hai Trung Đoàn 32 và 33 BV phải rút lui về hậu cứ tại rặng núi Chu Prong. Ngay sau khi giải cứu xong trại Pleime, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II phối hợp với Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ huy động cuộc truy kích tàn quân địch tới tận mật khu Chu Prong với hai cuộc hành quân All the Way trong đó các đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ làm lực lượng chủ lực và Lữ Đoàn Dù VNCH làm lực lượng trừ bị và hành quân Thần Phong 7 với Lữ Đoàn Dù VNCH làm lực lượng chủ lực và các đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ lực lượng trừ bị. Kết quả của cuộc phản công của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II là toàn thể Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 và tàn quân sống sót của ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 BV bị đánh bật qua bên lãnh thổ Căm Bốt. Các trận đụng độ - 21/10/65 - Sau khi được trực thăng vận xuống một vị trí cách trại Pleime 5 cây số hướng đông bắc vào lúc 0930 giờ, trên đường đi bộ tới trại, hai đại đội LLĐB Biệt Cách Dù trạm địch vào lúc 1030 giờ, giết một số không rõ địch quân và tịch thu một bích kích pháo 82 ly, hai đại liên thanh cỡ 50, nhiều súng liên thanh và súng trường. - 22/10/65 - Hai đại đội Biệt Cách Dù này đụng độ thêm hai lần với địch quân và tịch thu được 4 đại liên và nhiều súng trường trước khi tiến vào trại Pleime. - 23/10/65 - Vào lúc 1750 giờ, Chiến Đoàn Tiếp Viện lọt vào ổ phục kích trên LTL 5, cách trại Pleime khoảng 20 cây số. Với sự yểm trợ của phi pháo, Chiến Đoàn Tiếp Viện đẩy lui cuộc xung phong của các tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 32 BV. Tiếp sau đó, Chiến Đoàn Tiếp Viện tái phối trí lực lượng đóng trại qua đêm. - 24/10/65 - Vào lúc 0315 giờ, địch tấn công lại Chiến Đoàn Tiếp Viện, nhưng không chọc thủng được các tuyến phòng thủ. Khi mặt trời ló dạng, Chiến Đoàn Tiếp Viện tung ra các toán tuần tiễu và phát hiện được 125 tử thi Việt Cộng, tịch thu được 75 súng ống cộng đồng và cá nhân và bắt sống được một vài tù binh. - 25/10/65 - Vào lúc 1300 giờ, Chiến Đoàn Tiếp Viện chuyển bánh tiếp tục tiến tới trại Pleime. Khi tiến được 5 cây số, các thiết vận xa đầu cầu trạm trán với địch. Pháo binh lập tức dập tắt hỏa lực địch. Đến xế chiều Chiến Đoàn Tiếp Viện tiến vào trại Pleime. - 26/10/65 - Vào lúc 1015 giờ, trong khi Chiến Đoàn Tiếp Viện lục soát quanh trại Pleime thì lọt vào một ổ phục kích của địch. Sau trận đụng độ này, Việt Cộng bỏ lại 140 tử thi, 5 tù binh và trên 20 súng cộng đồng. - 27/10/65 - Giới thượng cấp quân sự Mỹ chấp thuận đề nghị của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ truy kích tàn quân địch. - 01/11/65 - Vào lúc 0730 giờ, một toán tiền sát thuộc Lữ Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ phát hiện một tiểu đội Việt Cộng tại 10 cây số hướng tây nam trại Pleime. Lực lượng phản kích hạ sát 20 tên Việt Cộng và bắt sống 10 tên. Một cuộc lục soát tiếp sau đó phát hiện một bệnh xá dã chiến VC trang bị đầy đủ y cụ giải phẩu. Trong khi vận chuyển các chiến cụ, một tiểu đoàn đic̣h tấn kích đơn vị Không Kỵ Mỹ này và cuộc giao tranh đầu tiên giữa Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ và Việt Cộng kéo dài 5 tiếng đồng hồ. Kết quả: giết hại 99 tên, bắt sông 44 tên, tịch thu 40 khẩu súng. Ngoài ra ước tính ít ra 200 tên khác bị chết và bị thương. - 03/11/65 - Vào lúc 2100 giờ, một đơn vị thuộc Lữ Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ phục kích ngay tại trọng tâm rặng núi Chu Prong-Iadrang Tiểu Đoàn 8 thuộc Trung Đoàn 66 BV vừa mới xâm nhập và sát hại 112 tên đếm được xác với khoảng 200 tên ước tính bị giết hay bị thương và tịch thâu 30 súng ống. - 06/11/65 - Trong một cuộc đụng độ giữa một đơn vị thuộc Lữ Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ và Tiểu Đoàn 6 thuộc Trung Đoàn 33 BV, địch quân bị chết 77 tên đếm được xác và ước tính khoảng 400 tên khác bị giết và bị thương. - 14/11/65 - Vào lúc 1200 giờ trưa, Tiểu Đoàn 1/7 thuộc Lữ Đoàn 3 Không Kỵ Mỹ đổ bộ xuống bãi đáp X-Ray truy lùng địch quân tại chân rặng núi Chu Prong và đụng độ với Tiểu Đoàn 9 thuộc Trung Đoàn ̉66 BV. Cuộc giao tranh dữ dằn kéo dài sang ngày 15/11 với phía Mỹ tăng cường thêm quân với Tiểu Đoàn 2/7 và Tiểu Đoàn 2/5. Địch quân tạm gián đoạn cuộc giao tranh vào lúc 1510 giờ. - 16/11/65 - Địch quân tung ra những đợt xung phong liên tiếp vào lúc 0400 giờ, 0432 giờ, 0500 giờ, và 0627 giờ. Địch quân ngưng chiến vào lúc 0641 giờ. Cuộc giao tranh tiếp diễn không ngừng trong 48 tiếng từ ngày 14/11 qua ngày 16/11. Việt Cộng hứng chịu 634 chết (đếm được xác), 1215 chết (ước tính), 6 tù binh, 141 súng ống tịch thu, 100 súng ống hủy hoại. Phía Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ Mỹ chịu thiệt hại 79 chết và 125 bị thương. - 17/11/65 - Trên đường đi tới bãi đáp Albany, Tiểu Đoàn 2/7 Không Kỵ Mỹ đụng độ với một tiểu đoàn địch. Địch quân bị chết 403 đếm được xác và ước tính chết thêm 100 tên và bị tịch thâu 112 súng ống. - 18/11/65 - Địch quân tấn công vị trí pháo binh. Sau khi bị đẩy lui, địch bỏ lại 200 tử thi và 20 súng ống. Trong khi truy lùng địch tại thung lũng Iadrang sát biên giới Căm Bốt từ ngày 18 đến 24/11/65, Lữ Đoàn Dù VNCH có nhiều trận đụng độ nhỏ với các đơn vị lẻ tẻ địch. Tuy nhiên, Lữ Đoàn Dù VNCH đã phục kích được hai tiểu đoàn đic̣h quân trong hai ngày sau đây: - 20/11/65 - Tiểu Đoàn 3 Dù dẫn dụ một lực lượng cỡ tiểu đoàn địch lọt vào ổ phục kích do Tiểu Đoàn 6 Dù thiết lập. Trong cuộc đụng độ này, địch bị giết hại khoảng chừng 200 tên. - 24/11/65 - Vào buổi sáng, một lực lượng cỡ tiểu đoàn địch lọt vào ổ phục kích do Tiểu Đoàn 5 Dù và Tiểu Đoàn 6 Dù thiết lập. Khoàng 65 địch quân bị sát hại và nhiều súng ống bị tịch thâu. Đây là trận đụng độ cuối cùng giữa các lực lượng tham chiến trong chiến dịch Pleime. Các trận liệt - Mặt Trận B3 = Trung Đoàn 32: Tiểu Đoàn 334, Tiểu Đoàn 635, Tiểu Đoàn 966 = Trung Đoàn 33: Tiểu Đoàn 1, Tiểu Đoàn 2, Tiểu Đoàn 3 = Trung Đoàn 66: Tiểu Đoàn 7, Tiểu Đoàn 8, Tiểu Đoàn 9 = Tiểu Đoàn 415 Địa Phương Quân = 2 Đại Đội Súng Không Giựt 75 ly = Tiểu Đoàn Súng Phòng Không 14.9 ly - Quân Đoàn II = Chiến Đoàn Tiếp Cứu: Thiết Đoàn 3, Tiểu Đoàn 21 BĐQ, Tiểu Đoàn 22 BĐQ, Tiểu Đoàn 1/42 BB, Trung Đội 2/6 Pháo Binh, Trung Đội 105 Công Binh, Task Force Ingram (Tiểu Đoàn 2/12 Cavalry, Tiểu Đoàn 1/19 Cavalry, Pháo Đội B/Tiểu Đoàn 2/17 Pháo binh và đơn vị của Tiểu Đoàn 8 Công Binh), Chiến Đoàn Alpha TQLC = Lực Lượng Truy Kích: 1st US Air Cavalry Brigade, 3rd US Air Cavalry Brigade (1/7, 2/7, 2/5 Calvary Battalion), Chiến Đoàn 1 Dù (Tiểu Đoàn 3 Dù, Tiểu Đoàn 5 Dù, Tiểu Đoàn 6 Dù), Chiến Đoàn 2 Dù (Tiểu Đoàn 7 Dù, Tiểu Đoàn 8 Dù), Battery C of 2/17th Artillery, 2nd US Air Cavalry Brigade Thống kê: thiệt hại nhân sự và quân cụ Theo Mặt Trận B3 Trong bài báo tựa đề "Người Chính Ủy Trong Trận Đầu Thắng Mỹ ở Tây Nguyên" đăng trên Báo Nhân Dân ngày 04-07-2006, Thượng Tướng Đặng Vũ Hiệp, Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận B3, viết
Theo Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ Trong Bản Báo Cáo Sau Trận Đánh của Chiến Dịch Pleime - mà ông gọi là Pleiku Campaign,Thiếu Tướng Harry Kinnard, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ, cung cấp các con số tổn thất như sau:
Theo Quân Đoàn II Trong Lời Mở Đầu của cuốn "Why Pleime", Thiếu Tướng Vĩnh Lộc, Tư Lệnh Quân Đoàn II, viết:
Sau khi giải tỏa trại Pleime, Ban 3 Tham Mưu/QĐ 2 cung cấp bản báo cáo tổn thất sau đây ngày 27/10/1965:
Cuối cuộc hành quân Thần Phong 7 do Lữ Đoàn Dù QLVNCH thực hiện, Ban 3 Tham Mưu/QĐ 2 cung cấp bản báo cáo tổn thất sau đây ngày 25/11/1965:
Lời bàn Con số 6000 Việt Cộng bị loại khử mà Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đưa ra - phỏng chừng 2/3 quân số của ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 BV Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 sung vào chiến dịch Pleime - phải là chính xác, vì lẽ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã căn cứ vào phân tích tình báo đúc kết ngày 17/11/1965 và đi đến kết luận là địch chỉ còn lại một lực lượng không hơn 3 tiểu đoàn để mà lấy quyết định tung Lữ Đoàn Dù VNCH với 5 tiểu đoàn (3, 5, 6, 7 và 8) ra truy nã nốt - tiếp sau các đơn vị của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ - lực lượng sống sót này tại vùng thung lũng Iadrang sát biên giới Căm Bốt. Quả thật vậy, trong một tuần lễ thực hiện cuộc hành quân Thần Phong 7, từ 18 đến 24 tháng 11 năm 1965, các đơn vị dù chỉ bắt gặp có 2 tiểu đoàn Việt Cộng, Tiểu Đoàn 334 và Tiểu Đoàn 635 thuộc Trung Đoàn 32 BV. Giả sử con số ước tính đó sai, và địch vẫn còn quân số dồi dào, chắc là 5 tiểu đoàn dù đã bị sơi tái khi nhảy vào hang hùm. Vai trò của phóng pháo cơ B-52 Chiến thuật trải thảm bom bằng phóng pháo cơ B-52 được đưa ra thực hiện trên chiến trường Nam Việt Nam lần đầu tiên tại rặng núi Chu Prong trong chiến dịch Pleime. Sau khi hai Lữ Đoàn 1 và 3 Kỵ Binh Mỹ truy đuổi hai Trung Đoàn 32 và 33 BV từ trại Pleime về đến hậu cần rặng núi Chu Prong và sau khi xác định vị trí đóng quân của ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 BV tại chân núi Chu Prong và dọc theo hai ven bờ nam và bắc của sông Iadrang, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ cho Tiểu Đoàn 1/7 Kỵ Binh thuộc Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Mỹ nhảy xuống bãi đáp X-Ray đánh chận mặt đông nam vị trí đóng quân của Trung Đoàn 66 BV ngày 14/11/1965, đồng thời cho B-52 trải thảm bom tuần tự từ tây sang đông, mỗi ngày 5 lần từ ngày 15 qua ngày 16/11/1965. Qua ngày 17/11, hai tiểu đoàn Kỵ Binh Mỹ đóng tại bãi đáp X-Ray được lệnh rút lui ra khỏi bãi đáp đi lên theo hướng bắc để B-52 thả bom luôn bãi đáp X-Ray. Khi thuật lại cuộc hành quân Thần Phong 7, Tướng Vĩnh Lộc viết:
Trong số 6000 lính Việt Cộng bị giết, khoảng 2000 bị chết bởi bom B-52. Các danh xưng khác của chiến dịch Pleime Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 Chiến dịch Plâyme là danh xưng nguyên thủy của Mặt Trận B3. Sau này, giới quân sự Bắc Việt đặt thêm tên chiến dịch Plâyme-Iadrang, với dụng ý che lấp sự kiện bị Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ bất thần nhảy vào tấn công hậu cần tại thung lũng Iadrang và rêu rao là đánh ngụy tại trại Pleime ngày 19 tháng 10, để dụ và phục kích quân Mỹ nhảy vào tiếp cứu tại thung lũng Iadrang - cách trại Pleime hơn 30 cây số - ngày 14 tháng 11 năm 1965! Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ Thay vì khiêm nhượng chấp nhận vai trò thứ yếu là tăng phái cho Quân Đoàn II và nằm dưới quyền điều khiển của Quân Đoàn II trong chiến dịch Pleime, Sư Đoàn 1Kỵ Binh Mỹ chọn lựa thay đổi tên của chiến dịch thành chiến dịch Pleiku hay chiến dịch Pleiku-Iadrang trong đó hoặc liệt vai trò của QLVNCH vào hàng thứ yếu hoặc ngay cả cho trận chiến Pleime là nơi tao ngộ giữa duy hai lực lượng vĩ đại Việt Cộng và Hoa Kỳ mà tuyệt nhiên không có mảy may sự hiện diện của một đơn vị tác chiến thuộc QLVNCH. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II Trên thực tế, chiến dịch Pleime là cuộc phản công của Quân Đoàn II đã bẻ gẫy chiến dịch Plâyme của Mặt Trận B3 với ba trận đánh: một, tại trại Pleime (Thiết Đoàn 3 VNCH) ; hai, tại chân rặng núi Chu Prông (Lữ Đoàn 3 Không Kỵ HK); và ba, tại thung lũng Iadrang (Lữ Đoàn Dù VNCH). Phía Việt Cộng và Phía Mỹ chỉ chú tâm vào trận tại chân rặng núi Chu Prông - mà cả hai gọi là trận Iadrang (đáng lẽ ra phải gọi là trận Chu Prông và dành tên này cho trận đnh do Lữ Đoàn Dù VNCH thực hiện) - và hoặc coi nhẹ hay làm lơ hai trận đánh do QLVNCH đóng vai chủ chốt tại trại Pleime và tại thung lũng Iadrang. Nguyễn Văn Tín
Tài liệu tham khảo
|