Người Chính Ủy Trong Trận Đầu Thắng Mỹ ở Tây Nguyên

Vào đầu tháng 9-1965, Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ đă hoàn thành việc đưa quân lên chiếm đóng An Khê, chúng bắt đầu mở cuộc hành quân tiêu diệt ở Bồng Sơn (B́nh Định). Trước t́nh h́nh trên, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ thị cho chiến trường Tây Nguyên tranh thủ thời cơ đánh đau quân ngụy, làm suy yếu chỗ dựa về b́nh định, không để quân Mỹ rảnh tay t́m diệt, đồng thời khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng đánh thắng quân Mỹ ngay từ trận đầu, nỗ lực cao nhất đánh bại chiến lược "đánh nhanh giải quyết nhanh" tiến lên đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ.

Thực hiện chủ trương chiến lược của trên, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên mở chiến dịch mùa khô năm 1965 nhằm tiêu diệt một bộ phận quân ngụy và tạo thời cơ buộc Mỹ phải tham chiến để tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ.

Trong cuộc họp Đảng ủy Mặt trận mở rộng, do anh Chu Huy Mân - Bí thư Đảng ủy Mặt trận, Tư lệnh kiêm Chính ủy chủ tŕ, nghiên cứu quán triệt nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch chiến dịch, mọi người đều thống nhất cách đánh chiến dịch là "vây điểm diệt viện", đánh ngụy trước, diệt Mỹ sau, kéo quân Mỹ ra xa căn cứ, đi sâu vào vùng núi hiểm trở để diệt chúng. Vấn đề đặt ra là lực lượng của ta có hạn (ba trung đoàn), với lực lượng đó trong quá tŕnh vây điểm đánh ngụy phải đạt hiệu suất chiến đấu cao (diệt chiến đoàn ngụy) ta thương vong ít để c̣n lực lượng đánh Mỹ.

Vấn đề thứ hai được mọi người quan tâm là thời gian từ khi quân ngụy bị diệt th́ bao lâu quân Mỹ nhảy ra ứng cứu? Lực lượng của ta đánh ngụy có đủ thời gian cơ động về nơi dự kiến đón đánh quân Mỹ không? Và cuối cùng là cách đánh và chỉ tiêu diệt quân Mỹ.

Hai vấn đề trên, khi thảo luận, mọi người cũng đă thống nhất. Riêng vấn đề thứ ba (chỉ tiêu diệt địch) có nhiều ư kiến khác nhau. Có người nói rằng, trước đây trong cuộc "kháng Mỹ viện Triều", quân chí nguyện Trung Quốc đă tổng kết chưa có trận nào tiêu diệt một tiểu đoàn quân Mỹ. Có người cho rằng trận Núi Thành ta chỉ có một tiểu đoàn thiếu mà diệt gọn cả đại đội Mỹ th́ sao? Cuộc tranh luận kéo dài, cuối cùng đồng chí Bí thư Đảng ủy kết luận: "Chỉ tiêu trong chiến dịch này diệt chiến đoàn quân ngụy và diệt gọn hai đại đội Mỹ. Chỉ tiêu đặt ra như vậy, nhưng đề nghị các đồng chí cần tiếp tục suy nghĩ thêm, xem xét kỹ về bố trí thế trận đánh Mỹ, đặc biệt về việc đối phó với "chiến thuật nhảy cóc" của địch. Vấn đề quan trọng là việc xây dựng quyết tâm đánh Mỹ cho bộ đội. Việc quán triệt nhiệm vụ chiến dịch phải được tiến hành khẩn trương cụ thể đến từng chi bộ, từng chiến sĩ".

Một vấn đề quan trọng khác mà đồng chí Bí thư lưu ư cơ quan tham mưu mặt trận trong chỉ đạo là phải làm cho bộ đội có ư thức xây dựng công sự chắc chắn, giấu quân kín đáo, xuất kích nhanh, khi xung phong giữ vững đội h́nh, tiếp cận đánh gần thọc sâu, kết hợp đánh bộ binh, đánh cơ giới và bắn máy bay địch.

Tối ngày hôm đó, anh Chu Huy Mân gọi tôi (Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận) đến làm việc. Sau khi nghe tôi báo cáo, anh nói: "Ưu thế chính trị, tinh thần đă sẵn có trong mỗi cán bộ, chiến sĩ ta. Vấn đề c̣n lại là làm thế nào để phát huy cho được ưu thế ấy. Chính v́ lẽ đó tôi mời anh đến, chúng ta cùng bàn". Tối hôm đó, anh Chu Huy Mân làm việc với tôi đến một giờ sáng. Anh đă gợi ư cho cơ quan chính trị mặt trận chúng tôi nhiều vấn đề: "Xây dựng quyết tâm cho bộ đội, phát huy vai tṛ tiền phong của cán bộ, đảng viên trong chiến đấu, phải xây dựng ḷng tin vào quần chúng, phải phát huy quân sự dân chủ để phát huy tính sáng tạo trong anh em...".

Đầu tháng 10-1965, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên nhận được điện báo: Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh thông qua quyết tâm và kế hoạch chiến dịch Plây Me.

Đảng ủy Mặt trận họp nghiên cứu những ư kiến chỉ đạo của trên. Cuộc họp vừa kết thúc, anh Chu Huy Mân dẫn một đoàn cán bộ đi quan sát địa h́nh chiến trường tại khu vực đồn Plây Me và thế bố pḥng của địch để quyết định phương thức tiến hành vây điểm. Đồng thời anh cũng thị sát khu vực dự kiến đánh viện binh địch giải tỏa Plây Me khi bị ta vây ép. Sau khi đoàn anh Chu Huy Mân đi trinh sát chiến trường về, Bộ Tư lệnh Mặt trận đă quyết định bổ sung phương án tác chiến chiến dịch. Với lực lượng hiện có phải giải quyết được hai vấn đề cơ bản nhất là đánh thiệt hại nặng lực lượng cơ động quân ngụy làm suy yếu chỗ dựa b́nh định của địch, đồng thời khẩn trương chuẩn bị đánh phủ đầu quân Mỹ, góp phần đánh bại chiến lược đánh nhanh giải quyết nhanh tiến lên đánh bại chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ.

Đợt 1 chiến dịch thực hành vây điểm diệt viện ta thu được thắng lợi lớn: tiêu diệt chiến đoàn 3 thiết giáp và một tiểu đoàn, một đại đội bộ binh địch, phá hủy, phá hỏng 89 xe quân sự, bắn rơi nhiều máy bay.

Đầu tháng 11-1965, Đảng ủy Mặt trận họp mở rộng dưới sự chủ tŕ của anh Chu Huy Mân. Hội nghị đánh giá kết quả giai đoạn 1 của chiến dịch, thống nhất cho rằng: Nhiệm vụ cơ bản đặt ra cho đợt 1 là làm thất bại ư định giải tỏa bằng không quân buộc địch phải điều quân ngụy viện binh đường bộ để ta tiêu diệt đă hoàn thành.

Khi bàn về âm mưu và thủ đoạn sắp tới của địch, Hội nghị đă khẳng định: Ta phải sẵn sàng đối phó với thủ đoạn phản kích quyết liệt của địch. Hội nghị Đảng ủy cũng xác định mục đích đợt 2 chiến dịch như sau: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, diệt gọn từ 4 đến 5 đại đội Mỹ, bắn rơi 20 đến 25 máy bay, đánh bại một bước chiến thuật "trực thăng vận" và "nhảy cóc" của Mỹ. Thu hút một bộ phận lực lượng quân Mỹ và lực lượng tổng dự bị quân ngụy về hướng Tây Nguyên nhằm căng địch ra mà đánh, tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến trường đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất của địch. Hội nghị cũng xác định tư tưởng chỉ đạo tác chiến và thông qua kế hoạch do cơ quan tham mưu tŕnh bày. Một vấn đề được Đảng ủy hết sức coi trọng đó là việc quán triệt cho bộ đội khi giao chiến với Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 của Mỹ phải đánh mạnh vào chỗ dựa hỏa lực phi pháo của chúng, nhất là hỏa lực từ trên máy bay trực thăng vũ trang. Trong điều kiện ta chỉ có không nhiều súng 12,7 ly phải phát huy toàn bộ các loại súng bộ binh bắn máy bay địch, tổ chức nhiều tổ bắn máy bay bằng súng trường, súng tiểu liên trong cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.

Thời gian này t́nh h́nh lương thực hết sức khó khăn, nguy cơ thiếu đói trong chiến dịch là điều không tránh khỏi nếu không có sự chi viện của trên và của các địa phương trên địa bàn. Trước t́nh h́nh đó, anh Chu Huy Mân vẫn phải đi Đác Lắc, một tỉnh đông dân, giàu có nhất Tây Nguyên lại ở gần mặt trận để yêu cầu tỉnh này vận động nhân dân góp và vận chuyển lương thực phục vụ chiến dịch. Trước khi đi Đác Lắc, anh Chu Huy Mân cho gọi anh Nguyễn Hữu An và tôi giao nhiệm vụ lập sở chỉ huy tiền phương mặt trận để chỉ huy các trung đoàn 33, 66, 320 tổ chức đón đánh quân Mỹ. Sau khi phân tích ư nghĩa của trận đánh này, anh Chu Huy Mân nói: "Tôi vừa nhận được chỉ thị của Quân ủy Trung ương giao cho lực lượng vũ trang Tây Nguyên chúng ta phải tạo mọi cơ hội tiêu diệt bằng được một hoặc hai tiểu đoàn Mỹ trong chiến dịch này. Như vậy nhiệm vụ tiêu diệt gọn đơn vị cỡ tiểu đoàn quân Mỹ là nhiệm vụ lịch sử mà Đảng ta, quân đội ta, nhân dân ta giao cho quân và dân Tây Nguyên. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, các anh phải làm cho cán bộ, chiến sĩ tham gia trận chiến đấu tới thấy rơ tính quyết liệt của nhiệm vụ lịch sử, để họ nâng cao tinh thần cách mạng, dũng cảm ngoan cường t́m Mỹ mà đánh, gặp Mỹ là diệt. Phải kiên quyết chống tư tưởng hữu khuynh, tiêu cực, biểu hiện chủ yếu là ngại ác liệt, khó khăn, chần chừ thoái thác nhiệm vụ. Đặc biệt, tác phong chỉ huy và lănh đạo của cán bộ, nhất là cán bộ chính trị phải đi sâu sát bộ đội, làm chỗ dựa tinh thần cho bộ đội trong những t́nh huống ác liệt khó khăn".

Khi chia tay, anh Chu Huy Mân nắm chặt tay anh An và tôi nói: "Máu xương và sinh mạng của chiến sĩ là vô giá, nhưng khi cần thiết vẫn phải hy sinh để giành thắng lợi. Trong trận này dù phải một đổi một cũng kiên quyết đánh thắng. Phải diệt gọn tiểu đoàn Mỹ, các anh hiểu ư tôi chứ? Tôi nhắc lại, dù phải một đổi một cũng phải đánh thắng, nhưng chỉ được phép trong trận này thôi nhé".

Trận Ia Đrăng đă kết thúc thắng lợi: khoảng 400 tên của Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 7 và một đại đội của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 45, Lữ đoàn 3 kỵ binh không vận chỉ c̣n vài chục tên sống sót chạy về căn cứ.

Sau chiến thắng Plây Me-Ia Đrăng, do hành quân dài ngày từ miền bắc vào đến nơi là chiến đấu ngay, liên tục và ác liệt, thương vong của ta tương đối cao, mỗi đại đội chỉ c̣n hơn nửa quân số. Ăn uống kham khổ, thiếu thốn, muỗi rừng hành hạ, gây bệnh sốt rét, có cả sốt ác tính. Trong các bệnh xá trung đoàn, bệnh binh nhiều gấp mấy lần thương binh. Ở hầu hết các đơn vị đều nảy sinh hiện tượng sinh hoạt rời rạc, kỷ luật nội bộ không nghiêm, kỷ luật dân vận sút kém, thậm chí có những hành động xấu.

Trước t́nh h́nh trên, Đảng ủy Mặt trận chủ trương tiến hành củng cố bộ đội toàn diện. Trước hết tập trung củng cố ư chí chiến đấu, phẩm chất khí tiết, xây dựng quyết tâm đánh Mỹ đến cùng.

Thực hiện chủ trương trên, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên tổ chức lớp chỉnh huấn chính trị cho cán bộ trung, cao cấp. Trong chỉnh huấn phát động tư tưởng cho cán bộ nói hết tâm tư vướng mắc của ḿnh. Qua đó trao đổi cùng nhau giải quyết, cán bộ trung, cao cấp phải tự giác đề cao tự phê b́nh và phê b́nh, mỗi người làm hai bản kiểm điểm, một bản nêu rơ ưu điểm và một bản nêu rơ những suy nghĩ và hành động trái với truyền thống và bản chất cách mạng của Đảng và quân đội ta.

Đây là một cuộc sinh hoạt chính trị nghiêm túc và sâu sắc, một cuộc đấu tranh tư tưởng không khoan nhượng trên lĩnh vực tư tưởng giữa một bên là tư tưởng cách mạng tiến công, quyết tâm đánh Mỹ đến thắng lợi cuối cùng, với một bên là tư tưởng ngại gian khổ hy sinh, dao động, giảm sút ư chí chiến đấu.

Hôm kết thúc chỉnh huấn chính trị, anh Chu Huy Mân cầm hai tập giấy và nói:

"Đây là bản kiểm điểm của các đồng chí. Phần ưu điểm các đồng chí giữ lấy để phát huy trong hoạt động chiến đấu lâu dài, c̣n đây là những bản tŕnh bày khuyết điểm, tôi đọc và thấy các đồng chí đă tự phê b́nh một cách nghiêm túc trách nhiệm chính trị của ḿnh trước Đảng. Tôi tuyên bố đốt tất cả những bản về khuyết điểm".

Đợi cho những tờ giấy cuối cùng cháy thành tro, đồng chí Chính ủy Mặt trận mời chính ủy các trung đoàn 33, 66, 320 lên rồi trao cho mỗi đồng chí một sợi dây thừng để trói tù binh Mỹ trong tiếng vỗ tay vang dậy cả một cánh rừng.

Với tất cả sự thanh thản đó, toàn Mặt trận bước vào trận chiến đấu mới.

Thượng Tướng Đặng Vũ Hiệp
(Báo Nhân Dân ngày 04-07-2006)


Lời bàn

Bài này có thể dùng làm mộ̣̣t ví dụ điển hình về một tài liệu cộng sản nặng tính chất "thành tích sử" (hagiography). 1. Nhiều tài liệu cộng sản đã nhìn nhận là việc vây lấn đồn Plâyme và phục kích đoàn quân tiếp viện VNCH đề dụ lính Mỹ nhảy vào vòng chiến không thành vì bị bom đạn không yểm và pháo yểm Mỹ gây thiệt hại quá nặng, phải lui quân về Chu Prông. Tuy vậy Tướng Hiệp viết:

Đợt 1 chiến dịch thực hành vây điểm diệt viện ta thu được thắng lợi lớn: tiêu diệt chiến đoàn 3 thiết giáp và một tiểu đoàn, một đại đội bộ binh địch, phá hủy, phá hỏng 89 xe quân sự, bắn rơi nhiều máy bay.

Đầu tháng 11-1965, Đảng ủy Mặt trận họp mở rộng dưới sự chủ trì của anh Chu Huy Mân. Hội nghị đánh giá kết quả giai đoạn 1 của chiến dịch, thống nhất cho rằng: Nhiệm vụ cơ bản đặt ra cho đợt 1 là làm thất bại ư định giải tỏa bằng không quân buộc địch phải điều quân ngụy viện binh đường bộ để ta tiêu diệt đã hoàn thành.

2. Ngoài ra, Tướng Đặng Vũ Hiệp nói Mặt Trận B3 sẵn sàng, sau trận Plâyme, chống Mỹ phản kích, "đánh bại một bước chiến thuật "trực thăng vận" và "nhảy cóc" của Mỹ". Lính Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Bay Mỹ mới chân ướt chân ráo tới Tây Nguyên - đó là lý do Mặt Trận B3 quyết định đánh sớm khiến Mỹ chưa sẵn sàng ứng chiến, khiến cho Trung Đoàn 66 không tới kịp - chưa có có dịp đem chiến thuật "nhảy cóc" ra áp dụng tại chiến trường và các đơn vị chiến đấu Mỹ khác - TQLC, Lữ Đoàn 173 Dù, Lữ đoàn 1/101 Dù - không biết và không có khả năng dùng chiến thuật "nhảy cóc" này, làm sao mà Mặt Trận B3 dự kiến được cách tài tình như vậy?

3. Sau trận giao tranh ác liệt tại thung lũng Ia Drăng chấm dứt, tuy Tướng Hiệp không rêu rao như một số tài liệu cộng sản khác cho là mặc dù bộ đội của trung đoàn 66 đã phải trải qua một cuộc hành trình lội bộ kham khổ cả hai tháng và vừa đặt balô xuống đã phải giao tranh ngay với lính Mỹ, tinh thần vẫn cao; trái lại ông nhìn nhận là cán bộ và bộ đội xuống tinh thần nhiều, và có những hành vi bê bối; nhưng ông không qui lỗi vì thất trận mà vì những lý do khác:

Sau chiến thắng Plây Me-Ia Đrăng, do hành quân dài ngày từ miền bắc vào đến nơi là chiến đấu ngay, liên tục và ác liệt, thương vong của ta tương đối cao, mỗi đại đội chỉ c̣n hơn nửa quân số. Ăn uống kham khổ, thiếu thốn, muỗi rừng hành hạ, gây bệnh sốt rét, có cả sốt ác tính. Trong các bệnh xá trung đoàn, bệnh binh nhiều gấp mấy lần thương binh. Ở hầu hết các đơn vị đều nảy sinh hiện tượng sinh hoạt rời rạc, kỷ luật nội bộ không nghiêm, kỷ luật dân vận sút kém, thậm chí có những hành động xấu.

4. Để chỉnh đốn lại hàng ngũ, Tướng Hiệp viết tiếp:

Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên tổ chức lớp chỉnh huấn chính trị cho cán bộ trung, cao cấp. Trong chỉnh huấn phát động tư tưởng cho cán bộ nói hết tâm tư vướng mắc của ḿnh. Qua đó trao đổi cùng nhau giải quyết, cán bộ trung, cao cấp phải tự giác đề cao tự phê b́nh và phê b́nh, mỗi người làm hai bản kiểm điểm, một bản nêu rơ ưu điểm và một bản nêu rơ những suy nghĩ và hành động trái với truyền thống và bản chất cách mạng của Đảng và quân đội ta.

Đây là một cuộc sinh hoạt chính trị nghiêm túc và sâu sắc, một cuộc đấu tranh tư tưởng không khoan nhượng trên lĩnh vực tư tưởng giữa một bên là tư tưởng cách mạng tiến công, quyết tâm đánh Mỹ đến thắng lợi cuối cùng, với một bên là tư tưởng ngại gian khổ hy sinh, dao động, giảm sút ư chí chiến đấu. Hôm kết thúc chỉnh huấn chính trị, anh Chu Huy Mân cầm hai tập giấy và nói:

"Đây là bản kiểm điểm của các đồng chí. Phần ưu điểm các đồng chí giữ lấy để phát huy trong hoạt động chiến đấu lâu dài, c̣n đây là những bản tŕnh bày khuyết điểm, tôi đọc và thấy các đồng chí đă tự phê b́nh một cách nghiêm túc trách nhiệm chính trị của ḿnh trước Đảng. Tôi tuyên bố đốt tất cả những bản về khuyết điểm".

Đợi cho những tờ giấy cuối cùng cháy thành tro, đồng chí Chính ủy Mặt trận mời chính ủy các trung đoàn 33, 66, 320 lên rồi trao cho mỗi đồng chí một sợi dây thừng để trói tù binh Mỹ trong tiếng vỗ tay vang dậy cả một cánh rừng.

Tướng Chu Huy Mân hành động như vậy rất là hay trong khía cạnh tạo lại sinh khí chiến đấu hăng say cho bộ đội. Nhưng khi viết lại sử của cuộc chiến Plâyme-Ia Drăng, mà các tác giả hay sử gia cộng sản lại theo gương đó để mà dấu nhẹm bản về khuyết điểm để chỉ giữ lại bản về ưu điểm thì sẽ sinh ra một tài liệu mang nặng tính chất "thành tích sử".

Nguyễn Văn Tín
Ngày 30 tháng 12 năm 2006

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu