(Tiến công, từ ngày 19 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 1965) Tháng 9 năm 1965, Bộ chỉ huy quân Mỹ đă điều sư đoàn kỵ binh không vận số 1 lên án ngữ ở An Khê (Gia Lai), ngăn chặn ta, cắt Tây Nguyên với vùng đồng bằng ven biển. Quân ngụy thành lập biệt khu 24 gồm 2 tỉnh Kon Tum – Gia Lai và chuyển giao nhiệm vụ tác chiến chủ yếu ở Tây Nguyên cho quân Mỹ để thực hiện kế hoạch “t́m và diệt” trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của chúng. Ở khu vực Plây Me, Bầu Cạn, Đức Cơ (tây nam thị xă Plây Ku 30km), địch có lữ đoàn kỵ binh không vận số 3 Mỹ, 1 chiến đoàn dù, 1 chiến đoàn thiết giáp quân đội Sài G̣n và 1 trung đoàn quân đội Nam Triều Tiên, có pháo binh, máy bay (cả máy bay B52) yểm trợ, để t́m diệt chủ lực ta, hỗ trợ cho quân ngụy b́nh định. Trong bối cảnh đó, Bộ tư lệnh chiến trường Tây Nguyên quyết định thay đổi chủ trương giải phóng bắc Tây Nguyên và hạ quyết tâm mở chiến dịch Plây Me nhằm mục đích phối hợp với chiến trường toàn miền Nam tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ để mở rộng và củng cố vùng giải phóng, xây dựng căn cứ, rèn luyện bộ đội và cơ quan chiến dịch. Qua chiến đấu, từng bước t́m hiểu quân Mỹ, đồng thời xây dựng ḷng tin đánh Mỹ và thắng Mỹ. Thiếu tướng Chu Huy Mân, được chỉ định làm Tư lệnh kiêm Chính ủy chiến dịch, đại tá Nguyễn Chánh và thượng tá Nguyên Hữu An làm Phó tư lệnh. Đồng chí Huỳnh Đắc Hương giữ chức Phó Chính Ủy, thượng tá Nam Hà là Tham mưu trưởng, thượng tá Đặng Vũ Hiệp làm Phó chủ nhiệm chính trị. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 3 trung đoàn bộ binh (320, 33, 66), 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn súng máy pḥng không 12,7mm; cùng lực lượng vũ trang địa phương đánh phá giao thông và hậu cứ địch. Đầu tháng 10 năm 1965, căn cứ vào kết quả nắm địch và t́nh h́nh chuẩn bị của ta, Bộ tư lệnh chiến dịch đă xác định quyết tâm và giao nhiệm vụ cho các đơn vị như sau: mục tiêu và khu vực diệt địch là diệt đồn Chư Ho, vây lấn đồn Plây Me, phục kích diệt viện trên đường 21 (từ điểm cao 538 đến đồi Blu). Khu vực đánh Mỹ là thung lũng Ia Drăng. Mục tiêu nghi binh là đồn Đức Cơ và Tân Lạc. Mục tiêu của bộ đội đặc công là đồn Bầu Cạn. Hướng phối hợp ở đông đường 14 và Công Tum. Tư tưởng chỉ đạo là vây điểm diệt viện, lấy tiêu diệt địch ngoài công sự làm chính. Về cách đánh: vây điểm để kéo quân ngụy ứng viện bằng đường bộ, tạo điều kiện diệt cơ chiến đoàn hoặc trung đoàn chủ lực ngụy. Buộc quân Mỹ phản kích để lần lượt tiêu diệt từng đại đội Mỹ khi chúng đang vận động. Kết hợp đánh đ̣n tập trung chủ lực với hoạt động nhỏ lẻ của lực lượng khác, tạo thế liên tục tiến công, phân tán sức đối phó của địch. Về sử dụng lực lượng: vây đồn Plây Me do trung đoàn 33 (thiếu tiểu đoàn 2), được tăng cường 1 đại đội súng máy pḥng không 12,7mm. Bộ phận đánh quân viện trên đường 21 là trung đoàn 320. Trung đoàn 66 và tiểu đoàn 2 đảm nhiệm đánh địch phản kích. Nghi binh ở Đức Cơ do tiểu đoàn pháo 200. Nghi binh ở Tân Lạc là đại đội địa phương. Hoạt động ở hướng phối hợp là tiểu đoàn 15 Gia Rai. Về kế hoạch, dự kiến chiến dịch chia làm 3 đợt: Đợt 1, vây đồn Plây Me, diệt quân ngụy đi ứng viện; đợt 2, tiếp tục vây đồn Plây Me buộc quân Mỹ vào tham chiến; đợt 3, tập trung lực lượng nhằm vào một cánh quân Mỹ để tiêu diệt và kết thúc chiến dịch. 19 giờ ngày 19 tháng 10, mở màn chiến dịch, tiểu đoàn pháo 200 và đại đội bộ đội địa phương tiến công đồn Tân Lạc và Đức Cơ nhằm thu hút sự chú ư của địch. 22 giờ 54 phút cùng ngày, trung đoàn 33 nổ súng diệt đồn tiền tiêu Chư Ho, đưa lực lượng vào bao vây đồn Plây Me. Ngày 20, địch dùng không quân đánh phá dữ dội vào đội h́nh của trung đoàn 33. Thông tin giữa đại đội và tiểu đoàn luôn luôn bị gián đoạn. Trên trục đường 21, địch cho một đại đội thám báo phân tán thành nhiều tốp nhỏ đi qua trận địa phục kích của trung đoàn 320. Ngày hôm sau (21-10), địch đổ tiểu đoàn biệt kích xuống làng Khọp cách Plây Me 5km về phía bắc. Chiến đoàn 3 và tiểu đoàn 21 biệt động quân lên tập trung ở Phú Mỹ. Ngày 23 tháng 10 (12 giờ), chiến đoàn 3 thiết giáp từ Phú Mỹ hành quân lên Plây Me, ư định đến Plây Me vào buổi chiều. Đội h́nh hành quân gồm 3 chi đoàn M113 và xe tăng; tiểu đoàn 21 biệt động quân, tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 42 và hai khẩu pháo 105mm. Địch đi chậm v́ sợ bị phục kích. Lúc 16 giờ 30 phút, đầu đội h́nh địch đến giữa trận địa phục kích của ta. 16 giờ 48 phút, địch bất ngờ ném bom vào điểm cao 538 nơi ta triển khai lực lượng chận đầu. Sau đó chúng dùng 5 xe tăng dàn hàng ngang đánh chiếm mục tiêu này. Tại đây bộ đội ta bắn cháy 2 xe, giữ vững trận địa. Các tiểu đoàn 634 và 635 của ta xung phong tiêu diệt địch trên dọc đường 21. Một bộ phận quân địch co cụm ở đồi Độc Lập, quân ta tổ chức xung phong nhiều lần nhưng không chiếm được đồi. Kết quả, ta diệt 59 xe tăng, xe bọc thép và 800 tên địch, thu 2 pháo 105mm và 6 xe đạn, 20 súng các loại, bắn rơi 2 máy bay. Trước thất bại của quân ngụy, tướng Oét-mo-len, tư lệnh quân viễn chinh Mỹ lên Tây Nguyên; lệnh cho trung tướng Ha-ri-kin-na, tư lệnh sư đoàn kỵ binh bay số 1: “phải t́m địch và cướp lấy quyền chủ động về tay ḿnh.” Nhận lệnh đó sư đoàn kỵ binh bay số 1 vào tham chiến trên địa bàn chiến dịch. Lúc 7 giờ ngày 24 tháng 10, địch dùng 93 trực thăng đổ tiểu đoàn Mỹ đầu tiên xuống nam Phú Mỹ 2km. 15 giờ cùng ngày, Mỹ tiếp tục dùng 60 trực thăng đổ tiểu đoàn Mỹ thứ hai cùng pháo 105mm và cối 106,7mm xuống Plây Đô Doát đông bắc đồn Plây Me 10km. Được sự hỗ trợ của quân Mỹ, số địch c̣n lại của chiến đoàn 3 và lực lượng mới bổ sung (tiểu đoàn 22 biệt đông quân và tiểu đoàn 91 biệt kích) tiếp tục tiến về Plây Me, nhưng chúng bị ta chặn đánh quyết liệt. Ngày 26 tháng 10, sở chỉ huy chiến đoàn Mỹ đến Bàu Cạn. Vĩnh Hồ, tư lệnh quân đoàn 2 ngụy cũng có mặt trên trực thăng để chỉ huy quân ngụy giải tỏa cho Plây Me. Quân Mỹ vào tham chiến đă làm cho cường độ hỏa lực địch tăng lên đột ngột. Chúng tập trung đánh phá vào đội h́nh của trung đoàn 33, để chi viện cho các mũi phản kích của quân ngụy. Trước t́nh h́nh đó, Bộ tư lệnh chiến dịch nhận định ta đă diệt được một bộ phận quan trọng quân cơ động của ngụy buộc quân Mỹ phải vào tham chiến. Nhiệm vụ bao vây của Plây Me đă hoàn thành. Chủ trương của ta mở vây, điều chỉnh lại đội h́nh. Sử dụng 2 trung đoàn 320 và 33 sẵn sàng đánh bại các đợt phản kích tiếp theo của địch. Ngày 29 tháng 10, ta chủ động kết thúc đợt 1 chiến dịch. Những ngày cuối tháng 10, địch biết được hậu phương của hai trung đoàn 33 và 66 của ta. Ngày 31 tháng 10, địch cho trực thăng đổ quân Mỹ xuống làng Mùi tập kích hụt tổ trinh sát của ta, sau đó rút ngay. Một đại đội khác của địch đổ xuống Plây la Briêng tập kích vào bộ phận thông tin. Ngày 2 tháng 11, 1 tiểu đoàn Mỹ tiến vào khu doanh điền Đức Nghiệp và ở lại đó một ngày. Ngày 3, một đại đội Mỹ đổ xuống Plây Thê, lực lượng này đă giao chiến với một đại đội của trung đoàn 33. Ngày 4, một đại đội Mỹ cùng quân ngụy tập kích vào nơi ở cũ của tiểu đoàn 2, tiểu đoàn 3 của ta ở gần đó đă vận động đánh vào bên sườn diệt một trung đội địch. Ngày 6, một đại đội Mỹ tập kích vào một đại đội của tiểu đoàn 1. Tiểu đoàn 2 đă chủ động phối hợp với tiểu đoàn 1 diệt gần 1 đại đội của địch. Ngày 10 tháng 11, quân Mỹ quyết định thay lữ đoàn 1 bằng lữ đoàn 3. Trong đợt này Mỹ ra quân có tính chất thăm ḍ lực lượng ta. Ta đánh thiệt hại từng bộ phận quân Mỹ và điều chỉnh lực lượng tạo thế cho trận then chốt. Ngày 11 tháng 11, một tiểu đoàn quân Mỹ tiếp tục đổ xuống Plây Ngo, cách Plây Me 12 km về phía tây. Nhận được tin này, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định thực hiện phương án 2. Mở đầu cho đợt 3, đội đặc công của tiểu đoàn 952 dùng 4 súng cối tập kích hỏa lực vào sở chỉ huy lữ đoàn 3 của Mỹ ở Bầu Cạn. Phối hợp với chiến trường Plây Me và miền Đông Nam Bộ, bộ đội đặc công đă tập kích vào sở chỉ huy sư đoàn 1 ở An Khê. Sau khi trinh sát xác định được vị trí đóng quân của tiểu đoàn 9 trung đoàn 66 ở đông bắc Chư Pông 3km (địch đặt tên khu vực này là băi tia X), 10 giờ ngày 14 tháng 11, lữ đoàn 3 đổ 2 đại đội lựu pháo xuống phía đông băi tia X khoảng 11km. Sau khi hoàn thành trận địa, địch tập trung pháo binh và máy bay trực thăng bắn phá khu vực băi tia X. 10 giờ 48 phút, quân Mỹ dùng 8 trực thăng đổ bộ phận đi đầu của tiểu đoàn 1 (109 tên trong đó có tiểu đoàn trưởng trung tá Hê-rơn Mo và đại úy Giôn-hê Rên) xuống băi tia X. 35 phút sau, địch tiếp tục đổ đại đội A quân số 106 tên do đại úy Na-dan chỉ huy. Sau khi nắm được đại đội A, tiểu đoàn trưởng Mo cho quân chia làm hai mũi tiến công vào tiểu đoàn 9 của ta. Trong lúc địch tiến công vào tiểu đoàn 9, tiểu đoàn trưởng đang đi nhận lệnh ở trung đoàn chưa về, đồng chí trợ lư tác chiến đă chỉ huy bộ đội ở cơ quan tiểu đoàn đánh địch và yêu cầu đại đội 13 tiếp ứng. Tuy bị bất ngờ, nhưng bộ đội ta chiến đấu rất dũng cảm. Các đại đội 13, 11 và 12 nghe tiếng súng đă chủ động cơ động bộ đội đánh vào bên sườn quân địch. Đại đội B của địch bị đánh mạnh ở hai bên sườn. Trung đội 2 do trung úy He-rích chỉ huy bị cắt rời khỏi đội h́nh và bị bao vây. Tiểu đoàn trưởng Mo gọi đại đội A đến cứu nhưng đại đội này cũng bị ta tiến công. Chiều hôm đó tiểu đoàn trưởng và tiểu đoàn phó tiểu đoàn 9 nhận lệnh về, nhưng không về vị trí chỉ huy nên không nắm được đại đội 11. Do vậy các đơn vị của tiểu đoàn 9 đă tự động rời vị trí: đại đội 12 và 15 lùi về suối Ea Kốc, đại đội 13 di chuyển về hướng tiểu đoàn 7. Trên đường lui quân, đại đội 13 gặp chính ủy trung đoàn 66, chính ủy lệnh cho đại đội này đưa trung đội 9 quay lại nắm địch, số c̣n lại chuẩn bị chiến đấu. Đêm 14 tháng 11, nhận được báo cáo của trinh sát, Bộ tư lệnh tiền phương lệnh cho chính ủy trung đoàn 66 đi cùng tiểu đoàn 7 tập kích lực lượng c̣n lại của tiểu đoàn 1 Mỹ ở băi tia X. Tiểu Đoàn 7 (thiếu đại đội 3) ở đông nam Chư Pông cách địch 5 km, được trung đội 9 đại đội 13 tiểu doàn 9 dẫn đường, xuất phát lúc 22 giờ 50 phút nhưng không gặp địch v́ chúng đă di chuyển. Đến 5 giờ sáng ngày 15 tháng 11, ta mới bám được địch, tiểu đoàn triển khai đội h́nh, dùng cối 82mm bắn chế áp ngắn, rồi xung phong. Ta và địch đánh giáp lá cà, địch bị bất ngờ chống đỡ yếu ớt, ta loại khỏi ṿng chiến đấu hơn 200 tên (có 80 tên Mỹ), số c̣n lại co cụm cầu cứu đại đội khác. Nhưng các đơn vị này của chúng cũng đang bị quân ta tiến công, nên không chi viện được cho nhau. Trước sức ép của ta, địch đổ 2 đại đội pháo 105mm (12 khẩu) xuống phía đông băi tia X 4,5 km để phối hợp với trận địa pháo ở Phan Cơn và cùng không quân chi viện cho tiểu đoàn 1. Do hoảng hốt và đội h́nh ta - địch gần nhau nên không quân Mỹ đánh cả bom na pan vào vị trí chỉ huy của tiểu đoàn 1 (Mo). Tư lệnh lữ đoàn 3 vội vă điều tiểu đoàn 2 do trung tá Ro-bớc-tưn-li chỉ huy xuống khu vực Vích To (tên do địch đặt) cách băi tia X hai dặm để cứu nguy cho tiểu đoàn 1. Trong những ngày qua, địch đă tập trung hỏa lực ở mật độ cao: 2 cụm pháo 105mm (48 khẩu) đă bắn 6.000 viên/ngày; xuất kích 130 đến 140 lân chiếc máy bay chiến thuật mỗi ngày để yểm trợ cho quân Mỹ. Cũng trong đợt này (ngày 15 tháng 11), lần đầu tiên Mỹ dùng 24 chiếc máy bay B52 làm nhiệm vụ chiến thuật đánh xuống vùng Chư Pông hàn trăm tấn bom. Sáng 17 tháng 11, Mỹ liên tục cho máy bay B52 đánh phá khu vực núi Chư Pông, sau đó đổ 2 tiểu đoàn: tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn kỵ binh bay số 5 và tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn kỵ binh bay số 7 xuống khu vực Ia Đrăng nhằm ngăn chận ta rút quân. Tại đây, hai tiểu đoàn (1 và 8 của trung đoàn 33) đă h́nh thành mũi tiến công đánh vào bên sườn quân địch. Bị đánh bất ngờ địch co cụm chống đỡ. Trong quá tŕnh chiến đấu, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8 hy sinh, chính trị viên cũng bị thương nặng, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 1 chỉ huy cả hai tiểu đoàn chiến đấu quyết liệt và anh dũng hy sinh. Trong t́nh huống đó, bộ đội ta vẫn giữ vững trận địa, chiến đấu ở Ia Đrăng suốt 8 giờ liền, ta diệt gần hết một tiểu đoàn Mỹ và đánh thiệt hại một tiểu đoàn khác của chúng. Đây là trận then chốt quyết định của chiến dịch Plây Me. Ngày 17 tháng 11, địch đổ chiến đoàn dù xuống Đức Cơ và Plây Chê nhằm chia cắt phía trước với phía sau của ta. Trung đoàn 320 chỉ c̣n tiểu đoàn 334 ở địa bàn tác chiến nên không tổ chức đánh được địch. Ngày 26 tháng 11 năm 1965, chiến dịch kết thúc. Kết quả toàn chiến dịch, ta tiêu diệt 1 chiến đoàn bộ binh cơ giới hỗn hợp quân đội Sài G̣n; tiêu diệt tiểu đoàn 2, đánh thiệt hại tiểu đoàn 1 của sư đoàn kỵ binh bay Mỹ số 1, loại khỏi ṿng chiến đấu hơn 2.974 tên địch (có 1.700 Mỹ), phá hủy 89 xe quân sự, bắn rơi 59 máy bay. Plây Me là chiến dịch đánh Mỹ đầu tiên của mặt trận Tây Nguyên trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Chiến dịch đă hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao, tiêu diệt một bộ phận Mỹ ngay trong trận đấu. Thắng lợi của chiến dịch có ư nghĩa to lớn cả về chính trị và quân sự, động viên quân và dân Quân Khu 5 nói riêng và cả nước nói chung, góp phần củng cố ḷng tin tưởng của quân dân vào sự lănh đạo của Đảng trong sự nghiệp chống Mỹ, giành độc lập dân tộc. Thung lũng Ia Đrăng đă đi vào lịch sử, đánh dấu sự thất bại đầu tiên của Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Thắng lợi của chiến dịch Plây Me không chỉ dừng lại ở số lượng quân ngụy, quân Mỹ bị tiêu diệt mà c̣n để lại nhiều bài học có giá trị về nghệ thuật quân sự. Trước hết là nghệ thuật dự báo đúng đối tượng tác chiến. Khi Quân Mỹ vào miền Nam, việc phải tác chiến trực tiếp là điều không thể tránh khỏi. Tuy vậy đến thời điểm này (10-1965), những hiểu biết của ta về Mỹ c̣n rất hạn chế, biên chế tổ chức, nghệ thuật tác chiến, khả năng của quân Mỹ là một câu hỏi chưa có lời giải. Để kiểm chứng điều này, nhân lúc quân Mỹ mới có mặt ở Tây Nguyên, ta mở chiến dịch tiến công Plây Me. Chủ trương của ta là vừa đánh vừa t́m hiểu để bổ sung cho những nhận định ban đầu. Thực tế đă cho thấy những dự đoán của ta là đúng. Lựa chọn cách đánh và đánh thắng địch ngay trận đầu là một nét độc đáo của nghệ thuật chỉ huy chiến dịch. Quân Mỹ mới vào miền Nam tuy có chiếm ưu thế về hỏa lực, sức cơ động nhưng chúng rất chủ quan, không đánh giá đúng ḿnh và coi thường đối phương. Đó chính là sơ hở để ta lợi dụng đưa quân Mỹ vào thế trận đă cài sẵn. V́ vậy yêu cầu của chiến lược với chiến dịch này là dù phải hy sinh ác liệt tới đâu cũng quyết đánh thắng trận đầu. Dựa vào cơ sở trên, Bộ tư lệnh chiến dịch đă quyết định dùng cách đánh vây điểm để diệt viện. Tận dụng những sai lầm của địch để đề ra kế hoạch tác chiến cụ thể, cho từng giai đoạn. Ta đă chuẩn bị chiến dịch đầy đủ, cụ thể có quyết tâm đúng ở từng t́nh huống. Mặt khác ta không coi thường địch mà đă chuẩn bị tốt tư tưởng tâm lư cho cán bộ chiến sĩ sẵn sàng chấp nhận hy sinh để giành thắng lợi. Sự sắc sảo của nghệ thuật chỉ huy chính là biết khoét sâu chỗ yếu, chỗ sơ hở của địch để lựa chọn địa h́nh, lựa chọn cách đánh đúng, giành thắng lợi trong từng trận chiến đấu. Trong chiến dịch này mưu hay của ta là lừa địch, kế giỏi của ta là dụ quân Mỹ vào đúng điểm quyết chiến ta đă chọn; phát huy sở trường đánh gần của ta để hạn chế điểm mạnh về hỏa lực, cơ động của Mỹ. Thắng lợi của chiến dịch đă khẳng định ta có khả năng đánh tiêu diệt từng tiểu đoàn quân Mỹ. (Bài viết dựa theo báo cáo của Mặt trận Tây Nguyên, lưu trữ Cục Tác Chiến BQP, có thể là: Chiến Dịch Tiến Công Plây Me-1965, Học Viện Lịch Sử Quân Sự và Quân Đoàn III, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1993) do Steven Marx cung cấp
Tài liệu tham khảo
|