Việt Cộng Cầu Viện Trung Cộng

Khoảng năm 1964, khi Việt Cộng bắt đầu leo thang chiến tranh tại Nam Việt Nam bằng cách nâng các trận đánh lên cấp trung đoàn và sư đoàn, họ dự kiến phía Mỹ có thể đổ quân ào ạt vào trực tiếp tham chiến. Sau đây xin trích dịch biên bản của một số hội đàm tại Bắc Kinh giữa các lãnh tụ̣ Trung Cộng một bên - Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình - và các lãnh tụ Việt Cộng bên kia - Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẫn, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng. Các khoản cầu viện được Việt Cộng nêu lên cách cụ thể về quân số - 100 ngàn, 500 ngàn, ... -, và binh chủng - công binh, không quân, pháo binh, cao xạ, ... -. Tài liệu gốc được lấy từ Vietnam War, 1961-1975

Discussion between Mao Zedong and Pham Van Dong
Date: 10/05/1964
Description: Zedong advises Pham Van Dong on how to handle war in South Vietnam and protection of North Vietnam.

Mao Trạch Đông: Theo đồng chí Lê Duẫn, quí vị có kế hoạch phái một sư đoàn vào Nam. Có lẽ các đồng chí chưa thực hiện kế hoạch đó. Khi làm việc này, chọn đúng ngày giờ rất là quan trọng. Mỹ chưa có quyết định sẽ tấn công Bắc Việt hay không. Trong lúc này Mỹ cũng chưa giải quyết được vấn đề tại Nam Việt Nam. Nếu họ tấn công Bắc Việt, họ cần chiến đấu đến cả một trăm năm, và chân cẳng họ sẽ bị sa vào bẫy. Do đó, cần phải xét kỹ. Mỹ tuyên bố đủ thứ thật là ghê gớm. Họ rêu rao sẽ đuổi theo các đồng chí, và truy lùng các đồng chí về tận quí quốc, và họ sẽ tấn công không lực của chúng tôi. Theo ý kiến riêng tôi, họ ngụ ý là họ không muốn chúng ta giao tranh, và họ không muốn không lực của chúng tôi tấn công các tàu chiến của họ. Nếu chúng tôi không tấn công các tàu chiến của họ, họ sẽ không đuổi theo các đồng chí. Họ có ý nói vậy không? Mỹ coi bộ còn dấu diếm điều gì.

Phạm Văn Đồng: Chúng tôi cũng suy nghĩ như vậy. Hoa Kỳ đang gặp nhiều khó khăn, và không dễ gì mở rộng cuộc chiến. Do đó, ta cần giới hạn cuộc chiến tại Nam Việt Nam trong phạm vị chiến trận đặc biệt, và cần nỗ lực đánh bại địch trong phạm vi chiến trận đặc biệt. Chúng ta phải làm sao khiến Mỹ chuyển qua một chiến trận giới hạn tại Nam Việt Nam, và đừng để cuộc chiến lan lên Bắc Việt. Chúng ta phải áp dụng một chiến lược khôn khéo, và không nên khiêu khích Mỹ. Bộ Chính Trị của chúng tôi đã lấy một quyết định trong vấn đề này, và ngày hôm nay tôi xin báo cáo cho Mao Chủ Tịch. Chúng tôi nghĩ là có thể thực hiện được kế hoạch này.

Mao Trạch Đông: Vâng.

Phạm Văn Đồng: Nếu Hoa Kỳ dám khởi xướng một chiến trận giới hạn, chúng tôi sẽ chống lại và chúng tôi sẽ thắng.

Mao Trạch Đông: Vâng, các đồng chí có thể thắng được. Bọn Nam Việt Nam có mấy trăm ngàn quân lính. Các đồng chí có thể chống lại chúng, các đồng chí có thể loại khử một nửa, và các đồng chí có thể loại khử toàn bộ. Rất dễ thực hiện điều này. Mỹ không thể phái nhiều quân sang Nam Việt Nam. Mỹ có cả thảy 18 sư đoàn. Họ phải duy trì một nửa số sư đoàn, nghĩa là chín sư đoàn, trong nước, và có thể phái chín sư đoàn đi hải ngoại. Trong số sư đoàn này, một nửa ở Âu Châu, và một nửa ở vùng Thái Bình Dương-Châu Á. Và họ đặt nhiều sư đoàn ở Châu Á hơn nơi khác, ba sư đoàn. Một tại Nam Triều Tiên, một tại Hạ Uy Di và sư đoàn thứ ba tại [không rõ]. Họ cũng để một sư đoàn thiếu thủy quân lục chiến tại Okinawa, Nhật. Hiện giờ tất cả quân lính Mỹ tại Nam Việt Nam thuộc hải quân, và đó là những đơn vị nằm dưới hệ thống hải quân. Đối với Mỹ, họ để nhiểu tàu bè trong vùng Tây Thái Bình Dương hơn bên Âu Châu. Tại Địa Trung Hải, có Đệ Lục Hạm Đội; tại đây có Đệ Thất Hạm Đội. Họ điều động bốn hàng không mẫu hạm gần các đồng chí, nhưng các đồng chí đã khiến họ phải sợ tránh xa các đồng chí.

….

Nếu Mỹ liều lĩnh đem cuộc chiến lên Bắc Việt, phải đối xử sự xâm nhập cách nào? Tôi đã thảo luận vấn đề này với đồng chí Lê Duẫn. Trước hết, lẽ dĩ nhiên, cần phải thiết lập công sự phòng thủ dọc theo duyên hải. Cách hay nhất là làm giống như trong Chiến Tranh Triều Tiên, để có thể ngăn ngừa địch nhập vào nội địa. Thứ đến, tuy nhiên, nếu Mỹ quyết tâm xâm nhập nội địa, các đồng chí có thể cho phép họ làm như vậy, Các đồng chí phải chú tâm đến chiến lược của mình. Các đồng chí không nên tung chủ lực trực diện với họ, và phải khéo duy trì chủ lực của mìnḥ. Ý kiến của tôi là bao lâu núi xanh còn đó, làm sao các đồng chí có thể thiếu hụt củi đun lửa?

Phạm Văn Đồng: Đồng chí Lê Duẫn đã trình lại ý kiến của Mao Chủ Tịch cho Ủy Ban Trung Ương của chúng tôi. Chúng tôi đã duyệt xét toàn bộ tình hình tại Nam Việt và Bắc Việt, và ý kiến của chúng tôi giống ý kiến của Mao Chủ Tịch. Tại Nam Việt Nam, chúng ta phải tích cực chiến đấu địch, và tại Bắc Việt, chúng ta phải chuẩn bị đic̣h leo thang cuộc chiến. Nhưng chúng ta cũng cần thận trọng.

Mao Trạch Đông: Ý kiến chúng ta đồng nhất. Thiên hạ nói là chúng ta gây chiến. Thật ra thì chúng ta cẩn trọng. Nhưng kể cũng không phải là không có cơ sở cho là chúng ta gây chiến.

Discussion between Liu Shaoqi and Le Duan
Date: 04/08/1965
Description: China offers military services to Vietnam, on the condition that Vietnam invites them first; Vietnam accepts.

Lê Duẫn: Chúng tôi muốn một số phi công tình nguyện, quân lính tình nguyện...và những người tình nguyện khác, gồm cả các đơn vị công binh làm đường và xây cầu cống.

Lưu Thế Kỳ: Chính sách của chúng tôi là yểm trợ quí vị tối đa. Chúng tôi sẽ cung cấp tất cả cái gì quí vị cần thiết mà chúng tôi có điều kiện để cung cấp…Nếu quí vị không mời chúng tôi, chúng tôi sẽ không tới; và nếu quí vị mời một đơn vị của quân chúng tôi, chúng tôi sẽ gửi đơn vị đó cho quí vị. Phần chủ động hoàn toàn nằm phía bên quí vị.

Lê Duẫn: Chúng tôi muốn phi công Tàu tình nguyện đóng ṃôt vai trò trong bốn lĩnh vực: (1) ngăn chận các cuộc oanh tạc Mỹ trong các vùng phía nam vĩ tuyến 20 hay 19; (2) bảo vệ an toàn cho Hà Nội; (3) bảo vệ một số đường lộ chuyển vận chính; và (4) nâng cao tinh thần của dân chúng Việt Nam.

Discussion between Mao Zedong and Ho Chi Minh
Date: 05/16/1965
Description: Ho Chi Minh asks Mao Zedong for help to build roads along the border to South Vietnam; Mao agrees.

Hồ Chí Minh: Chúng tôi phải nỗ lực xây đắp đường lộ mới. Chúng tôi đã có những buổi thảo luận với đồng chí Tao Zhu về vấn đề này. Nếu Trung Quốc có thể giúp chúng tôi xây đắp một số đường lộ tại Bắc Việt, gần biên giới Tàu, chúng tôi sẽ gửi các lực lượng xung vào trong công tác này vào Nam.

Mao Trac̣h Đông: Đây là một chính sách hay.

Tao Zhu: Tôi đã báo cáo qua điện thoại cho đồng chí Chu Ân Lai. Đồng chí nói Trung Quốc có thể làm được việc này.

Hồ Chí Minh: Trước hết, chúng tôi cần Trung Quốc giúp chúng tôi xây đắp 6 con đường từ các vùng biên giới. Các con đường ngày chạy xuống nam qua hậu cứ của chúng tôi. Và trong tương lai các con đường này sẽ nối kết với vùng tiền tuyến. Hiện tại, chúng tôi có 30 ngàn quân lính xây đáp các con đường này. Nếu Trung Quốc giúp đỡ, những quân lính này sẽ được gửi xuống Nam. Đồng thời chúng tôi phải giúp đỡ các đồng chí Lào xây đắp các con đường từ Sầm Nứa tới Xiêng Khoang và rồi từ Xiêng Khoang tới Hạ Lào, và tới Nam Việt Nam.

Mao Trac̣h Đông: Vì chúng ta sẽ phải đánh những trận đánh qui mô trong tương lai, chúng ta cũng nên xây đắp các con đường tới Thái Lan…

Hồ Chí Minh: Nếu Mao Chủ tịch đồng ý Trung Quốc giúp đỡ chúng tôi, chúng tôi sẽ gửi quân lính chúng tôi vào Nam.

Mao Trac̣h Đông: Chúng tôi xin tuân lệnh Hồ Chủ Tịch. Chúng tôi sẽ giúp đỡ đồng chí. Không có vấn đề gì cả.

[Ghi chú: Tại Hà Nội ngày 13 tháng 4 năm 1965, Tao Zhu nói với Hồ Chủ tịch là "Ủy Ban Trung Ương Đảng của chúng tôi và Mao Chủ Tịch giao trọng trách bốn tỉnh của chúng tôi đóng vai trò hậu cứ cho Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên, toàn bộ Trung Quốc là hậu cứ của Việt Nam. Nhưng bốn tỉnh này là bốn hậu cứ tiếp cận nhất."]

Discussion between Zhou Enlai and Pham Van Dong
Date: 10/09/1965
Description: Zhou Enlai addresses Pham Van Dong, not supporting the idea of Soviet volunteers entering Vietnam and discussing Cambodian involvement in the war.

Chu Ân Lai: … Trong thời gian Khrushchev nắm quyền, người Nga không phân chia chúng ta được vì Khrushchev không giúp đồng chí gì nhiều. Hiện giờ người Nga đang trợ giúp đồng chí. Nhưng họ không thật lòng. Người Mỹ rất khoái điều này. Tôi muốn cho đồng chí biết ý kiến của tôi. Tốt hơn là không nhờ tới sự giúp đỡ của Nga. Đây có thể là một ý kiến cực tả. Tuy vậy, đó là ý kiến của tôi, không của Ủy Ban Trung Ương ĐCSTH.

…Hiện giờ, vấn đề chí nguyện quân quốc tế tới Việt Nam rất là phức tạp. Như đồng chí đã nhắc là vấn đề này sẽ được đem ra bàn cãi và rồi đồng chí có thể lẩy quyết định riêng.

Vì đồng chí đã hỏi ý kiến của tôi, tôi xin thưa như sau: tôi không ủng hộ ý kiến chí nguyện quân Nga đi Việt Nam, và cũng không ủng hộ Nga viện trợ cho Việt Nam. Tôi nghĩ tốt hơn là không. Đó là ý kiến riêng của tôi, không phải của Ủy Ban Trung Ương Đảng CSTH. Các đồng chí Peng Zhen và Lua Ruiqing hiện có mặt đây cũng đồng ý với tôi.

Đối với Việt Nam, chúng tôi luôn muốn giúp đỡ. Trong đầu óc chúng tôi, chúng tôi không bao giờ có ý tưởng bán đứng Việt Nam. Nhưng chúng tôi luôn quan ngại bọn xét lại đứng chính giữa đôi ta.

Chu Ân Lai:…Cuộc chiến đã lan lên Bắc Việt. Vì vậy không thể nào Lào và Căm Bốt không can dự vào. Sihanouk hiểu điều này. Khi chúng tôi tham quan sông Dương Tử, tôi hỏi ông sẽ xử trí sao trong tình hình này và liệu ông có cần thêm vũ khí không. Hiện nay, Trung Quốc đã cung cấp cho Căm Bốt 28.000 chiếc vũ khí. Sihanouk nói với tôi là số lượng này đủ để trang bị các lực lượng chủ lực và địa phương Căm Bốt và tất cả các vũ khi Mỹ đã được thay thế.

Tôi cũng hỏi ông có cần thêm vũ khí nữa không. Sihanouk trả lời là vì ông không thể tăng quân số, vũ khi hiện có là đủ. Ông chỉ xin súng đại bác phòng không và vũ khí chống xe tăng.

Đó là câu trả lời của ông về vũ khí. Ông cũng thêm là nếu cuộc chiến bùng nổ, ông sẽ rời Phnom Pen lánh nạn vùng quê nơi ông đã thiết lập các căn cứ. Năm ngoái, Tổng Thống Lưu Thế Kỳ nói với Sihanouk: "giao tranh qui mô tại nước ông không bằng giao tranh tại biên giới của chúng tôi." Nếu Mỹ phát động các cuộc tấn công dọc theo biên giới Tàu, Trung Quốc sẽ rút các lực lượng của mình ra khỏi đấy, như vậy sẽ thuyên giảm gánh nặng cho Căm Bốt. Sihanouk hiểu và chuẩn bị rời đi vùng quê và tái chiếm các vùng thị trận khi điều kiện thuận lợi cho phép. Đó là suy nghĩ của ông. Tuy nhiên, cán bộ có thi hành được chính sách này không là một chuyện khác.

Các thay đổi này trong tình hình cho thấy là Sihanouk sẵn sàng hành động trong trường hợp Mỹ xâm chiếm. Hiện giờ, Sihanouk ủng hộ triệt để Mặt Trận Giải Pḥóng vì ông biết là các đồng chí càng giao tranh chống Mỹ thì sẽ giảm bớt các khó khăn Căm Bốt vấp phải. Hơn nữa, Sihanouk hiểu là ông cần đến Trung Quốc. Nhưng đồng thời, Sihanouk không muốn trọn phe vì ông sợ mất sự ủng hộ của Pháp, mất đi thế trung lập. Ít ra, điều gì ông nói cho thấy ông hình như nghĩ tới và hiểu thuận lý của chiến tranh: nếu Mỹ bành trướng chiến tranh lên Bắc Việt, nó sẽ lan ra khắp cùng Đông Dương…

Discussion between Zhou Enlai, Deng Xioaping, Kang Shen, Le Duan and Nguyen Duy Trinh
Date: 04/13/1966
Description: China stresses the importance of Chinese aid in Vietnam, while pointing out Vietnam’s seeming mistrust; Vietnam relies on Chinese support.

Đặng Tiểu Bình: Chúng tôi hiểu là đồng chí Mao chỉ trích chúng tôi, nghĩa là đồng chí Chu Ân Lai, tôi và một số người khác. Lẽ dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là đồng chí Mao không giúp đỡ Việt Nam hết mình. Điều hiển nhiên đối với các đồng chí là chúng tôi đáp ứng mọi yêu cầu của các đồng chí nằm trong khả năng của chúng tôi. Bây giờ, coi bộ đồng chí Mao Trạch Đông nhìn thấy xa trong vấn đề này. Mấy năm gần đây, chúng tôi gặp khó khăn trong mối tương giao với các nước xã hội chủ nghĩa. Phải chăng là lòng nhiệt tâm quá độ của chúng tôi đã khiến cho các đồng chí Việt Nam đâm ra ngờ vực? Hiện giờ chúng tôi có 130 ngàn quân lính tại quí quốc.Công trình xây cất quân sự tại vùng Đông Bắc và công trình xây cất đường rầy xe lửa là các đề án chúng tôi đề nghị, và hơn nữa, chúng tôi đã gửi hàng trăm ngàn quân lính tới biên giới. Chúng tôi cũng bàn thảo vấn đề chiến đấu chung một khi cuộc chiến bùng nổ. Các đồng chí có ngờ vực vì chúng tôi quá nhiệt tâm không? Tàu có muốn nắm lấy quyền tại Việt Nam không? Chúng tôi muốn nói thẳng với các đồng chí là chúng tôi không hề có ý định này. Ở đây không cần phải nói khéo léo theo kiểu ngoại giao. Nếu chúng tôi phạm một lỗi khiến cho các đồng chí đâm ra ngờ vực thì đúng là đồng chí Mao nhìn thấy xa.

Công trình xây cất tại các đảo phía đông bắc đã hoàn thành. Hai bên đã thảo luận là công trình xây cất dọc theo bờ biển sẽ do quân lính Tàu thực hiện. Mới đây, đồng chí Văn Tiến Dũng đề nghị là sau công trình xây kết hoàn bị tại phía đông bắc, quân lính Tàu giúp các đồng chí xây cất các ụ pháo binh tại trung tâm đồng bằng. Chúng tôi chưa trả lời. Bây giờ tôi xin nêu lên câu hỏi để các đồng chí xem xét. Các đồng chí có cần tới quân lính Tàu làm việc đó hay không?

Chu Ân Lai: Lời đề nghị ám chỉ xây cất 45 ụ pháo binh gần các vị trí hỏa tiễn Nga.

Đặng Tiểu Bình: Chúng tôi không biết là có tốt hay không tốt cho mối băng giao giữa hai đảng và giữa hai nước khi chúng tôi gửi 100.000 quân lính tới Việt Nam. Riêng cá nhân tôi, tôi nghĩ là tốt hơn các quân lính Tàu hồi hương ngay sau khi hoàn tất công việc của họ. Trong vấn đền này, chúng tôi không có hậu ý xấu nào cả, nhưng kết quả không là điều đôi bên chúng ta mong muốn.

Đặng Tiểu Bình: Bây giờ tôi muốn đề cập tới một khía cạnh khác trong mối băng giao giữa hai đảng và hai nước. Trong số 100 ngàn lính Tàu, hiện đang có mặt tại quí quốc, con một số người hành động xấu, và về phía các đồng chí cũng có một số người muốn dùng các vụ này để reo mồng mấm phân chia giữa hai đảng và hai nước. Chúng ta cần nói thẳng về vấn đề này khi chúng chỉ mới là hình bóng tuy là đã phương hại đến mối băng giao của chúng ta. Đây không chỉ liên quan đến ý kiến của chúng tôi đối với viện trợ Nga. Các đồng chí có ngờ vực là Tàu giúp Việt Nam vì quyền lợi riêng tư không? Chúng tôi mong là các đồng chí nói trực tiếp cho chúng tôi nếu các đồng chí muốn chúng tôi giúp đỡ. Vấn đề sẽ được giải quyết cách dễ dàng. Chúng tôi sẽ triệt thoái quân ngay lập tức. Chúng tôi có nhiều việc phải làm bên Tàu. Và quân lính đóng dọc theo biên giới sẽ được lệnh trở về nước.

Lê Duẫn: Về vấn đề trợ giúp Việt Nam, chúng tôi rất minh bạch và chúng tôi không quan ngại gì cả. Bây giờ, có hơn một trăm ngàn quân lính Tàu tại Việt Nam, nhưng chúng tôi nghĩ là một khi có gì nghiêm trọng xảy ra, sẽ cần đến hơn 500.000 quân lính. Đây là sự trợ giúp đến từ một nước cùng máu mủ.

Discussion between Zhou Enlai and Pham Van Dong
Date: 04/07/1967
Description: Soviet proposals to increase aid to Vietnam, via China.

Phạm Văn Đồng: Các đề nghị của Nga Sô là: (1) Trung Quốc gia tăng số lượng thuyền bè tải viện trợ Nga tới Việt Nam qua ngã Trung Quốc từ 10 đến 30 ngàn tấn một tháng. Nếu cần thiết, Nga Sô sẽ gửi một ít đầu tầu xe lửa Nga đến Trung Quốc. (2) Trung Quộc dành riêng ra 2 hay 3 hải cảng tại phía Nam để xử lý hàng viện trợ Nga cho Việt Nam. Nếu cần thêm thiết cụ tại các hải cảng này, Nga sẽ trang trải mọi phí tổn.

Discussion between Zhou Enlai, Pham Van Dong and Vo Nguyen Giap
Date: 04/07/1967
Description: Zhou Enlai reinforces his and China’s commitment to the war in Vietnam, even though he is almost seventy years old.

Phạm Văn Đồng: Một số chiến lược chúng tôi đang áp dụng tại chiến trường Nam Việt Nam phỏng theo ý kiến các đồng chí mớm cho chúng tôi trong quá khứ. Điều này chứng tỏ là các chiến lược quân sự của chúng tôi và của các đồng chí là chính xác, và cũng có thêm những khai triển mới.

Chu Ân Lai: Không những các chiến lược của các đồng chí có phần khai triển mới mà còn có những sáng tạo mới. Hậu sinh trở nên tiền bối. Đó là nhận xét của Mao Chủ Tịch. Tôi có viết vài chữ cho các đồng chí: hậu sinh trở thành tiền bối… Chúng tôi đã không giao tranh trong 14 năm. Cả ba chúng tôi đều già. Tôi gần bảy chục. Đ̣ồng chí Ye Jianying bảy chục. Đồng chí Chen Yi sáu mươi bảy. Chúng tôi vẫn muốn chiến đấu, nhưng chúng tôi không còn bao nhiêu thì giờ nữa.

Ye Jianying: Đây là luật tạo hóa.

Chu Ân Lai: Tuy tôi già, nhưng tham vọng còn đó. Nếu chiến tranh tại Miền Nam không chấm dứt năm tới, tôi sẽ viếng thăm các đồng chí và đánh một vòng ngó quanh.

[Ghi chú: đây là lần gặp gỡ thứ bốn giữa phái đoàn Tàu và Việt. Võ Nguyên Giáp bắt đầu buổi họp với lời giới thiệu về tình hình quân sự tại Bắc và Nam Việt Nam và chiến lược Việt Nam.

Discussion between Mao Zedong, Zhou Enlai and Pham Van Dong
Date: 04/10/1967
Description: Zhou Enlai and Mao Zedong address the issue of problematic Chinese Red Guard.

Chu Ân Lai: Phần đông quân Hồng Vệ Binh Tàu vượt biên giới vào Việt Nam đều tốt lành. Họ tới Việt Nam vì họ muốn chiến đấu chống Mỹ. Nhưng họ không tôn trọng các luật lệ của hai nước chúng ta, và gây phiền toán. Chúng tôi xin lỗi các đồng chí về điểm này.

MaoTrạch Đông: Một số Hồng Vệ Binh không hiểu biên giới quốc gai là gì. Trong số những kẻ vào Việt Nam, phần đông quê quán từ Jiangxi, một số từ Hải Nam. Các đồng chí không cần lo gì cho chúng. Xin cứ giải thích cho chúng tồi giải giao chúng cho chúng tôi.

Zhou Enlai's Talk with Pham Van Dong and Vo Nguyen Giap
Date: 04/10/1967
Description:

Xét về viễn ảnh chiến tranh, chúng ta cần gộp hai hay ba trường hợp có thể xảy ra. Trường hợp thứ nhất là chiến tranh sẽ tiếp diễn và bành trướng. Luật chiến tranh thường không được định đoạt bởi dân chúng, cũng không bởi ý chí của chúng ta hay bởi ý chí của địch. Chiến tranh có luật riêng của nó. Ngay cả nếu địch muốn ngưng chiến tranh cũng không làm cho chiến tranh ngưng được. Do đó, nếu hướng về tương lai thì chúng ta phải chuẩn bị chiến tranh kéo dài và bành trướng. Một trường hợp khác có thể xảy ra lat địch sẽ ngăn chấm bờ biển của các đồng chí. Nếu địch ngăn cấm toàn diện bờ biển, thì tức là địch có ý định bành trướng gây hấn thành một cuộc chiến toàn diện. Nếu địch chỉ muốn khiến các đồng chí thương thải tương nhượng bằng cách ngăn cấm bờ biển của các đồng chí và nếu các đồng chí từ khước tương nhượng, thì địch sẽ làm gì đây? Địch phải có một kế hoạch tương xứng. Ngăn cấm toàn bộ bờ biển không phải là một chuyện dễ làm. Điều đó đòi hỏi đến việc xử dụng nhiều hạm đội và là một cuộc hành quân qui mô đồng thời sẽ gây căng thẳng trong mối bang giao của địch với các nước khác. Một trường hợp thứ ba có thể xảy ra điều hai đồng chí vừa mới nêu lên: thời cơ quan yếu nhất là mùa khô năm tới. Các đồng chí có thể đánh bại địch, buộc địch phải nhìn nhận sự thất bại và rút ra khỏi Việt Nam. Giả dụ chiến tranh không chấm dứt mà cũng không bành trướng,mà sẽ thuyên giảm dần, điều này không thể xảy ra được. Chiến tranh sẽ phải chấm dứt, câu hỏi là khi nào. Chiến tranh không sẽ thể tiếp tục mà không đi tới một kết quả. Nói tới đấu tranh chính trị, chắc chắn là phải thi hành đấu tranh chính trị trong bất cứ lúc nào. Chiến tranh là hình thức tột đỉnh của sự khai triển của đấu tranh chính trị. Chiến tranh không thể không bao gồm đấu tranh chính trị. Các điều như củng cố tuyên vận quốc tế, chinh phục nhân tâm, làm địch suy yếu và phân hóa, và khai thác các xung khắc trong lòng địch, tất cả đều nằm trong đấu tranh chính trị. Các bác đã thi hành các điểm này trong quá khứ và các bác phải tiếp tục như vậy trong tương lai.

Discussion between Mao Zedong, Pham Van Dong and Vo Nguyen Giap
Date: 04/11/1967
Description: Mao Zedong encourages Pham Van Dong to continue fighting and praises the Vietnamese on the resiliency, not only in the war against the Americans, but against the French and Japanese.

Phạm Văn Đồng: Chúng tôi rất mừng thấy Mao Chủ Tịch khẻo mạnh.

Mao Trạch Đông: Thường thôi, không được tốt lắm… Trong số các đồng chí, có ai quê ở trong Nam không?

Võ Nguyên Giáp: Đồng chí Phạm Văn Đồng là một người Nam kỳ.

Phạm Văn Đồng: Quê tôi ở tỉnh Quảng Ngãi, nơi dân chúng chiến đấu chống địch rất cừ.

Võ Nguyên Giáp: Trong chỉ một năm, dân chúng tại Quảng Ngãi bắn hạ gần 100 chiếc trực thăng. Họ chiến đấu chống lính ngụy, Mỹ và Nam Hàn rất giỏi.

Mao Trạch Đông: Đang khi chiến đấu, các đồng chí có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm luật lệ. Nếu không chiến đấu thì không có lấy được kinh nghiệm và không hiểu biết luật lệ…Cũng na ná giống như cuộc khác chiến của các đồng chí chống Pháp.

Phạm Văn Đồng: Chúng tôi bây giờ khá hơn lúc đó và chiến đấu dũng mãnh hơn trước.

Mao Trạch Đông: Như vậy thì tôi cho là bây giờ các đồng chí hiểu được luật lệ.

Phạm Văn Đồng: Chúng tôi mới bắt đầu hiểu.

Mao Trạch Đông: Lẽ đương nhiên là đang khi tiến hành sẽ xảy ra thay đổi. Những năm khó khăn nhất là từ 1956 đến 1956…Năm 1960 có một ít biến chuyển tốt. Từ 1960 đến 1961, lực lượng vũ trang còn nhỏ. Nhưng năm 1963 và 1964, tình hình thay đổi. Và bây giờ, trong năm 1965 và 1966, các đồng chí hiểu luật lệ rỏ hơn, dựa vào kinh nghiệm chống Pháp, Nhật, và bây giờ quân Mỹ. Các đồng chí của đánh Nhật chứ?

Võ Nguyên Giáp: Thưa vâng, có, nhưng chỉ với chiến tranh du kích hạn hẹp thôi. Trong cuộc đánh chống Mỹ, chúng tôi luôn ghi nhớ lời của Mao Chủ tịch: cố gắng duy trì và triển khai lực lượng của mình, không ngừng tiếp tới. Mao Trạch Đông: Chúng tôi có một ngạn ngữ: "nếu duy trì đồi núi xanh thì sẽ không phải lo không có củi đốt." Bọn Mỹ kinh hải các chiến thuật của các đồng chí. Họ mong muốn các đồng chí ra lệnh cho các chủ lực của các đồng chí chiến đấu, để họ có thể tiêu diệt các chủ lực chính của các đồng chí Nhưng các đồng chí đã không bị lừa. Chiến đấu với chiến tranh hao mòn như thể ăn bữa cơm: tốt hơn là không cắn miếng quá to. Khi đánh quân Mỹ, các đồng chí có thể cắn khẩu phần cỡ một trung đội, một đại độ́i, hay một tiểu đoàn. Đối với quân ngụy, các đồng chí có thể cắn cỡ một trung đoàn. Thế có nghĩa là chiến đấu tựa như ăn cơm, các đồng chí phải cắn từ miếng một. Tựu trung, chiến đấu không phải là một việc quá khó. Thực hiện một trận chiến cũng giống như ăn cơm vậy.

…Tôi nghe nói các đồng chí muốn xây đắp một đường xe lửa mới dài 100 cây số. Các đồng chí Tàu có đồng ý giú đỡ các đồng chí không?

Chu Ân Lai: Chúng tôi đã có những buổi thảo luận về vấn đề này. Một số người sẽ được phái sang Việt Nam để nghiên cứu.

Mao Trạch Đông: Đường rày không dài lắm,, ngắn hơn khoảng cách từ Bắc Kinh tới Thiên Tân.

Phạm Văn Đồng: Chúng tôi sẽ nghiên cứu kế hoạch với các đồng chí Tàu.

Mao Trạch Đông: Tất cả là cho chiến tranh. Thế còn vấn đề tiếp tế lương thực thì sao?

Chu Ân Lai: Chúng tôi thảo luận vấn đề này với đồng chí Lý Kiến Niên. Chúng ta sẽ cung cấp 100 ngàn tấn gạo, 50 ngàn tấn ngô.

Phạm Văn Đồng: Như vậy là chỉ duy năm nay, Trung Quốc giúp Việt Nam khoảng 500 ngàn tấn lương thực. Sự giúp đỡ thật là lớn lao.

Mao Trạch Đông: Chúng tôi có thể giúp đỡ các đồng chí. Năm ngoái chúng tôi được mùa.

Phạm Văn Đồng: Xin cám ơn Mao Chủ tịch.

Mao Trạch Đông: Nếu muốn cám ơn, đồng chí phải cám ơn nông dân chúng tôi… Lát nữa, khi dùng cơm với đồng chí Zhou, đồng chí có thể hỏi đồng chí Võ Quốc Thanh đã bị Hông Vệ Binh chỉ trích ra sao. Tôi biết đồng chí họ Võ vì đồng chí hay thăm viếng tôi và bác cáo cho tôi khi đồng chí trở về sau mấy chuyến tham viếng làm việc tại Việt Nam. Ai là đại sứ Việt Nam mới?

Chu Ân Lai: Đồng chí Ngô Minh Loan.

Mao Trạch Đông: Chữ Tàu viết làm sao?

Chu Huy Mân: như chữ Phượng .

Mao Trạch Đông: Loại chim này rất khỏe.

Phạm Văn Đồng: Đồng chí Loan sẽ cố gắng hết mình tiếp tục công việc của đồng chí Trần Tử Bình, để thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa hai nước.

Mao Trạch Đông: Tôi lấy làm đâu buồn về cái chết của đồng chí Trần Tử Bình.

Phạm Văn Đồng: Chúng tôi cũng vậy.

Mao Trạch Đông: Đau bệnh gì vậy?

Phạm Văn Đồng: Cùng thứ bệnh đau trước, và sau khi trở về, đồng chí ấy quá bận với công việc.

Võ Nguyên Giáp: Đồng chí Bình qua đời sau một cơn cảm cúm. Đồng chí Bình nằm chung bệnh viện với đại sứ Zhou Qiyun.

Chu Huy Mân: Bệnh Viện Hữu Nghị. Tôi cũng có một hồ sơ cao máu tại đó.

Phạm Văn Đồng: Hôm nay chúng tôi muốn thăm viếng xã giao Hồ Chủ tịch, Lin Phó Chủ tịch và các đồng chí khác. Một lần nữa, xin cám ơn Mao Chủ tịch.

Mao Trạch Đông: Các đồng chí rất anh dũng trong cuộc chiến cả ngoài Bắc lẫn trong Nam.

Phạm Văn Đồng: Chính vì nhờ chúng tôi học hỏi tư tưởng quân sự của Mao Chủ tịch.

Mao Trạch Đông: Khỏi. Không có nó, các đồng chí vẫn có thể chiến thắng. Trong quá khứ, các đồng chí đã chiến đấu chống Nhật, Pháp. Bây giờ các đồng chí đánh Mỹ.

Phạm Văn Đồng: Nhờ vào chính sách quân sự của Đảng chúng tôi và cũng nhờ vào tư tưởng quân sự của Mao Chủ tịch.

....

Võ Nguyên Giáp: Tôi còn nhớ, một lần trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đồng chí Zhou gửi một điện tín cho Hồ Chủ tịch viết: "Bây giờ chưa phải lúc thuật tiện để đạt một giải pháp bình an. Các đồng chí phải tiếp tục chiến đấu." [ghi chú của ban biên tập: Giáp ám chỉ tớ cuối năm 1949 hay tháng giêng năm 1950.]

Chu Ân Lai: Vào lúc đó, Pháp sắp nhìn nhận chúng tôi. Nhưng vì chúng tôi nhìn nhận Việt Nam, họ làm lơ chúng tôi. Lê Nin đã dạy bảo, cường quốc có bổn phận khuyến khích công cuộc cách mạng thế giới. Khi đó cách mạnh chiến thắng tại Nga Sô, vì vậy Lê Nin nghĩ tới Trung Quốc và Ấn Độ. Bây giờ, ước vọng của Lê Nin đã thực hiện được một nửa: cuộc cách mạng Tàu đã thành công. Tuy nhiên, thực tế chưa phát triển đúng theo ý muốn của dân chúng. Một số ít nước nhược tiểu chiến thắng sớm hơn. Chiến thắng tại Triều Tiên tiếp nối chiến thắng tại Việt Nam.

Discussion between Zhou Enlai and Ho Chi Minh
Date: 02/07/1968
Description: Zhou Enlai proposes to the Vietnamese to organize additional field army corps to carry out operational tasks far from home bases.

Chu Ân Lai: Vì lẽ chiến tranh tại Việt Nam đã tiến tới giai đoạn hiện nay, liệu các đồng chí Việt Nam có tính đến chuyện tổ chức một, hai, hay ba quân đoàn không? Mỗi quân đoàn sẽ gồm 30.000-40.000 quân lính, và mỗi cuộc hành quân cấp quân đoàn nhắm loại trừ trọn từng đơn vị 4.000-5.000 quân lính địch. Các quân đoàn dã chiến này phải thực hiện những công tác hành quân xa cách các căn cứ mẹ, và phải có thể can dự vào các cuộc hành quân trong khu chiến thuật này, hay khu chiến thuật nọ. Khi tấn công các lực lượng địch lẻ tẻ, đơn vị quân đoàn có thể áp dụng chiến lược tiến sát lại gần định qua các hầm ̣địa đạo. Hay cũng có thể áp dụng chiến lược đánh đêm và đánh gần, ngõ hầu hỏa lực oanh tạc và pháo của địch không ở vị thế can dự vào được. Đồng thời, các đồng chí có thể xây dựng các hành lang ngầm dưới mặt đất khác biệt các hầm địa đạo thông thường, có ba hay bốn hướng bao bọc đic̣h, và dùng các hành lang ngầm này để di chuyển quân lính và chuyển vận đạn dược. Các đồng chí cũng cần dành ra một số đơn vị trừ bị để đối lại các tăng viện của địch.

[Ghi chú: Buổi hội đàm này diễn ra trong bối cảnh trận đánh tại Khe Sanh, khởi xướng ngày 21 tháng Giêng, và cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân, khởi xướng ngày 31 tháng Giêng.]

Nguyễn Văn Tín
Ngày 5 tháng 4 năm 2007

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo
* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin’s Press, New York, 1988.
* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.
* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

- Việt Cộng

generalhieu