Trận Pleime Dưới Con Mắt Người Mỹ

Bộ Ba Trận Đánh

Cuộc phản công chống lại Chiến Dịch Đông Xuân của Bắc Quân năm 1965 trên vùng Cao Nguyên đưa tới ba trận đánh liên tiếp: 1. Trận Pleime; 2. Trận Chu Prong; và 3. Trận Ia Drang.

Trong Trận Pleime, lực lượng chính của viện quân là Thiết Đoàn 3 QLVNCH với không yểm của Không Quân Mỹ và hỏa lực pháo binh thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ.

Trong Trận Chu Prong, phe ta chỉ gồm duy có các đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ.

Trong Trận Ia Drang, được Tướng Norman Schwarzkopf thuật lại trong tiểu sử ông, It Doesn't Take a Hero, một Lữ Đoàn Dù thuộc QLVNCH giao tiếp cuộc xung đột, với sự yểm trợ nhẹ và đôi ba khi của pháo binh Mỹ.

Trong bộ ba trận chiến này, Trận Pleime là trận chính yếu, với Chu Prong và Ia Drang là hai trận phụ thuộc nối đuôi được coi như là hai chiến dịch càn quét tàn quân. Vậy mà, nếu đọc các đoạn văn trích từ bốn trang nhà Mỹ trên mạng lưới đả động tới giai thoại này sẽ đưa tới một cái nh́n khác biệt và có phần méo mó.

Một Cái Nh́n Chênh Lệch

- A Study of American Involvement in the Vietnam War (1965-1969)

Thung Lũng Ia Drang. Tháng 11 năm 1965. Đây là một trận chiến giữa Trung Đoàn 66 BVSư Đoàn 1 Kỵ Binh HK. Nó bắt đầu khi Bắc Quân tấn công một trại Lực Lượng Đặc Biệt tại Plei Me. SĐ 1 KB được phái tới và đánh bật BQ. SĐ 1 KB được lệnh càn quét Thung Lũng Ia Drang và tiêu diệt BQ tại đó. Tiểu Đoàn 1 thuộc Lữ Đoàn 7 đổ bộ xuống băi đáp X-Ray, nhưng tức khắc bị tấn công bởi BQ. TĐ 1/7 bị áp đảo bởi một quân số lớn hơn và buộc phải cầu cứu đến hỏa lực phi pháo yểm trợ. Hỏa lực yểm trợ đă chận đứng được BQTĐ 1/7 được tăng cường. BQ tấn công quân nhiều lần nữa nhưng đều thất bại và đành rút lui. TĐ 2/7, bị phục kích trên đường tới băi đáp Albany và hứng chịu tổn thất nặng nề, lần này nữa yểm trợ hỏa pháo đă giữ các đơn vị HK khỏi bị tràn ngập. Sau đó trận đánh kết thúc.

- Ground Combat Operations - Vietnam 1965 - 1972

Hành Quân Silver Bayonet - 23/10-20/11/65 - 29 ngày - 5 TĐ - Sư Đoàn 1 Kỵ Binh - hành quân trong Thung Lũng Ia Drang thuộc Tỉnh Pleiku - VC/BQ tử trận 1,771 - HK tử trận 240

- 1st US Cavalry's Website - Vietnam War

Ngày 10/10/1965, trong Hành Quân "Shiny Bayonet", SĐ 1 KB khởi xướng không vận cỡ lữ đoàn lần đầu tiên để đương đầu với địch quân. Chiến đoàn không vận gồm có các Tiểu Đoàn 1 và 2 thuộc Lữ Đoàn 7 Kỵ Binh, Thiết Đoàn 1 thuộc Lữ Đoàn 9 Kỵ Binh, Tiểu Đoàn 1 thuộc Lữ Đoàn 12 Kỵ BinhTiểu Đoàn 1 thuộc Đơn Vị 21 Pháo Binh. Thay v́ đứng lại đánh, Việt Cộng đă chọn tản mác và lủi trốn. Chỉ có những vụ đụng độ nhẹ. Các chiến binh Mỹ chỉ phải chờ đợi một thời gian ngắn trước khi đương đầu với một trắc nghiệm gay go đo lường khả năng chiến đấu của họ: Chiến Dịch Pleiku 35 ngày.

Ngày 23/10/1965, cuộc thử lửa đầu tiên thật sự xảy đến khi lệnh mang tính chất lịch sử của Tướng Westmoreland được ban bố tung SĐ 1 KBHK vào một sứ mạng tấn công không vận đuổi theo và giao chiến với địch quân khắp cùng khu rừng rộng 2.500 miles vuông. Chiến binh thuộc Lữ Đoàn 1 và Thiết Đoàn 1, Lữ Đoàn 9 Kỵ Binh nhào xuống trên đầu trung đoàn 33 Bắc Việt trước khi chúng có thể chạy thoát khỏi Plei Me. Trung đoàn địch quân bị tản mác trong rối loạn và bị đập tan một cách nhanh chóng.

Ngày 09/11, Lữ Đoàn 3 nhập cuộc chiến. Năm ngày sau, vào ngày 14/11, Tiểu Đoàn 1, Lữ Đoàn 7, tăng phái bởi các phần tử của Tiểu Đoàn 2, tấn công trực thăng vận vào Thung Lũng Ia Drang gần rặng núi Chu Prong. Băi Đáp (BĐ) X-Ray "nóng bỏng" ngay từ khởi đầu. Tại BĐ X-Ray, huy chương danh dự đầu tiên của Sư Đoàn trong Cuộc Chiến Việt Nam được tưởng thưởng cho Trung Úy Walter J. Marm thuộc Tiểu Đoàn 1, Lữ Đoàn 7 Không Kỵ. Ngày 16/11, phần c̣n lại của Tiểu Đoàn 2 thay thế Tiểu Đoàn 1 tại BĐ X-Ray, tiểu đoàn này di chuyển để lập các nút chận tại BĐ Albany. Cuộc giao chiến, một trận chiến gay go nhất trong lịch sử của sư đoàn, từ lưỡi lê, sử dụng trong cận chiến, tới yểm trợ phi pháo, gồm có cả thả bom B-52 trong các vùng thuộc rạng núi Chu Prong, kéo dài ṛng ră ba ngày. Với sự trợ giúp của các đơn vị tăng phái và hỏa lực vũ băo, các Tiểu Đoàn 1 và 2 buộc Bắc Quân phải rút lui qua Cam Bốt.

Khi Chiến Dịch Pleiku chấm dứt ngày 25/11, các chiến binh thuộc Sư Đoàn 1 KBHK đă trả một giá đắt cho sự thành công, tổn thất khoảng 300 chiến binh tử trận, một nửa trong vụ phục kích tai hại của Tiểu Đoàn 2, Lữ Đoàn 7 Kỵ Binh, tại BĐ Albany. Các chiến binh tiêu diệt hai trung đoàn thuộc ba trung đoàn của Sư Đoàn Bắc Việt, và đem lại Tuyên Dương Công Trạng Tổng Thống đầu tiên cho sư đoàn tại Việt Nam. Địch quân đă nếm mùi thất bại lớn đầu tiên và kế hoạch điều nghiên kỹ lưỡng nhằm chiếm đất của chúng bị bẻ găy tan tành.

Sư Đoàn 1 Kỵ Binh trở về căn cứ hành quân nguyên thủy tại An Khê trên Quốc Lộ 19.

- LZ X-Ray

Khai Mào

Khoảng cuối tháng 10 năm 1965, một lực lượng Bắc Quân lớn tấn công trại Lực lượng Đặc Biệt Plei Me. Các chiến binh thuộc Lữ Đoàn 1 thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh được tung vào trận chiến. Sau khi địch quân bị đẩy lui vào đầu tháng 11, Lữ Đoàn 3 thay thế Lữ Đoàn 1. Sau ba ngày tuần tiễu vô hiệu quả, Tiểu Đoàn 1 của Đại Tá Hal Moore, thuộc Lữ Đoàn 7 được lệnh trực thăng vận vào Thung Lũng Ia Drang vào ngày 14, với sứ mạng: T́m và Diệt địch!

Lúc 10g48 sáng ngày 14/11, Moore là người đầu tiên nhảy ra khỏi trực thăng đáp xuống đất đầu tiên, và khai hỏa liền với súng M16. Moore và các chiến binh của ông không mảy may ngờ là Định Mệnh đă đưa họ vào một trận chiến lớn của Cuộc Chiến Việt Nam giữa Quân Đội MỹQuân Đội Nhân Dân Bắc Việt - Chính Quy - và vào lịch sử.

Rút Kinh Nghiệm

Các đơn vị QLVNCH hoàn toàn không hề được nhắc đến trong bốn đoạn văn trên. Đây là một trường hợp điển h́nh QLVNCH bị đối xử làm sao bởi hầu hết các tác giả Mỹ khi họ viết về Cuộc Chiến Việt Nam. Chẳng vậy mà quần chúng Mỹ có một ấn tượng xấu đối với các đơn vị thuộc QLVNCH cho tới ngày nay.

Xét theo bộ ba trận đánh này th́ kết quả có phần khả quan hơn khi bộ chiến bao gồm các đơn vị thuộc QLVNCH với hỏa lực yểm trợ của các đơn vị Mỹ, và kết quả có phần tiêu cực hơn khi bộ chiến bao gồm chỉ duy các đơn vị Mỹ. H́nh như các đơn vị QLVNCH am tường địa thế hơn là các đơn vị Mỹ, và đồng thời tinh khôn hơn Bắc Quân so với các đơn vị Mỹ đối với Bắc Quân.

Ghi Chú:
Trận Pleime được tường thuật đầy đủ nhất trong cuốn Why Pleime xuất bản năm 1966 gồm ba giai đoạn: một, Hành Quân Dân Thắng 21; hai, Hành Quân Long Reach; và ba, Hành Quân Thần Phong 7.


Nguyễn Văn Tín
Ngày 28/07/2001.
Cập nhật ngày 04.02.2007

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu