Một Bài Học Chủ Thuyết về Xử Dụng B-52 Oanh Tạc trong cuộc Pleime Phản Công

Nguyên Tắc:

Oanh tạc B-52 cần có một mục tiêu nhắm bắn được, nghĩa là một vật có chiều kích khá lớn, tương đối bất động và phải có thể chấm điểm vị trí của nó với độ chính xác tối thiểu là (XX’YY’ hay 1km x 1km=1km2).

Tính Chất Khả Thi:

Việc tiêu diệt ba Trung Đoàn Bắc Quân – 32, 33 và 66 – sau khi giải tỏa trại Pleime bằng oanh tạc B-52 có thể thực hiện được, vì lẽ Mặt Trận B3 có ý định tái phối trí toàn bộ lực lượng vào việc chuẩn bị tấn công trại Pleime lần thứ hai; cộng thêm thiên phú nguồn tình báo cung cấp bởi các liên lạc bạch thoại giữa các Cố Vấn Tàu tại cấp trung đoàn và cấp sư đoàn, cho phép ấn định các vị trí và thời giờ vào lúc cả ba trung đoàn trở thành mục tiêu oanh tại B-52 nhắm bắn được.

Khái Nhiệm Hành Quân: Dình dập theo dõi (1) các di chuyển của địch quân cho đến khi các đơn vị tản mác hội tụ lại khá gần bên nhau; đặc biệt chú tâm vào thời điểm địch xích lại gần bên nhau hơn (giai đoạn tập trung) (2) và xích lại gần nhau hơn nữa (giai đoạn phát xuất quân) (3) và phải trù liệu nới dài thời gian phát xuất quân (4) để cống hiến điều kiện tốt tối đa cho B-52 oanh tạc; và tùy theo đó mà lập thời khóa biểu cho cuộc oanh tạc B-52.

Kế Hoạch: Phận vụ hoạch định kế hoạch cho oanh kích Arc Lite do một toán phối hợp đảm nhiệm, gồm có Quân Đoàn II (Đại Tá Hiếu, Colonel Williams), Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Sư Đoàn 1 Không Kỵ (General Knowles, LTC Stoner), IFFV (General Smith, Colonel Barrow), MACV (General De Puy, Colonel McCord).

Thực Hiện:

- Ngày 27/10, hành quân lùa địch (1’) bắt đầu với Lữ Đoàn 1 Không Kỵ thực hiện hành quân All the Way. Các đơn vị khi bị khám phá buộc phải phân tán mỏng hơn nữa và bị đẩy về hướng mật khu Chuprong-Iadrang.

- Vào cuối ngày 27/10, các đơn vị dẫn đầu của Trung Đoàn 33 tụ tập xong tới vùng tập trung tiền phương, làng Kro, trong khi tiểu đoàn bảo vệ đoạn hậu vừa mới đoạn tuyệt giao tranh tại trại DSCĐ Pleime. Nhưng Kro không còn là khu an toàn nữa vì con số trực thăng bay lượng trên đầu càng ngày càng động đảo.

- Ngày 28/10, Đối với Trung Đoàn 33, áp lực không ngừng từ các trực thăng vũ trang gần các căn cứ tiền phương tại làng Kro (ZA080030) càng ngày càng trở nên khó chịu thêm. Trung Đoàn 32 đã tới sát các căn cứ hậu cần tại mạn bắc của Ia Drang.

- Ngày 31/10, Các đơn vị tiếp tục tan rã và phân tán thành từng nhóm nhỏ, hay trong vài trường ngay cả thành những chiến binh thất lạc và lạc lõng. Một số trong đám này phải tự lực cánh sinh và không sớm gì cũng rơi vào tay các đơn vị Không Kỵ. Thêm vào đó, Trung Đoàn 33 bị thiếu hụt lương thực và thuốc men vì lẽ nhiều đơn vị không tới được các kho lẫm vì bị các toán không kỵ bất thần truy đuổi.

- Ngày 1/11, Vào giờ phút này bản doanh trung đoàn đã tới căn cứ tại làng Anta, nhưng khối đông của trung đoàn thì còn bị rải rác dọc giữa đàng từ Pleime đến Chu Prong.

- Ngày 2/11, Bây giờ Trung Đoàn 33 nhận được lệnh tiến sâu vào mật khu Chu Prong. Khoảng 0400 giờ ngày 2/11, Ban Chỉ Huy trung đoàn tới Đồi 732 (YA885106). Nhưng tuy đầu đoàn quân tương đối an toàn, thân và đuôi vẫn trải dài trở lui tới trại Pleime, và không ổn tí nào.

- Ngày 3/11, Trung Đoàn 33, trong khi đó, vẫn đang tìm cách lôi cái đuôi bị thương tích và bầm dập tới mật khu Chu Prong. Nhưng lại thêm một ngày nữa bị khuấy nhiễu trên không và trên bộ, đánh dấu bởi sự mất mát thêm vật liệu y khoa và đạn dược.

- Ngày 4//11, Trung Đoàn 33 được lệnh ra khỏi căn cứ tại Đồi 732 là nơi ra vào bất tiện, và đi tới các sườn núi phía tây của Chu Prong gần YA922010 với các tiểu đoàn của trung đoàn khi những tiểu đoàn này tập trung xong thì di chuyển vị trí tời Đồi 732 xuống tới làng Anta (940010) cho tới mạn bắc bờ sông Ia Meur (980000).

- Ngày 8 và 9/11, Trung Đoàn 33 thu thập các đơn vị cơ hữu cuối cùng của mình và bắt đầu đếm đầu người. Nhiều binh sĩ khiếm diện. Tại bản doanh Mặt Trận Dã Chiến phía bắc Ia Drang, ngày hôm nay là ngày kiểm điểm phân tích.

- Ngày 8/11, thế nghi binh khuyến dụ bắt đầu với Lữ Đoàn 3 Không Kỵ được lệnh chuyển hướng hành quân từ tây sang đông.

- Ngày 9/11, Mặt Trận B3 ngoặm vào bả khuyến dụ lấy quyết định tấn công trại Pleime ấn định vào ngày 16/11.

- Ngày 10/11, Mặt Trận B3 ra lệnh cho các toán quân vào các vùng tập trung (2’) để tái tổ chức, thao luyện và tập trận.

- Ngày 11/11, ba trung đoàn trở thành mục tiêu B-52 nhắm bắn được với 66 trọng tâm khối (gần YA 9104); 32 (YA 820072), 33 (YA 940011).

- Arc Lite được ấn định oanh tạc trước ngày 16/11, hoặc 14 hay 15, tùy theo thế điều quân của Mặt Trận B3.

- Ngày 12/11, trong khi giai đoạn tập trung tiến hành, Tiểu Đoàn 1/7 được lệnh chuẩn bị đổ bộ vào rặng núi Chu Prong.

- Ngày 13/11, các lực lượng của Mặt Trận Dã Chiến bắt đầu tụ tập tại các địa điểm xuất quân (3’) trong vùng Chu Prong- Ia Drang để chuẩn bị di chuyển tới Pleime và tấn công dự tính ngày 16/11. Một vài đơn vị trinh sát và vận chuyển đã lên đường.

- Ngày 14/11, Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ đổ bộ vào LZ X-Ray trong thế nghi binh đánh lạc hướng chú ý (4’), buộc Mặt Trận B3 phải đình chỉ tấn công trại Pleime và duy trì các đơn vị co tụm tại vùng phát xuất quân để bị B-52 oanh tạc ấn định vào trưa 15/11..

- Trưa ngày 14/11 , Mặt Trận B3 đẩy hai tiểu đoàn ra ứng chiến với Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ. Tiểu Đoàn 2/7 Không Kỵ được tăng cường vào chiến trường.

- Ngày 15/11 trưa, một vùng rộng lớn quanh vị trí YA8702 thình lình nổ tung với hàng trăm tấn bom làm rung chuyển khắp cùng mặt đất như thể một tấm thảm đang được trải ra. Các phóng pháo cơ B-52 đã đánh rập. Trong năm ngày kế tiếp, với 96 phi vụ, các phóng pháo cơ khổng lồ làm thịt một vùng rộng lớn của rặng núi Chu Prong.

- Ngày 17/11, B-52 oanh tạc ngay tại LZ X-Ray.

Ngày 15 và 16 tháng 11, B-52 nhắm trải thảm bom vào các vị trí của các đơn vị thuộc Trung đoàn 33 và 32; ngày 17, 18 và 19, các đơn vị thuộc Trung đoàn 66; và ngày 25, các đơn vị thuộc Trung đoàn 32.

- Ngày 18/11, hành quân kết liễu bắt đầu với Lữ Đoàn Dù thực hiện hành quân Thần Phong 7.

- Ngày 24/11, vì không còn đụng độ với địch, Lữ Đoàn Dù rút ra khỏi vùng hành quân, chấm dứt đợt ba của Trận Pleime với 265 Việt Cộng chết (đếm xác), 10 bị bắt và 58 vũ khí tịch thâu.

Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, Thành Phố Pleiku

Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu
Tham Mưu Trưởng


Như Thể Đi Săn một Bày Sói

Đại Tá Hiếu khi săn một bày sói thuộc lực lượng Mặt Trận B3,

- lùa chúng vào mật khu Chuprong-Iadrang với Lữ Đoàn 1 Không Kỵ;

- dụ chúng tụ tập lại dùng thế dương đông kích tây với Lữ Đoàn 3 Không Kỵ;

- đánh lạc hướng chú ý khiến chúng bất động tại khu xuất phát quân với động tác đổ bộ của Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ;

- nhín thở và bóp cò bắn trúng tâm điểm mục tiêu với viên đạn B-52;

- và "kết liễu chúng" với con dao giải phẩu của Lữ Đoàn Dù.

Nguyễn Văn Tín
10 tháng Giêng năm 2012

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu