Nét Ngây Ngô của Tướng Kinnard trong Chiến Dịch Pleime

Tướng Kinnard, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ, là một người rất đỗi tự hào, khi ông lãnh đạo Sư Đoàn 1 Không Kỵ mới được thành lập sang Việt Nam. Ông nói với phóng viên Cochran trong một cuộc phỏng vấn năm 1984:

Chỉ trong khoảng vài giờ sau khi tôi tới Việt Nam, Tướng Westmoreland nói với tôi là ông muốn tôi phân sư đoàn ra thành ba lữ đoàn tách biệt đặt để cách xa nhau trên toàn cõi Việt Nam. Tôi biết là mình phải chống đối mãnh liệt điều này – và tôi làm vậy bằng cách giải thích những điều sơ bản về tổ chức tấn kích không vận và khái niệm xử dụng nó. Ông không biết đến điều này vì ông không có mặt tại Mỹ trong thời kỳ thử nghiệm tấn kích không vận.

(…)

Anh cần nhớ tôi là người duy nhất từng chỉ huy một sư đoàn tấn kích không vận. (…) Chỉ có Tướng Gavin là từng chỉ huy lâu dài hơn tôi. Tôi biết là không ai khác am tường các khả năng và các giới hạn của một sư đoàn tấn kích không vận. (1)

Tướng Kinnard đồng thời cũng rất tự tin đến mức độ ngây ngô nghĩ là mình có thể chiến thắng Việt Cộng trong nháy mắt và đem các quân lính mình trở về nhà chỉ nội trong một vài ngày sau khi được đưa vào Việt Nam.

Cochran: Chỉ sau một vài tuần lễ sau khi sư đoàn ông tới nơi, ông sẽ khởi sự đưa quân lính ông về nhà?

Kinnard: Vâng, nhưng anh cần nhớ là vào thời điểm đó có thể là chúng tôi buộc phải chiến đấu lên bãi biển nếu Việt Nam bị cắt đôi. Đồng thời, nếu tôi nói là một quân nhân phải phục vụ một năm, điều đó sẽ hủy diệt sư đoàn – giảm xuống 45 phần trăm lực lượng. Điểm tối quan trọng là chúng ta có một toán quân được huấn luyện tốt để thắng ngay những trận đánh đầu tiên. Tuy vậy, thật là khó coi nếu người ta bắt đầu về nhà khi vừa mới đặt chân tới nơi. (1)

Với thái độ và lối suy nghĩ như thế, Tướng Kinnard chứng tỏ ông không được chuẩn bị sẵn sàng để thi hành chiến đấu hữu hiệu trên chiến trường Việt Nam, không am tường tình trạng địch quân và địa hình. Quả thật vậy, suốt thời kỳ Chiến Dịch Pleime, ông liên tiếp hành xử cách hết sức là ngây ngô.

Trường Hợp Ngây Ngô Thứ Nhất

Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II yêu cầu (20/10/65 lúc 24:00G) Tướng Larsen, Tư Lệnh I Field Force Vietnam, tăng cường lực lượng tiếp cứu cho trại Pleime của QLVNCH với Task Force Ingram Mỹ gồm một tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn pháo binh:

Gen Larsen hủy bỏ sự tham dự của TF Ingram trong Thần Phong 6 kể từ 202300g, bao gồm yểm trợ vận chuyển hàng không sẽ được chuẩn bị để trợ giúp tiếp cứu Trại Pleime ngày 21 tháng 10.

Tướng Kinnard lập tức thấy máu tươi đổ và muốn tước đoạt quyền hành quân giải cứu từ tay Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II (trang 16):

Trong vòng một vài tiếng đồng hồ ước lượng về tình hình tại Pleime được duyệt lại và việc can dự của sư đoàn được nới rộng lên thành một lực lượng đặc nhiệm cỡ lữ đoàn. Tiếp sau đó khái niệm phát triển để cung cấp các cuộc hành quân tấn công giới hạn, xử dụng các kỹ thuật xung phong không vận để cung cấp hỏa lực pháo binh yểm trợ cho Lực Lượng Đặc Nhiệm Thiết Kỵ QLVNCH tiểp cứu trại Pleime đồng thời yểm trợ chính doanh trại; và để cung cấp bảo an bộ binh cho các vị trí pháo binh, trong khi duy trì một lực lượng phản ứng trừ bị không nhỏ hơn một tiểu đoàn để phòng thủ Pleiku.

Không những Tướng Kinnard chỉ muốn cho các toán kỵ binh của mình xông thẳng đến trại Pleime, mà ông còn muốn (trang 21) thôi thúc toán quân thiết kỵ tiếp cứu phải tiến bước cách vội vã:

Để thúc đẩy đoàn quân tiếp cứu di chuyển ngày 24/10, Lữ Đoàn 1 đặt để một toán liên lạc viên pháo binh với đoàn quân thiết kỵ, như vậy bảo đảm pháo yểm Mỹ cho LLĐNTK. Tuy nhiên, chỉ huy trưởng LLĐNTK chọn lựa tiếp tục dừng chân tại vị trí này qua đêm trong khi đó ông phái người trở lui về Pleiku để xin thêm tiếp tế. Toán liên lạc viên pháo binh nhập vào LLĐNTK từ một trong những trực thăng di tản thương binh chiều tối ngày 24/10

Giả dụ Tướng Kinnard làm được theo ý muốn mình thì,

- một, các trực thăng không kỵ chuyển vận quân sẽ bị các họng súng phòng không Việt Cộng dày đặc quanh trại bắn hạ không tiếc xót, và

- hai, đoàn quân tiếp cứu sẽ bị lọt vào ổ phục kích thiết lập theo thế vận động chiến của Việt Cộng.

Vào thời điểm này hình như đic̣h không gấp rút hành động như những cuộc tấn cộng "đánh và chạy" trước. Hình như họ định buộc các lực lượng bạn tới giải cứu và mục tiêu của họ gồm hai phần, thứ nhất là đoàn quân tiếp cứu và thứ nhì là chính Trại. Điều này sẽ cống hiến họ một con mồi to béo hơn và đồng thời một cơ may thành công, nhờ vào một tập trung các lực lượng của họ.

[…]

Sáng ngày 21 tháng 10, Chiến Đoàn Luật tiếp tục di chuyển, dọc theo trục Phú Mỹ-Pleime, nhưng chỉ thực hiện những cuộc tuần tiễu bạo dạn nội trong một đường kính 10 cây số! Lệnh ban bố rõ ràng của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II cho Chiến Đoàn Trưởng, Trung Tá Luật, là giả bộ cho đoàn quân sắp tiến tới Trại Pleime, nhưng trong thực tế, ông phải đợi thêm cho đủ lực lượng tăng phái sẽ được di chuyển tới bằng đường không từ Kontum và Bình Định tới Pleiku, ngay khi các điều kiện thời tiết cho phép các di chuyển bằng đường không.

Trường Hợp Ngây Ngô Thứ Hai

Sau cuộc giải cứu trại Pleime, ngày 27 tháng 10 năm 1965, Tướng Kinnard đòi toàn quyền truy đuổi hai trung đoàn địch tháo lui.

- 12:30G: Từ Capt Reich, Quân Đoàn II ( với Gen Larsen): Gen Larsen, Kinnard và Knowles, và Đại Tá Mataxis hiện đang họp với Tướng Vĩnh Lộc đề bàn định nới rộng hay thay đổi Vùng Trách Nhiệm Chiến Thuật (TAOR) của SĐ 1 KK HK gần Pleime để tuân hành với chỉ thị khẩu miệng của MACV để phát triển một TAOR rộng lớn quanh Pleime để tìm kiếm, ghim và tiêu diệt VC trong vùng này. Gen Larsen gọi Gen Collins yêu cầu MAVC tiếp xúc với BTTM để chỉ thị tương tự VN có thể chuyển đạt đến Tướng Vĩnh Lộc. SĐ 1 KK HK có đơn vị bộ chiến gần Pleime đang truy lùng chung quanh phía tây của trại di chuyển về hướng nam. Hành quân được yểm trợ bởi bích kích pháo đặt tại vị trí 4 cây số nam trại. QLVNCH đang hành quân từ 360 độ đến 270 độ quanh trại với đường bán kính 3 cây số. Được chiến xa yểm trợ. Tuy nhiên, địa thế giới hạn mức độ yểm trợ này. Gen Larsen nói với Gen Kinnard ngưng cuộc hành quân Tuy Hòa để thẩm định liên quan đến lệnh của Bộ Tư Lệnh MACV. Tướng Vĩnh Lộc dự tính rút 2 Đại Đội Biệt Cách Dù ra khỏi Pleime (Chuyển đạt cho Ban 3).

Ngày 30 tháng 10, Tướng Kinnard tiếp nhận được điều ông mong muốn:

- 00:50G: Quân Đoàn II (Major Black) - Về Pleime: Trại hứng chịu một ít trái bích kích pháo, một ít mìn chôn phát nổ và một ít hỏa lực súng nhỏ. Không gì nghiêm trọng, 7 tổn thương, yêu cầu tải thương. Lúc 292350g Col Williams gọi Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II. Quân Đoàn II yêu cầu là Vùng Trách Nhiệm Chiến Thuật của SĐ 1 KK HK được nới rộng để bao gồm cả vùng Pleime ngoại trừ chính trại. Từ lằn phía NB của khoảnh ô vuông ZA đông tới lằn NB của khoảnh ô vuông AR 77, trên ĐT của khoảnh ô vuông ZA/AR15, nam trên AR77 tới ĐT của khoảnh ô vuông 00, rồi tây tới TN của khoảnh ô vuông ZA14. Col Buchan, Gen Knowes, Col Williams và Col Mataxis đồng ý.

- 00:12G: Quân Đoàn II Col Williams - Yêu cầu nới rộng TAOR (như phác họa qua điện thoại từ Maj Black lúc 0005g) cần được FFV chấp thuận. Col Barrow được thông báo; yêu cầu được chấp thuận lúc 0025g; Quân Đoàn II được thông báo lúc 0030g, SĐ 1 KK được thông báo lúc 0040g.

Về vụ này, Tướng Kinnard ngây ngô nghĩ là (1) mình có thể khóa nhốt các toán quân Việt Cộng trong một vùng hành quân rộng lớn 20 cây số x 25 cây số:

phong tỏa vùng, trong đó du kích quân đang chiến đấu, để tách chúng khỏi nguồn tiếp tế nhân lực, lương thực và súng đạn.

Tướng Kinnard cũng ngây ngô cho là ông có thể tiêu diệt các toán quân địch với chiến thuật “tấn kích không vận” của mình.

Ngay sau khi giải tỏa trại Pleime, tôi cảm thấy có trách vụ lùng kiếm những đứa đã bén mảng tới quanh trại. Do đó, chúng tôi đề xướng một phương thức lùng kiếm trong đó Thiết Đoàn Không Kỵ tuần tiễu một vùng rộng lớn và tôi sẽ xử dụng một lữ đoàn bộ binh để phân nhỏ từng tiểu đoàn bộ binh nhỏ và lục lạo từmg khu vực nhỏ một. Tôi cảm thấy chúng tôi phải phân ra thành nhiểu nhóm nhỏ để có thêm bao dàn nhiều vùng hơn và đồng thời khiến địch tưởng là có thể đánh lừa chúng tôi. Anh không có thể đặt để xuống trọn một tiểu đoàn ngoài đó và nhảy cả khiểng đó đây. Anh phải phân ra thành các đơn vị cỡ đại đội và trung đội. Anh phải tin tưởng là với trực thăng anh có thể đáp ứng nhanh chóng hơn ai hết trong lịch sử. Tiếp sau đó, tôi học hỏi một điều mới lạ, là mọi đơn vị nào không đụng độ hóa thành một lực lượng trừ bị có thể trưng dụng tới. Đó là chiến lược của tôi. Bắt đầu từ bất cứ đâu, phân thành nhiều nhóm nhỏ, tùy theo địa hình, và hành quân trong vùng đó trong khi Thiết Đoàn Không Kỵ lục lạo mọi nơi. Điều chính yếu là tìm cách đụng độ với địch. Anh muốn có được bất cứ hình thức đụng độ nào – một trực thăng bị đạn bắn lên, khám phá một nhúm lửa bếp trại, tìm thấy một túi đeo, một khu vực cỏ bị bước chân vùi dập.

Thành quả của cuộc hành quân All the Way này do Lữ Đoàn 1 Không Kỵ thực hiện, xét về mặt dí các toán quân Việt Cộng vào ngõ bí, không mấy khả quan (2):

Sau khi các tiểu đoàn thuộc Lữ Đoàn 1 Không Kỵ mất giao tranh với các tàn quân của Trung Đoàn 33, ngày 7 tháng 11, Tướng Kinnard nói, trong Army Magazine, là, “Tôi đã trù tính thay thế Lữ Đoàn 1 dũng cảm và tiêu hao sức lực, với Lữ Đoàn 3, do Đại Tá Thomas W. Brown do chỉ huy, và coi bộ đó là điều hợp lý nên làm vào thời điểm đó.” Tướng quân có vẻ hơi thổi phồng một tí. Các đơn vị của Lữ Đoàn 1 dũng cảm thật đấy, còn tiêu hao sức lực? Tiểu Đoàn 2/12 Không Kỵ hành quân dài lâu nhất ngoài chiến trường, tổng cộng là mười tám ngày – nhưng chỉ đụng độ có năm ngày. Tiểu Đoàn 2/8 có mười bốn ngày trong thung lũng và chỉ có hai ngày là đụng độ. Một đại đội của Tiểu Đoàn 1/8 chỉ có một ngày đụng độ, trong khi các đại đội kia không có đụng độ ngày nào. Và Tiểu Đoàn 1/12 chỉ có trung đội trinh sát là bị bắn trong cơn tức giận. So sánh với số giờ hành quân ngoài chiến trường của các đơn vị sau này trong cuộc chiến, đây là một cuộc tản bộ trong công viên.

Các đội toán nhỏ Việt Cộng cứ phân ra thành những đơn vị bé nhỏ hơn và biến dạng trước hỏa lực kinh khủng phát tỏa từ chiến thuật tấn kích không vận của Tướng Kinnard.

Trường Hợp Ngây Ngô Thứ Ba

Tướng Kinnard tranh đấu(2) mãnh liệt để được toàn quyền rảnh tay truy đuổi địch quân sau khi giải tỏa trại Pleime và ngây ngô tin là ông sẽ thành công trong nỗ lực này.

Chiều ngày 26 tháng 10, các Tướng Westmoreland, Larsen, Kinnard và Knowles họp hội nghị tại căn cứ chỉ huy của Lữ Đoàn 1, tại bãi đáp Homecoming. […] Trong hội nghị giữa Tướng Westmoreland và các sĩ quan của sư đoàn, Tướng Kinnard nhấn mạnh về đề tài các lực lượng Mỹ bây giờ cần phải làm nhiều hơn là chỉ chận đứng địch quân hay chỉ tăng cường cho QLVNCH. Theo ông thì cần phải mạnh dạn tìm cho ra Bắc Quân và tiêu diệt chúng. Lẽ dĩ nhiên, đối với Tướng Westy, Tướng Kinnard gãi đúng chỗ ngứa; đã lâu, Tướng Westmoreland mong muốn có cơ hội chuyển qua thế công. Tướng Kinnard và Tướng Knowles cũng dùng nhiều thời giờ trong hội nghị giải thích cho Tướng Westmoreland và Tướng Larsen cách chính xác điều sư đoàn có thể làm và làm cách trọn hảo thế nào. Sau cùng Tướng Westmoreland xoay qua Tướng Larsen và nói: “Buông thả giây buộc cổ Kinnard ra.”

Coi bộ Tướng Kinnard không hay biết là Tướng Knowles, mà ông trao toàn quyền chỉ huy Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Sư Đoàn 1 Không Kỵ, đặt để ngay cạnh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, hành xử dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II với phương thức do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đề xướng.

Sinh hoạt tình báo và yểm trợ chung, chia xẻ khái niệm hành quân và kết quả; tách biệt vùng hành quân, điều động lực lượng, hành quân và trừ bị.

Quả thật vậy, Tướng Knowles một mực thi hành khái niệm hành quân xử dụng oanh tạc B-52 để tiêu diệt ba trung đoàn Việt Cộn trong mật khu Chuprong-Iadrang do Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, phác họa:

-Ngày 9 thạng 11, Tướng Larsen ra lệnh cho Tướng Knowles hoán chuyển hướng hành quân của các đơn vị Không Kỵ từ tây sang đông để dụ Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 quy tụ các toán quân lại để chuẩn bị cho một cuộc tấn công trại Pleime lần thứ hai.

- Ngày 14 tháng 11, Tướng Larsen ra lệnh cho Tướng Knowles cho Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ đổ bộ xuống bãi đáp X-Ray trong một thế đánh lạc hướng ba trung đoàn Việt Cộng đang sắp sửa di chuyển ra khỏi vùng xuất phát để tấn công trại Pleime, và do đó khiến cả ba trung đoàn duy trì bất động tại chỗ lâu đủ cho B-52 đẵ được trù tính bắt đầu oanh tạc lúc 16:00G ngày hôm sau 15 tháng 11 tại trọng tâm khối (quanh YA8702).

Trong khi đó, Tướng Kinnard bầy tỏ mình không hay biết

- (1)ai ra lệnh cho các đơn vị Không Kỵ tiến vào Chu Prong ngày 14 tháng 11:

Việc lựa chọn tiến vào Chu Prong, một mật khu địch chiếm ngự từ lâu gần biên giới Căm Bốt nơi mà QLVNCH chưa khi nào bén mảng tới, không phải là ý kiến của tôi. Đó là ý kiến hoặc của Tướng Knowles hay của viên chỉ huy lữ đoàn. Chúng tôi chưa hề ngó ngàng tới vùng đất này. Không phải là tình báo khiến chúng tôi tới đó. Nếu có chăng thì là do thiếu tình báo và vùng này coi bộ là hợp lý.

- và lý do thật khiến Tướng Larsen ra lệnh cho các đơn vị Không Kỵ Mỹ ở lại bãi đáp X-Ray lâu hơn tại bãi đáp X-Ray (chờ cho B-5 2 oanh tạc).

Tại lúc trận đánh X-Ray, Tướng Swede Larsen đang bị áp lực từ phía giới truyền thông tìm hiểu tại sao chúng tôi rời bỏ chiến trường. Họ không hiểu cách thức các đơn vị của chúng ta chiến đấu. Với một đơn vị tấn kích không vận, chúng tôi không màng gì mấy đến địa thế. Chúng tôi có thể đi đến bất cứ đâu. Trọng tâm là địch quân. Anh đi đến bất cứ đâu địch quân đến. Tại X-Ray, địch quân chém vè, chúng tôi không bỏ đi. Chúng tôi không còn thiết ở lại X-Ray, Mản đất nó không có ý nghĩa gì đối với chúng tôi. Tôi muốn đi tới nơi địch có mặt. Nhưng Tướng Swede Larse ra lệnh cho tôi ở lại địa điểm đó, và tôi ở lại đó thêm 24 tiếng nữa.

Ngay vào tối ngày 14 tháng 11, khi đang đứng tại bãi đáp X-Ray cạnh Tướng Larsen, Tướng Kinnard không hề hay biết gì đến là cuộc oanh tạc B-52 dự trù sẽ xảy đến ngày hôm sau vào buổi chiều, nên ông đề nghi một cuộc oanh tạc B-52 theo ý ông – trong khi ông không am tường muốn dùng tới B-52 phải yêu cầu thông báo 72 tiếng trước.

- 10:30G: MAVC J3 (Gen DePuy) Gen DePuy gọi Col Barrow và hỏi Arc Light đã được thông qua với Tư Lệnh QĐ II chưa. Col Barrow trả lời rồi, Tư Lệnh QĐ II đã chấp thuận Arc Light. Đồng thời DePuy muốn biết nếu đơn vị của 1st Cav đã nhận giới hạn áp đặt lúc 151600G cấm không được vượt qua phía tây của lằn rang ô vuông YA chưa. Col Barrow thông báo Gen DePuy là 1st Cav đã đáo nhận giới hạn và sẽ tuân theo. Gen DePuy đích thân thay đổi đồ hình mục tiêu.

-11:45G: Gửi: 1st Cav (Capt Coller) 1st Cav hỏi xem 1st Cav có vấn nạn gì về vùng mục tiêu mới do J-2 MACV thay đổi không. Về: Thông tín mật AVCGT 1511651XF DT 6417052Z. 1st Cav nói là hài lòng đặc biệt với thời giờ phản ứng.

Trường Hợp Ngây Ngô Thứ Tư

Tướng Kinnard lại tỏ ra ngây ngô khi ông muốn(1) Lữ Đoàn 2 Không Kỵ truy đuổi các toán quân Việt Cộng trên đường rút lui qua lãnh thổ Căm Bốt.

Tôi đề nghi Tướng Larsen và lên hệ thống quyền bính cho phép tôi truy đuổi chúng vào trong Căm Bốt. Điều này ít ai biết đến, nhưng lời yêu cầu của tôi đã được chấp thuận lên đến cấp trên bao gồm cả Đại Sứ Henry Cabot Lodge nhưng lại bị từ khước tại Washington ... Tôi muốn tiêu diệt địch quân. Đó là bước tiến tiếp sau của tôi, đó là điều tôi muốn Lữ Đoàn 2 Không Kỵ làm...

Giả dụ ước muốn của Tướng Kinnard được cho phép thành tựu, hai tiểu đoàn – 1/5 và 2/5 – của Lữ Đoàn 2 Không Kỵ sẽ bị ném vào hang cọp và bị hai tiểu đoàn – 635 và 334 - cấu xé làm thịt với chiến thuật “bám lưng quần địch mà đánh” và gây thương vong cho các toán quân Mỹ cách thảm khốc hơn là tại bãi đáp Albany.

Trường Hợp Ngây Ngô Thứ Năm

Tướng Kinnard thật là ngây ngô khi nghĩ là phong thái lãnh đạo vừa thả lỏng vừa vô duyên can thiệp có phần hữu hiệu, tỉ như

- khi ông thôi thúc Trung Tá Luật cho thiết đoàn tiếp cứu tiến bước ngày 23 tháng 10;

- khi ông muốn rút ngay các toán không kỵ ra khỏi bãi đáp X-Ray ngày 15 tháng 11;

- khi ông quyết định xử dụng oanh tạc B-52 ngay tại chỗ trong cùng ngày;

- khi ông từ chối di chuyển các toán quân không kỵ ra khỏi bãi đáp nhường chỗ cho kế hoạch oanh tạc B-52 thả ngay vào bãi đáp dự trù cho ngày 17 thán 11;

- và khi ông khăng khăng đòi cho được Lữ Đoàn 2 Không Kỵ truy đuổi địch quân sang Căm Bốt ngày 18 tháng 11.

Bằng cách hành xử như vậy, Tướng Kinnard chứng tỏ ông hoàn toàn không hay biết sự kiện Chiến Dịch Pleime được thực hiện dựa theo một kế hoạch đã được điều nghiên kỹ lưỡng và tỉ mỉ; mà thái độ can thiệp tùy hứng của ông có thể làm hư hỏng, khi mà đồng thời ông huêng hoang là giao toàn quyền hành động cho phụ tá của mình là Tướng Knowles.

Coi bộ ông ngây ngô khi không để ý thấy ai nấy quanh ông – các Tướng Westmoreland, Larsen, Knowles, và DePuy – phải khổ cực ứng xử với các vụ can thiệp tùy hướng mỗi khi ông xuất hiện tại chiến trường – tại Pleime ngày 23 tháng 10, tại Ban Chỉ Huy của Lữ Đoàn 1 Không Kỵ vào trưa ngày 14 tháng 11, và tại bãi đáp X-Ray vào chiều cùng ngày, chẳng hạn.

Trường Hợp Ngây Ngô Thứ Sáu

Tướng Kinnard quả thật quá đỗi ngây ngô khi ông coi thường(1) khả năng chiến đấu cũa các chiến binh QLVNCH:

Dân chúng quên là trong giai đoạn này chúng tôi hành quân cùng với QLVNCH. Mục đích chính là khiến QLVNCH chiến đấu lấy cuộc chiến của họ. Chúng tôi giao hành quân lại cho QLVNCH và giúp họ với yểm trợ hỏa lực, giống như hành quân bắt đầu tại Pleime.

[…]

Ngay từ đầu, tôi cảm thấy điều tối hệ trọng là QLVNCH học hỏi chiến đấu lấy cuộc chiến của họ. Nhưng họ phải học biết bò trước khi biết đi, biết đi trước khi biết chạy.

Thử hỏi, ai bò hay đi hay chạy - khi hành quân trong mật khu Chuprong-Iadrang - các chiến binh Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ tại bãi đáp X-Ray và bãi đáp Albany, hay các chiến binh Lữ Đoàn Dù Việt Nam tại thung lũng Ia Drang?

Kết Luận

May là Tướng Kinnard ủy trọn quyền chỉ huy Sư Đoàn 1 Không Kỵ cho phụ tá tư lệnh, Tướng Knowles, trong suốt Chiến Dịch (Pleiku) Thung Lũng Iadrang - từ ngày 23 tháng 10 đến ngày 23 tháng 11 năm 1965, và thiết lập một Bộ Tư Lệnh Tiền Phương cạnh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II. Hệ thống chỉ huy này cho phép Quân Đoàn II thực hiện một Chiến Dịch Pleime thành công với sự trợ giúp của Sư Đoàn 1 Không Kỵ, cho dù Tướng Kinnard có ngây ngô. Tuy nhiên điều còn khó hiểu là tại sao Tướng Knowles lại che dấu nhiều điều đối với Tướg Kinnard – và đối với mọi người khác – liên quan đến sự cộng tác mật thiết với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn trong việc thi hành Chiến Dịch Pleime cho tới ngày hôm nay, đến mức độ xóa nhòa vai trò then chốt của Bộ Tư Lệnh Quân II và thay vào đó vai trò thứ yếu của Sư Đoàn 1 Không Kỵ.


(1) Cochran, Alexander S., "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General.
(2)Coleman, J.D., "Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam", St. Martin’s Press, New York, 1988 .

Nguyễn Văn Tín
Ngày 23 tháng 3 năm 2013

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu