|
Trận Đánh tại LZ X-Ray
theo lời kể riêng rẽ của hai bản văn tiếng Anh và tiếng Việt của
Bản Tường Trình Sau Trận Đánh của Quân Đoàn II
Why Pleime (bản dịch)
Nhưng kế hoạch này sẽ chẳng bao giờ được đem ra thực
hiện vì chỉ vài ngày sau, Lữ Đoàn 3 đánh thốc trở lại hướng
tây. (Hành Quân Silver Bayonet).
|
Pleime, Trận Chiến Lịch Sử
Nhưng kế hoạch trên đã không bao giờ có dịp thực hiện! Vì chỉ trong vòng mấy ngày sau, khi không tìm thấy dấu vết gì ở phía Đông, Lữ Đoàn 3 dù lại tiếp tục ra công lùng kiếm ở phía Tây.
|
Vào trưa ngày 14 tháng 11, các trực thăng đổ quân và
pháo binh của Sư Đoàn 1 Không Kỵ tới ngay cửa ngõ của rặng
núi Chu Prông. Thay vì phát động một cuộc tiến
công vào Pleime, Mặt Trận B3 buộc phải tranh đấu để bảo vệ
hậu cứ của mình. Bãi đổ bộ mang tên LZ X-ray khoảng 25 cây số
từ Trại Pleime, tại phía đông chân núi của rặng Chu Prông. Địa
thế bằng phẳng và gồm các bụi cây cao tới 100 foot, cỏ voi cao
từ một đến năm foot và các gò đống khác cùng khu vực cao tới
tám foot với bụi rậm và cỏ voi trên và xung quanh chúng. Dọc
theo cạnh phía tây của bãi đổ bộ, các cây cối và cỏ dại thật
là dày đặc và tiếp nối vào trong rừng già trên các chân đồi
núi.
|
Địa điểm được lựa chọn là chân núi phía Tây-Nam theo đường chim bay, gần một làng được VC gọi là Anta và dùng làm căn cứ của Trung Đoàn 33 theo lời khai của các tù binh VC.
|
Sau 20 phút pháo binh bắn phá chuẩn bị, và 30 giây hỏa
lực không quân, cuộc đổ bộ của tiểu đoàn 1/7 Không Kỵ bắt
đầu. Tiểu Đoàn Trưởng, Trung Tá Harold G. Moore, thân chính cùng
đại đội xung kích - Đại Đội B - đổ bộ đúng 1048 giờ ngày 14
tháng 11 năm 1965.
Trong khi các trực thăng bay trở lại Pleime bốc đại đội
A, đại đội trưởng đại đội B lo thiết lập an ninh của bãi đáp
bằng cách ra lệnh một trung đội phái một tiểu đội của mình
vào các khu vực khác nhau, 52 tới 100 thước ngoài bãi đổ quân
để dò thám. Vào khoảng 1120 giờ một tù binh bị bắt. Tên này
khai là chỉ ăn chuối thay cơm trong năm ngày qua và có ba tiểu
đoàn Việt Cộng trên núi.
Lúc 1210 giờ, một số lượng phần tử của đại đội A đổ
bộ xuống đủ, phận vụ lo an ninh được giao cho đại đội này và
đại đội B được lệnh lùng kiếm phần dưới của khu vực núi đặc
biệt nhắm vào ngón tay đưa xuống bãi đáp X-ray.
Khoảng 1245 giờ, các phần tử tiên phong của đại đội B
bắt đầu giao tranh trong một cuộc đọ súng với tầm mức tương
đối nhẹ. Không bao lâu sau, vào khoảng 1330 giờ, đại đội trưởng
báo cáo là anh ta bị ít nhất hai đại đội địch tấn công và
trung đội 2B1/7 bên cánh phải sắp có thể bị bao vây và cắt
đoạn khỏi phần còn lại của đại đội bởi một lực lượng đông
đảo hơn. Cuộc đọ súng gia tăng cường độ. Đồng thời một ít
hỏa lực pháo cối 60 và 81 ly bắt đầu rót xuống bãi đáp và
vào đại đội B.
Không bao lâu sau khi cuộc giao tranh bắt đầu, trung đội
cuối cùng của đại đội A và các phần tử tiên phong của đại
đội C đổ bộ xuống. Đại đội A liền được lệnh di chuyển sang
bên cánh trái của đại đội B, để thiết lập tiếp cận với đại
đội này, để bảo vệ cạnh sườn trái và để phái một trung đội
đi tiếp cứu đại đội B bằng cách tới trung đội đang bị nguy
khốn. Đại đội C được lệnh chiếm một vị trí ngăn chận bên
ngoài bãi đáp về phía nam và tây nam để tránh cho bãi đáp bị
tràn ngập về hướng đó và để bảo vệ cạnh sườn trái của đại
đội A.
|
Lực lượng địch tấn công Tiểu Đoàn 1-7 khi đó ước chừng vào khoảng gần 1000 tên. Hàng ngũ Tiểu đoàn cũng bị nao núng vì lực lượng đổ bộ có bốn Đại Đội thì hai Đại Đội A và B vừa phải chống đỡ sườn bên trái vừa phải lo giải cứu cho Trung đội cô lập, còn hai Đại Đội C và D vừa chân ướt chân ráo đáp xuống đã phải cố gắng để ngăn chặn mũi dùi của địch. Chủ tâm của địch là làm cho Tiểu đoàn 1-7 phải chống đỡ mọi mặt và vì một Trung đội bị cô lập, buộc Tiểu đoàn phải lao mình vào một cuộc giải vây, lực lượng bị xé lẻ và sẽ bị địch tiêu diệt lần lần.
|
|
Hỏa lực không kích và pháo kích được lệnh bắn phá
vào phần ven biên của chân núi và tiến dần lên núi và
trên đường tiến quân của địch tới bãi đáp từ hướng tây và
nam. Nhưng địa thế không có nét rõ ràng làm tiêu chuẩn và các
bụi rậm và cây cối đều trông giống nhau. Không khí bị khói và
bụi vẩn đục. Vì trung đội 2B1/7 bị tách rời khỏi ở phía
trước của hai đại đội A và B khiến cho hỏa lực yểm trợ cho
hai đại đội này bị chậm trễ. Tuy nhiên, bằng cách dùng kỹ
thuật "diù dắt" hỏa lực xuống núi từ hướng nam và tây, hỏa
lực được đặt tại những nơi tạo một ít nâng đỡ cho hai đại
đội này. Mặc dù cố gắng hết sức, đại đội B tăng phái chỉ
có thể tiến tới cách trung đội bị cô lập khoảng 75 thước và
không tiến lớn hơn được.
Đồng thời, đại đội A trừ cũng đụng độ nặng với một
lực lượng lớn của ít nhất một đại đội địch đang tiến tới
dọc theo một khe suối khô nước song song với ven phía tây của
bãi đáp. Ngay lập tức một cuộc cḥạm súng mãnh liệt phát
nổ. Đại đội A bị tổn thất nhẹ và gây thiệt hại nặng cho
địch. Một tiểu đội ở vào một vị trí cho phép nhả hỏa lực
vào cạnh sườn của một toán từ 50 đến 70 lính Việt Cộng
trong khi họ di chuyển ngang qua phía trước mặt.
Ngay khi cuộc giao tranh với đại đội A bùng nổ, các
phần tử cuối cùng của đại đội C và các phần tử tiên phong
của đại đội D đổ bộ xuống. Đại đội trưởng đại đội C ra lệnh
cho các đơn vị vào vị trí dọc theo các phần tử khác đã đổ
bộ năm phút trước, một lực lượng gồm 175-200 địch quân tiến
tới bãi đáp và đâm đầu thẳng vào đại đội C. Địch quân bị
chận đứng và nhiều quân sĩ bị giết trên đường xông tới chiếm
cứ bãi đáp. Cuộc giao tranh kéo dài khoảng một tiếng rưỡi cho
đến khi địch bị bấn loạn và hao mòn buộc phải tháo lui dưới
không kích và pháo kịch, lôi theo nhiều xác chết và quân sĩ
bị thương.
|
Nhất là Phao binh và không quân tuy sẵn sàng yểm trợ mà không làm gì được vì khói bụi đầy trời, cây cối rậm rạp, không có một địa hình địa thế nào để làm tiêu chuẩn hướng dẫn phi cơ. Binh sĩ nào cũng lo nổ súng, chính các Đại đội Trưởng cũng chưa làm sao xác định được vị trí của các Trung Đội, Tiểu đội thuộc quyền. Pháo binh phải yểm trợ bằng cách bắn vào sau lưng địch và tác xạ dần dần thu ngắn lại cho trúng địch quân, thay vì bắn ngay vào phía trước khiến địch phải lui về.
|
Lúc 1500 giờ, trong khi số còn lại của các phần tử
tác chiến thuộc tiểu đoàn cuối cùng đổ bộ xuống, và hỏa
lực địch thuyên giảm dưới sức phản công của hai đại đội C và
D, tiểu đoàn trưởng có thể nhanh chóng ra lệnh cần thiết để
tái phối trí quân ngũ. Sau đó, hai cuộc tấn công được phát
động để tiến tới trung đội 2B1/7 đang vị bao vây. Nhưng vấp
phải một lực lượng địch đông đảo hơn đang từ các vị trí che
kín tìm cách cắt đoạn các lực lượng tấn kích.
|
Nhờ thế các cuộc tấn công của địch yếu dần và Tiểu đoàn có thì giờ chỉnh đốn lại hàng ngũ và hệ thống phòng thủ và Tiểu đoàn Trưởng có thể chú tâm vào việc giải cứu cho Trung đội bị cô lập. Nhưng địch đã quyết tâm thực hiện ý định nên hai Đại Đội A và B vừa tiến lên là bị chặn lại và mặc dù chỉ cách Trung Đội trên khoảng 150m cũng không sao tiến thêm được nữa. Pháo binh phải bắn đạn cháy khiến địch không chịu nổi phải lui dần nhưng Trung đội trên vẫn bị tách rời khỏi Đại Đội B và bị bao vây.
|
Khoảng 1740
giờ, Trung Tá Moore quyết định kéo hai đại đội A và B trở lui
lại ven bãi đáp dưới hỏa lực yểm trợ bao che và thiết lập
một chu vi phòng thủ qua đêm. Tiểu đoàn vẫn còn duy trì liên
lạc tốt với các trung đội xung quanh và được bao che bởi một
vòng đai pháo kích bắn tiếp cận bảo vệ. Khoảng 1800 giờ, đại
đội B thuộc tiểu đoàn 2/7 đổ bộ để tăng cường cho 1/7.
Ngày 15 tháng 11 năm 1965
Vì bị tổn thất nặng vào buổi chiều, địch chỉ đánh
dạm nhẹ xung quanh chu vi phòng thủ vào ban đêm. Còn trung đội
bị cô lập hóa thì bị ba đợt tấn công riêng rẽ nhưng nhờ vào
hỏa lực pháo kích tiếp cận liên tục, khi trời sáng, nhiều
xác địch nằm ngổn ngang xung quanh trung đội.
|
Lúc đó đã gần 8 giờ tối, Trung tá Moore liền quyết định rút lui hai Đại Đội này về để tổ chức phòng thủ đêm, để phòng đợt tấn công thứ hai của địch lợi dụng lúc trời tối. Riêng Trung đội bị bao vây suốt đêm được không quân và pháo binh bắn yểm trợ ở xung quanh khiến địch ba lần xung phong đều thất bại, không thanh toán được Trung đội này.
Tính đến 19 giờ ít nhất cũng đến khoảng 400 địch bỏ xac. Vì tổn thất nặng nề này nên đêm hôm đó địch chỉ khuấy rối chứ không mở một cuộc tấn công nào đáng kể vào vị trí của tiểu đoàn, khi đó được tăng cường thêm một Đại đội B của Tiểu đoàn 2-7 trực thăng vận tới vào lúc 18 giờ.
|
Nhưng khi mặt trời vừa ló dạng, địch tái xuất hiện và
đồng loạt tấn công từ ba phía: từ phía nam, tây nam và đông
nam. Vào khoảng 0730 giờ, địch đã di chuyển gần tới chu vi
các hố chiến đấu mặc dù bị pháo binh, bích kích pháo và
không kích tiếp cận gây tổn thất nặng nề. Có nhiều cuộc đánh
xáp lá cà xảy ra. Lúc 0755 giờ, tất cả các vị trí của trung
đội được lệnh tung ra lựu đạn khói màu để xác định vị trí
cho các quan sát viên trên trời vòng đai của chu vi phòng thủ
và tất cả các hỏa lực yểm trợ tiến hết sức gần, vì hỏa
lực của địch dày đặc khiến cho mọi di chuyển tới hay nội
trong khu vực phòng thủ gây nên tổn thất cho quân lính của ta.
Một số pháo kích của ta rơi vào bên trong chu vi phòng thủ và
hai quả bom napalm thả vào khu vực của đơn vị chỉ huy.
|
Nhưng khi trời vừa sáng thì địch đã lại xuất hiện tấn công ba mặt liền một lúc: phía Tây Nam, Đông Nam và nhất là ở phía Nam, nơi phòng tuyến của Đại Đội C. Trận giao tranh còn dữ dội hơn ca trong ngày hôm trước vì địch đã liều chết cố vào sát vị trí Tiểu Đoàn. Trận đánh xáp lá cà khiến cho các đơn vị phải dùng lựu đạn khói để xác định vị trí cho phi cơ oanh kích cách quân bạn chừng 50 thước, Bom napalm đã rơi ngay cả vào gần vị trí Bộ Chỉ Huy và ở nhiều chỗ, xác địch và bạn lẫn lộn với nhau.
|
Vào khoảng 0910 giờ, đại đội A thuộc tiểu đoàn 2/7 đổ
bộ xuống tăng cường. Khoảng 1011 giờ, cuộc tấn công của địch
bị đẩy lui, xác địch, tứ chi địch, vũ khí và quân cụ nằm
ngổn ngang đầy ven bờ và phía trước chu vi phòng thủ. Có dấu
chỉ cho thấy xác địch và thương binh địch được lôi kéo ra khỏi
khu vực giao tranh.
|
Cả khu vực bãi đáp súng đạn vang rền khiến cho Đại Đội A của Tiểu Đoàn 2/7 đến tăng cường cho Tiểu Đoàn cũng đành đợi đến 2 giờ sau mới đáp xuống được. Đến 10 giờ sáng, sau hơn 3 giờ kịch chiến, cuộc tấn công của địch bị tan rã.
|
Việc giải tỏa trung đội bị cô lập xảy ra vào buổi
chiều và do tiểu đoàn 2/5 phái đi bởi Lữ Đoàn 3 thực hiện;
đơn vị này đi bộ từ bãi đáp Victor, và tiến sát tới bãi đáp
X-ray lúc 1205 giờ. Địch chỉ kháng cự nhẹ và trung đội ̣được
giải cứu lúc 1510 giờ. Đơn vị vẫn còn đạn dược, tình thần
còn tốt và chỉ bị 8 chết và 12 bị thương.
|
Trong khi cuộc ác chiên trên xày ra thì Tiểu Đoàn 2/5 được di chuyển bằng đường bộ tới bãi đáp Xray. Tiểu Đoàn tới nơi lúc 12 giờ 15 và chiều hôm đó được giao nhiệm vụ tấn công giải vây cho Trung Đội bị cô lập. Trên đường tiến quân, sức ngăn chấn của địch không còn mấy trở ngại và luc 15 giờ 10 thì tới nơi. Trung Đội này chỉ bị 8 người chết, 12 người bị thương, còn 7 binh sĩ vẫn an tòan. Chẳng những đã thất bại trong các mũi dùi, địch cũng đã thất bại nốt trong việc cố thanh toán Trung Đội này mà không được. Và chính cũng vì cố bám sát Trung Đội này mà cũng đã tổn thất thêm nhiều, vì làm mục tiêu cho không quân và pháo binh, chung quanh vị trí của Trung Đội. Ít nhất cũng đã có hàng trăn xác chết VC nằm chồng chất lên nhau và rãi trên sườn đồi.
|
Ngày 16 tháng 11 năm 1965
Đêm trải qua yên tĩnh đến 0400 giờ khi một lực lượng gồm
250-300 địch quân tấn công từ phía đông nam. Máy bay thả trái
sáng được kêu đến và tiếp tục cho tới 0545 giờ. Cuộc tấn
công bị dập tắt bởi hỏa lực của vũ khí nhẹ và pháo
binh. Lúc 0432 giờ, một
cuộc tấn công khác bởi 200 địch quân đến từ cùng hướng nhưng
pháo binh gây cho tổn thất nặng nề. Khoảng 0500 giờ, sức nặng
của cuộc tấn công địch chuyển nhiều hơn qua phía tây nam nhưng
bị dập tắt nửa giờ sau. Lúc 0627, một cuộc tấn công khác
nhắm thẳng vào bộ chỉ huy. Lúc 0641 giờ, địch bị đánh đuổi
và lôi kéo xác chết theo dưới hỏa lực.
|
Đêm ngày 15 tương đối yên tịnh và cũng giống như đềm hôm trước pháo binh bắn yểm trợ thâu đêm. Vào khoảng 4 giờ sáng, một lực lượng địch cở một tiểu đoàn lại tấn công mặt phòng thủ phía nam, nhưng địch bị đẩy lui vào khoảng 7 giờ sáng.
|
Một công cuộc tìm và càn quét được thực hiện lúc 0810
giờ bởi tất cả các đơn vị trong phạm vi phòng thủ. Xác chết
địch nằm la liệt khắp cùng khu vực và thu lượm được vô số vũ
khí
Toàn bộ trận đánh kéo dài liên tục trong 48 tiếng đồng
hồ và đic̣h ṭổn thất tại X-ray gần một phần ba tổng số mất
mát trong suốt tất cả ba đợt:
- Chết trận (đếm được xác): 834
- Chết trận (ước tính): 1215
- Bị bắt: 6
- Vũ khí bị tịch thu: 141
- Vũ khí bị phá hủy: 100
|
Sáng ngày 16, cuộc lục soát khu vực chung quanh bãi đáp được thực hiện và địch đã tan biến. Xác địch cũng như vũ khí bỏ lại nhiều vô kể sau ba đợt tấn công. Tổng cộng trong 48 tiếng đồng hồ địch đã tổn thất như sau:
-- Chết tại chỗ: 634
- Chết và bị thương mang đi: 1215
- Bị bắt: 6
- Vũ khí tịch thu: 141
- Vũ khí phá hủy: 100 cùng nhiều lựu đạn, cuốc xẻng quân trang.
|
Còn tiểu đoàn 1/7 thì 79 quân sĩ bị giết và 125 bị thương
|
Về phần Tiểu Đoàn 1/7 độ hơn 2 ngày 2 đêm chiến đấu không ngừng, tất cả có 70 binh sĩ hy sinh và 125 bị thương, so với tổng số tổn thất địch, ước lượng độ chừng 1/20.
|
Tỉ lệ 1/10 chứng tỏ tiểu đoàn 1/7 rất là may mắn vì
thật bất ngờ là từ trên các đồi bao quát ngó xuống bãi
đáp, địch đã không đặt các vũ khí cộng đồng để yểm trợ các
cuộc tấn công. Tình trạng này chỉ có thể giải thích bởi các
lý do sau đây:
- Địch đã mất gần hết các vũ khí cộng đồng trong đợt đầu.
- Họ bị tiểu đoàn 1/7 tấn công bất ngờ và các cán bộ chỉ huy đã không khéo xử dụng địa thế.
- Các chiến thuật của họ hầu như dựa vào "biển
người" và họ quá tự tin là cuộc tấn công của họ sẽ làm cho
tiểu đoàn 1/7 rã ngũ rất mau chóng.
Tiểu đoàn 1/7 rời khỏi bãi đáp X-ray lúc 1040 giờ ngày 16
tháng 11 và được thay thế bởi hai tiểu đoàn 2/7 và 2/5.
|
Sự so sánh này cũng chứng tỏ Tiểu đoàn 1/7 đã may mắn một cách đặc biệt vì điều đã làm cho tôi ngạc nhiên không ít là trận đánh diễn ra ở ngay chân núi Chu Pong mà từ sườn đồi cao chỉ khoảng 150m, địch không hề đặt những vũ khí cộng đồng để yểm trợ cho cuộc tấn công của chúng, nếu không chắc hẳn tỷ số tổn thất vô cùng tốt đẹp nói trên đã không thực hiện được.
Sự giải thích còn có thể căn cứ vào ba giả thuyết sau đây:
1/ Các súng cộng đồng lớn như cao thượng liên của địch đã bị mất hết tại Chu Hô và Pleime trong giai đoạn I.
2/ Các cấp Chỉ Huy VC đã sơ sót không lợi dụng địa hình điạ vật để bố trí yểm trợ cho chuộc tấn công hoặc đã bị bất ngờ nên không kịp chuẩn bị.
3/ Chiến thuật của địch chỉ căn cứ vào sức mạnh của những biển gnười và quá tin rằng lốt tấn công phủ đầu ngay khi Tiểu Đoàn 1/7 vừa đổ bộ xuống sẽ làm cho đơn vị rối loạn, tan rã.
Toàn thể Tiểu Đoàn 1-7 rời bãi đáp Xray vào lúc 10 giờ 40 sáng ngày 16/11/1965 và được hai Tiểu Đoàn 2/7 và 2/5 thay thế.
|
Ngày 17 tháng 11 năm 1965
Cần lưu ý là từ chiều ngày 15 tháng 11, các phóng pháo
cơ B52 đã tham gia vào trận đánh với năm phi vụ oanh tạc hằng
ngày tại rặng núi Chu Prông. Ngày 17 tháng 11, các mục tiêu
oanh tạc cũng bao gồm bãi đáp X-ray và hai tiểu đoàn của ta
được lệnh di chuyển ra cách bãi đáp 3 cây số, về hướng bắc
và hướng tây bắc tới một bãi đáp khác gọi là bãi đáp
Albany.
|
Để thanh toán hoàn toàn mục tiêu, ngày 17.11.1965 bãi đáp được trù liệu oanh tạc bởi phi cơ B-52. Cho nên sáng ngày này, hai Tiểu Đoàn trên được lệnh tiến về phía bắc và đông bắc, tới một địa điểm gần bờ sông Ia Drang, cách bãi đáp trên hơn ba cây số (SĐ1/KK đặt tên địa điểm là Albany).
|
(Sự so sánh này chứng tỏ Why Pleime không được dịch từng chữ từ Pleime, Trận Chiến Lịch Sử, mà là được thích ứng. Bản này nhắm vào độc giả Việt; bản kia nhắm vào độc giả Mỹ)
Tài liệu tham khảo
- Chính
- Sách báo
* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.
* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.
* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.
* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.
* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.
- Việt Cộng
|
|