Hành Quân Thần Phong 7
theo lời kể riêng rẽ của hai bản văn tiếng Anh và tiếng Việt của
Bản Tường Trình Sau Trận Đánh của Quân Đoàn II

Why Pleime (bản dịch)

Ước tính tình báo về khả năng địch, thực hiện vào ngày 17 tháng 11 chỉ cho thấy là gần 2/3 lực lượng của họ bị tiêu hao trong những trận giao tranh ở Đợt I và Đợt II.

Pleime, Trận Chiến Lịch Sử

Theo cung từ của tù hàng binh, quân số của ba Trung Đoàn 32, 33, và 66 sau ngày 17-11 ước chỉ còn vào khoảng một phần ba.


Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II nghĩ là đến lúc tung lực lượng trừ bị vào để chấm dứt trận chiến đã kéo dài khoảng một tháng. Ngoài bị tổn thất nặng nề, địch buộc phải sa vào bẫy các lực lượng của ta giăng ra và xô đẩy vào các lộ trình rút lui mà chúng ta dự kiến.

Lần này nỗ lực chính được thực hiện bởi Lữ Đoàn Dù QLVNCH với sứ mạng triệt hủy các đơn vị Việt Cộng đào tẩu và tất cả các cơ sở xung quanh thung lũng Ia Drang. Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ trước nay gánh chịu tấn công sẽ tiếp tục tạo áp lực từ Đông sang Tây và cung ứng pháo yểm cho Lữ Đoàn Dù.

Cuộc hành quân mang tên "Thần Phong 7" khởi động chiều ngày 18 tháng 11 khi lữ đoàn đươc trực thăng vận tới vùng hành quân, ngay sau khi tới Pleiku.

Tôi xin lấy cơ hội này để tuyên dương thành quả vượt bực của Phi Đội C130 của Phi Đoàn 7 KQHK đã vận chuyển trong vài tiếng đồng hồ các đơn vị sau đây:

- Ban Chỉ Huy Lữ Đoàn Dù,
- Ban Chỉ Huy các Chiến Đoàn 1 và 2 Dù,
- Năm tiểu đoàn Dù: 3, 5, 6, 7 và 8

từ các nơi khác nhau, như Sài Gòn, Biên Hòa, Vũng Tàu và Phú Yên tới Pleiku. Chính là nhờ vào công lao đóng góp của họ mà cuộc hành quân đã có thể khởi sự đúng vào ngày giờ ấn định.

Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II nhận thấy đã đến lúc phải tung ra lực lượng trừ bị để kết thúc trận chiến, nhất là đã biết rõ và nắm vững được yếu tố quân số theo đó đường rút lui chạy trốn của VC không còn lối nào khác là theo bờ sông Ia Drang và chúng cũng không còn có thể giở trò trống gì được, ngay việc tìm cách thoái triệt cho mau. Đồng thời Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II cũng muốn cho Lữ Đoàn thuộc SĐ1 KK/HK đã tham dự hành quân trong những điều kiện vô cùng gian khổ và ác liệt suốt 20 ngày trời phải chỉ thi hành một nỗ lưc phụ để có thể nghỉ ngơi cho nên đã giao nỗ lực chính cho Liên Đoàn Nhảy Dù Việt Nam trong giai đoạn 3 này. Nhiệm vụ của Liên Đoàn này là tấn công tiêu diệt những đơn vị VC đang tìm cách lẩn thoát, triệt hủy các căn cứ trú quân và trại huấn luyện VC trong vùng. Lữ Đoàn 3 của SĐ1 KK/HK chỉ giữ nhiệm vụ lùa địch tp phía đông vào vùng hành quân của Liên Đoàn Nhảy Dù và yểm trợ pháo binh. (Lữ Đoàn 3 được Lữ Đoàn 2 thay thế vào ngày 20-11-1965).

Vùng hành quân được xác định trong khu vực giới hạn bởi Quốc lộ 19 ở phía Bắc, sông Ia Drang ở phía Nam và từ biên giới dàn về phía Tây trên khoảng 7 cây số.

Cuộc hành quân khởi diễn chiều ngày 18-11-1965 và Liên Đoàn Nhảy dù đã được trực thăng vận xuống vùng hành quân ngay sau khi vừa được không tải từ Saigon ra. Riêng cuộc di chuyển chiến thuật này của gần hết toàn bộ Liên Đoàn Nhảy Dù, gồm có Bộ Tư Lệnh Liên Đoàn, Bộ Chỉ Huy hai Chiến Đoàn 1 và 2, Tiểu Đoàn 3, 5, 6, 7 và 8 cũng đã là một kỳ công. Đay là một cuộc không vận đại quy mô nhất nhưng cũng chu đáo và nhanh chóng nhất đã được thực hiện trên một chặng đường dài nhất trong một thời gian ngắn nhất với sự đóng góp của không lực Hoa Kỳ tại Việt Nam. Chỉ nội trong vòng mấy tiếng đồng hồ, năm Tiểu Đoàn Nhảy Dù đã từ mấy căn cứ xa nhau, từ Sàigon, Biên Hoà, Vũng Tàu, Phú Yên được tận trung đưa tới Pleiku. Tôi thành thật nhân tiện đây nhiệt liệt liệt tuyên dương công trạng của Phi Đoàn Phi Cơ Vận Tải C 130 về kỳ công này đá giúp cho Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II tung được lực lượng trừ bị vào đúng thời gian theo kế hoạch ấn định. Trong 10 ngày tính đến ngày 26-11, khi Liên Đoàn rút ra vùng tập trung chấm dứt hành quân, nhiều cuộc tiếp xuc đã xảy ra trong khoảng ba cây số hai bên bờ sông Ia Drang, đúnh như ước tính của ta về đường rút lui của địch.


Mạnh Ai Nấy Thoát Thân
Trong mười ngày "tìm và diệt" - từ ngày 18 đến 26 tháng 11 - nhiều cuộc giao tranh xảy ra trong thung lũng sông Ia Drang giữa các đơn vị Dù và địch. Nhưng phần đông là những cuộc đụng độ nhỏ với các phần tử Việt Cộng tản mác. Tình trạng tan vỡ của các đơn vị địch đã được một trung đội trưởng của Trung Đoàn 32 BV mô tả trong cuốn sổ nhật ký như sau:

"Tôi vừa mới làm trung đội trưởng được vài hôm thì sau đó bọn địch nhảy dù xuống ngay chỗ ở của chúng tôi. Ngày 18-11 thì bắt đầu chạy vào giữa 12 giờ đêm đến một khu rừng tạm trú. Ngày hôm sau chúng tôi lại tiếp tục ra khỏi vòng vây của địch cả đêm 19 rồi đến ngày 20 vẫn hành quân. Đến ngày 21 thì 1 giờ 30 bắt đầu báo thức để chuẩn bị hành quân 7 giờ sáng thì tới làng ... qua 7 giờ 30 tới một khu rừng tạm trú, đến đây có 3, 4 hố bom thật là đáng ngại vô cùng. Thế là cả đơn vị chúng tôi tạm dừng lại để tản khai. Chúng tôi vừa làm xong thì máy bay địch cũng vừa t ới bắn phá ngay vào giữa đội hình của chúng tôi, thế là cả đơn vị chúng tôi hy sinh mất 3, bị thương c̀a trung 2 trung 1 ngoài ra còn mất một số vũ khí và đạn dược, ba-lô ..."

Tuy phần lớn các cuộc chạm địch đầu chỉ xảy ra với những đơn vị lẻ tẻ và mệt mỏi của địch, chứng tỏ địch đã tán loạn hàng ngũ, mạnh ai nấy chạy. Thảm cảnh của đơn vị VC trong những ngày này đã được kể lại trong những giòng nhật ký sau đây của một cán bộ cấp trung đội thuộc Trung Đoàn 32 VC:

“Tôi vừa mới làm trung đội trưởng được vài hôm thì sau đó bọn địch nhảu dù xuống ngay chỗ ở của chúng tôi. Ngày 18-11 thì bắt đầu chạy vào giữa 12 giờ đêm đến một khu rừng tạm trú. Ngày hôm sau chúng tôi lại tiếp tục ra khỏi vòng vây của đich cả đêm 19 rồi đến ngày 20 vẫn hành quân. Đến ngày 21 thì 1 giờ 30 bắt đầu báo thức để chuẩn bị hành quân 7 giờ sáng thì tới làng ... qua 7 giờ 30 tới khu rừng tạm trú, đến đây có 3, 4 hố bom thật là đáng ngại vô cùng. Thế là cả đơn vị chúng tôi tạm dừng lại để tản khai. Chúng tôi vữa làm xong thì máy bay địch cũng vừa tới bắn phá ngay vào giữa đội hình của chúng tôi, thế là cả đơn vị chúng tôi hy sinh mất 3, bị thương cả trung 2 trung 1 ngoài ra còn mất một số vũ khí và đạn dược, ba-lô...”


Đợt ba của trận Pleime mang tính chất cá biệt không những vì địch tháo chạy mà cũng vì tinh thần xuống dốc của quân lính. Vô số vũ khí Việt Cộng ̣được tìm thấy quăng vứt vào bụi cây dọc theo đường mòn hay xuống lòng suối. Chính vào thời điểm này mà một sĩ quan chính trị viện của Trung Đoàn 33 - Trung Úy Bùi Văn Cường - đã có thể đầu hàng với quân lính của ta.

Cuộc giao tranh lớn nhất trong đợt ba xảy ra vào lúc 1440 giờ ngày 20 tháng 11, tại Bắc sông Ia Drang. Lần này là lần thứ hai trong trận Pleime Việt Cộng rơi vào ổ phục kích của ta và hứng chịu tổn hại nghiêm trọng (phục kích lần thứ nhất vào ngày 3 tháng 11, bởi các phần tử của Sư Đoàn 1 Không Ky). Trung Đoàn 32 Bắc Việt không can dự và không hề hấn trong suốt đợt hai, cuối cùng bị tìm thấy và buộc phải chiến đấu, mặc dù cố né tránh đụng độ càng nhiều càng tốt.

Điểm đặc biệt trong giai đoạn này là các chiến sĩ Nhảy Dù đã nhiều lần gặp vũ khí địch vứt bỏ ở dọc đường hoặc khe suối, chứng tỏ binh sĩ địch đã bị mất tinh thần đến nỗi vứt cả súng mà chạy cho thoát thân. Cũng chính trong thời gian này mà một sĩ quan chính trị viên tên Bùi Văn Cường thuộc Trung Đoàn 33 của VC đã lợi dụng được cơ hội đơn vị bị tán loạn mà bỏ trốn ra đầu thú.

Trận đánh lớn nhất trong giai đoạn này xảy ra lúc 14g40 chiều ngày 20.11.1965 tại phía Bắc sông Ia Drang. Nếu đứng về phương diện chiến thuật, trận này chỉ là kết quả tất nhiên của Liên Đoàn Nhảy Dù thì căn cứ vào diễn tiến và kết quả, trận đánh là một trận hy hữu, chỉ có thể cắt nghĩa bằng số hẩm hiu của đơn vị VC đã tham dự trận chiến Pleime. Chiều ngay 18.11 đổ bộ thì sáng hôm sau 19.11, Chiến Đoàn Nhảy Dù chia làm hai cánh quân xuất phát về hướng tây với mục đích lùa địch, nhưng không để cho chúng một ngã nào để thoát. Nhiều lần chạm địch xảy ra nhưng không đáng kể.


Sáng ngày đó, tiểu đoàn 3 Dù được lệnh di chuyển về hướng nam để giao tiếp với tiểu đoàn 6. Cả hai đơn vị đã thực hiện một cuộc truy lùng kỹ càng tại hai trục khác nhau từ bãi đổ bộ về hướng tây. Trong khi di chuyển tiểu đoàn 3 bị một đơn vị địch cấp tiểu đoàn âm thầm theo dõi. Nhưng một khi cuộc giao tiếp hoàn tất giữa hai tiểu đoàn của ta, đơn vị Việt Cộng này bị kẹt nội trong xạ trường của tiểu đoàn 3 và ngay trong trọng tâm của một ổ phục kích. Gần 200 Việt Cộng bị giết trong cuộc giao tranh tình cờ này.

Sáng ngày 20.11, cánh quân trên của Tiểu Đoàn 3 Nhày Dù tiến xuống phía Nam để giao tiếp với cánh quân dưới của Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù nhưng để tránh những sự ngộ nhận đáng tiếc nếu cả hai cùng di chuyển nên cánh quân sau đã được lệnh dừng quân chờ đợi. Khi cánh quân trên đang tiến thì một lực lượng khoảng một Tiểu Đoàn VC lặng lẽ theo sau. Cánh quân trên tuy biết nhưng vẫn không phản ứng, tiếp tục tiến, đồng thời thông báo cho cánh quân sau. Khi quân bạn đã đi qua khu vực và các đơn vị VC đi theo đã xuất hiện, Tiểu Đoàn 6 chỉ việc nổ súng và đơn vị VC ở trong tình trạng lọt vào một ổ phục kích dàn hàng ngang trên đường tiến.

Các chiến sĩ Nhảy Dù tham dự trận này đã kể rằng qua các chiến trận đã tham dự, chưa lần nào họ được bắn cho “sướng tay” như lần này, nhất là chỉ cần nằm ở vị trí mà nổ súng và nhìn địch lớp trước lớp sau ngã xuống. Một sự kiện khác cũng không kém phần hy hữu là Tiểu Đoàn 3 trong khi đã vượt qua vị trí của Tiểu Đoàn 6 lại cũng chạm với lực lượng khác của địch khoảng một đại đội. Cái may cho Tiểu Đoàn là đã nhờ dịp này không mắc vào cái thế bị “kiềm thủ kích vĩ”. Riêng trong hai cuộc đụng độ này, gần 200 xác địch đã được bỏ lại tại chỗ. Trong đêm 21 địch đã nhiều lần cố dương đông kích tây để lọt vào khu vực hòng nhặt xác nhưng do đó đã lại tư gây thêm cho mình một số tổn thất nhân mạng nữa.


Trong khi lùng kiếm các cơ sở địch trong vùng hành quân, Lữ Đoàn Dù phá hủy 3 trung tâm huấn luyện, một kho dấu quân cụ và 75 mái nhà.

Các cuộc hành quân tìm và diệt cũng được thực hiện phía nam sông Ia Drang nhưng chỉ có những đụng độ nhỏ với các phần tử Việt Cộng xảy ra.

Riêng về các cơ sở VC, các Tiểu Đoàn trong Liên Đoàn Nhảy Dù đã phá hủy được 3 Trung Tâm Huấn Luyện và căn cứ trú quân tại đồi 185, YA 801080 và YA 797097 trong hai ngày kế tiếp 21 và 23-11-1965 cùng với một kho quân trang và 75 căn nhà.


Ngày 24 tháng 11, vì không còn đụng độ với địch, Lữ Đoàn Dù rút ra khỏi vùng hành quân, chấm dứt đợt ba của Trận Pleime với 265 Việt Cộng chết (đếm xác), 10 bị bắt và 58 vũ khí tịch thâu.

Cho tới ngày 24-11-65 thì các cuộc tiếp xúc với địch không còn nữa và giai đoàn 3 cuả trận chiến Pleime kết thúc lúc 18g45 ngày 26-11-1965 với: 265 VC chết tại chỗ và 10 VC bắt sống.


<

Sự so sánh này chứng tỏ Why Pleime không được dịch từng chữ từ Pleime, Trận Chiến Lịch Sử, mà là được thích ứng. Bản này nhắm vào độc giả Việt; bản kia nhắm vào độc giả Mỹ.

Ngoài ra có một điểm đáng chú ý là bản văn của cả hai lời tường thuật đều không mô tả trận đánh lớn thứ hai xảy ra ở phía nam của sông Ia Drang trong giai đoạn 2 của cuộc hành quân. Trận này chỉ được phác họa trong cả hai bản đồ: cách tổng hợp trong bản đồ của Why Pleime; cách phân rẽ trong bản đồ của Pleime, Trận Chiến Lịch Sử. May thay trận đánh này được Tướng Schwarzkopf tường thuật trong cuốn "It Doesn't Take a Hero":

Sư Đoàn Dù được lệnh ngăn chận các trung đoàn Bắc Việt bị đánh bại ở Thung Lũng Ia Drang đang lẩn trốn trở qua Cam Bốt. Tôi đang chập chờn ngủ sau một bữa ăn no nê đánh chén cà ri gà và rượu bia th́ bị đánh thức phải đi ra phi trường. Trưởng đă tụ tập một lực lượng to tát khác thường với khoảng chừng 2000 binh sĩ Dù để đi tới Ia Drang sáng hôm sau, và đă chọn tôi làm cố vấn cho ông.

Chúng tôi được máy bay vận tải đưa tới sân bay vùng đất đỏ Đức Cơ, nơi tôi đă từng đồn trú trước đây, và từ đó trực thăng chở chúng tôi xuôi Nam xuống vùng thung lũng. Ngay khi chúng tôi nhảy xuống khỏi trực thăng, chúng tôi liền đụng độ giao tranh với địch. Thung lũng rộng khoảng 12 mile tại địa điểm Thung Lũng Ia Drang chảy theo hướng Tây về phiá Cam Bốt - và đâu đó trong vùng rừng già đó đại đơn vị địch quân đang di động lẩn trốn. Chúng tôi đă đáp xuống phiá Bắc, và Trưởng ra lệnh cho các tiểu đoàn băng qua sông Ia Drang và đóng chốt dọc theo rặng núi Chu Prong với những sườn núi cao chạy hướng về phiá Nam. Thật là hấp dẫn quan sát cách Trung Tá Trưởng hành quân. Đang khi chúng tôi lần bước, ông bỗng ngừng lại nghiên cứu bản đồ, và thỉnh thoảng ông lại chỉ ngón tay trên bản đồ và nói, "tôi muốn anh cho nă pháo vào đây." Thoạt tiên tôi ngờ vực, nhưng vẫn cứ kêu gọi pháo binh bắn theo lời yêu cầu; khi chúng tôi tới vùng đó, chúng tôi thấy xác địch nằm ngổn ngang. Chỉ bằng cách h́nh dung địa thế và dựa vào 15 năm kinh nghiệm đánh giặc, ông chứng tỏ khả năng đặc biệt tiên đoán ư đồ địch.

Khi bộ chỉ huy lập trại đóng quân đêm đó, Trưởng mở bản đồ ra, châm một điếu thuốc, và phác họa kế hoạch chiến trận của ḿnh. Khoản rừng giữa vị trí chúng tôi đang đóng quân tại các sườn núi và con sông, Trưởng giải thích, tạo nên một hành lang thiên nhiên - con đường Bắc Quân thể nào cũng chui đầu vào. Trưởng nói, "Tảng sáng, chúng ta sẽ phái một tiểu đoàn tới địa điểm này, về phiá trái, làm lực lượng nút chận giữa sườn núi và con sông. Vào khoảng 8 giờ sáng ngày mai, tiểu đoàn này sẽ đụng độ mạnh với địch quân. Tiếp đó tôi sẽ gửi một tiểu đoàn khác tới địa điểm này, về phiá phải. Tiểu đoàn này sẽ chạm địch vào khoảng 11 giờ. Tôi muốn anh ra lệnh pháo binh sẵn sàng nă vào vùng này, về phiá trước mặt chúng ta," Trưởng nói, "và rồi chúng ta sẽ tấn công với tiểu đoàn thứ ba và thứ tư của chúng ta đánh xuống mạn sông. Như vậy địch quân sẽ bị sa vào bẫy với lưng đối vào khúc sông."

Tôi chưa từng nghe thấy điều lạ lùng như vậy tại West Point. Tôi nghĩ bụng, "Cái ǵ mà 8 giờ rồi 11 giờ? Làm sao mà có thể hoạch định thời khóa biểu cho trận đánh như vậy được?" Nhưng tôi cũng nhận ra kế hoạch của Trưởng: Trưởng đă tái tạo chiến thuật Hannibal đă dùng vào năm 217 trước tây lịch, khi Hannibal bao vây và tiêu diệt các đơn vị viễn chinh La Mă tại bờ sông Trasimene.

Nhưng, Trưởng nói thêm, chúng ta có một điều khó xử: quân Dù Việt Nam được đưa vào chiến dịch này v́ cấp trên lo ngại các lực lượng Mỹ khi đuổi theo địch quân có thể mạo hiểm tiến tới quá sát ranh giới Cam Bốt. ưởng nói, "Theo bản đồ của anh, biên giới Căm Bốt nằm tại đây, 10 cây số về phiá Đông nếu so với bản đồ của tôi. Để có thể thực hiện kế hoạch của tôi, phải dùng bản đồ của tôi thay v́ của anh, nếu không chúng ta không tài nào đánh ṿng sâu đủ để đặt lực lượng nút chận đầu tiên của chúng ta. Như vậy, Thiếu Tá Schwarzkopf, anh cố vấn sao đây?"

Viễn ảnh để địch quân chạy thoát trở lại khu an toàn, để rồi khi hồi phục lại sức, chúng lại tấn công trở lại khiến tôi sôi gan lên cũng giống mọi quân sĩ khác. Một số địch quân này đă đụng độ với tôi bốn tháng trước đây tại Đức Cơ; tôi không muốn phải giao tranh lại với chúng bốn tháng tới đây. Như vậy tội ǵ tôi phải cho là bản đồ của tôi chính xác hơn bản đồ của Trưởng cơ chứ?

"Tôi cố vấn chúng ta dùng lằn biên giới vạch theo bản đồ của Trung Tá."

Sau khi ban bố các lệnh tấn công, Trưởng ngồi nghiên cứu bản đồ với điếu thuốc lá trên môi. Chúng tôi duyệt đi duyệt lại kế hoạch thâu đêm, mường tượng mọi diễn tiến của trận đánh. Khi trời hừng sáng, chúng tôi phái Tiểu Đoàn 3 tiến quân. Họ tới vị trí và, y như là, đúng 8 giờ sáng, họ gọi điện về báo cáo đụng địch mạnh. Trưởng phái Tiểu Đoàn 5 tiến về hướng phải. Vào 11 giờ, họ báo cáo chạm địch mạnh. Đúng như Trưởng tiên đoán, trong khu rừng phiá dưới chúng tôi, địch đụng đầu với Tiểu Đoàn 3 tại ven bờ và quyết định, "Tụi ḿnh không thể thoát ngă này. Tụi ḿnh sẽ lộn trở lui." Quyết định này trái nguyên tắc căn bản của thế tháo lui và lẩn tránh, tức là chọn con đường bất tiện nhất để giảm thiểu nguy cơ chạm trán với địch quân đang nằm chờ. Nếu chúng chọn leo rặng núi Chu Prong ra khỏi thung lũng th́ có lẽ chúng thoát được nạn. Trái lại, chúng đă lần theo thung lũng, đúng như Trưởng tiên đoán, và do đó bị chúng tôi đóng vào hộp. Trưởng nh́n tôi và nói, "Hăy cho nă pháo của anh." Chúng tôi pháo nửa tiếng. Tiếp đó Trưởng ra lệnh hai tiểu đoàn c̣n lại đánh xuống sườn đồi; súng ống khai hỏa rất nhiều trong khi chúng tôi theo đoàn quân tiến xuống.

Vào khoảng 1 giờ trưa, Trưởng tuyên bố, "Ô-kê, chúng ta dừng chân tại đây." Trưởng chọn một băi quang xinh xắn, và chúng tôi ngồi xuống ăn trưa cùng với ban tham mưu! Đang ăn nửa chừng , Trưởng bỗng đặt bát đũa xuống và ra lệnh vào máy phát thanh. "Trung Tá làm ǵ vậy?" tôi hỏi. Trưởng ra lệnh cho binh sĩ lục lạo chiến trường để thu lượm súng ống: "Chúng ta triệt hạ nhiều địch quân, những đứa thoát chết vứt bỏ lại súng ống khi tháo chạy."

Lạ nhỉ, Trưởng có nh́n thấy cái quái ǵ đâu! Mọi điều đều bị rừng cây che đậy. Nhưng chúng tôi ở nán lại băi quang trọn ngày c̣n lại, và quân lính ôm về từng bó súng ống chất thành đống trước mặt chúng tôi. Tôi khoái quá - chúng ta đă gặt hái một chiến công hiển hách! Nhưng Trưởng th́ lại ngồi yên, thản nhiên hút thuốc.

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng