Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Một Chiến Tướng ?

Chiến Tướng, Một Tinh Anh Hiếm Có Trong Chiến Tranh Việt Nam

Để trả lời cho ai hỏi những ai là tướng giỏi trong Quân Đội Nhân Dân Cộng Sản Bắc Việt, Bùi Tín đưa ra những tên sau đây: Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Hữu An, Hoàng Minh Thảo.

Ngoài ra, Lê Trọng Tấn được gọi là Tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam"; Nguyễn Hữu An, vị tướng trận mạc.

Trong QLVNCH, trong số trên 160 tướng lãnh, những tướng thường được coi là giỏi gồm có: Đỗ Cao Trí, Nguyễn Viết Thanh, Ngô Quang Trưởng, Lê Văn Hưng, Lý Tòng Bá, Lê Minh Đảo.

Ngoài ra, Đỗ Cao Trí được Tướng Wesmoreland gọi là "Patton Việt Nam"; Đỗ Cao Trí và Nguyễn Viết Thanh được giới quân sự và báo chí Mỹ cho là hai chiến tướng kiệt xuất - outstanding fighting generals (David Fulghum, Terrence Mailand, South Vietnam on Trial - The Vietnam Experience, Boston Publishing Company); và Ngô Quang Trưởng được Tướng Schwarzkopf cho là một Trung Đoàn Trưởng Kiệt Xuất trong khi Đại Tá James H. Willbanks gọi Tướng Trưởng là Vị Tư Lệnh Sáng Chói Nhất.

Còn đối với QLHK thì các tướng lãnh được nhắc tới là các Tướng Westmoreland, Abrams, Kinnard, Weyland.

Nhưng nếu định nghĩa chiến tướng là một tướng lãnh cầm quân và đánh giặc cấp sư đoàn trở lên và đánh thắng vài ba trận, không hẳn với quân số đông hơn mà là với mưu trí hơn địch, thì quả là khó mà liệt kê ai trong số các tướng lãnh nêu trên thuộc hạng chiến tướng.

Người ta cố gượng gạo tạo lên hình chiến tướng bằng cách gán những danh xưng nghe kêu thật to, như "tướng của các chiến trường nóng bỏng", "vị tướng trận mạc", "tướng đánh giặc giỏi nhất Việt Nam", "vị tướng tài ba lỗi lạc của Việt Nam và thế giới", "tướng Nã Pha Luân Việt Nam", "tướng Patton Việt Nam", "tướng Zhukov Việt Nam", nhưng khi kê mắt vào nhìn thì thấy thùng trống rỗng, hay le que vài trận nhỏ, như trong trường hợp Tướng Lê Trọng Tấn với các trận "B́nh Giă, Đồng Xoài, Bàu Bàng-Dầu Tiếng... Đường 9 Nam Lào, mặt trận Trị Thiên hè 72; Mậu Thân 1968, tư lệnh cánh quân duyên hải phía Đông"!

Sao lại hiếm chiến tướng vậy? Thật ra thì có nhiều lý do. Lý do thứ nhất là vì phía quân đội xâm lăng - Cộng Sản Bắc Việt - lựa chọn đánh du kích ở mức tiểu đoàn trở xuống và chỉ tập trung quân đánh lớn tương đối ít bận như Pleime-Iadrang năm 1965 (Chu Huy Mân - Vĩnh Lộc - Kinnard), Khe Sanh năm 1968 (Cushman - Westmoreland - Võ Nguyên Giáp), Đắc Tô-Kontum năm 1972 (Lý Tòng Bá - Hoàng Minh Thảo), Quảng Trị năm 1972 (Ngô Quang Trưởng), An Lộc năm 1972 (Lê Văn Hưng). Còn phía quân đội tự vệ - Việt Nam Cộng Hòa - có ít dịp tấn công lớn trong đó phía CSBV buộc phải giao tranh như mặt trận Toàn Thắng Căm Bốt năm 1971 (Đỗ Cao Trí - Nguyễn Viết Thanh), mặt trận Lam Sơn 719 Hạ Lào năm 1971 (Hoàng Xuân Lãm), mặt trận Đức Huệ năm 1974 (Phạm Quốc Thuần). Đến khi phía Cộng Sản Bắc Việt khởi công đánh lớn năm 1975 thì phía Việt Nam Cộng Hòa lại chọn rút lui chiến thuật khỏi Quân Đoàn II rồi Quân Đoàn I, thành thử chỉ xảy ra trận đánh lớn sau cùng tại Xuân Lộc tháng 4 năm 1975 (Lê Minh Đảo - Hoàng Cầm). Coi như vậy là không có mấy vị tướng lãnh có cơ hội đánh hơn là một trận lớn để thiên hạ chiêm ngưỡng thấy nét chiến tướng của mình.

Lý do thứ hai là vì địa hình tại Nam Việt Nam eo hẹp không cho phép điều động một lúc trọn cả một sư đoàn gồm có ba trung đoàn cùng với hai tiểu đoàn thiết giáp và pháo binh và đơn vị Công binh. Tướng Vĩnh Lộc viết:

Địa thế và vị trí của nước ta trong phương vị hành quân t́m địch để tảo thanh không tạo được cơ hội để dàn trận một lúc đồng thời cả ba Trung Đoàn cùng các đơn vị yểm trợ. Xét lại từ khi thành lập Sư Đoàn cho đến ngày thất thủ Vùng Cao Nguyên, chưa thấy Khu Chiến Thuật nào hành quân sử dụng toàn thể sư đoàn, nghĩa là cả 3 Trung Đoàn Bộ Binh, Tiểu Đoàn Pháo Binh, Công Binh và Thiết Giáp v.v. Dù muốn cũng không có môi trường để dàn ra cả Sư Đoàn nếu không muốn nói đến hiếm hoi sĩ quan chỉ huy được huấn luyện nghiêm túc điều khiển Đại đơn vị. (Thư Gửi người Bạn Mỹ, trang 71)

Nhiều khi, khi đọc thấy trong một trận đánh, hai phe tung vào mỗi bên hai ba sư đoàn, người ta ngỡ là đúng y như vậy, nhưng nhìn kỹ ra thì mới hay là chỉ có một vài đơn vị của mỗi sư đoàn sung trận cùng một lúc mà thôi.

Trong đoạn trích dẫn trên, Tướng Vĩnh Lộc cũng nêu lên lý do sao ít có chiến tướng trong QLVNCH: "hiếm hoi sĩ quan chỉ huy được huấn luyện nghiêm túc điều khiển Đại Đơn vị." Xin xem Tướng Lãnh QLVNCH Tốt Nghiệp USACGSC

Điều này cũng đúng đối với giới tướng lãnh Quân Đội CSBV, điển hình là trường hợp của Tướng Nguyễn Hữu An. Ông kể trong hồi ức "Chiến Trường Mới" là hai lần đi học quân sự cao cấp hụt; lần đầu năm 1963 sắp sửa đi Nga học thì bị hủy để "đi chiến trường Hạ Lào"; và lần thứ hai năm 1964, sẵn sàng đi Tàu học thì bị giữ lại cho làm tư lệnh Sư Đoàn 325 "đi đánh nhau" trong Nam tại vùng Tây Nguyên. Do đó, QĐNDVN coi bộ cũng nằm trong tình trạng "hiếm hoi sĩ quan chỉ huy được huấn luyện nghiêm túc điều khiển Đại Đơn vị." Ngoài ra, trong Quân Đội CSBV còn có một điểm yếu là số đông tướng lãnh xuất thân từ lớp nông dân và có trình độ văn hóa thấp - như Tướng Nguyễn Chí Thanh "xuất thân cố nông, văn hóa thấp", Tướng Đoàn Khuê "mới học đến lớp hai trung học thời Pháp" hay Tướng Lê Quang Hòa "văn hóa mới qua trường văn hóa Lạng Sơn học tắt, chưa đậu lớp 7, xuất thân từ nông dân" (Bùi Tín). Ngoài ra, được biết thêm là khoảng năm 1957, sáu tướng sau đâu được thày giáo Doãn Mậu Hoè đến tận nhà dạy học riêng: Nguyễn Chí Thanh, Song Hào và Lê Quang Đạo học Lý, Hóa cấp III; Hoàng Văn Thái và Phạm Ngọc Mậu học lớp 8 và lớp 9 (cấp II); Phạm Kiệt học lớp 3 và lớp 4 (cấp I).

Riêng đối với Quân Lực Hoa Kỳ, ngoài Tướng Westmoreland cầm quân 4 năm (6/1964-6/1968) và Tướng Abrams cầm quân 4 năm (6/1968-6/1972), các tướng lãnh Mỹ khác chỉ được luân phiên làm tư lệnh một sư đoàn có một năm. Mất 3 tháng đầu mần mò làm quen với công việc mới và mất 3 tháng cuối bận bịu với công tác chuyển giao. Thành ra các tướng lãnh Mỹ không có đủ thời giờ để hoạch định kế hoạch và thi thố tài năng đánh lớn, ngoài yếu tố phía Việt Cộng né tránh đụng độ lớn với quân Mỹ.

Lẽ ra thì QĐNDVN phải có nhiều chiến tướng vì họ thủ vai tấn công, có lợi điểm lựa chọn thời điểm và không gian chiến trường. Vậy mà trên thực tế, họ không có được một tướng lãnh xứng danh là một chiến tướng đúng theo như đã định nghĩa, kể cả Tướng Võ Nguyên Giáp. Trong "thời kỳ chống Mỹ", ông đã không tạo được một chiến công nào cả; cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 là một thất bại ê chề. Còn trong "thời kỳ chống Pháp", huyền thoại chiến tướng của ông, nhất là trong trận Điện Biên Phủ, đã bị tan thành mây khói, khi các tài liệu mật của Trung Quốc được bạch hóa đã phát hiện cho thấy là tất cả những chiến công đánh Pháp của Tướng Võ Nguyên Giáp là do công lao của các Cố Vấn Tàu, đặc biệt là La Quý Ba, Trần Canh và Vi Quốc Thanh. (Ghi chép thực về việc Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp - Hồi kư của những người trong cuộc. Nhà xuất bản Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh, 2002). Sau khi các cố vấn Trung Cộng rút về nước thì Võ Nguyên Giáp chẳng tạo được một chiến tích nào khi đánh Mỹ và Nam Việt, mà toàn là thua (Pleime, Khe Sanh, Tết Mậu Thân 1968, v.v...)

Lý do thứ ba hiếm chiến tướng là yếu tố chính trị. Đối với các tướng lãnh Mỹ thì bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Nam Việt Nam, không được phép truy đuổi địch qua mật khu bên lãnh thổ Căm Bốt và Lào; khi Tổng Thống Nixon cho phép quân Mỹ hành quân sang lãnh thổ Căm Bốt tháng 4 - tháng 7 năm 1970, thì các đơn vị chiến đấu Mỹ chỉ được tiến sâu không quá 30 miles. Đối với các tướng lãnh VNCH thì chính sách Mỹ chỉ cho phép đánh tự vệ chứ không khuyến khích tấn công vì quân đội chỉ được trang bị với súng ống tự vệ (không có trực thăng vũ trang Cobra, chẳng hạn) và lỗi thời từ Đệ Nhị Thế Chiến; lại nữa thường được cung cấp cách trì trệ súng mạnh tương xứng với súng ống quân lính Việt Cộng, chẳng hạn súng M16 lâu sau súng AK47.

Lý do thứ bốn là yếu tố bè phái. Năm 1970, Allan Goldman lập một bảng danh sách phân loại tướng lãnh theo phe ông Thiệu hay phe ông Kỳ. Khi chọn tướng lãnh nắm giữ sư đoàn và quân đoàn, Tổng Thống Thiệu không nhắm người có tài năng quân sự mà nhắm trước hết người có "lòng trung thành" với mình và sẽ không có tham vọng đảo chánh. Chẳng vậy mà ông duy trì Tướng Cao Văn Viên liên tục ở chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng từ năm 1965 đến năm 1975; và trong số các tư lệnh sư đoàn và quân đoàn, tỉ lệ số sĩ quan đã qua Mỹ thụ huấn khóa chỉ huy cao cấp ít hơn số đã không học qua USCGSC (9/25). Thêm nữa, Tướng Đỗ Cao Trí một thời gian đã bị cho đi làm đại sứ Đại Hàn (1965-1969) và Tướng Nguyễn Văn Hiếu làm phụ tá đặc biệt chống tham nhũng dưới quyền Phó Tổng Thống Trần Văn Hương (tháng 2/1972-tháng 12/1973).

Lý do thứ năm hiếm có chiến tướng tại chiến trường Việt Nam vì chưa có mấy sử gia đào sâu nghiên cứu kỹ về các trận đánh lớn để rồi mô tả các động thái của trận đánh với đầy đủ điều nghiên tình báo về ý đồ địch, hoạch định kế hoạch tấn công hay phản công, vận chuyển của guồng máy điều khiển và chỉ huy, thi hành các thế điều quân, v.v... Chẳng hạn, trường hợp của cuộc đánh tái chiếm Quảng Trị, có người cho là Tướng Lê Văn Thân, gốc pháo binh, lúc đó là Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I, mới là người có công chứ không phải Tướng Ngô Quang Trưởng. Hay trường hợp trận đánh Kontum mùa hè Đỏ Lửa năm 1972, Tướng Lý Tòng Bá thì cho là công lao của mình, nhưng Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng Nhì Quân Đoàn II, thì lại cho là công lao của Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn II. Do vậy nếu đào sâu các tài liệu quân sự của các phe chiến đấu tại Việt Nam - CSBV, VNCH, HK - chắc là có thể khám phá ra thêm một số chiến tướng nữa. Quả thật vậy, qua quá trình nghiên cứu hơn một chục năm, từ năm 1998, tôi đã tìm ra một chiến tướng mà không mấy ai ngờ tới. Đó là Tướng Nguyễn Văn Hiếu.

Chiến Tướng Hiếu

Khi nói tới Tướng Hiếu thường người ta nghĩ Tướng Hiếu chỉ là một tướng thanh liêm, chứ không hề cho là một chiến tướng, thích cầm quân tấn công địch, có tài đánh giặc với mưu trí, có biệt tài đem ra xử dụng mọi loại quân chủng - thiết giáp, pháo binh, không quân - và huy động mọi loại binh chủng không chỉ duy thiện chiến như biệt động quân, dù, thủy quân lục chiến, biệt cách dù, lực lượng đặc biệt mà còn binh chủng tầm thường như địa phương quân và nghĩa quân.

Các chiến công Tướng Hiếu lập nên trong ba trận đánh lớn Pleime, Thần Phong 1 và Đức Huệ/Svay Riêng đủ để liệt Tướng Hiếu vào hàng chiến tướng.

Pleime

Trận Pleime - hay trận Iadrang (đúng hơn trận Chu Prong) trong ba trận Pleime-ChuProng-Iadrang nằm trong chiến dịch Pleime - được phía Cộng Sản Bắc Việt và phía Hoa Kỳ coi là trận đánh lớn cấp sư đoàn đầu tiên giữa lực lượng của đôi bên; phía CSBV có các Trung Đoàn 32, 33 và 66, phía HK có các Lữ Đoàn 1, 2,và 3 Không Kỵ. Nhưng ít ai đề cập tới vai trò chính - cách chung - của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II/VNCH - và cách riêng - của Đại Tá Hiếu,Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, trong toàn bộ chiến dịch này. Điểm này đã được luận tới cách thấu đáo trong loạt bài sau đây:

Hai Tay Cờ Chính Trong Ván Cờ Pleime
Các Thế Chiến Thuật Trong Trận Pleime
Nhật Ký Trận Pleime
Duyệt Trình Cuốn Sách "Why Pleime"
Chiến Dịch Pleime và Chiến Dịch Pleiku
Tài Điều Binh Khiển Tướng Trong Chiến Dịch Pleime
Vài Điều Cần Nên Biết Về Trận Đánh Pleime-Iadrang
Sinh Hoạt Hậu Trường Tại Các Bộ Tư Lệnh Việt Mỹ Trong Chiến Dịch Pleime
Cuộc Phản Công Pleime vào Mật Khu Chuprong-Iadrang
Thu Thập Tin Tức Tình Báo Tại Ia Drang
Điểm Danh Chiến Sĩ Tham Chiến Mặt Trận Pleime-Chuprong-Iadrang
Một Thiên Tài Quân Sự Lộ Hình Tại Mặt Trận Pleime-Chuprong-Iadrang
Tính Chất Đặc Thù của Khái Niệm Hành Quân trong cuộc Pleime Phản Công
Một Bài Học Chủ Thuyết về Xử Dụng B-52 Oanh Tạc trong cuộc Pleime Phản Công
Những Thế Nghi Binh Hỗ Trợ cho Oanh Tạc B-52 trong cuộc Pleime Phản Công
Kế Hoạch và Thực Hiện Hành Quân Arc Lite trong cuộc Pleime Phản Công
Việc gì xảy ra nếu không có đại kế hoạch cho cuộc Pleime Phản Công?
Tình Báo, Yếu Tố Then Chốt trong Chiến Thắng Chiến Dịch Pleime
Sứ Mạng Thật của Hal Moore và Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ tại LZ X-Ray
C̉hỉ Huy và Chỉ Đạo Oanh Tạc B-52 Tại Chuprong-Iadrang
Oanh Tạc B-52 Theo Dõi Từ G3/IFFV
Khái Niệm Hành Quân của Đại Tá Hiếu cho Trận LZ X-Ray
Thần Phong 7
Mạo Hiểm vào Hang Cọp tại Thung Lũng Ia Drang

Đặc điểm của Đại Tá Hiếu trong việc điều quân trong chiến dịch Pleime là dùng đến tài mưu trí hơn địch và tài khéo dụng binh khiển tướng, kể cả các tướng lãnh Mỹ.

Đại Tá Hiếu đã chẩn đoán nhanh chóng tình hình chiến trận và đoán biết được mọi mưu kế của địch đồng thời hóa giải được tất cả với phương tiện eo hẹp sẵn có trong tay, từ việc thắng vượt giai đoạn đánh đồn đả viện và phục kích vận động chiến với Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 3 Thiết Giáp, đến giai đoạn truy kích và đập tan địch đến tận cùng xào huyệt thâm sâu với Lữ Đoàn Dù .

Đại Tá Hiếu cũng biết dựa vào ưu thế về mặt nắm vững tình báo cách chính xác và tỉ mỉ liên quan đến vị trí và tình trạng của tất cả các đơn vị địch, từ chỉ huy đến tác chiến, để thuyết phục xui khiến cấp chỉ huy Mỹ làm theo ý kiến mình về mặt khái niệm hành quân và thời khóa biểu điều quân, cách khéo léo và kín đáo đến độ từ ngoài nhìn vào chiến trận, ai cũng tưởng và ngay cả các cấp chỉ huy tham chiến Mỹ cũng tưởng là Quân Đội Mỹ đơn phương chủ động trong trận Iadrang (đúng hơn trận Chu Prong).

Ngoài ra, Đại Tá Hiếu cũng chứng tỏ tài khiển dụng mọi loại chiến cụ hiện đại của QLHK như trực thăng vũ trang và phóng pháo cơ B52 và tuần tự điều động hàng loạt chiến binh thuộc đủ loại binh chủng Việt Mỹ: biệt cách dù, lực lượng đặc biệt, dân sự chiến đấu, bộ binh, biệt động quân, thủy quân lục chiến, không kỵ, thiết giáp, pháo binh, không quân.

Thêm nữa, Đại Tá Hiếu còn biểu dương tài biến hóa đủ loại chiến thuật tấn thủ: bao bọc, chống phục kích, giải tỏa, truy đuổi, phục kích, khai thác, tấn công và tiêu diệt.

Thần Phong 1

Hai tháng trước chiến dịch Pleime, Đại Tá Hiếu đã tỏ ra khí khái chiến tướng trong Hành Quân Thần Phong 1. Cuộc hành quân này được tường thuật trong bài Hành Quân Khai Lộ.

Đặc điểm của Đại Tá Hiếu trong cuộc hành quân này là dùng "một kế hoạch dương đông kich tây qui mô" chuẩn bị cho cuộc hành quân khai lộ với Sư Đoàn 22, Thiết Đoàn 3, Chiến Đoàn 2 Dù, các Lực Lượng Địa Phương Quân, Nhóm Dân Sự Chiến Đấu, Chiến Đoàn Alpha TQLC,Trung Đoàn 42 và Nhóm 20 Công Binh Chiến Đấu, đồng loạt tấn công tứ phía dọc theo "Quốc Lộc 1 từ Qui Nhơn tới Tuy Ḥa", "Quốc Lộ 14", và "Liên Tỉnh Lộ 7 từ Phú Bổn tới Tuy Ḥa " cùng tại "Quận Lệ Thanh" và tại "Lệ Bắc", khiến cho các đơn vị địch bị ghim xuống tại chỗ không thể xê dịch để mà thiết lập các ổ phục kích, do đó "điểm chính yếu của khái niệm hành quân là ngăn ngừa và chận đứng trước các cuộc phục kích hơn là can thiệp để triệt hủy và chống lại các ổ phục kích với các lực lượng tiếp cứu".

Đức Huệ/Svay Riêng

Mặt trận Đức Huệ/Svay Riêng là trận đánh lớn nhất sau cùng của QLVNCH xảy ra vào cuối tháng 4 năm 1974. Trận này được Đại Tá Legro, trưởng phòng tình báo DAO Mỹ mô tả cặn kẽ. Tướng Hiếu lúc đó là Tư Lệnh Phó Hành Quân/Quân Đoàn III, đã huy động một lực lượng cấp quân đoàn nhằm giải tòa áp lực nặng của Sư Đoàn 5 Bắc Việt đặt vào trại Đức Huệ với 20 tiểu đoàn di động bao quanh vùng Mỏ Vẹt, rồi tấn công vượt biên sâu 16 cây số vào vùng Svay Riêng với ba chiến đoàn: Chiến Đoàn 315 gồm Thiết Đoàn 15 Kỵ Binh, Tiểu Đoàn 64 BĐQ, và một thiết đội chiến xa hạng trung dùng làm lực lượng xung kích; Chiến Đoàn 318, bao gồm Thiết Đoàn 17 Kỵ Binh, một tiểu đoàn BĐQ, một thiết đội chiến xa; Chiến Đoàn 310, bao gồm một tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 18 và một tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 25 và Nhóm 3, Thiết Kỵ 10. Ngoài ra cuộc hành quân còn được yểm trợ bởi hai tiểu đoàn của Quân Đoàn IV cùng pháo binh và Không Lực Việt Nam. Đặc điểm của trận đánh này là vận dụng tối đa yếu tố vận tốc, bí mật, và phối trí của một hành quân đa diện.

Đỗ Xá, Đại Bàng 800, Snoul

Ngoài ba trận đánh lớn cấp sư đoàn và quân đoàn nêu trên, Tướng Hiếu còn đánh ba trận đánh cấp trung đoàn đáng kể: Đỗ Xá năm 1964, Đại Bàng 800 năm 1967 và Snoul năm 1971.

Trong cuộc hành quân Đỗ Xá, với tên chính thức là Quyết Thắng 202, Tướng Hiếu, lúc đó là Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, dưới quyền Tướng Đỗ Cao Trí, đã táo bạo tung hai đạo quân gồm Chiến Đoàn A với ba Tiểu Đoàn Biệt Động Quân dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Sơn Thương và Chiến Đoàn B với các đơn vị của Trung Đoàn 50, thuộc Sư Đoàn 25, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Phan Trọng Chinh vào mật khu bất khả xâm phạm Đỗ Xá nằm tại giáp giới ba tỉnh Kontum, Quảng Ngãi và Quảng Tín. Ngoài ra, hai toán quân này c̣n được tăng phái bởi Tiểu Đoàn 5 Dù dưới quyền chỉ huy của Đại Úy Ngô Quang Trưởng.

Trong cuộc hành quân Đại Bàng 800, Tướng Hiếu đã tinh anh dùng kế "điệu hổ ly sơn" dụ được một trung đoàn thuộc Sư Đoàn 3 Sao Vàng xuất đầu lộ diện và nện lên đầu một cú thoi sơn gây cho địch bị tổn thất nặng với xác của 300 chiến binh bỏ lại trên chiến trường, sau khi các đơn vị của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ thất bại trong cuộc lùng kiếm địch dòng dã ba ngày trời.

Trong cuộc hành quân triệt thoái Snoul, Tướng Hiếu đã biểu dương tính khí của một chiến tướng giỏi khi tấn cũng như khi thủ khi triệt thoái Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 khỏi thị trận Snoul dưới sự uy hiếp của hai Sư Đoàn 5 và 7 Bắc Việt. Cuộc triệt thoái trên đoạn đường 13 cây số từ Snoul trên phần đất Căm Bốt về tới Lộc Ninh được coi là thành công với tổn thất tương đối nhẹ. Trong cuộc rút quân này, Tướng Hiếu đã ứng dụng 8 yếu tố bài bản của một chiến thuật lui binh.

Chân Dung của một Chiến Tướng

Một lý do chính khiến ít người biết Tướng Hiếu là một chiến tướng là tính kín đáo, không thích lòe loẹt phô trương chiến tích của mình. Tướng Hiếu núp bóng sau Tướng Trí, Tướng Vĩnh Lộc và Tướng Thuần khi hoạch định và thực hiện các trận đánh Đỗ Xá, Thần Phong 1, Pleime và Đức Huệ/Svay Riêng.

Đại Tá John Hayes, Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn 5, nhận xét: "Ông cẩn trọng mực thước nhưng khi lấy quyết định th́ sắc bén." Về phương diện này, có lẽ Đại Tá Hayes là giới chức quân sự Mỹ duy nhất hiểu rõ Tướng Hiếu, phần đông thì cho là Tướng Hiếu nhút nhát rụt rè không xông xáo đủ. Chẳng hạn như Tướng Abrams phát biểu như sau về Tướng Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 trong một buổi họp ngày 26 tháng 7 năm 1969:

Và, thật là bất hạnh, Sư Đoàn 22 QLVNCH không nh́n được sự thể như vậy. Sư Đoàn chưa phải là một sư đoàn thiện chiến, xuất trận với cấp trung đoàn và tiểu đoàn và vân vân! Và chính điều đó cần thiết phải được thực hiện tại B́nh Định! Và đó chính là điều Sư Đoàn 22 không nh́n thấy! Và đó chính là điều tư lệnh sư đoàn tự thâm tâm không sẵn ḷng chịu làm! Và điều mà tất cả mọi người cần phải làm, thay v́ bàn đến chuyện xuất trận và chiến đấu với—Trớ Đất Quỷ Thần ơi, họ đứng dưới đó liếm đũa chờ cho Sư Đoàn 3 Bắc Quân trở lại! Phải đấy, lẽ dĩ nhiên nếu Sư Đoàn 3 Bắc Quân trở lại th́ họ đă rửa sạch đồng hồ rồi. Nhưng đó là ngày họ trông chờ--khi Sư Đoàn 3 Bắc Quân trở lại! Cục cứt! Có điều—không thể làm điều mà chưa được tổ chức, điều mà chưa được huấn luyện. Phải đi ra ngoài làm điều phải làm ngay bây giờ tại nước này! Tất cả mọi người làm phải như vậy!

Tướng McAuliffe, Cố Vấn Phó Vùng 2 Chiến Thuật, cũng lượng định sai lầm về Tướng Hiếu khi ông viết trong bản tường trình ngày 26 tháng 11 năm 1970:

Có hai phương thuốc khả dĩ chữa trị cho căn bệnh của sư đoàn, cả hai đã được đề nghị cho Tướng Trí: (a) thay thế tư lệnh sư đoàn, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, và trung đoàn trưởng Trung Đoàn 8; ; (b) cho các đơn vị của sư đoàn tham gia thêm vào các cuộc hành quân vượt biên, ngõ hầu nâng cao tinh thần và huấn luyện các năng khiếu chiến đấu của các cấp chỉ huy đơn vị và binh sĩ tham dự. (Tướng Trí đã đề nghị thay thế Tướng Hiếu, và xem cách cho Sư Đoàn tham gia thêm vào các cuộc hành quân.)

Sai lầm, vì Tướng Trí, trái lại trọng dụng Tướng Hiếu nhất trong số ba Tư Lệnh Sư Đoàn 5, 18 và 25, theo ý kiến của Đại Tá Khuyến, Chỉ Huy Trưởng An Ninh Quân Đội Quân Đoàn III:

Khi tướng Trí về nắm chức Tư Lịnh Quân Đoàn 3 th́ t́nh cờ cả 3 vị Tư Lịnh Sư Đoàn của Quân Đoàn 3 đều xuất thân từ Khóa 3 Đà Lạt. Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh giữ chức Tư Lịnh Sư Đoàn 25, Thiếu Tướng Hiếu, Sư Đoàn 5 và Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, Sư Đoàn 18. Trong 3 vị Tư Lịnh vừa kể th́ Tướng Trí tỏ vẻ trọng dụng Tướng Hiếu nhứt v́ Tướng Hiếu đă từng làm tham Mưu Trưởng cho Tướng Trí trước kia ở Quân Đoàn 1 và Quân Đoàn 2 vào năm 1963.

Chắc hẳn là Tướng McAuliff không biết là Tướng Trí có đề nghị Tổng Thống Thiệu cho Tướng Hiếu thay thế mình trong chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III khi ông được chỉ định thay Tướng Hoàn Xuân Lãm, Tư Lệnh Quân Đoàn I, cứu vãn cuộc hành quân Lam Sơn 719. Nhưng rủi thay sự việc không xảy đến vì Tướng Trí bị tử nạn trực thăng tháng 2 năm 1971.

Đến ngay cả Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18, cũng xét đoán lầm khí khái hiếu chiến của Tướng Hiếu qua điệu bộ nhỏ nhẹ:

anh Hiếu trông bề ngoài có vẻ quá hiền lành, khiến lính có thể không sợ, nên có thể không thích hợp với vai tṛ tác chiến.

Theo Dale Andrade nhận xét là các tướng VNCH thường tránh phiền hà nên chọn lựa thủ hơn là tấn:

Tướng Hưng không hèn nhát. Nhưng cũng như các các sĩ quan cao cấp Việt Nam khác, ông không muốn phải lấy những quyết định khó khăn. Nếu được ông thà ngồi đợi và ngó chừng, hy vọng là t́nh trạng đen tối sẽ tự tan biến đi

Tuy nhiên Tướng Hiếu lại khác. Một khi đã điều nghiên kỹ tình hình chiến trường và nắm vững tình báo chính xác về địch, Tướng Hiếu không ngần ngại tấn công vào sâu trong lòng xào huyệt địch, như trong cuộc hành quân Đỗ Xá năm 1964, cuộc hành quân Thần Phong 7 năm 1965, cuộc hành quân Snoul năm 1971 và cuộc hành quân Đức Huệ/Svay Riêng năm 1974.

Trong khi, theo Đại Tá James H. Willbanks, "Tướng Creighton Abrams nghĩ là Tướng Trưởng có khả năng chỉ huy một sư đoàn Mỹ", Đại Tá John Hayes, Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn 5, đánh giá Tướng Hiếu "cao hơn mức trung b́nh của một tư lệnh Sư Đoàn Mỹ trong cung cách hành sự toàn diện".

Tướng Hiếu trở nên một chiến tướng nhờ tài tận dụng ba lợi khí: tình báo, thiết giáp và pháo binh.

Tướng Hiếu luôn nghiên cứu kỹ lưỡng để nắm rõ tình hình địch bằng cách dùng các toán trinh sát len lỏi vào lòng địch và khéo khai thác các tù binh và hàng binh địch. Tướng Hiếu căn dặn "các Trung Đoàn phải cải thiện các đơn vị Trinh Sát và Viễn Thám, phải tận dụng các đơn vị này trong nhiệm vụ t́m và diệt địch. Trước hết phải xâm nhập vào nội địa của địch để phát giác các căn cứ hoặc trạm giao liên của địch" và "không những phải biết đích xác tung tích đơn vị địch mà c̣n phải nắm vững lối đánh sở trường của tổ trưởng của đơn vị đó (...) V́ vậy Đại Tá Hiếu luôn chỉ thị cho Pḥng Nh́ phải lấy được danh tánh cùng học hỏi được nhân cách tổ trưởng của đơn vị địch".

Trong trận đánh Pleime, Đại Tá Hiếu điểm rõ các vị trí địch đến độ khiến địch "kết luận là chỉ có thể là gián điệp trà trộn trong bộ đội cung cấp cho các lực lượng của ta vị trí và di chuyển của các phần tử trung đoàn".

Tướng Hiếu rất thành thuộc trong việc xử dụng thiết giáp ở cấp trung đoàn (Pleime 1965), cấp sư đoàn (Toàn Thắng 8/B/5) và cấp quân đoàn (Đức Huệ/Svay Riêng).

Theo Đại Tá John Hayes:

Từ khi Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu nắm quyền chỉ huy, Sư Đoàn đă khởi công chương tŕnh đưa chiến tranh đến địch. Sáng kiến này là một yếu tố trọng yếu mà Sư Đoàn đă thiếu sót trước đây. Việc xử dụng Trung Đoàn Thiết Kỵ trong vai tṛ tấn công là một thay đổi lớn lao với sứ mạng "Ngự Lâm Lính Kiểng" trước đây.

Ngoài ra, Tướng Hiếu còn tỏ ra là biết dùng thiết giáp hơn là một tướng thiết giáp chuyên nghiệp:

Trong hầu hết các trường hợp, bộ binh tháp tùng bảo vệ các đoàn quân chiến xa là điều đòi buộc. Trái lại, trận Pleime là một trường hợp cổ điển trong đó các phần tử bộ binh phương hại nhiều đến tính di động và khả năng của các chiến xa. Vì lẽ đó, các đại đội trưởng thiết giáp không nên bám quá khư khư vào các nguyên tắc bài bản và tốt hơn là bạo dạn phơi trần ra thay vì giới hạn tính di động của mình với một bộ binh tháp tùng sát bên bảo vệ. Điều này sẽ không những tạo tự do hành động mà còn biện minh cho khả năng tự vệ trong trường hợp bị tập kích bất ngờ.

Tướng Hiếu cũng sành sõi trong việc xử dụng pháo binh trong mọi trận đánh. Ngoài ra, Tướng Hiếu còn chứng tỏ là một sĩ quan pháo binh thượng thặng khi biết ứng phó với pháo binh địch:

Ngày 3 tháng Giêng năm 1975, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, tư lệnh phó Vùng 3 Chiến Thuật, chỉ huy hành quân, phân tích các hoạt động quân sự của Việt Cộng và Bắc Quân (VC/BQ) từ ngày 6 tháng Chạp và thảo luận các ý đồ của Cộng Sản. Trong Tỉnh Tây Ninh, các lực lượng VC/BQ thất bại trong nỗ lực hoàn thành các mục tiêu tấn chiếm các tiền đồn tại Núi Bà Đen và Suối Đá (XT335576) phía đông bắc Thành Phố Tây Ninh vì sau khi pháo binh của QLVNCH lúc đầu bị hỏa lực phản pháo VC/BQ hủy diệt, QLVNCH đã có thể đem thêm pháo binh vào chống cự lại lực lượng tấn công của địch. Trung Đoàn 205 VC/BQ Biệt Lập thiệt hại khoảng một phần ba quân số, trong khi Trung Đoàn 101 VC/BQ hứng chịu khoảng 100 thương vong. Các chiến thuật VC/BQ là hủy diệt pháo binh QLVNCH với hỏa lực phản pháo dựa trên tình báo của các vị trí đại pháo howitzer và rồi xử dụng pháo tập vào lực lượng trú phòng. Trong trận đánh tại Suối Đá, các lực lượng QLVNCH đã có thể đem thêm các ổ pháo tới tầm bắn của các lực lượng tấn công mà các đơn vị VC/BQ không tài nào tìm thấy để hủy diệt. Theo Tướng Hiếu, nguồn tình báo cho thấy là hai Trung Đoàn VC/BQ sẽ tấn công lại trong Tỉnh Tây Ninh và xử dụng thêm các ổ pháo binh để triệt hủy pháo binh QLVNCH.

Một nét đặc thù của chiến tướng Hiếu khi điều binh là không trực tiếp áp đặt lệnh lạc mà là điều khiển êm xuôi đến độ các sĩ quan thừa hành lệnh cứ ngỡ là họ hoàn toàn chủ động, như trong trường hợp của Tướng Kinnard trong chiến dịch Pleime/Pleiku và Tướng Trần Quang Khôi trong mặt trận Đức Huệ/Svay Riêng. Và Tướng Schwarzkopf xác tín là Đại Tá Ngô Quang Trưởng hoàn toàn chủ động trong cuộc hành quân Thần Phong 7. Tướng Hiếu tiết lộ biệt tài này của mình như sau trong cuộc hành quân Thần Phong 1: "Các chiến đoàn được kiểm soát chặt chẽ trong tiến tŕnh của họ. Họ hoàn toàn tự do hành động, nhưng kế hoạch của Quân Đoàn II đă buộc họ phải chiếm cứ các cao điểm dọc theo quốc lộ và di chuyển từng đợt nhảy vọt". Tướng Hiếu ra lệnh chỉ huy theo phong cách êm ả của một tham mưu trưởng chuyên nghiệp, chứ không theo phong cách sô bồ của một tướng trận mạc, nghĩa là biết đặt các con cờ đúng vị trí và khả năng trong bàn cờ chiến trận của mình nên các con cờ thi hành nhiệm vụ cách đương niên, chứ không cần phải đốc thúc xô đẩy khi họ bị đặt trong một tư thế vụng về và quá khả năng.

Một nét đặc thù khác của chiến tướng Hiếu là biết xử dụng mọi con cờ, từ tướng sĩ tượng (Việt lẫn Mỹ), xe pháo mã (Dù, TQLC, BĐQ) chí đến các con tốt (ĐPQ, NQ). Tướng Hiếu bình phẩm là Tướng Dư Quốc Đống, gốc Dù, không quen dùng địa phương quân: "Trung Tướng Tư Lệnh QĐIII Dư Quốc Đống không có kinh nghiệm chỉ huy các lực lượng địa phương quân nhưng ông đang học hỏi rất nhanh." Tướng Abrams cũng chê Tướng Đỗ Cao Trí theo chiều hướng đó: "Ông là một chiến thuật gia giỏi, tuy nhiên tôi đă chỉ cho tổng thống thấy là, tuy tôi thán phục chiến thuật Tướng Trí, thật sự Tướng Trí chiến đấu tại Quân Đoàn III với lính dù, thủy quân lục chiến, và biệt động quân, và không làm ǵ để cải tiến mức chiến đấu của --. " Còn Tướng Ngô Quang Trưởng thì bị Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, Phụ Tá Tham Mưu Trưởng G3, chê bai là chỉ giữ được Vùng 1 Chiến Thuật với Dù và Thủy Quân Lục Chiến: "Bộ Tham Mưu đă làm hết sức ḿnh. Mỗi khi có phương tiện, là Quân Đoàn 1/Quân Khu 1 được ưu tiên yểm trợ. Cả hai Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, hai lực lượng trừ bị, đều được tăng phái cho Quân Đoàn 1. Ngay sau khi đă đạt được mục tiêu, Tướng Trưởng dùng họ như lính địa phương thay v́ gửi trả lại Tổng Tham Mưu để điều quân cho các vùng khác."

Tướng Nguyễn Khoa Nam từng thán phục tài tác chiến của Tướng Hiếu; nhà văn Phan Nhật Nam viết:

Nắm quyền tư lệnh sư đoàn từ giữa năm (tháng 6, 1966), cuối năm (tháng 11), vị tân tư lệnh đă tạo dựng ngay một chiến thắng vẻ vang dưới chân Đèo Phù Cũ (Quận Phù Mỹ). Lúc ấy, chúng tôi, đơn vị tăng phái (Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù – Pnn) làm thành phần chận địch đóng trên núi, chứng kiến đơn vị bạn (Trung Đoàn 42/ Sư Đoàn22Bộ Binh) hợp cùng chi đoàn thiết vận xa M113 lùa địch từ Quốc Lộ I vào núi. Trận chiến hào hùng như một đoạn phim tài liệu lịch sử kỳ Đệ Nhị Thế Chiến - Các chiến sĩ bộ binh tùng thiết với thiết vận xa M113 theo đội h́nh hàng ngang, ào ạt tiến tới sau một đợt tác xạ, mạnh mẽ uy vũ như những hiệp sĩ thời trung cổ xung trận. Chiến Đoàn Trưởng Nhảy Dù, Trung Tá Nguyễn Khoa Nam đứng trên sườn núi chong ống nḥm quan sát trận địa dẫu là người kín đáo, phải nói nên lời thán phục: “Đại Tá Hiếu điều quân như một “ông thiết giáp” nhà nghề, và lính Sư Đoàn 22 đánh đẹp đâu thua lính ḿnh”- Lời ngợi ca chân thật giữa những người chiến đấu nơi trận tiền.

Kết Luận

Tướng Hiếu quả thật là một viên ngọc quân sự ẩn tàng bấy lâu nay. Đã đến lúc Tướng Hiếu được nhìn nhận là một chiến tướng hiếm có trong cuộc chiến Việt Nam, một thiên tài quân sự ít có ai sánh bì.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 27 tháng 12 năm 2010

Tướng Hiếu, Một Thiên Tài Quân Sự?
Các Tướng Lănh QLVNCH
generalhieu