- ABRAMS: Sư Đoàn 22 QLVNCH chỉ làm có 10 phần trăm điều họ phải làm. Và tôi tức giận các cố vấn sư đoàn trên đó v́ lẽ họ không tŕnh lên điều này. Họ đang ngủ gật dưới đó trong điếm canh, và để sự thể thông lọt qua, và thỏa măn với nửa vời.
* 26/07/69
- ABRAMS: Sư đoàn 22 QLVNCH giống như Lữ Đoàn 173 Dù [HK]. LĐ173 được trang bị chằng chịt giây nhợ, và Bảng Tổ Chức và Quân Cụ (TO&E) cho thả dù bất cứ đâu trên thế giới mà Hoa Kỳ đặt để họ xuống, và họ đều được huấn luyện nhảy dù và họ đều răm rắp ‘Xin tuyệt đối tuân lệnh đại bàng!’ và đại để như vậy. Chúng ta không cần thiết điều đó! Chúng ta không cần thiết điều đó! Thay vào đó điều mà chúng ta phải làm là đi ra ngoài và xớt bọn Vẹm, đi ra ngoài với những đơn vị nhỏ xông xáo trong đêm khuya, giúp đỡ đám dân làng, lo liệu cho thóc lúa tồn tại trong vựa và vân vân, và-- Trời Đất Quỷ Thần ơi, đâu cần quái ǵ đến dù! Dù chỉ có thể dùng để cắm trại với dân làng hay khỉ gió ǵ đó.
- ABRAMS: Và, thật là bất hạnh, Sư Đoàn 22 QLVNCH không nh́n được sự thể như vậy. Sư Đoàn chưa phải là một sư đoàn thiện chiến, xuất trận với cấp trung đoàn và tiểu đoàn và vân vân! Và chính điều đó cần thiết phải được thực hiện tại B́nh Định! Và đó chính là điều Sư Đoàn 22 không nh́n thấy! Và đó chính là điều tư lệnh sư đoàn tự thâm tâm không sẵn ḷng chịu làm! Và điều mà tất cả mọi người cần phải làm, thay v́ bàn đến chuyện xuất trận và chiến đấu với—Trớ Đất Quỷ Thần ơi, họ đứng dưới đó liếm đũa chờ cho Sư Đoàn 3 Bắc Quân trở lại! Phải đấy, lẽ dĩ nhiên nếu Sư Đoàn 3 Bắc Quân trở lại th́ họ đă rửa sạch đồng hồ rồi. Nhưng đó là ngày họ trông chờ--khi Sư Đoàn 3 Bắc Quân trở lại! Cục cứt! Có điều—không thể làm điều mà chưa được tổ chức, điều mà chưa được huấn luyện. Phải đi ra ngoài làm điều phải làm ngay bây giờ tại nước này! Tất cả mọi người làm phải như vậy!
Sư Đoàn 23
* 6/12/69
- ABRAMS: Hôm nọ tôi lên trên đó và tới Sư Đoàn 23 QLVNCH, và được Đại Tá Cảnh thuyết tŕnh, tôi đoán vậy. Và khi buổi thuyết tŕnh chấm dứt, tôi nói với Đại Tá Cảnh là buổi thuyết tŕnh là một thuyết tŕnh do một tư lệnh sư đoàn QLVNCH chuyên nghiệp nhất mà tôi tiếp nhận được từ khi tôi tới Việt Nam. Buổi thuyết tŕnh không những đề cập đến tất cả t́nh báo và các cuộc hành quân và tổ chức chiến đấu, vân vân. Ông đi vào chi tiết tỉ mỉ về tiếp vận—nhu cầu, chuyển vận, số lượng, và rồi vấn đề nhân sự. Và ông có một toán đặc biệt lo về thay thế trong hệ thống, thay thế cấp sư đoàn, và luân chuyển các tiểu đoàn ra vào qua một chương tŕnh huấn luyện ngắn hạn. Và điều họ thực hiện trên đó, tôi thiết nghĩ quả là đáng kể. Do đó điều ta có được tại Đức Lập và Bu Prang, đó là một sư đoàn. Chúng ta biết là chúng ta có một sư đoàn hành sử đúng một sư đoàn.
- ABRAMS: Đại Tá Cảnh rút Trung Đoàn 4 đi, theo lời cố vấn trên đó nói với tôi. Ông đích thân lên Bu Prang và ông nói với--trước mặt khỏang 50 người—ông nói với trung đoàn trưởng TrĐ47 là ông là thằng vô tích sự, và rút ông ta và trung đoàn ông ta ra khỏi Bu Prang.
- JACOBSON: Anh chàng vô tích sự đó có c̣n nắm Trung Đoàn 47 không?
- ABRAMS: C̣n. Lẽ dĩ nhiên là Trung Đoàn 47, thuộc về Sư Đoàn 22, do đó điều mà Đại Tá Cảnh làm đă chuyển toàn thể vấn đề qua tư lệnh quân đoàn và tư lệnh Sư Đoàn 22, và đă hủy bỏ mọi lời mời gọi quay trở lại Sư Đoàn 23. Thành thử đó là vấn đề của họ.
- ABRAMS: Biến cố hi hữu khác ở đó … Trung Đoàn 53 không bao giờ ở tại Bu Prang. Họ xuất quân, cấp đại đội, điều đáng sợ hại. Nhưng đó là điều họ đang làm, và lại thành công làm như vậy. Liên quan đến Đại Tá Cảnh, ông ta quả thật là một người suy tính chín chắn về chiến thuật.
Sư Đoàn 25
* 16/05/70
- ABRAMS: Sư Đoàn 25 coi bộ rất khá.
* 16/05/70
- POTTS: Mức độ chuyên nghiệp của ba sư đoàn [5, 18, 25] đó và năm thiết đoàn kỵ binh gia tăng một trăm phần trăm.
- ABRAMS: Sư Đoàn 25 rất đặc biệt. Hai năm trước—tuy sự tranh đua rất gay go—Sư Đoàn 25 thắng dễ dàng, tháng này qua tháng kia, và mọi người đồng ư là đơn vị dở nhất trong QLVNCH. Bây giờ sư đoàn đang chứng tỏ là một sư đoàn rất vững mạnh. Tôi phải nói là tôi khó thấy những dấu chỉ của sự phát triển đó tại Sư Đoàn 5.
* 11/07/ 70
- ROSSON: Sư Đoàn 5 và 18 QLVNCH được sắp vào hạng tồi, hạng thứ. Sư Đoàn 25 rất tốt--một trong sư đoàn tiến bộ nhất trên toàn quốc.
Quân Đoàn I
* 26/10/68
- ABRAMS: Các cuộc hành quân thành công tại phía bắc nơi Quân Đoàn I— ta có sự phối hợp của Lực Lượng Cảnh Sát Dă Chiến, QLVNCH, ĐPQ/NQ. Thành phần Việt Nam chiếm đa số. Và đó chính là những người thật sự có thể bứng rễ bọn Vẹm ra khỏi hạ tầng cơ sở.
Quân Đoàn I, II, III, IV
* 20/11/71
- ABRAMS: Tôi tiếp tục nghĩ là nếu Chính Phủ Việt Nam tiếp tục duy tŕ cơ cấu chỉ huy họ có tại Vùng Quân Sự 1—đó là một cơ cấu chỉ huy rất hiệu năng. Nó có rất nhiều tài năng—nói về mặt đặt kế hoạch, và t́nh báo, và hành quân. Một số thi hành tại đó, do người Việt Nam đảm trách, không thua kém bất cứ ai. Đó là điều họ đang có. T́nh h́nh có thể nặng thêm trên đó. Nhưng h́nh như cũng có sự tin tưởng và tôn trọng hỗ tương trong giới chức quyền.
- ABRAMS: Rơ ràng là không có lấy t́nh trạng đó tại Vùng Quân Sự 2, cũng không có tại Vùng Quân Sự 3, theo tôi nghĩ th́ có tại Vùng Quân Sự 4. Vấn đề, thật sự, rất là khác biệt, nhưng tôi nghĩ là có cùng loại vấn đề dưới đó … Một số người kêu ca về Tướng [nghe không rơ tên] và Sư Đoàn 21 và sự liên hệ với Tướng Trưởng. Nhưng hiện giờ điều đó không mấy hệ trọng về mặt chuyên nghiệp. Hai người, lẽ dĩ nhiên, là chiến binh. Thói quen cá nhân của họ khác biệt nhau. Nhưng coi bộ họ có thể dung ḥa với nhau.
-AI ĐÓ: Chúng ta có phẩm chất về giới lănh đạo Việt Nam như chưa từng có.
Quân Đoàn IV
* 4/07/68
- ABRAMS: Điểu hiển nhiên là khiếm khuyết về pháo binh tại Quân Đoàn IV. Mặt khác, theo phân tách về khả năng của sư đoàn QLVNCH, ta thấy rằng tỉ lệ giết giặc thua xút tại Quân Đoàn IV hơn là tại một số quân đoàn kia, và tôi nghĩ là yểm trở hỏa lực sẽ đáp ứng phần nào cho vấn đề này.