(Chắc hẳn tác giả chính của bài tường tŕnh cuộc hành quân sau đây là Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, người đă thiết kế Hành Quân Thần Phong). Tại Đông Nam Á, Việt Nam là xứ duy nhất nơi mùa mưa thường niên xảy ra vào các thời điểm khác nhau tại các địa điểm khác nhau. Trong khi các trận mưa lớn bao phủ Đồng Bằng Sông Cửu Long và Vùng Cao Nguyên Trung Phần từ tháng 5 đến tháng 11, thời kỳ thời tiết xấu tại các tỉnh lỵ vùng duyên hải lại chỉ bắt đầu vào cuối tháng 9. Tính chất đa dạng của thời tiết tạo một tác dụng quan trọng đối với các cuộc hành quân. Tại vùng duyên hải, các trận mưa như thác đổ vào mùa đông và mùa xuân thường gây nên những vụ lụt lội tàn khốc và gây trở ngại lớn lao đối với các sinh hoạt của các đơn vị bạn. Mặt khác, mùa hè và mùa thu ướt át và nhiều mây trên trời tại Cao Nguyên tạo lợi thế chiến thuật thật sự cho Việt Cộng, v́ các lực lượng bạn, đặc biệt là bộ binh và không quân, bị giới hạn trong sự di chuyển và hành quân. Việt Cộng coi mùa mưa năm 1965 không duy chỉ là một cơ may để dành phần chủ động, mà c̣n là dịp đạo đạt một khúc quanh quyết định đối với ư đồ xâm chiếm của chúng. Dưới màn che phủ của mưa, sương mù, và rừng rậm, và với sự xâm nhập quy mô từ Miền Bắc, họ tin tưởng là họ có thể tạo dựng một "vùng giải phóng" trong Miền Nam để dùng cho cả hai mục tiêu chính trị và tinh thần cũng giống như hành động đă đạt được thành quả tại Điện Biên Phủ 11 năm về trước. Vùng Cao Nguyên là mục tiêu của chúng và chúng điều động các hành động nhằm đưa toàn vùng vào ách kiểm soát của chúng và vào một thế ngộp thở kinh tế. Một phần nào, Việt Cộng đă thành công trong việc cắt đứt đường giao thông tới vùng Cao Nguyên. T́nh trạng đạt tới mức độ nguy kịch khi các trục lộ tiếp tế chính tới vùng này - Quốc Lộ 14, 19 và 21 - bị gián đoạn bởi việc phá hoại có hệ thống các cầu cống, các cuộc phục kích thường xuyên, và các cuộc du kích mănh liệt (H́nh 1). Trong tháng 6 năm 1965, dọc theo Quốc Lộ 19 (dài khoảng 180 cây số), dân chúng sinh sống trong các trung tâm định cư và các "ấp đời mới" bị buộc phải dời bỏ làng ấp của họ và di tản đến các tỉnh thuộc quận B́nh Khê và An Khê. Đời sống tại thành phố Pleiku cũng không khá hơn. Trong khi giá cả thực phẩm và hàng hóa leo thang đều đặn, trong vài trường hợp hơn gấp đôi trong sáu tháng, các cuộc tấn kích Việt Cộng mănh liệt tiếp diễn tại vùng lân cận. Quận Lệ Thanh, 40 cây số về phía tây Pleiku, bị tấn công ngày 1 tháng 6, và vài ngày sau đoàn quân của tỉnh trưởng bị phục kích. Di Tản và Bấn Loạn T́nh trạng khan hiếm thực phẩm và áp lực gia tăng của địch buộc nhiều người phải di tản gia đ́nh họ về Sài G̣n. Độ căng thẳng tại Pleiku trở nên trầm trọng hơn là những ngày tiếp sau vụ đột kích vào khu trú quân của Nhóm Cố Vấn Quân Đoàn II và phi trường của Tiểu Đoàn 52 Không Quân vào tháng 2. Vào những ngày đầu tiên của tháng 7, tinh thần dân chúng tại Pleiku và Kontum gần như bấn loạn. Ngày 15 tháng 6, với sự hủy hoại của các cầu chính yếu trên Quốc Lộ 14, gạch nối đường bộ cuối cùng từ Ban Mê Thuột và Sài G̣n tới Pleiku và Kontum bị cắt đứt. Vùng chỉ tồn tại nhờ vào tiếp tế bằng đường bay. Số phi cơ khả dụng chỉ tiếp tế đủ cho một phần nhỏ các nhu cầu, kể cả khi việc tiếp tế quân trạng quân cụ cho các đơn vị trú đóng tại vùng Cao Nguyên bị ch́ hoăn để dành phần ưu tiên cho thực phẩm và thuốc men. Vào đầu tháng 7, các đơn vị bạn không c̣n sử dụng được các Quốc Lộ 1, 11, 14, 19 và 21, và sự giao thông giữa Cao Nguyên và vùng duyên hải là đường hàng không. Áp lực nặng của địch trên vùng Cao Nguyên không những ảnh hưởng đến dân chúng tại các vùng hẻo lánh, nhưng cũng khiến dân chúng trên toàn quốc xuống tinh thần. Hẳn nhiên đă đến lúc phải hành động. Điều nan giải là đây không chỉ duy là một vấn đề tập trung quân lính đông đảo đủ để khai mở lại các quốc lộ. Sự quyết định phải bảo đảm một sự thành công hoàn toàn và đồng thời, cấm cản không cho phép Việt Công có thể duy tŕ thế chủ động bằng cách hoán chuyển các sinh hoạt của chúng đi nơi khác. Sự quyết định cũng c̣n phải ngăn ngừa Việt Cộng lợi dụng thế thua thiệt của các đơn vị bạn trong mùa mưa để đem ra áp dụng các chiến thuật sở trưởng phục kích của chúng tại địa thế gồ ghề hay thí quân với chiến thuật biển người ngơ hầu đạt được chiến thắng rạng rỡ kiểu Điện Biên Phủ. Khái Niệm Hành Quân Ngày 8 tháng 7 năm 1965, ban tham mưu Quân Đoàn II khởi sự thiết kế một cuộc hành quân khai lộ quy mô. Khái niệm của Hành Quân Thần Phong là: Ngày N được ấn định vào ngày 16 tháng 7. Dựa vào khái niệm này, ba đường lối được ấn định: Mục tiêu đầu tiên thực hiện được qua kế hoạch hai giai đoạn chỉ có nhân viên có thẩm quyền được phép tham dự. Những cuộc họp kín này xảy ra như những buổi họp tham mưu thường lệ, và mọi đề pḥng được thi hành nghiêm chỉnh. Một kế hoạch dương đông kích tây quy mô được chuẩn bị với sự tham dự của tất cả các đơn vị lớn khả dụng. Sư Đoàn 22 Bộ Binh và Tiểu Đoàn 3 Thiết Vận có bổn phận tái mở Quốc Lộc 1 từ Qui Nhơn tới Tuy Ḥa. Chiến Đoàn 2 Dù và các Lực Lượng Địa Phương Quân và Nhóm Dân Sự Chiến Đấu có bổn phận tái lập quận Lệ Thanh, và tại Bắc Dak Sut Chiến Đoàn Alpha TQLC và Trung Đoàn 42 có bổn phận tái mở Quốc Lộ 14. Nhóm 20 Công Binh có bổn phận sửa chữa chiếc cầu tại Lệ Bắc và Liên Tỉnh Lộ 7 từ Phú Bổn tới Tuy Ḥa (H́nh 2). Ba Giai Đoạn Để duy tŕ đà tiến của cuộc tấn công và bảo đảm tính chất bất ngờ hoàn toàn, cuộc hành quân được phân chia ra làm ba giai đoạn: Cần lưu ư là mọi thế di chuyển và sắp xếp quân, và việc khai mở đường lộ chỉ được thực hiện trong năm ngày, từ N trừ 2 tới N cộng 2. Phép thuật chung của nỗ lực chính trong cuộc Hành Quân Thần Phong như sau: Theo phép thuật thao lược này, đoạn đường nguy hiểm nhất nơi hầu hết các cuộc phục kích của địch thường xảy ra trên Quốc Lộ 19 được khai quang bởi một cuộc tấn công phối hợp với nỗ lực chính tiến tới từ phía hậu địch quân. Sự tổ chức chiến đoàn cho phép Quân Đoàn II cấm cản địch có thể phục kích bởi sự di động nhanh nhẹn của các đơn vị thiết vận tăng phái và bởi sự bảo vệ của hỏa lực pháo binh (H́nh 3). Thi Hành Cộng thêm vào vô số phi xuất tấn kích và 66 phi tuần thám thính và hộ tống, 30 B-52 trút đổ xuống vùng quanh Đèo Mang Yang với bom 500 tấn vào 7 giờ 30 ngày 17 tháng 7. Các chiến đoàn được kiểm soát chặt chẽ trong tiến tŕnh của họ. Họ hoàn toàn tự do hành động, nhưng kế hoạch của Quân Đoàn II đă buộc họ phải chiếm cứ các cao điểm dọc theo quốc lộ và di chuyển từng đợt nhảy vọt. Tuy cuộc hành quân đ̣i hỏi hành động tiến nhanh, việc ứng dụng biện pháp pḥng ngừa cẩn thận chứng tỏ đem lại nhiều thành quả hơn là thế giải vây tuy bề ngoài có vẻ tiết kiệm nhưng thực ra lại tốn kém hơn. Với những chiến thuật này, chỉ có những trận đụng độ nhỏ xảy ra v́ địch quân bị tước đoạt những điểm lợi mà chúng hưởng thụ trong quá khứ. Trong khi thế điều động quân và các chiến thuật thích ứng buộc Việt Cộng ở vào thế thụ động và không tạo thành vấn đề cho cuộc hành quân, các sinh hoạt tiếp vận gặp nhiều khó khăn v́ thiếu hụt về mặt vận tải. Để đáp ứng nhu cầu, tất cả các xe vận tải từ các đơn vị trú đóng tại Pleiku và Qui Nhơn được tập trung lại để gia tăng khả năng cho các đơn vị vận tải. Biện pháp này, cùng với việc áp dụng một thời khóa biểu thường nhật chặt chẽ và điều hành giao thông nghiêm ngặt, cho phép gầy dựng được một tồn trữ tiên khởi tiếp tế lên tới 5,365 tấn tại Pleiku nội trong năm ngày (N cộng 3 tới N cộng 7) . Các đoàn xe được hộ tống tạo một sinh khí mới trên Vùng Cao Nguyên. Vật giá thực phẩm và hành hóa thuyên giảm từ 25 đến 30 phần trăm, đồng thời dân chúng hồi phục cảm nghiệm an ninh, tin tưởng và hy vọng. Các học sinh tại Pleiku t́nh nguyện giúp quân lính gỡ hàng xuống, và dân chúng trước đây di tản nay trở về làng xă. Tiếp sau các đoàn xe quân sự, các xe vận tải thương mại đă có thể vận hành tự do và đơn phương, nhưng các xe chở gạo buộc phải kết hợp thành đoàn xe có quân xa hộ tống. Các kết quả kế tiếp tại trận đánh Đức Cơ (3 đến 8 tháng 8), việc khai mở Quốc Lộ 21 thành công (19 tháng 8 đến 2 tháng 9), và việc săn đuổi tàn quân trong 36 ngày thực hiện bởi Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ tại Plei Me khôi phục lại toàn diện t́nh h́nh trên vùng Cao Nguyên. Thiếu Tướng Vĩnh Lộc
|