501. Bố tôi rời Việt Nam với tư cách là Phó Cố Vấn Trưởng vào tháng 7 năm 1970 trong khi Đại Tá Hayes rời đi một ít lâu trước bố tôi. Bất luận, bố tôi không có một hồi tưởng nào về cảm nghĩ hay lời lẽ theo kiểu Chuẩn Tướng McAuliffe biểu lộ đối với anh ông hay phẩm chất của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam. Tôi biết bố tôi rất ngưỡng mộ anh ông và đồng ý với lời phê của Đại Tá Hayes trong bản báo cáo mà ông trích dẫn trong đoạn 12 [của American Embassy] . Bố tôi hơi lấy làm ngạc nhiên khi nghe nói tới đoạn 13 [của American Embassy] vì lẽ đó không phải là cảm nghĩ chung của các người Mỹ đối với anh ông hay Sư Đoàn 5 khi bố tôi có mặt tại đó. Trong những lần trò chuyện với tôi, tôi biết bố tôi kính trọng và cảm thấy thân tình với Quân Sĩ Việt Nam. (Bob Lott) 502. Tôi tên là Ryan Nelson và là một sinh viên cao học tại UW-Madison, ban Southeast Asian Studies, chuyên về lịch sử Việt Nam và văn hóa truyền thống. Luận án tôi chú trọng vào đời sống chính trị và cái chết của chính trị gia dân sự Trần Văn Văn. Một phần của luận án mổ xẻ tình trạng tục hóa giữa ông Văn và tướng Nguyễn Cao Kỳ và các chân tay thân tín của hai ông từ năm 1965 tới khi ông Văn bị ám sát vào cuối năm 1966. Qua các cuộc tiếp xúc với con trai cả của ông Văn, Trần Văn Tống, tối đã có thể nhận diện và thu thập thông tin về bối cảnh của các thành viến của chân tay bộ hạ ông Văn. Đối với chân tay bộ hạ của ông Kỳ thì có được ít thông tin thôi. Tôi đặc biệt quan tâm đến ngày sinh tháng để, nơi sinh và học vấn. Phần lớn những gì tôi biết được đến từ trang nhà của ông và về phía Trần Văn Ngô, Nguyền Huỳnh, Nguyễn Văn Toàn, và Lê Trung Hiếu (nhà xuất bản). Who's Who In Vietnam. (Saigon: Vietnam Press, 1974). (Ryan Nelson) 503. Xin tự giới thiệu, cháu Angie Hoquang, được xem những tài liệu sưu tầm về các tướng tá phục vụ trong Quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Xin thành thực khâm phục công việc này. Ba cháu là Y Sỹ Đại tá Hồ Quang Nguyên phục vụ tại Cục Quân Y với chức vụ Chánh Sự vụ Sở Nhân Huấn hiện đang cư ngụ tại thành phố Dallas Texas . Xin được phép bổ túc thêm vào công việc sưu tầm của Bác. (Angie Hồ Quang) 504. Xin bày tỏ cùng ông lòng trọng kính của tôi. (Martin Rivera, G SFC USARMY) 505. Tôi đã đọc/học hỏi toàn bộ trang nhà và phải nói lại quả thật là đáng nể phục! Hoàn bị trong mọi khía cạnh! Ông đã cống hiến cho tôi một ân huệ nhìn cuộc Chiến Việt Nam từ một "quan điểm khác biệt". (Alvie, 3rd Bde TF, 1965-66) 506. Tôi đang xử dụng Pleime/Iadrang vào việc soạn thảo bài Sword of Damocles, một thành phần của chương sách The Bangkok Dinner Party. Tôi đang xử dụng rất nhiều trang nhà của anh để giúp tôi hiểu thấy rõ lịch sử về trận đánh này. Công trình của anh quả thật là Trời ban! (James Michener) 507. Tôi tên là Michael Dineen và tôi là một người Mỹ. Tôi muốn nói cám ơn ông đã tạo lập một trang nhà trên mạng lưới quá nhiều thông tin như vậy. Tôi là một sử gia nghiệp dư về cuộc chiến Việt Nam nhưng đã đọc qua trên 500 cuốn sách về đề tài này. Tôi rất ưa thích những thông tin ông đã thu góp về các trận đánh tại Ia Drang. Tài liệu thật là vô giá. Tôi rất mong muốn được dịp nói chuyện cùng ông về những thứ này. Và ông rất đúng về các đơn vị QLVNCH không được lãnh nhận công trạng trong khi tham dự vào các trận đánh tại Ia Drang và cuộc hành quân Thần Phong 7. Phần tham dự của QLVNCH cũng quan trọng không kém trong thành quả của chiến dịch và trí thông minh của họ thật là hết sẩy. Một lần nữa xin cám ơn ông. Nếu có thêm nguồn tiếp nối nào khác thì xin ông gửi đến cho tôi. (Michael Dineen) 508. Cháu chào bác Tín. Hôm qua khi bác cho địa chỉ trang nhà th́ cháu vào đọc thấy nhiều thông tin hay quá nên ngồi coi mải miết. Cháu vào đọc trang nhà của bác mà thấy khâm phục vô cùng. Các tư liệu lịch sử đó quả thực đến bây giờ cháu mới biết. Bố cháu hồi c̣n sống cũng không có dám kể nhiều về họ hàng v́ sợ nhạy cảm nên bọn cháu lớn lên thấy rất mơ hồ về ḍng họ nhà ḿnh. Cháu cảm ơn bác đă bỏ công biên soạn để cho con cháu thế hệ bọn cháu được biết những trang lịch sử đó. Cháu cũng thấy tên ông nội cháu Đỗ Đức Du ở trang hồi kư của ông trẻ Hướng. Bố cháu có kể là ông nội cháu ngày xưa đi buôn bán khắp nơi oanh liệt lắm. Ông bà cháu đều mất khi cháu chưa ra đời nên cháu cũng chỉ nghe kể như vậy mà thôi. (Cháu B́nh) 509. Tôi đang đọc trang nhà của ông về Tướng Hiếu. Tôi phục vụ với Thiếu Tá Sung tại Xuân Lộc năm 1972. Tôi không phục vụ dưới quyền anh ông. Tôi trông thấy anh ông một lần vào mùa xuân năm 1972. Anh ông tới thành phố Xuân Lộc để gặp ông tỉnh trưởng. Tiếp sau đó anh ông tới Quận Xuân Lộc thăm Thiếu Tá Sung. Tôi trông thấy ông từ đằng xa. Anh ông cho tôi ấn tượng là một tướng lãnh tài giỏi và hiên ngang. Lúc đó có người cho tôi biết là anh ông và Sung là bạn thân thiết. Tôi chưa biết anh ông là một người thanh liêm như vậy. Sung cũng thuộc loại người như vậy. Ông có biết tên họ của Sung không? Tôi muốn tiếp tục công cuộc tìm hiểu về Sung. Thiếu tá Cherup mất vài năm trước đây. Tôi biết hai người cũng rất thân thiết. Tôi tiếp tục đọc trang nhà của ông. Có rất nhiều thông tin trong đó. (Howell Miller) 510. Tôi dù chưa vào quân đội ngày nào nhưng ông cụ thân sinh là quân nhân cấp bậc thiếu tá và bố tôi bạo bệnh mất năm 1968 khi ông chỉ 45 tuổi và tôi qua USA du học chỉ vừa ba năm chưa đần ơn ông sanh thành dưỡng dục. Vì thế tôi hiểu nỗi đau buồn của anh về tướng Hiếu người anh đáng ngưỡng phục của gia đình anh và là một vị tướng anh hùng cho dân Việt ghi ơn và hoài bão tìm ra nguyên do nào và ai đã ra tay hạ sát người anh hùng tướng Nguyễn Văn Hiếu. Vì tôi cũng không tin là ông tự sát bỏ anh em quân ngũ, bỏ gia đình vợ con thơ vì chưa đến thời điểm như tướng Lê Nguyên Vỹ hay các vị tướng lãnh “Vị Quốc Vong Thân” của ngày quốc hận 30 tháng 04, 1975. (Nguyễn Ngọc Bảo) 511. Tướng Hiếu là một thiên tài quân sự và nhà yêu nước bất vụ lợi. Ông là một chiến lược gia và chiến thuật gia với nhiều tuyệt kế. Các Cố vấn HK đều khâm phục tướng Hiếu v́ tŕnh độ trí thức hiếm có trong hàng tướng lănh QLVNCH, tài tham mưu và tài dụng binh nhiều mưu kế của Tướng Hiếu. Đó là lư do các CV HK tuân thủ không do dự những yêu cầu của Tướng Hiếu. Phương cách đánh giặc của Tướng Hiếu không có tính cách vơ biền, rất hiếm có trong các hàng ngũ SQ và tướng lănh QLVNCH; thật là viên ngọc quư của QLVNCH. Tôi nghĩ, chính Tướng Hiếu và vị CV HK đă đề nghị cho tôi 'US Commedation Medal Valor' trong trận Snoul. Cần 5 tháng sau mới được BQP/ HK hợp thức hoá- ngày 1/11/1971. (Trần Văn Thưởng) 512. Cháu tình cờ đọc được trang tin về ông ngoại của cháu là Trung Tá Biệt Động Quân Vũ Mạnh Cường. Cháu thật vui mừng vì cháu rất muốn biết thêm về ông ngoại của cháu, người đã hy sinh trong trại cải tạo. Cháu mong bác có thể cho cháu biết thêm tin tức và hình ảnh hồi đó của ông ngoại cháu, người mà cháu rất ngưỡng mộ mặc dù chưa một lần được gặp ông. Cháu cám ơn ông. (Thùy Anh) 513. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã dùng các dữ kiện của ông để lập một hồ sơ dạng excel gồm danh sách (1) chập lại với danh sách (2). Tôi cố gắng tránh phạm lỗi lầm tối đa. Không bảo đảm. Tôi cũng thêm một số cột mà tôi cho là hữu ích, tỷ như cấp bậc và tên không giấu. May ra thì ông có thể xử dụng đến bản hội nhập này. Tôi xin gửi đến ông. Tôi không có ý định quảng bá tài liệu này, nhưng xin ông cứ tùy nghi. Tôi rất muốn đưa bản này vào các trang Wikipedia liên hệ, nhưng chưa biết phải làm sao. Ngoài ra, thật không tưởng tưởng nổi số lượng đồ sộ hình ảnh trong danh sách đại tá. Không mấy gì thu thập ngần ấy hình ảnh được. (C Becket) 514.Tôi là một sử gia về Trung Hoa và chuyên về Thượng Hải và tô châu Pháp. Hiện giờ tôi đang soạn thảo một công trình về cảnh sát của tô giới Pháp và đặc biệt về các lực lượng Bắc Việt, trong phạm vi nghiên cứu của tôi tại Institut d’Asie Orientale. Bố ông, sau khi rời Thiên Tân tới Thượng Hải, gia nhập vào sở cảnh sát tô giới Pháp và làm việc với ba nhân vật chính yếu của cơ quan này: đại tá Louis Fabre, Robert Jobez và Roland Sarly. Khởi đầu từ năm 1907, các lực lượng cảnh sát chiêu mộ có hệ thống dân Bắc Việt vào các đơn vị của họ, thường là những cựu quân lính hay lính khố sanh từ Bắc Việt. Tôi tìm thấy những dấu vết về họ trong văn khố thuộc địa, ngoại giao và quân sự nhưng tôi muốn suy tầm về quá trình đời sống cá nhân và mọi loại tài liệu: thừ từ, hình ảnh, sách báo, chứng từ, vân vân.. Những người Bắc Việt của cảnh sát Pháp tại Thượng Hải là rường cột duy trì trật tự; tuy được trọng nể nhưng họ đã bị quên lãng trong lịch sử này. Bằng công việc này, tôi cũng mong tôn vinh họ. Do đó tôi tìm kiếm các gia đình mà ông cha đã trải nghiệm vụ phiêu lưu Thượng Hải này, vì lẽ một số người đã trải qua 20 năm bên Tàu cùng với vợ và các con theo học tại trường Pháp-Việt khai trương năm 1907. Có thể có một số văn khô tư nhận, bên Việt Nam chăng. Là những người cuối cùng hồi hương về Đông Dương, tôi không biết hành trình kế tiếp của họ: họ có về Sàigòn không? Họ có di tản tới một quốc gia nào khác không? Tôi xin lỗi nói chuyện hơi dông dài và sẽ vui mừng trao đổi với ông về đề tài này cùng xin cảm ơn ông quan tâm tới lời thỉnh nguyện của tôi. (Christine Cornet, Phụ tá Giám đốc IAO, Lyon) 515. Cháu cám ơn chú đă tốn thời gian cập nhật trang cá nhân cho Bố cháu, Đại Tá Nguyễn Kim Bào. Lúc mất nước vào tháng 04 năm 1975, cháu chỉ mới có tám tuổi thôi nên đâu có biết sự thật ǵ về vụ Bác cố Thiếu-Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu bị ám sát. Khi đọc những trang web do chú Tín viết sự thật này và về tiểu sử binh nghiệp của cố Thiếu-Tướng, cháu thật khâm phục Bác cố Thiếu-Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu là vị Tướng vừa tài giỏi, vừa đức độ, khiêm nhu mà c̣n thanh liêm nữa. Trông h́nh Bác Hiếu hồi c̣n trẻ thấy Bác đẹp trai và trông thật là oai. Cháu cũng ngưỡng mộ về công lao của chú đă làm nên những trang web công phu này để tưởng niệm và vinh danh Bác cố Thiếu-Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu. Và hơn thế nữa, chú c̣n chu đáo lập nên danh sách các cựu tướng lănh và danh sách các cựu đại tá Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Cháu thành thật xin khen ngợi công việc cao cả này mà chú đă làm bấy lâu nay. (Minh Nhật) 516. Tôi đồng ý với ông là về chiến dịch Pleime, mọi người - Trung Tá Hal Moore, Joe Galloway, Tướng Kinnard, các quân sử gia và các học giả- đều mù tịt. Và xin cám ơn ông đã làm sáng tỏ sự thật về Pleime! (James Michener) 517. Tôi chưa đọc hết generalhieu.com; tuy nhiên trang nhà rất nhiều thông tin, đặc biệt là có thêm vô số chi tiết từ khi tôi vào xem lần đầu tiên khoảng mười năm trước. Lời văn chữ tình về anh ông và công lao ông bỏ vào gây dựng trang nhà thật là tuyệt diệu và đáng đề cao. (Nguyễn Hương Cần) 518. Tôi chỉ muốn nói là tôi rất thú vị đọc trang nhà của ông về tiểu sử anh ông. Tôi thấy một số nguồn tham khảo QĐND về một số trận đánh. Tôi cần các nguồn tham khảo mà ông đã trích dẫn bằng tiếng Anh về các trận đánh tại Ia Drang năm 1965, đặc biệt là tiền LZ Xray/Albany. Có chỗ nào tôi có thể đ̣ọc những tài liệu này bằng tiếng Anh từ nhãn quan QĐND không? (Dan Reed, giáo sư sử học, Oberlin, Ohio) 519. Tôi nhận thấy trang nhà của ông có nhắc đến Đại Tá Lê Ngọc Đây trong danh sách các cựu đại tá QLVNCH trên trang nhà Tướng Hiếu. Tôi có hình chụp Trung Tá Lê Ngọc Đây khi ông là Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 33, Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Hình chụp năm 1966-1967. (Glen Beckwith) 520. Kính thưa Bác, đă có lần cháu viết thư cho bác vào năm ngoái và nhận được hồi âm của Bác, nhưng cháu không được phép trả lời của Bố cháu, như trong thư cháu đă tŕnh bày với Bác. Bố cháu cũng luôn nhắc cháu những lời có ư nghĩa tương tự như Tướng Hiếu khuyên nhủ Th/tá Thường là cho dù ḿnh biết trong quân đội của ḿnh có những hành vi không tốt nhưng v́ uy tín chung của đại cuộc th́ không nên bới móc ra thêm, để cho những bên đối nghịch dựa vào chứng cứ của ḿnh để bôi nhọ danh dự của quân đội VNCH. Hôm nay Bố cháu cũng vừa mất hơn một tháng, trước khi mất hai ngày Bố cháu vẫn nhắc là trong cuộc đời binh nghiệp của ông chỉ có 4 vị tướng chỉ huy ông kính nể đó là Tướng Thắng, Tướng Thịnh (PB) Tướng Hiếu và Tướng Trưởng. Theo ông đây là những vị Tướng có học và có đức.... Và chắc Bác cũng thắc mắc Bố cháu là ai th́ cháu cũng xin công khai danh tính: Ông là Đại tá Nguyễn Văn Trân Cựu Tham mưu truởng Sư đoàn 22BB, là người khi làm CHT Pháo binh Sư đoàn 22BB dưới thời Tướng Hiếu, chính Tướng Hiếu cử ông đi học khoá Tham mưu cao cấp tại HK và sau nay khi tốt nghiệp về làm TMT sd22 thay thế cho Đại tá Lư. Theo cháu thấy nỗi đau của Tướng Hiếu và của Bố cháu cùng một điểm giống nhau là bị những cấp trên thiếu tài đức trù giập và hăm hại, cái may của Bố cháu là không lên Tướng, chứ nếu lên Tướng th́ chắc cũng sẽ nhận những hậu quả như vậy, bởi các ông đều xuất thân từ con nhà Nho giáo, cương trực và lúc nào cũng giữ đúng ba chữ: QUỐC GIA - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM. ̣(ThanhVu203) 521. Đây là một cuốn phim tôi thực hiện với lớp Military History tôi dạy. https://www.youtube.com/watch?v=gpbOPdtXFz8. Chúng tôi phỏng vấn hơn 20 cựu chiến binh tham dự trong trận đánh LZ Albany và tạo dựng lại ký ức của họ trong phim. Tôi đọc bài "The Fog of War" trong đói có nói tới là các toán quân của 2/7 "trông thấy các trăm tử thi Bắc Quân xình thối dưới ánh nắng mặt trời xung quanh tuyến phòng thủ và sau một đêm yên lặng tại LZ Z-Ray, các toán quân cho là Bắc Quân đã tiêu tùng. Gầ 2,000 quân Cộng Sản, hầu hết một trung đoàn, được báo cáo là bị giết. Sau khi cộng thêm vào con số bị thương, có thể là hai trung đoàn Bắc Quân không còn ai sống sót. Chuyến di hành đến LZ Albany có lẽ chỉ là một cuộc tản bộ dưới mặt trời." Nếu ông xem phim đoạn đầu cho thấy các cựu chiến binh đã nói gì với tôi. Một toán tuần tiễi đã xuất quân sáng sớm hôm đó trước khi rời bỏ X-Ray và nhận thấy là rất nhiều tử thi mà họ thấy nằm la liệt xung quanh ngày hôm trước đã được bốc đi. Họ cho là một lực lượng lớn địch quân đã lôi các tử thi đi khỏi. Một số cựu chiến binh cảm thấy chỉ là một cuộc tản bộ dưới mặt trời trong khi đó một số khác thì nghĩ là có gì to tát sắp sửa xảy đến. Một lần nữ́a xin cám ơn sự giúp đỡ của ông. (Dan Reed, History Teacher, Oberlin, Ohio) 522. Trước hết xin cám ơn ông đã gây dựng trang nhà! Tôi quan tâm đến cuộc chiến tại Việt Nam từ mấy năm nay và đồng thời nghiên cứu về sự tham gia của Tàu. Trong khi làm việc tại Trung Quốc, tôi thủ đắc được bản tường trình của các quan sát viên Tàu về trận đánh Iadrang. Nếu ông muốn tôi có thể gửi đến ông một bản sao của bản đồ minh họa cuộc phục kích then chốt này dưới nhãn quan của họ. Đối với họ, điều quan trọng là tại đâu và làm sao đánh bại quân đội Mỹ. Do đó các quan sát viên Tàu chú trọng đặc biệt đến việc tường trình và phân tách các trận đánh mà Bắc Quân dành phần thắng.(James Trevor) 523. Ông thật là lanh lẹ, không như một nhà khoa học gia khoa bảng hay xã hội học. Điều này không liên quan gì đến công việc hay phẩm chất của công trình nghiên cứu của ông. Tôi cảm phục vận tốc quá ư tài tình. Tôi quen biết mốt sộ người thuộc ban nghiên cứu Trung quốc tại Đại Học Columbia từ hơn 20 năm nay. Để xuất bản một bài dài 10 trang, có lẽ cần từ 2 tới 3 năm và một cuốn sách khoảng chừng 4 năm. Ngay cả xuất bản một bài duyệt một cuốn sách thường cũng cần một năm hay hơn thế. Đó là "khoa bảng" và cũng vì sao tôi nghĩ nếu ông có thể viết và đăng tải nội trong vài tiếng đồng hồ thì đó chẳng phải lối làm việc trong hầu hết các giới khoa bảng. Đôi khi tốt hơn là không dính dáng vào một hệ thống. Liên quan đến Iadrang: tôi biết đến hai nguồn xuất bản bên Trung Quốc phát xuất từ các chứng nhân:
Đó là lý do tại sao tôi chọn gọi họ là quan sát viên hơn là cố vấn. Cũng có thể gọi là nghiên cứu viên chiến trường. Nhiều trận đánh tại Việt Nam từ 1965 đến 1971 được nghiên cứu và thu thập tài liệu giống như vậy. (James Trevor) 524.Cháu rất mừng bác đang gầy dựng một trang nhà tôn vinh các sĩ quan QLVNCH. Thật là hổ hẹn các bạn bè Việt Nam cũ và mới cỡ tuổi cháu không cảm nghiệm thấy sự hy sinh xả kỷ của các quân sĩ QLVNCH và của gia đình họ đã đóng góp cho tổ quốc. QLVNCH muôn năm !!!! (Nguyễn H.C.) 525. Kính thưa Bác, cháu hết sức bất ngờ và thật cảm động khi được nh́n thấy h́nh ảnh của Bố cháu và gia đ́nh chụp cách đây đúng 45 năm. Toàn bộ h́nh ảnh và giấy tờ của gia đ́nh cháu đều mất sạch vào ngày di tản khỏi Pleiku 16/3/1975, gia đ́nh của cháu cũng thất lạc trong ngày di tản bi thảm đó. Măi cho đến năm 1979 nhà cháu mới biết Bố cháu c̣n sống và bị giam giữ tại trại tù của CS ở Yên Bái. Cho đến tận năm 1990 Bố cháu mới được trở về. Khi Bố cháu về , cháu mới biết được lúc đoàn di tản bị pháo kích tại thung lũng Hồng, xe cộ không c̣n di chuyển được nữa th́ Bố cháu phải đi bộ men theo rừng và khi về đến Phú Bổn th́ quân đội của ḿnh cũng đă bỏ Phú Bổn. Bố cháu lúc đó chỉ có một ḿnh và bị thương ở đầu gối rồi bị bắt.... tại Phú Bổn sau hơn 1 tuần bắt đầu di tản. Chuyện bố cháu bị bắt cũng như chống đối không chịu cởi bỏ bộ quân phục... rất dài nên cháu không kể hết tường tận qua bức thư này. Thưa Bác, cháu xin thay mặt cho tất cả anh chị em trong gia đ́nh chúng cháu cám ơn Bác rất nhiều về 2 tấm h́nh Bác gửi cho cháu. Đây thật sự là những kỷ vật vô giá của gia đ́nh cháu c̣n sót lại sau ngày mất nước. Cháu chính là thằng bé Vũ Thành, ngồi ngay b́a bên trái tấm ảnh. Thưa Bác, nếu có thể Bác cho cháu biết nguồn chính của 2 bức h́nh này để cháu có thể chụp lại rơ ràng hơn, hoặc Bác có thể scan trực tiếp rơ hơn giúp chúng cháu. H́nh ảnh của nhà cháu trước năm 1975 không c̣n ǵ cả, ngoài 2 tấm h́nh Bác vừa gửi cho cháu. Cháu không thể diễn tả hết sự xúc động của cháu khi nhận được 2 tấm h́nh quư giá này, và hết sức trân trọng biết ơn Bác đă giành thời giờ t́m kiếm và gửi cho cháu. (Nguyễn Vũ Thành) 526. Kính thưa Bác, một lần nữa cháu thật sự cảm động khi Bác đă không ngại mất th́ giờ đă trả lời ngay cho cháu, sau khi cháu gửi thư cho Bác. Cháu xin lỗi Bác v́ phải đi làm nên bay giờ mới check mail nên mới biết Bác trả lời ngay cho cháu hôm cháu gửi thư cho Bác. Thưa Bác, Mấy anh chị em chúng cháu chỉ mới đến định cư tại Hoa Kỳ khoảng hơn một năm nay mà thôi, và từ năm 1975 đến nay chúng cháu mới đoàn tụ đầy đủ nhưng mẹ cháu th́ mất trước đó 2 năm, và cháu chỉ được gần gũi với Bố cháu hơn 6 tháng th́ bố cháu cũng ra đi vĩnh viễn... Những ngày tháng cuối cùng của Bố cháu, cháu là người luôn bên cạnh ông, nên ông đă nói chuyện với cháu rất nhiều về cuộc đời binh nghiệp của ông, 2 ngày trước khi mất, Bố cháu lại nhắc lại 3 tên của 3 vị chỉ huy mà ông quư mến đó là Tướng Thắng, Tướng Thịnh và Tướng Hiếu. Thưa Bác, rất nhiều điều cháu muốn kể cho Bác nhưng trong một lá thư và thời gian hạn chế cháu không thể nói hết được. Cháu muốn vắn tắt một vấn đề chính là trong những ngày tháng cuối của Bố cháu, th́ chính cháu hằng đêm sau những ngày đi làm về, th́ cháu đọc cho Bố cháu tất cả các bài viết của Bác về Tướng Hiếu trên trang Web generalhieu.com, và Bố cháu luôn nói tất cả các bài viết của Bác thật sự rất công phu và công việc của Bác làm không những là cho Tướng Hiếu mà c̣n cho cả Quân lực VNCH. Những bài viết rất có giá trị cho lịch sử mà sau này chúng cháu có thể dùng để phổ biến cho con cháu của ḿnh hiểu rơ t́nh h́nh đất nước thật sự của miền Nam Việt Nam trước khi bị Việt cộng xâm chiếm. Thưa Bác, với bản thân cá nhân và suy nghĩ của riêng cháu, th́ cháu rất khâm phục khi đọc các bài viết của Bác, và cháu biết Bác đă bỏ công sức rất nhiều để thực hiện công việc này. Cháu cũng rất cám ơn Bác đă cho cháu 2 tấm h́nh quư giá vô cùng của Bố cháu và gia đ́nh cháu chụp trước năm 1975. Cháu không nghĩ hàng hậu bối vô danh như cháu lại được Bác quan tâm và giành cho những món quà vô giá như vậy. (Nguyễn Vũ Thành) 527. Cháu là một độc giả thỉnh thoảng vào trang web của chú và rất cảm kích về những tin tức và h́nh ảnh mà chú đă thu thập được và đưa lên mạng, giúp ích cho thế hệ hậu sinh lớn lên sau 1975 của chúng cháu được biết tiểu sử và h́nh ảnh của các bậc anh hùng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa trong cuộc chiến giửa Tự Do Dân Chủ và Cộng Sản Quốc Tê 54-75 đă qua. Cháu có t́m ra một bức h́nh của Đại Tá Nguyễn Khắc Tuân ở trên mạng và kính gởi chú để đăng trong trang web. H́nh này có lẽ đă được chụp lúc Bác Tuân đang là Trung Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Phan Thiết lúc Mậu Thân 1968. Trước khi về Phan Thiết Bác Tuân là Tỉnh Trưởng Tỉnh Vính Long. Lúc Bác về Tổng Tham Mưu th́ mang lon Đại Tá, và đă mất trong trại cải tạo Nam Hà năm 1983. (Mai Phú Hưng) 528. Xin chào ông, tôi tên là Dorothy Eubanks và có đọc qua bài phỏng vấn của ông với Tướng Lê Minh Đảo. Bố tôi từng làm việc với Tướng Đảo tại Việt Nam tại Sư Đoàn 18 Bộ Binh ỡ Xuân Lộc và Tây Ninh những năm 1969-1971. Bố tôi đang bệnh ung thư phủ phục và tôi đang cố gắng hết mình tìm cách liên lạc với Tướng Đảo hộ bố tôi. Bố tôi rất thân với Tướng Đảo và một sĩ quan của Tướng Đảo, Đại Úy Nguyễn Văn Bông, và mong biết họ hiện giờ ra sao. Ông có biết cách nào liên lạc được với Tướng Đảo không? Tôi muốn làm điều này như là để đáp ứng ước nguyên cuối cùng của bố tôi. Xin thành thật cảm ơn sự giúp đỡ của ông. (Dorothy Eubanks ) 529. Nhân đọc mục Ư kiến Bạn đọc có thấy: Số 528 Dorothy Eubanks, gửi đến anh lời yêu cầu; cảm thấy sao mà thấm thía cho cái "t́nh bạn đồng đội" của mỗi con người! (Tùng Nguyễn) 530. Thật là quư hoá khi nhận được h́nh ảnh quư giá này ! Đây là bức ảnh kỷ niệm Trung tá Bùi Dzinh và các sĩ quan đồng minh cùng lớp học tại Trường United States Army Command and General Staff College_Fort Leavenworth_Kansas _USA niên khoá 1959_1960.( h́nh ảnh này cùng một số album của cha tôi đă bị tiêu huỷ trong vụ CSVN bài trừ văn hoá tại Sài G̣n ngay sau ngày 30/4/1975 ). Tôi phục tài săn ảnh và sưu tầm tài liệu rất công phu của anh và nhân đây thể theo lời yêu cầu từ lâu của cô Agnès-Tuyền là con gái của cựu Thiếu tá Nguyễn đức Xích ( nguyên Tỉnh trưởng Tỉnh Gia Định dưới thời TT. Ngô Đ́nh Diệm) hiện cùng gia đ́nh cư ngụ ở Sydney_ Australia . Có nhờ tôi hỏi xem anh có thể t́m được ảnh của ông Xích như anh đă t́m ra ảnh của cha tôi và gửi tặng cho cô ấy có được không ? V́ như anh đă biết Thiếu tá Nguyễn Đức Xích cùng học khoá Tham mưu này với cha tôi và Đại tá Trần Thiện Khiêm và Thiếu tướng Hồ văn Tố . Nguyện vọng cô Agnès Tuyền là được thấy lại h́nh ảnh của cha ḿnh trong bộ quân phục Sĩ quan Quân đội VNCH v́ khi cùng gia đ́nh vượt biên “boat people” đến định cư tại Úc châu họ không mang theo được ǵ ngoài mạng sống của họ ! Xin anh hảy chiếu cố và vui ḷng giúp cho cô ấy và mẹ cô ấy là bà quả phụ cố Thiếu tá Xích được măn nguyện ! Mời anh xem qua trang web này có bài viết về Thiếu tá Nguyễn Đức Xích “ người tù bất khuất”: http://www.tinparis.net/quochan/qh_2008_04_26_TrungTaNguyenDucXich_TMHoa.html. (Bùi Dzũng) 531. Cháu và toàn thể gia đình cháu hết lòng cám ơn Chú đã gửi cho gia đình cháu hình của Ba cháu trong quân phụ mà tất cả các cháu đều ao ước từ lâu để có được. Đây là món quà vô cùng quý báu mà các cháu biết Chú đã bỏ công rất nhiều để có được. (Agnès Tuyền) 532. Cháu đă đọc rất nhiều bài vở viết về cố Trung Tướng Nguyễn văn Hiếu trong Trang nhà Tướng Hiếu bao nhiêu năm nay và t́m đọc ở Google. Ngày hôm qua Dec 28 , 2014 t́nh cờ cháu đọc được bài : Những kẻ bất khuất (TruyenViet.com ), http://truyenviet.com/?id=1136&start=9 không biết tác giả là ai ? trong bài có nhắc đến Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu , tân tư lệnh vùng cao nguyên thời cố Trung Tướng Dư Quốc Đống là Tư lệnh Quân đoàn 3. Mong rằng Chú sẽ t́m được thời gian Tướng Hiếu là Tư lệnh vùng cao nguyên. (Richard Hiếu Trần) 533. Tôi có đọc trang mạng của ông. Mới đây thấy ông nói đến thủ phạm giết Tướng Hiếu. Trong bài "Vén Màn Bí Mật về cái Chết Tướng Hiếu" ông nói "Nguồn: tình báo quân sự Hoa Kỳ. Mật. Tiết lộ ngày 6 tháng 5 năm 2015" nghĩa là có chứng cớ. Nhưng trong cuộc điện đàm với ông Đức ông lại nói "Anh tôi giáng bút (*) cho tôi biết, anh là người bắn Tướng Hiếu" nghĩa là không có chứng cớ. Xin ông giải thích và xác định lý do khiến ông tìm ra được kẻ giết người: tin tình báo hay giáng bút. Cám ơn ông. (Kayla Lương) 534. Tôi điện thư cho ông năm ngoái về Albany. Tôi cũng đã thực hiện cuốn phim về LZ Albany dựa theo các hồi ức của các cựu chiến binh (https://www.youtube.com/watch?v=gpbOPdtXFz8 A Walk in the Sun). Hiện giờ tôi đang soạn thảo luận án MA về chiến dịch Pleiku và xử dụng các nguồn tham khảo của ông và ông đã được ghi nhận. Tôi muốn xin cho phép xử dụng hai bản đồ, bản đồ tịch thu được của Albany và bản đồ Long Reach tìm thấy trong Why Pleime? Cám ơn ông. (Dan Reed) 535. Tôi nhận được một bản của cuốn sách. Tôi chỉ mới biết cuốn sách đã được xuất bản. Thật là một công trình và một tôn vinh vượt bực. Tôi cũng ghi nhận là ông có bao gồm lời xác định của tôi trong sách và cả của Jim Schrader thuộc 174th Assault Helicopter Company cũng đóng tái Lane AAF, Tỉnh Bình Định cùng với đơn vị 161st Avn. Co. của tôi. Đơn vị 174th nằm trong cùng căn cứ trên sường đồi. Đơn vị 161st Avn Company có trang mạng riêng, trong đó ông có thể thấy nhiều hình ảnh và 174th AHC cũng có trang mạng riêng. Michael Thomas, Major Ret, former CO of the 161Avn Co, có lẽ đã qua đời vì lẽ tôi không còn liên lạc được đã khá lâu. Tôi tin chắc là ông ấy sẽ ham thích đọc cuốn sách, cũng như tất cả những ai từng phục vụ trong đơn vị này. Đại Tá Dave Stanley, cựu chỉ huy trưởng còn sống rất quan tâm đến quân sử chắc chắc sẽ thích đọc cuốn sách này. Hai đơn vị 161st và 174th thường hội họp hàng năm, cả hai đã cung ứng không yểm chiến thuật cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh, tôi chắc là ông hay biết điều này. Ông cũng nhắc đến Tướng Sằng là người mà các binh sĩ thuộc đơn vị tôi đều biết đến. Một lần nữa, ông đã thực hiện một công trình tuyệt hảo và cuốn sách đóng góp không ít cho sự kiện lịch sử của cuộc chiến Việt Nam cũng như tôn vinh đời sống và nghĩa vụ của Tướng Hiếu. Tôi tin là Tướng Sằng của có một ngôi nhà tại Qui Nhơn. Tôi thường nghĩ tới các dân chúng Việt Nam, đàn bà và trẻ con làm việc trong khu vực căn cứ của chúng tôi. Số đông từ Qui Nhơn tới và thuộc về giáo xứ công giáo Qui Nhơn và họ được chuyên chở bẳng xe vận tải mỗi ngày đến căn cứ dưới sự bảo vệ của chúng tôi. Rất nhiều người là quả phụ và thân nhân của các lính tráng chết trận thuộc Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Hy vọng là nhiều người sống sót qua chiến tranh và chúng tôi sẵn sàng viết thư gửi gấm khi chúng tôi bắt đầu hồi hương về Mỹ, trong trường hợp chiến tranh xoay chiều khiến họ phải rời xứ sở quê hương. Qua năm tháng nhiều người trong số chúng tôi đứng sát cánh với cộng đồng Việt Nam tại Mỹ và tại Liên Hiệp Quốc. Họ cũng như rất nhiều binh lính thuộc QLVNCH đến từ khắp nước Mỹ. Các chiến binh thuộc Sư Đoàn 22 Bộ Binh và gia đình họ rất can đảm, họ đánh cộng sản và trong một vài đơn vị, thân nhân, đàn bà và trẻ con cũng tham chiến, tôi mục kích thấy khi di chuyển trên Quốc Lộ 1 và 19. Đàn bà thường tải chuyển súng đạn cho đại bác bảo vệ Tỉnh Bình Định. Tôi còn nhớ một nữ sĩ quan chỉ huy một đơn vị Biệt Động Quân với một cố vấn Mỹ năm 1965-66. Rất ít người Mỹ ý thức được sự kiện 27 quốc gia nằm trong Lực Lượng Đồng Minh trong cuộc chiến Việt Nam. Cũng như ít người Mỹ ý thức được sự kiện binh sĩ Việt Nam và gia đình họ chiến đấu dũng cảm và biểu dương tinh thần chức nghiệp cao. Do dók, cuốn sách của ông đóng góp không nhỏ cho việc tưởng nhớ giới lãnh đạo đã chiến đấu và chết trong thời chiến. Trân trọng, (Jason A. Kaatz) 536. Hôm nay - ngày 24 tháng 4 năm 2015 - lang thang trên mạng để tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam, Thu tình cờ vào trang mạng này. Vị Đại Tá thứ năm trong bức hình #20, trang web http://www.generalhieu.com/dt_khongten.htm là Đại Tá Trịnh Văn Anh, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 40 Công Binh Chiến Đấu. Đại Tá Anh là bố của tôi. Bố đã ở lại Việt Nam và ỡ trong trại cải tại cộng sản 12 năm. Chết ở Việt Nam năm 1996. Cám ơn Anh đã bỏ thời gian tìm lại những hình ảnh của những người quân nhân VNCH. Một thời đã qua, rất buồn, và rất đau. (Trịnh Việ́t Thu) 537. Cháu có đọc tư liệu trên mạng cuốn sách viết về chú Hiếu. Cháu có ông cậu thuộc đại đội 22 tổng hành dinh, kbc 3904 mất tích ở kontum 72-73 chưa t́m ra. Cậu cháu tên Nguyễn Văn Thống, y sỹ trung úy, người vùng Bồng Sơn B́nh Định. Cháu mong muốn khi nào chú Tín gặp các chú bác hoặc thông tin ǵ về đại đội này th́ giúp cháu. Cháu chân thành cảm ơn chú. (Duyên Hà, minhcanhbmt@yahoo.com) 538. Con có một vài ý kiến cho trang nhà của bác ... Xin bác dáng thêm nhiều bài viết về kỹ thuật tác chiến và chiến thuật của General Hiếu cho tụi con đọc được không? Bởi vì những kỹ thuật; tác chiến này có thể lưu lại sử sách cho con cháu sau này. Thanks so much for the site. (Anthony Hiếu Đào) 539. Tôi đã liên lạc với trung tâm văn khố quân sự tại Ivry. Họ chỉ đại để có tài liệu hình ảnh của các đơn vị Pháp; và, tiếc thay, rất ít liên quan đến các đơn vị Việt Nam. Mặc dù là một lịch sử đáng chú ý, như binh nghiệp rất đặc biệt và chứa đựng nhiều thành quả quân sự của anh ông. (Gilles Chautard) 540. Anh Tín, Tôi có tìm đến website của anh và cũng muốn cho thêm một ít chi tiết của ông bố tôi. Trong danh sách các Đại Tá, anh có liệt kê ông bố tôi ở 551 Nguyễn Tuấn Chỉ Huy Trưởng Trường Thiết Giáp (04/1968-02/1969) Bố tôi đã vì không chịu đầu hàng cộng sản và đã bị tụi nó giết ông và cả gia đình vào biến cố Mậu Thân 1968 (tôi là người duy nhất sống sót). Trong Thép và Máu của Hà Mai Việt, được ghi chú ông là CHT Trường Thiết Giáp từ 4/1965 - 2/1968. Tôi cũng nhớ như vậy vì đã di chuyển với gia đình từ Quảng Trị về đến Sàigòn cỡ năm đó. Trong rất nhiều tài liệu của ngoại quốc và Việt Nam, vụ Tướng Loan bắn giết Bảy Lém, không ít thì nhiều cũng liên quan đến vụ thảm sát của gia đình tôi. Gia đình tôi có quen với gia đình ông Loan. Sau vụ thảm sát, tôi có đến ở nhà gia đình vợ của Tướng Loan để tránh pháo kích trong lúc chiến trường Mậu Thân vẫn đang tiếp diễn. Ông Loan cũng là bạn đồng khóa với bố tôi ở Thủ Đức Khóa 1 theo tôi được biết. Thêm một phần nữa, ông ta cũng có tham dự CGS College ở Fort Leavenworth, KS trong khóa 66-1. 145 66-1 Tuan Nguyen Khac Cung LTC Armor Assoc Trong thời gian đó, theo tôi hiểu, vì bố tôi không có tên giữa, nên khi được hỏi Middle Name đã viết vào là Không Có ... bị hiểu lầm là Khac Cung. Hình ảnh là hình của ông bố tôi. (Huấn) 541. Tôi mong rằng một ngày nào đó Công lư soi rơ Án Mạng vào cận ngày mất VNCH của Thiếu Tướng Hiếu. Chúc ông Nguyễn Văn Tín vững tâm t́m sự thật, dù càng ngày nó càng khó khăn. Không lẽ trụ cột của miền Nam phải oan trái như thế sao. (Van Doan) 542. Tôi là cháu nội của ông Đinh Sơn Thung . Thấy trang này có nhắc đến ông nội của tôi nên nhắn tin lại với admin nếu cần tư liệu về h́nh ảnh của ổng ḿnh c̣n cất giữ một ít có thể gửi để trang tin thêm phong phú . Cám ơn đă nhắc đến ông tôi. (Dinh Trinh) 543. Thưa ông, tôi tìm thấy trang nhà của ông trong khi tìm kiếm thông tin về Sư Đoàn 1 QLVNCH. Anh ông là một sĩ quan cừ khôi. Bồ tôi phục vụ với tư cách cố vấn cho Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 1, Sư Đoàn 1 từ tháng 3 năm 1963 đến tháng 2 năm 1964 trong khoảng thời gian anh ông phục vụ với Sư Đoàn 1 tại Huế. Tôi muống nhận diện các tiểu đoàn trưởng cùng phục vụ với bố tôi tại Tiểu Đoàn 1. Ông có biết bất cứ hồ sơ lưi trứ nào từ thời kỳ anh ông tại Sư Đoàn 1 có thể trứ tàng thông tin này không? Các hình chụp của bố tôi có nhắc đến tên Đại Úy Nhiệm như là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 1 tháng 4 năm 1963, nhưng có thể bố tôi không viết đúng tên. Tôi đính kèm một số hình ảnh của bố tôi những năm 1963/64 với các đông nghiệp Việt (1), (2), (3), (4). Bố tôi rất kính trọng các bạn hữu Việt và học hỏi được rất nhiều nơi họ. Xin cám ơn. (Timothy R. Stoy, LTC, Infantry, US Army, retired). 544. Tôi vừa mới đọc bài "A New Look At Ia Drang" ông viết. Bài này cho thấy rõ điều tôi vẫn từng nói hơn năm mươi năm qua là đúng, nhưng mà ai nấy tôi chia xẻ cùng đều bất đồng ý kiến. Từ năm 1965, tôi nói là Tiểu Đoàn 2/7 Không Kỵ rời bãi đáp X-Ray và đi lên hướng bắc qua hướng tây bắc để càn quét địch quân trước mặt chúng tôi, và tiếp sau xô đẩy chúng trở về Chu Prong vào vùng oanh tập B-52. Cám ơn ông đã hiến cho trí nhớ của tôi một chút khả tín. Tôi phải nói là ông đã thu thập một số lượng rất lớn tư liệu về thời kỳ này. Tôi chắc chắn là nó sẽ đêm lại rất nhiều lợi ích cho bất cứ ai muốn biết thông tin về những biến cố đó. Chúc ông nhiều may mắn về dự án của ông và mong ông tiếp tục công trình tốt đẹp này. (Bob Towles, SP/4, gunner, AT Platoon, D Co, 2/7 Cav).
I should say that you have amassed a tremendous amount of material on that period of time. I am sure that it will be of great benefit to anyone wanting information on those events. One thing for your information, as you likely know the list of KIAs on the CIB orders are less than actually occurred. We received replacements up until we went into the Pleime area--a half dozen alone just a couple of days before departure and all of this last group of men were KIA at Albany. Good luck with your project, keep up the good work.
Phần 1: 001 - 050
|