Ư Kiến Bạn Đọc (4)

151. Trang nhà ông rất hay và tôi kính mến và nể trọng những người như Tướng Hiếu. Chỉ tiếc là chúng ta không có đủ lấy những người như vậy. Nhân tiện, xin giới thiệu trang nhà của tôi tại http://start.at/HHC, nếu ông có rảnh rang xin mời ghé thăm. Rất hân hạnh được quen biết một người như ông, ông Tín. (Hùng).

152. Tôi xin đóng góp ư riêng về cái chết của Tướng Hiếu. Tướng Hiếu bị giết v́ đă điều tra chuyện tham nhũng của Tướng Toàn. Đường giây tham nhũng ấy do gia đ́nh ông bà Thiệu đứng đầu. Do đó, việc Tướng Toàn ra lệnh giết Tướng Hiếu để ếm nhẹm là chuyện đương nhiên. (Phạm Lê Hiệp).

153. Tôi xin mạn phép đưa thêm một gỉa thuyết về chuyện Tướng Hiếu. Có lẽ anh thày bị Tướng Toàn hoặc Tướng Đồng Văn Khuyên ra lệnh giết v́ ông ta có kế hoạch phản công tại Xuân Lộc. Nếu kế hoạch này được áp dụng và thành công, VNCH có thể kéo dài cuộc chiến thêm vài ba năm nữa. Trong những năm đo biết đâu chừng ông Thiệu lại không liên kết với Trung Cộng hay Pháp để tạo một thế đứng chính trị mới cho miền Nam. Thế đứng đó sẽ bất lợi cho Hoa Kỳ và Bắc Việt. V́ lư do đó, Bắc Việt hay Hoa Kỳ phải chận đứng kế hoạch của anh thày. Tướng Toàn (một người buôn gạo và quế cho Cộng Sản và rất thân Mỹ) hay Tướng Khuyên (Cộng Sản nằm vùng) là người đă ra lệnh hạ sát anh của thày. Cũng có nguồn tin nói rằng: "Ông Trần Văn Hương chỉ thị cho TT Hiếu điều tra chuyện tham nhũng của ông Thiệu. Khi ông Thiệu đưa TT Toàn về làm Tư Lệnh, ông ta đă ra lệnh TT Toàn hạ sát TT Hiếu. Nếu TT Hiếu thật sự bị súng cướp c̣ khi đang chùi súng th́ đạn phải vào bụng hay đùi." (Phạm Lê Hiệp).

154. Tôi có nghe tới Tướng Hiếu. Nếu có nhiều người giống Tướng Hiếu, có lẽ miền Nam đă chiến đấu điệu nghệ và có lẽ miền Nam đă có cơ hội thử lửa và cho thấy chân giá trị thật của ḿnh. Tiếc thay miền Nam đă đối xử tệ Tướng Hiếu, có quá nhiều tham nhũng hối lội làm hư hỏng mọi chuyện. Người dân Việt không khi nào hèn nhát. Chỉ có giới lănh đạo trong chính quyền là tồi bại, và giới quân sự cao cấp th́ bị hũ hoá bởi chính trị... Miền Nam thua trận v́ miền Bắc có giới lănh đạo và mục tiêu khá hơn, và giới quân sự cao cấp của họ không bị chính trị hũ hóa... sự thật đáng buồn là Tướng Hiếu lại thuộc về chế độ của miền Nam...Tướng Hiếu quả thật là một chiến sĩ cừ khôi... (Tony Ciccariello).

155. Tôi vừa đọc xong chuyện của anh ông. Tôi quen biết một số nhân vật đă được nhắc tới: Đỗ Cao Trí, Nugyễn Văn Toàn, và Trần Quang Khôi. Không hiểu sao tôi không hề gặp Tướng Hiếu. Tôi thật sự bị lôi cuốn khi đọc trang nhà này, và sẽ cất giữ trong tầm tay để pḥng hờ nếu ông có câu hỏi ǵ về một đoạn đặc biệt nào. Cám ơn ông đă cho tôi dịp đọc trang nhà này. (Ray Battreal, Đại Tá, Cô Vấn Trưởng, Thiết Giáp Binh, QLVNCH).

156. Ủy Ban Trung Ương Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam đă cho các chiến hữu trong LĐCMVN đọc và nghiên cứu kỹ những tư liệu của ông về Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Trung Ương Liên Đảng, Biệt Bộ Hoa Hồng Đen đặc biệt chú ư về cái chết tức tưởi của vị Trung Tướng trong sạch Nguyễn Văn Hiếu. Những người quốc gia chân chính phải t́m hiểu và xử án việc Tướng Hiếu bị ám sát. LĐCMVN xin thắp nến hương ḷng để tưởng niệm Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Chắc hẳn ngày vinh quang của đất nước sắp tới, LĐCMVN sẽ trân trọng sự đóng góp của ông trong hồ sơ Quân Sử Việt Nam Anh Hùng về cái chết của Trung Tướng Hiếu. Thân chào đoàn kết quyết thắng. (Đặng Tâm Minh, Biệt Bộ Hoa Hồng Đen/LĐCMVN).

157. Ủy Ban Trung Ương Liên Đảng Cách Mạng đă đọc và nghiên cứu tư liệu của chiến hữu về sự ra đi tức tưởi của cố Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Lịch sử Việt Nam trong giờ phút sang trang sắp tới bắt buộc phải ghi ân chiến tích oai hùng của cố Trung Tướng Hiếu. LĐCMVN xin trân trọng và chân thành gởi tới chiến hữu ḷng thông cảm sâu xa về cái chết tức tưởi của vị anh hùng QLVNCH. Lịch sử bắt buộc phải xử án những tên hèn nhát và đâm sau lưng chiến sĩ Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Hẹn một ngày mai trên quê mẹ, đất nước Việt thanh b́nh dân chủ thịnh vượng, sẽ có một con đường tên Nguyễn Văn Hiếu thêng thang trong ḷng thủ đô Việt Nam Dân Chủ. (Nguyễn Hoàng Dũng, Bí Thư Ban Trung Ương LĐCMVN).

158. Cháu rất là thích thú khi đọc về dũng tướng Hiếu trên VNTP; nay lại đọc thêm về tướng Hiếu trong internet; và rất thích khi đọc về lính VNCH với những trận đánh cũng như những danh tướng VNCH ḿnh. Tuy nhiên, bên cạnh những danh tướng anh hùng đó, ta cũng có những tướng hèn, bất tài, tham nhũng, tay sai, bán nước và phản bội...vv. Cháu đề nghị với chú nên thêm một trang về Tướng bẩn, hèn, bán nước để cho thế hệ cháu biết thêm về các loại tướng như thế trong quân sử VNCH!! Có thể nào chú bỏ các h́nh của các tướng đốn mạt đó như trang danh tướng để cho bà con chiêm ngưỡng bản mặt bẩn của chúng không? Đọc sách sử nói về đại tướng Trần Thiện Khiêm, nhưng lâu nay không thấy ai đăng h́nh ông trên báo, sách chi cả. Vả lại, chẳng thấy tay này cầm quân đánh trận nào, — đâu, lại làm tới đại tướng rồi thủ tướng của VNCH. Chỉ biết hắn ta là trùm tham nhũng hối lộ lo mua quan, bán chức, và một trong nhóm phản loạn bầy mưu giết Tổng Thống Ngô Điành Diệm! Mới đây đọc sách "Những ngày cuối cùng của Ngô Đ́nh Diệm" của Hoàng Ngọc Thanh biết thêm hắn ta làm gián điệp chuyên lấy tin tức mật của VNCH cho CIA!!! Lại chả thấy h́nh hắn ta trong sách ấy. Cháu muốn biết bản mặt đại tướng/thủ tướng tham nhũng như thế nào? Ta hăy vạch mặt những tướng hèn đó trên báo, sách và internet để mọi người cùng phỉ nhổ và nguyền rủa tội hại dân, hại nước như những Trần Ích Tất (đời nhà Trần)...vv. Nếu làm được như vậy th́ hay biết mấy. (Nguyễn Thanh Mỹ).

159. Xin cám ơn ông về trang nhà của ông. Ông nên đọc sách của Đại Tá Phillip Corso, The Day after Roswell. Ông sẽ t́m thấy trong đó một vài tiết lộ hay ho mới đối với ông, cũng như một vài khía cạnh khác về QLVNCH và cuộc chiến. Cuốn sách có thể mở thêm đường suy tư cho ông. Một lần nữa xin cám ơn. (Đại Tá H. Lee Bell, về hưu).

160. Tôi mới từ Việt Nam trở về. Tôi vốn là một xạ thủ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tại vùng Bắc Quân Đoàn I năm 67-68, cả thảy 20 tháng và 20 ngày. Tôi thuộc một đơn vị Thám Báo và làm việc phía Bắc khu Phi Quân Sự và gần biên giới Lào. Chúng tôi trở về Côn Thiện và Khe Sanh cùng Cà Lu và Quảng Trị. Tôi vui là đă trở lại chốn cũ nhưng đồng thời cũng buồn v́ dân chúng hiện giờ đang sống khổ cực. Tôi đă làm quen với nhiều người ở đó và thường xuyên thư từ với họ, và tôi cũng đang học tiếng Việt. Tôi hy vọng sẽ trở lại vào tháng 5. Dân chúng tôi gặp ở đó rất mừng khi thấy du khách Mỹ và sau thời gian làm quen, họ nói cách rất tự do về cảnh cùng cực họ phải sống dưới ách cộng sản. Đáng lẽ chúng ta phải thắng trận, chúng ta đă mất bao nhiêu người tốt lành đă hy sinh cách anh dũng. Theo thiển ư tôi, trong tương lai sẽ có một cuộc nổi dạy chống cộng sản. Hiển nhiên là dân chúng đă chịu đựng hết nổi rồi. Hầu hết những người tôi nói chuyện (bằng Pháp ngữ) đều muốn học tiếng Anh và mong muốn hiểu biết thêm về thế giới bên ngoài. Tôi gửi sách báo mà tôi nghĩ họ ưa thích về cho họ. Đang khi ở Việt Nam, tôi cảm thấy tức tối v́ không có lấy một nghĩa trang cho lính VNCH và không có tiện nghi y tế cho những người đau khổ v́ thương tích. Tôi mong dân chúng Việt Nam đă sang tới được nước Mỹ sẽ không quên những người c̣n ở lại. Bằng cách gửi về sách báo, có thể dân chúng sẽ thèm muốn thêm về tự do. Đang khi tôi rảo bước trên núi Cà Lu, tôi cảm thấy cuộc chiến chưa chấm dứt và một cuộc chiến khác sẽ bùng nổ, có thể chống Tàu. Cám ơn ông về trang nhà nói tới một vĩ nhân. Một ngày nào đó, Việt Nam sẽ lại hưởng tự do, tôi chắc chắn như vậy. Xin chào. (Eddie DeLezen, Việt Nam 3/1967-12/1968, SĐ 3 TQLC, Milton, Florida).

161. Marge, vợ tôi, có kể lại tôi hay là gặp ông ở thư viện USMA (Vơ Bị Hoa Kỳ). Vợ tôi có đem về địa chỉ trang nhà của ông và tôi đă viếng thăm nó tối qua. Trang nhà của tôi (https://members.tripod.com/sat46) chỉ là một trang nhà "Cảm Khoái" nói về lịch sử, những chuyện vặt vănh, và những truyền thống của West Point. C̣n trang nhà của ông th́ là một công tŕnh nghệ thuật chín chắn, trang nghiêm và tràn đầy ưu ái. Chắc ông đă phải khổ cực lao lực nhưng ông đă kiến tạo được một tài liệu liên mạng tuyệt diệu và đầy tâm huyết. Tôi xin tán dương ông v́ đă tạo nên một tiểu sử chân thật và rất sáng giá về đời sống, chiến thắng và bi thảm của anh ông. Chúng ta hăy mong rằng một ngày nào đó lịch sử sẽ hoàn tất một chu kỳ và tự do sẽ trở lại Việt Nam. Ngày đó tất cả những anh hùng đă nằm xuống cho chính nghĩa sẽ được an nghỉ ngàn thu và sẽ được các thế hệ tương lai luôn tưởng nhớ. (Scott A. Tackett Sr.).

162. Tôi đă vào đọc Trang Nhà Tướng Hiếu. Xin ông đừng bỏ cuộc trong nỗ lực t́m ra sự thật về anh ông. Tướng Hiếu là một vĩ nhân. Xin cầu chúc ông nhiều may mắn. Tôi chỉ là một trung sĩ ở Việt Nam 1967-68-69, TQLC HK mag-36. Một lần nữa, xin chúc nhiều may mắn và chào "semper-fi", "luôn trung tín". (Gung Ho)

163. Quả thật là một tôn vinh tuyệt đẹp cho anh ông. Tôi thật sự lấy làm thú vị xem qua các bài viết và các h́nh ảnh. Ông đă cống hiến cho tất cả chúng tôi một nội kiến tốt đẹp về anh ông và đă thật sự làm vinh danh anh ông. Tôi là một Thượng Sĩ TQLC HK (Nhiếp ảnh viên) phục vụ tại Chu Lai những năm '66, '67, '68. Tôi không có cơ hội liên hệ tới Tướng Hiếu hoặc phục vụ trong khu vực của ông. Cũng như nhiều người lành tại Việt Nam, đời sống họ đă bị bóp chẹt bởi những chính trị gia tham nhũng. Nên luôn nhớ rằng ngày phán xét chung, những kẻ tham nhũng phải trả lời Quan Ṭa Tối Cao. Trời, tôi muốn chứng kiện cảnh đó quá. Hy vọng là có ngày ông sẽ có thể trở về quê hương và lấy lại những ǵ đáng lư ra thuộc về ḿnh. Không c̣n dưới ách cộng nô Bắc Việt. Xin Thượng Đế Chúc Lành Ông. (William P. Luke).

164. Cám ơn đă mời tôi vào trang nhà Tướng Hiếu. Trang nhà được sưu tầm rất công phu và được thiết lập rất hay. (Brad Ryti).

165. Thật là một công tŕnh to tát và đẹp đẽ. Ông nên tiếp xúc với một người nào đó ở Hollywood. Tôi có thể giới thiệu ông với một người bạn của tôi, một Nhà Sản Xuất Phim Ảnh và Giám Đốc (không thuộc giới Hollywood nhưng một người tốt). Ông ta chuyên về các Phim Thời Sự Mỹ La Tinh ngắn và cư ngụ ở Bridgeport. (Ricardo).

166. Cám ơn đă mời tôi viếng trang nhà to tát của ông. Tôi rất lấy làm thú vị đọc về anh ông, và tôi thiết nghĩ ông đă làm một việc rất đặc biệt tưởng niệm anh ông. Thật là "trái đất tṛn", chồng tôi phục vụ trong Hải Quân, và chúng tôi ở Guam khi cuộc di tản khởi sự. Ảnh làm việc tại khu tiếp nhận tất cả những ai tới Guam. Tôi giúp đỡ thu nhận các tặng phẩm, như tă lót, quần áo v.v. với hàng xóm. Chúng tôi vẫn c̣n cất giữ một số h́nh ảnh của những ngày đó. Thật là những ngày thử thách gian truân cho tất cả mọi người. Tôi mừng thấy gia đ́nh ông đă thoát ra được và nay làm ăn nên. Tôi xin chúc ông nhiều hạnh phúc và an b́nh! (Donna, MomPeepers).

167. Tôi phục vụ ba nhiệm kỳ tại Việt Nam. Coi bộ chúng ta có lănh đạo tồi cả hai phía và quyết định sai lầm ở cả hai phía, tôi muốn ám chỉ đến chính quyền Nam Việt Nam và của chính tôi. Tôi thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. Trong nhiệm kỳ thứ ba, tôi bị bắn vào sau gáy. Chúng tôi đang ở Thung Lũng A-Shau, vừa mới chấm dứt hành quân Dewey Canyon và bước vào hành quân Apache Snow...Tôi đă chiến đấu hết ḿnh cho dân tộc ông...Tôi mới xem một phim mô tả khá trung thực điều ǵ xảy ra ở Việt Nam. Đó là phim A Bright and Shinny Lie. Tôi khuyên ông nên coi phim đó. Tôi mới ở Việt Nam về cùng với 20 TQLC khác. Chúng tôi viếng căn cứ Carroll ở A-Shau, Huế, Khe Sanh, và nhiều nơi khác. Chúng tôi cũng viếng Hà Nội, và thăm lăng tẩm Bác Hồ. Chúng tôi cũng tới Hỏa Ḷ Hilton...Việt Nam mất không phải tại lỗi người Mỹ...Nếu tôi cầm đầu, sự việc đă xảy ra khác. Nhưng tôi chỉ là một trung sĩ quèn và mấy ông nội không chịu nghe chúng tôi...Xin ông ǵn giữ sức khỏe và vui hưởng nước Mỹ. (Larry Taylor).

168. Cám ơn đă mời tôi viếng Trang Nhà Tướng Hiếu. Tôi đă viếng và rất thích trang nhà này. Tôi gặp Tướng Hiếu khi tôi phục vụ với tư cách xạ thủ trong một Đơn vị thuộc Chương Tŕnh Tác Chiến Phối Hợp (CAP) gần Đà Nẵng. Tướng Hiếu bay từ Sài G̣n lên bằng trực thăng và hiện diện trong nghi lễ trao huy chương khi tôi được tưởng thưởng 8 Huy Chương của Cộng Ḥa Việt Nam. Một trong số huy chương là Huy Chương Cứu Sinh Mạng của Cộng Ḥa Việt Nam v́ hành vi cứu vớt một em gái 9 tuổi chỉ có một cánh tay đă bị một con trâu húc xuống sông dưới cầu Nam Ô ngày 20/1/1970. Tuy tôi nhận lănh Huy Chương Cứu Sinh Mạng của Nam Việt Nam, tôi chưa hề nhận lănh một huy chương của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và tôi cần có nhân chứng về hành vi của tôi. (Trung Sĩ Nhất Loyde P. "Snake" Arender, 2454394, TQLC HK, ĐĐ Kilo TĐ3 TrĐ6 TQLC).

169. Tôi đă dùng rất nhiều th́ giờ đọc trang nhà của ông và sẽ trở lại đọc lâu hơn nữa. Tôi qua Việt Nam trong những năm tiên khởi, 1962 và 1963 với tư cách một cố vấn và huấn luyện viên và gặp nhiều sĩ quan tuyệt diệu và tài ba trong QLVNCH. Đặc biệt và đáng ghi nhớ là tinh thần dấn thân trong nhiệm vụ thù ghét của họ đối với Việt Cộng và Bắc Quân. Trang nhà của ông quả thật là một đài Tưởng Niệm cho Anh ông. (Nick).

170. Sau bao nhiêu năm, bây giờ tôi mới được hướng dẫn tới trang nhà của ông. Tôi rất tiếc về cái chết của anh ông. Coi như cái chết của Nguyễn Văn Hiếu là một trong vô số thảm trạng xảy ra tại Việt Nam. Giữa những âm mưu của bọn chính trị gia và các con buôn đầy dăy trong các lực lượng chiến đấu cả phiá Việt Nam lẫn Hoa Kỳ. Chắc chắn là CIA và đồng bọn Việt Nam có nhúng tay vào cái chết của anh ông.

Tôi phục vụ trong Thủy Quân Lục Chiến trong thập niên 60, nhưng không phục vụ tại Việt Nam. Anh tôi bị giết vào tháng 6/1969. Anh tôi là phi công trực thăng lái cho Tướng Tư Lệnh SĐ1BB HK. Anh tôi nhận lănh huy chương đủ loại ngoại trừ Bảo Quốc Huân Chương. Tôi muốn đi, nhưng mẹ tôi tới gặp tôi và tôi đă phục vụ rồi và v́ bất cứ lư do ǵ tôi đă không bị phái qua Việt Nam. Nếu tôi đă không phục vụ trong Thủy Quân Lục Chiến, mẹ tôi sẽ chẳng lên tiếng, nhưng v́ tôi đă có phục vụ, bà đă yêu cầu cho tôi khỏi đi. Bà không thể chịu được mất một lúc hai đứa con. Tôi chắc mẹ ông hiểu được cảm nghĩ này. Anh tôi có viết cho tôi về ḷng kính trọng của ảnh đối với dân chúng Việt Nam và ḷng hănh diện được chiến đấu bên họ để bảo tồn tự do. Nhưng ảnh cũng chán chường đối với chính phủ Việt Nam và Mỹ v́ đă không hỗ trợ họ 100% và đặc biệt Mỹ đă không có kế hoạch để thắng và đă cho phép CIA đánh đổ một chính phủ hợp pháp và đă giúp những kẻ chỉ biết giúp chính họ bất kể rất nhiều người khác, Việt Nam, Mỹ, Úc Đại Hàn và các nước khác tham chiến tại Việt Nam. Tôi xin tỏ ḷng kính nể ông và lấy làm hổ thẹn v́ nước chúng tôi đă không giữ lời cam kết đối với dân chúng Việt Nam và đă giúp những kẻ tham nhũng và vô tích sự. Tôi thành thật hy vọng ông sẽ t́m thấy và phô bày sự thật, nhưng nếu điều đó không xảy đến, th́ xin ông cũng biết cho rằng anh ông và anh tôi đă chết cho chính nghiă. Và những kẻ có trách nhiệm sẽ phải chịu phán xét và sẽ không bao giờ được b́nh an trong tâm hồn họ. (James L. Bonine).

171. Em xin thêm một giả thuyết nữa về cái chết của tướng Hiếu. Trong năm 1974, hai ông Thiệu Khiêm xung-đột với nhau v́ chuyện bầu-cử năm 1975. Nguyên-nhân là khi ông Thiệu đề cử ông Khiêm làm thủ-tướng thay ông Nguyễn văn Lộc (phe ông Kỳ), ông đă hứa hẹn với ông Khiêm là vào năm 1975 ông Khiêm thay thế ông ta trong chức-vụ tổng-thống. Sau vài năm cầm quyền, ông Thiệu tham-quyền cố-vị đă sửa hiến-pháp để ông ta có thể tranh-cử một lần nữa. Ông Khiêm giận nên đă đưa những tài-liệu tham-nhũng của ông bà Thiệu cho LM Trần Hữu Thanh. Ông Thiệu trả đũa bằng cách cách chức một số người thuộc vây cánh ông Khiêm. Tháng 1/1975 trưóc cuộc tấn-công Phước Long, ông Thiệu đang phân-vân không biết làm ǵ với những lời hối-thúc của hai cố-vấn Ted Serong (Úc) và Vanuxem (Pháp, mật-thám của Mỹ). Ông Serong khuyên ông Thiệu triệt-thoái vùng I và II đem quân về tái phối-trí và xin viện-trợ của một nước khác (xem toàn bộ tập hồ-sơ triệt-thoái "Give me 10 more years" tại thư-viện của TT LB Johnson). Ông Vanuxem th́ khuyên nên thoả-hiệp với Pháp. Cùng lúc ấy, các đại-sứ VNCH tại Âu Châu và Á Châu đều được điệp-viên Trung-Cộng tiêp-xúc đề-nghị VNCH thoả-hiệp ngoại-giao với Bắc Kinh. Nếu ông Thiệu đồng-ư, Trung-Cộng sẽ cúp viện-trợ và cắt ống tiêp-liệu của Bắc Việt (khoảng 5000km ống dẫn dầu đến tận Lộc Ninh). Ông Thiệu v́ tin vào mấy lá thư cam-đoan tái-chiến của cựu TT Nixon đă không chịu áp-dụng giải-pháp quân-sự hay ngoại-giao nào ngoài việc tiếp tục xin viện-trợ quân-sự của Mỹ. Khi Ban Mê Thuột thất-thủ, ông Thiệu đem kế-hoạch tái phối-trí quân-đội áp-dụng tại QĐ II và QĐ I. Quân Đoàn II rút theo đường 7B bị Cộng Quân đuổi đánh tan ră. Quân Đoàn I bị cô-lập phải rút bằng đường biển bị thiệt hại nặng nề. QĐ III và IV trở thành pḥng-tuyến của VNCH. Lúc đó, nếu QĐ III cản được sức tiến công của Cộng Quân, ông Thiệu có thể quay sang Pháp hay Úc để xin viện-trợ. Ông Thiệu cũng có thể xin Trung Cộng can-thiệp sau khi đặt quan-hệ ngoại-giao . Nếu được như vậy, chắc chắn ông Thiệu sẽ c̣n giữ được chức ḿnh vài năm nữa. Đó là điều mà TT Khiêm không muốn. Do đó, Tướng Hiếu với kế-hoạch tổng phản-công tại vùng III phải bị giết. Ai ra lệnh giết? Có thể là TT Khiêm (rất thân Mỹ) chăng? Trung Tá Quyến và Quân Cảnh Tư-Pháp dính líu thế nào? An-ninh quân-đội tại sao không điều tra ra đựơc? (Phạm Lê Hiệp).

172. Tôi ở Việt Nam năm 68-69 và phục vụ trong TQLC HK tại Quân Đoàn I. Tôi không quen biết một quân nhân thuộc QLVNCH nào. Tôi đă viếng thăm trang nhà ông và nghĩ nó rất là tuyệt. Tôi ngưỡng mộ t́nh yêu ông giành cho anh ông và ư chí đeo đuổi cho ra sự thật của ông. Tối ước có thể biết cái ǵ hầu giúp đỡ ông. Ngoài việc viết thư cho giới chức quyền hỏi họ những điều họ không muốn nghe tôi có thể làm ǵ khác nữa không? Xin thông báo cho tôi khi có tin sốt dẻo. (Rick).

173. Tôi là Cố Vấn với Sư Đoàn 5. Tôi thuộc Toán 70 MACV từ tháng 12/1971 đến tháng 11/1972 và tôi hănh diện phục vụ với Sư Đoàn 5. Họ là những chiến sĩ kiệt xuất. Tôi làm việc với đơn vị ASTD/SĐ5VN và được bổ nhiệm vào Toán DARRS/SĐ5VN. (Kenneth O. Conary)

174. Tôi ở Việt Nam năm 70-71 và phục vụ với TQLCHK trong đơn vị HMM-262 trực thăng ch46. Tôi chở nhiều lính Việt Nam về vùng đóng quân nhưng không nhớ chở sĩ quan cao cấp như anh ông. Rất tiếc về cái chết của anh ông . Tôi có viếng thăm trang nhà ông và rất lấy làm cảm kích, trái tim chúng tôi đến với ông v́ chúng ta đă sát cánh chiến đấu bên nhau trong cuộc chiến này. Ông quả thật ngưỡng mộ và thương mến anh ông. Tôi sẽ năng viếng thăm trang nhà ông.

Tôi xin xác quyết là tôi không có một mảy may cảm nghiệm xấu đối với lính QLVNCH khi tôi phục vụ và tôi cũng không quen biết ai nghĩ xấu về họ. Họ bay trên trực thăng tôi nhiều lần. Chúng tôi bộc trực và đùa cợt với nhau, tôi rất kính nể họ, tất cả, và không hề thấy họ hèn nhát; ông nên hăy diện về thành quả của họ. Họ là những vĩ nhân. (Jack Murphy).

175. Tôi phải nói trang nhà này rất hấp dẫn. Cám ơn đă đưa nó lên cho chúng tôi đọc. Nó có thể làm sáng tỏ cho chúng tôi vai tṛ của QLVNCH trong trận chiến. Tại Sa Đéc chúng tôi có một tướng QLVNCH tên Thi. Tôi không thể nhớ họ ông ta. Nếu ông có thể đề cập tới vị tướng lănh này th́ thật là quí hóa. Cùng các Cựu Chiến Binh Việt Nam: hăy viếng thăm trang nhà này. (Old Sarge).

176. Tôi được giới thiệu vào xem site nói về tướng Hiếu. Xem một hồi tôi để ư thấy có một lá thư được scan. Đây là một lá thư tay của tướng Hiếu viết cho vợ trong đó có một câu (nguyên văn): "Lương tháng này có thêm phụ cấp đắt đỏ và không phải trừ thuế lương bổng hàng tháng." Lá thư có in sẵn emblem 2 sao. Lúc đó tướng Hiếu đă là thiếu tướng. Tôi ngồi suy nghĩ những chuyện tướng tá ăn hối lộ, thâu tiền chỗ (có và không có) th́ ông tướng Hiếu này phải là một ông tướng liêm chính khi ông viết câu này có vẻ vui và khoe với vợ là được thêm số tiền không phải là nhiều so với một ông tướng 2 sao! (Omega).

177. Tôi đă viếng thăm trang nhà Tướng Hiếu theo lời mời của ông. Từ tháng 11/1965 đến 12/1966 tôi được bổ nhiệm vào Đại Đội 161 Trực Thăng Tấn Kích là thành phần của Tiểu Đoàn 52 Không Quân Tác Chiến khi mới tới Việt Nam và vài tháng sau trở nên thành phần của Tiểu Đoàn 14 Không Quân Tác Chiến. Đơn vị này đóng quân tại 14 miles phía Đông thành phố Qui Nhơn, nơi mà Sư Đoàn Mănh Hổ Đại Hàn đặt bản doanh. Trong khi chúng tôi chở các quân nhân thuộc lực lượng Đại Hàn, chúng tôi nhiều lần chở Tư Lệnh Sư Đoàn 22 khứ hồi trong những lần ông họp hỗn hợp với lực lượng Đại Hàn. Bí danh của trực thăng chúng tôi là Pelican 644. Nếu tôi không nhớ lầm, vị Tư Lệnh có viếng thăm một ngôi nhà kế bên gian hàng PX Mỹ tại Qui Nhơn và tôi nhớ ông có một Trung Úy tùy viên trẻ và thường có trẻ con chơi trước nhà. Tôi đoán là ông ngụ tại đó hay chắc là gia đ́nh ông ở tại đó. Ông thường hay gặp Tư Lệnh của Sư Đoàn Mănh Hổ Đại Hàn và chúng tôi thường chở ông. Tôi tin chúng tôi đă có nhiều dịp chở ông tới Tuy Ḥa phía Nam Qui Nhơn nơi Trung Đoàn 9 TQLC Đại Hàn trú đóng. Tôi dời Việt Nam đă lâu lắm rồi. Tuy nhiên, tôi nhớ rơ nhất ông là một con người rất hiên ngang được binh sĩ ông rất kính nể. Rất nhiều người Việt làm việc trong căn cứ chúng tôi và họ là những người từ Qui Nhơn đến. Trong số đó có nhiều cô nhi quả phụ của các tử sĩ và họ thuộc các họ đạo công giáo ở Qui Nhơn. Tôi nghĩ là một số lớn hiện đang sống ở Đài Loan. Cũng có một số lớn nhân công làm việc cho chúng tôi thuộc thành phần Phật Giáo. Thung lũng nằm 14 miles phía Nam thành phố Qui Nhơn gần hai làng địa phương tên An Sơn 1 và An Sơn 2, nằm phía Nam và Bắc căn cứ chúng tôi. Nơi đây rất an b́nh và kỷ niệm êm đềm nhất của tôi là thức giấc khi tờ mờ sáng và đi bộ lên đỉnh đồi và nh́n xuống thung lũng khi mặt trời đang lên --bạn có thể ngắm nh́n một thung lũng xanh ŕ bông lúa hàng hà cây số. Các nông dân Việt Nam đă cầy cấy tại đây từ mấy trăm năm nay và chúng tôi thường cung cấp dịch vụ y tế cho họ và thỉnh thoảng chở con nít chơi trên trực thăng --chúng tôi không có lư do ǵ nghi kỵ họ--cộng sản chưa hề đụng độ hay tấn công vào căn cứ chúng tôi những năm 1965-66. Tuy nhiên, chúng tôi thường tham dự vào các cuộc đổ quân khác trên chiến trường Việt Nam. Tôi thường chớm nở ư tưởng thăm viếng trở lại Việt Nam nhưng không biết có thực hiện được hoài băo đó không.

Có rất nhiều người Việt sống trong vùng Flushing Queens. Thỉnh thoảng tôi ghé vào tiệm ăn Việt Nam nằm trên đường Kissina, gần góc Main Street. Tôi tiếc là không c̣n nói được tiếng Việt, tôi đă dời bỏ Việt Nam cả 30 năm nay rồi. Tuy nhiên tôi sẽ luôn ngưỡng mộ văn hóa Việt Nam và tôi thực sự c̣n lưu giữ một số nhạc cổ truyền Việt Nam.

Có một số cựu quân nhân thuộc đơn vị tôi hiện sống ở Long Island, chắc là họ cũng c̣n nhớ Tướng Hiếu. Tôi vẫn theo dơi tin tức Việt Nam qua thông tấn xă Reuters. Nếu ông muốn xin ông mời ông quá bộ tới thăm chúng tôi. Chúng tôi có một vườn sau nhà với một cây lê và một cây dâu cao lớn rợp bóng mát. Tôi có nhiều h́nh chụp cảnh Việt Nam. Bỏ chiến tranh sang một bên, Việt Nam là một nước đẹp đẽ với những gắn bó gia đ́nh sâu đậm. Trong thời gian 1 năm và 1 tháng Việt Nam là nhà tôi, chứ không phải chỉ là nơi tôi đồn trú. Tôi đă t́nh nguyện phục vụ tại Việt Nam và tôi vững tin là dân chúng có một chính nghĩa vào hoàn cảnh đó. (Jason Kaatz).

178. Chắc trước đây anh ở trong quân đội? Thấy anh có vẻ biết nhiều về QLVNCH. Tôi có vào đọc trang nhà anh, xin chia buồn với bạn về người anh bị giết. Tôi có nghe đồn là Tướng Hiếu dính vào việc tính đảo chánh, nên đàn em Thiệu là Toàn ra tay hạ sát. Việc Tướng Toàn giải thích là Tướng Hiếu chết v́ cướp c̣, sự giải thích này không ổn, dấu đầu ḷi đuôi, sự giải thích đó không đứng vững. Một vị Tư Lệnh quân đoàn mà không biết ai giết tướng Hiếu th́ không thể tin được. Đọc qua những bài của bạn về cái chết tướng Hiếu, anh của bạn, tôi nghĩ lư do cướp c̣ là không đúng; qua những lư luận của những người liên hệ về cái chết tướng Hiếu, tôi nghĩ tướng Hiếu bị ám sát, chắc chắn Toàn biết 100%. Lời giải thích của Toàn không giá trị, và ḷi đuôi. (Vơ Trường Giang)

179. Lời chào từ Bangkok. Tôi đă đọc trang nhà về Tướng Hiếu. Tôi cũng rất cảm phục Tướng Hiếu là một tướng hiếm hoi và tài ba của QLVNCH. Mong ông an nghỉ trong tay Chúa và xin có lời vấn an thân phụ Tướng Hiếu. (Yothiya).

180. Tôi đang thực hiện công tŕnh nghiên cứu về hàng trăm nhân vật chính trị và cách mạng, và anh ông, Nguyễn Văn Hiếu, là một nhân vật mẫu trong số đó. Một trong những sự kiện lư lịch mà tôi phân tách trong công tŕnh nghiên cứu là thứ bậc sinh và số anh em của một nhân vật. Tôi thấy trong trang nhà rất hay ho của ông tướng Hiếu là con thứ nhưng không chắc về số anh em cùng mẹ thứ nhất, 4 hay nhiều hơn là 4? Tôi xin ghi ơn nếu ông có thể làm sáng tỏ điểm này. Tôi là tác giả cuốn sách đề tựa "Born to Rebel: Birth Order, Family Dynamics, and Creative Lives (New York: Pantheon, 1996), đă được chuyển ngữ qua 10 thứ tiếng. (Frank Sulloway, Miller Research Professor, Department of Psychology, University of California).

181. Tôi vừa mới xử dụng trang nhà về Tướng Hiếu của ông và thấy nó rất là bổ ích. Tôi đang hoàn tất một cuốn sách về Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa và chắc chắn sẽ ghi ơn trang nhà ông. Xin cám ơn. (Giáo Sư Robert K. Brigham, Vassar College).

182. Tôi có lời b́nh luận về trang nhà ông thiết kế tưởng nhớ anh ông. Trước hết, tôi xin trân trọng ngưỡng mộ t́nh cảm anh em của ông. Chắc ông tốn nhiều công sức làm việc này. Trang nhà này đọc khá thú vị đối với tôi, một thanh niên 35 tuổi sống ở Hà Nội. Tuy nhiên, có một điều làm tôi thấy hơi buồn cười và...tức ḿnh v́ trong một bài viết, ông nêu ra rất nhiều giả định (Nếu Tướng Hiếu ... th́ ...; Nếu Tướng Hiếu ... th́ ... vv và vv) làm tôi có cảm giác rằng Anh ông c̣n giỏi hơn cả Khổng Minh tái thế v́ Khổng Minh 6 lần ra Kỳ sơn vẫn không thành công. Tôi cứ tự hỏi, tại sao ông không "thừa thắng xông lên viết": "Nếu Tướng Hiếu là Tổng Thống VNCH, cuộc Bắc Tiến thành công đă lâu, VN đă có dân chủ từ khuya, đă phát triển ngang hoặc hơn...Nhật bản???"vv và vv. Vừa thôi chứ ông. Anh ông tái thế th́ đă không bị ám sát, đă không chết uổng. Nhưng đoạn b́nh luận đó của ông, theo tôi, đă làm giảm niềm tin của độc giả về những ǵ ông viết. Xin thứ lỗi nếu ông không vừa ḷng. (Trần Thanh Hùng).

183. Tôi là một sinh viên theo học tŕnh 5 năm tại UCI. Tôi chuyên về hai ngành chính Khoa Học Chính Trị và Quốc Tế Học với một ngành phụ là Ḥa B́nh và Xung Đột Toàn Cầu. Tôi rất hứng thú đọc trang nhà ông thiết kế cho Tướng Hiếu. Tôi đang soạn thảo một tiểu luận nghiên cứu về "các tù nhân cải tạo thích ứng với đời sống Mỹ ra sao sau thời gian sống trong các trại." Tôi không biết ông có lời chỉ bảo hay tài liệu ǵ về đề tài này không. Tôi xin đội ơn nếu ông có thể giúp tôi. (Julie Phạm).

184. Tôi là một cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam và nhận thấy trang nhà ông rất hay ho. Thật là đáng khen và đầy tính chất ái quốc khi tạo dựng một trang nhà trên mạng lưới để tôn vinh anh ông và quê hương ông. (Regis Mullaney).

185. Trang nhà có nhiều tin tức rất hay. Có đủ loại tướng. Kể cả các tướng...cướp như Toàn, Quang, Thiệu,...Nếu được, xin bạn update "thành tích" các tướng này cho bà con biết thêm. Hồi ở Việt Nam, tôi có nghe báo chí nói tướng Toàn chuyên ăn cắp quế ở miền Trung nên báo chí gọi là Quế tướng công. — Pleiku, tên này đă hiếp dâm một chiêu đăi viên trong một quán bar. Bên Mỹ là tên này bị sa thải, lột lon như chơi. Vậy mà hắn không sao hết ở bên Việt Nam. (Phan Minh Hoàng).

186. Trang nhà của ông lớn quá, cho tới ngày hôm nay tôi mới đọc hết - chỉ mới là lướt qua những phần nồi cơm thôi. Rất bổ ích, rất cần thiết. Nhất là cho lớp trẻ Việt Nam ở hải ngoại và cả người nước ngoài nữa. (Nhất là cho tụi phản chiến vỡ mặt ra!).

Tôi có một số ư kiến đóng góp thêm về trang nhà của ông: 1. Nên chăng làm một trang nữa -page/section - để vinh danh người lính VNCH, trưng bày những h́nh ảnh của lính VNCH. Tôi có đọc trang thứ nhất của Readers' comments, có người ngoại quốc nào đó hỏi ông về giá trị xác thực của những tấm h́nh bọn nhà báo Tây phương chụp lính VNCH, gây bất lợi cho chúng ta; 2. Phần "ARVN Generals" thiếu một nhân vật quan trọng: Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Tôi xin giải thích rơ ràng hơn: Đối với người Tây phương - nhất là người Mỹ - họ rất coi trọng "thần tượng", và hay bắt chước "thần tượng". Khi chúng ta nói, QLVNCH là một đội quân giỏi, kiêu hùng, chúng ta cần phải đưa ra h́nh ảnh cụ thể, bằng chứng cụ thể. Mà không có bằng chứng nào, h́nh ảnh nào cụ thể hơn bằng cách đưa ra h́nh ảnh của những người lính ở những cấp bậc cao - Tướng! Ông có đọc hồi kư của Colin Powell chưa? Nếu có, ông có nhớ đoạn Colin nói về Thiếu Tướng Kỳ không? Colin rất có ảnh hưởng đối với người Mỹ hiện tại, những lời ông ta nói về Tướng Kỳ ảnh hưởng rất là tai hại đối với QLVNCH - dù những lời nói đó là đúng!- Theo ư tôi, ông đă tŕnh bày và dẫn chứng cụ thể ra rằng Tướng Hiếu là một Tướng tài giỏi, thanh liêm. Trong phần ARVN Generals đă trưng ra các ông Tướng: Vỹ, Nam, Hưng - thiếu mặt Tướng Phú - đă tuẫn tiết chứ không chịu đầu hàng. Bây giờ hăy thêm một Nguyễn Ngọc Loan, can đảm, dám làm dám chịu. Ông có thể sử dụng bài viết của Thiếu Tá Phạm như Đa Lạc trong KBC 24 - hành động của Tướng Loan chứng tỏ rằng lính VNCH chống Cộng đến cùng. (T.).

187. Trang tưởng niệm anh ông Tướng Hiếu gây sự chú ư của tôi. Đă nhiều năm qua rồi từ những năm tháng ở Việt Nam... và phần dự của tôi rất bé nhỏ so với phần dự của anh ông. Như ông thừa biết là có một phần thưởng vĩnh viễn cho những đứa con yêu dấu của Cha Chúng Ta. Tôi không được phép tự tiện nói lên điều đó, cho tất cả những ai cầm súng trên tay. Tuy nhiên tôi nói điều này cho tất cả những ai cầm súng trên tay để giải cứu người vô tội, đồng thời duy tŕ t́nh yêu Thiên Chúa và tha nhân, cho những người yêu kẻ thù tuy nhiên ghét hành động của kẻ thù và chiến đấu để ngăn ngừa những hành động đầy hận thù của địch thù...niềm tin tôi đặt để vào t́nh yêu vô điều kiện của Cha Chúng Ta.

Có một người viết cho ông và tôi nhận thấy người đó khoái trá chà xát muối vào vết thương...lá thư của Đại Tá Nguyễn Khuyến làm tôi xao xuyến...đâu cần thiết phải nói ông nghe về óc văng tung toé...và nói ông hay là ông ta đă về hưu và do đó rảnh rang...và một mùi vị cay chua từ lá thư đó xâm nhập vào tâm hồn tôi. Ông ta không biết...chẳng ai rảnh rang trên trần gian này...nhiều người tranh đấu để có lấy nó...nhưng cái ác thấm nhuần mọi văn hóa và mọi quốc gia...một ngày nào đó chúng ta sẽ rảnh rang...như anh ông (Xin Chúa Chúc Lành cho anh ông) hiện giờ được rảnh rang. Khi các thiên thần giáng trần...họ sẽ không đáp xuống tại duy một quốc gia nào...họ sẽ xuất hiện mọi nơi. Phúc thay cho chúng ta c̣n có những người như chính ông biết chiến đấu...những kẻ chiến đấu cho "chính nghĩa"...và không biết chừng...có thể nhà lănh đạo của chúng ta một phen nữa...lại là một con người sống giữa chúng ta. (J.H.Cameron).

188. Cám ơn ông. Tôi thấy trang nhà rất là hấp dẫn. Tôi đă có diễm phúc gặp Tướng Hiếu. Tôi được bổ nhiệm phục vụ với Sư Đoàn QLVNCH tại Chu Lai năm 1972. Sư Đoàn này một dạo đi Quảng Trị sau vụ tiến chiếm Phục Sinh 1972. Tiếp sau đó đi Phú Cát vào tháng 8 để vây hăm tỉnh thành tại đó. Tôi t́nh cờ tham dự một số buổi họp trong đó Tướng Hiếu cũng tham dự. Những buổi họp này liên quan đến chiến lược (không phải tại Chu Lai). (Garry).

189. Ông bền tâm ráo riết như điả đói. Ông đă gây được sự chú ư của tôi và tôi sẽ giàng ra một ít th́ giờ để viếng trang nhà ông và xem ông dẫn đưa tôi tới đâu. Tôi nghĩ trước khi vào xem tôi cần cho ông biết tôi là một Cựu Chiến Binh Thủy Quân Lục Chiến phục sự tại Việt Nam, và đă chứng kiến nhiều điều ngoài mặt trận. Tôi không mấy coi trọng các lực lượng dân vệ nhưng có tiếp xúc với một số Biệt Động Quân QLVNCH và nhận xét họ có phẩm chất cao. Không phải tất cả dân tộc nước ông thiếu danh dự. Đây là một quan niệm sai lầm của nhiều người và lỗi lớn là ở chính bản thân họ. Chỉ thấy một phần nhỏ của cuộc chiến tôi can dự và chỉ một phần li ti của nước ông không khiến tôi trở thành một người có thẩm quyền phán đoán. Tôi chỉ là một thành viên của một phần mà thôi. Thật là một cuộc chiến trường kỳ đối với dân tộc ông và nhiều người đă chết. Nhiều người đă quên đi đều đó. Tôi th́ không. Dân tộc Việt Nam rất thanh nhă trong nỗ lực vượt qua các chướng ngại vật. CIA là một phần tử đen tối theo thiển ư tôi. Họ là đống phân dưới gót giầy bốt tôi.

Trong khi tôi chiêm ngưỡng đài tưởng niệm anh ông, tôi đau ḷng nghĩ tới sự kiện ông đă mất nước. Tôi buồn rầu phải nh́n nhận sự kiện chúng tôi đă thua. Không phải thua trận, chiến tranh, mà là mất những người ái quốc và nền dân chủ. Mất cơ hội cho một dân tộc có quyền tự trị và nuôi nấng con cái trong nền dân chủ. Lẽ đương nhiên là người dân miền Bắc sẽ trút cơn phẫn nộ của họ lên đầu dân miền Nam. Người dân lành không màng đến chính quyền, chỉ muốn nuôi con cái dưới một mái nhà tự họ chọn lựa và sống một cuộc sóng b́nh thường. Đối với người Mỹ chúng tôi, chúng tôi phải gánh chịu lấy trọng trách là đă không xô đẩy mạnh đủ Bắc Quân để giữ chúng xa khỏi ông và thân nhân ông. Ông sẽ thấy là ít người sẽ trả lời ông hay ngay cả làm phiền ông, tôi sợ vậy. Chúng tôi/họ thu gọn vào chính bản thân. Tôi, tôi, tôi. Đồ chó đẻ. Nếu ông hiểu tôi muốn ám chỉ ǵ. Tôi đă suy nghĩ mông lung về Việt Nam trong ba mươi năm qua. Nó vẫn c̣n thu hút tôi. Một cô gái tôi thấy trong mộng mà không tài nào chiếm hữu được. Đó là một cơn gió thoảng và một tia sáng yếu ớt trên mặt nước của một vịnh khi mặt trời ngả bóng. Sự khác biệt là ở dân chúng.

Tôi chưa nh́n thấy rơ số phận đen đủi của anh ông trong tay những kẻ đứng về phiá bóng tối của điạ ngục. Tôi chúc ông nhiều may mắn trong nỗ lực của ông, nếu đó là điều ông mong muốn. Sợ sệt, hận thù, sự nung nấu trong tâm can sẽ nuốt sống ông từ bên trong. Ông phải quyết định lấy con đường ḿnh chọn lựa. (Ron E. McCarville, Thượng Sĩ, TQLC HK, Quảng Nam - nơi tôi hành quân).

190. Tôi may mắn vừa mới nhận được điện thư của trang nhà cho anh ông. Từ 1966 đến 1968, tôi phục vụ với Thủy Quân Lục Chiến HK tại Việt Nam, đóng tại Quân Đoàn I, vùng nam Đà Nẵng. Cho tới ngày hôm nay, nhiều người trong chúng tôi từng phục vụ không biết trọn vẹn câu chuyện mánh khoé bao quanh sự can dự của chính phủ vào nước ông hay mục đích thật sự của sự hiện diện tại mảnh đất Việt Nam. Mỗi nước có những anh hùng của ḿnh và Tướng Hiếu là một lựa chọn tuyệt hảo cho dân tộc ông. Ḷng ái quốc, một ư niệm về định mệnh, tính khí cá nhân và thái độ sẵn sàng tự xả thân cho ích chung là những đặc tính phổ quát của mọi anh hùng dù từ đâu tới. Tôi rất đau buồn về sự mất mát của anh ông và tôi chỉ biết cầu nguyện sao cho sự tưởng niệm anh ông sẽ ảnh hưởng tới sự đạp đổ của chủ nghĩa cộng sản trên đất nước ông trong tương lai. Tuy nhiên, t́nh huống hiện tại đi ngược ư muốn của chúng ta v́ Quốc Hội HK và các lợi lộc thương mại HK muốn có một liên hệ "kinh tế" mạnh với Việt Nam mà không đ̣i buộc phải thiết lập nền mống tự do cho dân tộc Việt Nam. Xin Chúa chúc lành ông trong cuộc tranh đấu của ông. (Rod Sexton).

191. Trang Nhà rất đẹp. Tướng Hiếu có một người vợ rất đẹp và trông ông rất là dũng mănh khi c̣n trẻ. ( Sir Forster, Barry, CPL E-04, 2059365, TQLCHK 1963-1966 Chu Lai QLVNCH, Hành Quân Starlite, Hành Quân Harvest Moon, "Tất cả chúng ta đều hy sinh một ít và một số đă hy sinh trọn vẹn.")

192. Tôi không rơ tại sao ông lại mời tôi viếng trang nhà ông. Thật ra th́ tôi có phục vụ tại Việt Nam với Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ ở Đà Nẵng, nhưng tôi không hề tiếp xúc với bất cứ đơn vị QLVNCH nào, ngoài trường hợp bị hai tên lính QLVNCH cỡi xe gắn máy chĩa súng bắn. Tôi chỉ là một thượng sĩ và không có ảnh hưởng ǵ. Tôi đă chu toàn công việc ḿnh, làm tṛn nghĩa vụ và trở về nhà. Tôi mong là ông t́m ra sự thật, nhưng tôi thật không thấy có thể giúp ông ǵ ngoài có đôi lời khuyến khích. (Roy Dobbs, Dan Diego CA).

193. Những điều như thế này cần được đăng tải, để thế hệ tương lai biết sự thật của lịch sử quá khứ. Nếu không học hỏi điều đó, sẽ khốn nạn lập lại lỗi lầm quá khứ. Tôi phục vụ tại Đà Nẵng năm 1965 với tư cách Trung Sĩ trong TQLC HK. Tôi được bổ nhiệm vào Chiến Đoàn VMCJ-1 Hàng Không Thám Thính TQLC. Tôi mới 21 tuổi và lúc đó không có một ư niệm khái quát về những ǵ xảy ra tại nước ông vào lúc đó. Ư định tiên quyết và duy nhất của tôi là sống sót. Bây giờ sau khi đă già dặn hơn và đă đọc các biến cố của thời gian đó, tôi thấy sự việc không như tôi tưởng khi c̣n thanh xuân. Tôi sẽ đọc trang nhà của ông cách cặn kẽ và sẽ có những lời bàn và những câu hỏi cho ông. Thật là đau buồn con người phải chiến đấu cho lợi ích bẩn thiủ. Nhiều người tốt lành từ phía Nam Việt Nam và các Đồng minh trợ lực, đă chết. Một điểm đen tối cho nhân loại, thật vậy. Này ông, tôi mong làm bạn với ông. Tôi mong ông cũng muốn như thế. Tôi đă mất đi một số bạn đă chiến đấu cho nền tự do của xứ sở ông và nay vẫn quằn quoại t́m ư nghiă trong đầu óc cho sự mất mát đó. Chắc là có thể, như đối với trường hợp tranh đấu cho tự do. Có lẽ, trong tương lai, con người sẽ nhận thức được rằng điều đáng quí cho đời sống là tự do. (Paul Sisak).

194. Tôi nhớ ngày nào anh c̣n lo lắng không có bao nhiêu người sẽ viếng thăm trang nhà này (tôi nh́n vào đồng hồ đếm thống kê ... anh đă thành công, anh Tín). Tôi vẫn biết là sẽ có nhiều, nhiều người viếng thăm... Ông anh của anh đă lên tiếng và thiên hạ đă nghe và khu vườn đă được ngưỡng mộ...anh là một tay làm vườn tài giỏi. (Brenda Montgomery).

195. Tôi tiếp xúc rất ít với dân chúng ở Việt Nam. Khi phục vụ với Thủy Quân Lục Chiến chúng tôi không được phép giao dịch cá nhân với dân chúng tại đó. Chúng tôi chỉ tiếp xúc với trẻ con trong Viện Mồ Côi China Beach mà tôi bảo trợ khi phục vụ tại đó. Tôi muốn hỏi thăm ông một điều. Người ta nói với tôi là viện mồ côi ở China Beach đă bị Cộng Quân xâm chiếm và trẻ con đă bị sát hại. Điều đó có đúng không? Ông có biết tôi có thể đi tới đâu để t́m xem điều này đúng hay sai không? Cám ơn về những lời lẽ tử tế của ông, và tôi mong ông t́m ra lời giải đáp ông t́m kiếm về cái chết của anh ông. Tôi nghiêm chào ông và anh ông. (Roy Dobbs).

196. Trang Nhà là một tưởng niệm Tướng Hiếu tốt đẹp. (Robert J. Mattson).

197. Tướng Hiếu coi vẻ là một nhà quân Tử. (Robert Vann Smith).

198. Trang nhà rất đẹp và là một lời tôn vinh tuyệt diệu đối với anh ông. Tôi mong ông thăm viếng trang nhà đang tăng trưởng của tôi: www.ac-119gunships.com. (Bill Petrie, CMSgt, USAF).

199. Trang nhà về Tướng Nguyễn Văn Hiếu ông mới gửi đến tôi thật là hay ho... Tôi đang thảo một bài khen ngợi QLVNCH cùng TQLCVN cho trang nhà chúng tôi...Nay mai sẽ được đăng lên và tôi có ư định nối trang nhà của ông với trang nhà của chúng tôi... Điều này hợp lư v́ nhiều người trong chúng tôi đă làm việc với các đơn vị thuộc QLVNCH hầu như thường nhật... Chúng tôi đă mất mát nhiều và bọn tôi c̣n nhớ sau 30 năm... Và Nam Việt Nam mất mát c̣n nhiều chiến hữu hơn và rồi cộng thêm vào đó đă mất hết tất cả...Tôi luôn mang ư tưởng phải tôn vinh những con người đă chiến đấu sát cánh với chúng tôi... (C.B. Doten).

200. Cám ơn anh đă cho tôi trang nhà viết về cuộc đời Tướng Hiếu, đọc hết mọi chi tiết trong trang nhà này như ôn lại cả một quăng đời hào hùng của một tướng lănh tài ba của QLVNCH ngày trước. Tôi cũng có nhiều kỷ niệm trong những năm phục vụ ở BTL Quân Đoàn II với Tướng Hiếu lúc đó ông là Đại Tá Tham Mưu Trưởng QĐ c̣n tôi là Trung Úy làm việc tại Trung Tâm Truyền Tin QĐ (1962-1966). Năm 1982-83, tôi lại có dịp ở chung trại cải tạo với bố Hướng (cái tên mà chúng tôi thường gọi cụ hồi c̣n ở trại tù Z30-D) sau khi tôi được di chuyển từ những trại tù ở miền bắc vào nam. (Hoài Phan Vũ Đ́nh Thạch).

Phần 1: 001 - 050.
Phần 2: 051 - 100.
Phần 3: 101 - 150.
Phần 5: 201 - 250.
Phần 6: 251 - 300.
Phần 7: 301 - 350
Phần 8: 351 - 400
Phần 9: 401 - 405
Phần 10: 451 - 500
Phần 11: 501 - 550

Trang Mục Lục