|
Ý Kiến Bạn Đọc (1)
1. Ban tin tức Đa Hiệu Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được hân hạnh đọc trang nhà của Tướng Nguyễn văn Hiếu, một vị chỉ huy tài ba của quân lực VNCH, một bậc đàn anh đáng kính mến của cựu SVSQ/Trường VBQGVN (Võ Bị Đàlat). (Ban Internet/Trường VBQGVN)
2. Chúng tôi một nhóm chủ trương tờ tuần báo Việt Nam Sun tại Toronto, Canada kính gởi đến anh thư này để xin phép anh cho chúng tôi được đăng tải bài viết của anh về Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Vì thấy đây là một tài liệu quý và rất ít người được biết đến về một ông tướng tài và đức của QLVNCH, nên chúng tôi xin phép anh được đưa lên tờ tuần báo để cho nhiều người cùng được biết. (...) Mục đích của chúng tôi khi xin phép Anh Tín được đăng bài viết "ATTH" là để nhắc nhở, ghi dấu lại một vị Tướng tài giỏi và đạo đức của QLVNCH. Có thể vì tánh thanh liêm không xu nịnh của ông nên ít có người được biết đến danh của Ông. Chúng tôi khi xin phép Anh Tín đăng bài viết cũng là để gởi đi cho thêm nhiều người được biết về một vị Tướng khả kính của chế độ chúng ta ngày xưa, một viên ngọc lạc giữa đám sỏi cát tầm thường.(Nguyễn Văn Minh, Tuần Báo Việt Nam Sun)
3. Cám ơn anh cho NMH vào thăm trang nhà của anh. Anh hỏi ý kiến NMH hả. NMH xin thưa là, rất hay và nên làm vì, trong khoảng tháng 4/75 đó biết bao nhiêu anh hùng không tên tuổi đã vị quốc vong thân. Nếu không có người biết rõ về các vị anh hùng này mà biên khảo lại thì làm sao hậu sinh biết được. Phải không anh? Anh có thấy VC đưa mấy cô cán bộ của họ vào danh sách anh hùng liệt nữ, so với bà Trưng, bà Triệu đấy không? (NMH, NJ)
4. Cám ơn đã giới thiệu tôi trang nhà của anh. Tôi sẽ nối trang nhà anh qua trang nhà tôi http://www.bdqvn.org. Mong anh đáp ứng lại.(Nguyễn Phương Hùng, chủ biên BDQVN)
5. Trang nhà anh thật chiến!(Thúy Lịch, Philadelphia)
6. Trang nhà đã được cải tiến rất nhiều, bây giờ đã có thêm hình ảnh, bảng liệt kê cuộc đời binh nghiệp và một số bài vở của những tác giả khác. Tất cả những thứ đó tạo nên một truy điệu sống động cho Tướng Hiếu. Một sáng kiến đầy ý nghĩa. Một việc đáng khen! (Trí, Philadelphia)
7. Xin lỗi đã trả lời chậm trễ. Sau đây là một vài ý nghĩ của tôi:
1. Tướng Hiếu là một trong những anh hùng QLVNCH mà tôi kính trọng và mến mộ nhất;
2. Trang nhà rất đẹp tuy còn trong giai đoạn phôi thai;
3. Chúng ta cần có nhiều trang nhà tương tợ để lôi cuốn thêm nhiều người "lướt sóng" vào mạng lưới.
(Nguyễn Phương Hùng, chủ biên bdqvn.org)
8. Homepage của Bõ bây giờ đẹp và sophisticate quá. Bõ dùng frames dễ dàng cho người đọc maneuver. (Kelvin Luong, CA)
9. Ottawa ngày 11-10-1998. Tôi đã đọc trang nhà của ông viết về tướng Hiếu. Đó là một điều cần thiết cho gia đình ông cũng như cho lịch sử mai sau.
Có thể tướng Hiếu bị giết vì bị bọn tham nhũng muốn giết người bịt miệng. Có thể ông đã chủ trương đảo chính. Vì tình hình lúc đó người Mỹ muốn ông Thiệu phải ra đi. Đảo chánh lúc này chỉ giúp ích cho Mỹ và cộng sản.
Dầu sao, ông anh của ông cũng là một vị tướng linh thiêng nên đã dun dủi ông viết nên trang nhà này. Tôi là một người nghiên cứu về khoa thần bí. Tôi hiểu ông anh của ông đã ứng nhập vào ông theo cách cơ bút. Ông thử hỏi việc này việc nọ, rồi cầm bút ngồi im lặng, xem thử tướng Hiếu có ứng nhập và trả lời ra sao.
Nếu ông thực hành được, xin e-mail cho tôi. Thân.(NTT)
10. Tín thân. Tôi đã khởi đọc trang nhà anh mà Bill McBride (Vietnam Veterans Page) gửi tôi...Tôi hoàn toàn bị thu hút, nhưng tối nay buồn ngủ quá, nên miễn cưỡng đóng lại tại đây, và sẽ tiếp tục đọc vào cuối tuần.....quả là một công lao của tình yêu....Tôi sống ở Sài--Gòn từ 1961-1965 và rồi Thái Lan, và Lào và đã để con tim tôi tại Việt Nam và Lào...Người anh 20 tuổi của tôi đã bị giết tại Lào đang khi thăm viếng ba mẹ tôi (ba tôi làm việc với bộ ngoại giao), và mối tình của tôi (Tôi lúc đó 19 tuổi, nhưng ảnh luôn ở trong tim tôi - tuần tới cũng sắp 30 năm qua rồi....) bị bắn gục trước ngày trở về Mỹ....Tôi nửa Mỹ nửa Pháp, và hiện sống bên Mỹ sau mấy năm sống tại Pháp, Inđônêsia, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Hòa Lan và Đức....Tôi hiện là giáo viên vườn trẻ với 2 con gái, và 2 cháu trai, và một con tim còn lưu lại tại Đông Nam Á. Tôi sẽ đọc trọn trang nhà anh, và sẽ viết lại cho anh....tôi chỉ muốn nói với anh rằng cái thoáng nhìn đầu tiên đã thật sự đánh động tôi rất mạnh....anh đã làm một việc tuyệt diệu. Chúc anh những gì tốt đẹp nhất. (Marie-Colombe Perry/Wright)
11. Anh lấy làm ngạc nhiên không biết em đào đâu ra tất cả những tin tức liên quan tới mối liên hệ giữa anh Hiếu và những sĩ quan và tướng lãnh khác vào thời gian đó. Thật là hữu dụng và sáng nghĩa. Bài "Tướng Hiếu với tha nhân" đã thành công trong việc hội nhập rất nhiều mẩu tin rải rác đó đây gom thành một bức hình đầy ý nghĩa. Bài này giúp ta thấu hiểu anh Hiếu, điều mà anh sẽ không thể có được nếu chỉ đọc các bài khác em viết trước bài này. (Trí)
12. Kính Anh. Qua HoustonViet tôi được đọc trang nhà của Thiếu Tướng Nguyễn văn Hiếu. Tôi muốn rưng nước mắt. Mới hôm qua, tôi và cựu đại đội trưởng cũ của tôi (đại đội 405 Thám kích Sư đoàn 22BB) đã nói chuyện với nhau qua điện thoại, tôi có hỏi ý kiến của anh về một vị Tướng nào anh phục nhất. Anh trả lời không ngần ngại: Tướng Hiếu.
Tôi về trình diện đơn vị đại đội 405 Thám kích lúc tướng Hiếu làm sư đoàn trưởng (8/1967). Và đơn vị tôi rất được tướng Hiếu thương. Bởi lẽ chúng tôi đã ở sát với ông, làm xong những công tác hiểm nguy mà ông đặt tin tưởng. Mỗi lần đơn vị chiếm mục tiêu là trực thăng ông bay đến liền để ủy lạo. Vào ngày 9/5/68, đại đội tôi bị phục kích trên đồi Kỳ Sơn, thiệt hại rất nặng, 4 sĩ quan tử thương, có cả cố vấn Mỹ, riêng tôi và đại đội trưởng bị thương, ngay xế trưa hôm ấy, tướng Hiếu đáp trực thăng bay lên đồi và ông ngồi cúi đầu trên mỏm đá cả nửa tiếng đồng hồ. Và cả tuần sau đấy, ông ra lệnh Sư đoàn treo cờ rũ.
[...] Tôi mang hình ảnh ông, lòng thương mến lính của ông, lòng nhân hậu của ông để mà tự hào là một thuộc cấp của ông. Ông đã tặng cho mỗi người lính chúng tôi một chiếc dao găm rất đẹp, vì ông rất chịu chúng tôi.
Bây giờ ông chết, không phải vì kẻ địch mà vì một bọn hỗn quân, hỗn thần... Xin cho tôi thắp nén hương lòng kính gửi lên Ông. Thưa thiếu tướng, thiếu tướng còn nhớ thằng thiếu úy mang kính cận thị đội mũ rừng mà thiếu tướng đã mấy lần gắn huy chương không? (Trần Hoài Thư)
13. Em đắm chìm trong trang nhà của thày. Em lấy làm cảm kích với tất cả công phu, tìm tòi, tài liệu, và đặc biệt những tâm tưởng chìu mến và ý kiến thẳng thắn của thày về lối sống đơn giản, về binh nghiệp sáng chói, và về cái chết đáng nghi ngờ của người anh đáng yêu, Tướng Hiếu. Em cầu mong việc phơi bầy những biến cố và nhừng sự kiện này, một lúc nào hay một ngày nào, sẽ có người bước ra khỏi vỏ đen tối để nói thêm, để cung cấp cho thày và chúng ta những tin tức hay ho và quí gía về Tướng Hiếu của thày và của chúng ta. Thêm vào đó, em lấy làm cảm kích trước tất cả những hình ảnh trong địa chỉ 1144 Simpson của thày. Chúng phản ảnh tài nghệ duy nhất của thày (mà em đâu có ngờ thày có) cùng công phu cực nhọc của thày. (Thomas Nga)
14. Tôi vừa đọc trang nhà của ông về anh ông, Tướng Hiếu. Tôi lấy làm đau buồn trước cái chết của Tướng Hiếu cả mấy năm trước, và lấy làm buồn ngày hôm nay bởi những điều ông tiết lộ. Tôi cũng là nạn nhân của sự che đậy của một chính phủ thối nát, liên quan đến dạng MIA của hôn phu tôi tại thung lũng A Shau, Việt Nam 1972. Tôi cảm thông với ông về những tâm tình của ông và với công cuộc tìm kiếm sự thật của ông. Anh ông là một nhân vật danh tiếng, một ngôi sao sáng ngời... và cái chết của ông, nếu do chính quyền gây nên, sẽ MÃI bị ếm nhẹm vì tính chất bảo mật. Tôi không thể có lấy được sự thật về một phi đoàn trực thăng võ trang của Không Quân Hoa Kỳ bị bắn hạ 27 năm trước đây, mà tôi biết chắc là tin tức về trường hợp của họ không hệ trọng bằng trong trường hợp của anh ông. Mặc dầu vậy tôi cũng cầu nguyện cho ông tìm thấy chân lý. Xin ông nhận đây sự chia buồn thành thật của tôi cùng ông và gia đình ông, và xin Thượng Đế chúc lành công cuộc tìm kiếm chân lý của ông. (Beverly Haire, http://users.sunshine.net/Voices/)
15. Cám ơn anh Tín, đang coi các bài của anh. Rất phong phú và cảm động. Rất nể phục người anh hùng QLVNCH. Anh cứ mạnh tiến lên để làm rạng rỡ cho Thiếu Tướng Hiếu và QLVNCH. Cảm phục công trình nghiên cứu to tát của anh. Thân chúc anh thành công. Đã liên lạc được với nhà xuất bản của ông Võ Văn Thạnh chưa? Hy vọng sách anh ra sớm. (Phạm Thoại)
16. Chào ông, tôi tên là Nicole, cám ơn ông đã cho tôi biết địa điểm trang nhà của ông, thật là tuyệt đẹp, tôi đã thăm viếng hai lần. Tôi đang phân vân muốn hỏi ông vài điểm. Tôi đang soạn thảo luận án cho năm thứ ba, một đòi buộc của bằng cấp (ngành báo chí hình ảnh) tại đại học bên Anh Quốc. Tôi trọn đề tài ảnh hưởng của báo chí hình ảnh đối với chiến tranh Việt Nam. Tôi đã có được nhiều lời đáp từ phía các cựu chiến binh Mỹ tham dự chiến tranh Việt Nam nhưng mong muốn ông cho tôi biết quan điểm của ông. Cách chung, tôi muốn biết ông có tin rằng giới truyền thông mô tả tình hình Nam Việt Nam cách chính xác không, ông nghĩ sao về các bài phóng sự của nhật báo thời đó, và đồng thời xin ông cho biết ý kiến của ông về báo chí hình ảnh vào thời đó. Đại loại như vậy. Nếu ông thấy ông có thể giúp, xin gửi vi thư cho tôi, vì tôi đang thất vọng tìm người đại diện cho viễn ảnh của phía Nam Việt Nam. Cám ơn ông, tôi mong nhận được sự trả lời của ông sớm. (Nicole, Anh Quốc)
17. [...] Và như vậy tôi đã "gặp" ông Tướng của anh ... đang khi tôi nhận bản tin của anh, tôi đọc sâu thêm vào trang nhà anh. Tôi rất lấy làm thích thú. Tài liệu có đủ loại và được trình bày rất hay. Một sợi chỉ "phong phú" được đan vào đời sống, gia đình và hoàn cảnh của một con người. Tôi thường nghe từ cửa miệng những người Mỹ và Âu Châu "...nhưng những mẩu chuyện từ phía người Việt Nam thì đâu cả?" ... vì người ta muốn biết người Việt Nam có thể nói cho chúng tôi nghe những sự thật của thời kỳ đó. Và vì vậy tôi "surf" đi tìm kiếm những nội dung về VN và khi tôi tìm thấy tài liệu lịch sử như trang nhà của ông Tín trình bày, tôi vội vàng thông báo cho những người khác để họ mau chóng học hỏi thêm.
Rất hân hạnh được gặp gỡ ông. Tôi có một số trang về VN ... nhưng, rất ngắn vì đó là kiểu lối tôi. Tôi cố tránh "tranh luận" về VN ... và chú tâm vào những cá nhân và cảm nghiệm của họ. Nhưng đó là kiểu lối viết lách của tôi trong mọi lãnh vực! tôi nói vậy với một tiếng cười. [...] Tôi xin tiếp nối trang nhà Tướng Hiếu qua trang nhà của tôi: http://www.geocities.com/Athens/Aegean/8961/linx.htm.
Ông Tín, ông đang thêu dệt một trang nhà rất đẹp. Và ông phải lấy làm hãnh diện với công việc làm của mình. (Brenda M. Montgomery, Vancouver, Canada)
18. Tôi đã có được diễm phúc đọc rất nhiều trang mỹ miều về anh ông, Tướng Hiếu.
Điều mà tôi học hỏi được, càng ngày càng nhiều thêm, là dân tộc Việt Nam, suy tư với những từ ngữ đầy kính trọng. Những lần đầu khi tôi mới va chạm vào những nhóm người Việt Nam, tôi rất lấy làm ngạc nhiên, chính vậy, lấy làm kinh ngạc, khi thấy họ truyền đạt tư tưởng qua thơ phú ... thoạt đầu tôi không tin điều mình thấy và cho rằng mình rơi vào "ổ thi sĩ" ... nhưng không, dịp này qua dịp khác, tinh thần của dân tộc VN được phô bày qua thơ phú. Đây là tính đặc thù của dân tộc và di sản của Việt Nam. Tôi không thấy một tập thể nào có tính chất như vậy trong bất cứ dân tộc nào khác.
Bây giờ, trong khi đọc các trang về ông Tướng của ông ... tôi thấy những từ "yêu mến", "linh thiêng", "tướng đẹp trai", "đức độ", vân vân ... những từ thuờng không liên kết với "tướng lãnh". nói vậy với một nụ cười. Lời khen tặng này không chỉ riêng nhắm vào ông anh của ông, mà vào tất cả những người đã phục vụ và chiến đấu và sống trong những thời kỳ ghê gớm 54 - 75 và trước đó và sau đó. Đây là một đặc tính bền bỉ của một lịch sử trường kỳ của tôn kính và tình yêu. Đây là một đặc tính hiếm có trong bất cứ dân tộc nào và đề cao di sản truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Tôi ít khi xúc động tới khóc. Nhưng, ông Tướng của ông đã khiến tôi khóc. Một nghẹn ngào nhỏ trong cuống họng tôi. Một nhu cầu muốn biết thêm về con người này và thời kỳ của ông ta lớn giậy trong tôi. Đã đến lúc các anh hùng VN được phác họa lên mạng lưới nhiều hơn nữa.
Mới đây tôi ngồi chung với một nhóm chiến binh VN, trong bộ đồ phi công/ rằn ri/ y phục ... chúng tôi ngồi chỉ cách vài ba thước viên Tổng Lãnh Sự Trung quốc tại Vancouver trong ngày khai trương Bảo Tàng Viện Quân Sự Gia-Tàu ngày 7 tháng 11 năm 1998. Viên TLS rất ý thức đến sự hiện diện của nhóm chúng tôi. Ông ta rất "tỉnh táo" khi ông quan sát chúng tôi. Thật là một cơ hội đầy thích thú. Tôi lấy làm hãnh diện gắn huy hiệu của nhóm này trên áo tôi mà họ tặng tôi qua tình hữu nghị và tôi lấy làm hân hạnh quen biết vài người trong nhóm chiến binh này.
Hiểu biết thêm về ông Tướng anh ông, khiến tôi càng quí trọng những cựu chiến binh này, di sản của họ, lịch sử của họ. Lời tôn vinh của ông đối với anh ông là một món Quà ... cho cá nhân tôi và tôi phải suy tư nhiều đêm naỵ
Cám ơn ông rất nhiều đã chia xẻ. Hãy cứ tiếp tục công việc tốt đẹp.
(Brenda M. Montgomery, Vancouver, Canada)
19. Tôi có đọc các điều khác qua năm tháng, và có gặp một Cố Vấn lâu lắm rồi, ông ta học chung với anh của ông (tôi không nhớ tên), nhưng còn nhớ ông ta khoe anh ông giỏi giang làm sao trong trường, và tiên đoán là anh ông sẽ lên Tướng nay mai! Khi tôi nghe anh ông bị giết, tôi còn nhớ khi nghe tin đó trên báo chí, tôi nghĩ ngay là bị ám sát! Tôi biết chính quyền có thể làm những điều đó và nói dối dân chúng! Nhưng nên nhớ rằng kẻ LÀNH thì bị ám sát! kẻ mà không hũ hóa được!
(Beverly Haire)
20. Tôi vừa mới viếng trang nhà của ông. Cám ơn ông đã soạn thảo trang này. Những người Mỹ như chúng tôi ít nghe đến QLVNCH mà chúng tôi đã cùng sánh vai chiến đấu. Tài liệu về anh ông là một tôn vinh tuyệt diệu cho anh ông. Nếu có thể, ông nên khuyến khích những người khác lập nên những trang nhà tương tợ như vậy. Chúng ta cần nghe câu chuyện của QLVNCH, như một thực thể lực lượng quân sự và như những thực thể cá nhân. (Joe Schlatter, Đại Tá Quân Lực HK [giải ngũ])
21. Tấm hình trông đẹp...một ông tướng đẹp trai! Trang nhà của anh rất có tính chất giáo dục, và rất cần để phản công lại quan niệm sai lầm của giới truyền thông cho là lính QLVNCH không muốn đánh giặc. Các sự kiện quả không phù hợp với điều đó. Tôi có đăng trên mạng lưới về thống kê số thương vong chiến tranh tại http://www.war.stories.com/bodycont.htm chứng minh rằng lính QLVNCH đã đóng góp phần về diện đánh giặc và diện chết chóc trong cuộc chiến. Chết: 223.748 (gần 4 lần hơn lính Mỹ), bị thương: 1.169.763 (Mỹ:304.000). Các con số khủng khiếp cho cả hai bên.
Tôi cũng nghĩ là cần cho giới trẻ Việt Nam khám phá di sản của chúng. Chúng đang bước vào tuổi khôn lớn và tự nhiên sẽ đi tìm kiếm những trang nhà tương tợ như trang nhà của anh, và chúng sẽ tìm thấy là đã có những vị anh hùng từng đứng vươn cao chống lại một kẻ thù quyết tâm và thô bạo. Cuối cùng rồi dũng cảm không đủ, sức mạnh không đủ. Cho dù guồng máy chiến tranh có ghê tởm đi nữa, nhưng mãi mãi phải thi hành nó bằng cách đánh mau, tàn bạo, và quyết liệt... chỉ vậy dân chúng mới ủng hộ cho những chính nghĩa bảo tồn tự do. (Don Poss, webmaster War-Stories, http://www.war-stories.com).
22. Trang nhà này thật là hay và là một tôn vinh rất tuyệt cho một con người can đảm và xả thân phục vụ tổ quốc mình. (Carl J. LaMonica Sr., http://www.megsinet.net.~cjlsr/).
23. Cám ơn đã chỉ điểm cho tôi trang nhà của một anh hùng xuất chúng. Tôi đã nối trang nhà Tướng Nguyễn Văn Hiếu với trang nhà Việt Nam của chính tôi: http://home.fireplug.net/~rshand/reflections/vietnam/vietnam.html. (Richard Shand).
24.[...]Ông anh của ông coi vẻ là một con người tuyệt vời, và tôi thấy rõ ông rất hãnh diện về anh mình, và đối với tôi ông có đủ lý do để cảm thấy như vậy.[...] Tôi đã tự cho phép sao lại trang nhà của ông sang trang nhà của tôi: http://sandiesweb.com/2001/military/links/brotherslove.html
. (Sandy Cruz).
25. Cám ơn đã cho tôi dịp thăm trang nhà của ông về Tướng Hiếu. Ông ta là một tướng vĩ đại và một người ái quốc vĩ đại. Tôi được hân hạnh phục vụ một thời gian với nhóm Biệt Động Quân thuộc SĐ5. Họ là những chiến sĩ đích thực cũng giống ông anh của ông. (Bod Gibeault).
26. Trang mạng lưới của ông là một tôn vinh thật cảm động cho một chiến sĩ dũng cảm. Giá mà có nhiều người giống ông ta hơn thì có lẽ cục diện đã xoay theo chiều hướng khác. (Ulf R. "Ron" Heller, http://www.ionet.net/~uheller/index.shtml).
27. Tôi không biết làm sao và tại sao tôi nhận được địa chỉ trang nhà của anh ông.. nhưng tôi sung sướng là nhận được. Tôi nghiêng mình khâm phục ông...Hãy tiếp tục xúc tiến...ông và gia đình ông sẽ phải biết sự thật về số mệnh của anh ông.
Tôi là một Cựu Chiến Binh tham chiến tại Việt Nam, tôi phục vụ với SĐ 1 KK HK năm 1965 và 1966 trên Vùng Cao Nguyên QĐ II...Tướng Kinnard là Tư Lệnh, Tướng Kinnard dời SĐ tháng 5/1966...Có lẽ phải là ngày 1/11/65 Tướng Hiếu đến thăm Tướng Kinnard, ngày trước các trận đánh trong thung lũng Ia Drang ngày 14, 15, 16, 17 tháng 11...
Tôi thấy trang nhà rất hay ho...Tôi vẫn còn đang tiếp tục đọc chưa xong... Ông đã viết một cuốn sách về cuộc hành trình bi hùng này chưa?...Tôi tin là nó phải được kể lại...mặc dù ông đang kể nó tại trang nhà này.
Việt Nam chiếm một phần lớn trong đời tôi...không thể tẩy xóa khỏi ký ức...Tôi cũng đã trở về lại Việt Nam. Nhưng thôi... tôi chỉ muốn cám ơn ông đã mách cho trang nhà này...Tôi sẽ truyền nó cho những thằng bạn Cựu Chiến Binh VN của tôi trên mạng lưới... Tôi chắc chắn rồi chúng nó cũng sẽ lấy làm thích thú như tôi vậy.
Tôi xin chúc ông và gia đình a very Merry Christmas & a Healthy & Prosperous New Year ... in Vietnamese...Chuc Mung Nam Moi?? (Ron).
28. Cám ơn ông vì Trang Nhà rất đẹp về Tướng Nguyễn Văn Hiếu, anh ông. Tôi cảm kích bởi những tâm tình tế nhị, mãnh lực và tính chất cao đẹp ông kèm theo khi chia xẻ đời sống của anh ông với chúng tôi.
Thời gian đó trong lịch sử thật là một thời kỳ sôi động, và ảnh hưởng mạnh mẽ đến hết thảy đời sống chúng ta. Quả thật là một khai quang khi có được một quan điểm khác để nhìn sự việc qua một nhãn quan của kẻ khác.
Hiện giờ tôi mới đọc xong phần đầu của trang nhà, tôi không muốn bỏ sót một chữ nào...nhưng ngay cả trước khi tôi đọc hết, tôi muốn trả lời để cho ông biết tôi vui mừng chừng nào được ông chia xẻ trang nhà này. Tôi háo hức muốn đọc nó cho trọn vẹn. (Resha Sabre, Đoàn Y Tá QLHK 1968-69).
29. [...]Những ngày của tháng 11/1965 đã in khắc sâu trong ký ức tôi...những ngày thâm sâu và kinh hoàng nhất của đời sống tôi... Tôi sống lại những ngày đó mỗi đêm...Nhiều thằng bạn tốt từng chiến đấu sát cánh với tôi trong những giao thông hào đã tử nạn và đã bị thương trầm trọng trong những này đó...
Tôi gặp Tướng Kinnard hằng năm tại ngày họp mặt của Cựu Chiến Binh "Thung Lũng Ia Drang 1965" tại Washington, CD...vào mỗi tháng 11, chúng tôi tụ tập lại để tưởng niệm 243 chiến sĩ đã tử nạn tại thung lũng của sự chết.
Tôi xững xờ trước sự phong phú của tài liệu ông có. Chúng đã cho chúng ta một nội kiến về hành động của QLVNCH và về vị tư lệnh của họ. Tôi sẽ tiếp tục đọc trang nhà của ông tối nay.
Tôi sẽ gửi địa chỉ trang nhà này cho ông bạn tốt của tôi, Joe Galloway. Joe là cây viết thâm niên của U.S News & World Report. Joe và cựu chỉ huy trưởng của tôi, Trung Tướng Harold G. Moore đã viết chung một cuốn sách về các trận đánh tại Ia Drang..."We Were Soldiers Once and Young". Tôi cũng sẽ gửi nó cho Jack Smith, một cựu chiến binh khác của các trận đánh Ia Drang...Jack là phóng viên của ABC News. Co thể họ sẽ tiếp tay vào việc tìm các lời giải đáp của ông. (Ron).
30. Tôi đọc các trang mạng lưới về Tướng Hiếu một cách hứng thú. Tôi phục vụ tại Việt Nam sáu năm và làm việc rất gần gũi với QLVNCH trong bốn năm rưỡi đầu. Có nhiều người phục vụ nước một cách đáng ngợi khen như Tướng Hiếu nhưng họ không được sự chú ý của số đông người Mỹ. Tôi rất lấy làm sung sướng thấy trang nhà mạng lưới này quảng bá danh thơm của một trong những người trội vượt hơn cả. (Howard € Daniel III).
31. Cám ơn ông đã mời tôi ghé thăm trang nhà anh ông. Tôi chưa có nhiều thì giờ dò xét nó, nhưng tôi sẽ cố gắng sớm tìm hiểu về anh ông. Ông đáng khen đã dành thì giờ để tôn vinh anh ông và tôi biết chắc, dựa vào một ít trang tôi đã đọc, anh ông là một vĩ nhân và ông có thể mạnh dạn hãnh diện về điểm này. (Sherman Breeden, tự Snore).
32. Tướng TÀI, THANH LIÊM, ĐỨC ĐỘ là những cá tính rất hiếm có trong một xứ nghèo. Đây là một di sản của gia đình, nói riêng và một món quà rất lớn để ghi thêm vào lịch sử Việt Nam.
Không biết vì sao tôi có thiện cảm với anh, có lẽ qua những giòng chữ tật tình, tế nhị hay là tựa cùng cảnh ngộ: cố trung tướng Nguyễn Viết Thanh thảm sát trên máy bay trực thăng năm 1970 (40 tuổi), cố đại tá Nguyễn Viết Cần tử trận tại An Lộc năm 1972 (40 tuổi). Tôi xin kể anh một câu chuyện. Tôi đi trước anh 5 ngày (24/04/1975) luôn tôi tất cả 5 anh chị em, qua Guam... rồi qua Mỹ sau 4 tháng làm đơn xin được qua Pháp. Mới qua Pháp vì hoàn cảnh, phải xin việc làm, được 3 tháng thì em vợ của ông chú chạy tỵ nạn qua. Người này, xưa là thượng sĩ trong cảnh sát, thất học, lỗ mãng. Một hôm kêu tôi và giận dữ nói rằng "Xứ Việt Nam mất là tại vì những thằng tướng tá như cha và bác mày, hối lộ, tham nhũng..." Tôi đứng giậy trả lời "Nếu rằng cha tôi và bác tôi còn sống, tôi nghĩ sẽ không bỏ Việt Nam (vì khi xưa không chịu đi du học) và tôi cấm ông sỉ nhục những người đã mất, chỉ những người thất học, lỗ mãng không biết luân lý đạo nghĩa như ông làm mất nước thì đúng hơn" và tát ông một bạt tay vào mặt và tự động xin nghỉ việc. Trong lúc đi bộ trên đường về tôi rất tủi và buồn cho xứ miền Nam vì nhân tài không đủ mà đồ vô loài thì rất nhiều.
Tôi đọc tiểu sử tướng Hiếu lần này là lần thứ ba, đã một lần tôi rơi nước mắt, tôi rất hãnh diện được đọc và được hiểu những người hiếm có. Đọc qua cách viết và trình bày của anh, tôi nghĩ cố thiếu tướng Hiếu sẽ rất vui lòng những gì đã làm mà không muốn nói ra.
Từ 6 tháng nay, tôi ráng thu thập, tìm tòi lịch sử, văn hóa ... Việt Nam, tôi tình cờ vào trang cố trung tướng Hiếu. Tôi đã làm 3 cuốn tập, cho 2 đứa con tôi và những người bạn tôi, gần 1500 trang, trong đó có "cố trung tướng Nguyễn Văn Hiếu". (Nguyễn Viết Trọng, tự Tòng, con cố đại tá Nguyễn Viết Cần và cháu cố trung tướng Nguyễn Viết Thanh).
33. Cám ơn ông đã gửi đến Trang Nhà về Tướng Hiếu, anh ông. Tôi từng phục vụ tại căn cứ Phi Trường Biên Hòa năm 67-68 và tôi rất coi trọng QLVNCH. Tôi rất đội ơn được đọc binh nghiệp và lòng trung tín đối với tổ quốc của Tướng Hiếu. Chúng ta phải luôn tìm kiếm chân lý và tiếp tục đề cao cảnh giác chống những mối hoài nghi. Tôi xin khen tặng ông Tín. (Mike Hoffman).
34. Trang tôn vinh đẹp quá. Cầu mong vị Tướng an giấc ngàn thu.(Dick Carey, USMC Vietnam Tankers Assn).
35. Trận chiến Svay Rieng vào năm 1974 nghe nói và bây giờ thật sự hiểu biết qua cơ bút này thật đau lòng. Con của người em họ mẹ T.V. cũng đã hy sinh trong trận chiến này.
Tướng Hiếu ngôi sáng trong QLVNCH về tài đức song toàn, ông đã đi vào lịch sử và mọi người đều mang ơn ông. Kính chúc hương hồn ông siêu thóat và phò đỡ cho gia đình anh nói riêng và đại gia đình anh nói chung hầu anh kết thúc tài liệu này để trả lại sự công bằng cho cái chết danh hiền của ông để cả thế giới biết về trận chiến VN: bao nhiêu gia đình đã hy sinh để giành lấy sự độc lập bằng xương máu từ bao nhiêu năm, thế mà cuối cùng cũng phải bỏ nước ra đi với hai bàn tay trắng. Tập sách rất giá trị về tài liệu lịch sử và quân lưọc cơ mật. (TV, Canada).
36. Cám ơn ông về cách đối xử mạnh mẽ và nâng niu đối với một nhân vật đã được tưởng niệm về cá tính tốt đẹp và kiên trì. Phải là một con người đầy quả cảm và đầy xác tín mới đứng vững được trước bao đe dọa và hiểm nguy. Tiếc thay, những đức tính quan trọng đó lại quá hiếm hoi trong thời đại này. Chính những nét này tối cần thiết trong những địa vị lãnh đạo cả trong quân đội lẫn chính quyền, không kể tới thế giới thương nghiệp. (Daniel Bonnici).
37. Tôi đã từng phục vụ nước tôi tại nước ông. Tôi cảm thấy nếu có nhiều người như anh ông, sự việc đã không xảy ra như ta chứng kiến. Tôi rất kính trọng anh ông, và cảm thấy buồn về sự mất mát cho ông và cho nước ông. (Mike Wunder).
38. Trang mạng lưới thật xuất chúng. Anh ông thật may mắn có được một gia đình thương mến đủ để tôn vinh ông theo kiểu cách chiến dịch của ông. Anh ông quả là một chiến binh và một nhà ái quốc vĩ đại của Việt Nam.
Tôi phục vụ hai lần bên Việt Nam, 1965-1966 và 1968-1969. Lần thứ nhất với Tiểu Đoàn 2, Lữ Đoàn 4 TQLC tại Chu Lai. Lần thứ nhì tôi phục vụ với tư cách một Cố Vấn HK cạnh QLVNCH dưới quyền chỉ huy của Tướng Lâm Văn Phát tại Đà-Nẵng. (Arthur Eppley, Trung Tá, gỉai ngũ, TQLCHK).
39. Rất ít người trong chúng tôi, những người từng phục vụ tại Việt Nam, hiểu rõ sứ mạng của mình tại nơi đó, phần đông vào tuổi 18-20, và mù tịt đối với "thế giới thực tế", chúng tôi chỉ cố gắng làm sao cho sống sót để trở lại được về quê nhà. Đã gần 30 nằm rồi kể từ ngày tôi về đến nhà, tuy vậy tôi mang theo những kỷ niệm sống động về Việt Nam, không phải chỉ những kỷ niệm xấu. Tôi vẫn còn nhớ những nụ cười của con nít khi chúng tôi chia xẻ với chúng lương thực. Tôi vẫn còn nhớ những nụ cười của bố mẹ khi đồng đội tôi chữa trị các vết thương nhiễm độc. Tôi là một lính Thủy Quân Lục Chiến, ĐĐ India, TĐ3, LĐ7 TQLC, tại tỉnh Quảng Nam, và tôi được diễm phúc chiêm ngưỡng những cảnh trí bằng đường bộ, một xứ sở thật đẹp, ít nhất là tại chỗ tôi đóng quân. Nay tôi đã gần 50 tuổi, và vẫn surf (lướt sóng biển), tôi là một trong ít người Mỹ đã surf tại Bãi Biển Đỏ, tôi ước muốn trở lại đó surf một keo nữa. Tôi cũng mang theo những kỷ niệm khác, đó là giá phải gánh chịu khi đáp lại tiếng gọi của nghĩa vụ, đây không phải một lời than vãn, chỉ là một chấp nhận thế sự mà thôi. Tôi rất thích trang nhà của anh ông. Danh dự và phẩm gía, dấn thân cho nguyên tắc và lòng trung tín đối với bạn hữu mình rất hiếm vào thời buổi này. Hãy tiếp tục công việc này. Luôn trung thành...vẫn tiếp tục vậy. (WINONOMO).
40. Xin nhận nơi đây lời chào thân ái của một Cựu Chiến Binh Gia-Nã-Đại đã tình nguyện chọn thi hành nghĩa vụ quân sự với Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và hãnh diện phục vụ tại Việt Nam năm 1967-68.
Tôi hài lòng vì webmaster của Gia Đình 2/5 đã nối với trang nhà ông và do đó tôi có cơ hội duyệt xem bản tin tuyệt hảo và bổ ích về Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Tôi chỉ tiếc một điều là hình như không có lấy đủ quân lính và giới lãng đạo Việt Nam tầm cỡ Tướng Hiếu khả dĩ thay đổi cục diện cuộc chiến Việt Nam.
Với tư cách một công dân Gia-Nã-Đại và Cựu Chiến Binh Việt Nam, tôi vui mừng đã được phục vụ tại Việt Nam với danh dự, tuy nhiên tôi thương tiếc sự mất mát của bao đời sống, sự phá vỡ và xô đẩy của bao gia đình, và nỗi đau buồn của các quân lính quả cảm Việt, Mỹ và các nước khác đến ngày nay còn tiếp diễn. (Trung sĩ Alexander Kandic, ĐĐ 2/5 Fox, TQLCHK).
41. Những trận đánh này [Svay Rieng, An Điền] là những mảnh thiếu vắng cho toàn bộ bức tranh: chúng là những chứng tích cho khả năng điều động quân binh cấp Quân Đoàn của Tướng Hiếu, như lời một trong những Tướng Hoa Kỳ đã nói, chứ không phải chỉ ở cấp Sư Đoàn mà thôi. (Nguyễn Văn Trí).
42. Tôi nghĩ là phải làm một cuốn phim về Tướng Hiếu...Ông ta quả thật là đáng kể... Thật là phải ồ à...Tôi đã đọc trang nhà của anh và rất lấy làm khâm phục. (Tony Shaw, Las Vegas).
43. Tôi phải nói đây quả là một trang nhà rất bổ ích và rất cảm động. Tôi ưa thích điều anh trình bày với cộng đồng Việt Nam và với toàn thế giới. Tôi học hỏi rất nhiều qua các bài viết trong trang nhà anh. Tôi không nghĩ là tôi có thể tìm thấy những kiến thức này qua sách Lịch Sử giáo khoa của tôi. Trên hết, tôi xin cám ơn anh đã soạn thảo trang nhà tuyệt mỹ này. Mong anh tiếp tục công việc tốt đẹp này. (M.N.Phan, TCU).
44. Tôi thật rất thán phục trang nhà của ông và các ý kiến của độc giả! Tôi đã nối trang nhà ông qua trang nhà tôi: http://www.geocities.com/Heartland/Plains/5854/VIETNAM.HTM. (Tom Premo).
45. Trang nhà rất hay đẹp! Đa tạ đã soạn thảo nó. (Jim Claeys).
46. Trang Nhà TỐI ƯU và tôi chẳng dám chỉ vẽ ông làm sao cải tiến nó hơn lên. Anh ông chắc hẳn lấy làm hãnh diện cách ông trình diện anh mình và công khó nhọc ông đã vận dụng để thực hiện trang nhà này. Xin cám ơn. (Tom Zangla).
47. Uààà!! rất ư là ANH DŨNG!!!! Tướng Hiếu thật là HẾT SẨY! Cám ơn đã gửi trang nhà này tới tôi!! (Stela).
48. SD4BB trên vùng cao nguyên, 68-69. Xin cho tôi xin lỗi về bọn chính trị gia, những kẻ đã bán đứng tất cả chúng tôi, đồng bào của ông và của tôi. Các đồng đội của tôi và tôi luôn muốn đem tự do lại cho Việt Nam, nhưng ở trong xứ này, quân đội không được rảnh tay làm gì mình muốn, vì bị chính trị, tiền bạc và ý kiến quần chúng chi phối.
Dân chúng Hoa Kỳ chán ghét chiến tranh này, bất luận chiến sĩ Mỹ muốn gì. Rất tiếc nghe điều gì xảy đến cho Tướng Hiếu, xin nhận lời phân ưu của tôi về sự mất mát này. Kính. (David Debilio).
49. Sau đây là lời bàn của tôi: 1. trang nhà rất bổ ích, 2. khiến tôi khóc, 3. anh ông thật là dũng cảm, 4. đau thương, 5. có tính cách lịch sử, 6. tin tức mới lạ, 7. cần thêm hình ảnh Tướng Hiếu, 8. trang nhà hết sẩy. (Diana Duong).
50. Xin cám ơn đã gửi tới tôi trang nhà này. Tôi thích thú học hỏi về Tướng Hiếu. Tôi từng đóng quân ở Huế, Phú Bài trong những năm 68-69. Còn nhớ rất kỹ thời kỳ đó. (Stephen Salkof).
Phần 2: 051 - 100.
Phần 3: 101 - 150.
Phần 4: 151 - 200.
Phần 5: 201 - 250.
Phần 6: 251 - 300.
Phần 7: 301 - 350
Phần 8: 351 - 400
Phần 9: 401 - 405
Phần 10: 451 - 500
Phần 11: 501 - 550
Trang Mục Lục
|
|