Ư Kiến Bạn Đọc (9)

401. Tôi là cựu Đại Đội Trưởng Đại Đội 7/5 Trinh Sát, thuộc Trung Đoàn 7, Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Tôi có được diễm phúc cũng như vinh dự phục vụ Tướng Hiếu trong thời gian Tướng Hiếu là Tư Lịnh Sư Đoàn 5 BB. Mặc dù là đại đội trinh sát của trung đoàn nhưng thỉnh thoảng đơn vị tôi mới có dịp về đóng quân trong căn cứ Lai Khê (để dưỡng quân trong khi các Đại Đội Trinh Sát 5,8 và 9 thay phiên hành quân). Tôi có một kỷ niệm rất quý về Tướng Hiếu khi đơn vị chúng tôi hành quân vùng Bụi Gia Mập (Phước Long) và Tướng Hiếu đã xuống tận trận địa để thăm đơn vị cũng như hành quân cùng chúng tôi. Thời gian đó, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 7 là Trung Tá Phạm Văn Niệm và Trung Đoàn Phó là Trung Tá Lý Đức Quân. Tướng Hiếu đã nói chuyện rất lâu cùng tôi và hỏi thăm, "Em có cần gì sư đoàn yểm trợ không?" Tôi, với tuổi trẻ hồn nhiên trả lời, "Em chỉ xin Thiếu Tướng cho vài tuần phép về Sàigòn là vui rồi." Đối với cá nhân tôi, cũng như rất nhiều quân nhân thuộc Sư Đoàn 5 BB, Tướng Hiếu là một biểu tượng anh hùng chính trực nhất của người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tôi cũng đã mua quyển sách ông viết về Tướng Hiếu và trân trọng để trong tủ sách quý của mình. (Nguyễn Tường Tuấn)

402. Tôi xin khen ngợi ông đã đăng lên những bài mới trên mạng lưới từ cuối năm rồi. Tôi sẽ cố dành thì giờ ra để đọc hết, đặc biệt là hai bài trội vượt về biên bản tường trình lượng giá của Tướng Đống và Tướng Hiếu. Nhân cách và chân dung của hai sĩ quan cao cấp này thật là tương phản. Nếu hai bản tường trình CIA này đích thực, chúng xác chứng quan điểm cao kiến hơn của anh ông về chỉ huy quân đội trọn vẹn, so với thái độ run rẩy và bất an của Tướng Đống. (James Miguez)

403. Đây là hình mà tôi tin là Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn, Tư Lệnh, Đặc Khu 24 Chiến Thuật với bản doanh tại Kontum. Hình chụp tại trại LLĐB Plei Me sau trận đánh tháng 10 năm 1965. Viên Đại Tá Mỹ cạnh ông là Archie D. Hyle, Cố Vấn Trưởng ĐK 24 CT. Hình hình như do Joseph D. Gallaway chụp và không ai có để sao lại. Còn tấm hình kia thì chụp tại trại LLĐB Đức Cơ tiếp sau khi trại được giải tỏa trong tháng 8 năm 1965. Nguồn của cả hai tấm hình là Đại Tá Edward B. Smith, Jr., nay đã quá cố, từng là boss của tôi tại Pleiku. Hy vọng hai tấm hình hữu ích cho ông. (Sol Binzer)

404. TỔ QUỐC GHI ƠN !!! Xin cảm ơn-không biết nói ǵ thêm, "ngôn ngữ" trở nên thừa thãi! Rất cảm động khi xem Video, Anh Hùng-Hào Hoa Phong Nhă!... rất Hà Nội (Thăng Long) Việt Nam Tự Do Muôn Năm !!! (vô danh)

405. Tình cờ có đọc qua trang web nói về Sư Đoàn 5 và bảng lượng giá của bên Hoa Kỳ về các sỹ quan làm việc dưới quyền tướng Hiếu. Nếu bác còn lưu giữ tài liệu này, cháu xin bác cho một bản sao về Đại Tá Vũ Đăng Chọng. (Vũ Quốc Tuấn)

406. Có ai đã đối chất với ông vì ông trắng trợn nói láo trên trang nhà ông không? Tôi không thể hiểu nổi ông lại hãnh diện về điều này.

"Trung Tướng Nguyễn Văn Minh bỗng vội hỏi: "Ê Trường, toa có Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương chưa?". Đại Tá [Mạch Văn] Trường vội trả lời: "Dạ chưa". Trung Tướng Minh vội vã móc chiếc Đệ Tam Đẳng BQHC đưa cho Tổng Thống Thiệu gắn cho Đại Tá Trường.

Bộ ông nghĩ là có thể phân phát Bảo Quốc Huân Chương như phát mấy cục kẹo à? Có lẽ ông nên ý tứ một chút khi đăng tải bài viết của kẻ khác. Nhất là khi họ méo mó cực đoan.

"Nếu được phép ghé vào nơi du hí cuối tuần này của Tướng Minh sẽ được mục kích chồng chất những bao bố đựng vàng lá bao giấy Kim Thành đầy ắp."

Bằng cách trích dẫn như trên chứng tỏ cho tôi là ông đăng tải những điều láo lếu trắng trợn. Tôi không thể tin là ông cho điều tầm bậy là sự thật.

"Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, người thay thế Tướng Đỗ Cao Trí tử nạn phi cơ tại Tây Ninh, lại đối xử hằn học thiếu lễ độ với một vị Tướng đàn anh trong sạch được lòng cảm mến của đồng bào, đó là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, cựu Tư Lịnh SĐ5/BB chỉ v́ Trung Đoàn 8 BB do Đại Tá Bùi Trạch Dần chỉ huy năm 1971 bị tổn thất nặng khi rút lui từ Snoul về Lộc Ninh và Thiếu Tướng Hiếu được Đại Tá Lê Văn Hưng thay thế ngay sau đó. (Lẽ ra người xứng đáng để chỉ huy SĐ5/BB phải là Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, một sĩ quan trong sạch, nhiều năm kinh nghiệm với SĐ5/BB tại vùng 3 CT). "

Ngoài ra, anh ông bị đối xử tệ và bị thay thế vì ông được yêu cầu đến với tất cả quân lính ông để trợ lực người của Trung Tướng Nguyển Văn Minh, những người đáng lẽ ra được tiếp cứu bởi một đội trực thăng mà anh ông đoan hứa với Tướng Trí trong trận Snoul, nhưng rồi chẳng bao giờ xảy ra. Thay vào đó, anh ông đến chậm trễ, ba lần lâu hơn là thời gian cần thiết, tôi xin lập lại BA LẦN lâu hơn. Đừng hỏi tôi tại sao vì tôi không có mặt tại đó. Anh ông bỏ mặc cho họ chết. Những người mà Tướng Trí giao phó cho ông, tuy là Tướng Trí thăng chức cho anh ông. Tôi biết là Tướng Trí bao che cho anh ông và anh ông trông đợi được thăng chức, và anh ông đã bực tức vì không được thăng chức. Ngoài ra, tôi hiểu là một quân tử không nói láo về người khác để hiển danh mình hơn.

Những người thật sự có mặt tại đó sẽ chẳng bao giờ hạ thấp mình để sửa sai ông bấy lâu nay, nhưng tôi không như họ và tôi sẽ không để ông tiếp tục tin vào những điều láo lếu của mình.

Tôi là cháu nội Tướng Nguyễn Văn Minh. Ông nội tôi đã qua đời, đó là lý do tại sao tôi viết cho ông. Tôi sẽ không để cho ông lăng mạ ông nội. Ông nội đã luôn không thèm đếm xỉa trả lời ông và chắc là sẽ không hài lòng vì tôi liên lạc thư từ với ông bây giờ, nhưng tôi cảm thấy là điều nên làm. Tôi từng hỏi ông nội tại sao lại không viết một cuốn sách về trận chiến thì ông nội nói là sẽ không bao giờ viết một cuốn sách vì sẽ phải nói sự thật, mà vì sẽ buộc phải nói xấu về người khác, điều mà ông nội không hề muốn. Như vậy là ông nội cao thượng hơn ông rồi đấy. Và tôi ý thức sự kiện Tướng Trí chết trước trận Snoul. Tôi không lẫn lộn hão tưởng với thực tế. Tướng Trí đã hứa những trực thăng này trước khi ông chết và đáng ra phải tới tay ông nội trong trận đánh này, nhưng lại chẳng đến. Chính tôi đích thân ngồi xuống với những người có mặt tại đó và hỏi họ về những điều ông viết, đặc biệt là thảo luận về những không tưởng mà tôi điềm chỉ trong các lời thuật ''dựa trên sự kiện'' vì chúng làm tôi bực mình. Tôi biết là ông không có mặt trong khi là những người này lại có mặt. Toàn thể gia đình tôi sống trong ngôi biệt thự mà ông nhắc tới và không hề thấy, nghe, hay ngay cả nghi ngờ tới một bao đựng đầy vàng lá. Có lẽ ông nên tìm lấy một cuốn Chiến Thắng An Lộc 1972 mới xuất bản. Tôi có một cuốn và tôi biết những người này không bịa đặt chuyện để làm oai. Tôi không có ý khiến ông khó chịu về tất cả những chuyện này, tôi chỉ muốn nêu lên sự thật và muốn ông ngưng nói xấu về những người ông không hề biết đến. (Trâm Nguyễn, chiến sĩ bảo vệ công lý)

407. Lúc trước năm 1975, cháu còn nhỏ và Bố cháu, Đại Tá Vũ Đăng Chong, ít khi ở nhà. Sau này Bố cháu đi cải tạo, và sau đó qua đời. Do đó cháu ít biết được về đời binh nghiệp của Bố cháu. Tuy nhiên, cháu có nghe qua Bố vợ cháu (Đại Tá bên truyền tin) có khen ngợi Tướng Hiếu rất thanh liêm. Cháu rất ngưỡng mộ những vị như Tướng Hiếu, đã không bị sa ngã bởi quyền lực và vật chất trong hoàn cảnh của đất nước vào lúc đó. (Vũ Quốc Tuấn)

408. Em là con trai thứ của ông Trần Thanh Phong. Nhân dịp đọc bài "Cập Bài Trùng Quân Sự Trí Hiếu", em thấy chú có nhắc tới ba em, nên em mong được thưa chuyện với chú. Trước nhất em xin chia buồn với Chú, gia đình và thân quyến của Cố Trung Tướng Hiếu. Tiếp đến em xin được phép gọi Chú Tín bằng chú. Và sau hết là em xin được đóng góp vào trang web của www.general hieu.com hình chụp ba em trong quân phục và đính kèm bản Tướng Mạo Quân Vụ, nếu được sự đồng ý của chú.

Vài cảm nghĩ của em về chú: để muốn làm sáng tỏ cái chết của Tr/T Hiếu, em nghĩ là chú phải rất là cực nhọc. Em phục chú lắm, chắc hẳn Ba Má chú cũng hài lòng về sự làm của chú nữa. Web site này chú tự design, thì chú giỏi quá. Nó đã hỗ trợ thêm cho tinh thần người Việt tị nạn ở nơi xa quê hương. (Tony Trần)

409. Liên quan đến tấm hình chụp đính kèm, hai tuần trước đây giới chức thuộc Bộ Nội Vụ không cho phép tôi đi tới Đức Cơ, một vùng mà tôi quen thuộc những năm 1966-67. Thay vào đó, tôi đi đến ngã rẽ tiếp sau đó (Liên Tỉnh Lộ 6C, theo tôi nghĩ) và quan sát Plei Me. Hiện tôi đang đọc lại các dữ kiện về Plei Me -- luôn rất tuyệt hảo -- trong trang nhà của ông: www.generalhieu.com/pleime-u.htm. (Jim Michener)

410. Tôi đọc vài ý kiến của một Thiếu Tá Doleman nào đó và xin làm sáng tỏ một điểm. Khi lên tiếng về tình trạng các Cố Vấn Trưởng của Sư Đoàn 5 không có kinh nghiệm tác chiến, ông nói sai về trường hợp Trung Tá Roy Couch và bố tôi. Bố tôi, lúc đó là Trung Tá Robert Lott, từng là một Tiểu Đội Trưởng Bộ Binh và sau đó một Trung Đội Trưởng Bộ Binh thuộc Sư Đoàn 3 Bộ Binh trong cuộc Chiến Triều Tiên. Tôi mong muốn và biết ơn ông thêm chi tiết này vào đoạn văn liên hệ. Tôi muốn hồ sơ liên quan đến bố tôi được chính xác.

Xin cám ơn về một trang nhà tuyệt đẹp. Ông vinh danh tưởng niệm anh ông rất hay. (Robert Lott)

411. Xin góp chi tiết tu chính lại về mục Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ: tốt nghiệp năm 1940 Trường Võ Bị Tòng, "Ecole Militaire Interarmes d'Extreme Orient - Annexe St Cyr/ St Maixent de TONG, Tonkin", tức: Trường VB Liên Quân Đông Dương - Chi nhánh TVB St Cyr/ St Maixent tại Đông Dương. (Nguyễn Văn Thắng, Paris)

412. Theo sự suy nghĩ của tôi, thấy khó lòng Cộng Sản đặc công đã giết tướng Hiếu, song là một phe nhóm nào đó, vì Cộng Sản không ám sát các tướng Pháp, Mỹ là các kẻ thù của họ, cho là tướng Việt Nam Cộng Hoà chỉ là tay sai cho Đế Quốc cần gì ám sát tướng Việt Nam Cộng Hòa, quân Việt Cộng bách chiến bách thắng cần gì hèn hạ giết một viên tướng Việt miền Nam? Đó chỉ là suy nghĩ của tôi, sự thật có thể khác, xin cám ơn. (L. Trần, một người Việt hải ngoại)

413. Ông có một trang nhà thật là vĩ đại về Tướng Hiếu, với hàng trăm tấn bài viết về QLVNCH! Tôi có một câu hỏi chắc là ông có thể giúp tôi. Số là tôi đang tìm kiếm xem ai là Tổng Tham Mưu Trưởng trước Tướng Cao Văn Viên, đặc biệt là thời gian từ tháng 3 đến tháng 10 năm 1965. (Stéphane, Pháp)

414. Tôi vừa tìm thấy trang nhà của ông; tôi thật sự thích nội dung, và thành thật kính trọng và ngưỡng mộ anh ông Tướng Hiếu. Bố tôi là Trần Văn Thân, Đại Tá Trưởng Phòng Tổng Quản Trị, Bộ Tổng Tham Mưu cho tới ngày mất Sài Gòn, và mất tích từ ngày 29/4/75 tại BTTM, Sài Gòn. Xin yêu cầu ông bổ túc tên bố tôi vào danh sách của ông. Tôi tin là ông quen biết nhiều và có thể kiểm chứng quân hàm và tên bố tôi. Xin cám ơn ông nhiều. (Trần Anh Tài)

415. Tôi rất đỗi vui mừng hay tin linh cửu Tướng Hiếu đã được đem sang Mỹ. Thật là tốt đẹp giờ đây Tướng Hiếu đã hội tụ với gia đình và gần bên mộ phần người cha thân yêu! Tôi tưởng là có thể viết một bài về các tiên liệu của Tướng Hiếu chống lại cuộc tiến công bền bỉ của Cộng Sản những năm 1974-75, nhưng vì những lý do nào đó chưa thực hiện được. Tôi sẽ cố gắng viết xong nay mai. Xin chúc mừng về con số 1 triệu khán gia! Tôi biết là Tướng Hiếu hẳn là hân hoan không ít. (James Miguez)

416. Tôi đọc thấy bài của anh "Nét Ngây Ngô của Tướng Schwarzkopf". Theo thiển ý của tôi, tôi rất hãnh diện bài này của anh vì nó đã nói lên cái tài của Tướng Hiếu, cũng như giá trị của QLVNCH - nhất là của thám báo. Bài này anh viết rất hay về trận đánh lịch sử này. Tôi cũng chúc mừng anh về việc Tướng Hiếu được yên nghỉ trên đất tự do này. (Trần Văn Thưởng)

417. Trước hết con xin tự giới thiệu, tên con là Nguyễn Vĩnh Đức. Tình cờ con vô trang nhà của Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Sau đó thì con thấy có tên của Tướng Đỗ Kiến Nhiễu trong danh sách những vị tướng QLVNCH. Con nghe nói là Tướng Đỗ Kiến Nhiễu đã qua đời tại San Jose, California. Nếu đúng vậy thì Chú có thể cho con biết làm thế nào để liên lạc với những bà con và thân nhân của Tướng Đỗ Kiến Nhiễu đang sống bên Việt Nam, Mỹ hay một quốc gia nào khác. Bởi vì con muốn liên lạc với một người cháu gái của Tướng Đỗ Kiến Nhiễu tên là Đỗ Thị Bích. Trước năm 1975, Cô Đỗ Thị Bích là cô giáo dạy con học lớp 5 tại trường Hùng Vương. Nghe nói Ba của Cô Đỗ Thị Bích là anh ruột hoặc em ruột của Tướng Đỗ Kiến Nhiễu. Con mong tìm lại được tin tức của Đỗ Thị Bích. Số điện thoại của con là (713)382-8747 email là mdvn65@yahoo.com. (Nguyễn Vĩnh Đức)

418. Thật tình thì con hoàn toàn không biết gì về Tướng Hiếu. Nhưng sau khi đọc xong những bài viết về Tướng Hiếu và có nói chuyện với một người quen trong gia đình và cũng là một cựu quân nhân của QLVNCH thì con rất là ngưỡng mộ tinh thần của những người anh hùng như Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn và tất cả những người đã xả thân hy sinh để bảo vệ tự do, ấm no, hạnh phúc cho người dân miền Nam Việt Nam. Rất tiếc một điều là những người anh hùng này phải sống và hoạt động chung với một lớp người vô trách nhiệm, bán rể lương tâm trong bộ máy chánh quyền của Sài Gòn trước năm 1975 (có rất nhiều thông tin nói Tướng Toàn là một người rất bê bối và tai tiếng trong khoảng thời gian ông ta cầm quyền). Dù sao đi nữa thì tất cả đã đi vào lịch sử. Hy vọng là người VN chúng ta học được bài học quý giá và rút kinh nghiệm để cho thế hệ trẻ nối tiếp thế hệ đi trước để xây dựng lại căn nhà VN với đầy đủ Tự Do, Ấm No, Hạnh Phúc, Công Bằng, Bác Ái. Cầu xin hương linh những người nằm xuống phù hộ cho đất nước dân tộc VN chúng ta. (Nguyễn Vĩnh Đức)

419. Tôi tên Hồ Xuân Thuận, hiện sống tại Houston, Texas. Tôi sang Mỹ cùng một thời gian với ông và gia đình nghĩa là sau biến cố 30/4/75. Tôi rất cảm động và khâm phục tinh thần ái quốc và thanh liêm của TT Hiếu qua những tư liệu mà ông đã sưu tầm và cho tôi được có cơ hội để đọc và ngưỡng mộ Anh Hùng Nguyễn Văn Hiếu của dân tộc VN đã làm gương sáng cho mọi thế hệ, mọi thời đại. Tôi muốn viết thư này để cám ơn về công khó của ông và những người trong gia đình của TT Hiếu đã cho phép đăng tải lá thư riêng của TT Hiếu gửi cho người vợ yêu quí của ông. Lời thư chân tình và đã gây cho tôi nhiều xúc động về tình yêu của ông dành cho bà và các con. Cũng đã nói lên trách nhiệm cao cả của ông đối với trọng trách của một đấng trượng phu hết lòng vì Đất Nước. Cuộc đời thanh liêm của TT HIếu làm chúng tôi rất nể phục. Lá thư đó đã mang lại nhiều điều dạy dỗ cho chính tôi. Đó là một điều quí báu. Xin ông Tín cho tôi gửi lời cám ơn đến với từng người trong gia đình của TT Hiếu và cầu xin Chúa an ủi mọi người; sự ra đi của TT Hiếu đã để lại cho hậu thế nhiều sự dạy dỗ cần thiết để sống xứng đáng là một môn đồ của Chúa Cứu Thế Jêsus. Cầu mong Chúa ban hồng ân trên ông và toàn thể gia đình. (Hồ Xuân Thuận)

420. Số là ngày xưa lúc còn học ở chủng viện thánh Gioan ở Đà Nẵng vào năm 1970 hoặc 1971, lúc ấy em là chủng sinh ở tu viện. Có một lần Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu đến dùng cơm trưa với chủng viện, lúc ấy cha Giám Đốc Nguyễn Bình Tĩnh ( bây giờ là giám mục địa phận Đà Nẵng về hưu) được giới thiệu là bạn của Thiếu Tướng. Chính vì vậy, lúc em vào website Việt Nam cách đây mấy năm, đọc được một số bài anh viết trên mạng, và biết thêm một vị Tướng khả kính của đất nước Việt Nam. (Hoàng Ngọc Ân)

421. Thật là thú vị được hầu chuyện ông tại khóa hội luận về Việt Nam tháng ba vừa rồi và có cơ hội học hỏi thêm về anh ông Tướng Hiếu.

Tôi thấy trang nhà ông cung cấp thật nhiều tài liệu; các học giả về Chiến Tranh VN cũng sẽ thấy nó rất có giá trị.

Về các hình ảnh các tướng lãnh VN, tôi tìm thấy một bảng gồm một số hình ảnh tướng lãnh thời ông Diệm. Tôi không biết ông có dùng tới bất cứ hình ảnh này không, tuy nhiên tôi xin gửi ông dưới dạng jpg đính kèm với hai lá thư tôi gửi tiếp theo.

Tại khóa hội thảo tháng 3 năm 2007, tôi trình bày một bài chính về văn hóa Việt Nam. Ông đặt câu hỏi chót trong buổi thuyết giảng, nhưng thời hạn không cho phép tôi trả lời ông. Ông nêu lên tôi không bỏ sót điểm Cộng Sản bóp méo lịch sử và văn hóa VN như thế nào để hỗ trợ học thuyết của họ. Ông rất có lý. Tuy nhiên tôi thiếu khả năng ngôn ngữ và hiểu biết sâu rộng để chứng tỏ Cộng Sản làm như vậy. Đó là lúc những người như ông, Tiến Sĩ Bích, Võ Nghĩa, vân vân có thể bổ khuyết vào. (James Burton)

422. Đọc xong cuốn sách Tuớng Hiếu, Một Viên Ngọc Quân Sự Ẩn Tàng, cháu rất phục chú. Chú viết rất hay, tài liệu phong phú, tình thương anh em cho cháu thấy rằng chú là người tốt không thua gì chú Hiếu.

Con người chú Hiếu hoàn toàn thế nào thì cháu cũng đã biết phần nào qua những lần may mắn được gặp gỡ nói chuyện với chú Hiếu vào khoảng thời gian 1968-1974 và qua sự khen ngợi của nhiều người khác.

Về quân sự, cháu thường ít khi để ý đến và đây là cuốn sách đầu tiên cháu đọc từ đầu đến cuối một cách kỹ lưỡng. Những trận chiến, chú viết ra với nhiều chi tiết linh hoạt, theo cháu nghĩ, chỉ có thể thực hiện được với chú Hiếu cầm tay mà thôi. Cháu hoàn toàn tin là có hiện tượng giáng bút vì người không có kinh nghiệm về lãnh vực quân sự, dù có nghiên cứu tìm hiểu đến đâu thì cũng chỉ có thể viết đại khái, sơ lược về một trận chiến, chứ khó mà có thể kể lại tường tận từng chi tiết, chiến thuật... như một quân nhân đã có mặt, đã thật sự điều khiển, tham dự tích cực vào những trận chiến viết trong sách. (Vũ Hồng Loan)

423. Trang nhà Tướng Hiếu rất là lý thú. Những thông tin về một vị tướng tài giỏi của Quân Lực VNCH mà nếu không có www.generalhieu.com thì khó mà tìm được. Rất cảm ơn ông đã bỏ công sức thu thập tin tức và tạo nên trang nhà của Tướng Hiếu! (Trí)

424. Tôi xin phiền ông một việc. Không biết ông có thể cho post bài viết của bà Phạm Thị Kim Hoàng về Tướng Lê Văn Hưng bằng tiếng Việt được không? Trang của ông về Tướng Hiếu rất ích lợi cho những thế hệ sau còn quan tâm và muốn biết về lịch sử dân tộc nói chung và những vị anh hùng của đất nước như Tướng Hiếu nói riêng. Xin thành thật tri ơn ông về công trình này. (Lê Văn Hùng)

425. Tôi vừa đọc website của Trung Tướng Nguyễn Văn Hiế́u. Thành thực khen ngợi gia đình ông đã có công gây dựng một website rất hay và công phu. Đọc và nhìn lại hình ảnh của Quân Lực VNCH ngày xưa thân ái, thật là cảm động và càng xúc động hơn khi thấy con cái Trung Tướng Hiếu hết sức hiếu thảo với cha mình.

Thưa ông, tôi muốn đề nghị một điều này: trong các mục lục kể về quân nghiệp của Trung Tướng Hiếu, có đoạn ghi Trung Tướng Hiếu đã nắm giữ chức vụ "sư đoàn trưởng sư đoàn 1 bộ binh", tôi xin ông sửa lại cho đúng với tên gọi của Quân Đội VNCH ngày xưa là "quyền Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh"; thời quốc gia ngày xưa không ai dùng danh từ "sư đoàn trưởng", chỉ có Việt Cộng sau này mới gọi các tư lệnh sư đ̣oàn của họ là "sư trưởng". Xin thành thật cám ơn việc cập nhật này.

Thời gian Trung Tướng Hiếu làm tư lệnh phó Quân Đoàn 1 vào năm 1972, tôi có sống ở Đà Nẵng. Quân Đội cấp nhà cho bố tôi ở ngay trong trại Phan Kế Bính; doanh trại nằm cách bộ tư lệnh Quân Đoàn 1 chỉ có vài trăm thước. Thời gian này tôi được đi theo bố tôi ra sống ở Đà Nẵng. Bố tôi khi ấy là chiến đoàn trưởng Chiến Đoàn 1 Xung Kích (Lôi Hổ), thuộc Sở Liên Lạc, đóng tại chân núi Non Nước. Tôi rất xúc động đọc website này vì tôi không ngờ Trung Tướng Hiếu có nhiều điểm tương đồng với bố tôi đến thế, nhất là cái chết bất đắc kỳ tử của cả̀ hai người. Hơn 35 năm qua rồi … Năm 2005. chúng tôi có trở lại VN để mang tro cốt bố chúng tôi về Pháp.

Bố tôi là Đại Tá Nguyễn Thế Nhã:
- sinh năm 1935 quê quán Hà Đông, học Chu Văn An;
- 1954: tốt nghiệp trường Võ Bị Đà Lạt, khóa Cương Quyết ;
- 1955: về TĐ3ND, Đại Úy Phan Trọng Chinh là tiểu đoàn trưởng, cho bố tôi đi học pháo binh (lúc đó ND chỉ có một đại đội súng cối, pháo binh ND chưa thành lập, mãi sau này, 69-70 pháo binh ND mới có mặt và trở thành một đơn vị trực thuộc sư đoàn ND với 3 tiểu đoàn pháo binh tác chiến);
- 1963: đại đội trưởng ĐĐ34ND/TĐ3ND;
- 1965: trưởng ban 3 Chiến Đoàn 1 (bác Nguyễn Khoa Nam làm chiến đoàn trưởng; nhà bác Nam cách nhà tôi 2 phút đi bộ; đây là cư xá sĩ quan nhảy dù về sau đổi tên CX Lê Đại Hành);
- 1965-68: tiểu đoàn trưởng TĐ9ND (tham dự các trận đánh ở Quảng Trị; mang TĐ9ND về giải cứu cố đô Huế vào Tết Mậu Thân; tổng công kích đợt 2, TĐ9ND trở về Sài Gòn, có mắt tại vùng nội thành, Chợ Lớn, Bà Quẹo; tiểu đoàn phó là chú Nguyễn Đình Bảo);
- 1969; chỉ huy phó pháo binh ND (bác Huỳnh Long Phi làm chỉ huy trưởng, rớt trực thăng tử nạn năm 1971 cùng với Đại Tá Bảo, tham mưu trưởng SĐND);
- 1970: thuyên chuyển về Nha Kỹ Thuật; học khóa tham mưu cao cấp ở Đà Lạt; học khóa tình báo ở Fort Benning; trở về nắm Chiến Đoàn 1 Xung Kích, Đà Nẵng; sau CĐ1XK là Đoàn 71 cũng tại Đà Nẵng;
- 1972: sau khi Mỹ rút khỏi VN, trở lại đơn vị gốc làm trưởng phòng 3 SĐND; tham dự trận đánh giải phóng cổ thành Quảng Trị "mùa hè đỏ lửa";
- cuối năm 73-74: trung đoàn trưởng Trung Đoàn 54/SĐ1BB (bác Trung Tướng Trưởng xin với bác Lê Quang Lưỡng cho mượn bố tôi sang bộ binh để huấn luyện và vực dậy một trung đoàn biệt lập của bộ binh).

Thư từ chiến tuyến của Tướng Hiếu cho gia đình thật cảm động với những điều thường nhật, đọc mà tôi ngờ ngợ ... thì ra nội dung giống những lá thư mà bố tôi viết cho mẹ tôi từ mặt trận hồi ấy. Lúc bố tôi mất, các bà vợ sĩ quan quen biết nói với mẹ tôi: "Đốt đuốc đi tìm khắp thiên hạ may ra có được vài người như anh Nhã". Thì bây giờ tôi đã tìm được người thứ hai giống bố tôi rồi. Tôi xin nói rất thương cảm và kính mến Tướng Hiếu như đối với bố tôi vậy. Cho tới ngày hôm nay, tôi chưa bao giờ thừa nhận ai giống bố tôi! Xin hiểu đây là sự thành thật chân tình, không phải thấy người sang bắt quàng làm họ đâu! (Bà Lefébure Thủy, nhũ danh Nguyễn Thị Hương Thủy)

426. Trước hết và trên hết, tôi xin có lời khen ngợi về cái trang nhà tuyệt hảo và chứa đựng nhiều thông tin nhất. Câu chuyện Nam Việt Nam đã bị lối chép sử về cuộc chiến sao lãng cách đáng hổ thẹn, và nếu không có điểm nào khác, trang nhà của ông ít ra cung cấp một ít chấn chỉnh cho thế bất cân xứng này. Tôi viết thư cho ông hôm nay liên quan đến chiến dịch Plei Me năm 1965. Hiện giờ, tôi đang nỗ lực viết một bản thảo trình bày đầy đủ chi tiết về chiến dịch của một đơn vị lớn Việt Cộng chống lại Hoa Kỳ từ tháng 8 năm 1965 đến tháng 8 năm 1966. Vì lẽ Tiểu Đoàn J-15 Chủ Lực tham gia vào trận đánh sáng ngày 15 tháng 11, tôi đương nhiên quan tâm đến điểm nhấn mạnh của trang nhà ông nhằm rút tỉa sự thật từ thời kỳ đó (tháng 10-tháng 11 năm 1965) trên vùng Cao Nguyên. Đặc biệt, tôi muốn hỏi ông về lý do thay đổi trong cuộc tấn công của Bắc Quân. Cũng như ông, tôi không bao giờ tin vào luận cứ nói là ý định của cuộc bao vây Plei Me, cuộc phục kích lực lượng tiếp cứu QLVNCH, chỉ là một mưu mẹo lôi cuốn các đơn vị Mỹ nhảy vào bẫy đặt tại Thung Lũng Ia Drang. Nếu quả đúng vậy thì tại sao các chỉ huy trưởng của Trung Đoàn 66 bị đánh bất ngờ không kịp kéo quần lên khi các đơn vị của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ đặt chân xuống rặng núi Chu Prong? Thật là vô lý. Ngoài ra cũng có một số vấn đề khác tôi muốn bàn thảo với ông.

Về tôi: tôi là một thành viên nhỏ tuổi trong "Center for Threat Awareness" và một biên tập viên cho trang nhà của họ, www.threatswatch.org. Ngoài ra, tôi có đăng bài trong một số ấn bản khác, gồm có Cold War Times. Nhân tiện xin thêm là Merle Prebbenow, mà ông cho đăng lại trên trang nhà ông bài viết về trận đáng Ia Drang Valley lấy từ Military Review, đang trợ giúp tôi thực hiện công việc của tôi. (Warren Wilkins)

427. Cháu vừa đọc một số thông tin về ông cháu, Trần Quang Khôi. Ông cháu hiện giờ sống tại South Riding, và không còn ở Springfield đã nhiều năm qua. Đó chỉ là một tiểu tiết trong trường hợp ông muốn cập nhật thông tin trên trang nhà của ông... Cháu xin cám ơn ông về thì giờ của ông. (Trần Quang Phú)

428. Tôi đang tìm cách bắt liên lạc lại với Tướng Nguyễn Khánh, người anh em họ của bố tôi nay đã qua đời; tôi gặp Tướng Khánh trong thời gian ông sống lưu đày tại Ba Lê năm 1972. Rất biết ơn nếu được hồi âm, và xin hoan nghênh trang nhà của ông. (Yves Đặng)

429. Tôi đang soạn một bài liên quan đến Tướng Đặng Văn Quang. Ông hiện giờ sống tại Sacramento. Tôi có đọc một lược sử về Tướng Quang trên trang nhà ông, và không hiểu ông có thể cung cấp thêm dữ liệu cho tôi không. (R.V. Scheide, Senior Staff Writer, Sacramento News & Review)

430. Tôi là một nhà chuyên môn về đồ cổ trong lãnh vực huân chương và huy chương quân đội, xin mạn phép liên lạc ông liên quan tới các huy chương thuộc về Tướng Trần Văn Minh mà ông nhắc tới trong trang nhà rất đặc sắc của ông. Tôi muốn tin chắc là tôi đã mô tả cách trung thực các huy chương đó và mong được biết ý kiến của ông về vấn đề này.

Đây là trang nhà đăng các huy chương nói trên: http://jpalthey.free.fr/index.php?option=com_content&task=view&id=663&Itemid=44

Xin cám ơn ông trước và xin sẵn sàng cung cấp ông thêm thông tin nếu ông cần đến. (Nicolas Botta-Kouznetzoff)

431. Tôi tình cờ xem danh sách các tướng lãnh VNCH trên Trang nhà của generahieu, tôi xin góp một chút ý kiến như sau: Tiểu sử của Đề đốc Trần văn Chơn có ghi Ông sinh năm 1929. Tuy tôi không rõ Đề đốc sinh năm nào nhưng theo tôi được biết Đề đốc Chơn là con thứ tư trong gia đình. Chị thứ hai của Đề đốc sinh năm 1916 và em thứ chín của Ông sinh năm 1924 " (?) hay 1925 (?). Như vậy, theo tôi, có thể năm sinh của Đề đốc là 1918 hoặc 1919 chứ không phải 1929. ( Ngô thụy Hoàng Mai)

432. Tôi đang tìm cách liên lạc với Tướng Lê Minh Đảo và Trần Quang Khôi. Tôi biết họ sống đâu đó trên đất Mỹ, nhưng tiếc thay tôi không truy lùng ra họ với sự trợ giúp của niên giám điện thoại Mỹ. Có lẽ ông có các địa chỉ của họ, và chỉ bảo cho tôi? Tôi tìm cách gửi cho hai vị này một lá thư, hỏi họ một số câu hỏi liên quan đến thời gian họ ở Nam Việt Nam và xin chữ ký, vì lẽ cả hai vị đều rất quan trọng đối với mọi người nào quan tâm tới lịch sử Á Châu. Xin cám ơn ông rất nhiều về thời giờ và công lao của ông, tôi rất mong được ông hồi âm. Xin chúc ông một cuối tuần lành mạnh và xin gửi lời chúc mừng từ Đức Quốc. (André Eickelmann)

433. Măi gần đây tôi mới có dịp may mắn được đọc trang mạng do ông đă công phu thiết lập từ nhiều năm qua. V́ cũng có cùng ư-kiến với các đọc giả khác, nên ở đây cá nhân tôi chỉ xin được bầy tỏ sự kính phục và ḷng thưong tiếc đến Cố Thiếu Tướng Nguyễn văn Hiếu, một trong số những vị tướng có tài năng và đức độ của Quân Lực VN thuộc nền Đệ Nhị Cộng-Ḥa tại miền nam, trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Qua những tài liệu được trưng dẫn trên 'mạng' cùng những chi tiết liên hệ được đề cập trong các ấn phẩm đă do ông Tín phát hành, đọc giả nói chung có hai nhận định sau đây về chủ đích của tác-giả:

(i) Vinh danh cố Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, cũng là bào huynh của ông; bằng cách viết lại cuộc đời và sự nghiệp lừng lẫy của Tướng Hiếu, được ghi nhận trên khắp các mặt trận tại hầu hết 4 vùng chiến thuật.

(ii) Đưa ra những nghi vấn quanh cái chết (?) của cố Thiếu Tướng Hiếu. Một cái chết đầy bí ẩn đă xẩy ra vào đúng lúc t́nh h́nh chính-trị và quân-sự tại miền nam VN đang trong cảnh dầu xôi lửa bỏng.

Ông Nguyễn Văn Tín đă tốn rất nhiều thời gian và tâm huyết để hoàn tất được một 'trang mạng tuyệt hảo được mang tên generalhieu.com' như đọc giả đă thấy ngày hôm nay. Cá nhân tôi hết sức thán phục ḷng quyết tâm và sự làm việc bền bỉ của ông. Nhờ được đọc lại những diễn tiến đă trải qua về mặt quân-sự, của hơn ba thập kỳ trước đây, khiến đọc giả đánh giá ông rất cao như là một nhà viết quân sử giầu kinh nghiệm. Hơn thế nữa, đọc giả c̣n thấy rơ được tinh thần dân chủ đă được thể hiện trên trang mạng. Ông Tín tôn trọng ư kiến của đọc-giả đă cho đăng cả những điện thư bất đồng hay chống đối với lập luận của ông qua nhiều khía cạnh. Những ư kiến này được ghi nhận không tới một phần trăm so với tràn ngập những điện-thư khen tặng của các đọc giả từ khắp mọi nơi gửi về. Trong số một phần trăm ư kiến này tôi chỉ xin đơn cử là:

(i) Nhận xét của nhà văn quân đội Huy-Phương trong buổi lễ ra mắt sách, giới thiệu tập 'bút kư' của ông Nguyễn Văn Tín viết về cố Thiếu Tướng Hiếu, được tổ-chức tại San José.

(ii) Điện thư của người bạn trẻ Tram Nguyen (Chiến-sĩ công lư); phản đối ông Tín về lối viết 'không chính xác', gây ngộ nhận và c̣n mang tính cách bôi nhọ (?) khi tác-giả nhắc tới cố Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, cựu Tư Lệnh QĐ lll và QK 3 (kiêm TL Biệt Khu Thủ Đô và Tổng Trấn Saig̣n-Gia Định). Trung Tướng Nguyễn Văn Minh được đề cử chức vụ Tư-lệnh Quân Đoàn, thay thế cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, bị tử nạn máy bay tại phi trường Tây-Ninh East, tại trảng Lớn thuộc tỉnh Tây-Ninh, vào sáng ngày 23 tháng hai năm 1971.

Tôi cảm thấy không thể giữ im lặng sau khi coi điện thư, trong mục "ư kiến bạn đọc", của người bạn trẻ Tram Nguyen, cháu nội của cố Trung Tướng Minh; thuộc thế hệ thứ ba trong cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản sau tháng 4 năm 1975. C̣n hơn thế nữa, cá nhân tôi từng làm sĩ-quan Tùy Viên (General's Aide) của cố Trung Tướng Nguyễn Văn Minh trong suốt 5 năm trời cho đến khi Cộng sản Bắc việt cưỡng chiếm miền nam VN. Do chức vụ đảm nhận tôi được thường xuyên tiếp xúc gần gũi với cả hai vị tư lệnh Sư Đoàn và Quân Đoàn, trong tất cả những buổi họp kể cả chính thức, như có sự hiện diện của Bộ Tham mưu, hay trong lúc thường đàm giữa hai vị tư lệnh như vừa kể. Trong những dịp này cá nhân tôi đă quen và trở nên thân thiết với Trung úy Liên (SQ Tùy viên của Tướng Hiếu). Cho nên, khi mọi người sửng sốt nhận được hung tin Tướng Hiếu tử nạn (?) tại văn pḥng; Cá nhân tôi trong nỗi niềm thương tiếc, đă tự hỏi ngay rằng:

(1) V́ lư do ǵ và tại sao Thiếu Tướng Hiếu đă ở lại Quân doàn lll, làm phụ tá cho một kẻ đă 'bị chính ông điều tra và buộc vào tội tham nhũng' , một khoảng thời gian trước đó không lâu?

(2) Tại sao thân nhân của Tướng Hiếu, không tiếp xúc với SQ Tùy viên của ông Tướng để được rơ thêm chi tiết? (Thời gian đó tôi cũng độ chừng Tr. Úy Liên vẫn c̣n làm SQ Tùy viên nên chính tôi cũng đă cố t́nh ḍ kiếm để muốn được nghe trực tiếp từ miệng anh kể lại những ǵ đă xẩy ra; Nhưng không may, tôi đă không thực hiện được những ǵ ḿnh mong muốn).

Thưa ông Tín, những điều tôi viết sau đây chắc không thể coi là lời cam kết, nhưng tôi tự hứa sẽ đóng góp với trang mạng của ông những chi tiết có liên hệ đến cố Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu. Tất nhiên tôi không khỏi phải nhắc tới cả ông Thầy, vị Xếp lớn của tôi đó là cố Trung Tướng Nguyễn Văn Minh. Đối với cả hai vị tướng lănh, cá nhân tôi đă thấy có những đức tính tương đồng mà tôi cần phải noi theo, nếu tôi muốn tiến thêm trên con đường binh nghiệp. Tùy theo sự thuận tiện cá nhân, tôi sẽ xin gửi đến ông lần lượt những chi tiết sau đây:

- QĐ lll và QK 3 sau cái chết của Tướng Đỗ Cao Trí.

- Hành Quân Ngoại Biên, cuộc rút quân khỏi Snoul.

- Thêm ư kiến về cái chết của cố Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu.

- .......

(Yêu cầu cho đăng dùm phần nhắn tin: Muốn liên lạc gấp với Nguyễn Minh-Tuấn và gia-đ́nh- hăy email cho Nguyễn ngọc Tùng, địa chỉ: < tomnguyen@primus.ca > ; Thành thật cám ơn) (Nguyễn Ngọc Tùng)

434. Tôi hy vọng là ba bảng danh sách các Sĩ Quan QLVNCH Tốt Nghiệp USCGS là một một quà Giáng Sinh thích hợp cho trang nhà của ông!! Tôi vẫn biết là tôi có những danh sách này, nhưng không tìm thấy chúng trên các kệ sách của tôi. Tôi ngỡ là thất lạc chúng trong các lần di chuyển nhà của chúng tôi. Nhà tôi và tôi đang dọn dẹp các thùng thảng dưới hầm nhà và tìm thấy chúng. Tôi mừng có dịp chia xẻ chúng với các độc giả của trang nhà ông. (Adam Sadowski)

435. Tôi được vinh dự và đặc ân phục vụ trong tư cách Cố Vấn Trưởng của Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 9 trong khoảng thời gian bốn tháng năm 1964. Có lẽ tôi thỏa chí với công tác này nhất trong đời binh nghiệp của tôi. Không biết có một nhóm hay hiệp hội nào cho các cựu chiến binh và cố vấn của Sư Đoàn 5 không? Nếu có, tôi rất mong muốn trở nên một thành viên. (Robert B. Church - LtCol (Retired), US Army)

436. Đã lâu, không liên lạc với anh. Tuy nhiên, tôi và nhiều anh em bè bạn cựu quân nhân vẫn thường xuyên vào trang nhà của Tướng Hiếu. Sau đây tôi xin chuyển đến anh vài ý kiến của anh em về thời gian Tướng Hiếu ở Sư đoàn 1.

Một tài liệu rất chính xác có thể giúp anh kiểm chứng những gì mà ông Dương Diên Nghị viết, đó là Bản Tướng Mạo Quân Vụ của cố Trung tướng Trần Thanh Phong, có đăng trong phần tướng lãnh của trang nhà General Hieu do anh phụ trách. Đây là bản tướng mạo quân vụ do ngành Tổng quản trị ghi từng diễn biến quân vụ của mỗi quân nhân, và cấp cho gia đình Tướng Phong sau khi ông tử nạn.

Trong đó có đoạn: ngày 3/11/1963, Đại tá Phong được cử giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 1 (sau đảo chánh 1/11 hai ngày. Lệnh thuyên chuyển điều chỉnh ký ngày 11/11/1963. Như thế, thì ngay sau cuộc đảo chính, Đại tá Phong làm Tư lệnh Sư đoàn 1. Tôi có phỏng vấn Tướng Phong khi ông làm Tư lệnh Sư đoàn 5 (1965) tại Bình Dương, khi đó là phóng viên chiến trường của nhật báo Chánh Đạo, chưa vào quân đội. Tướng Phong có nhắc qua là ngay sau cuộc đảo chính, ông được Trung tướng Đôn (anh rể của ông Phong) cử làm Tư lệnh Sư đoàn 1 thay Tướng Trí Tư lệnh quân đoàn kiêm nhiệm.

Trong cuốn Việc Từng Ngày của Đoàn Thêm, có ghi rõ thời gian Đại tá Trí thăng Thiếu tướng: ngày 12/7/1963 (trang 354, cuốn Hai Mươi Năm Qua, 1945-1964 Việc Từng Ngày). Về việc Tướng Trí thay Tướng Lê Văn Nghiêm diễn tiến như sau:

Tháng 9/1963, Tổng thống Diệm cử Tướng Trí Tư lệnh SĐ 1 kiêm xử lý chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 1 (Tướng Nghiêm bị bãi nhiệm vì ông là Phật tử, ủng hộ phong trào Phật giáo). Đến tháng 10/1963, Tướng Trí chính thức giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 1 kiêm Tư lệnh Sư đoàn 1. Thời gian kiêm nhiệm, Trung tá Hiếu, tham mưu trưởng điều hành công việc Tư lệnh Sư đoàn.

Tướng Hiếu đã lên Trung tá tạm thời trước cuộc đảo chính 1/11/1963. Nhiều anh em cựu sĩ quan Sư đoàn 1 đều xác nhận như vậy. Đến 1/11 thì điều chỉnh thành trung tá thực thụ.

Còn rất nhiều chi tiết liên quan đến bài viết của ông Nghị mà nhiều anh em cho là ông phịa ra; nhưng trong thư này, tôi xin gửi đến anh những gì liên quan đến Tướng Hiếu, trong vai trò và chức vụ của Tướng Trí và Tướng Phong là những dữ kiện để kiểm chứng tính xác thực mà ông Nghị viết cho anh. Anh chỉ cần mở phần Tướng Phong trên trang nhà của anh, trong đó chụp lại bản Tướng Mạo Quân Vụ của Tướng Phong thì rất rõ. Xin góp ý với anh, bản tướng mạo quân vụ là do phần hành của Phòng Tổng quản trị các đơn vị ghi, không thể sai sót được.

Đôi điều trao đổi cùng anh. Và như tôi đã góp ý, anh nên tóm lược lại cuộc đời dũng liệt của Tướng Hiếu để biên soạn thành cuốn sách cỡ nhỏ như các cuốn hồi ký khác thì dễ phổ biến rộng rãi. Cá nhân tôi đã có nhiều bài viết về Tướng Hiếu, đăng trên một số báo. Nhưng vừa qua, do đổi nhà, nên không lưu giữ được hết. Đôi điều trao đổi cùng anh. (Vương Hồng Anh)

437. Xin nhận nơi đây lời khen ngợi của tôi đối với trang nhà to tát về anh ông và nước vĩ đại của ông. Tôi là một sinh viên từ Đức Quốc và rất quan tâm tới lịch sử Việt Nam. Tháng trước tôi có dịp tiếp xúc với ông Nguyễn Cao Kỳ tại California, ông là một người rất tử tế. Tôi muốn hỏi ông có biết các vị cựu lãnh đạo Nam Việt Nam như Nguyễn Văn Lộc, Trần Thiện Khiêm hay Nguyễn Bá Cẩn còn ngụ tại Hoa Kỳ không. (Marc)

438. Cháu tên là Vũ Thiện Cơ, con của ông bà Vũ Văn Xương. Cháu tình cờ đọc về Chú Hiếu khi vào mạng tìm tin tức về Trại Cùi Di Linh, nơi mà cháu vừa gửi tiền về làm từ thiện. Rồi từ đó cháu lân la sang trang web generalhieu.com. Cháu đọc ngấu nghiến hai ngày về mấy bài viết của Chú. Tự nhiên bao nhiêu kỷ niệm về người Chú mà cháu từng biết và kính trọng trước khi đi Mỹ du học hiện về với cháu. Cháu còn nhớ lúc gặp Chú Hiếu khi đi ăn giỗ ở nhà bà ngoại cháu ở Thị Nghè. Khuôn mắt Chú Hiếu thật hiền hòa, ăn nói nhỏ nhẹ. Cháu còn nhớ Chú Hiếu quan tâm hỏi thăm cháu ra sao v.v… Lúc Chú Hiếu mất cháu có nghe Bố Mẹ cháu kể là bị tướng Toàn nó sát hại.

Thật ra cháu cũng không có đủ thời gian và kiến thức để tìm hiểu về những trận chiến trong trang web, vì vậy chỉ đọc hết những links về cái chết bí ẩn của Chú Hiếu. Theo cách suy luận của cháu thì Chú Hiếu phải bị uy hiếp bởi ít nhất là hai người. Có thể là một người chĩa súng uy hiếp đàng sau lưng và một người đứng trước mặt cầm súng ở tay mặt, chĩa súng vào cằm phía tay trái của Chú Hiếu và bóp cò. Nếu chỉ có một người thì không thể nào tiến sát lại gần Chú để chĩa súng bắn một cách dễ dàng như vậy được. Cháu nghĩ lúc đó Chú Hiếu chỉ nghĩ là mình bị uy hiếp gì đó thôi, chứ không nghĩ là sẽ bị bắn giết. Do đó, Chú mới để hung thủ tiến lại gần kề súng vào cầm, bắn lên đỉnh đầu. (Vũ Thiện Cơ)

439. Tôi phục vụ với đội trực thăng HHC 1st Airborne Infantry Brigade 1st Cavalry Division(Airmobile) tại Việt Nam Cộng Hòa, với tư cách Y Tá Chiến Đấu và Xạ Thủ (sau khi trở lại từ nhà thương ở Nhật) 1965-1967. Tôi sẽ tìm kiếm cuốn sách của ông về nhân vật và vị tướng lãnh vĩ đại này tại nhà sách Barnes and Nobles. Có lẽ một ngày nào đó toàn thể nước Việt Nam sẽ nhìn thấy viên ngọc họ có trong tay quí chừng nào. Tôi đã đọc cả hai cuốn sách của Tướng Moore, và biết chắc là mong muốn có thể đọc cuốn sách của ông. Tôi làm việc với một Bác Sĩ họ Nguyễn ở đây tại Henry Ford Wyandotte Hospital. (Michael J. Cahalan)

440. Cháu chuyên ngành về lịch sử tại the Air Force Academy, mới đây cháu khởi sự tìm tòi về quan điểm của gia đình cháu về cuộc chiến Việt Nam và đọc thấy cuốn sách tựa đề the Twenty Five Year Century của Tướng Lâm Quang thi. Khi lớn lên cháu nghe kể các câu chuyện về tình trạng di cư nhưng mới đây cháu bắt đầu học hỏi về vai trò và sự thành công lớn lao của giới quân sự Nam Việt Nam. Cháu dần dà càng thêm hãnh diện về gia sản mà cháu học hỏi được từ cuốn sách và những điều cháu nghe nói từ các sĩ quan ở đây từng phục vụ tại Việt Nam. Nếu có thể xin bác mách bảo làm sao cháu có thể có được chữ ký của Tướng Lâm Quang thi trên cuốn sách của cháu, cháu rất hết sức đội ơn bác. (C2C Timothy Truong, United States Air Force Academy, CS-11 Rebels, C-1 Element Leader)

441. Hẳn nhiên là ông đã bỏ ra rất nhiều công sức trong việc tạo dựng trang nhà này và cũng hẳn nhiên là ông biết rất nhiều vê Sư Đoàn 22 QLVNCH. Tôi xin có một số câu hỏi dành cho ông: Bốn tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 47 năm 1966 là những đơn vị nào? ba ở Tuy Hòa và một ở Phú Bổn. Ông có thể giúp tôi liên lạc với bất cứ vị chỉ huy trưởng nào của Trung Đoàn 47 và các tiểu đoàn trực thuộc vào năm 1966 không? Tôi đang nghiên cứu về "Cuộc chiến dành thóc lúa" trong Tỉnh Phú Yên năm 1966 gồm có các đơn vị sau đây: 47th ARVN Regiment - Phu Yen RF and PF forces - 1st Brigade, 101st Airborne Division - 2nd ROK Marine Brigade/26th ROK Regiment, Capital Division - 4th Infantry Division (tháng 11, 12 năm 1966 mà thôi) - 1st Air Calvary Division (20/06-01/07/1966 mà thôi). Tôi muốn có các giai thoại liên quan đến Trung Đoàn 47 nếu có thể. Xin cám ơn ông trước về mọi sự giúp đỡ của ông. Thật là một điều rất hay khi ông tạo dựng trang nhà về Tướng Hiếu. Tôi mới giúp Tiến Sĩ Andrew Weist với cuốn sách "Saigon's Forgotten Army." Lịch sử rất cần được viết xuống. (Courtney Frobenius, Olympia, WA)

442. Tôi mới đọc xong Nhật Ký về Trận Pleime. Thật là hấp dẫn. Cũng may là tôi có mặt tại đó (Pleime) 18 tháng trước đây. Tôi có thể theo dõi dễ dàng câu chuyện anh ông kể. Tôi lấy làm hứng thú nghe anh ông nói về cuộc diễn tuồng tập dượt tại Đức Cơ. Điều này có vẻ hợp lý, đặc biệt là điều gì xảy ra tiếp sau đó tại Pleime và Ia Drang. (James Michener)

443. Tôi đã hứng thú xem trang nhà tuyệt diệu của ông. Xin chân thành cám ơn ông đã bỏ ra bao nhiêu công sức. Có một điều tôi nhận xét thấy khi tìm hiểu về QLVNCH là tình trạng chung thiếu thông tin liên quan đến các đơn vị QLVNCH. Thông tin như các đơn vị nào (\trung đoàn, tiểu đoàn và đại đội) hợp thành một sư đoàn cùng các trang cụ rất là khó kiếm. Ông có thể chỉ cho tôi tìm thông tin đó ở đâu không? Xin đa tạ. (Carl Rugenstein)

444. Con là hậu duệ của Đại Tá Nguyễn Xuân Mai, từng là tham mưu trưởng SĐ5BB theo như con biết qua tìm hiểu sách báo và người thân trong gia đình. Con hay vào trang website của General Hieu và rất phục tướng Hiếu. Nếu như quân đội VNCH ai cũng như tướng Hiếu thì VNCH chưa chắc lọt vào tay Cộng Sản vì tham nhũng và ăn chơi, bè phái ... Con sẽ mua đọc cuốn sách bác đã viết về tướng Hiếu. Mục đích con viết thư cho bác là con muốn liên lạc với những người bạn của Ba con như Đại Tá Đ.Đ. Chính và Đại Tá Huy từng phục vụ ở SĐ5BB. (Nguyễn Xuân Quang, calvinquang@yahoo.com)

445. Con xin Thày, nếu không có gì trở ngại, cho con xin địa chỉ điện thư của Dũng (con tướng Hiếu). Mục đích và lý do: chúng con học cùng khóa 773 Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức và cùng đại đội 24, tiểu đoàn 2 (khăn tím). (Thạch)

446. Con là Bình, con của Nguyễn Thành Banh, sĩ quan Đà Lạt khóa 16. Con tìm kiếm tin tức trên Google và tình cờ gặp được website trang nhà của Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Con có xem nhiều bài viết; nhưng có bài nói về "Trận Chiến Pleime", trong lực lượng cánh Ba, con thấy có nói đến tên của Trung Úy Nguyễn Thành Banh, khóa 15 Đà Lạt làm ĐĐT. Vì con không biết đó là do trùng tên với Ba con hay do nhầm khóa 15 với khóa 16 Đà Lạt, nên con xin cúi đầu mạo muội làm phiền đến Bác, để mong biết thêm về Ba con. (Trương Nguyễn Thanh Bình, thanhbinh_71vn@yahoo.com)

447. Phải lấy lại danh dự cho Quân Dân Cán Chính Miền Nam. QLVNCH bị đâm sau lưng cho nên Miền Nam mới thua VC:

Xin các vị hữu trách tiếp tay giải đoán một nghi án từ 34 năm nay, ngõ hầu giúp gia quyến Tướng Nguyễn Văn Hiếu giải tỏa một thắc mắc vô cùng quan trọng. Tướng Nguyễn Văn Hiếu là vị tướng tài ba thân thương của quân lực VNCH. Ông là người liêm khiết và sáng suốt, tận tụy trong mọi chức vụ. Toàn thể anh em quân nhân và các vị hữu trách xin hãy vì công đạo mà phải gắng công tìm cho ra hung thủ đã hạ sát một cách hèn hạ danh tướng Nguyễn Văn Hiếu. Hương hồn Tướng Hiếu chỉ an bình nơi suối vàng khi chúng ta còng đầu được hung thủ.

Tôi chưa hề sống một ngày trong quân ngũ; tôi không hề quen biết danh tướng Nguyễn Văn Hiếu. Nhưng nhìn qua hai dữ kiện: 1) các chiến công và công tác bài trừ tham nhũng của Tướng Hiếu; 2) công trình sưu tập về sự nghiệp Tướng Hiếu do bào đệ của ông là ông Nguyễn Văn Tín thực hiện, thì tôi nhận thấy cái bổn phận của một người tự nhận là công dân VNCH thì phải bằng mọi cách đóng góp vào việc siêu tra để tìm cho ra hung thủ đã sát hại Tướng Hiếu, ngõ hầu đem lại an ủi một phần nào cho gia đình nạn nhân (đó là một việc làm tối thiểu).

Tài liệu cập nhật Nghị Án/NVH/Tướng Hiếu chết chưa hay chiều (Bùi Như Hùng)

448. Chúng tôi đọc bài viết của Tướng Trần Quang Khôi Chân dung người chiến sĩ thiết giáp kỵ binh và biệt động quân trong hai năm cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam (1974-1975) - Trận Đức Huệ. Sau bao nhiêu t́m kiếm địa chỉ để có thể liên lạc với ông Khôi, nhưng không được, chúng tôi chỉ thấy có một chút liên lạc đến với "generalhieu.com" với địa chỉ email này.

Chúng tôi là bạn của con ông Trung tá Cao Hữu Nhuận, Trung đoàn trưởng trung đoàn 46, sư đoàn 25 của QLVNCH. Chúng tôi có thấy được những bằng chứng để chứng minh rằng tên của ông Trung đoàn trưởng mà Tướng Khôi viết trong bài trên là không chính xác. Tướng Khôi viế̀t rằng: "Sau đó quân địch pháo kích tập trung hỏa lực thẳng vào căn cứ Phước Chỉ bằng hỏa tiễn 107 ly và 122 ly, khiến Trung Tá Cao Xuân Nhuận, trung đoàn trưởng Trung đoàn 46/SĐ25BB bị tử thương." Thật sự ông tên là Cao Hữu Nhuận. Chúng tôi có đủ bằng chứng để yêu cầu quư vị đính chính lại: giấy báo tử của Sư đoàn 25, những mẩu báo phân ưu c̣n lưu giữ, ông được truy thăng Đại tá và truy tặng đệ tam Bảo quốc huân chương, Anh dũng bội tinh cùng nhành dương liễu. Tất cả những dữ kiện trên, hiện vật đó vẫn c̣n được cất giữ cẩn thận. Mộ phần của ông vẫn c̣n ở Nghĩa trang quân đội Biên ḥa.

Mục đích chúng tôi viết thư này gởi cho Quư vị là mong rằng tên cha của bạn chúng tôi được viết lại cho đúng v́ đó là lịch sử. Nếu không phải trong quyền hạn của quư vị, xin vui lòng chuyển giúp cho chúng tôi lá thư này đến Tướng Trần Quang Khôi. Xin chân thành cảm ơn. (Vương Nhàn)

449. Tôi là một sử gia quân sự Anh làm việc tại Trường Vơ Bị Hoàng Gia Sandhurst. Tôi rất quan tâm về Chiến Tranh Việt Nam. Tôi có bạn hữu từng phục vụ trong QLVNCH và tôi có sang Việt Nam đôi ba lần. Hiện tôi đang nghiên cứu cho một cuốn sách về Chiến Dịch Tây Nguyên năm 1965 (trong đó anh ông đóng một vai tṛ trổi vượt) cho Kansas University Press, và mới đây có được một cuốn sách của ông về ông anh. Tôi đă t́m ṭi khá nhiều các tài liều đầu tay tại các văn khố Hoa Kỳ. Tôi thấy trang nhà ông nói tới một tài liệu tham khảo về một lịcy sử của Quân Đoàn II QLVNCH hay một lịch sử của Quân Đoàn II QLVNCH về chiến dịch tại Tây Nguyên năm 1965 (tôi không mấy rơ về điểm này). Nếu có một tài liệu như vậy (hoặc các phân mảng của tài liệu), tôi rất muốn xem được nó. Như ông biết, thật là khó cho các sử gia có được các tài liệu về cuộc chiến nh́n từ nhăn quan của phía Nam Việt Nam. Tôi cũng rất muốn tiếp xúc với bất cứ một sĩ quan hay binh sĩ QLVNCH nào mà ông quen biết từng phục vụ tại Cao Nguyên những năm 1956-65 hay bất kỳ một lịch sử, nhật kư hay thư từ nào của thời kỳ này và chiến trường của các cuộc hành quân này do tay các nhân sự của QLVNCH hay chính phủ Nam Việt Nam biên soạn. (Paul Harris)

450. Tôi thích thú đọc cuộc hội đàm giữa ông và cựu Thiếu Tướng Lê Minh Đảo (Tôi theo liên kết từ Wikipedia nơi trang Tướng Đảo). Anh văn ông rất khá: chắc chắn là có ít lỗi hơn trong bài viết về cuộc hội đàm này so với bản văn cùng chiều dài do tôi viết bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, tôi tự hỏi ông có muốn xem một đề nghị làm sao bản văn đó có được một sắc thái Anh văn tự nhiên hơn hay không. Nếu vậy, tôi đã dán nó dưới đây. Bằng không thì xin ông bỏ qua điện thư này. Xin cám ơn ông về công trình ông đã bỏ ra để cung cấp thông tin chính xác trên mạng lưới. Đồng thời xin ông nhận lời chia buồn đối với cái chết của anh ông.

Tôi thấy Trang Nhà Tướng Hiếu rất bổ ích, và ưa thích nét riêng tư của nó hơn là các lịch sử vô tri giác và các lời tuyên bố chính trị. Ông đã khiến nó hiện thực đối với những người trong chúng tôi còn nhớ tới những thời buổi đó, và có lẽ đối với cả những người còn quá trẻ để mà nhớ lại. Và đối với tất cả những ai mất mát một phần tử trong gia đình trong trận chiến, trang nhà của ông là một tưởng niệm, một nhắc nhở là những người thân không bị lãng quên. (Clytie Siddall)

Phần 1: 001 - 050
Phần 2: 051 - 100
Phần 3: 101 - 150
Phần 4: 151 - 200
Phần 5: 201 - 250
Phần 6: 251 - 300
Phần 7: 301 - 350
Phần 8: 351 - 400
Phần 9: 401 - 450
Phần 10: 451 - 500
Phần 11: 501 - 550

Trang Mục Lục