Ư Kiến Bạn Đọc (10)

451. Tôi xin mạn phép tiếp xúc với ông bằng Pháp văn vi tôi biết là ông có học qua chương trình Pháp. Tôi xin khen mừng ông về trang nhà của ông mà tôi rất quan tâm tới vì tôi thường xuyên nghiên cứu về QLVNCH. Tôi say mê đọc tiểu sử về anh ông. Mục đích của điện thư tôi đặc biệt liên quan tới một công trình nghiên cứu hiện giờ của tôi về phù hiệu Việt Nam. Tôi xin trưng bày cho ông hai ví dụ kèm đây. Tôi có cảm tưởng là giữa năm 1963 và 1966, khi anh ông phục vụ tại Quân Đoàn II và đôi khi anh ông đội một mũ nồi có gắn phù hiệu này. Chính là tại địa chỉ này http://www.generalhieu.com/hieu-mataxis-u.htm khiến tôi càng xác tín thêm về điểm này. (François Millard)

452. Tình cờ tìm đến các trang về Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, tôi rất thích thú đọc và biết ơn sự đóng góp và hy sinh cao cả của Tướng Hiếu cho đất nước. Tôi cũng xin nhân dịp này cám ơn công khó của ông đã lập nên những trang này mà tôi coi như là những tài liệu lịch sử quan trọng. Hôm nay đọc một trang về Tướng Trưởng (http://www.generalhieu.com/nqtruong3-u.htm), tôi thấy phía dưới chú thích những điểm sai trong bài viết ấy. Công tâm mà nói, tôi thấy các lý luận và cách trình bày để chứng minh rằng Tướng Trưởng là người không trong sạch không có vẻ thuyết phục chắc chắn. Trái lại qua lời hành văn tôi đâm ra nghi ngờ tính cách đáng tin cậy và tư cách của chính tác giả. Thiết tưởng, các trang về cuộc đời của Tướng Hiếu rất xuất sắc mà ông cho phép bài viết không chuẩn về tư cách Tướng Trưởng nằm chung thì coi có vể không thích hợp. Do đó tôi xin có vài dòng để góp ý. (Lê Đức Hồng)

453. Cháu ước mong có sự correction về tên của ba cháu, Đại Tá Lê Ngọc Đây, khóa 4 Thủ Đức, thay vì Duệ trong danh sác các cựu đại tá QLVNCH trên trang nhà Tướng Hiếu, số thứ tự 153. Ba cháu đã qua đời trong trại tù cộng sản Xuân Lộc, Đồng Nai, Lò Lao Động Phân Trại A, 21 tháng 1 năm 1984. Đơn vị cuối cùng lúc Miền Nam mình bị bỏ rơi vào tay bọn cộng sản, ba cháu làm Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn A ở TTHL/QG Quang Trung dưới quyền Thiếu Tướng Trần Bá Di.

Vì sinh sau để muộn, nên nhờ Trang Nhà Thiếu Tướng Hiếu, cháu mới biết QLVNCH mình có nhiều sĩ quan tài giỏi như Thiếu Tướng Hiếu. Cháu xem đi xem lại hoài mà không thấy chán. Nhiều lúc ngồi ngẩn ngơ, tâm hồn chìm trong bài viết mà thấy ngậm ngùi, tức tưởi. Nhất là nhìn hình thấy Thiếu Tướng Hiếu ngồi right seat trong chiếc A-37 với ông sĩ quan pilot cố vấn. Cháu có hơn 200 giờ bay trên phản lực cơ A-37 này nên hình Thiếu Tướng Hiếu loaded trong lap top A-37 collection và ngày nào mở máy ra cháu cũng nhìn thấy hình của ngài cả. (Lê Hữu Thiện)

454. Tôi mới viếng thăm trang nhà của anh, trang nhà tôn vinh ông anh, và thấy nó rất ấn tượng. Tôi vốn là chuyên về môn lịch sử khi học đại học và ghi danh mấy lớp dạy về Việt Nam. Tôi còn nhớ tôi than phiền với giáo sư cố vấn luận án của tôi về tì́nh thiếu sót của sách vở và các tư liệu khác khi bàn tới QLVNCH và các đề tài mà chuyện Tướng Hiếu bàn tới. Tôi mới lướt sơ qua những gì anh thu góp lại, nhưng rất háo hức đọc thêm nhiều nữa. (Rudi Ganz)

455. Xin ông vui lòng nhắc lại cho tôi biết văn khố hay thư viện nào bên Mỹ có dự trữ cuốn Why Plei Mei ghi lại lịch sử của Quân Đoàn II VNCH. Cuốn sách này rất là quan trọng cho công việc khảo cứu của tôi. Một đề án chính là, trong khi các tài liệu Mỹ đề cao vai trò của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ, công trạng chính khiến Việt Cộng thua trận là do các lực lượng của dân bản xứ: các lực lượng dân Thượng và QLVNCH. Thật ra, theo tôi nghĩ, Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ đã ứng xử yếu kém trong chiến dịch này. Lữ Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ chỉ thâu hoạch được kết quả tầm thường. Rồi Lữ Đoàn 3 Không Kỵ bị khốn đốn tại bãi đáp X-Ray và thảm bại tại bãi đáp Albany. Trong giai đoạn chót của chiến dịch, Lữ Đoàn dù VN đã xử dụng chiến thuật trực thăng vận tài tình hơn là Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ. Tôi dự tính thăm Việt Nam lại một chuyến trong tương lai gần, tuy là không có nhiều thì giờ. Điều này sẽ giúp tôi trầm mình sâu đậm vào văn hóa Việt Nam hơn là trong các lần trước. (Paul Harris, sử gia quân sự, the Royal Military Academy Sandhurst)

456. Mới thấy trang nhà của chú về tướng Hiếu nhưng không biết trang còn hoạt động hay không nên cháu email để hỏi. Nếu sách vẫn còn available thì xin chú cho biết để cháu xin được đặt mua để tặng Bố cháu. Bố cháu là ông đại tá Trịnh Đình Đăng đã từng phục vụ dưới quyền tướng Hiếu ở Sư Đoàn 5. Bố bây giờ lớn tuổi rồi. Nhiều năm tù cộng sản chắc đã quên nhiều chuyện xưa. Nếu đọc được chắc Bố cháu sẽ ngạc nhiên lắm. Mong sách vẫn còn. Cám ơn chú. (Trịnh Đình Tùng)

457. Thưa Bác, chúng tôi nguyên là những sĩ quan cấp nhỏ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, hiện cư ngụ tại Luân Đôn. Anh em chúng tôi có quen thân với một Giáo Sư Tiến Sĩ dậy Quân Sử trong quân trường Võ Bị Hoàng Gia Anh Quốc. Ông Giáo Sư này muốn tìm hiểu về cái chết của tướng Nguyễn Văn Hiếu, về đề tài Why Pleime và nhiều chi tiết khác về chiến tranh Việt Nam, sau khi đọc sách của bác phổ biến trên internet. Ông Giáo Sư này đã cố gắng liên lạc với Bác nhiều lần nhưng không được. Là những cựu Quân Nhân trong QLVNCH mà anh Bác là một danh Tướng, qua nhiều lần tiếp xúc với Giáo Sư này, ông ta lắng nghe quan điểm của chúng tôi nên chúng tôi thiết nghĩ nếu Bác cho ông Giáo Sư này tiếp xúc, chắng những không có gì hại mà hy vọng qua tiếng nói của Bác, nhiều chi tiết lịch sử được làm sáng tỏ trong chiều hướng thuậng lợi cho danh dự Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Hiện thời mấy anh em chúng tôi đang sưu tầm tài liệu để giúp ông ta dạy sử chứ không phải những điều bị bóp méo của người Mỹ và của Việt Cộng. Nếu bác có tài liệu nào tốt cho mục tiêu này, xin bác chỉ dẫn cho thì thực quý giá vô cùng. Chúng tôi hy vọng Giáo Sư này sẽ viết sách phản bác lại các sách viết láo khoét của người Mỹ cũng như của bọn ếch ngồi đáy giếng ở Hà Nội. (Nguyễn Đức Cung)

458. Chắc ông còn nhớ tôi là một sử gia tại Trường Võ Bị Hoàng Gia Anh tại Sandhurst đang nghiên cứu về chiến dịch tại vùng Tây Nguyên năm 1965. Vài giờ mới đây, nhân viên thủ quản thư viện tại Sandhurst tìm được qua máy điện toán một cuốn sách Why Pleime của Tướng Vĩnh Lộc tại War College, Carlisle. Thủ quản viên trưởng tại RMA đang thảo lá thư gới cho thư viện tại Carlisle hộ tôi.

Tôi đã tải xuống từ trên mạng bản điện toán của cuốn sách mà ông cài đặt trong trang nhà ông tưởng niệm anh ông. Nhưng về mặt tham chiếu học giả cần phải dẫn giải các trang như trong bản chính của sách được in tại Sàigòn. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông là thật là đáng tiếc cuốn sách này đã không được các học giả phương tây từng viết về chiến dịch Tây Nguyên năm 1965 khai thác đúng mức. Tôi hy vọng sẽ sửa sai sự thiếu sót này. Tôi hy vọng trả lại công trạng cho Quân Đoàn II QLVNCH đóng góp trong chiến dịch này. Có lẽ trong tư cách một người Anh tôi có thể tránh méo mó quy hướng Mỹ hóa của những bài viết về chiến dịch này cho tới bây giờ.

Tôi đã làm việc nhiều tuần lễ tại Archives II ở College Park và đã sao chụp một số lượng lớn các tài liệu liên quan đến Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ và các đơn vị khác can dự vào chiến dịch này. Nhưng tôi tò mò muốn thử xem có lấy thêm được một số tư liệu khác tại bảo tàng viện của SĐ1KKHK không. Tôi có ý định tới Texas Tech's Vietnam Archive càng sớm càng tốt nhưng cũng hay là ông cho tôi biết là có thể tải xuống các bài viết của Đại Tá Mataxis về thời kỳ này trên mạng.

Tôi thấy phần tham chiếu trong phụ lục của sách Tướng Vĩnh Lộc về các bài viết của Cộng Sản Việt Nam về chiến dịch này rất là hay. Tới giờ tôi chỉ biết một lịch sử như vậy thôi. Hẳn nhiên là chuyên viên về loại tư liệu này là cựu nhân viên CIA Merle Pribbenow mà ông có nhắc tới và tôi sẽ tìm cách liên lạc với ông ta.

Tôi nghĩ công trình của ông tưởng niệm anh ông rất ư là quan trọng đối với các học giả muốn tái xét lại vai trò của QLVNCH cách chung và vai trò của họ trong chiến dịch của năm 1965 cách riêng. Nếu ông chưa đọc thì tôi nghĩ là ông sẽ ham thích xem cuốn Vietnam's Forgotten Army của Dr Andrew Weist, một người bạn và một cựu đồng nghiệp tại the University of Southern Mississippi của tôi. (Paul Harris)

459. Tôi vô tình vào trang web generalhieu.com, cảm thấy tự hào về một tướng lĩnh có tài. Tôi vốn cần tìm thông tin vê tướng Lê Văn Tỵ, nhưng chỉ tìm được một vài thông tin đơn giản. Nay tôi muốn biết các thông tin chi tiết hơn như mộ hay con cháu của ông ấy. Nhờ anh chị giúp tôi phải tìm hiểu nơi đâu, hay liên lạc với ai. Nếu anh chị có thông tin nào khác thì vui lòng cho tôi xin. (Lê Nho, lenho77@yahoo.com)

460. Việc tôn xưng cố Trung tướng Hiếu là Thiên tài Quân Sự là việc cần phải làm, tiếc rằng hơi muộn. Thưa thật với ông, khi viết những ḍng chữ tôn xưng cố TT, tôi rất xúc động, không rơ cảm giác xúc động đó đến từ đâu... Thật là kính tiếc một bậc tướng lĩnh tài ba, đức độ như thế lại vắn số, nếu cố TT c̣n tại thế, chắc số phận đất nưóc và dân tộc chúng ta không đến nổi nào điêu linh như thế này. (Lâm Trúc Lê An Bình)

461. Đă lâu tôi không vào website của ông (tôi xin phép gọi vậy dù tôi có lẽ thua ông khá nhiều tuổi). Trước đây tôi hay vào để đọc tư liệu về cuộc chiến VN, và t́m hiểu về các tướng lĩnh. Trước tiên tôi xin cảm ơn ông đă dày công lưu trữ lại rất nhiều dữ liệu quư để cho những người như tôi có dịp được tiếp cận. Tôi biết ông rất thần tượng anh trai ḿnh (tướng Hiếu), và tôi cũng cho rằng ông Hiếu là 1 tướng giỏi và có tâm. Tuy nhiên tôi gửi cho bức thư này để nói với ông rằng có thể tướng Hiếu là một tướng giỏi nhưng ông (1 cách cố ư hay vô ư) cho rằng tướng Hiếu là 1 trong tứ đại quân sự Việt Nam sánh ngang hàng cùng Hoàng Đế Trần Nhân Tông, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Quang Trung Hoàng Đế Nguyễn Huệ. Tôi nghĩ đó là 1 điều lố bịch, và tôi nghĩ rằng có lẽ bản thân ông (ông Tín) nếu ông khách quan nhận xét có lẽ ông cũng thấy vậy. Và có lẽ tướng Hiếu cũng không vui vẻ ǵ khi được sắp ngang hàng với các vị tôi đă nói. (Hải Đăng)

462. Mới thấy trang nhà của chú về tướng Hiếu nhưng không biết trang còn hoạt động hay không nên chau email để hỏi. Nếu sách vẫn còn bán thì xin chú cho biết để cháu xin được mua để tặng Bố. Bố là ông đại tá Trịnh Đình Đăng đã từng phục vụ dưới quyền tướng Hiếu ở Sư Đoàn 5. Bố bây giờ lớn tuổi rồi. Nhiều năm tù cộng sản chắc đã quên nhiều chuyện xưa. Nếu đọc được chắc Bố sẽ ngạc nhiên lắm. Mong là sách vẫn còn.

Cháu có tấm hình tướng Hiếu tặng cho Bố. Hình chụp chung của các tướng tá trong bộ tư lệnh sư đoàn 5 hồi năm 1970, chụp ở Lai Khê. Bố cho mỗi đứa con một tấm hình đó giữ làm kỷ niệm. Tướng Hiếu đứng giữa, Bố cháu là người đứng chót hết bên tay phải. Cháu không biết ai trong tấm hình đó ra ngoài tướng Hiếu và bố cháu vì hồi đó cháu còn nhỏ lắm. Khi lớn lên thì Bố đi cải tại, rồi sau này cháu vượt biên qua đây một mình. Đến mãi sau này mới gặp lại gia đình, nên cháu không biết nhiều về đời quân ngũ của Bố. Bây giờ cháu lại sinh sống xa gia đình nên không có nhiều dịp để hỏi lại chuyện xưa với Bố nhiều. Bố lại lớn tuổi và không được khỏe nên dạo này ông không nói nhiều lắm. Để khi nào có dịp cháu sẽ hỏi Bố rõ ràng hơn. Hình này Bố cháu quý lắm. Hình ảnh xưa lúc 1975 mẹ cháu giục bỏ hết, chỉ ráng giữ lại tấm này. (Trịnh Đình Tùng)

463. Trang nhà ông rất vĩ đại. Tôi nghĩ nó có một nội dung duy nhất và nhiều viễn ảnh hiếm thấy. Tôi cũng thấy hay là ông đã dịch ra nhiều thứ tiếng chứ không tùy thuộc vào google hay bablefish. Cách chung, tôi cho đó là một công sức vượt bực và một nguồn tư liệu rất cần thiết. (David Barley, patriotfiles)

464. Tôi là cựu sỹ quan SĐ 5 BB từ 1967-1975. Rất cảm động đọc tài liệu về vị cựu tư lệnh của tôi. Tôi thường ca ngợi sự liêm chính và tấm lòng hiền lương, đạo đức của Thiếu Tướng. Tại tiểu bang tôi (Minnesota) có viên đại tá thân cận với tướng Toàn. Tôi cũng nói thẳng tướng Toàn giết Thiếu Tướng Hiếu. Vì tôi biết chính xác Tướng Hiếu không bao giờ dùng súng khác ngoài khẩu 45. Và Tướng Hiếu là một thiện xạ, làm sao có chuyện một tướng lãnh thiện xạ lại bị súng cướng cò.

Còn một điều nữa. Tôi nghĩ lúc đó Tướng Hiếu không đồng ý bỏ các tỉnh thuộc QĐ3. Nên đã xảy ra cuộc tranh luận với Tướng Toàn cho nên bị giết. Tướng Toàn bỏ chạy trước khi địch quân tới. Cứ hỏi ông Đại Tá "danh hiệu Vĩnh Đường - Tỉnh Trưởng Long An". Ông ta đáp trực thăng xuống Biên Hòa, các đấng đã không còn ai. Nên, phải bay xuống vùng 4 Cần Thơ đế xin lệnh, thì cấp chỉ huy đã tự sát. Tôi không bao giờ tin Tướng Hiếu dùng súng 38 để tự sát, hoặc bị cướp cò bằng súng 38. Ông luônđeo khẩy súng tư hữu 45. Người thiện xạ không bao giờ dùng súng lạ.

Tôi còn nhớ trước khi xuất quân chiếm Snoul, Tướng Hiếu cũng không đồng ý với người Mỹ. Ông nói "Snoul không có lợi về chiến lược. Tôi sẽ đề nghị với Tổng Thống đánh địa điểm khác..." Tướng Hiếu không bao giờ dùng những phương tiện quan liêu như các tướng khác. Người SĐ5 không bao giờ quên khi được biết Tướng Hiếu rời SĐ5, nhiều sỹ quan đã xúc động, và xin đi học, kể cả Đại Tá Tư Lệnh Phó.

Nhân tiện, nếu ông biết cựu tùy viên của Thiếu Tướng Hiếu là đại úy Nguyễn Tuấn - là bạn thân của tôi, và cùng khóa 24 Thủ Đức với tôi. Hiện nay Tuấn ở đâu, xin cho biết. Cám ơn ông nhiều. (Nguyễn Học, Hnguyen@rkmc.com)

465. Riêng cá nhân tôi thì không biết có một trang nhà trên mạng lưới có một kho chứa tài liệu tham khảo bao quát như vậy vinh danh một vị tướng lãnh. Tôi nghĩ là ông có được một trang nhà độc nhất và quan trọng và tôi mừng là ông đã tạo dựng nó. (David Barley, patriotfiles)

466. Qua trang mạng Tướng Hiếu, trong phần ARVN Graduates of the US Army Command and General Staff College, Fort Leavenworth, Kansas,from August 1955 to June 1970, cháu thấy có tên của Ba cháu là ông Nguyễn Đức Xích, số 060, năm 1960-1961, trong danh sách. Gia đình cháu đang tìm kiếm những hình ảnh mặc quân phục của Ba. Xin chú vui lòng cho biết cách nào liên lạc để tìm kiếm thêm.

Về trang mạng của Tướng Hiếu, cháu xem bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Một mình chú làm ra một trang mạng quá đầy đủ, rõ ràng, hấp dẫn, thu hút cho người đọc, thật là hoàn mỹ, để vinh danh vị Anh Hùng của đất nước Việt Nam chúng ta, để cho thế hệ sau như cháu lấy đức hạnh, ý chí, cự can trường, lòng dũng cảm của Tướng Hiếu làm gương, để cho cháu hãnh diện thêm mình là người Việt Nam. Trang mạng này, cháu cứ đọc đi rồi đọc lại, giới thiệu cho anh em trong nhà đọc, vì quá hay, đủ cho thấy bao nhiêu tâm tư và thời gian chú đã bỏ vào. Xin chú vẫn tiếp tục làm. Đây là một cách gián tiếp chú dạy cho chúng cháu về lịch sử Việt Nam.

Chỉ cần xem trang mạng Tướng Hiếu là đã thấy rõ thật là quá công phu. Chẳng những cháu, mà cháu chắc chắn là ai đã từng xem trang mạng của Tướng Hiếu, đều nghĩ như vậy. Tướng Hiếu thật may mắn có được một người em như chú, vì tất cả các vị Anh Hùng của dân tộc Việt chúng ta cần phải được vinh danh, phải nhắc nhỡ đến mãi trong lịch sữ, và nếu chú không bỏ tâm sức vào tạo ra trang mạng đầy đủ này cho tất cả mọi người mọi nơi đọc biết thì phải chăng tất cả chúng ta, những người mang ơn, đều có lỗi. Riêng cháu, qua mạng này, cháu rất kính phục chú. (Nguyễn Tuyền)

467. Đối với hiện tượng Giáng Bút/Cơ Bút chú viết thì cháu tin 100%. Tướng Hiếu là "Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần". Những oan ức, những chuyện cần phải giải thích, giảng dạy ... Tướng Hiếu trong cõi thiêng liêng đã chọn chú để thực hiện. Những lời chú nói như: dìu tay chú, xui khiến chú, cháu đều hiểu rõ. Theo đạo Công Giáo chúng ta, trong thánh kinh có nói về cái chết là: Sự Sống Thay Đổi chớ không mất đi. Tướng Hiếu đã không còn ỡ thế giới của chúng ta nữa, nhưng Tướng Híếu đang sống trong thế giới linh thiêng, đầy đủ đức hạnh, đã nên Thần, và qua chú, tiếp tục những việc Tướng Hiếu cần làm trong thế giới chúng ta. Đọc đến đây, chắc chú nghĩ, tại sao cháu nói chắc như vậy? Gia đình cháu cũng có những kinh nghiệm giống chú, nhưng qua hình thức khác. Cháu kính chú nhất là tính khiêm nhường của chú. Cháu rất thích đọc về quân sử Việt Nam, mà chú có biết không, cháu thích nghe quân nhạc nhiều hơn nhạc tình cảm. Má cháu cũng đang đọc và rất thich trang mạng của chú. (Nguyễn Tuyền)

468. Tôi có thể nói là trang nhà ông cống hiến một số lượng thông tin rất lớn lao không kiếm đâu ra trên mạng, đặc biệt là trong phần Anh văn. Riêng cá nhân tôi, lâu trước khi nẩy sinh làm trang nhà RVNHS hay có một trang mạng cho tổ chức đang được hình thành, tôi thường xuyên xử dụng trang nhà generalhieu.com để thủ đắc thông tin về nhiều nhân vật và lịch sử liên quan đến sở thích riêng và cho chương trình giáo khoa (hiện giờ tôi là một sinh viên cao học tại California). Trong hai năm qua, chúng tôi bàn thảo đến việc gầy dựng một trang mạng, nhưng mới chỉ hai tháng mới đây ý định mới thành tựu. Với trang mạng này, chúng tôi hy vọng cống hiến thêm một phương tiện cung cấp thông tin về lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa, và cũng mong muốn kết nối với các phần tử hay nhóm cùng chung chí hướng. (Darwin Hall, webmaster RVNHS)

469. Có nhiều bài viết trong trang nhà này giúp tôi hiểu rõ hơn về QLVNCH và Tướng Lãnh QLVNCH, Thời sự... Thật ra hồi đó tôi chỉ là một cấp chỉ huy nhỏ, tối ngày lo đánh đấm bận rộn với đơn vị đến mụ người, nên rất nhiều điều đã không để ý, không biết. (Nguyễn Văn Long)

470. Tôi rất cảm kích khi đọc bài viết của nhóm Trúc Lâm Yên Tử về sự tuyên dương Tướng quân Nguyễn văn Hiếu là một trong "Tứ đại Thiên tài Quân Sự VN". Thật tiếc thương cho một vị tướng sạch và tài ba của quân đội VNCH bị ám sát bởi lũ bạo quyền THAM NHŨNG!

Tuy nhiên từ lâu tôi vẫn bị ám ảnh bởi một luồng dư luận từ trước ngày mất nước cho đến hôm nay khi có người c̣n cho rằng sự thất bại của SĐ 5 BB trong trận Snoul vào năm 1971 (mà điển h́nh nhất là một người bạn học của tôi là cố thiếu uư Nguyễn xuân Hùng đă chết trong cuộc rút quân ấy !) mà sau đó Tướng Hiếu phải ra điều trần trước quốc hội của nền Đệ nhị cộng hoà về việc rút quân này ?! cũng từ đó về sau Tướng quân đă không c̣n giữ những chức vụ quan trọng trong việc điều binh khiển tướng nữa mà phải sang làm Thanh tra "Kỹ Thương Ngân Hàng và Quỹ Tiết Kiệm Quân đội".

Nhưng hôm nay khi đọc lại bài viết của ông Thế Huy : "Trả lại sự thật cho lịch-sử về việc Sư-Đoàn 3 BB lui quân tại Quảng-Trị vào Muà Hè Đỏ Lửa 1972.” th́ mọi việc đă rõ! Hãy đọc đến đoạn phỏng vấn Thiếu tướng Vũ văn Giai Tư Lệnh Sư đoàn 3 BB nói về nguyên nhân thất bại đưa đến sự tan rã của Sư đoàn 3 một cách nhanh chóng mà điển h́nh là Trung tá Đính và binh sĩ của Trung đoàn 56 đă phải đầu hàng VC... rồi tiếp theo là cái chết của Đại tá Lê đức Đạt cùng bộ Tư lệnh Tiền phương của Sư đoàn 22 BB tại Kon Tum vào muà hè đỏ lửa 1972 (những người bạn tôi là cố Đại uư Bảo và cố Thiếu uư Văn Eng thuộc Đại đội 22 Trinh sát cũng đă hi sinh trong trận này ) v́ Đại tá Đạt không có cảm t́nh của Mr. John Paul Vann (cố vấn Quân đoàn 2 ) ...là do ai ? v́ ai ? Tại sao thiếu yểm trợ hoả lực ? các bạn đồng minh ta đâu ? v.v..và .v.v...Không phải lỗi của Tướng Hoàng xuân Lăm hay một thiên tài quân sự nào của Quân đội VNCH gây ra... Nguyên nhân chính là người Mỹ đă muốn bỏ rơi miền Nam chúng ta rồi...từ khi Chu ân Lai và Kissinger "Hội nghị bóng bàn " chắc ông cũng c̣n nhớ đấy ... rồi liên tục những cái chết v́ rơi trực thăng của các vị Tướng Đỗ cao Trí, Nguyễn viết Thanh, Trương quang Ân...v.v....Quân đội VNCH bị bức tử, Tướng Hiếu cũng không thoát khỏi số phận nghiệt ngă ấy! Tôi thiển nghĩ nếu Tướng Hiếu không bị chết v́ ám sát th́ chắc chắn ông cũng sẻ tự xử như các vị Tướng lănh - Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần văn Hai, Phạm văn Phú và Lê nguyên Vỹ - khi nửa nước c̣n lại rơi vào tay Việt Cộng! Hẳn là ông sẻ đồng ư với tôi về điểm này.

Nhân đây tôi tŕnh bày thêm những tổn thất tinh thần của gia tộc chúng tôi: Trung sĩ Bùi văn Đàn (em con chú bác họ) xuất thân từ trường TSQ và phục vụ tại Tiểu đoàn 21 BĐQ đă tử trận trong trận Pleime vào năm 1965. Cùng năm này, Trung sĩ nhất Bùi xuân Hán (chú họ) thuộc Lực lượng Đặc biệt đă tử trận tại mặt trận Đồng xoài, B́nh giả. Ngoài ra tôi có mẩu chuyện sau: Vào khoảng đầu xuân 1969 khi đến thị sát và thăm trại Biệt kích ở Dak Seang thuộc vùng cao nguyên miền Trung, gần Cung Sơn, Tuy Hoà nơi đây Tướng Hiếu đă chuyện tṛ thân mật với một người lính thuộc lực lượng dân sự chiến đấu «Mike Force» trú đóng ở đây là Bùi đ́nh Nam … Khi anh ấy hỏi rằng Thiếu tướng có biết chú ruột của tôi là Đại tá Bùi Dzinh không? Th́ được Tướng Hiếu vỗ vào vai và đáp lại: "Biết chứ, anh ấy đánh giặc giỏi và rất can đảm…" Hiện nay anh Nam vẫn c̣n sống tại VN. (Bùi Dzũng)

471. Tôi cho là trang nhà generalhieu.com rất vĩ đại. Tuy tôi không rõ trang nhà này đã đặt được tầm mức nào, nhưng tôi có thể quả quyết là trang nhà này được xử dụng tới rất nhiều. May là tôi chưa thấy có ai sao chép cọp gì từ trang nhà, nhưng tôi biết là nó là một nguồn điểm tham khảo tốt trong những cá nhân tìm kiếm một căn bản hay một hiểu biết chi tiết của nhiều đề tài khác nhau, và nó đã từng được trích dẫn như nguồn tham khảo cho nhiều bản tham luận. Như ông biết, khi tìm qua Google về tướng lãnh Việt Nam hay nhiều đề tài khác liên quan đến Chiến Tranh Việt Nam hay Nam Việt Nam sẽ khiến trang nhà ông trồi hiện lên. Các tiểu sử về các tướng lãnh hay cá nhân và các đoạn trích đăng trong phần điện thư trao đổi với các cựu chiến binh và gia đình cùng những người liên hệ rất có giá trị. Riêng tôi, tôi đoan chắc là đã đọc hết mọi trang của trang mạng ông, và điều này đã giúp tôi giải tỏa nhiều thắc mắc và đem lại nhiều thông tin cho tôi. (Darwin Hall)

472. Cháu rất thích thú đọc trang mạng chứa đầy tài liệu của chú. Ba cháu là người Pháp còn mẹ cháu là người Việt (Ông ngoại cháu, một thiếu tá trong Quân Đội Pháp, tên là Huỳnh Văn Ân và rời bỏ Việt Nam năm 1958), cháu sinh trưởng trong văn hóa Pháp, nhưng tiếc nuối mù tịt về lịch sử Việt Nam. Ông ngoại, có lẽ vì căm phẫn, không muốn nói tới đề tài này. Cuốn sách của chú có bản tiếnt Pháp không? Nếu có, cháu sẽ hoan hỷ xin mua một cuốn. (Isabelle Cauty, 33 tuổi)

473. Tôi muốn khen ngợi ông về công việc tuyệt hảo của ông với tất cả mớ thông tin ông cống hiến liên quan đến các trận Pleime và Ia Drang năm 1965. Tôi cũng có mặt tại Pleime trong trận đánh với B company 2nd battalion 8th Calvary 1st Calvary từ 19 đến 23 tháng 10 trước khi truy đuổi Bắc Quân vào tới Ia Drang. Trang nhà ông giúp giải đáp nhiều câu hỏi liên quan đến điều gì xảy ra thật sự vào thời điểm này.

Tôi cũng tham dự trận đánh tại Đồi 875 Đắc Tô với Trung Đoàn 174 BV từ 20 đến 23 tháng 11 năm 1967 và với Trung Đoàn 66 BV trước đó ngày 6 tháng 11 năm 1967 cũng tại Đồi Đắc Tô với 4th battalion 503rd 173rd ABN.

Mới đây tôi có trao đổi điện thư với một độc giả Việt Nam thăm viếng trang nhà của tôi (www.gruntlife.zxq.net) vì lý do nào đó không biết, rất quan tâm đến trận đánh Đồi 875. Ông ta khuyến cáo tôi tìm kiếm một bản tiếng Anh về tài liệu đã xuất bản của Nguyển Hữu An, lúc đó còn là tư lệnh Mặt Trận B3 liên quan đến nhỡn quan của phía Bắc Quân của các trận đánh vào mùa hè và mùa thu tại Đắc Tô năm 1967.

Vì lẽ tôi dở tiếng Việt nên khó mà tìm ra tài liệu liên quan đến các trận đánh này. Ông có thể giúp tôi trong việc tìm kiếm này không. (Tom Mauritz)

474. Tôi rất đội ơn chiến lược chỉ huy và điều khiển của Tướng Hiếu. Lịch sử hẳn sẽ khác đi rất nhiều nếu không vì viễn kiến và tài năng của ông.

Tôi có mặt tại Pleime cuối tháng 10 năm 1965. Đại đội của tôi là một trong các đơn vị của 1 Không Kỵ lùng kiếm và bảo an Đồi Chu Hô ngày 27/10. Trong nhật ký, Tướng Hiếu không nêu tên của bất cứ đơn vị nào đã tham dự trong trận đánh ngày hôm đó. Tướng Hiếu cũng nhắc đến một trận xảy ra ngày 6 tháng 11 dọc theo sông Ia Meur. Tôi tin là trận đánh này đã ám ảnh tôi trong rất nhiều năm tháng.

Có rất ít thông tin về các trận giao tranh với các lực lượng Bắc Quân xảy ra trước khi Hal Moore và Tiểu Đoàn 7 KK của ông diễn xuất trên sân khấu BĐ X-ray ngày 14/11. Ông ta viết mẩu chuyện lịch sử còn lại theo kiểu viết của các sử gia.

Đúng hai năm sau đó, ngày 6/11/197, tôi liên hệ vào một trận đánh khác với Trung Đoàn 66 của tướng Hữu An tại Đắc Tô, trong khi phục vự với Lữ Đoàn 173 Dù. Trận đánh này, củng giống trận ngày 6/11 tại Ia Drang, hình như bị lầm lẫn với trận tại cao điểm 823 cùng ngày, trận này liên hệ với Tiễu Đoàn 4/503, Lữ Đoàn 173 Dù.

Tôi luôn gọi là Đồi 855. Cuối cùng vào mùa xuân năm vừa qua, tôi đã chấm được tọa độ cho trận giao tranh ngày hôm đó tại đồi trong vùng Ngok Kom Leaf. Tiếp đó tôi đã cung cấp được cho một người nghiên cứu khác là TĐ 4/503 có hai trận đánh tách biệt cùng xảy ra cùng lúc cùng ngày, cách xa nhau 2 cây số.

Có lẽ nay mai tôi sẽ tìm ra đứng địa điểm chính xác nơi mà Tiểu Đoàn 8 KK tôi chiến đấu trong ngày 6/11/1965. (Tom Mauritz)

475. Tôi rất mang ơn ông đã gởi cho tôi thông tin về chiến dịch Pleiku. Tôi biết chắc là ông bỏ ra thì giờ và công sức tìm ra vị trí chính xác nới Tiểu Đoàn 2/8 KK của tôi chiến đấu trong ngày 6 tháng 11 năm 1965 hộ tôi trong đống tài liệu lưu trữ của Tướng Hiếu. Đối với tôi, đây là bằng chứng chính thức đơn vị của tôi có mặt tại đó và kiểm chứng lời thuật của tôi về cuộc hành quân "Shiny Bayonet". (Tom Mauritz)

476. Còn về ngày 24/10/1965, tôi cũng nhớ rất rõ về ngày này. Tiểu Đoàn 2/8 KK đổ bộ tại phía bắc trại Pleime không gặp khác cự. Tôi trông thấy thiết vận xa tại trại và đặc biệt là một chiếc M113 bị nằm tê liệt. Bắc Quân đã áp đặt chất nổ và hủy diệt chiếc thiết vận xa. Một chiến xa M41 nằm kế bên. Bất cứ cứ bước chân tôi đặt xuống là dẫm lên xác chết Bắc Quân hay tứ chi thân thể. Tôi luôn ước tính là số Bắc Quân bị giết tại Pleime phải trên 4 ngàn.

Tôi còn nhớ mục tiêu CHEERY (Đồi Chu-Ho , tôi có kiểm chứng lại trên tọa độ của bản đồ tác chiến của tôi). Đó là một đêm tôi nhớ suốt đời. Tôi và một binh sĩ khác được chọn vào công tác tuần tiễu xa. Chúng tôi tuột xuống đồi trước khi trời tối đên và khám phá một hố tạo nên bởi đạn pháo rất vừa gọn cho hai đứa chúng tôi. Ở cửa miệng hố là một thân cây sống sót đứng sừng sững. Khoảng nửa đêm, chúng tôi nghe tiếng bước chân tiến lại gần. Càng gần tiếng động càng to lên cho đến khi một báng súng va chạm vào thân cây tại hố chúng tôi. Cho đến ngày hôm nay tôi vẫn còn nghe thấy tiếng báng súng va vào thân cây. Tôi ước chừng có đến từ 25 đến 30 tên. Tôi không thể hiểu sao chúng nó có thể tiến bước trong đềm tối như mực như vậy được. Tối đen đến độ tôi không trông thấy người binh sĩ nằm kế bên tôi. (Tom Mauritz)

477. Trước tiên tôi xin tự giới thiệu, tôi là một người lính phục vụ tại SĐ 5 BB thuộc ĐĐ 5 TRINH SÁT dưới thời Tướng Trần Quốc Lịch và sau này là Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ làm tư lệnh Sư đoàn. Thời gian gần đây tôi có dịp đọc những bài viết của ông trong trang nhà Tướng Hiếu. Trước khi Saigon bị cưỡng chiếm tôi chỉ nghe các đàn anh kể lại về tướng Hiếu là một vị tướng lănh tài năng trong quân đội. Sau này qua các ư kiến của rất nhiều người đă từng cộng tác, hoặc quen biết với tướng Hiếu đều có cùng một nhận định tướng Hiếu là một thiên tài quân sự. Một con người liêm khiết, có tư cách và tinh thần phục vụ v́ quốc gia, dân tộc. V́ vậy cái chết của tướng Hiếu là một mất mát to lớn cho đất nước. Nhưng cái chết bí ẩn của tướng Hiếu cho đến bây giờ vẫn c̣n là một điều bí ẩn đối với gia đ́nh ông cũng như cho tất cả mội người. V́ vậy tôi rất hiểu rằng sau bao nhiêu năm ông đă bỏ công thu thập những chứng cứ để t́m ra sự thật về cái chết của tướng Hiếu. Qua bài viết này tôi hy vọng đóng góp phần nào công sức cho gia đ́nh ông và cho những người có tấm ḷng với tướng Hiếu.

Lần theo các tư liệu mà ông đă thu thập cùng những lời phát biểu của các vị tướng tá trong quân đoàn 3 lúc bấy giờ (tôi xin phép không nêu ra đây để không làm mất thời gian) tôi xin phép được nêu ra ư kiến như sau:

1/ Trường hợp tướng Hiếu tự sát: Không thuyết phục v́ tướng Hiếu là một người Công giáo, vả lại tướng Hiếu trong thời gian đó vẫn sinh hoạt b́nh thường.

2/ Trường hợp chùi súng bị cướp c̣: Không thuyết phục v́ tướng Hiếu là một tay thiện xạ và rất am hiểu về súng đạn. Trong thao tác lau súng theo tác giả Đăng văn Nhâm gồm có 3 động tác an toàn nên đối với tướng Hiếu không thể xảy ra trường hợp cướp c̣ để xảy ra tử vong được.

3/ Trường hợp bị mưu sát: Đây là trường hợp khả thi nhất. Nhưng ai là thủ phạm ?

Trong vấn đề này có 3 đối tượng mà chúng ta cần phân tích.

a/ Người Mỹ: Thời gian này đối với người Mỹ đă coi như chiến tranh tại VN đă chấm dứt. Họ không có thời gian để xen vào chuyện nội bộ VN nữa. Do đó đối tượng này chúng ta loại ra.

b/ Cộng sản: Sau khi chiếm được Ban mê thuột và Phước Long mà người Mỹ không can thiệp, và không tiếp tục viện trợ cho Miền Nam nữa th́ coi như chế độ VNCH sắp cáo chung, Họ không có hơi sức đâu mà lo những chuyện phụ thuộc. V́ vậy giả thuyết cộng sản ám sát tướng Hiếu bị loại ra.

c/ Nguyễn Văn Thiệu và tập đoàn tham nhũng: Như chúng ta đă biết tướng Hiếu được phó tổng thống Trần văn Hương bổ nhiệm làm trưởng ban bài trừ tham nhũng. Trong thời gian làm việc ông đă phanh phui các vụ tham nhũng lớn làm cho 2 ông tướng và 6 đại tá mất chức mà những người này là tay chân bộ hạ của ông Thiệu. V́ vậy đối với ông Thiệu tướng Hiếu là đối tượng cần phải loại trừ vào thời điểm thích hợp nhất. Tiện đây tôi xin nhắc lại vụ tham nhũng ở Long An c̣n được gọi là vụ c̣i hụ Long an vô t́nh bị lộ do 2 trung sĩ khi làm nhiệm vụ, v́ tưởng là đoàn xe kéo quân về đảo chính nên đă báo cho đại tá Lê văn Năm ra lệnh chận đoàn xe lại. Thay v́ điều tra làm rơ sự việc nhưng ông Thiệu ra lệnh cách chức đại tá Năm và các hạ sĩ quan, sĩ quan thuộc tiểu đoàn 6 quân cảnh phải ra ṭa án quân sự trong đó có bản án tử h́nh sau giảm xuống c̣n chung thân. Một sự việc t́nh cờ bị phát hiện như vậy mà ông Thiệu c̣n muốn giết người huống hồ như vụ tướng Hiếu dám phanh phui cả một đường dây tham nhũng của ông ta.(trích nguồn của ông Đặng văn Nhâm). Khi tướng Thuần lên thay tướng Minh có yêu cầu ông Thiệu bổ nhiệm cho tướng Hiếu làm phó tư lệnh QĐ. Theo tôi đó chỉ là một màn kịch, không phải v́ mến tài của tướng Hiếu mà bổ nhiệm tướng Hiếu làm phó, chỉ là một chức vụ ngồi chơi xơi nước. Nhưng chủ yếu là để theo dõi và chờ thời cơ để triệt hạ tướng Hiếu.

Trong những bài viết của ông về cái chết của tướng Hiếu tôi thấy nổi lên 2 vấn đề: thời gian tướng Hiếu chết và những mâu thuẫn trong lời khai của những người có mặt tại hiện trường. Theo tôi đây không phải là điểm mấu chốt mà quan trọng nhất là địa điểm tướng Hiếu chết.

Những người đạo diển về cái chết của tướng Hiếu đă phạm một sai lầm rất lớn là họ mặc nhiên xác nhận tướng Hiếu chết tại bộ tư lệnh QĐ3. Điều này chắc chắn không ai dám phủ nhận. Bộ tư lệnh QĐ3 không phải là một cái chợ ai muốn ra vào cũng được chỉ trừ những người có nhiệm vụ, nhất là trong thời điểm chiến tranh đă gần đến thủ đô Saigon.

Sau khi dùng phương pháp loại trừ chỉ c̣n đối tượng 3 là: Nguyễn văn Thiệu và tập đoàn tham nhũng là có động cơ sát hại tướng Hiếu.

V́ vậy tôi có thể mạnh dạn kết luận rằng tướng Hiếu bị sát hại bởi: Nguyễn văn Thiệu ra lệnh cho tướng Toàn. Tướng Toàn không trực tiếp thi hành mà tổ chức cho một sát thủ là tay chân trong tập đoàn tham nhũng thực hiện, Sau đó dàn dựng kịch bản tướng Hiếu lau súng bị cướp c̣. Nhưng địa điểm tướng Hiếu chết đă nói lên tất cả. Một kịch bản đă phạm sai sót lớn nhất ở phần cơ bản.

Một đôi điều góp ư cùng ông. (Duy Phương)

478. Từ khi Saigon bị cưỡng chiếm tôi vẫn sinh sống tại VN, thời gian gần đây nhờ có internet tôi mới có dịp t́m hiểu qua các trang trên mạng những ǵ mà ngày xưa khi c̣n trong quân ngũ tôi không được biết, trong đó trang nhà tướng Hiếu đă góp phần rất lớn để tôi hiểu biết thêm về những sự kiện lịch sử, về những vị tướng tài năng, về các tướng tá chỉ huy bất xứng, về những tập đoàn tham nhũng đă góp phần đưa đất nước sụp đổ. Qua những buổi mạn đàm với bạn bè th́ đa số họ v́ thiếu thông tin chính xác nên không có được những nhận định có sức thuyết phục. Điều này chúng ta cũng dễ thông cảm v́ cuộc sống khó khăn cơm chưa no buổi sáng lại phải lo gạo chiều.

Tiện tôi xin góp ư với ông rằng sẽ là chính xác hơn nếu đặt vị trí của tướng Hiếu vào vị trí của tướng Phú trong 5 ông tướng đă tuẫn tiết v́ các lư do sau đây:

1/ Tướng Hiếu như chúng ta đă biết là một thiên tài quân sự và ông c̣n là người không sợ hiểm nguy tính mạng để phanh phui tập đoàn tham nhũng. Chính điều này là yếu tố quan trọng nhất, là hậu quả làm cho đất nước sụp đổ. Và cuối cùng ông đă dùng máu của ḿnh để rửa nỗi ô nhục do những người lănh đạo thối nát gây ra.

Trong lịch sử vua Hàm Nghi khi mới 8 tuổi đă hỏi các cận thần rằng "Tay dơ lấy ǵ mà rửa, có người đáp rằng lấy nước để rửa. Vua lại hỏi tiếp: nước dơ lấy ǵ mà rửa, mọi người không biết phải trả lời như thế nào. Vua bèn nói rằng nước dơ lấy máu mà rửa."

Chính các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Nguyễn Văn Hiếu đă dùng máu của ḿnh để rửa nỗi ô nhục mất nước để thế hệ sau này có quyền tự hào rằng thời nào trên đất nước VN cũng có những anh hùng hào kiệt.

2/ Riêng trường hợp của tướng Phú ông đă phạm một sai lầm rất lớn trong việc để cộng sản tiến chiếm Ban mê thuột, và cuộc rút binh tự sát trên đường 7B làm cho toàn bộ QĐ2 tan ră và trên 100 ngàn dân chúng bị thiệt mạng. Tôi có đọc các bài viết về cuộc rút binh này đa số đều quy trách nhiệm cho ông Thiệu. Cá nhân tôi không đồng ư về điểm này, ông Thiệu chịu trách nhiệm về mặt tổng thể v́ ông là tổng tư lệnh quân đội c̣n tướng Phú phải chịu trách nhiệm về kế hoạch rút quân sao cho an toàn cho binh lính và chiến cụ. Đó là trách nhiệm của vị tư kệnh QĐ. Trường hợp này cũng giống như cuộc rút binh ở QĐ1. Tướng Phú và tướng Trưởng đă không hoàn thành trách nhiệm mà quân đội đă giao phó. Một vị tướng gọi là tài ba khi chiến thắng hoặc lui binh mà ít bị thiệt hại nhất.

V́ các lư do kể trên nên tôi đề nghị sẽ công bằng hơn nếu tướng Hiếu thay thế vị trí trong ngũ hổ tướng của tướng Phú. (Duy Phương)

479. Tôi đang tra kiếm lịch sử của B Company, 1/12 inf, 4th Inf Division of the US Army phục vụ từ tháng6 năm 1966 đến tháng 7 năm 1967. Vào ngày 15 tháng 2 năm 1967, xảy ra một trận chiến giữa Tiểu Đoàn 1/12 BB và Tiểu Đoàn 8, Trung Đoàn 66 BV trong tỉnh lỵ Kontum. Danh xưng của trận đánh này trong các báo cáo phía Mỹ là LZ 501N. Tôi biết rõ hơn về trận đánh và đặc biệt là báo cáo về phía Bắc Quân. Không biết là ông có cơ may nào biết gì liên quan đến trận đánh này hay chỉ bải tôi có thể đi đâu tìm kiếm. Tôi mong là có được một miêu tả trung thực, chính xác về trận đánh và điều gì xảy ra, chứ không muốn những thống kế thổi phồng hay những tài liệu tuyên truyền của các chính phủ.

Xin cám ơn ông về trang mạng của ông. (Mike Empting)

480. Tướng Hiếu chết v́ tai nạn súng, chính v́ khẩu súng lục P38, chiến lợi phẩm. Tháng 4/75 ông tới TTHL Vạn Kiếp (Bà Rịa) thăm Tướng Hinh và tôi. Ông nói súng của ông bị hư móc đạn nhờ HSQ chuyên viên sửa chữa vũ khí của Trung đoàn tôi sửa. Tôi không ngờ ông dùng khẩu súng đó. Khi ông không chỉ huy SĐ5BB ra làm Tư lệnh phó Quân khu 1, ông tới thăm quận Hiếu nhơn Quảng Nam khi quận vừa bị VC tấn công hồi đêm, sáng ra lục soát th́ trong đám VC chết có tên mang súng lục P38 bị bắn bể báng. Ông lấy, tôi nghĩ ông dùng để kỷ niệm. Tôi không ngờ ông dùng hộ thân. Nếu tôi biết là ông dùng hộ thân tôi sẽ biếu ông một khẩu Browning 9 ly c̣n trong hộp v́ tôi có nhiều kiểu súng lục. Đến khi tháng 4/75 gặp laị ở TTHL Vạn kiếp mới biết th́ trễ rồi. Sau khi sửa xong, ông c̣n bắn thử tới vài chục viên. Sau đó tôi c̣n biếu một hộp 50 viên. Ông tướng Hinh cũng xin đạn. Khoảng hơn một giờ sau khi ông rời chúng tôi về QĐ, th́ tướng Hinh báo cho tin Tướng Hiếu chết v́ tai nạn cướp c̣ do khẩu của ông. Theo sĩ quan tuỳ viên của ông, th́ viên đạn nạp vào ṇng mà kéo cơ bẩm ra sau, viên đạn vẫn hóc trong ḷng không hất ra ngoá. Ông thông ṇng để đẩy viên đạn ra ngoài. Không hiểu sao cướp c̣, viên đạn xuyên qua trán bắn lên trần. Thật đáng tiếc ông là rất hiền lành dễ thương. (Vũ Ngọc Hướng)

481. Cháu tình cờ đọc được đoạn văn của một tác giả nói về cuốn sách của Tướng Hiếu do chú viết. Cháu rất là cảm phục những anh hùng của thế hệ cha ông và muốn tìm hiểu về những quá khứ của họ để hiểu thêm nguồn gốc của cháu. Cháu qua Mỹ gần 30 năm và rời VN khi cháu 15 tuổi nên phần lớn là đọc sách của người Mỹ viết. Như cuốn Matterhorn của Karl Marlantes, hay Secret Army, Secret War của Sedgwick Tourison, hay Perfect Spy của Larry Berman, v.v. Cháu có đọc sơ qua về phần giới thiệu trên mạng là chú đã giành khoảng thời gian khá dài để viết về qua khứ của Tướng Hiếu nên chú có sách nào cảm thấy thế hệ của tụi cháu nên học hỏi thì xin chú cho biết. Cháu hy vọng tương lai sẽ có thêm tác phẩm quý báu như cuốn sách Tướng Hiếu. (Hà Hữu Trí)

482. Liên quan đến Sinh Hoạt Hậu Trường Tại Các Bộ Tư Lệnh Việt Mỹ Trong Chiến Dịch Pleime, bài mới nhất của ông, thật là một tuyệt tác. Và tôi kinh ngạc ông đã có thể trích dẫn bao nhiêu là báo cáo chính thức. Quả thật ông là người am tường chiến dịch Pleime-Iadrang nhất. (James Michener)

483. Ông là một trong số ít người đề cập tới QLVNCH trên mạng lưới. Tất cả những trang nhà kia mà tôi có viếnt thăm liên quan đến (và thực hiện bởi) những người lính Mỹ (với một ít lính Úc cho đủ bộ). Thật là lạ kỳ đối với tôi với tư cách một sử gia khi nhận thấy những người Việt sống sót vủa cuộc xâm lăng cộng sản (đặc biệt những người hiện sống tại Mỹ và cũng từng phục vụ trong QLVNCH) không nói gì về kinh nghiệm của họ. Quan điểm riêng tư của họ chắc chắn sẽ tăng phần hứng thú cho cuộc bàn luận trên bình diện lịch sử. X̣in cám ơn ông đã tạo dựng trang nhà của ông. (Roland Leikauf, sử gia, Đức Quốc).

484. Tôi mới nói chuyện với Đại Tá Trần Minh Công (Trung Đoàn Trưởng, Trung Đoàn 48, Sư Đoàn 18) cuối tuần qua. Tôi hỏi ông có biết Tướng Hiếu không thì ông trả lời "Một người rất tốt bụng. Một con ruồi cũng không đụng đến." Rõ ràng là hai người rất quen biết nhau. Ông nói tiếp "Tướng Hiếu bị cấp trên giết, Tướng Toàn." Điều này khiến tôi sửng sốt vì tôi chưa từng nghe tới giờ. Tôi hỏi Công nghĩ gì về Tướng Trí thì anh ta nói "Cũng là một con người rất tốt. Cũng bị Toàn giết. Trực thăng của ông bị nổ tung." Công nói Toàn rất xấu. Tuy 4 tháng trước ngày cuộc chiến tàn, Toàn mời Công về nhà ăn cơm và thăng chức lên Đại Tá thực thụ. Công nói là các tướng lãnh bỏ chốn khỏi Việt Nam trong những ngày cuối được chính phủ Mỹ cấp cho mỗi người 200 ngàn đô. Kể cả Thiệu và Kỳ. Ông đoán là để khiến họ thôi đánh và để chấm dứt cuộc chiến. Chỉ có Tướng Đảo , Tư Lệnh SĐ 18, không có trong vụ này. Có lẽ vì ông quyết định chiến đấu tại Xuân Lộc. Tôi nghĩ là thông tin này có thể giúp ích ông phần nào. (Gabriel Field)

485. Con là thân nhân trong gia đình của cựu Đại Tá Nguyễn Xuân Mai, từng là tham mưu trưởng sư đoàn 5 khoảng năm 1969 (lúc đó là Trung Tá). Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đại Tá Mai mất tích cùng với một người em trai và người em gái cho tới bây giờ gia đình và bạn bè không có tin tức. Con cũng không biết Đại Tá có làm việc ở sư đoàn 5 dưới vị tư lệnh Nguyễn Văn Hiếu không? Năm 1975 là Tư Lệnh Phó của sư đoàn 18 của bác Lê Minh Đảo. Con cũng muốn tìm hiểu về Đại Ta Mai như thế nào. Con đã đọc qua nhiều trang website nhưng không có bài viết nào nói về Đại Tá Mai, con không hiểu tại sao. Đọc danh sách các đại tá dưới thời đệ nhị cộng hòa thì chỉ có Lê Xuân Mai, con nghĩ là người viết bài viết sai HỌ. Nếu bác có số điện thoại của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo hay của bất cứ ngườig bạn của Đại Tá Mai hiện sống ở Mỹ thì cho con biết. (Calvin Quang, calvinquang@yahoo.com)

486. Xin khen ngợi ông đã có một trang nhà xứng đáng cho Tướng Hiếu. Tôi là một cựu lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tại Việt Nam và hiện tôi liên hệ trong một dự án liên quan đến cuộc chiến, tuy là nó không lớn rộng đủ để bao gồm Tướng Hiếu. Tôi muốn xem các video clip mà ông có thể có, nhưng không mở được link. Xin ông chỉ cho biết các link nằm ở đâu. (Scott Laidig)

487. Bài "Một Thiên Tài Quân Sự Lộ Hìng tại Mặt Trận Pleime-Chuprong-Iadrang" có giá trị, lần đầu tiên tôi được đọc. Xuyên qua các tài liệu nghiên cứu của anh, cũng như hồi tưởng lại những năm tháng Lữ Đoàn B/TQLC đặt dưới quyền xử dụng của Quân Đoàn II, Quân Đoàn III trong đó có Tướng Hiếu, tôi rất kính phục tài thao lược của ông ta. Đức tính điềm đạm, nét mặt gây cảm tình đến với thuộc cấp; rất tiếc ông ta đã ra đi trong hoàn cảnh đất nước còn cần ông ta. (Đại Tá Tôn Thất Soạn, TQLC)

488. T́nh cờ vào GOOGLE t́m những ǵ liên hệ đến bố cháu, Chuẩn tướng Lư Bá Hỷ, những h́nh ảnh trong trại học tập, những ngày bố cháu làm tỉnh trưởng ở B́nh Long ( lúc đó cháu độ chừng 9 tuổi ) …. Cháu muốn t́m để giữ lại nhừng ǵ ḿnh đă mất. Bố cháu không c̣n nhớ ǵ nhiều, gần như quên hết. Cháu t́m được e-mail của ông, nhất là đọc được tên của bố trong danh sách những tướng lănh VNCH , một thời oanh liệt , chiến đấu cho đất nước …. Nhân tiện đây cháu có vài điều xin ông: 1/ Cháu xin ông cho cháu biết thêm về bố cháu trong thời gian làm ở B́nh Long – Phước Long – Cao Lảnh ….. 2/ Bố cháu tốt nghiệp khóa 3 Trần Hưng Đạo- ĐaLạt (Adam C Sadowski 30/05/2000 ghi là khóa 6 , xin ông xem lại) . 3/ Xin ông cho cháu xin những h́nh ảnh trong trại học tập để cháu làm tài liệu . Cháu gửi kèm theo đây h́nh của bố cháu (đây là những tấm h́nh duy nhất của bố cháu, mẹ cháu đem theo được khi rời khỏi Saigon. Trên tấm h́nh chỉ c̣n giữ lại những huy chương anh dũng trên ngực). Thành thật cám ơn ông, rất vui mừng được liên lạc với ông. (Lư thị Ngọc Duy , con gái thứ của Chuẩn tướng Lư Bá Hỷ)

489. Xin được sửa.. Thủ khoa khóa 20 là Quách tinh Cần không phải là Trần thanh Quang. Thủ khoa khóa 22B là Nguyễn đức Phống thay v́ N Thanh Phống.

Khóa 20 được coi là đông nhất (406 tốt nghiệp; thủ khoa Trần Thanh Quang). Khóa 22B là khóa đầu tiên ra trường với tŕnh độ văn hóa bốn năm. Nhưng khóa cũng không được may mắn khi thủ khoa Nguyễn Thanh Phóng bị tử trận vài tháng sau đó, trong cuộc hành quân đánh qua Cam Bốt năm 1970.

Ư kiến cá nhân, đọc trang web Tướng Hiếu.... mở ra thêm tài liệu, h́nh ảnh về vị Tướng trong sạch trong quân lực VNCH cho những người tra cứu hay thế hệ sau muốn sưu tầm quân sử miền Nam VN...Từ khi có phương tiện.. điện tử.. những tài liệu muốn truy cứu như trang web này là tài liệu hữu ich cho mọi người. (Dacsongphuong Nguyen)

490. Tôi đang đọc trang nhà của anh ông Tướng Hiếu mà ông đã tạo lập cho tôi và tôi rất thích thú đọc nó. Cám ơn ông đã bỏ ra công sức cho trang nhà và cuốn sách, để giới thế hệ trẻ Việt Nam có thể hiểu biết hơn về lịch sử của họ và những hy sinh của những người dũng cảm như anh ông.

Ngoài ra, tôi đang soạn một cuốn sách về Bà Nhu, em rể của Tổng Thống Diệm. Tôi đang tìm kiếm các hình của những người liên hệ vào của đảo chánh năm 1960 chống lại Tổng Thống Diệm: 1. Trung Tá Vương Văn Đông; 2. Trung Tá Nguyễn Triệu Hồng, giám đốc trung tâm huấn luyện của Trường Bộ Tông Tham Mưu; và 3. chú ông Hồng, bác sĩ Hoàng Cơ Thụy. (James Van Thach, Captain, Infantry, United States Army, Retired - Official Facebook page: http://www.facebook.com/Captain.James.Van.Thach)

491. Tôi vô tình đọc được ý kiến bạn đọc về tướng Nguyễn Văn Hiếu và tôi vào web site của anh để đọc những bài viết của anh về tướng Hiếu. Tôi có ý kiến như sau: anh nói quá đáng về tướng Hiếu khi đem so sánh một Đại Tá tham mưu trưởng QLVNCH và sau đó là 1 thiếu tướng với đức Trần Hưng Đạo và với Đại Đế Quang Trung thì thật là quá đáng; đó là điều không có thật và không nên làm điều thứ hai nói về Danh Tướng của VNCH thì chỉ duy nhất là tướng Ngô Quang Trưởng mà thôi. Tôi tuy tuổi nhỏ chưa đi lính VNCH nhưng căn cứ vào những điều nghe thấy từ hai người anh họ là sĩ quan cấp tá dưới quyền tướng Trưởng, họ biết tướng Trưởng lúc chỉ là Thiếu Tá cho đến ngày ông là Trung Tướng. Nhưng lòng can đảm và lối chỉ huy tác chiến thao lược của ông, mọi người đều kính phục trong quân sử của Mỹ và các tướng lãnh của Mỹ và tất cả quân nhân VNCH đều nói như vậy mà không biết tại sao ông lại đi nói khác và lại nói chỉ có tướng Hiếu mới là danh tướng? Hãy để các cấp và toàn thể quân nhân VNCH phán xét. Nếu có ít thời giờ, mong anh hãy vào các web của Mỹ và VN để tìm hiểu thêm về tướng Ngô Quang Trưởng. Nay tướng Trưởng đã qua đời, mong anh trả lại danh dự ch ông ấy. Tôi là 1 người rất khâm phục tướng Trưởng, mong anh post email này lên trang web anh để mọi người có ý kiến. (Huỳnh Tấn)

Trả lời ý kiến 491: Chắc anh chưa đọc kỹ hết trang nhà Tướng Hiếu nên mới có ý kiến thô thiển vậy.

Trước hết xin lưu ý anh là việc đem so sánh Tướng Hiếu với Trần Hưng Đạo và Nguyễn Huệ không phải là tôi mà là nhóm nghiên cứu sử học Trúc Lâm Yên Tử (www.quansuvn.info).

Thứ đến việc nêu lên chỉ có duy nhất Tướng Hiếu xứng là danh tướng VNCH là của Nguyễn Kiệt và linh mục Trần Văn Kiệm:

Trước đây có lần ông Nguyễn Hùng Kiệt (Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu, nguoivietboston.com, ngày 29 Tháng 8 năm 2009) đánh giá hai tướng Trí và Hiếu đáng đứng ở vị trí 1, rồi và 2. Tôi dám xếp lại thành 2 rồi 1. Gần đây sau khi tìm hiểu nhiều hơn, tôi xin phép loại tướng Trí ra khỏi sổ danh dự và xếp tướng Tỵ là số hai sau tướng Hiếu. Đó là tôi chưa kịp bới sâu trước các tướng tự vẫn không chịu đầu hàng Cộng Sản. Hiện nay làm bảng phong thần như thế là quá bạo lại quá sớm, phải chờ lịch sử sắp xếp sau này. Nhưng thế hệ đương thời đã có dịp mắt thấy tai nghe, cũng nên lên tiếng để hướng dẫn các thế hệ sau này.

(Xem "https://nguyentin.tripod.com/hieu_military_genius-u.htm")

Ngoài trận tái chiếm Quảng Trị, anh thử hỏi hai ông anh họ có đưa thêm ra trận nào Tướng Trưởng đánh ở cấp sư đoàn trở lên không?

Fall Of South Vietnam: Statements by Vietnamese Military and Civilian Leaders, 1980, Stephen T. Hosmer, Konrad Kellen and Brian M. Jenkins có ghi: "General Truong, I Corps Commander, was occasionally given credit for being a "honest man" and a "good officer", but some sources stated that he lacked the schooling for a Corps Command. "

Ghi Chú: Trong số 26 nhân vật được phỏng vấn, có 22 sĩ quan cao cấp (một đại tướng, tám trung tướng, hai thiếu tướng, một chuẩn tướng và chín đại tá). Một nửa trong số này giữ chức vụ tác chiến (tư lệnh không quân, tư lệnh pháo binh, tư lệnh quân đoàn I, tư lệnh quân đoàn I tiền phương, tư lệnh biệt khu thủ đô, tư lệnh phó sư đoàn I); số nửa kia giữ chức vụ tham mưu. Các tướng lănh được nêu đích danh: Trần Văn Đôn, Nguyễn Cao Kỳ, Lâm Quang Thi, Lâm Quang Thơ, Nguyễn Xuân Thịnh, và Nguyễn Duy Hinh.

Đại Tá Ngô Khắc Lý, từng làm việc dưới quyền Tướng Hiếu và Tướng Trưởng viết: “Tướng Ngô Quang Trưởng so sao bằng Tướng Hiếu được. Trong một buổi họp tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1, các sĩ quan ban tham mưu thay phiên nhau tŕnh bày hết tất cả mọi kế hoạch hành quân để Tướng Trưởng lựa chọn. Nghe xong, ông ngồi trầm ngâm một lúc rất lâu, không nói năng ǵ cả. Th́nh ĺnh ông bỏ đi bước qua pḥng kế bên, nơi các cố vấn Mỹ của ông đang ngồi đợi, không có lấy một lời. Ông qua đó ḍ hỏi ư kiến các cố vấn Mỹ. Một chập sau, ông trở lại pḥng họp ra lệnh dựa theo ư kiến của các cố vấn Mỹ và không đếm xỉa ǵ đến ư kiến của các sĩ quan tham mưu của ông.”(xem "https://nguyentin.tripod.com/SD22-u.htm")

Vai trò của tôi là vinh danh Tướng Hiếu căn cứ vào tài liệu Việt Mỹ. Ai đồng ý hay không là tùy mỗi người.

492. Hiện nay tôi đang đi t́m hài cốt bác tôi là chiến sĩ bên phía bắc Việt hy sinh ngày 9 tháng 8 năm 1966 thuộc trung đoàn E320, bị phục kích, án táng tại làng An Tá, Tây Nguyên (thông tin này bên quân đội cấp, không biết có chính xác không).

Nếu bác có thông tin ǵ về địa điểm các trận đánh thời kỳ này, mong bác cung cấp giúp tôi để có thể truy t́m, khoanh vùng t́m kiếm hài cốt được dễ dàng hơn.

Theo tôi những người thuộc 2 bên đă ngă xuống đều là nạn nhân, họ chết khi c̣n rất trẻ, dù lư do ǵ th́ đó cũng là tội ác. Cũng thật buồn khi nghĩ về VN ngày nay, nó không như những ǵ họ đă nghĩ, đă hy sinh để đạt được! (Nguyễn như Hùng)

493. Tôi đã vào đọc website generalhieu từ mấy nay đến giờ. Trang nhà trình bày rất đẹp, trang nhã với nhiều bài vở phong phú; thật khâm phục vì chứng tỏ ông đã mất công sức, tâm huyết rất nhiều để tạo dựng nên trang web giá trị như vậy. Tôi rất thích đọc những bài viết về chiến công của các vị. Tôi thiết nghĩ chúng tôi được sống yên ổn nơi thành phố, được an tâm cắp sách đến trường học, trong khi đó các vị này đã phải xông pha giữa “mũi tên hòn đạn”, gian khổ, vất vả để bảo vệ từng tấc đất cho người dân chúng tôi hưởng thanh bình... Công lao của những vị đó không thể nào nói hết được. Tôi là phụ nhữ lại là nhà giáo nữa nên không hiểu biết về việc chính trị, quân sự cho nên có vài lời thô thiển gửi đến ông, có gì sơ suất xin ông thứ lỗi cho nhé. (Trần Kim Oanh)

494. Tôi đă đọc 1 số bài của Anh về cái chết của Tướng Hiếu, tôi rất tức giận về ư kiến của 1 số người có cả , 1 số tướng lănh , nói rằng Tướng Hiếu TỪ TRẦN V̀ CƯỚP C̉ SÚNG . Tôi không muốn nhắc lại những tên đốn mạt đó , tướng lănh như vậy , th́ chúng ta mất nước là phải . Những tên đốn mạt đó nên câm c̣n hơn có ư kiến . Đúng là mỗi người nói 1 cách chẳng ra làm sao cả, thiếu trung thực , của 1 cấp chỉ huy .

Ư kiến của Duy Phuơng khá chính xác, hơn nhiều ư kiến của 1 số tướng lănh bị thịt .Đành rằng nhân vô thập toàn ,nhưng tướng lănh mà nêu ư kiến làm tṛ cười cho thiên hạ th́ rất đáng trách .

Xin thắp một nén hương đến Tướng Nguyễn Văn Hiếu , vi cựư Tư Lệnh Sư Đoàn 5 BB mà tôi rất kính mến và chân thành chia buồn đến Đại gia đ́nh Tướng Hiếu . (Phạm văn Tiến, TĐ 1/9/SĐ 5 BB)

495. Cháu xin giới thiệu cháu tên là Châu, cháu ở Việt Nam. Nhân biết được cuốn sách của chú viết về thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu và cũng đã đọc kỹ về trang nhà của tướng Hiếu. Cháu rất lấy làm thú vị và hiểu được nhiều hơn về cuộc đời và binh nghiệp của một người lính VNCH. Càng đọc cháu càng say mê và ngưỡng mộ tướng Hiếu cũng như khâm phục sự dũng cảm tài ba và đức độ của Ông.

Nay cháu viết vài lời gửi đến chú và mong chú có thể cho cháu biết là cháu có thể mua sách của tướng Hiếu được không? Cháu có thể mua ở đâu? Cháu ở Việt Nam nếu mua thì có ảnh hưởng gì không ạ? Cháu rất muốn mua cũng như rất tha thiết có được cuốn sách này, vì có thể nói nó rất quan trọng với cháu. Mong nhận được sự hồi âm sớm của chú. (Võ Châu)

496. Hiện giờ tôi đang đọc cuốn sách "Vietnam from Cease-Fire to Capitulation" (William E. Le Gro). Tác giả thuật lại cách tỉ mỉ thời kỳ hai năm giữa lúc Mỹ rút lui và Sài Gòn thất thủ vào tay địch quân. Đây là một bài tường thuật hay nhất có được liên quan đến thời kỳ này của cuộc chiến. Ông có đọc cuốn sách này chưa?

Trang 91 nói về cuộc hành quân Svay Rieng ̣(27 tháng 4- 2 tháng 5 năm1974), cuộc phản công lớn sau cùng của QLVNCH đang trong thời kỳ khan hiếm đạc dược không cho phép đánh lớn hơn. Đó là một cuộc hành quân xuất chúng dưới quyền điều khiển của Trung Tướng Phạm Quốc Thuần. Tôi tham khảo trang nhà của ông để tìm hiểu thêm về Tướng Thuần, nhưng hình như ông không liệt kê ông ta trong danh sách tướng lãnh. Có phải một điều sai sót không? (Captain Gabe)

497. Trong thời gian hai năm cuối cùng của trận chiến, Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn thảo các bản tướng mạo đầy đủ chi tiết về các sĩ quan cao cấp QLVNCH. Một trong những bản sau chót là bản tướng mạo của anh ông. Rất tiếc là Văn Khố Quốc Gia lại bảo mật mãi đến bây giờ. Tôi không hiểu tại sao vì trong đó không có gì là cần phải giữ kín, cũng như hằng trăm bản tường trình khác mà thôi. Tôi xin các bản tướng mạo này từ năm 2006. Mãi đến hôm qua, họ mới giải tỏa gửi đến cho tôi. (Jay Veight)

498. Cháu xin được tự giới thiệu là Angie Chau, tên Việt Nam là Châu Thạnh Thư. Cháu là tác giả cuốn sách Quiet As They Come. Đó là một tập truyện về kinh nghiệm của một gia đình di cư Việt Nam lập cư tại San Francisco. Cuốn sách được xuất bản năm 2010 và hiện giờ được giảng dạy tại các trường trung học và đại học khắp nước Mỹ. Cháu viết thư cho bác vì cháu đọc thấy trang nhà của bác về Tướng Hiếu, anh của bác và lấy làm mê say học hỏi thêm về tiểu sử của Tướng Hiếu. Cháu hiện đang soạn thảo một cuốn tiểu thuyết với Sài Gòn những năm 1968-1975 làm khung cảng. Nhân vật chính là mộg sĩ quan cao cấp QLVNCH. Tuy là giả tưởng nhưng cháu muốn các sự kiện chính xác và văn phong của tiểu thuyết phù hơđp với thời bấy giờ. Bằng vào số lượng nghiên cứu bác đã thực hiện về anh bác và sự am tường về QLVNCH và mối liên hệ với chính phủ Mỹ và CIA, cháu muốn được có cơ hội nói chuyến với bác. Cháu mong bác nhận lời. Hiện cháu sống tại Berkeley, CA. Trước cháu học tại UC Berkeley. Cháu không biết bác hiện ở đâu, nếu gần thì cháu rất muốn được gặp mặt bác. Nếu không, cháu xin tiếp chuyện qua điện thoại hay điện thư, cách thức nào dễ dàng nhất cho bác. Xin bác vào xem trang nhà của cháu www.angiechau.com hay vào amazon xem tiểu sử và sách của cháu. Hân hạnh được gặp bác qua điện thư và cháu xinh cảm tạ bác trước. (Angie Chau)

499. Chuyện tướng Hiếu bị ám sát thì chắc chắn là do thiếu tướng Toàn thực hiện rồi. Nguyễn Văn Toàn là loài người như thế nào thì mọi người trong quân đội VNCH đều biết. Thật tiếc cho số phận quân đội VNCH, những loại tướng lãnh vô liêm sỉ như vậy tồn tại rất nhiều, vì thế mà mình bị mất nước và tướng Hiếu đã ra đi trong nỗi tức tưởi. Tất cả những người làm chứng cho chuyện ám sát đê tiện, có một số thông đồng theo tướng Toàn, nhưng một số họ bị ép buộc vì họ sợ điều đó cũng sẽ phải đến với họ như tướng Hiếu. Sở dĩ cháu nói với bác điều này vì bố của cháu trước năm 1975 cũng bị tướng Toàn chụp mũ và ám hại, nhưng sự liêm khiết và chính trực của bố cháu nên ônt ta không tìm ra được lý do để hãm hại. Bố của cháu cũng từng làm việc với tướng Hiếu tại Sư Đoàn 22 Bộ Binh năm 1968, và tướg Hiếu là người đề cử bố cháu sang học sĩ quan tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ năm 1969.

Những điều cháu nói với bác, bố cháu không cho cháu nói, vì ông bảo đưa mọi chuyện này ra thì chỉ làm tụi Cộng sản có thêm chứng cớ để bôi nhọ quân lực VNCH, nhưng cháu vẫn nói với bác, vì cháu không thích và rất ghét ông Toàn, vì mình là người có học thức nên cháu buộc phải dùng chữ ông Toàn hay tướng Toàn, chứ trong lòng cháu thì ông ta không xứng được gọi dưới bất kỳ hình thức nào để tôn trọng cả. (Nguyễn Vũ Thanh)

500. Tôi đă đọc một một số khá nhiều bài trong đó rồi , đặc biệt là bài diễn văn của Tướng Hiếu đọc đưa tiễn Trung Tá cố vấn Roy Couch, tử nạn khi bước ra khỏi trực thăng đến thăm căn cứ của tiểu đoàn 4/9/SD5BB, lúc đó tôi là thiếu úy đứng với 1 tiểu đội đón chào Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn và cố vấn Mỹ đến thăm đơn vị. Sau khi tai nạn xẩy ra, rất nhanh, không đầy 1 phút, 1 người Mỹ nói với tôi, Tướng Hiếu is very lucky, Tướng Hiếu đi trước, cố vấn Roy Couch đi theo sau, cánh trực thăng c̣n quay, trúng người cố vấn Roy Couch, nên tai nạn xẩy ra. Viên phi công chính sau đó đă đến đuôi máy bay qú 1 chân xuống đất, tay để lên trán suy nghĩ về tai nạn, tôi không nói ǵ được trước tai nạn xẩy ra quá nhanh và quá bất ngờ , và chỉ ngậm ngùi về sự vắn số của cố vấn Roy Couch . (Phạm Văn Tiến)

Phần 1: 001 - 050
Phần 2: 051 - 100
Phần 3: 101 - 150
Phần 4: 151 - 200
Phần 5: 201 - 250
Phần 6: 251 - 300
Phần 7: 301 - 350
Phần 8: 351 - 400
Phần 9: 401 - 450
Phần 11: 501 - 550

Trang Mục Lục