301. Tôi đă đọc hơn một lần sách của ông và thấy nó chứa đựng quá nhiều sự kiện để mà ta có thể giữ tất cả các chi tiết trong tâm trí cùng một lúc. Tôi thiết nghĩ có đủ dữ kiện để mà có thể chắc chắn là anh ông đứng ở chóp đỉnh trong giới lănh đạo QLVNCH về mặt khả năng, thi hành, thanh liêm và trung tín cá nhân. Đồng thời, các chức vụ trong đời binh nghiệp của anh ông mà ông đă sưu tầm tài liệu đưa tới một thẩm định không chênh lệch về cá tính Tướng Hiếu: 1) các chức vụ Tham Mưu Trưởng, 2) lănh đạo tại Huế trong vụ đảo chánh lịch sử ông Diệm, 3) các chức vụ tư lệnh sư đoàn, 4) mối liên kết lâu bền với Tướng Đỗ Cao Trí, một tướng lănh lừng danh và thành công nhất trong thời kỳ vàng son đầy chiến thắng của QLVNCH, 5) thời gian đảm nhiệm chức Thư Trưởng Chống Tham Nhũng, một bước tiến tới một chức vụ nội các toàn thời gian và quan trọng, 6) những năm cuối đời làm việc trong tư cách tư lệnh phó quân đoàn, đặc biệt là QĐ 3, bao gồm trọng trách pḥng thủ thủ đô Sàig̣n, 7) thăng chức Trung Tướng sau khi đă chết. Lẽ đương nhiên c̣n có các chứng từ của các sĩ quan trực thuộc về hành động của Tướng Hiếu ngoài mặt trận, cùng các phác họa liên quan đến ư hướng của Tướng Hiếu đàng sau các thế chiến lược trong các chiếN dịch bên Cam Bốt. Các nghi vấn của tôi trước đây liên quan đến những trường hợp cá biệt mang tính cách chính xác, chứ không nghờ vực đến phong thái hay tài năng của Tướng Hiếu. Tư tưởng của tôi trở nên phân tách hơn trong hiện tại. Tôi không nghĩ rằng người nào học hỏi về Chiến Cuộc Việt Nam đứng về phiá QLVNCH có thể bỏ qua cuốn sách của ông. Mục đích của tôi là điều này không xảy ra! Tôi chỉ muốn chắc chắn công việc của ông khỏi bị mọi tấn kích. (James Miguez). 302. T́nh cờ tôi đọc được công tŕnh của anh. Anh rất xứng đáng là em của cố Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Dù trễ nhưng tôi cũng xin cúi đầu tâm phục, khấu phục anh đă bỏ rất nhiều th́ giờ, công sức để có được Trang Tướng Hiếu như thế này. Tôi thành thật ngưỡng mộ anh. Tướng Hiếu chắc cũng ngậm cười nơi chín suối. Tôi thật sự không thích viết, chỉ thích đọc và đấu láo vậy thôi. Nhưng tôi không thể thờ ơ trước một công tŕnh như vậy cho một cá nhân như anh th́ tôi rất lấy làm khâm phục. Anh, cũng rất giống như Tướng Hiếu, rất là khiêm nhường, cho đây là một công tŕnh của Tướng Hiếu. Riêng tôi th́ cho đây là công tŕnh của một người vừa yêu anh ḿnh, vừa yêu mến tập thể Quân Đội mà anh ḿnh là một thành viên. Đừng mặc cảm là chưa tốt nghiệp bất cứ một quân trường nào nên không có kiến thức về quân sự. Các bài viết của anh rất hay và đúng tiêu chuẩn. Cám ơn anh đă cho biết những điều mà bất cứ người lính nào cũng cần biết về cấp chỉ huy của ḿnh. Xin anh nhận nơi tôi ḷng trân trọng một người mà tôi chưa hề quen biết. (Huỳnh Văn Phúc). 303. Tôi có thể khẳng định với ông điều này: Tôi thán phục nhất nỗ lực và can đảm ông đă phát huy để viết cuốn sách về tiểu sử anh ông. Tôi rất cảm động khi đọc bài tựa của ông. Điều đáng để ư nữa là sự kiện anh ông sinh ở bên Trung Hoa mà lại hiến ḿnh cho xứ sở "mẹ nuôi". Tôi thấu hiểu được tâm trạng ông khi ông nghĩ là tội ám sát chưa bị trừng trị và tên sát nhân có thể đang dạo chơi trong các trung tâm tiệm buôn tại một tỉnh nào đó trong nước Mỹ. Nhưng tôi thật sự cảm phục nỗ lực của ông. Chúng ta chẳng bao giờ có thể biết được hết cả sự thật của những ǵ đă xảy ra trong những năm tháng lâu dài của một cuộc nội chiến, trong đó không có kẻ chiến thắng mà chỉ có kẻ thua trận. (Rom L. Bouillet, Penang). 304. Tôi là độc giả thưởng thức trang nhà Tướng Hiếu rất nhiều và xin cảm tạ thiện chí của anh trong việc soi sáng lịch sử, rất cần thiết cho hậu thế trong việc t́m hiểu đâu là nguyên do chánh làm mất nước vào tay cộng sản độc tài dốt nát. (Ninh Khuyên). 305. Thật là quí hóa được nghe tin về những kẻ mà chúng tôi đă yểm trợ và chuyên chở ra vào trận địa. Với tư cách trưởng phi hành đoàn trên một chiếc trực thăng UH34D TQLC năm 1964, chúng tôi bay đủ lọai phi vụ xuất phát chính từ Đà Nẵng trong QĐI và thỉnh thoảng làm việc trong phần phía bắc của QĐII trong những hành quân phối hợp với các đội trực thăng của Lục Quân HK tại Pleiku. Xin lưu ư về số trực thăng 34 chúng tôi yểm trợ cho cuộc hành quân này trong bài tường thuật của ông về trận Đỗ Xá. Tôi nghĩ rằng chúng tôi khởi đầu với 19 chiếc. Tôi biết Nam Việt Nam cũng có vài chiếc 34 trong cuộc hành quân này. Có lẽ chúng là con số 3 mà ông đề cập tới trong bài viết. Tôi biết họ đă bị trúng đạn và một vài chiếc bị bắn hạ. Ông cũng nên vào phần "I Remember" của mạng lưới và xem hồi kư của Carl LaMonica, năm 1964. Carl bay với Lục Quân HK tại Pleiku. Anh viết hồi kư về trận này. Xin cám ơn đă đóng góp vào sự hiểu biết của chúng tôi. Chúng tôi vừa mới có một buổi họp mặt của phi đoàn tại Mesquite, Nevada cho tất cả các phần tử của HMM-364 đă phục vụ tại Việt Nam và hầu hết chúng tôi đă không gặp nhau từ 37 năm. Thật là một kinh nghiệm lớn lao và t́nh hữu nghị vẫn c̣n nguyên vẹn. Tôi mong ông may mắn tại nược chúng tôi hơn là chúng tôi tại nước ông. Điều duy nhất đáng buồn là chúng tôi đă không làm xong việc tại nước ông và đă phải chiến đấu với một cánh tay đằng sau lưng. Chúng ông nhiều may mắn trong tương lai. (Warren Smith) 306. Trước khi bay trực thăng vơ trang tại Đà Nẵng, yểm trợ các TQLC, tôi phục vụ trong Đội Cố Vấn Sư Đoàn 35 VN tại Quảng Ngăi, và bay Tướng Lữ Lan thường xuyên. (Jack Woodmansee, Lt Gen. USArmy , ret.) 307. Cám ơn đă quan tâm đến phi đoàn chúng tôi và tới hành quân liên hợp tại Đỗ Xá. Đó là hành quân lớn đầu tiên mà TQLCHK thực hiện tại bắc phần Việt Nam và kết quả là sự ân thưởng huy chương đầu tiên Distinguished Flying Crosses cho các phi công trực thăng TQLC tại Chiến Trường Việt Nam. Tiếc là chúng ta đă không có một đoạn kết tươi sáng hơn cho ông, gia đ́nh và bạn hữu nếu cuộc chiến được giao phó cho các tư lệnh chiến trường thay v́ cho các chính trị gia tại Washington, D.C. (Franklin A; Gulledge, Jr, Major USMC ret) 308. Xin rất cám ơn về những chi tiết mới về cuộc hành quân Đỗ Xá tháng 4/1964. Chúng đă giúp tôi có một cái nh́n rơ ràng hơn đối với tôi và đến rất đúng lúc vào dịp Sĩ Quan Bảo Tŕ các phi đoàn của chúng tôi (HMM 364) đang cố gắng tăng cấp huy chương cho một cá nhân đă chứng tỏ anh dũng trong những ngày đó. Chúng tôi sẽ dùng trang nhà của ông làm bối cảnh chung cho trận đánh đó. Một lần nữa, xin đa tạ và tôi sẽ tiếp tục giữ liên lạc và sẽ cho ông biết sự thể sẽ như thế nào đối với cá nhân đó. (Ed Moore, Đại Úy TQLCHK) 309. Tôi tiếc là không thêm thắt được ǵ cho công tŕnh tổng lược về đời binh nghiệp của Tướng Hiếu đăng trong trang nhà ông. Tôi nhớ các đồng minh và cố vấn Mỹ rất nể trọng Tướng Hiếu. (Frank Snepp) 310. Tôi là một độc giả của Trang Nhà Tướng Hiếu, rất thưởng thức các bài đặc biệt về những Tướng "Sạch" lẫn "Bẩn" của quân lực VNCH. Xin thành thật tri ân những ǵ anh đă truyền đạt cho các thế hệ về sau những sự thật c̣n tàng ẩn đàng sau một quân lực anh hùng nhưng rất tiếc bị lèo lái bởi một lũ vô tài vô đức. (Một độc giả, Ottawa) 311. Tôi phục vụ với Phi Đội 174 Trực Thăng Tấn Kích và có tham dự trong bốn cuộc hành quân do Tướng Hiếu chỉ huy khi ông là Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tôi đang xem trang nhà Tướng Hiếu. Hiển nhiên là ông rất hănh diện về anh ḿnh - và ông đáng phải hănh diện như vậy. Điều quan trọng hơn là tôi nghĩ anh ông phải rất lấy làm hănh diện về ông và biết ơn đối với tất cả công sức ông đă đặt vào trong việc duy tŕ tưởng niệm anh ông tồn tại. Tôi không biết Tướng Hiếu nhiều. Nên nhớ là anh ông là cấp tướng và tôi chỉ là một thiếu tá vào thời buổi đó. Tôi có thể không một tí ngần ngại nói là tôi rất khâm phục Tướng Hiếu. Tướng Hiếu đă đảm nhận nhiều công tác gay go và bằng chứng của tinh thần trách nhiệm và nhiệt tâm của Tướng Hiếu là Tướng Hiếu đă luôn gặt hái thành công. (Jim Shrader) 312. Tuần trước vừa đọc lại cuốn sách về Cố TT Nguyễn Văn Hiếu. Rất xúc động, nhớ đến anh cả đơn vị đáng kính, đạo đức, hiền ḥa. Anh có viết về trận Snoul, nhưng có vài điều cần sửa lại. Cuộc hành quân Toàn Thắng 1/71/72 NB do Chiến Đoàn 9 tổ chức cùng Liên Đoàn 333 Biệt Động Quân vào sau Tết (khoảng tháng 2 năm 1971). Trong đó có Tiểu Đoàn 4/8 của tôi tăng phái và là nỗ lực chính (stepson thường bị xài tận lực). Các trận thắng trong chiến dịch này hoàn toàn do TĐ4/8. Đó là sự thực. TĐ2/9 của Thiếu Tá Nguyễn Da rất giỏi, nhưng chỉ có là tăng viện trong lúc chúng tôi bị Trung Đoàn 174 (Công Trường 5) và một tiểu đoàn đặc công vây đánh. Tiểu Đoàn Trưởng của tôi là Đại Úy Nguyễn Chí Hiền nay ở Pháp. Thất trận Snoul lúc Chiến Đoàn 8 lên thay, một phần chủ quan là do lỗi của Đại Tá Bùi Trạch Dzần (sắp về hưu nên không c̣nh tinh thần nữa). Ông ta rút bộ chỉ huy về căn cứ A tại biên giới. Chiến đoàn như rắn không đầu, bị 3 sư đoàn Bắc Việt bao vây, phải rút chạy. Trước đây tôi c̣n một tấm h́nh Tướng Hiếu đến thăm đơn vị, gắn huy chương cho tôi. Nhưng không rơ tôi đă tặng cho ai mất. Lúc ở tù tại Hàm Tân, tôi có ở chung nhà cùng Cụ thân sinh của anh. Chúng tôi rất quư mến cụ. Anh có thể xem h́nh về SĐ5 của tôi trong trang này. (Đỗ Văn Phúc) 313. Điều rất hợp lư là Tướng Hiếu liên hệ với lực lượng đặc biệt. Thật vậy, tôi nhớ một giai thoại vào khởi đầu của cuộc tấn công trại lực lượng đặc biệt Pleime năm 1965 khi ông kể là Đại Tá Hiếu "thức thâu đêm điều động một hệ thống truyền tin tại trại Lực Lượng Đặc Biệt Đức Cơ để phối hợp công cuốc tiếp cứu". Sự kiện này, khi đối chiếu với toàn bộ câu truyện Chiến Dịch Đông Xuân, và sự kiện trại Lực Lượng Đặc Biệt nằm phía sau tuyến pḥng tấn công của địch! khi đọ với Pleime, nói cho tôi biết là Tướng Hiếu liên hệ mật thiết với các cuộc hành quân của Lực Lượng Đặc Biệt. Khi tôi toan tính viết một cuốn tiểu thuyệt về Tướng Hiếu, tôi có ư định lồng vào mối liên hệ giữa Đại Tá Hiếu và một Đại Úy LLĐB Mỹ, để nới rộng t́nh tiết, nhưng hoàn cảnh của tôi khiến tôi không phải là người sẽ viết trang tiểu thuyết này. Bài của ông về Tướng Trang một lần nữa rất tỏ lộ. (James Miguez). 314. Tôi có một người bác ruột làm quản gia rất nhiều năm cho ông Nguyễn Văn Hướng và bác tôi cũng có vài lần gặp tướng Hiếu và nhiều lần khen tướng Hiếu người ḥa nhă và rất nhỏ nhẹ không có tánh nóng nảy, lấc xấc và quyền hành của những ông tướng khác! Đúng như anh viết trong những bài viết, Tướng Hiếu rất im ĺm, thu gom vào công việc, ngay ngắn và khuôn thước... với những tánh t́nh đó ông Hiếu chắc chắn là một người Cô Độc rồi! Anh nh́n những thằng tướng khác (xin lỗi anh tôi dùng chữ thằng với những tên tướng mà tôi không gọi là tướng Quân đội mà tôi gọi là Tướng Cướp! Chính chúng nó mới làm cho CS thắng VNCH chúng ta vậy! Tôi thù hằn chúng nó) như Kỳ, Thiệu, Quang, Toàn, Viên... Về chị Hiếu, thành thật mà nói tôi phải công nhận chị Hiếu là người đàn bà đẹp, cái đẹp của trầm mặc và đạo đức! Chị ấy im lặng và ánh mắt thật hiền hậu ... Đó là nhận xét đầy mến và trọng của tôi về chị ấy. Tôi sẽ cố gắng vào để đọc những bài anh viết và sưu tầm về tướng Hiếu, một người Tướng mà tôi rất mến trọng. (Ruẩn). 315. Tôi đă theo dơi webpage của ông từ mấy năm nay. Rất ngưỡng mộ một vị anh hùng dân tộc như tướng Nguyễn Văn Hiếu, đồng thời rất khâm phục ông đă tốn nhiều công sức để lập ra một webpage rất công phu để mọi người Việt cũng như ngoại quốc biết rơ về một vị tướng lănh tài ba, đức độ của VNCH. Tôi vẫn thường xuyên giới thiệu trang webpage của ông đến các bạn bè quen thân. Tôi cũng được biết ông đă có thuyết tŕnh trong buổi hội thảo tại Đại Học Texas Tech trong tháng 4/2002 vừa qua nhằm vinh danh chính nghĩa của người quốc gia. Trong phần danh sách các tướng lănh miền nam VN, tôi thấy thiếu xót một vị tướng lănh đă hy sinh hạnh phúc gia đ́nh cá nhân để trở về mưu cầu giải phóng VN đó là tướng Hoàng Cơ Minh. Nếu được xin ông cho đăng thân thế và sự nghiệp của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh ngơ hầu làm phong phú cho trang nhà của ông. (Lê Thiện). 316. Thoáng nh́n qua trang nội dung của trang nhà anh, tôi thấy anh đă đăng tải những bài mới về ông anh, tướng Hiếu, một cách có phương pháp. Tôi mừng là anh đă làm như vậy. Tôi đặc biệt mừng với các bài đăng liên quan tới công việc trong tư cách Thứ Trưởng bài trừ tham nhũmg của tướng Hiếu. Các sự kiện tŕnh bày qua các bản báo cáo lưu trữ thật là minh bạch. Điều hết sức lạ là tướng Hiếu đă thấu rơ hiểm họa dân chúng quay sang phía cộng sản như là hậu quả của sự thất vọng đối với các vụ x́ căng đan. Quả thật vậy, chính sự thất vọng này trong dân chúng và trong quân đội đă đưa tới sự sụp đổ. Bài đăng kia về cái chết của ông anh cũng làm sáng tỏ vấn đề, v́ các lời kể của những nhân vật gần gũi với vụ nổ súng không ăn khớp với nhau. Điều không ăn khớp khác là một người hành động có quy củ và tinh khôn như tướng Hiếu lại phạm một lầm lỗi thô kệch trong việc sử dụng một khí giới nguy hiểm. Điều đó có thể xảy ra nhưng không phù hợp với con người cũng như không phù hợp với tính trầm tĩnh trong cách lối hành động của tướng Hiếu. Càng nh́n vào vấn đề tôi càng xác tín là tướng Hiếu bị sát hại. Có nhiều lư do cho sự thẩm định này, mà một trong những lư do không kém tầm quan trọng là sự kiện khẩu súng lục đă gây nên cái chết của tướng Hiếu không khi nào được công khai nhắc đến, và cũng không được trưng ra cho anh xem. Hiển nhiên là tướng Hiếu có nhiều khẩu súng lục. T́nh trạng thiếu ăn khớp của các lời khai, liên quan đến giờ chết, và thứ tự của các biến cố xảy ra tiếp sau đó. Biến cố là một sự bất ngờ, các chứng nhân đều đồng ư điểm này, tuy nhiên điểm không ổn là tướng Hiếu lại rất có quy củ và KHÔNG cho phép những bất ngờ như vậy xảy ra. Thản hoặc sự bất ngờ nêu lên các nguyên do ngoại biên dễ đưa tới các bất ngờ, nói theo cách tự nhiên. (Tính t́nh ông Thiệu là một bất ngờ như vậy, nói cách thông thường, khi chúng ta xét tới sự bất ngờ của việc triệt thoái không thức thời và thiếu qui củ trên cao nguyên -- điều mà tướng Hiếu đă chỉ trích ông Thiệu ngày hôm trước). Một bất ngờ khác liên quan đến các biến cố xung quanh cái chết của tướng Hiếu là bất ngờ của vụ oanh tạc Dinh Tổng Thống và sự đào tẩu của viên phi công. Một bất ngờ khác là sự kiện, nếu thật như vậy, các toán lính dưới quyền viên tướng thân tín của Thiệu đă đuổi các Quân Cảnh đi khỏi. Điều không bất ngờ là tin tức t́m thấy trong các tài liệu điện tín Đại Sứ Mỹ gửi Bộ Ngoại Giao, nói rằng Phó Tổng Thống Hương và Tướng Hiếu, người được chỉ định bài trừ tham nhũng, đă bày tỏ ư kiến là gương mù hiện tại trong chính phủ, nếu không được sửa sai, sẽ đưa tới sự sụp đổ của chính phủ vào tay Cộng Sản (và chính phủ Sài G̣n này được lănh đạo bởi Thiệu). Chắc chắn là CIA và Thiệu đều biết đến mối quan ngại này của Phó TT Hướng và Tướng Hiếu. Xét tới t́nh trạng gay cấn trong hai ngày 7 và 8 tháng 4 năm 1975, rất có thể là -- gộp chung lại tất cả các yếu tố -- 1) sự bất đồng giữa Thiệu và tướng Hiếu (ngôn từ nào đă được phát biểu và Thiệu đă tiếp nhận sự chống đối này ra sao, khi Thiệu biết giả thuyết của tướng Hiếu liên quan đến tham nhũng và sự sụp đổ của chính phủ), 2) ư nghĩ của CIA về tướng Hiếu như một đối tác của Thiệu -- như lời xác định của bố anh, một viên chức cao cấp của ngành cảnh sát, 3) sự oanh tạc bất ngờ Dinh Tổng Thống, điều chắc chắn làm Thiệu phải điên tiết muốn báo thù, 4) sự xua đuổi bất thường lính Quân Cảnh do một toán lính tác chiến, và 5) sự bất ngờ của tiếng súng trong văn pḥng tướng Hiếu, 6) các báo cáo của giới truyền thông dựa vào các nguồn tin quân sự cho là tướng Hiếu đă bị bắn sau cuộc căi vả với thượng cấp về chiến thuật. Khi tất cả đă được phát biểu lên và đă được thi hành, không một sự kiện nào nêu trên cho thấy là tướng Hiếu đă tự gây nên thảm hại bởi một khẩu súng nào không ai biết, và trong một trường hợp nào mà không ai hay. Do đó, vụ này phải được coi là một án mạng. (James Miguez). 317. Trang nhà ông về Tướng Hiếu trội vượt hơn mọi trang nhà tôi đă viếng thăm v́ như thể chính cá nhân Tướng Hiếu đứng ngay trước mặt người xem. Và thật là buồn thảm, điều ǵ đă xảy ra. Tôi không nói thêm được về trang nhà giờ phút này, v́ tôi c̣n phải t́m đọc trọn vẹn -- trang nhà quá hay để mà đọc cách vội vă, do đó phải cần đôi ba tuần lễ mới đọc hết. Tôi mừng khi nhận thấy trang nhà nay đă thêm thắt nhiều hơn. (Barbara Beoer, Indochina Timeline). 318. Tôi chỉ muốn cho ông hay là tôi đă khởi sự xem xét kỹ lưỡng Trang Nhà Tướng Hiếu, v́ tôi đă thu xếp được phần nào thời khóa biểu của tôi. Tuy chỉ là mới vén mở lớp vỏ bên trên, tôi rất thán phục điều ǵ ông đă tạo dựng ở đây. Thật là c̣n thiếu sót nếu nói trang nhà cống hiến một nội kiến về QLVNCH cùng một quan điểm duy nhất; thật là tuyệt diệu! Thành thật mà nói, tôi vẫn thường cho là phải giỏi về tiếng Việt trước, rồi mới có thể khởi sự tiến đến gần quan điểm này. Thật là lư thú khi có thể đọc quan điểm này bằng tiếng Anh bây giờ. Tôi cũng thích cách ông cấu tạo trang nhà, với các nối tiếp đưa tới các bài viết và các h́nh ảnh. (Barbara Beoer) 319. Đă vài năm rồi từ hồi tôi viết lời bàn về trang nhà của ông, một tưởng niệm đẹp đẽ cho anh ông. Mới ngày hôm nay tôi vừa viếng lại trang nhà và tôi phải nói cho ông biết tôi đă bị kích thích chừng nào khi đọc hiện tượng giáng bút, nhờ vào đó mà ông và anh ông đă tạo dựng nên các trang mạng lưới. Câu chuyện kể của ông biểu trưng cho sự tiếp tục của sự sống. Khi tôi đọc lại câu chuyện tôi lấy làm vui sướng. Tôi vui sướng cho ông và cho anh ông v́ anh ông tiếp tục là một nhà lănh đạo tuyệt diệu. (Resha Sabre). 320. Tôi đă có dịp duyệt xem trang nhà tôn vinh và muốn thông báo cho ông, với mục đích đạt chính xác lịch sử, là hai tấm h́nh trong phần "Thiết Vận Xa", số 5 và 7 được trưng ra như là M41 (một chiến xa hạng nhẹ 25 tấn) thực ra là M48 (một chiến xa chiến đấu chính 54 tấn). Ngoài ra, tôi thích thú coi các h́nh của nhiều M113 v́ chính tôi từng chỉ huy của một chiếc M113 ACAV tại hai tỉnh Hậu Nghĩa và Tây Ninh những năm '71-'72. Xem: www.vhpamuseum.org rồi đi tới "11th Cavalry" tiếp đó "Then and Now". Tôi mong ông có thể sử dụng chi tiết này. Xin ông tin chắc rằng tôi am tường vấn đề tôi đang viết cho ông. (Doug Kibbey, 11D20, D Troop, 2/17th Air Cav, 101st Airborne Div. Thua Thien Province '71, and G Troop, 2/11th ACR Hau Nghia, Tay Ninh, and Binh Duong Provinces, 1972.) 321. Tôi rất thán phục trang nhà tuyệt diệu mà ông đă tạo dựng để tôn vinh anh ông -- thật là tráng lệ. Trang nhà ông đáng được nhiều người viếng thăm. Anh ông thật may mắn có một người như vậy là em ḿnh. Trong đức tin của tôi, anh ông đang canh chừng ông và ư thức việc ông đă làm -- ông đă làm một việc vượt bực kể lại câu chuyện của anh ông ngơ hầu ai nấy biết anh ông là ai và những hy sinh anh ông đă làm cho gia đ́nh và cho tổ quốc. (Jack Heslin). 322. Cháu có vào trang nhà Tướng Hiếu và xem h́nh ảnh, các bài viết, nhất là bài viết về cái chết của Tướng Hiếu. Cháu cũng có đồng quan niệm Tướng Hiếu chết rất mờ ám, có lẽ do Tướng Toàn hăm hại. Cám ơn chú Tín đă giúp cho thế hệ đàn em cháu hiểu rơ hơn cuộc chiến Việt Nam. Các tài liệu của Mỹ nhiều khi không có trung thực chút nào cả. (Hoàng Duy Hùng). 323. Tôi có nhớ là chồng tôi, Roy Couch, nhắc đến Tướng Hiếu trong các lá thư và các cuộn băng chồng tôi gửi về cho chúng tôi. Roy rất kính trọng Tướng Hiếu và Roy cảm thấy hănh diện đă phục vụ với Tướng Hiếu. Bao năm đă trôi qua, ba mươi ba năm kể từ ngày 7 tháng 2, thật khó cho tôi nhớ lại bất cứ một chi tiết nào Roy nói về Tướng Hiếu. Roy viết cho tôi mỗi ngày trong khi ở Việt Nam, lẽ dĩ nhiên là tôi cất giữ các lá thư đó. Một ngày khi tôi đọc lại chúng, và nếu t́m thấy bất cứ tin tức ǵ liên quan đến anh ông tôi sẽ chia xẻ với ông. Tôi cũng sẽ nghe lại các cuộn băng chồng tôi gửi về cho chúng tôi, và sẽ ghi chép mọi đoạn nhắc tới Tướng Hiếu. Tôi thích thú đọc những ǵ ông và những người khác viết về anh ông. Tôi biết anh ông là một con người tốt, một con người mến chuộng gia đ́nh, và một Tướng xuất chúng. Điều hiển nhiên là ông rất thương anh ông. Viết về anh ông không những tôn vinh kỷ niệm của anh ông, nhưng cũng giúp ông hồi phục lại khỏi mối thương tiếc vô bờ bến mà ông cảm nghiệm bây giờ v́ anh ông không c̣n sống nữa. Tôi cảm thấy rất buồn là đời sống Tướng Hiếu đă bị tước đi một cách cay nghiệt. Xin ông nhận mối cảm t́nh chân t́nh của tôi. Tấm h́nh của Tướng Hiếu cho thấy ông quả thật là một con người đẹp trai. Điếu văn Tướng Hiếu đọc trong tang lễ cho Roy rất tế nhị và chân thật. Nó đă là một nguồn an ủi cho gia đ́nh tôi. (Bà quả phụ Roy Couch). 324. Cháu đă có xem qua website của chú viết về Cố Tr/T Hiếu. Cháu cảm thấy bàng hoàng lẫn xúc động về cái chết bí ẩn của Tr/T Hiếu tại BTL/QĐ3. Cháu là thế hệ sau không có quyền để phán xét hoặc là phê b́nh bất cứ một cấp lănh đạo nào của quân lực VNCH nhưng cháu cũng đồng t́nh với những nghi vấn của gia đ́nh chú về cái chết của Tr/T Hiếu. Nh́n lại lịch sử VNCH vào năm 75, cháu tuy chỉ được ba tuổi nhưng cũng nhận ra những việc làm mờ ám của TT Thiệu dẫn đến miền nam của chúng ta lọt vào tay người CS. Cháu nghĩ những người làm chánh tri (dirty, cruelty, corrupt) th́ sẽ không được hưởng lâu và lịch sử đă được chứng minh sau ngày từ chức của TT Thiệu và cuộc sống tha hương cùng một cái chết (nhục nhă, chốn chui, chốn nhủi tại sứ người gần đây). Cháu chỉ tiếc cho những danh tướng tài giỏi của chúng ta lại không có quyền hành để điều khiển QLVNCH như Đỗ Cao Trí, Nguyễn Viết Thanh, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Khoa Nam, vv... Qua website của chú, cháu được biết Tr/T hiếu được chôn cất tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa. Không biết Tr/T Hiếu vẫn c̣n an nghỉ tại đó hay như thế nào? Xin chú email cho cháu biết để có dịp về VN cháu sẽ đến viếng. (Ngô Việt). 325. Một "giả thuyết" mới về cái chết của tướng Hiếu. Tôi gọi là " giả thuyết" v́ dè dặt và chưa phối kiểm được. Nhưng xin nêu ra để ông có thể đăng lên Web hầu những người khác có thể đóng góp thêm. Tôi có dịp nói chuyện với một sĩ quan cấp tá của quân đoàn III, người này gốc t́nh báo nên vô cùng dè dặt, có lẽ do ám ảnh về nghề nghiệp, những tin tức về t́nh báo sống để da, chết mang theo ... nên tôi không thể khai thác thêm: ông này nói tướng Hiếu bị ông Thiệu giết v́ nghi là được móc nối để đảo chính. Tin này có một phần rất nhỏ "khả thể" v́ như theo Hồi kư 2 của đại tá Phạm Văn Liễu mới xuất bản, từ năm 72 đă có âm mưu móc nối đảo chính. Vào những ngày cuối tháng 4/75 khi Nguyễn Thành Trung thả bom, th́ phản ứng đầu tiên là ai cũng nghĩ là có đảo chánh. Xin đóng góp. (Lê Anh Dũng). 326. Lại một vi thư nữa của tôi từ Pháp đến...(tôi phải thú nhận là tôi thường xuyên theo dơi công việc ông)... liên quan đến trang nhà Tướng Hiếu đồ sộ, theo thiển ư tôi. Quyết tâm của ông c̣n đáng được thán phục hơn nữa v́ theo ḍng thời gian, trang nhà này không ngừng đẹp đẽ và phong phú thêm. Xin ngợi khen ông về những đề mục mới và những cập nhật hóa liên tiếp; tôi phải ngạc nhiên trước nghị lực của ông. Một điều lởn vởn trong đầu óc tôi từ lâu nay, một đóng góp mà tôi ngại đưa ra v́ sợ gây hiểu lầm ... Hôm nay đây, tôi lấy quyết định chia sẻ điều này với ông, mục đích duy nhất là làm cho trang nhà mà tôi ưa chuộng đẹp hơn lên, và tôi mong là ông vui ḷng chấp nhận nó. Này đây cử chỉ thân thiện của tôi: về la 3è classe de l'académie de Dalat, trong phần Pháp văn, thật ra tôi thích la 3è promotion de l' académie ... nếu ông đồng ư v́ từ này đúng hơn, theo kiểu nói nhà binh. Kiến thức của ông không hề bị nghi nan ở đây, trái lại trang nhà bằng pháp văn của ông gây thán phục ngay cả cho một ông tây chính hiệu. Công tŕnh vô giá này đă gây cảm kích nơi tôi và tiếp tục đánh động tôi. Sau cùng, thưa ông, tôi không có ǵ để nói hôm nay, ngoại trừ những lời chúc chân thành cho ông, ông đă xả thân cho công tŕnh to tát này, mong sao lư tưởng này đem lại lợi ích cho ông, giúp đỡ ông, tăng sức cho ông, và trợ đỡ ông lâu dài hơn nữa và mong sao nó cũng sinh lợi cho nhiều người khác, trong đó có cá nhân tôi. (Thạch Ngọc Long). 327. Để xin trả lời vi thư cuối cùng của ông liên quan tới đề nghị ghi tên tôi vào trang nhà Tướng Hiếu; phần cá nhân tôi, đề nghị này là một vinh dự lớn lao và ḷng đại lượng của ông không cho phép tôi chống cản. Nghĩa cử của ông quả là khiến tôi cảm kích. Thưa ông Tín, xin để tùy ư ông đấy. Tuy nhiên, xin cho phép tôi nói điều này: Anh ông xứng đáng hơn điều mà người ta ban bố cho hiện thời. Ngay chính ông với sự kiên tŕ đă khôi phục anh ông cách tốt hảo nhất, các độc giả và nhất là các cộng tác viên đă đóng góp rất nhiều cho ṭa nhà này. Phần tôi, sự đóng góp của tôi chỉ là một nén hương muộn màng thắp lên cho một chiến sĩ-tu sĩ, và đồng thời cũng là một cựu cấp trên khá cao của tôi. Và trong tư cách này, Tướng Hiếu sẽ vĩnh viễn là một trong số chỉ huy trưởng chiến trận vĩ đại mà tôi ưa chuộng và tôi vô cùng chịu ơn đă cứu văn danh dự cho QLVNCH trong một cuộc chiến sẽ được ghi tạc vào sử xanh thế giới tuy cuộc chiến này là một lời nguyền rủa đối với một số người và đồng thời là một gương anh dũng, một thứ linh thiêng đối với một số người khác. Tôi dùng dịp này để nói tới một số bài viết của ông: liên quan đến các Tướng Lănh vĩ đại, và theo sự hiểu biết khiêm tốn và kinh nghiệm từng trải của tôi (từ 1969 đến 1975, trong số đó 2 năm tại miền Trung, vùng 1 chiến thuật); tôi hoàn toàn đồng ư với những nhận xét của ông về các phương tiện quân sự khá hạn hẹp và nhất là t́nh trạng thiếu vắng hỗ trợ mà Tướng Hiếu phải cam chịu. Về điểm này, điều hiển nhiên là Tướng Hiếu không hưởng được sự ưng thuận và ḷng tin tưởng mà đáng lẽ ra cấp trên phải bày tỏ cho ông vào thời buổi đó. Thật là mâu thuẫn, ông tướng "thầm lặng, cương trực, ḥa đồng..." này một khi nhập vào chiến trường, nhờ vào nhỡn quan của một chiến sĩ thượng thặng, đă thực hiện những việc phi thường mặc dù bị "thọc gậy bánh xe"; "...sự trầm tĩnh của ḷng dũng cảm giữa cơn rối loạn và sự thư thái của tâm hồn trong cơn nguy biến..." những lời lẽ này của Voltaire rất hợp cho tính t́nh của Tướng Hiếu, tiếc là ông đă không có được đủ thời gian cùng phương tiện đầy đủ để thi thố hết tài năng của ḿnh; Việt Nam, v́ thái độ chểnh mảng đáng tội và không thể tha thứ được, đă mất đi một trong những tài năng hiếm có trong lịch sử của xứ sở." ... Để đánh giá đúng mức chiến tích của một lănh tụ quân sự, cần phải cân nhắc tới các điều kiện và các tài nguyên cá nhân đó có, cũng như các yếu tố không tùy thuộc vào cá nhân; mà, nét đặc trưng của các thành quả tạo nên bởi các lănh tụ này là chúng đă được kết tạo với những phương tiện thấp kém hơn các phương tiện của các đối phương của ḿnh" D-H- LIDDELL-HART (cuộc chiến không hận thù). Những từ phản ảnh sự thật năng trở lại trong các bài viết của ông: Ái quốc, anh dũng, chiến lược gia đại tài, cương trực, thanh liêm nhưng cũng: liêm khiết, nhân đạo, đạo đức sâu đậm; điều này khiến tôi nghĩ tới tất cả các đức tính mà Tướng Hiếu đă thủ đắc, như vậy là Tướng Hiếu là một con người ... gần như là hoàn toàn? Binh nghiệp của ông có đi đôi với tính khí ôn hoà của ông không? Lời đáp là CÓ v́ loại người này chỉ chấp nhận, chỉ phục vụ cho chính nghĩa, 400 hiệp sĩ của tu hiệp thành Malte là một trong bao nhiêu ví dụ khác. Giữ đạo, yêu gia đ́nh và tha nhân, rộng mở đón nhận thế giới bên ngoài bằng cách giúp đỡ đồng loại, bảo vệ xứ sở, đất nước bằng cách chống lại quân xâm lăng; không có một chính nghĩa nào cao quí hơn, và chí khí quân tử đă buộc Tướng Hiếu tôn trọng các qui luật chính yếu của nếp sống của một vĩ nhân. Tướng Hiếu thường phải "vâng chịu" những kẻ gọi là cấp trên của ḿnh, ông "núp bóng đằng sau nhân vật này hay nhân vật nọ", ông chọn "làm việc sau hậu trường" đang khi biết rơ là chính ḿnh, hơn bất cứ ai khác xứng hợp cho các phận vụ quan yếu, hữu hiệu hơn hầu hết các đồng nghiệp của ḿnh? Câu trả lời có thể là trong đoạn trích sau đây mà tôi t́nh cờ t́m thấy trong một trong những cuốn sách đầu giường của tôi: "ngay khi một mảnh vụn khôn ngoan xâm nhập vào tâm trí, người đó lập tức t́m kiếm cô quạnh." Alexandra David NEEL.. Tôi buồn cho tướng quân của ḿnh, v́ ông đă hẳn là phải cảm thấy cô đơn mặc dù đám tùy tùng đông đảo bao quanh, v́ ông đă sống đơn độc, rất ư là đơn độc, và nhất là ông đă buộc phải chia sẻ cùng gánh vác, và nhất là lặn lội giữa phường đón gió bẩn thỉu. Một điều chót tôi muốn nói cùng ông, tôi ư thức là sự tự ư tham gia về phía tôi chẳng là ǵ so với điều ông đă làm. Tôi quả thật hài ḷng là đă làm như thế v́ trong thâm tâm tôi, tôi nghĩ anh ông đáng được sự chú ư của mọi công dân, trong và ngoài nước. Điều quan trọng nhất là cần đặt giới tinh hoa của đất nước lên trên mọi phân chia chính trị cũng như địa dư; một người công chính luôn và sẽ luôn là một người công chính, phải được tôn trọng, tưởng niệm tại nơi các đồng hương cư ngụ và làm ăn, những người mà Tướng Hiếu đă hiến dâng cho quá nhiều, đă phải hứng chịu khổ đau quá nhiều. Đất nước nơi ông đă sinh trưởng và đă măn phần (... sự giă biệt quân cách hay thảm sát ngụy trang tự vận? một ngày nào đó sẽ rơ tỏ...) không sớm th́ chày sẽ hồi tưởng những kỷ nhiệm tốt, những hành vi anh dũng của một trong những đứa con giỏi nhất của ḿnh. Anh ông không chỉ là một tướng lănh giỏi, ông c̣n là một chiến sĩ Vĩ Đại và điều này hiếm hoi trong hiện đại. Sau cùng, tôi cũng muốn cho ông biết là tôi đă t́m cách giới thiệu trang nhà ông cho những người quen và tiếp tục làm như vậy, các con cái tôi cũng khá biết đến trang nhà ông kể cả bạn bè của chúng, đủ mọi quốc tịch, bắt đầu là dân Việt rồi đến dân Âu Châu. Nhiều người đă xem qua và tiếp tục thưởng lăm trang nhà ông, tuy nhiên, cần phải nh́n nhận là những người này giống như mọi nơi trên thế giới này, thích "đọc" nhưng từ đó bước sang góp ư kiến bằng ng̣i bút th́ là chuyện khác ... Ông hiểu tôi muốn nói ǵ chứ ? (Thạch Ngọc Long) 328. Tôi đă đọc cuốn sách về Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu và rất thích. Cám ơn anh đă cố gắng t́m kiếm tài liệu về quân sử VNCH để lưu lại cho các thế hệ sau này. Về bản danh sách các tướng lănh của anh, th́ thú thật có một số tướng lănh tôi chưa bao giờ nghe nói tới cả. Có lẽ tôi sẽ xem lại và nói với anh để chúng ta t́m hiểu chính xác hơn. (Nguyễn Hữu Tiên). 329. Nói tới vấn đề "giáng bút" người ta có cảm nghiệm là anh ông ở "trong ông" từ ngày mà "...một sức mạnh lạ lùng khiến tôi đi lại bàn giấy ...." và ngay lâu trước khởi điểm tiếp xúc này, anh ông đă hiện diện trong tiềm thức ông. Sự hiệp thông thiêng liêng này thường được những người quá cố thân thương dùng đến để tái lập sự thật, (đặc biệt khi sự thật đó không được phần đông những c̣n sống biết đến). Trường hợp này không hiếm có, và trong trường hợp anh ông, gánh nặng của sự ác này quá nặng nề cho sự chịu đựng, ngay cả trong thế giới bên kia, "ngay cả đối với một trang thanh niên tuấn tú như Tướng Hiếu." Tướng Hiếu cần cuộc chiến đấu này tiếp diễn qua trung gian ông, cần "vấn đề đen tối" này được hóa giải và cần các sự kiện trung thực được phô bày trong ánh sáng ban ngày. "Bông sen..." này mà ông nhắc tới là biểu tượng của tinh khiết và hoàn hảo," nó "tuyệt đối cần phải nhô cao, cao hẳn hơn đám cỏ xấu, xa khỏi bùi dơ." Tướng Hiếu "đ̣i hỏi nơi ông một cộng việc khó nhọc nhưng quá đỗi hân hoan, phải không ông? Tôi tin ông thành thật khi ông viết: "Tôi chỉ là khí cụ của anh tôi ..." Sự liên hệ linh thiêng này và những thối thúc huynh đệ này tới từ một thế giới khác đem lại kết quả: sự kiên tŕ và miệt mài của ông; quả thật là một tuyệt tác!... Hiển nhiên là Tướng Hiếu hiện diện tại đó. Mặc dù cho một số người thờ ơ, anh ông không chết v́ anh ông không hề ra khỏi kư ức của nhân loại. (Thạch Ngọc Long) 330. Tướng Hiếu là thần tượng của tôi và biết ông từ khi ông về Sư Đoàn 5. Lúc đó tôi ở một đơn vị biệt phái nhảy vào vùng biên giới được ông lo cho hết ḿnh. Vào gần tới Krek th́ ông cho lệnh rút ra khi cấp trên th́nh ĺnh hủy bỏ không yểm B-52 theo như kế hoạch hành quân đă trù tính. Ông bảo "Không có yểm trợ th́ không đánh". Đó là một vị tướng sạch, một vị tướng biết lo lắng nhiều cho thuộc cấp và đạo đức. Khâm phục, khâm phục. (Thiếu Tá Khúc Hữu Chấp, BĐQ) 331. Xin cám ơn về các h́nh Tướng Hiếu những ngày ở QĐII. Một trong những h́nh đó quả thật biểu lộ đặc tính tinh anh xuất chúng của quân nhân Hiếu. Tôi nghĩ đó là khi Tướng Hiếu đang gọi không yểm hay pháo yểm. Tôi t́nh cờ t́m thấy một cuốn sách về Việt Nam rất quan trọng. Hiển nhiên đó là cuốn hay nhất viết về chiến cuộc Việt Nam từ nhỡn quan Mỹ do một sĩ quan và một quân nhân thượng thặng. Cuốn sách tựa đề About Face: The Odyssey of An American Warrior, xuất bản năm 1989 do bởi Đại Tá David H. Hackworth, có lẽ là tiểu đoàn trưởng giỏi nhất trong cuộc chiến. Hackworth lặn lội lên tới chức Đại Tá, từ một binh nh́ lên trung sĩ rồi sĩ quan tại chiến trận tại Nam Hàn. Ông rất dũnh cảm, được tưởng thưởng một huy chương silver star, hai huy chương bronze, tám purple heart, vân vân. Ông sắp lên chức tướng nhưng đă từ khước và ra mặt chống đối lại chiến tranh trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền h́nh năm 1971 khi ông chứng kiến giới sĩ quan tham nhũng và giới Ngũ Giác Đài quan liêu. Ông quen biết mọi người trong cuộc chiến từ Tư lệnh Quân Đội trở xuống, và ông viết một sách về cuộc chiến tựa đề Vietnam Primer. Cuốn sách này được Quân Đội in ra và truyền tới tay quân sĩ tại chiến trường. Khoảng 2 triệu cuốn. Ông là một anh hùng và một chiến thuật gia tuyệt hảo. Ông có một trang nhà dành riêng cho các cựu chiến binh bộ binh và các nhân sự hiện dịch hay trừ bị. Hackworth có một ít kinh nghiệm với Quân Đoàn II và riêng với Sư Đoàn 22 năm 1966 khi vị tư lệnh của một sư đoàn hướng tiến chiếm một số cầu để giữ an ninh, nhưng đă không ló dạng khi cuộc hành quân khai diễn. Sự việc này h́nh như xảy ra vài tháng trước khi Tướng Hiếu về nắm Sư Đoàn 22 vào tháng 6 năm 1966. Từ đó ông không c̣n đặt tin tưởng vào giới sĩ quan QLVNCH, tuy ông nói là có một vài trường hợp ngoại lệ. Vào những đầu tháng của năm 1966 và kế tiếp sau đó, rất có thể ông đă có dịp tiếp xúc với Tướng Hiếu nếu anh ông có mặt tại chiến trường. Ông cũng quen biết Tướng Lữ Lan (và trưng ra một h́nh với hai người đang bắt tay nhau tại bộ tư lệnh) và Tướng Đống. Ông không coi trọng cả hai vị này. Tuy nhiên người mà Hackworth quen biết là Đại Tá John Hayes, cố vấn đă chấm điểm cao cho anh ông tại Sư Đoàn 5. Hai người là bạn thân thiết và Hayes là cấp trên của Hackworth. Ông nói: "Hayes là một sĩ quan thượng thặng... và ông có bốn đặc điểm khiến ông là một chỉ huy trưởng toàn hảo cho cuộc chiến đặc biệt này, nếu không nói là theo ư kiến tôi. Thứ nhất, ông đă nếm đủ thách thức, v́ đă chiến đấu ba năm tại Nam Hàn trong tư cách chỉ huy một đội toán trinh sát và một tiểu đội và đă bị thương bốn lần. Thứ hai, ông đă trải qua khoảng bốn năm tại Việt Nam, do đó ông hiểu rơ người Việt và chính cả cuộc chiến. Thứ ba, v́ tốt nghiệp sĩ quan Thiết Giáp, chiều hướng chiến thuật của ông ngay từ khởi đầu binh nghiệp là tác động chấn động và uyển chuyển, hai đặc điểm mà tôi ưa chuộng và đó chính là trọng tâm của du kích chiến. Và sau cùng, cộng thêm vào điểm ông đă thành lập và huấn luyện tiểu đoàn Biệt Động Quân tiên khởi trong Quân Lực Việt Nam năm 1962, Hayes đă có nhiều kinh nghiệm về du kích tại Đông Nam Á, với các đội toán Lực Lượng Đặc Biệt Apache và Project Delta. John Hayes là một chiến sĩ trầm lặng, cẩn trọng, qui củ và sống nội tâm, cũng giống như du kích quân mà chúng ta có bổn phận giáp chiến, và ông có thêm vào đó, một hiểu biết bén nhạy về lối suy tư Á Đông... Tuy thăng tiến đến bậc đại tá năm 1968, khi ông từ khước gia nhập War Colleg hai năm liên tiếp, trưởng Sư Đoàn Đại Tá nói ông biết là ông đă tới ngơ cụt của đời binh nghiệp. Ông này nói là coi bộ các sĩ quan cấp tướng không coi trọng những ai cho là việc dấn thân vào một vị trí chiến đấu tại Việt Nam quan trọng hơn là nhập học War College." (681-82) Hayes không phải người cù lần, và lời thẩm định của ông về Tướng Hiếu chắc phải được coi là nghiêm trọng, mặc dù các bảng thẩm định thường hay phóng đại. Tôi không biết Hayes c̣n sống không, nhưng Hackworth th́ c̣n, và có lẽ cả hai đều có thể cung cấp thêm tài liệu về Tướng Hiếu. (James Miguez) 332. Tôi rất thích đọc trang nhà Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu bởi v́ nó rất đầy đủ, h́nh như là đầy đủ nhất trong tất cả những bài nói về các Tướng. Tôi cũng tội nghiệp Tướng Hiếu, giỏi và thanh liêm, không chết v́ kẻ thù VC mà chết v́ bọn tham quyền cố vị. Anh có người anh đáng hănh diện, tôi mừng cho anh. (Lê Mỹ Dung). 333. Thật là một vinh hạnh và vui sướng giúp Tướng Hiếu tốt lành và chính ông trong việc t́m thấy Đại Tá John Hayes. Tôi mừng là đạt được kết quả trong việc chắp nối. Phần riêng tôi, tôi đang rất bận, tuy tôi vẫn t́m cách tôn vinh Tướng Hiếu trong nỗ lực so sánh Tướng Hiếu với Tướng Patton. Phần khác các chi tiết của các trận đánh quan trọng tỷ như Snoul, v.v... rất ít ỏi. Tôi không có mặt tại chỗ nên không nắm vững về t́nh h́nh chiến thuật và chiến lược, nhưng phải gắng sức tra lục cả bao nhiêu năm sau sự kiện, bằng vào một ít điều mà chúng tả có thể t́m thấy. Tuy vậy h́nh ảnh bây giờ rơ tỏ hơn nhiều, nhất là với sự trợ giúp của sách của Đại Tá Hackworth về Việt Nam. Cuộc chiến đă đi từ du kích chiến bước qua xâm lăng toàn diện năm 1975. Hackworth và Đại Tá Hayes rất giỏi du kích chiến tại cấp tiểu đoàn và đại đội với nhiều nhấn mạnh đặt vào các hạ sĩ quan tại cấp trung đội và tiểu đội. Chính là hạng người này thực sự chiến đấu trong cuộc chiến. Tuy nhiên anh ông đă thăng tiến qua ngă sĩ quan tham mưu và đă gắn bó với các chiến sĩ bằng sự cảm thông và tài lănh đạo đích thực. Rốt cuộc, anh ông đă lên tới bặc Quân Đoàn, tương xứng với khả năng, (tuy ông đáng phải là tư lệnh), để ông là người phối hợp việc pḥng thủ của Nam Việt Nam khi giai đoạn III của cuộc chiến bắt đầu vào 1972-1975. Nhưng chúng ta biết giới chức sĩ quan thâm niên tham nhũng và giới lănh đạo chính trị đă làm hư hỏng toàn diện. Sự tan vỡ tại cao nguyên và t́nh trạng an ninh gỉa tạo đối với Căm Bố trước đó. Điều chắc chắn anh ông là người thích hợp với thời cuộc, nhưng cũng như điều đă xảy ra đối với một số sĩ quan Mỹ tài giỏi, anh ông đă bị một tập đoàn chính trị bất chính khử loại. Điều đó làm cho tôi phẫn nộ. Nhưng thôi, xin ông thứ lỗi tôi đă giông dài và chấp nhận mối hoan hỉ của tôi. Tấm h́nh Đại Tá Hayes gửi tặng thật là tốt đẹp. Hai chiến binh tài giỏi và sự gắn bó tương kính và trung kiên giữa hai người. Ông có thể thấy hai người này thuộc loại thượng thặng. Với những chiến sĩ như Tướng Hiếu và Đại Tá Hayes trong nỗ lực lănh đạo, cục diện cuộc chiến chắc phải là khác. (James Miguez) 334. Chúng tôi đă đọc trang web của anh viết về Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Cá nhân tôi rất khâm phục việc làm của anh và rất cám ơn anh đă cho phổ biến nhiều tài liệu vô cùng quí giá trên trang web này để cho các thế hệ chúng ta và thế hệ con cháu biết về một vị sĩ quan QLVNCH văn vơ toàn tài, thanh liêm và đức độ. Năm 1966 tôi được Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, TL/SĐ/22BB (Bà Di, Qui Nhơn), gọi về làm SQ Báo Chí cho Đại Tá. Tôi làm việc với Đại Tá được khoảng một năm th́ thuyên chuyển về TVBQGVN Đàlạt. Có thể nói Th/T Hiếu là người rất đạo đức, hiền ḥa và rất ít nói. Không chủ nhật nào mà không đi lễ và rước lễ. V́ thời gian ở với Tướng Hiếu quá ngắn ngủi, hơn nữa lúc đó mới Thiếu Úy, nên c̣n quá non nớt về sự hiểu biết của ḿnh, rất tiếc là không c̣n nhớ đến các trận đánh đầy mưu lược của Th/T Hiếu. Nhưng có một điều là từ khi Tướng Hiếu về làm TL/SĐ22BB th́ việc b́nh định trong vùng 22 chiến thuật đă thành công rất rơ rệt. Mỗi buổi sáng tôi xuống P3 để lấy tin tức và nhất là về công tác b́nh định, th́ tôi thấy hằng ngày ḿnh càng kiểm soát được nhiều làng xă. Về tính t́nh b́nh dị th́ tôi nhớ, có lần tôi đi bay với Tướng Hiếu về đến BTL/SĐ đă hơn một giờ trưa. Khi hai thầy tṛ đến câu lạc bộ th́ nhân viên ở đó báo là hết cơm và hết đồ ăn rồi. Tướng Hiếu gật gật đầu vui vẻ lên xe đi về BTL nằm nghỉ trưa. Khoảng nửa giờ sau, điện thoại kêu mời Th/T xuống ăn cơm. Th/T kêu tôi đi theo. Đến câu lạc bộ nhân viên dọn cơm với trứng vịt chiên và tí rau luộc. Hai thầy tṛ đang đói nên ăn rất ngon miệng. Năm 1970, tôi đi học Bộ Binh Cao Cấp Fort Benning về gặp Th/T tại phi trường Tân Sơn Nhất và Niên Trưởng (v́ tôi là Khóa 19/VB) Hiếu nói sẽ về làm Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN. Nhưng sau đó th́ lệnh thay đổi. Tôi về làm việc tại P3/BTL/QĐ III và lại gặp NT Hiếu tại đây cho đến khi hay tin NT Hiếu bị tai nạn chết. Tôi cũng như mọi người trong BTL đều bàng hoàng lệnh của Ban Tham Mưu QĐ ra lệnh không bàn tán. Vài ḍng gởi đến anh kỷ niệm của tôi về người NT kính mến của tôi. (Nguyễn Nho). 335. Tôi là một độc giả thường xuyên của website của ông, và đă có lần đóng góp ư kiên về bài của Đặng Văn Nhâm và được ông quan tâm. Hôm nay tôi đọc hai bài "Các đô đốc và các tỉnh trưởng", "Đặng Văn Quang, cánh tay mặt củâ Thiệu", là 2 bài ông trích từ tài liệu Cộng Sản. Tôi ở Pháp và Mỹ đă được 23 năm, có làm việc với giới nghiên cứu và thư viện nên chuyện nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu khác nhau không phải là điều xa lạ. Tuy nhiên những bài trên trong một website như của ông không có tác dụng tích cực v́: (1) không được đồng nhất với tinh thần của website, đă thế giọng điệu lại rơ rệt bôi bác, lăng nhục và thiên kiến; (2) nó mạt sát một cách thậm tệ cái hàng ngũ mà tướng Hiếu đă đóng góp cả cuộc đời ḿnh để chiến đấu và đă chết với nó. Tóm lại những bài tôi nêu chỉ có tính cách hổ lốn, cóp nhặt, lăng nhục không đóng góp ǵ cho giá trị của website trừ khi chính ông Nguyễn Văn Tín, là người phụ trách website muốn dùng những bài này để đả kích những người ông ghét: Đặng Văn Quang, Ngô Quang Trưởng, v.v. và chỉ góp lấy những bài này đăng lên để đặt mục đích đó. Tôi nói lên lời trên hoàn toàn không có ư đả kích ông, nhưng đó là ư kiến khách quan của một độc giả đă theo dơi website của ông từ lâu, thích thú với một số bài, và đồng thời rất thất vọng với những bài nhảm nhí nêu trên. (Lê Anh Dũng) 336. Trước hết cháu tự giới thiệu về cháu. cháu tên Nhan Hữu Hiệp 35 tuổi, định cư tại Seattle thuc Washington State được mười năm. Có thể nói! cháu biết yêu người lính Việt Nam Cộng Ḥa, từ khi c̣n tập tễnh cắp sách đến trường, h́nh ảnh hào hùng của người lính cộng ḥa, luôn luôn là h́nh ảnh đẹp trong tâm hồn của cháu, v́ lẻ đó ngay khi c̣n ở trong nước, cho đến khi ra hải ngoại, cháu rất đam mê trong công việc t́m kiếm sưu tầm những sách báo tài liệu, có liên quan đến QLVNCH, vào giửa năm 1993 sau khi tạm ổn định cuộc sống mới, việc đầu tiên mà cháu làm, là cố công t́m kiếm sưu tập được một danh sách các vị Tướnh Lănh QLVNCH. Qua sách báo, hồi kư, các tài liệu của các Chú Bác cựu Quân Nhân thuc QLVNCH. đặc biệt là khoảng hai năm gần đây, trong một dịp t́nh cờ, cháu gặp may v́ đă t́m được trang nhà Tướng Nguyễn Văn Hiếu. một vị Tướng mà cháu hằng ngưỡng mộ. Cháu xin cám ơn Bác rất nhiều, suốt hai năm nay, vào những lúc rảnh rổi, cháu đều có mặt trên trang nhà Tướng Hiếu. mà Bác là web master, qua trang nhà Tướng Hiếu, cháu học hỏi và hiểu biết thêm nhiều điều rất bổ ích, qua các bài vở của Bác nói riêng, và của các Chú Bác cựu Quân Nhân QLVNCH nói chung. Gần đây cháu có dịp xem qua hai bảng danh sách, các vị Tướnh Lănh QLVNCH, bảng danh sách #1 do Adam C. Sadowski khởi xướng, được cập nhật vào tháng 8/2003. Danh sách #2 do Chú Nguyễn Hữu Tiến khởi xướng, được cập nhật vào tháng 7/2003. Sau nhiều ngày xem đi xem lại, cháu rất thích thú vị từ nay đă có người cùng với cháu trong việc t́m kiếm này, cháu không c̣n sợ bị lẻ loi nửa, tuy nhiên xem đi xem lại nhiều lần, cháu t́m ra được vài điểm cần bổ túc, mà có lẻ rất ít người để ư đến những chi tiết nhỏ này. Đắn đo măi về việc này, cháu tự biết tuổi đời c̣n rất nhỏ, chỉ t́m hiểu về QLVNCH qua sách vở tài liệu mà thôi, nhưng v́ muốn được đóng góp một phần nho nhỏ, để làm cho trang nhà Tướng Hiếu ngày càng có nhiều người ghé thăm và Vinh Danh Tướng Hiếu cùng các Tướng Lănh QLVNCH nhiều hơn. V́ vậy! cháu xin mạn phép Bác, cho phép cháu được góp ư thêm về hai danh sách nói trên. Sau đây một vài điểm cần bổ túc, kính mong Bác lược duyệt và phối kiểm giúp cháu. #1/ trên danh sách #1, cháu thấy có rất nhiều vị, được thăng cấp Chuẩn Tướng vào năm 63, theo cháu được biết, cấp bậc Chuẩn Tướng do Đại Tướng Nguyễn Khánh ban hành sắc lệnh thiết lập vào giữa năm 64, tuy nhiên, có một vài vị Tướng thuộc các giáo phái Cao Đài, Ḥa Hảo, điển h́nh như Tướng Trần văn Sóai (Năm Lửa) Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán) Ḥa Hảo, do pháp gắn sao nhằm thu phục về hàng ngủ chống Việt Minh trong giai đoạn 45- 54 thôi. #2/ các cựu Đại Tá Bùi Dzinh và Bùi Quư Cảo chưa hề được thăng Tướng, ĐT Dzinh TLSD 9 bb, sau 1/11/63 ông bị thất sủng, và xoay ra hoạt độ;ng trên chính trường mà thôi, riêng với ĐT Bùi Quư Cảo, TGĐ tài chánh & thanh tra quân phí BQP, cháu nghĩ chẳng có một ông Thủ tướng nào dám kư thăng cấp tướng cho một vị ĐT có liên quan đến tham nhũng, vụ án đó do chính Tướng Hiếu điều tra, xin Bác phối kiểm lại giúp cháu. #3/ tấm ảnh của Chuẩn Tướng Hồ trung Hậu, thật ra là di ảnh của cố Đại Tá Nguyễn Đ́nh Bảo, tiểu đoàn trưởng TĐ11Dù, và chức vụ sau cùng của Tướng Hậu là chánh thanh tra QĐ3. #4 Trung Tướng Nguyễn chánh Thi, thăng Trung tướng vào năm 65, chứ không phải 68, v́ ông đă lưu vong vào tháng 7/66. #5/ chỉ huy trưởng TTHL Quang Trung là Thiếu tướng Trần Bá Di, chứ không phải Huỳnh Bá Di , v́ QLVNCH vốn không có tên vị Tướng này. #6/ trong danh sách #1 cháu thấy có nhiều vị Tướng xuất thân khóa 1 Thủ Đức, theo cháu được biết khóa 1 được đào tạo tại Nam Định vào năm 52. #7/ trên danh sách có tên vị tướng NgV Kiệm, theo cháu nghỉ là NV Kiểm từng là Chuẩn Tướng chỉ huy trưởng trường VBĐL, cháu sẽ gởi h́nh vị Tướng này đến Bác. #8/ Tướng Cao Văn Viên là vị Đại tá sau cùng được thăng cấp Thiếu tướng mà không qua CHTướng trước tháng 7/ 64. #9 / Tướng Lâm Văn Phát được thăng Th Tướng vào ngày 2/11/63, ông là vị tư lệnh BK Thủ Đô vào giờ chót . #10 ThTướng Lê Ngọc Triển , chức vụ sau cùng của ông là tham mưu phó hành quân TTM vào tháng 4/75. #11/ ChTướng Nguyễn Ngọc Giàu, h́nh như là Nguyễn văn Giàu. #12/ Tướng Dương Văn Minh thăng Th Tướng vào ngày 23/10/55 TRTướng 1/2/57 ĐTướng vào cuối năm 64. #13/ Tướng Đổ C Trí ThTướng 12/7/63, TrTướng 2/11/63, ĐTướng 23/2/71. #14/ chức vụ sau cùng của Tướng HX Lăm h́nh như là thanh tra Quân Lực BQP. #15 ChTướng Mạch Văn Trường là vị TLSĐ21 sau cùng, ông chưa từng ngồi ghế TLSD 9. Kính xin Bác dành chút thời giờ, để sửa chửa và bổ khuyết giúp cháu. Và nếu Bác cho phép, cháu xin gởi đến Bác một bản danh sách các cựu Đại Tá thuộc QLVNCH, và một số h́nh ảnh cũng như tiểu sử cùng các chức vụ điển h́nh của Quư vị Tướng Lănh, mà cháu sưu tầm được. (Nhan Hữu Hiệp) 337. Tôi cần phải nói lên sự thật lịch sử của trận Snoul, để minh oan cho tướng Hiếu, và để nói lên những sự thật đau ḷng của tướng Hiếu trong việc rút quân này. Tôi là cựu TĐT/TĐ1/8 trong trận Snoul, đă liên lạc trực tiếp với tướng Hiếu bằng trực thăng khi ông can đảm bay trên đầu của TĐ1/8, lúc đó là lực lượng đi đầu trong cuộc rút quân này. Sự thật của lịch sử phải trả về cho lịch sử, để làm yên ḷng vị tướng đă nằm xuống cho Tổ Quốc Việt Nam. Hơn nữa, tôi là người được chỉ định trực tiếp từ tướng Hiếu để thay thế một TĐT/1/8, tương đối bất lực trong tháng 11/1969. Sự chỉ định này hoàn toàn không đảng phải, vụ lợi v́ tướng Hiếu chẳng biết tôi lúc trước. Ông chỉ căn cứ vào hồ sơ thành tích của tôi tại SĐ5, và lời đề nghị vô tư của một vị TĐT cũ của tôi, lúc tôi c̣n là ĐĐT của Đại tá Nguyễn Văn Của. Tôi sẽ viết cho anh biết về sự thật của trận Snoul, và ḷng can đảm của Tướng Hiếu, cũng như những sự uất ức của vị tướng trong sạch và tài ba này. (Trần Văn Thưởng) 338. Tôi mừng thấy các độc giả tiếp tục góp ư kiến (đôi khi mâu thuẫn ngay cả bút chiến) hay bộc lộ những kỷ niệm chứa chất tâm t́nh chân thành. Sự thành công của trang nhà này là với giá đó. Về các ư kiến, xin hoan nghênh việc đăng tải trọn vẹn và không loại bỏ bất cứ tư tưởng nào từ đâu tới. Kỷ nguyên mới, nhưng nhất là các thế hệ tương lai và sự tranh luận dân chủ đ̣i buộc chúng ta phải chấp nhận nghe ư kiến của mọi giới, bất cứ từ khuynh hướng nào ... Và không chỉ duy ư tưởng duy nhất, cùng óc bè phái bao chùm. Đó là sự khác biệt giữa thế giới tự do và thế giới đối nghịch. Tôi ước mong hết sức thấy phần đông các đồng hương cư xử một cách xứng đáng như những công dân của thế giới - nghĩa là - nhảy lên chuyến tàu xe lửa đang tiến hành, không bỏ qua điểm hẹn của lịch sử và t́nh nguyện chấp nhận sự thật hiện đại, thích nghi hết ḿnh với sự tiến hóa của thế giới và tinh thần rộng mở. Đang khi chờ đợi, phải có thể vượt qua, bỏ qua những tranh chấp nội bộ, gạt qua bên quá khứ và xướng lên cùng một giọng nói. Đó là điều kiện khả dĩ cho phép gia nhập ban nhạc hoà tấu dân chủ tại Đông Nam Á trong tương lai, và chống lại chế độ hiện hữu, khiến nó loại khử đặc tính của một đảng duy nhất, nguồn độc của dân chủ và kẻ thù của tiến bộ. Chúng ta đừng nên đóng chuồng trong cái ngục tù sơn son thiếp vàng của quá khứ, tuy vinh quang nhưng lỗi thời và hủ lậu. Thế giới đang tiến hành, và khuyên ta không nên áp dụng chính sách bưng bít. Theo thiển ư riêng, dù muốn dù không, trái đất vận hành dù ta có mặt hay không, chúng ta hăy làm sao tương lai của xứ sở càng ngày càng đẹp thêm, càng dễ thở cho hầu hết các đồng hương c̣n sống tại quê nhà bằng cách xử dụng tới thế chống đối xây dựng hơn là bút chiến vô bổ và bất tận. (Thạch Ngọc Long) 339. Tôi tên là Trung Tá Robert Lott Jr, và tôi mới t́m kiếm thấy trang nhà ông tạo dựng nên liên quan tới đời sống của anh ông Tướng Hiếu. Tôi đă phải gọi điện thoại cho bố tôi v́ ông từng phục vụ trong tư cách Phó Cố Vấn Trưởng cho Tướng Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5, sau khi Trung Tá Roy Couch chết vào tháng 2/1970. Bố tôi, cũng có nhiều kỷ niệm êm đẹp về anh ông và c̣n nhớ đi bay với anh ông nhiều lần đi thăm viếng các đơn vị. Tôi sẽ để lại số điện thoại và địa chỉ của bố tôi nếu ông muốn liên lạc để hỏi thêm tin tức. Tôi muốn biết ông có h́nh nào khác của các sĩ quan Sư Đoàn 5 và có thể t́m thấy bố tôi trong đó không. Tôi mừng đă t́m thấy trang nhà ông. Tôi biết nó quan trọng đối với sự tưởng niệm anh ông, nhưng nó cũng tốt cho tôi hiểu kinh nghiệm của bố tôi tại Việt Nam. Bây giờ tôi rất háo hức t́m mua sách của ông. (Robert Lott) 340. Tôi đă vào xem trang nhà của cố Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Thật là công phu với cả ba thứ tiếng: Việt, Anh và Pháp. Tài liệu cũng như h́nh ảnh được sưu tầm và gom góp thật khoa học và sự sắp xếp, cấu trúc kỹ thuật của site ấy thật đáng khen ngợi. Đó phải kể là một công tŕnh, nhưng nếu để ghi danh ngàn đời cho một người anh thương quư th́ đó cũng chỉ là một việc làm nhỏ đối với anh. Tôi tin chắc là anh cũng thấy như vậy. (Đoàn Hữu Định) 341. Tướng Hiếu đă thăm viếng TĐ1/8 tại Snoul nhiều lần. TĐ1/8 là tiểu đoàn đơn thương độc mă ở tiền đồn xa nhất, sâu nhất trong ḷng địch. Tướng Hiếu đă nói riêng tôi về sự thật B52 như sau, "Đừng tin vào Mỹ hứa hẹn về B52, phải tự lực cánh sinh một ḿnh ở vị trí tiền đồn tử thủ này nếu không có lệnh rút lui. Anh phải có sáng kiến đem sự sống cho tiểu đoàn và chi đoàn thiết giáp đang biệt phái cho anh. Nếu có lệnh của tôi rút về, anh phải giả vờ cho lệnh tử thủ tại chỗ trong máy truyền tin, v́ Việt Cộng chắc chắn sẽ nghe rơ trong máy, đồng thời bảo ông Dzần cho máy bay B52 thả tại lộ tŕnh anh dự định rút quân. Sau đó, rút lẹ! Tôi đă làm theo kế hoạch của tướng Hiếu, và đă đem TĐ1/8 và chi đoàn thiết giáp an toàn về BCH/TR8, với một sự thiệt hại rất nhỏ trong giai đoạn đầu của cuộc rút quân. BCH/TR8 đă nghe Việt Cộng nói với nhau, "Chúng ḿnh mắc mưu chúng rồi!" (Trần Văn Thưởng) 342. Anh là bạn anh Tiết khi c̣n ở bên Thượng Hải. Trong trang nhà Tướng Hiếu, Tín đă t́m được nhiều tài liệu liên quan tới Tướng Hiếu khi c̣n ở quân trường cũng như khi chỉ huy sư đoàn, khó có một người khác làm được. Nhờ những tài liệu này anh nghĩ những người muốn viết về quân sử sẽ không cần tham khảo ở chỗ khác mà chỉ cần trích từ trang nhà do Tín viết. Ngày rút khỏi Phan Rang, anh về tới Phan Thiết gặp toán liên lạc không quân, họ cho lên đồi Ông Hoàng. Người hạ sĩ quan nói với anh: "Trung Úy vào căn nhà thường vụ hy vọng có cơm ăn." Vào tới ban thường vụ gặp người thượng sĩ anh hỏi có cơm hay đồ hộp xin cho v́ anh đi hai ngày từ Nha Trang về tới đó chưa có bữa cơm nào, trên người có một bidon cũng hết nước, vừa đúng lúc Tướng Hiếu rời pḥng họp bước vào, người hạ sĩ quan thường vụ tŕnh bày yêu cầu của anh, anh thấy bảng tên, với ngôi sao nên biết là Tướng Hiếu nhưng trong trường hợp đó nếu phải nói rơ tông tích th́ hơi lâu, anh chỉ chào theo lối quân sự, Tướng Hiếu bắt tay, và chỉ thị cho người hạ sĩ quan thường vụ thỏa măn yêu cầu của anh. Đó là lần đầu tiên gặp Tướng Hiếu và cũng là lần cuối. Tướng Hiếu quay ra vội vă để lên trực thăng trở về vùng trách nhiệm. Tướng Hiếu nói nhẹ nhàng không như những người sĩ quan anh gặp trên đường. (Trần Trọng Thưởng) 343. Tôi đă đọc lướt qua bài Trân Đánh Snoul và những Hậu Quả. Cảm nghĩ dầu tiên của tôi là sự thán phục trước lời tường thuật chi tiết về trận địa chiến Snoul, sự cố tâm nghiêm túc và thành thật nhắm đạt được sự chính xác lịch sử của bài tường thuật này, và đặc biệt là cố gắng đầy nhân ái và ái quốc của tác giả trong việc phô bày ḷng can đảm và tài nghệ của các quân nhân tham dự trong cuộc lui binh ở Snoul tại cáp tiểu đoàn, trung đoàn và sư đoàn cũng như lời kêu gọi Tướng Minh ngơ hầu đạo đạt được tất cả mọi sự kiện lịch sử liên quan đến cuộc triệt thoái Snoul. Lời lẽ hành văn thấu triệt, trong suốt và mạch lạc. Các nguồn tham khảo thật đầy đủ. Ngoài tất cả các cựu chiến binh của cuộc triệt thoái Snoul, các sử gia nhất định phải hân hoan đón mừng một bài tường thuật rất hệ thống của một tiểu đoàn trưởng trực tiếp tham dự trong cuộc rút binh này. Bài viết này chắc chắn minh oan và vinh danh Tướng Hiếu. (Nguyễn Văn Trí) 344. Đă từ nhiều tháng nay tôi không viếng thăm trang nhà ông. Tôi thấy ông vẫn c̣n thêm bài viết và h́nh ảnh mới vào trang nhà ông. Tiếc là mấy tháng qua tôi bận việc nên đă không hoàn thành được ǵ bao nhiêu, nhưng tôi mong ông hiểu cho rằng tôi vẫn có ư định viết xong một số bài về anh ông, một tướng lănh và một nhà ái quốc. Vấn đề nan giải là không có đủ dữ kiện về trận đánh tại Snoul, một biến cố then chốt cho rất nhiều trang sử của QLVNCH và Việt Nam. Do đó tôi rất vui sướng thấy bài về Trận Đánh Snoul và những Hậu Quả do một cựu tiểu đoàn trưởng 1/8 thuộc SĐ5. Bài viết rất hay, chứa đựng nhiều chi tiết và xem ra có vẻ là một diễn tả trung thực của những ngày định mệnh do bởi một nhân chứng của biến cố và bởi một chỉ huy trưởng bậc trung. Lực lượng của địch được chứng nhận bởi tài liệu VC, và thế dàn quân của giới lănh đạo QĐ III, do Tướng Minh chỉ huy chứ không phải Tướng Đỗ Cao Trí, được chứng nhận bởi Tướng Khôi. Về mặt quân sự, Trận Đánh Snoul là nút thắt kết tụ lại những diễn tiến tiếp sau trong lịch sử bất hạnh đánh dấu việc cáo chung của Nam Việt Nam. Trận đánh thư hùng này và những hậu quả tiếp sau đ̣i hỏi một cái nh́n tiếp cận hơn nếu chúng ta muốn thật sự hiểu điều ǵ xảy ra tại thời buổi đó, và tại sao Tướng Hiếu lại bị làm con dê tế thần v́ những lư do chính trị, và phải hứng chịu lỗi để cho Bắc quân tái xuất hiện tại biên giới. Cũng có nhiều bài viết được đăng tải đề cập tới sự tham nhũng và lộng quyền của các lực lượng quân sự trong việc chuyển nhập hàng hóa buôn lậu, tỉ dụ, bất kể thứ ǵ, kể cả trâu ḅ bằng trực thăng ra khỏi Cam Bốt trong thời buổi đó. V́ vậy chắc phải có một lư do ẩn tàng cho sự thiếu vắng yểm trợ và thế ứng chiến quân sự đối với tiểu đoàn bị vây hăm tại quanh Snoul. Thật không thể phóng đại sự tham nhũng và hoạt động buôn lậu trong tập đoàn sĩ quan. Dầu sao đi nữa, tôi dự định viết thêm về tiểu sử thật của anh ông. Xin cám ơn về tất cả những thông tin và nỗ lực tiếp tục đào kiếm sự thật tới mức ta có thể thấy được nó. Xin thứ lỗi v́ tôi đă không cung cấp thêm bài viết. Tôi hứa sẽ viết xong một bài vào tháng hè tới. (James Miguez) 345. Những tiểu sử mới đây về tướng lănh rất hay. Xin tiếp tục công tŕnh này! (Adam Sadowski) 346. Cháu mua sách của bác qua internet một vài năm trước và thấy cuốn sách thật là tuyệt diệu. Cháu rất quan tâm đến cuộc chiến Việt Nam; cháu tự học hỏi nó hầu hết là qua sách vở tựa như cuốn sách của bác v́ thật ra th́ ba cháu không thích nói tới nó. Cháu sinh tại Việt Nam và qua Úc Châu năm lên ba. (Lưu Cẩm B́nh - Michael) 347. Cá nhân tôi là người Pháp và tôi rất quan tâm tới Việt Nam mới đâỵ. Tôi lấy một người đàn ông tây lai sinh tại Sàig̣n vào thập niên 60 15 năm nay. Nửa Việt, chồng tôi luôn tỏ vẻ kín đáo về thời niên thiếu của ḿnh. Vài tháng trước đây, chúng tôi khám phá Tướng Trần Văn Minh có họ hàng với gia đ́nh bên nhà chồng. V́ vậy chúng tôi rất quan tâm đến binh nghiệp của vị tướng này và chúng tôi t́m kiếm tất cả những ǵ liên hệ tới ông. Thật ra th́ tôi mới là người say mê với xứ sở này và với tất cả những ǵ liên quan đến Nam Việt Nam. Khi tra lục TRAN VAN MINH, tôi thường hay vào trang nhà ông tại tiểu sử của Tướng Minh và không nghĩ tới xem xét gốc rễ của trang nhà nơi mà tôi sẽ t́m thấy những điều có giá trị mà ông đă đặt vào đấy. Tôi đă đọc lướt qua trang nhà ông và thấy nó rất hay nhưng thời gian không cho phép tôi đọc trọn nó chiều hôm qua. Tôi sẽ bù đắp thiếu xót này bằng cách trở lại trang nhà ông và sẽ không quên viết đôi lời trong sách lưu niệm của ông. Xin cám ơn ông đă tạo dựng trang nhà này v́ nó giúp tôi tái tạo lại một dĩ văng của chồng tôi. Hiện nay tôi t́m ṭi mọi báo chí và sách lịch sử kể lại sự xụp đổ của Sàig̣n. Tôi thật sự chưa có th́ giờ đọc trọn trang nhà ông nhưng người ta có thể cảm nghiệm thấy ngay chỉ bằng cách đọc lướt qua một sự thán phục lớn lao và rất nhiều t́nh yêu đối với anh ông. Tôi thấy điều đáng để ư là ông cảm thấy muốn tôn vinh anh ông một cách thích đáng. Ông tin chắc đi, tôi sẽ đắm ḿnh vào đọc càng sớm càng tốt trang nhà tuyệt mỹ này. (Martine Dechamboux) 348. Tôi là Trần Văn Giang, con rể của Thiếu Tướng Vơ Văn Cảnh. Th. Tướng Vơ Văn Cảnh đă mất v́ bệnh tim vào ngày 24/05/1994 tai Montebello California, USA. Tôi chỉ là người hậu sinh. Trước khi làm con rể của Thiếu Tướng, tôi không hiểu rơ nhiều về những sự chiến đấu gian khổ, sự hy sinh cao cả của người lính Quốc-Gia chống Cộng. Và nhất là sinh-hoạt của các vị chỉ huy, những người anh cả của QLVNCH. Tôi và vợ tôi là 2 người con gần gũi nhất bên cạnh Thiếu Tướng trong 10 năm cuối cùng của cuộc đời Thiếu Tướng. Trong thời gian dài 10 năm này, Thiếu Tướng vẫn c̣n giữ liên lạc mật thiết với các Tướng Lê Nguyên Khang, Nguyên Bảo Trị, Lâm Quang Thi, Nguyễn Xuân Thịnh, Trần Văn Nhựt, Nguyễn Văn Chức…Th. Tướng đă nói và ca ngợi về tài và đức của Tướng Hiếu. Đồng thời cũng kể một vài sự kiện lịch sử chính-trị quân-sự VNCH mà chưa bao giờ tôi được nghe và thấy báo chí đề cập đến. Trước khi mất, Th Tướng có đưa cho vợ tôi một “cặp táp” chứa toàn bộ những chi tiết về cuộc đời binh nghiệp của Th. Tướng. Tôi t́nh cờ vào “website” của “GeneralHieu.com”, trong cái “website” công phu, tràn đầy những dữ kiện lịch-sử về cuộc chiến tranh Việt Nam và cuộc đời của các vị chỉ-huy quân-sự, tôi đọc không bỏ một chữ nào. Riêng mục “Tướng Lănh Việt-Nam Cộng-Ḥa” tôi đọc và nhận thấy tên Th.Tướng Vơ Văn Cảnh chỉ có liệt kê trên “Danh Sách” mà không có một chi tiết nào khác. Tôi mạn phép góp một ít dữ kiện và ảnh về b́nh nghiệp của Th.Tướng Vơ Văn Cảnh để tuỳ Ông Tín cập nhật trong “Tướng Hiếu website”. Trong các lần được phép tṛ chuyện với Th.Tướng Vơ Văn Cảnh. Th. Tướng cho biết ba phần tư cuộc đời binh nghiệp là chỉ huy các đơn vị Bộ-Binh Tác-Chiến. Phần lớn các thăng cấp của Th. Tướng đều là thăng cấp tại mặt trận. Th.Tướng, đă có lần vạch chỉ cho tôi biết các vết thương, thẹo trên người gây bởi các loại đạn khác nhau của quân CSVN trong những năm binh lửa. Làng quê của Th.Tướng gần sát quê của cố Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm. Th.Tướng có quen cả Câu Cẩn [Ngô Đ́nh Cẩn] nữa, thế mà cuộc đời binh nghiệp rất lận đận dưới thời đệ-nhất Cộng-Ḥa. Chỉ ngóc đầu lên nổi sau khi đảo chánh TT Diệm năm 1963. Vào năm 1964, Đại-Tá Phạm Ngọc Thảo đảo Chánh chính quyền của Nguyễn Khánh. Nguyễn Khánh chạy trốn ra Vũng-Tàu. Lúc đó, Th.Tướng là Trung-Tá Thị-Trưởng Vũng-Tàu. Phạm Ngọc Thảo, v́ là bạn thân cùng học chung lớp Tham-Mưu Cao-Cấp ở Hoa-kỳ, có cho người đưa thư tay ra Vũng Tàu để nhờ Th Tướng bất giam Nguyễn Khánh. Nhưng Th Tướng từ chối lời yêu cầu đó của Phạm Ngoc Thảo. Th Tướng có nói với tôi là “nếu Ba bắt Nguyễn Khánh lúc đó [1964] và giải-giao cho Phạm Ngọc Thảo th́ chưa biết lịch sử Việt-Nam đi về đâu!” Sau lần đảo chánh năm 1964 đổ, Phạm Ngọc Thảo chạy trốn vào mật-khu Việt-Cộng. Các tài-liệu t́nh-báo của VNCH cũng như Hoa-Kỳ (CIA) sau năm 1964 (và ngay cả những tài liệu/sách vở của cộng-sản sau 1964) đều phát-giác và công-nhận Phạm Ngọc Thảo là cán-bộ Cộng-Sản nằm vùng. Hắn là thành-viên của chương tŕnh mà Cộng-Sản gọi là "Trường-Kỳ Mai-Phục." Như vậy nếu Th. Tướng Vơ Văn Cảnh không sáng suốt, vô t́nh tiếp tay với Phạm Ngọc Thảo qua việc bắt giam Nguyễn Khánh th́ có lẽ Miền Nam Việt Nam đă rơi vào sự kiểm-soát của Cộng-Sản từ năm 1964. cũng nên biết là Phạm Ngọc Thảo bị phục kích và bắn chết ở Biên Ḥa (?) bởi một cuộc hành quân hỗn hợp của Bộ-Binh và Cảnh-Sát Quốc-Gia năm 1966 (?). Tôi kèm theo đây một bức ảnh cuối cùng của Th Tướng Vơ Văn Cảnh mặc quân phục QLVNCH và “scanned” bản Sắc-Lệnh số 230-TT/SL kư bởi cựu TT Nguyễn Văn Thiệu ngày 16/03/1974. Trong Sắc Lệnh đó [dài 4 trang], có tất cả 56 Tướng Lănh của Hải Lục Không Quân được thăng cấp gồm cả Th. Tướng Vơ Văn Cảnh. (Trần Văn Giang) 349. Xin cám ơn trang chủ của www.generalhieu.com về những thông tin quí giá về Tướng Hiếu. Tôi đă trải qua 8 tiếng đọc trang nhà này, và tôi rất thán phục sự xả thân của Tướng Hiếu cho Việt Nam. Nếu Việt Nam có thêm tướng lănh giống như ông th́ chúng ta đă không mất nước. Tôi hănh diện là một người Việt và Thủy Thủ Hoa Kỳ. (Bảo Huỳnh) 350. Tôi vừa mới viếng trang nhà Tướng Hiếu, một trang nhà rất hay ho về Tướng Hiếu và đồng thới một cái nh́n về Quân Lực Nam Việt Nam. Liên quan đến Khóa 3 Trần Hưng Đạo/Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam, theo như tôi được biết, Tướng Hiếu đă đạt được điểm tối đa về học vấn và văn hóa tổng quát nhưng sinh viên sĩ quan Bùi Dzinh đă được bầu thủ khoa v́ học vấn quân sự v́ cả hai cùng theo học tại Trường Vơ Bị, chứ không phải tại Đại Học giảng dạy học vấn tổng quát! Tôi cũng đọc thấy những lập luận về đề tài này (Thủ khoa Khóa 3 Đàlạt) - một người nói Bùi Dzinh được Bảo Đại gửi gấm, người nọ nói v́ ông xuất thân miền trung Việt Nam, cùng miền với Hoàng Đế Bảo Đại ... Tôi không nghĩ những lập luận này đúng v́ không chỉ có một huấn luyện viên phán quyết ai giỏi hơn ... mà là một tập thể sĩ quan và huấn luyện viên của Trường Vơ Bị. Các Thủ Khoa Khóa 1 và 2 (Nguyễng Hữu Có và Hồ Văn Tố) đâu có cùng quê quán với Hoàng Đế. Tôi giữ liên lạc với Ông Bùi Dzinh ở bên Pháp v́ tôi có họ hàng với gia đinh ông, ông xác định là Tướng Hiếu có tŕnh độ văn hóa tốt và có bằng tốt nghiệp nhưng ông được bầu Thủ Khoa v́ điểm mạnh của ông: quân sự. Ông được thăng cấp Trung Tá đang khi lưu ngụ ở Hoa Kỳ với ba người bạn: Tướng Hồ Văn Tố, Trung Tá Trần Thiện Khiêm và Thiếu Tá Nguyễn Đức Xích tại US Army Command and General Staff College - Fort Leavenworth - Kansas năm 1959. Đó là quyết định của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm dựa theo tờ trinh của đại học này. Tôi không làm việc so sánh giữa Tướng Hiếu và Ông Bùi Dzinh về mặt binh nghiệp v́ họ là chiến hữu và đồng khóa sinh tại Trường Vơ Bị. Ông đă chấm dứt đời binh nghiệp sau cuộc đảo chánh 1/11/63 và vụ ám sát Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, ông bị cho "nghỉ dài hạn không lương" do quyết định của "hội đồng cách mạng quân sự" năm 1963 v́ trọng tội: từ chối cộng tác với "hội đồng" và lon Thiếu Tướng được đề nghị cho Ông Nhan Minh Trang và ông này xách lon này về Sư Đoàn 9 Bộ Binh tại Sađéc ngày 2/11/1963. Ông Bùi Dzinh nói: "Chúng ta đă bại trận chống cộng sản từ ngày Ngô Đ́nh Diệm chết." Về ông Bùi Dzinh, binh nghiệp ông kết thúc năm 1963 với lon Đại Tá chứ không phải Chuẩn Tướng v́ vào năm 1963 cấp bậc này chưa được thiết lập trong Quân Lực Nam Việt Nam. Xin cám ơn ông có thiện chí sửa sai khi thấy lỗi. Tôi đang đọc các tài liệu liên quan đến đời sống và binh nghiệp Tướng Hiếu, rất là bồi bổ và giúp hiểu rơ hơn sự sụp đổ của chế độ Nguyễn Văn Thiệu. (François Buis)
Phần 1: 001 - 050
|