Tướng Hiếu, Một Tướng Trầm Lặng Và Kín Đáo

Tướng Hiếu là một Tướng thao lược và tác chiến kiệt xuất của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Vậy mà sự kiện này không phải là một điều hiển nhiên, chỉ v́ tính trầm lặng và kín đáo của Tướng Hiếu.

Một Trong Số Tướng Giỏi

Một độc giả của Trang Nhà Tướng Hiếu góp ư: "Tướng tài của QLVNCH đếm trên đầu ngón tay. Tướng Hiếu là một trong những vị Tướng đó" (Huỳnh Văn Châu, #66). Một người khác viết: "Quân Lực VNCH có nhiều sĩ quan tài ba từ cấp trung đoàn trở xuống, nhưng từ cấp sư đoàn trở lên nhiều tướng không đủ khả năng chỉ huy. Chỉ huy cấp sư đoàn và quân đoàn cần phải giỏi về tham mưu, tài thao lược bày binh bố trận. Nhiều cấp tướng chỉ biết húc, kém tham mưu (chẳng hạn HQ Lam Sơn 719, triệt thoái cao nguyên của QĐII). Tôi rất cảm phục tài ba và đức độ của tướng Hiếu, người đủ khả năng chỉ huy và tham mưu cấp sư đoàn trở lên" (Phạm Khiết, #54).

Phần đông các Tướng Lănh khi c̣n ở cấp Tá, đă được gửi qua Mỹ theo học Đại Học Chỉ Huy Cao Cấp Và Tham Mưu của Quân Lực Hoa Kỳ. Vậy mà không hiểu tại sao Tướng Vĩnh Lộc, khi bàn về việc điều binh cấp Sư Đoàn đă nhận xét như sau: "Dù muốn cũng không có môi trường để dàn ra cả Sư Đoàn nếu không muốn nói đến hiếm hoi sĩ quan chỉ huy được huấn luyện nghiêm túc điều khiển Đại Đơn Vị." (Thư Gửi Cho Người Bạn Mỹ, trang 71). Tướng Hiếu tốt nghiệp Đại Học Quân Sự Cao Cấp này vào tháng 6/1963 với lời phê: "Thiếu Tá Hiếu lập được một thành tích học vấn rất tốt, chứng tỏ thông suốt các nguyên tắc học hỏi tại Đại Học này."

Tướng Hiếu đă chứng tỏ tài đánh giặc với những chiến tích góp nhặt được, tuy là ít ỏi v́ hoàn cảnh mất nước khiến các nguồn lưu trữ tài liệu khan hiếm, và đăng trên Trang Nhà này: Đỗ Xá, Pleime, Đại Bàng 800, Toàn Thắng 46, Toàn Thắng 8/B/5, Snoul, Svay Riêng.

Một Tướng Giỏi Nhất

Trần Hoài Thư viết: "Mới hôm qua, tôi và cựu đại đội trưởng cũ của tôi (đại đội 405 Thám Kích Sư Đoàn 22BB) đă nói chuyện với nhau qua điện thoại, tôi có hỏi ư kiến của anh về một Tướng nào anh phục nhất. Anh trả lời không ngần ngại: Tướng Hiếu." (Ư Kiến Độc Giả, #12) Một độc giả khác nhận xét: "Coi bộ Tướng Hiếu tài ba nhất." (Glen Scarborough, #103)

Một Tướng Mỹ tâm sự: "Chỉ có Tướng Hiếu là có khả năng cầm quân cấp Quân Đoàn, các Tướng khác chỉ tới mức Sư Đoàn."

Đại Tá Lê Khắc Lư, từng là Tham Mưu Trướng Sư Đoàn 22 với Tướng Tư Lệnh Hiếu, và là một trong những Tham Mưu Trưởng có tiếng giỏi nhất của QLVNCH, tuyên bố : "Tôi phục nhất hai Tướng: một là Tướng Đỗ Cao Trí, hai là Tướng Hiếu."

Có một điều chắc chắn, dù là thù hay bạn, dù là giới báo chí Mỹ hay Việt, dù là giới chuyên nghiệp quân sự hay quần chúng dân sự, ai cũng đều đồng ư Tướng Đỗ Cao Trí là Tướng tác chiến giỏi nhất. Vậy mà Tướng Trí lại coi bộ phục tài Tướng Hiếu nhất.

Hai người khởi sự thân nhau từ năm 1955, khi Trung Tá Đỗ Cao Trí được lệnh Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm, hành động theo sự cố vấn của cụ Nguyễn Văn Hướng, nguyên Giám Đốc Cảnh Sát Công An Bắc Phần, thân phụ của Tướng Hiếu, đem lính Dù từ Nha Trang về Sài G̣n dẹp quân phiến loạn B́nh Xuyên đang nắm giữ Nha Cảnh Sát Công An Nam Phần. Lúc đó Đại Úy Hiếu đang phục vụ tại Pḥng 3 Tổng Tham Mưu ở Chợ Quán. Sau đó, hai anh em cùng theo Tướng Đôn ra Quân Đoàn 1 ở Đà Nẵng. Chính Đại Tá Trí, với tầm mắt hiểu biết và nh́n xa về khả năng quân sự đặc biệt của Tướng Hiếu, đă đề cử Thiếu Tá Hiếu theo học khóa Quân Sự Cao Cấp của Đại Học Chỉ Huy Cao Cấp và Tham Mưu tại Fort Leavenworth, Kansas. Ngay sau khi Thiếu Tá Hiếu tốt nghiệp khóa này vào tháng 6/1963, Tướng Trí, lúc đó là Tư Lệnh Sư Đoàn 1, kiêm nhiệm Tư Lệnh Quân Đoàn 1, thay thế cho Tướng Lê Văn Nghiêm, liền thăng cấp Trung Tá cho Thiếu Tá Hiếu và trao cho chức Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 1. Sau vụ đảo chánh Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, Tướng Trí bổ nhiệm Đại Tá Hiếu Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 1. Đến khi Tướng Trí hoán chuyển Tư Lệnh Quân Đoàn 2 với Tướng Nguyễn Khánh, ông đem Đại Tá Tham Mưu Trưởng Hiếu theo lên Pleiku. Mới chân ướt chân ráo, hai anh em liền lập tức hiệp lực đánh thẳng vào mật khu Đỗ Xá của Việt Cộng, nằm tại khu giáp giới ba tỉnh Quảng Ngăi, Quảng Tín và Kontum. Sau cuộc biểu dương lực lượng 13/09/1964 của Tướng Dương Văn Đức, Tướng Trí bị Tướng Khánh hất cẳng buộc phải đi làm Đại Sứ bên Nam Hàn. Trước đó vài ngày, ngày 7/9/1964, Tướng Trí bổ nhiệm Đại Tá Hiếu vào chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 22. Tướng Nguyễn Hữu Có thay Tướng Trí, rồi thừa lệnh Tướng Khánh, rút Đại Tá Hiếu khỏi Sư Đoàn 22 trở lại chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2 ngày 24/10/1964.

Trong thời gian lưu đầy của Tướng Trí, Đại Tá Hiếu đă có dịp thi thố tài thao lược trong trận giải cứu trại LLĐB Pleime, phá vỡ chiến dịch Đông Xuân của Tướng Vơ Nguyên Giáp nhằm cắt đôi Nam Việt Nam từ Pleiku trên cao nguyên xuống tới Qui Nhơn vùng ven biển năm 1965-66. Đồng thời Tướng Hiếu cũng có dịp phát huy tài năng tác chiến khi nắm Tư Lệnh Sư Đoàn 22 những năm 1966-1969, khiến Sư Đoàn 22 được liệt vào Sư Đoàn tác chiến dũng mănh nhất theo tờ tŕnh lượng giá năm 1969.

Khi Tướng Trí được Tổng Thống Thiệu triệu về nước thay Tướng Lê Nguyên Khang củng cố khả năng tác chiến của Quân Đoàn 3 vào tháng 8/1968, Tướng Trí liền nghĩ tới đem Tướng Hiếu về trợ lực ḿnh, không phải trong lănh vực tham mưu mà là trong lănh vực tác chiến với chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5. Tuy nhiên Tướng Trí bị Tổng Thống Thiệu ngăn cản thực hiện ư định đó. Măi tới tháng 8/1969, Tướng Trí mới đem Tướng Hiếu về Sư Đoàn 5 thay Tướng Phạm Quốc Thuần được. Đại Tá Nguyễn Khuyến, Chánh Sở Anh Ninh Quân Đội Quân Đoàn 3 nhận xét: "Khi Tướng Trí về nắm chức Tư Lịnh Quân Đoàn 3 th́ t́nh cờ cả 3 vị Tư Lịnh Sư Đoàn của Quân Đoàn 3 đều xuất thân từ Khóa 3 Đà Lạt. Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh giữ chức Tư Lịnh Sư Đoàn 25, Thiếu Tướng Hiếu, Sư Đoàn 5 và Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, Sư Đoàn 18. Trong 3 vị Tư Lịnh vừa kể th́ Tướng Trí tỏ vẻ trọng dụng Tướng Hiếu nhứt v́ Tướng Hiếu đă từng làm Tham Mưu Trưởng cho Tướng Trí trước kia ở Quân Đoàn 1 và Quân Đoàn 2 vào năm 1963. Thời gian Tướng Trí nắm chức Tư Lịnh Quân Đoàn 3 là thời gian làm cho các Công Trường 5, 7 và 9 của Việt Cộng điêu đứng nhứt. Tướng Trí đă chuyển từ thế thủ sang thế công, đẩy các đơn vị của Mặt trận giải phóng miền Nam qua bên kia biên giới. Các chiến khu Dương Minh Châu, mật khu Hố Ḅ bị cày nát, không c̣n là nơi ẩn trú an toàn cho Trung Ương Cục Miền Nam nữa."

Cũng như trước kia ở ngoài Đă Nẵng hay ở trên Pleiku, giờ đây ở Biên Hoà, Tướng Trí rất tâm đầu ư hợp với Tướng Hiếu. Tướng Hiếu tiếp tục là bộ năo bổ túc cho tính xông xáo của Tướng Trí. Tướng Trí nhất cử nhất động đều luôn bàn thảo chiến lược và chiến thuật với Tướng Hiếu. Tướng Trí đă nghe theo Tướng Hiếu chuyển áp dụng chiến thuật "Xà Điểu" qua ứng dụng chiến thuật "bủa vây" dùng Nhị Thức Bộ Binh Thiết Giáp. Do đó, Tướng Trí nới rộng tiềm năng của Thiết Đoàn Kỵ Binh Quân Đoàn 3 bằng cách thiết lập Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3, theo mô thức nới rộng Thiết Đoàn thành Chiến Đoàn mà Tướng Hiếu đă áp dụng cách thành công tại Sư Đoàn 5. Đặc điểm chung của Tướng Trí và Tướng Hiếu là không ngồi chờ địch đến đánh, mà là luôn luôn đánh thẳng vào bản doanh Bộ Tư Lệnh của địch quân.

Đầu năm 1971, khi Tổng Thống Thiệu muốn đưa Tướng Trí ra Quân Đoàn 1 thay Tướng Hoàng Xuân Lăm làm Tư Lệnh Hành Quân Lam Sơn 719, ngơ hầu cứu văn t́nh trạng nguy khốn của cuộc hành quân vượt biên Hạ Lào này, Tướng Trí ngỏ ư muốn Tổng Thống Thiệu cử Tướng Hiếu thay thế ḿnh vào chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 3. Sự việc chưa ngă ngũ th́ Tướng Trí tử nạn trực thăng tháng 2/1971.

Tướng Thiệu cũng biết Tướng Hiếu giỏi vậy, nên dùng tài thao lược của Tướng Hiếu vào chức vụ Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn 3 cho đến giờ phút chót, nhưng lại ngán sợ không dám để Tướng Hiếu có dịp nắm quân trong tay với chức Tư Lệnh Quân Đoàn.

Một Tướng Ẩn Bóng

Tướng Hiếu tài giỏi vậy, nhưng lại bị lu mờ không mấy ai biết, để ư hay nhắc tới. Tướng Hiếu tốt nghiệp Khóa 3 Vơ Bị Đà Lạt với số điểm cao nhất khóa, nhưng lại chính thức xếp hạng nh́ v́ lư do chính trị, cùng khóa với các Tướng Hoàng Xuân Lăm, Nguyễn Xuân Thịnh, Lâm Quang Thi, Lâm Quang Thơ, Nguyễn Văn Toàn, Lữ Mộng Lan, Bùi Dzinh, Lư Bá Hỷ, Nguyễn Ngọc Oánh. Tướng Hiếu là đàn anh của các Tướng Nguyễn Văn Minh (Khóa 4), Nguyễn Viết Thanh, Phạm Quốc Thuần, Dư Quốc Đống, Nguyễn Vĩnh Nghi (Khóa 5), Lư Ṭng Bá, Trần Quang Khôi, Trần Đ́nh Thọ (Khóa 6), Trần Văn Hai (Khoá 7), Phạm Văn Phú (Khóa 8), Lê Minh Đảo, Trần Văn Nhựt (Khóa 10), và một số Tướng khác tốt nghiệp trường Vơ Bị Thủ Đức, như Tướng Nguyễn Khoa Nam (Khóa 3), Ngô Quang Trưởng, Bùi Thế Lân, Lê Quang Lưỡng (Khóa 4), Lê Văn Hưng (Khóa 5). Vậy mà các Tướng này được báo chí trong và ngoài nước nhắc đến tên nhiều hơn.

Đại Tá Raymond Battreall, Thiết Giáp Binh Hoa Kỳ, từng phục vụ ba năm rưỡi tại chiến trường Việt Nam và là Cố Vấn Trưởng cho Trường Thiết Giáp QLVNCH năm 1965-1966 và năm 1970-1972 ở Thủ Đức, ngay gần bên Tướng Hiếu khi đó đang đóng quân ở Sư Đoàn 5 tại Lai Khê, B́nh Dương. Ông thường cố vấn cho các Sư Đoàn Trưởng trên toàn quốc thiết lập các Thiết Đoàn cho cấp sư đoàn. Ông quen biết các Tướng Đỗ Cao Trí, Nguyễn Văn Toàn và Trần Quang Khôi. Sau khi đọc Trang Nhà Tướng Hiếu và thấy tiểu sử Tướng Hiếu thật là ly kỳ hấp dẫn, ông đă phải lấy làm lạ sao ông không có dịp giáp mặt Tướng Hiếu bao giờ.

Để giải thích hiện tượng này chỉ có thể nêu ra lư do là v́ Tướng Hiếu là một con người trầm lặng, kín đáo, không thích khoe khoang. Tướng Hiếu giỏi sử dụng Nhị Thức Bộ Binh Thiết Giáp vậy mà Đại Tá Cố Vấn Trưởng Thiết Giáp Binh Battreall không quen biết là v́ Tướng Hiếu luôn âm thầm đứng đằng sau và ủy quyền cho thuộc cấp tiếp xúc và hành động mặt ngoài.

Đại Tá Lê Khắc Lư nói là viên Cố Vấn Trưởng Mỹ tại Sư Đoàn 22 thường hay than phiền với ông là Tướng Hiếu tuy luôn rất kiên nhẫn lắng tai nghe mọi ư kiến ông tŕnh bày, nhưng lại luôn kết luận với câu: "Cám ơn Đại Tá, để tôi tham khảo với Ban Tham Mưu trước rồi sẽ cho Đại Tá biết ư kiến và quyết định của tôi sau."

Trong cuộc hành quân Đại Bàng 800, khi Tướng John Norton, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ, xông xáo đến Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 22 gây áp lực Tướng Hiếu thay đổi kế hoạch hành quân hỗn hợp Việt Mỹ Hàn, Tướng Hiếu b́nh tĩnh cho gọi Thiếu Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Pḥng 2 T́nh Báo vào điều trần về t́nh h́nh địch quân trong vùng hành quân, rồi ôn tồn kết luận nên giữ y nguyên kế hoạch hành quân. Đến khi Sư Đoàn 22 chiến thắng vẻ vang trận này, Tướng John Norton bay trực thăng đáp xuống chiến trường đi thẳng tới vồn vă bắt tay khen tặng Thiếu Tá Trịnh Tiếu rồi quay sang dạy bảo Tướng Hiếu: "Muốn thắng trận cần phải có tin tức chính xác." Như thói thường, Tướng Hiếu khiêm tốn mỉm cười gật đầu đồng ư tiếp nhận lời chỉ bảo.

Chính v́ tính trầm lặng kín đáo, nên công lao đóng góp của Tướng Hiếu trong nhiều chiến thắng to lớn đều bị báo chí gán cho các Tướng Tư Lệnh: Tướng Trí trong trận Đỗ Xá và trong các trận vượt biên qua Cam Bốt; Tướng Vĩnh Lộc trong trận Pleime; Tướng Phạm Quốc Thuần trong trận An Điền và Svay Riêng, chẳng hạn.

Xin nêu lên một sự kiện cho thấy Tướng Hiếu trầm lặng kín đáo đến độ những người xung quanh dễ dàng quên khuấy mất sự hiện diện của Tướng Hiếu. Sau khi bị cách chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 ngày 9/6/71, Tướng Hiếu được thuyên chuyển ra Đà Nẵng giữ chức Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn 1, phụ tá cho Tướng Hoàng Xuân Lăm. Tướng Hiếu nắm chức vụ này cho đến tháng 1/1972, khi Tướng Hiếu được Phó Tổng Thống Trần Văn Hương mời về Sài G̣n làm Phụ Tá Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng. Như vậy Tướng Hiếu giữ chức Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 1 khoảng 08 tháng từ 6/71 đến 1/72. Vậy mà khi tôi dọ hỏi nhiều người, từ tháng 6/1998 đến tháng 3/1999, về khoảng thời gian này của đời quân ngũ Tướng Hiếu, không ai - từ cấp Úy, đến cấp Tá, đến cấp Tướng - nghĩ là Tướng Hiếu có giữ chức vụ này ở Đà Nẵng. Ngay cả Tướng Hoàng Xuân Lăm, Tư Lệnh Quân Đoàn 1, khi được Đại Tá Tạ Thanh Long hỏi trong bữa họp mặt 2/1/1999, cũng không nhớ là Tướng Hiếu có ra Đà Nẵng làm việc với ông. Măi hai tháng sau, trong thư đề ngày 1/3/1999, Tướng Lăm xin lỗi là đă nhớ sai và xác nhận là "Thiếu Tướng có ra Đà Nẵng giúp cho tôi với chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 1 trong một thời gian ngắn". Thưa Thiếu Tướng Hiếu, Thiếu Tướng ẩn núp đâu tài t́nh trong "thời gian ngắn" 08 tháng như vậy chứ?! (h́nh chụp thân phụ Tướng Hiếu, Bác Sĩ Phan Huy Quát và ông Trần Như Thuần từ Sài G̣n ra Đà Nẵng thăm Tướng Hiếu, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 1).

Tướng Hiếu trầm lặng kín đáo đến độ vợ và các con cái biết rất ít về đời binh nghiệp của ḿnh. Vợ con không những không hay biết về các chiến công mà cũng không biết Tướng Hiếu có được ân thưởng huy chương nào không nữa!

Một Con Người Tự Tin Và Tự Măn

Những người gần gũi Tướng Hiếu luôn thấy Tướng Hiếu thân thiện, khiêm nhượng và tươi cuời. Tướng Toàn nhận xét: "Chúng tôi không thân nhau lắm tuy nhiên cũng như các anh em SVSQ cùng khóa tất cả đều mến anh Hiếu, v́ tánh t́nh hoà nhă và rất khiêm nhượng của anh, mặc dầu anh là một thanh nhiên có văn hóa cao." Tướng Hoàng Xuân Lăm nhận xét: "Tánh t́nh điềm đạm, rất trung trực và dễ thương. Anh em khóa Trần Hưng Đạo ai cũng quư mến Thiếu Tướng Hiếu và giữ rất nhiều kỷ niệm tốt đẹp sau những lần họp khóa hàng năm hay các buổi duyệt xét t́nh h́nh chiến sự.[...]Chúng tôi anh em khóa Trần Hưng Đạo rất hănh diện có một người bạn trung trực và hiên ngang như Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu." Đại Tá Phan Huy Lương, Tham Mưu Phó Hành Quân Quân Đoàn 3, người thường dùng cơm với Tướng Hiếu tại Câu Lạc Bộ Sĩ Quan nói: "Tôi thích nói chuyện với Tướng Hiếu. Tướng Hiếu không giống các Tướng Lănh khác. Ông có vẻ là nhà văn hơn là nhà vơ."

Tướng Hiếu nói nhiều bằng ánh mắt nh́n hơn là bằng miệng lưỡi. Chưa có ai thấy Tướng Hiếu lớn tiếng nạt nộ thị oai bao giờ. Có lần một lá đơn than phiền một toán lính Biệt Động Quân ba gai quấy nhiễu làng xóm trên Pleiku được chuyển từ văn pḥng Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 2 qua tới bàn giấy Đại Tá Tham Mưu Trưởng. Đại Tá Hiếu cho vời Đại Úy Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân tới: "Sao, Đại Úy, anh em binh sĩ làm ǵ mà người ta than phiền quá vậy? Đại Úy lo giải quyết vụ này hộ tôi được không?" Đại Úy Biệt Động Quân trả lời: "Dạ, vâng." Tới đây Đại Tá Hiếu chấm dứt câu chuyện. Chỉ đơn giản có vậy thôi.

Nhân cách Tướng Hiếu phát xuất ra một vẻ hào quang an b́nh đầy tự tin về khả năng và đầy tự măn về thành tích của cá nhân ḿnh, nên không cảm thấy khao khát danh vọng hay tán thưởng bên ngoài. Thái độ Tướng Hiếu là âm thầm chu toàn nhiệm vụ cho lợi ích chung và không màng tới công danh riêng tư.


Nguyễn Văn Tín
Ngày 16 tháng 9 năm 1999.

Cập nhật ngày 16.09.2002

generalhieu